1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường THPT trên địa bàn quận 8, tp hồ chí minh

156 1,3K 11
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 18,57 MB

Nội dung

Nghiên cứu về văn hóa nhà trường cũng là nghiên cứu một hệ thống giá trị và chuân mực giá trị đặc thù, được con người tích lũy trong quá trình tích hợp các hoạt động sáng tạo VH, GD và k

Trang 1

TREN DIA BAN QUAN 8, TP HO CHi MINH

LUAN VAN THAC SY KHOA HOC GIAO DUC

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu trường Đại học Vinh đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện

cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này

Quý thầy, cô đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong thời gian theo học tại

trường Đại Học Sài Gòn TP.HCM và thực hiện luận văn này

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường trực thuộc Sở giáo dục và đào tạo TP.HCM trên địa bàn quận 8: trường

THPT Nguyễn Văn Linh, THPT Tạ Quang Bửu, THPT Lương Văn Can, THPT Ngô Gia Tự, THPT Nguyễn Thị Định đã hợp tác và cung cấp thông

tin, tư liệu cho việc thực hiện đề tài

Lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục khoá 19 đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian cùng nhau học tập tại trường Đại Học Sài Gòn

TP.HCM

PGS.TS Nguyễn Bá Minh đã hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để

hoàn thành luận văn này

Tác giả

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN: Q2 2 522122222221 2 212g rre

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học . 5 52222S222212522221212212121 xe 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu . -+- 5555552 3

6 _ Giới hạn phạm vi nghiên cứu _ 3

7 Phương pháp nghiên cứu . - -.-:-5-+< +5 + 3

§ Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của để tài 4

9 Cấu trúc của luận văn _ 4

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VÁN ĐÈ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG .ì co 5

1.1 Lịch sử vấn đềnghiên cứu .cccccccccces 5

12 Một số khái nệm cơ bản _ 6

1.2.1 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 6 1.2.2 Văn hóa nhà trường II 12.3 Giải pháp 13 1.2.4 Văn hóa nhà trường 14

13 Xây dựng văn hóa nhà trường 16 1.3.1 Vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường THPT àĂ.2 SH HH He 16 1.3.2 Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường tích cực đến giáo viên 17

Trang 4

1.3.3 Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường tích cực đến hoc sinh THPT

mm 18

1.3.4 Định hình hệ thống các giá trị cốt lõi để phát triển văn hóa nhà

EON ` 19

13.5 Các yếu tốcấuthànhVHNT 20

1.3.5.1 Cac yếu tố ảnh hưởng VHNT 21

1.3.5.2 Những đặc điểm của VHNT thành công 22

1⁄4 Xây dựng VHNT tích cực lành mạnh 24

1.4.1 Xây dựng các qui tắc giao tiếp ứng xử của mọi người trong nhà ¡5 ad 24 142 Cách thức phát triển VHNT tích cực lành mạnh 27

1.4.3 Hiệu trưởng có ảnh hưởng như thế nào đến VHNT 27

TIỂU KÉT CHƯƠNG L_ -: 2 5:52++2sz 522 32 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8 TP.HCM 2.1 Khải quát về lịch sự phát triển các trường THPT trên địa bàn quận 8, thành phố HCM _ - 5252222222225 5255255 1511211211111 2xe 33 2.2 Thực trạng môi trường văn hóa tại các trường THPT trên địa bàn quẬn 8 _ 2.2 12020021220 11221 115211 1111111121111 x se 34 2.2.1 Mức độ biểu hiện của các hành v¡ văn hóa vi phạm chuân mực và nội quy nhà trường _ - -cccc<cs+2+ 34 2.2.2 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai trò của xây dựng văn hóa nhà trường 37

2.2.3 Nhận thức của cán bộ quản lý về tác động của công tác xây dựng văn hóa nhà trường 38

2.2.4 Nhận thức của giáo viên về các mối quan hệ giữa các thành viên nhà trường trong công tác xây dựng Văn hóa nhà trường 44

Trang 5

2.2.5 Nhận thức của cán bộ quản ly và giáo viên về nội dung xây dựng văn hóa nhà trường 50 2.3 Thực trạng công tác xây dung văn hóa nhà trường các trường THPT trên

địa bàn quận 8 Ằ 22 S22 he 50

TIỂU KÉT CHƯƠNG 2 _ 2:222222222222222222sxc 86 CHUONG 3 CAC BIEN PHAP XAY DUNG VAN HOA NHA TRUONG TẠI TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8_ 87

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường tại trường

THPT trên địa bàn quận 8 87

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của quá trình giáo dục 87

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả thiết thực 87 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo hệ thống giá trị được kế thừa và phát triển ở

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xoá bỏ, ngăn chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến VHNT 88 3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học MioaỎŨỒŨỒŨỒỖ 88 3.2 Các biện pháp xây dựng văn hóa tại trường THPT trên địa bàn quận 8, tp HCM ì.Ă 2H He 89 3.2.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức kết hợp với giáo dục chính trị tư

tưởng cho CBGV, HS về tầm quan trọng của VHNT _ 89 3.2.2 Xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung và chương trình

xây dựng VHNT ccằ 91 3.2.3 Xây dựng môi trường cảnh quan văn hoá, khuôn viên xanh - sạch -

đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường lớp học 92

3.2.4 Tiếp tục tăng cường quản lý nề nếp, chất lượng dạy học 94 3.2.5 Tổ chức đồng bộ các lực lượng trong Nhà trường, coi những lực lượng đó là nòng cốt trong các hoạt động xây dựng VHNT _ 95

Trang 6

3.2.6 Tổ chức phong trào thi đua xây dựng “nếp sống văn minh” giữa các lớp các khối lớp và trong toàn bộ các đơn vị của nhà trường — 96 3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thông tin, truyền thông trong công tác xây dựng VHNT 98 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp .- - 99

3.4 Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp xây dựng

VHNT tại các trường THPT trên địa bàn Quận 8 100

3.4.1 Mức độ cần thiết .-: 2-cccccccscsce 101

3.42 Tính khảthi 222 2 E2EEcererree 105

KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ -2- 22222 S22225122122522212222222- 2 109 1l Kếtluận .22 c2 109

2 Kiếnnghị 2 2 110

2.1 — Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 111

2.2 Đối với các trudng lién két dao ta0 occ cece cece eects 111

2.3 Đối với các trường THPT trên địa bàn quận 8_ 111

24 — DOi Voi Dodn trudng eee ee ceceececececceceseseeeeeeseseseeseseseeeeee 112

Trang 8

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Nhân loại đang tiến vào thế kỷ thứ XXI với những phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ: nền kinh tế thế giới đang có những biến đồi sâu sắc, mạnh mẽ cả về cơ cấu chức năng cũng như phương hướng hoạt động Đây là sự biến đối có ý nghĩa trọng đại đối với xã hội loài người sự hội nhập đang mở ra không ít những triển vọng phát triển giáo dục cho các quốc gia và cho các trường ĐH, CĐ.Đồng thời, cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, phát triển văn hóa(VH) nói chung và văn hóa nhà trường(VHNT) nói riêng Nghiên cứu về văn hóa nhà trường cũng là nghiên cứu một hệ thống giá trị và chuân mực giá trị đặc thù, được con người tích lũy trong quá trình tích hợp

các hoạt động sáng tạo VH, GD và khoa học

Giá trị văn hóa nhà trường được biêu hiện thông qua vốn di sản văn hóa

và các quan hệ ứng xử VH giữa những người trong môi tường giáo dục, có tác động chi phối nhiều chiều đến mọi hoạt động và đời sống tâm lý của chính những người sống trong môi trường đó:ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục trong nhà trường: ảnh hưởng ở cách suy nghĩ, cảm nhận

và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, chính vì vậy nó có thể nâng cao hoặc làm cản trở động cơ và kết quả dạy - học của giáo viên và học sinh

