1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành kỹ thuật chế biến nấu ăn

42 6,1K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

I. QUAN SÁT VÀ NHẬN XÉT Lời mở đầu Hàng nghìn đời nay, từ khi xã hội loài người ra đời và quá trình tồn tại, phát triển, con người được trưởng thành và ngày càng hoàn thiện từ vóc dáng, sức khoẻ đến tư duy phát triển, từ thời kì đồ đá đến đồ đồng và ngày nay là thời đại vũ trụ. Đó là quá trình con người luôn được đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn sự thoả mãn về cuộc sống, mà trước hết là các nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần. Nghiên cứu về sự hình thành, tồn tại và phát triển của xã hội loài người, hai nhà bác học vĩ đại của thế giới cuối thế kỷ XIX Các Mác và Ăngghen đã khẳng định, xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải đáp ứng các nhu cầu về ăn, ở, mặc, đi lại, học hành rồi mới đến các nhu cầu khác. Như vậy, nhu cầu về ăn, trước hết là nhu cầu để tồn tại và phát triển. Ở Việt Nam ta, từ nghìn năm xưa các cụ đã dạy rằng “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là trước hết phải có ăn thì mới nghĩ và làm các việc khác. Để có ăn, con người phải sản xuất để làm ra của cải vật chất, trước hết đảm bảo ăn đủ, ăn no, sau đó là nhu cầu ăn ngon. Xã hội càng phát triển, nhu cầu ăn ngon ngày càng đòi hỏi cao hơn. Muốn ăn ngon phải biết cách làm, biết chế biến, phải có tay nghề cao trong phục vụ ăn uống. Nấu ăn là một nghề, nấu ăn là một công việc bình thường diễn ra hàng ngày của mọi gia đình. Song để nấu ra những món ăn ngon, hợp về sinh, hợp khẩu vị, đủ chất dinh dưỡng, thực ăn được sắp xếp, trình bày trông ngon mắt, màu sắc hấp dẫn, hương vị quyến rũ…, đạt được như vậy thì nấu ăn cũng là một nghệ thuật, cũng phải được học hành, phải trải qua nhiều kinh nghiệm và có kiến thức toàn diện, không chỉ kiến thức về nấu ăn, mà phải có óc thẩm mỹ, tư duy hình tượng mang tính nghệ thuật cao và phải có kiến thức về khoa học tâm lý. Trong xã hội nước ta hiện nay, đời sống xã hội có bước cải thiện đáng kể, đại đa số nhân dân có cuộc sống no đủ, do vậy, nhu cầu được ăn ngon là một đòi hỏi tất yếu của toàn xã hội, nhất là những gia đình giàu có, những thành phố, thị xã, của mọi lưa tuổi, giới tính. Nhu cầu ăn ngon không chỉ trong những ngày lễ tết, tiệc tùng, cưới hỏi, tiếp khách, giao lưu gặp mặt…, mà đã trở thành nhu cầu hàng ngày của mỗi gia đình và cả xã hội. Nhu cầu đó cũng phản ánh rõ nét sự phát triển của đất nước, nó đồng hành với sự tiến bộ của xã hội, thể hiện nét văn hoá trong nhu cầu ẩm thực của mọi gia đình và toàn xã hội, đó là nếp sống trong văn hoá ẩm thực của con người. Ẩm thực là một nét văn hoá góp phần tạo nên bản sắc văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong một quốc