Văn hóa nhà trường (VHNT) được thể hiện những góc độ khác nhau của

nhà trường, bao gồm từ phong cách giao tiếp của giáo viên và học sinh, cách bài trí khuôn viên trường - lớp như thế nào thái độ quan tâm của họ đối với những nội dung chương trình và phương pháp giáo dục ra làm sao, đến những định hướng giá trị nhân cách của học sinh ( và cả giáo viên) trước những thay

Trang 9

đổi của cuộc sống XH hiện đại Tóm lại, VHNT lành mạnh sẽ giảm bớt sự xung

đột và làm tăng tính ôn định

Trong những năm gần đây, những yếu tố tiêu cực từ môi trường văn hóa nhà trường tự phát đang hàng ngày hàng giờ tác động rất sâu sắc đến quá trình

giáo dục - đào tạo trong các nhà trường, nó tác động mạnh mẽ tới học sinh - một

thế hệ tương lai của đất nước.Tuy thế, nhưng vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.Vậy, các nhà quản lý giáo dục (QLGD) phải làm gì để xây dựng

và phát triển một môi trường VHNT lành mạnh, tích cực?

Nhà trường, các cơ sở giáo dục nói chung và Trường THPT trên địa bàn quận 8 nói riêng phải là những cơ sở giáo dục đi đầu trong xây dựng đời sống văn hoá góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực công dân đáp

ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đạt được mục tiêu giáo dục

của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay

Do vậy, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh, tạo thương hiệu nhà trường Đó chính là văn hóa nhà trường

Là một giáoviên công tác tại trong ngành giáo dục hơn mười lăm năm,và làm công tác quản lý gần ba năm tại trường THPT.Trên cơ sở được đào tạo ở bậc học cao hơn về chuyên ngành quản lý giáo dục tôi nhận thấy có nhu cầu,

điều kiện và hoài bão nghiên cứu về vấn đề này

Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài "1Ä số giải pháp xây dựng văn hoá nhà trường tại các Trường THPT trên dia bàn quận 8"

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hoá nhà trường nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục tại các trường THPT quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác xây dựng VHNT tại các trường THPT

Trang 10

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp xây dựng VHNT tại các trường THPT trên địa bàn quận 8, thành

phó Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng và áp dụng các giải pháp xây dựng VHNT có cơ sở khoa

học, phù hợp với các điều kiện thực tế, có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng

cao chất lượng giáo dục của các trường THPT trên địa bàn quận 8, thành phố

Hồ Chí Minh

5 Niệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn để nghiên cứu xây dựng văn hóa nhà

trường

5.2 Nghiên cứu thực trạng môi trường văn hóa và thực trạng công tác xây

dựng VHNT ở các trường THPT trên địa bàn quận

5.3 Đề xuất các giải pháp xây dựng VHNT ở các trường THPT trên địa bàn

quận 8 giai đoạn 2012-2022

6 Giới hạn phạm vì nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung khảo sát và nghiên cứu những giải pháp xây dựng

'VHNT tại các trường THPT trên địa bàn quận 8

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống tài liệu

- Khái quát hóa các lý thuyết nghiên cứu gắn với đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát, khảo sát thực tế

- Tổng kết kinh nghiệm

- Điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp chuyên gia

7.3 Nhóm phương pháp bồ trợ khác

Trang 11

- Sử dụng các phương pháp thống kê toán học đề xử lý, đánh giá, định lượng

các số liệu điều tra

§ Ýnghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác xây dựng VHNT ở Trường THPT

- Phản ánh và đánh giá thực trạng VHNT tại các trường THPT trên địa bàn

quận 8

- Đề xuất được các giải pháp xây dựng VHNT tại các trường THPT trên địa

bàn quận 8

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương

Trang 12

CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN CUA VAN DE XAY

DUNG VAN HOA NHA TRUONG

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,

văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giả trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các

phương tiện, v.v Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một

phần của văn hóa Văn hóa tổ chức là văn hóa phi vật chất

Văn hóa của tổ chức được xem là một nhận thức chỉ tổn tại trong một tô

chức chứ không phải trong một cá nhân Vì vậy, các cá nhân có những nên tảng

văn hóa, lối sống, nhận thức khác nhau, ở những vị trí làm việc khác nhau trong một tổ chức, có khuynh hướng hiển thị văn hóa tổ chức đó theo cùng một cách hoặc ít nhất có một mẫu số chung

Văn hóa của tô chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử của

các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tô chức đó

Văn hóa nhà trường là văn hóa của một tô chức Xét về bản chất, mỗi nhà

trường là một tổ chức hành chính — sư phạm Đó là một thế giới thu nhỏ với cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng

cho những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập Với tư cách là một tô chức, mỗi nhà trường đều tổn tại dù ít hay nhiều một nền VH nhất định

Tuy nhiên cho đến nay, lại có rất ít tác giả quan tâm đi sâu vào nghiên cứu

về lý luận một cách có hệ thống về việc xây dựng VHNT Một số sách, bài viết

gần đây chủ yếu chỉ quan tâm tới công tác VH học đường ở trường phố thông,

VH học, môi trường VH cơ sở Có thể kể đến:

Trang 13

- Tác giả Nguyễn Thị Tĩnh có bài viết “ Xây dựng văn hóa học đường

trong bối cảnh đất nước đôi mới, hội nhập” được trình bày trong hội thảo khoa

học năm 2009 tại Trường Đại học Sư Phạm Hà nội

- Văn Đức Thanh (2001), Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội

- Đinh Viễn Trí - Đông Phương Tri (Ngọc Anh dich) (2003), Van hóa giao tiếp ứng xứ, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội

- Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, NXB Giáo dục

- Trường ĐHSPHN (9-2007) - Viện nghiên cứu sư phạm, Hội thảo khoa

học:

Xây dựng văn hóa học đường - Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, Hà Nội

Vì vậy chúng tôi chọn nghiên cứu dé tài này với hy vọng để làm sáng tỏ

cơ sở lý luận về xây dựng VHNT ở THPT đồng thời đề xuất những biện pháp

của Hiệu trưởng trong công tác xây dựng VHNT có hiệu quả góp phần xây dựng một môi trường công tác tích cực cho CBGV&HS, trên cơ sở đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của Trường THPT Nguyễn Văn Linh Quận 8 Thanh Phó Hồ Chí Minh trong giai đoạn phát triển hiện nay

1⁄2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

- Khải niệm “quản lý”

Định nghĩa khái niệm “quản lý” có trong nhiều công trình nghiên cứu: + Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý phải có người đứng đầu Đây là hoạt động đề người thủ trưởng phối hợp nỗ lực với các thành viên trong nhóm, trong cộng

đồng, trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra

Trang 14

+ Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) — trong tổ

chức — nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức Cũng

theo đó các tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý là quá trình đạt

đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo ( lãnh đạo) và kiểm tra

Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, nhưng đều có điểm chung, bao gồm các yếu tố (điều kiện) sau:

+ Phải có ít nhất một chú thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và it

nhất là một đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý tạo ra và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp của chủ thể

quản lý Tác động có thê chỉ là một lần mà cũng có thê là liên tục nhiều lần Chủ

thể có thể là một người, một nhóm người, hoặc một bộ phận chức năng

+ Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ đề chủ thể tạo ra các tác động

+ Phải có đối tượng quản lý, có thể là một, hoặc nhóm người, hoặc một

hoạt động, một tô chức xã hội

+ Các nguồn lực, môi trường và các điều kiện đảm bảo các tác động quản

Có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thê quản lý lên đối tượng quản lý bằng các quyết định, các cơ chế chính sách và phẩm chất uy tín của cơ quan quản lý hay của người quản Ìð nhằm sử

dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các điêu kiện (nhân lực, tài lực và vật lực ) và các cơ hội nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức trong một môi

trường luôn biến động

Như vậy, có thể xem quản lý là một quá trình tác động có mục đích, có kế

hoạch dựa trên các chức năng đặc thù của chú thể quản lý nhằm gây ảnh hưởng

Trang 15

đến khách thể quản lý thông qua cơ chế quản lý, nhằm đạt được mục tiêu quản

lý, từ đó nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu của tổ chức

- Các chức năng cơ bản của quản lý

Trong quá trình quản lý đã có nhiều hệ thống phân loại chức năng quản

lý, song có thê khái quát lại thành các chức năng cơ bản là:

+ Kế hoạch: Là chức năng khởi đầu, là tiền đề, là điều kiện của mọi quá trình quản lý Kế hoạch là bản thiết kế, trong đó xác định mục đích, mục tiêu đối

với tương lai của tổ chức và xác định con đường, biện pháp, cách thức dé dat duoc muc tiéu, muc dich do

+ Tổ chức: Là quá trình hình thành các quan hệ và cấu trúc các quan hệ

giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm tạo cơ chế đảm bảo sự phối hợp, điều phối tốt các nguồn lực, các điều kiện cho việc thực hiện thành công kế hoạch, chương trình hành động và nhờ đó mà đạt được mục tiêu

tổng thể của tô chức Quá trình tô chức sẽ lôi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận cùng các công việc của chúng và sau đó là vấn đề nhân sự, gồm việc xác định và nhóm gộp các hoạt động, giao phó quyền hành của người quản

lý và tạo ra sự phối hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức một cách khoa học, có

hiệu quả

+ Chỉ đạo: Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành,

nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có quá trình tác động chỉ đạo Chỉ đạo bao hàm cả việc liên kết các thành viên và động viên họ hoàn thành nhiệm vụ

+ Kiểm tra: Là chức năng của quản lý nhằm đánh giá,phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ quản lý vận hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra Kiểm tra

là nhằm xác định kết quả thực tẾ so với yêu cầu tiến độ và chất lượng vạch ra

trong kế hoạch, phát hiện những sai lệch, đề ra những biện pháp uốn nắn điều chỉnh kịp thời Kiểm tra không chỉ là giai đoạn cuối cùng của chu trình quản lý,

mà luôn cần thiết trong suốt từ đầu đến cuối quá trình thực thi kế hoạch

Trang 16

Ngoài 4 chức năng cơ bản, gần đây nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh yếu

tố thông tin như là một chức năng không thê thiếu trong quá trình quản lý Quá trình quản lý thường diễn ra theo một chu kỳ gọi là chu trình quản lý, chu trình quản lý được biêu hiện bằng sơ đồ sau:

+ Khái niệm quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội, là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn

Khái niệm về quản lý giáo dục, cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng cơ bản đều thống nhất với nhau về nội dung, bản chất

- Quản lý giáo dục theo tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các

lực lượng xã hội nhằm day mạnh công tác dao tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát

triên của xã hội”

+ Chức năng Quản lý giáo dục:

Cũng như các hoạt động quản lý kinh tế - xã hội, quản lý giáo dục có hai

chức năng tổng quát sau:

- Chức năng ồn định, duy trì quá trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu hiện

hành của nên kinh tế-xã hội.

Trang 17

- Chức năng đổi mới, phát triển quá trình đào tạo đón đầu tiến bộ kinh tế -

xã hội Như vậy quản lý giáo dục là hoạt động điều hành các nhà trường đề giáo

dục vừa là sức mạnh, vừa là mục tiêu của nền kinh tế

Từ hai chức năng tông quát trên, quản lý giáo dục phải quán triệt, gắn bó với bốn chức năng cụ thé:

Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của XH thực hiện chức năng

kiến tạo các kinh nghiệm XH cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định, sao cho việc kiến tạo kinh nghiệm XH đạt được mục tiêu XH đặt ra Quản lý nhà trường

là một loại hình đặc thù của quản lý giáo dục và là cấp độ Quản lý giáo dục vĩ

Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (hiệu trưởng, các bộ phận chức năng, các cơ

quan quản lý nhà nước về GD cấp trên) nhằm làm cho quá trình GD nói chung

và các hoạt động GD — dạy học cụ thể được tiến hành trong nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu GD của cấp học, bậc học và các mục tiêu phát triển

nhà trường

Trong nhà trường, hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo

chế độ thủ trưởng Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất của nhà trường và

chịu trách nhiệm về các hoạt động trong nhà trường Đồng thời trong nhà trường

THPT còn có các tổ chuyên môn làm việc theo chế độ tập thể và các hội đồng

làm việc theo chế độ tư vấn để góp ý kiến, tư van, trợ giúp thủ trưởng xem xét, quyết định và thực thi đối với những vấn đề quản lý nhà trường

1.22 Khái niệm văn hóa

Trang 18

Muốn nghiên cứu về VHNT và vai trò của VH đối với sự phát triển, trước

tiên phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về VH cũng như cấu trúc của

Có nhiều định nghĩa về văn hóa Năm 1952, Alfred Kroeber và Clyde

Kluckhohn (Mỹ) đã tìm thấy không dưới 164 định nghĩa về VH Sự khác nhau của chúng không chỉ là ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính) mà cả ở cách sử dụng rộng rãi của từ này

+ Tại Hội nghị Quốc tế các nhà văn học họp tại Mehico do Unesco tổ chức

năm 1982, trên cơ sở của 200 định nghĩa khác nhau của VH, bản tuyên bố chung của hội nghị đã chấp nhận một quan niệm về VH như sau: “7rong ý ng]ĩa rộng

nhát LH là tong thé những nét riêng biệt về tỉnh thân và vật chất, trí tuệ và xúc

cảm quyết định cách của một XH hay của một nhóm người trong XH [TH bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lỗi sống, những quyên cơ bản của con người, những hệ thống các giả trị, những tập tục và tín ngưỡng ”

Như vậy, dưới góc độ xã hội học thì VH là một hiện tượng XH gắn VỚI đời sống XH, còn nội dung của VH chính là sản phẩm của hoạt động thực tiễn có tính sáng tạo của con người, luôn được chắt lọc kế thừa, phát triển dưới tác động

của con người, vì hạnh phúc của con người

Theo những ý nghĩa đó, văn hóa /ờ một hiện tượng XH đặc thù mà nét trội

cơ bản của hiện tượng này là ở chỗ chúng là một hệ thống những giá trị chung

nhát cả về vật chất và tình thân cho một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại hay một giai đoạn lịch sử nào do, la kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường tự nhiên và trong các mối quan hệ XH