gia, mỗi vùng miền khác nhau có bẳn sắc văn hoá đặc trưng riêng và như vậy, văn hoá ẩm thực của có sắc thái riêng. Có thể ví von rằng, làm nghề sư phạm là để truyền đạt, trang bị và “nuôi dưỡng” có người về tri thức, về tâm hồn, thì làm nghề nấu ăn để cung cấp và “nuôi dưỡng” con người về mặt thể chất, đó là hai nghề cao quý để xây dựng, “nuôi dưỡng con người phát triển đẩy đủ cả về thể chất và tinh thần. Nhận thức rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nghề nấu ăn, yêu thích nghệ thuật trong bản sắc văn hoá ẩm thực của dân tộc, nên em đã chon nghề nấu ăn, theo học “ngành kỹ thuật chế biến nấu ăn” của Trường Trung cấp nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội, với hy vọng mang kiến thức tiếp thu tại Nhà trường để phục vụ xã hội, phục vụ gia đình, góp phần giữ gìn và phát triển văn hoá ẩm thực trong bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Bản thân em hiện đang công tác trong quân đội, học tập nghề nấu ăn để phục vụ bộ đội ăn uống ngày càng tốt hơn, để bộ đội khoẻ mạnh, dẻo dai, góp phần nâng cao sức mạnh sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống... Trong sự phát triển chung của xã hội, điều kiện đời sống bộ đội được không ngừng nâng lên, thì càng đòi hỏi không chỉ “ăn đủ” mà còn phải “ăn ngon” (ngon mắt ngon mũingon miệng), cho nên công tác nuôi dưỡng bộ đội của đội ngũ nhân viên nấu ăn cũng đòi hỏi ngày càng nâng cao. Trong quá trình học tập tại trường, được sự giúp đỡ, dạy bảo tận tình của các thầy cô, em đã được trang bị một lượng kiến thức cần thiết, bổ ích để sau này vận dụng vào trong thực tế công tác tại đơn vị. Sau 2 tháng được nhà trường cho đi thực tế, được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của chỉ huy các cấp, của đội ngũ cán bộ, nhân viên quân nhu đơn vị, em đã tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm và củng cố lại kiến thức đã học, từ thực tế e đã học hỏi được rất nhiều. Đặc biệt là em đã học hỏi một số kinh nghiệm về “phương pháp chế biến món ăn Á – Âu”. Và còn thu hoạch thêm một số điều về công tác nấu ăn bảo đảm phục vụ cho bộ đội, bởi công tác nấu ăn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Những điều này em đã được học hỏi khi thực tập tại bếp khu C, phòng Hậu cần, Cục 16. Với những kiến thức đã được đào tạo, cùng với những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình thực tập sẽ là nền tảng vững chắc để e nâng cao trình độ tay nghề, phục vụ thiết thực cho quá trình làm việc sau này. Báo cáo thực tập có độ dài 42 trang, được kết cấu thành bốn phần: Phần I: Quan sát và nhận xét: 9 trang; Phần II: Tổ chức sản xuất chế biến: 11 trang; Phần III: Vận dụng so sánh thực trạng và kiến thức đã học: 19 trang; Phần IV: Nhận xét, đánh giá: 02 trang; Phần V: Một số kiến nghị: 02 trang;