Cấu trúc của hệ thống VH được thể hiện qua sơ đồ 1.2

Trang 19

thành tố cộng đồng và tô Tổ chức đời song ban hién

> chức cả nhân cộng đồng, tô chức <—ễ dên

thành hệ ng

thong thành

văn hóa Văn hóa ứng xử Tận dụng môi của hệ

VỚI HÔI trường tự trường tự nhiên, thd ng

> nhiên E—>»_ ứng phó với môi «— -

trường tư nhiên văn hóa

Văn hóa ửng xử với Tân dụng môi môi trường xã hội trường XH,ứng phỏ |@———

với môi trường XH

Sơ đồ: 1.2 Cấu trúc của hệ thống văn hóa

VH là một hiện tượng khách quan, là tổng hòa của tất cả các khía cạnh của đời sống trong XH

Sự có mặt của những thành tố và mối quan hệ giữa chúng tạo nên bộ mặt chung nhất của hệ thống VH, còn những biểu hiện cụ thể của Văn hóa nói chung

và của mỗi thành tố nói riêng được phân ánh thông qua các loại hình văn hóa

1.2.3 Môi trường văn hóa

Môi trường văn hóa chính là sự vận động của các quan hệ của con người trong các quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu giữ và hưởng thụ các san phẩm vật chất và tinh thần của mình, là tông hòa các giá trị VH vật chất và VH

Trang 20

tinh than tác động đến con người và cộng đồng trong một không gian và thời gian xác định

Môi trường VH bao gồm nhiều yếu tố hợp thành các hệ thống nhất định

Đó là hệ thống những giá trị VH (các giá trị), hệ thống những quan hệ VH (cái mang giá trị), hệ thống những hình thái hoạt động VH (cái thực hiện giá trị) và

hệ thống những thiết chế VH (các định hướng giá trị).Mỗi hệ thống đều ở trong quá trình phát triển không ngừng chứ không phải cứng đờ, bất biến

Vì vậy, xây dựng môi trường VH thực chất là xây dựng và phát huy tác dụng của từng hệ thống trong cấu trúc tông thê của nó

+ Thành tố thứ nhất là: Hệ thống những giá trị VH

+Thanh té thứ hai là: Hệ thống những quan hệ VH

+Thành tổ thứ ba là hệ thống những hình thái hoạt động VH và cảnh quan

VH

+Thành tố thứ tư là hệ thống những thiết chế VH

Với ý nghĩa là tống hòa các thành tố trên đây, môi trường VH có vai trò

cực kỳ quan trọng đối với đời sống cộng đồng và quá trình xây đựng con người

Bởi vì, VH “trở thành nhân tố thúc đây con người tự hoàn thiện nhân cách, kế

thừa truyền thống cách mạng dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực,

tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”

1.2.4 Văn hóa nhà trường

- Định nghĩa “lăn hóa nhà trường ”

Có nhiều cách tiếp cận nội hàm văn hóa nhà trường (VHNT), do đó xuất

hiện nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo mỗi người nhấn mạnh khía cạnh này khía cạnh khác.Tuy nhiên, tư tưởng xuyên suốt trong mọi định nghĩa là VHNT

chính là văn hóa một tô chức.

Trang 21

Hệ thống giá trị không phải là cái tự nhiên mà có, nó được hình thành một cách lâu dài, từ từ, ổn định và được các thành viên thừa nhận, chấp nhận Do đặc

thù mà hệ thống giá trị VH của nhà trường này khác với hệ thống giá trị VH của nhà trường khác

Hệ thống giá trị của VHNT bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị

tinh than, no ton tại dưới dang thức khác nhau như: những tồn tại vật lý bao gồm

cau tric, những nét hoa văn trang trí của các phòng học, khung cảnh nhà trường,

đồng phục của nhà trường, những biểu tượng, khẩu hiệu, các lễ nghĩ, các hoạt

động VH và học tập của nhà trường, trong đó nó mang các giá trị tinh thần, những tổn tai tinh thần — phi vat thể như truyền thống, ý thức, tình cảm, niềm tin của các thành viên đối với nhà trường, bầu không khí tâm lý

+ Kent.D.Peterson cho rằng: “Văn hóa nhà trường là tập hợp các chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các lễ nghi và nghi thức, các biểu tưởng và truyền thông tạo ra “vẻ bề ngoài” của nhà trường”

+ Stephen Stolp cho rằng: Văn hóa nhà trường như là “một cầu trúc, một quá trình và bầu không khí của các giá trị và chuẩn mực dân dắt giáo viên và

học sinh đến việc giảng dạy và học tập có hiệu quả”

+ Elizabeth R.Hinde cho rằng văn hóa nhà trường, không phải là một thực thể tĩnh Nó luôn được hình thành và định hình thông qua các tương tác với người khác và thông qua những hành động đáp lại trong cuộc sống nóichung(Finnanm 2000) Văn hóa nhà trường phát triển ngay khi các thành viên tương tác với nhau, với học sinh và với cộng đồng Nó trở thành chỉ dẫn cho hành vi giữa các thành viên của nhà trường Văn hóa được định hình bởi những

tương tác với con người và hành động của họ được chỉ đạo bởi văn hóa.Đó là một vòng tròn tự lặp đi lặp lại

Tóm lại, từ những định nghĩa trên chúng ta dễ dàng nhận thấy:

Trang 22

+ VHNT bao hàm những cái có thể nhìn thấy được, những cái có thể sử

dụng được và bầu không khí làm việc (biểu tượng, phương châm, khẩu hiệu,

quy tắc, những mong đợi )

+ VHNT được các tác giả phương Tây hiểu rộng hơn nhiều so với việc tạo ra một môi trường học tập hiệu quả.VHNT tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho dạy học và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của GVvà HS

Nó liên quan đến mọi đối tác trong trường từ BGH đến GV, cha mẹ HS và CB

cộng đồng, đến mọi khía cạnh của nhà trường

„ Giải pháp

Theo Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2002 thì: “Giải pháp là

phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thê nào đó”, thường được dùng trong các thuật ngữ như: Tìm giải pháp tốt nhất, Giải pháp chính trị, Giải pháp tình thế Cũng theo Từ điển Tiếng Việt trên:“Phương pháp là hệ thống các cách sử dụng

để tiến hành một loạt hoạt động nào đó”

Từ những khái niệm trên chúng ta hiểu nói đến giải pháp là nói đến những cách

thức tác động nhằm thay đối chuyền biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định Tậptrung lại,nhằm đạt được mục đích hoạt động Giải pháp càng

thích hợp, càng tối ưu,càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn

đề đặt ra.Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy

1.3 Xây dựng văn hóa nhà trường

1.3.1 Vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trườngTHPT VHNT có tác động đến mọi khía cạnh sư phạm của GV, là yếu tố lan tỏa

khắp nhà trường và khó xác định Freiberg (1998 ) mô tả VHNT “ như không khí mà chúng ta thở Không ai nhận ra nó cho đến khi nó bị ô nhiễm”

VHNT có thể tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của nhà trường

Trang 23

Khi nhà trường có VH tích cực mang tính chuyên môn cao thì ở đó sẽ có

sự phát triển đội ngũ có ý nghĩa, cải cách chương trình thành công và sử dụng số

liệu về HS một cách có hiệu quả.Ở những trường học như thế, GV và HS đều

cải thiện hành vi và kết quả học tập của chúng Do đó Saphier đi đến kết luận là

tập trung xây dựng VH của đội ngũ GV trong nhà trường sẽ có tác động lớn đến

việc cải thiện VH của HS

VHNT tạo động lực làm việc Động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều

yếu tố, trong đó VH là một động lực vô hình nhưng có sức mạnh kích cầu hơn

cả các biện pháp kinh tế VHNT giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu.định hướng và bản chất công việc mình làm

Đó là nén tang tinh thần cho sự sáng tạo - điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người

1.3.2 Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường tích cực đến giáo viên

VHNT với chất lượng đào tạo và thương hiệu nhà trường

VHNT ảnh hưởng nhiều chiều tới chất lượng và hiệu quả của quá trình

GD trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện.Nó ảnh hưởng

rõ rệt đến cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà

trường, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ,kết quả dạy- học của người

học

Trang 24

VH có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với xây dựng (ương hiệu

nhà trường, bởi lẽ, tính VH là một tính chất đặc thù của nhà trường, hơn bất kỳ một tổ chức nào

VHNT tích cực giúp cho người dạy,người học có cảm giác tự hào, hãnh

diện vì được là giáo viên của tô chức nhà trường được làm việc vì những mục

tiêu cao cả của nhà trường

VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình quy tắc và bằng dư luận, truyền thuyết do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên

Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp.chính VHNT là điểm tua tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ GV hợp tác,phát

huy trí lực để có quyết định và sự lựa chọn đúng đắn

VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đẻ,

cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động Nó tựa như chất keo gắn

kết các thành viên lại thành một khối tạo ra những dư luận tích cực, hạn chế

những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc.chuẩn mực thông thường của tổ chức.Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột và khi xung đột là không thể tránh khỏi thì VHNT tạo ra hành lang đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường

Te ong hop tất cả các yếu fỐ trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối

kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức thì VH tổ chức đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường trên cơ sở đó mà dần

dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học Đó là

cơ sở nâng cao uy tín,“thương hiệu”của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn

Trang 25

1.3.3 Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường tích cực đến học sinh THPT

Trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản nhất Nét đẹp văn hóa nhà trường cũng đòi hỏi các nhà sư phạm

dạy cho học sinh những điều mẫu mực nhất Việc xây dựng chuẩn mực về lời

nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong các trường học nói chung và các trường sư phạm nói riêng đòi hỏi về phiá nhà trường phải đưa ra những chuẩn mực trong chương trình giảng dạy.Chính vì thế việc phần đông đại biểu khẳng định quan điểm văn hóa nhà trường không thê tách rời môi trường giáo dục để làm rõ một quan điểm rằng: muốn nâng cao văn hóa nhà trường thì học đường con đường gân nhất, hiệu quả nhất không thể nằm ngoài mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa giáo dục và giao tiếp

Tâm trạng tập thể có vai trò to lớn đối với cá nhân và tập thể Tâm trạng tích cực làm cho con người xung sức hơn thông minh hơn,nhân ái hơn.Tâm trạng tiêu cực làm cá nhân có những trạng thái tâm lý ngược lại Mà tâm trạng là

do biệu hiện văn hóa giữa người với người với nhau Chính vì vậy mà các nhà tâm lý cho rằng xây dựng văn hóa trong nhà trường là hết sức quan trọng và cần thiết.Giáo viên và học sinh có mối quan hệ thầy trò tố ,chất lượng học tập chắc

chắn cao, học sinh sẽ ham muốn học, học tốt

1.3.4 Định hình hệ thốngcác giá trị cốt lõi để phát triển văn hóa nhà trường Mỗi nhà trường dù có ý thức hay không cũng tạo ra VHNT của mình trong quá trình tô chức dạy và học quản lý

Tuy nhiên, xây dựng VHNT một cách chủ động, với tư cách một nội dung

công tác quản lý nhà trường, đề thực sự có tác động GD tích cực đến các thành

viên trong nhà trường, tác động đến chất lượng dạy và học phải coi là trách nhiệm của các nhà quản lý, trước hết là người hiệu trưởng

Xây dựng LHINT cần phải dựa trên cách tiếp cận “Xây dựng văn hóa tô chức” và “Các yếu tố ảnh hưởng văn hóa nhà trường ”Từ đó, chúng tôi đã xác

định một số căn cứ quan trọng nhất, xuất phát từ:

Trang 26

- Mục tiêu đào tạo và các nhiệm vụ chính trị của nhà trường Đó chính là

hình ảnh con người cụ thể, với các phẩm chất và năng lực mà nhà trường trang

bị và đào luyện Bởi thế, ở mỗi nhà trường sẽ có các màu sắc riêng giữa hàng

loạt đặc điểm của người học mà nhà trường của chúng ta cần giáo dục, đào tạo

- Các mục tiêu, điều lệ và các chương trình công tác của các tô chức đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên )

- Đặc thù của quá trình đào tạo nghề nghiệp của nhà trường và các quy

chế, chính sách chuyên môn đối với CB và học viên

- Lịch sử phát triển và truyền thống của nhà trường

- Các chuẩn mực cần có trong các quan hệ: thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò, giữa người quản lý với GV và học viên

- Các chuẩn mực đạo đức và các giá trị VH thẩm mỹ

- Các nhu cầu, mong đợi và ước muốn của các nhóm thành viên

- Các điều kiện cơ sở vật chất

1.3.5 Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà tường

Có thể coi các yếu tố này là những thành phần cơ bản của Nội dung văn hóa nhà trường, chúng tôi khái quát thành 3 nhóm sau:

- Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy

- Biểu tượng Các giá trị và truyền thống của nhà trường

- Niêm tin Các loại thái độ Cảm xúc và ước muôn cá nhân

Trang 27

Các mối

thái độ

So dé 1.3 Các yếu tô cầu thành văn hóa nhà trường

1.3.5.1Các yếu tố ảnh hưởng văn hóa nhà trường

VHNT theo Frank Gonzales và Clive Dimmock có những phần nổi và phần chìm của nó

Trong một tô chức nói chung và một nhà trường nói riêng các giá trị VH

có những biểu hiện rõ ràng, dễ quan sát được và dé thay đôi (VH chung của tô chức) nhưng cũng có những giá trị VH ấn chìm trong mỗi cá nhân (là các giá trị, niềm tin và các ý nghĩa của con người ) mà chúng ta khó quan sát được hoặc

khó thay đổi, tạo nên những sự khác biệt về VH của các thành viên trong nhà

Trang 28

trường Những sự khác biệt này được mô tả trong sơ đồ số 1.4 (Clive

Dimmock, )

Phần nỗi của tảng băng

Phần nổi của tảng băng

Sơ đồ 1.4 Mô hình tảng băng của văn hóa nhà trường

Nghiên cứu của Peter Smith tại trường ĐH Sunderland cũng cho thấy VHNT có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường Ông cho rằng phần chìm của tảng băng văn hóa tạo

thêm giá trị, hay tạo thêm cái giá phải trả cho một người lãnh đạo

Nếu một người lãnh đạo thất bại với việc đối mặt và làm thay đối các

phần chìm của tảng băng thì trước hay sau ông ta cũng thất bại trong công việc

Những giá VH có tác động tiêu cực đến đội ngũ GV bao gồm: sự buộc tội, sự

kiểm soát chặt chẽ đánh mất quyền tự đo và tự chủ cá nhân quan liêu hành

Trang 29

chính, máy móc và sự cạnh tranh nội bộ Những giá trị được GV đề cao bao gồm: Sự sáng tạo, sự thích nghĩ, trung thuc, su chia sé va loi ich (Peter Smith) 1.3.5.2Nhitng dac diém cha mét nha trubngVHNT thanh céng

Một trường học được xem là thành công khi họ đạt được mục tiêu dài hạn

mà mình đặt ra Tuy nhiên những mục tiêu đó phải được xác định dựa trên

những tiêu chí (đặc điểm) sau: [theo Nguyễn Công Khanh (2009), Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng các trường phô thông Việt Nam, Chuyên đề văn hóa nhà trường, Hà Nội]