Trang 1

I QUAN SÁT VÀ NHẬN XÉT

Lời mở đầu

Hàng nghìn đời nay, từ khi xã hội loài người ra đời và quá trình tồn tại, pháttriển, con người được trưởng thành và ngày càng hoàn thiện từ vóc dáng, sức khoẻđến tư duy phát triển, từ thời kì đồ đá đến đồ đồng và ngày nay là thời đại vũ trụ

Đó là quá trình con người luôn được đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn sự thoả mãn vềcuộc sống, mà trước hết là các nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần Nghiên cứu

về sự hình thành, tồn tại và phát triển của xã hội loài người, hai nhà bác học vĩ đạicủa thế giới cuối thế kỷ XIX - Các Mác và Ăngghen - đã khẳng định, xã hội loàingười muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải đáp ứng các nhu cầu về ăn, ở, mặc,

đi lại, học hành rồi mới đến các nhu cầu khác Như vậy, nhu cầu về ăn, trước hết lànhu cầu để tồn tại và phát triển Ở Việt Nam ta, từ nghìn năm xưa các cụ đã dạyrằng “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là trước hết phải có ăn thì mới nghĩ và làmcác việc khác Để có ăn, con người phải sản xuất để làm ra của cải vật chất, trướchết đảm bảo ăn đủ, ăn no, sau đó là nhu cầu ăn ngon Xã hội càng phát triển, nhucầu ăn ngon ngày càng đòi hỏi cao hơn Muốn ăn ngon phải biết cách làm, biết chếbiến, phải có tay nghề cao trong phục vụ ăn uống Nấu ăn là một nghề, nấu ăn làmột công việc bình thường diễn ra hàng ngày của mọi gia đình Song để nấu ranhững món ăn ngon, hợp về sinh, hợp khẩu vị, đủ chất dinh dưỡng, thực ăn đượcsắp xếp, trình bày trông ngon mắt, màu sắc hấp dẫn, hương vị quyến rũ…, đạt đượcnhư vậy thì nấu ăn cũng là một nghệ thuật, cũng phải được học hành, phải trải quanhiều kinh nghiệm và có kiến thức toàn diện, không chỉ kiến thức về nấu ăn, màphải có óc thẩm mỹ, tư duy hình tượng mang tính nghệ thuật cao và phải có kiếnthức về khoa học tâm lý

Trong xã hội nước ta hiện nay, đời sống xã hội có bước cải thiện đáng kể, đại

đa số nhân dân có cuộc sống no đủ, do vậy, nhu cầu được ăn ngon là một đòi hỏi tấtyếu của toàn xã hội, nhất là những gia đình giàu có, những thành phố, thị xã, củamọi lưa tuổi, giới tính Nhu cầu ăn ngon không chỉ trong những ngày lễ tết, tiệctùng, cưới hỏi, tiếp khách, giao lưu gặp mặt…, mà đã trở thành nhu cầu hàng ngàycủa mỗi gia đình và cả xã hội Nhu cầu đó cũng phản ánh rõ nét sự phát triển của

Trang 2

đất nước, nó đồng hành với sự tiến bộ của xã hội, thể hiện nét văn hoá trong nhucầu ẩm thực của mọi gia đình và toàn xã hội, đó là nếp sống trong văn hoá ẩm thựccủa con người.

Ẩm thực là một nét văn hoá góp phần tạo nên bản sắc văn hoá của mỗi quốcgia, dân tộc Trong một quốc gia, mỗi vùng miền khác nhau có bẳn sắc văn hoá đặctrưng riêng và như vậy, văn hoá ẩm thực của có sắc thái riêng

Có thể ví von rằng, làm nghề sư phạm là để truyền đạt, trang bị và “nuôidưỡng” có người về tri thức, về tâm hồn, thì làm nghề nấu ăn để cung cấp và “nuôidưỡng” con người về mặt thể chất, đó là hai nghề cao quý để xây dựng, “nuôidưỡng con người phát triển đẩy đủ cả về thể chất và tinh thần

Nhận thức rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nghề nấu ăn, yêu thích nghệthuật trong bản sắc văn hoá ẩm thực của dân tộc, nên em đã chon nghề nấu ăn, theohọc “ngành kỹ thuật chế biến nấu ăn” của Trường Trung cấp nấu ăn và nghiệp vụkhách sạn Hà Nội, với hy vọng mang kiến thức tiếp thu tại Nhà trường để phục vụ

xã hội, phục vụ gia đình, góp phần giữ gìn và phát triển văn hoá ẩm thực trong bảnsắc văn hoá của dân tộc Việt Nam Bản thân em hiện đang công tác trong quân đội,học tập nghề nấu ăn để phục vụ bộ đội ăn uống ngày càng tốt hơn, để bộ đội khoẻmạnh, dẻo dai, góp phần nâng cao sức mạnh sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắnglợi trong mọi tình huống

Trong sự phát triển chung của xã hội, điều kiện đời sống bộ đội được khôngngừng nâng lên, thì càng đòi hỏi không chỉ “ăn đủ” mà còn phải “ăn ngon” (ngonmắt- ngon mũi-ngon miệng), cho nên công tác nuôi dưỡng bộ đội của đội ngũ nhânviên nấu ăn cũng đòi hỏi ngày càng nâng cao

Trong quá trình học tập tại trường, được sự giúp đỡ, dạy bảo tận tình của cácthầy cô, em đã được trang bị một lượng kiến thức cần thiết, bổ ích để sau này vậndụng vào trong thực tế công tác tại đơn vị

Sau 2 tháng được nhà trường cho đi thực tế, được sự hướng dẫn, giúp đỡ tậntình của chỉ huy các cấp, của đội ngũ cán bộ, nhân viên quân nhu đơn vị, em đã tiếpxúc, học hỏi kinh nghiệm và củng cố lại kiến thức đã học, từ thực tế e đã học hỏiđược rất nhiều Đặc biệt là em đã học hỏi một số kinh nghiệm về “phương pháp chế

Trang 3

biến món ăn Á – Âu” Và còn thu hoạch thêm một số điều về công tác nấu ăn bảođảm phục vụ cho bộ đội, bởi công tác nấu ăn là một trong những nhân tố có ý nghĩaquan trọng góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang Nhữngđiều này em đã được học hỏi khi thực tập tại bếp khu C, phòng Hậu cần, Cục 16

Với những kiến thức đã được đào tạo, cùng với những kinh nghiệm được tíchlũy trong quá trình thực tập sẽ là nền tảng vững chắc để e nâng cao trình độ taynghề, phục vụ thiết thực cho quá trình làm việc sau này

Báo cáo thực tập có độ dài 42 trang, được kết cấu thành bốn phần:

Phần I: Quan sát và nhận xét: 9 trang;

Phần II: Tổ chức sản xuất chế biến: 11 trang;

Phần III: Vận dụng so sánh thực trạng và kiến thức đã học: 19 trang;

Phần IV: Nhận xét, đánh giá: 02 trang;

Phần V: Một số kiến nghị: 02 trang;

Trang 4

1 Vị trí đặc điểm của nhà ăn quân đội:

Đơn vị 161 là đơn vị quân đội thuộc Bộ Quốc phòng, đóng quân tại địa chỉ

số 152 đường Trường Chinh, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố

Hà Nội, được thành lập ngày 25/09/1981 theo quyết định của Bộ Quốc phòng Làmột đơn vị làm công tác huấn luyện, sắn sàng chiến đấu và phục vụ quân đội Cũngnhư các đơn vị khác trong toàn quân, đơn vị 161 được tổ chức rất chặt chẽ, biên chếtinh gọn, có các phòng, ban, bộ phận làm việc với nhiều chuyên môn khác nhau,thời gian làm việc căng thẳng, kéo dài, có những thời điểm phải trực sẵn sàng chiếnđấu 24/24 giờ Hầu hết cán bộ, nhiên viên, chiến sỹ làm nhiệm vụ chiến đấu, phục

vụ chiến đấu, huấn luyện - những hoạt động lao đông đặc biệt - do vậy lượng ca lotiêu hao trong hoạt động hàng ngày rất lớn, đòi hỏi sự bù đắp năng lượng thích hợp

để bộ đội có đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài trong điều kiện căng thẳng, vất vả.Điều đó đòi hỏi công tác phục vụ ăn uống, bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội là nhiệm

vụ quan trọng, thường xuyên và ngày càng cao hơn

Cơ quan phục vụ bảo đảm về ăn uống là phòng Hậu cần, cụ thể là bộ phậnbếp cơ quan (bếp khu C), công việc chủ yếu là phục vụ công tác nuôi dưỡng bộ độithường xuyên, phục vụ ăn uống hàng ngày Ngoài ra còn phục vụ các buổi liênhoan, tiếp khách của đơn vị và đơn vị bạn trong cùng khu với các hình thức: tiệcmặn, tiệc đứng…, theo yêu cầu của chỉ huy đơn vị giao hoặc nhu cầu của cácphòng, ban, cá nhân trong đơn vị và đơn vị bạn (các nhu cầu này phải được sự nhấttrí cho phép của người chỉ huy có thẩm quyền)

Trang 5

- Ta có thể phác họa cơ cấu tổ chức bộ máy đơn vị như sau:

Lao động trong bếp gồm 22 người mỗi người đảm nhiệm một công việc cụthể theo sự phân công, giao nhiệm vụ của chỉ huy đơn vị, thực hiện chức tráchnhiệm vụ được giao tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy và nguyên tắc, chế độquy định của ngành Hậu cần quân đội

- Tổ chức bảo đảm thường xuyên chất lượng bữa ăn theo yêu cầu khoa học

ăn uống Phải trên cơ sở tiêu chuẩn chế độ và định lượng quy định cho từng đối

CHỈ HUY

CÁC PHÒNG, BAN NGHIỆP VỤ

CÁC PHÒNG, BAN BẢO ĐẢM

Trang 6

tượng Bếp ăn phải cung cấp tối đa về nhu cầu nhiệt lượng, các chất dinh dưỡngtrong qúa trình hoạt động và bảo đảm sự phát triển của cơ thể.

3.2 Chức năng, nhiệm vụ của nhà ăn quân đội:

Chức năng của nhà ăn trong quân đội là phục vụ ăn uống, một nội dung trongbảo đảm sinh hoạt cho bộ đội

Đối tượng phục vụ ăn uống là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quanchiến sỹ, công nhân viên chức quốc phòng trong biên chế của đơn vị, ngoài ra cònphục vụ khách và các đối tượng khác

Phục vụ ăn uống trong nhà ăn quân đội thực hiện theo tiêu chuẩn chế độ quyđịnh; thời gian ăn được xác định cụ thể và có tính ổn định

Nhà ăn quân đội có các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tiếp nhận bảo quản lương thực, thực phẩm, chất đốt, trang thiết bị nhà ăn

để bảo đảm ăn uống cho đơn vị

- Chế biến, nấu ăn, phục vụ ăn uống kịp thời, chất lượng tốt và tiến hành tănggia sản xuất cải thiện đời sống

- Tham gia xây dựng đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt

3.3 Chức trách, nhiệm vụ cá nhân:

* Bếp trưởng:

Bếp trưởng là nhân viên quân nhu của đơn vị, chịu sự quản lý, chỉ huy củathủ trưởng đơn vị, sự chỉ đạo của trưởng phòng Hậu cần Bếp trưởng là người chỉhuy cao nhất của bếp nuôi quân, có nhiệm vụ tổ chức bảo đảm ăn uống phục vụ bộđội trong mọi điều kiện học tập, huấn luyện, làm nghiệp vụ chuyên môn, trong sẵnsàng chiến đấu, hành quân dã ngoại, trong thời bình và thời chiến

Nắm vững quân số ăn hàng ngày, tiêu chuẩn ăn của các đối tượng; chỉ đạoquản lý bếp xây dựng thực đơn ăn hàng ngày, trong tuần và dự kiến thực đơn hàngtháng

Bếp trưởng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo chỉ huy đơn vị, trực tiếp là chủnhiệm hậu cần trong công tác quản lý, chỉ huy bếp, thường xuyên báo cáo về tìnhhình mọi mặt, đề xuất, tham mưu với chỉ huy cấp trên về tình trạng phục vụ, bảođảm ăn uống, những thuận lợi, khó khăn, đề xuất kiến nghị giải pháp thực hiện

Trang 7

Làm tốt công tác quản lý bếp, tổ chức, kiểm tra việc xuất nhập lương thực,thực phẩm hàng ngày tại nhà kho, bếp Quản lý trang bị vật chất của bếp, dụng cụcấp dưỡng, bảo đảm sạch sẽ, có độ bền cao, thực hành tiết kiệm chống thất thoát,tham ô hoặc thiếu trách nhiệm trong bảo quản, sử dụng.