1 Nhà trường tập trung vào HS, quan tâm đến sự thành công của mỗi HS

2 Chương trình học đảm bảo tính học thuật tính khoa học

3 Phương pháp giảng dạy tích cực hóa người học, kích thích tự học

4 Có sứ mạng, mục tiêu rõ ràng, tính công bằng cũng là một mục tiêu mà

học hướng tới (có nghĩa là tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận chương trình đó)

5 Thuc day,cé vii tinh thần làm việc giữa các giáo viên với nhau và tỉnh

thần làm việc giữa các nhóm với nhau (hiệu trưởng tin tưởng, trao quyên tự chủ cho giáo viên và có sự kiểm soát hợp lý — giáo viên có thê chấp nhận được)

6 Đây mạnh bôi dưỡng, phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

7 Chia sẻ vai trò lãnh đạo, sự cộng tác giữa các nhóm và các cá nhân

(hiệu trưởng và các giáo viên phải cùng làm việc, cùng hoạt động với tinh thần hợp tác và cộng tác)

8 Nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, giáo viên

không bao giờ được chấp nhận thất bại

9 Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ gần gũi với cộng đồng Nhà trường cung cấp dịch vụ học tập cho cộng đồng

Dựa trên nghiên cứu trên đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh có thể khái quát thành các nhóm tiêu chí:

- Về lãnh đạo nhà trường:

Trang 30

+ Chương trình học đảm bảo tính học thuật, tính khoa học

+ Có sứ mạng, mục tiêu rõ ràng, tính công bằng cũng là một mục tiêu mà học hướng tới (có nghĩa là tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận chương trình đó)

+ Thúc đầy, cỗ vũ tinh thần làm việc giữa các GV với nhau và tinh thần làm việc giữa các nhóm với nhau (hiệu trưởng tin tưởng, trao quyền tự chú cho

GV và có sự kiểm soát hợp lý - GV có thể chấp nhận được)

+ Chia sẻ vai trò lãnh đạo, sự cộng tác giữa các nhóm và các cá nhân

(Hiệu trưởng và các GV phải cùng làm việc, cùng hoạt động với tính thần hợp tác và cộng tác)

- Về phía GV:

+ Phương pháp giảng dạy tích cực hóa người học, kích thích tự học + Đầy mạnh bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho đội ngũ GV

+ Nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, GV không

bao giờ được chấp nhận thất bại

~ Môi trường chung:

+ Nhà trường tập trung vào HS, quan tâm đến sự thành công của mỗi HS + Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng Nhà trường cung cấp dịch vụ học tập cho cộng đồng

1.4 Xây dựng VHNT tích cực lành mạnh

1.4.1 Xây dựng các qui tắc giao tiếp, ứng xử của mọi người trong nhà trường

Việc xây dựng VHNT trong bất kỳ trường học nào cũng dựa trên các yếu

tố đó, song cần đặt trọng tâm ở các nội dung cốt lõi của VHNT.đó là các giá trị

và các chuẩn mực VH ung xu:

- Trước hết,xây dựng một niềm tin và thái độ đúng đắn cho tất cả đội ngũ

nhà GD và CB trong trường theo triết lý GD chung và riêng của mình Mỗi

trường có định hướng GD nhân cách HS theo quan điểm GD: GD HS độc lập, mạnh dạn, tự tin, hay GD HS ngoan ngoãn nề nếp theo một khuôn mẫu, hoặc

Trang 31

GD HS tự chủ trong cuộc sống và cởi mở trong một cộng đồng hòa hợp, điều này sẽ chi phối đến những yếu tổ tiếp sau Xây dựng thái độ và niềm tin của các thành viên trong nhà trường tạo ra một động lực phấn đấu và đồng thời cũng là

cơ sở của việc đánh giá chất lượng GD VHNT

- Xây dựng hệ thống chuẩn mực VH chung và riêng của nhà trường là

một việc làm cần thiết, bởi nó là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu GD mang tính

bao ton VH dân tộc cũng như nội dung GD VH trong nhà trường Đồng thời nó

đảm bảo cho việc tạo dựng một môi trường GD có CH mà ở đó “trường ra

trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò” và các hoạt động GD có tính định

hướng VH.Mọi sự vật hiện tượng đi vào đúng bản chất của nó

- Xây dựng các chuân mực VH giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ trong nhà trường Trước hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, tiếp sau là mối quan hệ ứng xử của con người đối với thế giới xung quanh một cách

có VH

Giáo dục VHNT cho HS cần được đặt trong một môi trường GD VH với

các hoạt động GD có ý nghĩa, mang tính định hướng Xây dựng hệ thống chuẩn mực VHNT đóng một vai trò quan trọng và cần thiết được đặt ra trong tương lai sao cho sự du nhập VH ngoại ở thế hệ trẻ nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc của mình Ở đây cũng cần xây dựng và GD phương pháp tiếp nhận VH là có

chọn lọc cho các thế hệ mai sau Cụ thể:

+ GD đạo đức

+ GD truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo

+ GD kỹ năng giao tiếp và VH ứng xử

Mặt khác, xây dựng VHNT cần hướng vào người học, đó là:

- Đáp ứng những yêu cầu về quyền của người học cần được xem như yêu

cầu sống còn của VHNT:

-Tăng cường phát huy sự chú động, sáng tạo của người học:

- Thúc đầy sự phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân

Trang 32

Ba định hướng có tính nguyên tắc này cần được quán triệt trên tất cả các

khía cạnh của VHNT, cả về những giá trị vật chất và giá trị tinh than dé VHNT

trở nên gần gũi,thân thiết và gắn bó với người học

- Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà tri thức ngày càng trở nên quan trọng thì môi trường nhà trường-cái nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách cũng ngày càng chiếm ưu thế, có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phát

triển xã hội, tạo lập nên một môi trường sống và học tập trong sáng lành mạnh luôn được các nhà giáo dục ở mọi thời đại quan tâm, tuy nhiên với xã hội mà

"sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một

số mặt nghiêm trọng hơn, tổn tại ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của Đảng và nhà nước" thì "Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh

viên, đặc biệt là lý tưởng sống,năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoả con

người Việt Nam"đang là một vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội chứ không riêng

gì của các thầy cô giáo trong môi trường nhà trường

Chúng ta hãy nhìn lại một số "điểm nóng" của học sinh, giáo viên đang

được xã hội hết sức quan tâm

Lê đạo đức, lối sống văn hoá của học sinh:

Xin trích dẫn một vài số liệu khách quan do Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục Việt Nam công bố: tỉ lệ học sinh đi học muộn ở các trưong phô thông là 20%, các trường đại học, cao đẳng la 32%, các Trung tâm GDTX 58%,

tỉ lệ vi phạm quy chế thi, kiểm tra ở các trường phô thông là 8%, các trường đại hoc, cao đẳng 25%, các trung tâm GDTX là 87% Tý lệ nói năng vô lễ với giáo

viên ở khối phổ thông là 27%, ở khối đại học, cao đẳng là 15% còn ở khối trung

tâm GDTX là 229% Các con số này phản ánh thực trạng là càng lớn thì ý thức của học sinh càng kém, các em dễ dàng vi phạm lỗi lầm, các quy chế tối thiểu

trong nhà trường Hiện tượng học sinh thiếu trung thực trong học tập và cuộc

sống, thiếu lễ phép và tôn trọng với thầy cô giáo tăng dần theo cấp học và độ

tuổi Bạo lực học đường không còn là hiện tượng hiếm Xảy ra ké cả học sinh

Trang 33

nam và nữ Các loại tệ nạn xã hội (Trộm cắp, ma tuý học đường, quan hệ nam

nữ thiếu lành mạnh ) cũng xảy ra thường xuyên hơn (đáng buồn là ở các trường

đã từ lâu rất có uy tín về chất lượng giảng dạy, học tập và tư cách đạo đức của

giáo viên, học sinh cũng không tránh khỏi tệ nạn này) Một số học sinh có lối

sống thực dụng, xa rời các giá trị truyền thống, hình thành tư tưởng hưởng thụ,

ăn chơi, đua đòi, sống thiếu trách nhiệm

Lề cán bộ, giáo viên: vẫn còn tồn tại những giáo viên có những quan

niệm không đúng đắn về vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp giáo dục, thể

hiện ở việc chưa thực sự tận tụy trong giảng dạy, chưa gương mẫu trong quan hệ

với đồng nghiệp, chưa tạo được niềm tin và sự khâm phục cho học sinh (Không

ít học sinh cảm thấy khá hụt hãng về thái độ thiếu gần gũi của giáo viên, mặc dù các em rất có nhu cầu tiếp xúc, tâm sự, không chỉ là trao đổi nội dung môn học

mà còn là rất nhiều những vấn đề tế nhị nảy sinh trong quá trình học tập, trong cuộc sống đời thường mà các em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo)

1.4.2 Cách thức phát triển văn hóa nhà trường tích cực, lành mạnh

_ Xây dựng bộ máy quản lý có năng lực,tô chức lao động sư phạm hợp lý,khoa

học

_ Thực hiện dân chủ hóa trường học ,công khai các hoạt động nhà trường

_ Củng cố lực lượng kiểm tra và đây mạnh công tác kiểm tra nội bộ

_ Tăng cường cơ sở vật chất và tạo cảnh quang môi trường

_ Tăng cường công tác đối thoại trong hội đồng sư phạm

_ Day mạnh công tác phát triên Đảng trong nhà trường

_ Chăm lo đời sống vật chất.tinh thần cho đội ngũ

1.43 Hiệu trưởng có ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa nhà trường

* Tac động ảnh hưởng

Tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thê quản lý (người quản lý) đến khách thê quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ

Trang 34

chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức Các hình thức chức năng

quản lý bao gồm chủ yếu: kế hoạch hóa, tô chức, chỉ đạo và kiêm tra

Theo nghĩa rộng, sự tác động của chủ thể quản lý đến các đối tượng của nó bao gồm những nội dung rất đa dạng từ việc hình thành các quan niệm về con người nói chung đến việc thực hiện các biện pháp thúc đầy hành động đối với

một cá nhân, một tập thé cu thé

Tuy nhiên, sự tác động quản lý thường được hiểu theo nghĩa hẹp là sự làm

biến đối trực tiếp các đối tượng các đối tượng của sự quản lý theo một mục tiêu

nào đó Khái niệm hoạt động quản lý được dùng để chỉ sự tác động theo nghĩa này

Hoạt động quản lý bao gồm rất nhiều việc như:

Xây dựng hệ thống cơ cấu tô chức hoạt động trong tập thể, thu thập, xử lý

các thông tin, ra quyết định mệnh lệnh, kiểm tra đánh gia con người, tiép xuc con

người Dù là việc gi, nha quan lý cũng tính đến yếu tố con người

Công tác quản lý trước hết là vấn đề con người, là tác động con người, quản lý trước hết là vấn đề con người, là tác động vào con người, tô chức điều kh ién sử dụng con người và tập thể người

Thật ra hoạt động là một thuật ngữ tương đối phức tạp Về mặt triết học, hoạt

động được coi là phương thức tồn tai của con người Con người tồn tại bằng các thông qua hoạt động Trong tâm lý học, hoạt động được hiểu là sự tiêu tốn năng

lượng nhất định để biến đối một đối tượng nhất định

Tâm lý học phân biệt hoạt động xét về mặt phát triển cá thể, thành ba hình t

hái cơ bản là hoạt động chơi, hoạt động học và hoạt động lao động

Nhưng về mặt phân công xã hội, thì hoạt động lao động được thực hiện dướ

1 những dạng khác như lao động sản xuất của cải vật chất, lao động sản xuất của cải tính thần, lao động sản xuất đời sống xã hội những dạng hoạt động này đến

một mức độ phát triển nhất định sẽ đòi hỏi sự lãnh đạo, quản lý.

Trang 35

Nói cách khác, phân công lao động xã hội phát triển đến một mức độ

phát triển nhất định sẽ làm xuất hiện những cá nhân đóng vai trò chỉ huy, điều

hành các hoạt động lao động khác của xã hội

Hoạt động có tính chất chuyên biệt của những cá nhân đóng vai trò điều hà

nh ấy chính là hoạt động quản lý Như vậy hoạt động quản lý là một dạng hoạt động lao động đặc thù của một nhóm người đóng vai trò chỉ huy, điều hành

các hoạt động khác của xã hội

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý của tập thể như: + Phong cách quản lý

+ Tin tưởng

+ Giao lưu hai chiều

+ Câm thấy công việc có ích

+ Muốn được gánh vác trách nhiệm

+ Khen thưởng công bằng

+ Sức ép công việc hợp lý

+ Có cơ hội thành công

+ Kiểm tra, tổ chức hợp lý

+ Được tham gia vào công việc chung

Trong đó, phong cách quản lý là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến bầu

không khí tâm lý tập thê

Đầu không khí tâm lý gồm ba yếu tố tạo thành

- Tinh than, thai độ của con người

- Sự gắn bó với tập thể

- Mối quan hệ giữa người với người

Phong cách quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến ba yếu tổ này

+ Phong cách quản lý ảnh hưởng đến tỉnh thần, thái độ cấp dưới

Theo kết quả qua nhiều năm nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu Đại học Michigan (Hoa Ky) cho thay:

Trang 36

Người lãnh đạo càng quan tâm thì sự buồn bực của cấp dưới càng giảm Người lãnh đạo càng ít quan tâm thì nỗi buôn bực quần chúng càng tăng lên

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận:

Khi người lãnh đạo càng thúc đây công việc thì sự buồn bực càng tăng Nếu nhà lãnh đạo quan tâm nhiều thì sự thúc đây quần chúng có thể tăng mà quân chúng không tỏ ra bực bội

Còn nếu nhà lãnh đạo quan tâm ít thì cũng không thê làm giảm sự bực bội c

ủa quần chúng Mặc dù buông lỏng tô chức, không thúc đây công việc thì quần chúng vẫn bất mãn nếu người lãnh đạo quên quan tâm đến họ