Thường xuyên chỉ đạo, bồi dưỡng, kiểm tra việc cải tiến kỹ thuật chế biến,

kỹ thuật nấu ăn tại bếp của các nhân viên thuộc quyền

Tổ chức tốt phong trào thi đua “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác

Hồ dạy” và phong trào “Nuôi quân giỏi, quản lý tốt” do trên phát động Bản thânphải gương mẫu thực hiện và thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhân viên chấp hànhđúng nội quy, chế độ công tác của nhà ăn, nhà bếp

Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ chế biến,nấu ăn, không ngừng nâng cao chất lượng và thường xuyên cải tiến bữa ăn cho bộđội, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống

Xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong nội bộ bếp nuôi quân và trong đơnvị; lắng nghe ý kiến góp ý của cấp trên và đồng đội; có tinh thần trách nhiệm cao

trong phục vụ bộ đội với phương châm “Nuôi quân nuôi cả nhiệt tình; Quân ăn chưa đủ thì mình chưa vui”.

* Quản lý:

Quản lý bếp ăn là nhân viên hậu cần của đơn vị, chịu sự chỉ đạo, quản lý củachỉ huy đơn vị, của chủ nhiệm hậu cần mà trực tiếp của trưởng ban quân nhu và bếptrưởng Có nhiệm vụ thực hiện các nội dung công tác nhằm đảm bảo tốt công tácphục vụ ăn uống của bộ đội theo định mức tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng

Hàng ngày nắm vững quân số báo ăn, tiêu chuẩn, định lượng, mức ăn củacác đối tượng; lập kế hoạch ăn uống, xây dựng thực đơn hàng ngày, hàng tuần và dựkiến thực đơn hàng tháng, nhằm bảo đảm đủ tiêu chuẩn và khẩu phần ăn theo quyđịnh và chất lượng ăn cho bộ đội

Tính toán nu cầu, tổ chức tiếp nhận, mua sắm, nhập, xuất vật chất quân nhutheo phân cấp Kiểm tra chỉ đạo việc chế biến, cải tiến kỹ thuật nấu ăn, duy trì thựchiện nội qua nhà ăn, nhà bếp

Trang 8

- Quản lý sử dụng kinh phí, tiền ăn, kinh phí thu từ tăng gia sản xuất, chănnuôi và các nguồn kinh phí khác đúng quy định.

- Thực hiện đầy đủ các mặt công tác chuyên môn của quản lý:

+ Vào sổ nhập, xuất lương thực, thực phẩm, số nhật ký tài chính

+ Tài chính công khai hàng ngày, khoá sổ cuối tháng, kết sổ cuối năm

+ Thanh quyết toán kinh phí tiền ăn và các khoản kinh phí khác theo qui định+ Thực hiện đúng chế độ bàn giao khi thay đổi nhân viên quản lý

- Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả mọi cơ sở vật chất quân nhu, thựchành tiết kiểm, chống thất thoát, hỏng hóc, tham ô, lãng phí Hàng tháng nắm chắckết quả nuôi dưỡng bộ đội để báo cáo chỉ huy đơn vị bình xét kết quả phong trào thiđua xây dựng bếp nuôi quân giỏi quản lý quân nhu tốt

- Thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống

* Nhân viên nấu ăn:

- Nhân viên nấu ăn là nhân viên quân nhu, dưới quyền chỉ huy, quản lý củabếp trưởng, có nhiệm vụ thực hiện mọi mặt công tác của bếp như chế biến, nấu ăn,nhà bàn theo sự phân công của bếp trưởng, góp phần phục vụ bộ đội ăn uống trongmọi tình huống

- Nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công, hướng dẫn của bếp trưởng, đoànkết thống nhất, giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đầy đủ các chế độ, tiêu chuẩn, nộiqui nhà ăn, nhà bếp Tích cực tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm chống tham ô,lãng phí mọi vật chất trang bị quân nhu tại bếp

- Trực tiếp chế biến, nấu ăn tại bếp Có nghĩa vụ báo đảm vệ sinh an toànthực phẩm trong chế biến, nấu ăn, phục vụ bộ đội

- Có trách nhiệm trong bảo quản, giữ gìn các trang bị, dụng cụ cấp dưỡng,thực hiện nghiêm chế độ bàn giao dụng cụ cấp dưỡng giữa các ca trực

- Có tinh thần, thái đội phục vụ tận tình, chu đáo với tinh thần “Ăn ngon đâu phải thêm tiền, cũng tiêu chuẩn ấy cộng thêm nhiệt tình”.