Như vậy, muốn hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ có hiệu quả có chất lượng

cao, mau chốt là phải quan tâm đến con người

Quan tâm đến con người và thúc đây công việc hợp lý là tối ưu Tỉ lệ bực

bội và bỏ việc cao nhất khi nhà quản lý ít quan tâm đến con người bất kể mức

độ thúc đầy công việc sẽ ra sao

+ Phong cách quản lý ảnh hưởng đến sự gắn bó trong tập thể

Tâm trạng của tập thê, tâm trạng cá nhân có ảnh hưởng đến bầu không khí

tâm lý của tập thể

Tâm trạng đó chính là phản ứng tâm lý của cá nhân hay tập thể trước điều kiện sống, làm việc củatập thé và trước người quảnlý Các thành viên trong tập thê sẽ gắn bó với nhau nêu họ làm việc với tâm trạng phần khởi, vui vẻ Nếu người quản lý có phong cách tự do, để mọi người làm việc thoải mái, tùy tiện, việc mình mình làm, chắng quan tâm đến ai, chẳng ai giúp ai và cũng

chăng cần sự giúp đỡ thì không khí làm việc sẽ lạnh nhạt, nhàm chán, do đó

không tạo được sự gắn bó trong tập thê

Quản lý theo phong cách độc đoán người quản lý chỉ ra lệnh, kiểm soát, đô

n đốc, không chịu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của quần chúng quần chúng sẽ

lúc không dám đến gần Tâmtrạnmọi người bat an >

họ sẽ co lại, không dám bộc lộ mình ra Làm việc không hứng thú, sáng tạo

Trang 37

Trong không khí như vậy, không có mối quan hệ tình cảm thân thiết giữa người này với người khác

Mọi người lắng lặng làm việc, ít quan tâm đến nhau.Giữa người quản lý

và quần chúng có khoảng cách xa.Tập thê sẽ có người không thích nhà quản lý

mà không nói ra, nhưng có người muốn lấy lòng cấp trên, sinh ra tập thể chia bè, rẻ nhóm

Người quản lý theo phong cách dân chủ, cùng sống và làm việc với các

thành viên, cùng quyết mọi vấn đề và cùng chịu trách nhiệm Chính sự đồng

cam cộng khô đó sẽ gắn bó tập thê Trong tập thé ít có cải vã, mọi người hợp tác rất tốt, tinh thần tập thể lên cao Người quản lý tin tưởng, giao quyền cho cấp dưới, cấp dưới không phụ lòng tin ở cấp trên, họ cùng gán bó với nhau vì tập thể Phong cách quản lý dân chủ sẽ tạo sự gắn bó với nhau

của các thành viên trong tập thể ở mứcđộ cao nhất

+ Phong cách quản lý ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người với người trong tập thể

Trong xã hội, con người không ai sống một mình.Mỗi người là một phần

của xã hội và người ta cần nhau.Con người tạo nên xã hội, đồng thời xã hội

tạo nên con người Tập thê nhà trường là xã hội thu nhỏ

Không ai không cần sự giúp đỡ theo cách này hay cách khác và không ai

vô dụng đến mức không giúp được gì cho người khác Tt cả phụ thuộc vào nhau

và cần giúp nhau Đó chính là tầm quan trọng mối quan hệ giữa người với người

Để có mối quan hệ tốt mọi người cần phải cảm thông hoàn cảnh, hiểu vị trí,

tình huống người khác, tin lẫn nhau

Trang 38

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Với vị trí đặc biệt của nhà trường(là tô chức cơ sở) và với vai trò quan trọng của VHNT đối với sự phát triển tiến bộ của nhà trường cũng như đối với yêu cầu đối mới quản lý nhà trường nói riêng và quản lý GD&ĐT nói chung.,chúng ta cần phải tìm ra cách xây dựng và phát huy cho được VHNT vào

thực tiễn của hoạt động dạy và học và thực tiễn hoạt động quản lý của hiệu trưởng

Xây dựng VHNT lành mạnh, hướng tới sự phát triển bền vững thực chất là xây dựng nên nếp, kỹ cương, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, giữa trò - trò, giữa thầy - thầy (trong đó có các nhà QLGD)theo các chuẩn mực chung của XH và những quy định riêng của ngành GD

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN

ĐỊA BÀN QUẬN 8 TP.HCM

2.1 Khái quát về lịch sự phát triển các trường THPT trên địa bàn quận 8, thành phố HCM

2.1.1 Sự ra đời của các trường THPT trên địa bàn quận 8

Trong 5 trường THPT công lập,trường THPT Lương Văn Can đã được

chọn đầu tư thành trường trọng điểm của quận, các trường THPT còn lại đều đã được công nhận là trường tiên tiến nhiều năm liền Thành tích đó đã tạo đà cho

sự phát triển trong những năm tới

Trường THPT Lương Văn Can được thành lập năm 1967, trường THPT Ngô Gia Tự năm 1976, trường THPT Tạ Quang Bửu năm 2001, trường THPT chuyên Năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định năm 2005, trường THPT Nguyễn Văn Linh năm 2010 Trường THPT Nguyễn Văn Linh khi mới

thành lập và tiếp nhận học sinh cho năm học 2010 —- 2011 có 13 lớp 10, đến

năm học 2012-2013 mới hoàn cấp đủ 03 khối lớp Năm học 2013-2014

trường có 29 lớp, 1072 học sinh,có 67 CB, GV- CNV, trong đó có 5 CB-GV đạt trình độ Thạc sĩ chuyên ngành

2.1.2 Tình hình giáo dục của quận 8

Nhìn chung giáo dục THPT quận 8 đã có bước phát triển mạnh về quy mô: cơ sở vật chất cũng từng bước được bồ sung, hoàn thiện, song chỉ mới dừng lại ở việc kiên cố hoá các phòng học: phòng làm việc: phòng chức năng

vẫn còn thiếu; phòng thí nghiệm, thực hành bộ môn được trang bị nhưng chưa

đồng bộ do trang bị không cùng lúc, các thiết bị không cùng chủng loại Giáo dục THPT quận 8 trong vòng 5 năm trở lại đây đã có tăng trưởng cả về qui mô trường lớp, đội ngũ và chất lượng các mặt giáo dục, kết quả thi đại học, cao đắng bình quân trong 5 năm là 28.7%, bắt đầu tô chức tham gia dự

Trang 40

thi hoc sinh giỏi cấp thành phó Tuy nhiên kết quả mang lại chưa cao, không

ôn định và có sự khác biệt tương đối lớn giữa các trường trong quận

Chất lượng giáo dục ở các trường trong quận còn thấp so với địa bàn thành phó Do chất lượng đầu vào giữa các trường đã thấp mà có sự khác biệt, trong các trường THPT của quận 8 thì trường THPT Lương Văn Can

là có điểm tuyển sinh đầu vào lớp 10 có điểm bình quân trên 5.0, các trường còn lại trong đó có trường THPT NguyễnVăn Linh đều dưới 5.0 Công tác quản lý trường sở của các đơn vị cũng có khác nhau, nên việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học là bài toán khó cần phải đối mới trong thời gian tới

Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ phát triển trường lớp ở bậc THPT quận 8- thành phố Hồ Chí Minh đã có bước phát triển mạnh mẽ về số lượng do tốc độ đô thị hóa của quận cũng như gia tăng dân số cơ học và

do dân nhập cư nhiều Các trường lớp bán công, tư thục , giáo dục thường xuyên cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Trong những năm tới sẽ ôn định về quy mô phát triển Giáo dục -Đào tạo

2.2.Thực trạng môi trường văn hóa nhà trường tại các trường

THPT trên địa bàn quận 8

2.2.1 Mức độ biểu hiện của các hành vi van hóa vi phạm chuẩn mực và

nội quy nhà trường

Để thấy được mức độ biểu hiện của các hành vi VH vi phạm chuẩn mực

và nội quy nhà trường ( ở người học) chúng tôi tiến hành khảo sát gần 100 HS trường THPT trên địa bàn quận 8, tpHCM về các biểu hiện hành vi và mức độ

nhận thức của họ về VHNT

Bảng 2.1 Tự đánh giá của người học về mức độ biểu hiện của vi phạm

chuẩn mực và nội quy nhà trường

Ngày đăng: 29/08/2014, 10:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w