Trang 9

- Thường xuyên gương mẫu chấp hành, nhắc nhở mọi người nghiêm chỉnhthực hiện nội quy nhà ăn, nhà bếp Xây dựng nếp sống văn minh, chính quy trongphục vụ ăn uống.

- Tích cực tự giác học tập, học hỏi lẫn nhau, không ngừng nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ ăn uống cho đơn vị

Sơ đồ cán bộ, nhân viên bếp nuôi quân

4 Hoạt động những năm gần đây:

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và có hiệu quả của cấp ủy, chỉ huy phòngHậu cần, Bếp ăn khu thuộc phòng Hậu cần, đơn vị 161 trong 5 năm qua luôn bảođảm thực hiện tốt công tác bảo đảm ăn uống cho đơn vị và đơn vị bạn, luôn được cơquan cấp trên, Chỉ huy và cán bộ, nhân viên trong đơn vị đánh giá cao Bếp luôn đạtdanh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, là một trong bếp ăn tiêu biểu của của Quân đội, tiêubiểu cho phong trào “Xây dựng đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tôt” củađơn vị (năm 2011 được tặng Cờ thi đua dành cho đơn vị xuất sắc trong phong tràothi đua 2007-2010)

Các nhân viên tham gia các hội thi và thi tay nghề đạt kết quả tốt, nhiều đồngchí được khen thưởng Quá trình thực hiện nhiệm vụ, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹthuật để nâng cao chất lượng công tác phục vụ bộ đội

NVChế biến chính

NV Đứng bếp phụ

NV Phục vụbàn

NV Tạp vụ

Trang 10

II TỔ CHỨC, SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN.

Tổ chức lao động trong bếp ăn là hệ thống các biện pháp sử dụng có kếhoạch và hợp lý nhất sức lao động của các nhân viên phục vụ để sử dụng triệt đểthời gian lao động nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng phục vụ bộ đội

Trong khoảng thời gian 02 tháng tôi nhận thấy công việc tổ chức sản xuất tạiđơn vị nổi lên một số nét như sau

1 Tổ chức sản xuất:

Nguyên tắc tổ chức lao động trong bếp ăn:

1.1 Tổ chức lao động dựa trên cơ sở những kiến thức khoa học kỹ thuật ănuống và những kinh nghiệm tiên tiến đã được phổ cập rộng rãi, để áp dụng nhữngthành tựu đó vào sản xuất bữa ăn

1.2 Tổ chức kết hợp giữa kỹ thuật và con người trong quá trình sản xuất.1.3 Đảm bảo sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lao động vàtrang thiết bị dụng cụ, lương thực thực phẩm và chất đốt trong bếp ăn Không ngừngnâng cao năng xuất lao động

1.4 Tạo ra những điều kiện đảm bảo và việc giữ gìn sức khỏe cho người laođộng Giáo dục ý thức lao động tự giác cho mọi nguời trong bếp ăn

1.5 Bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình lao động

Kế hoạch tổ chức sản xuất bữa ăn:

Kế hoạch tổ chức sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố sản xuất (sức laođộng, công cụ lao động) một cách cân đối và hợp lý trong phạm vi bếp ăn theo kếhoạch đã được định trước

Nhiệm vụ tổ chức sản xuất trong bếp ăn:

- Phải đảm bảo đủ về số, chất lượng sản phẩm ăn uống, đảm bảo mức tối đacác chất dinh dưỡng và nhiệt lượng trên cơ sở tiêu chuẩn định lượng của từng đốitượng

- Xác định đúng đắn các mối quan hệ trong quá trình sản xuất giữa các tổ, bộphận thành một dây chuyền thống nhất thực hiện tốt kế hoạch ăn uống đã đặt ra

- Tổ chức sản xuất hợp lý, chú ý các nhân tố, đặc điểm từng loại lương thựcthực phẩm, chế độ làm việc của từng đơn vị

Trang 11

Yêu cầu tổ chức sản xuất trong bếp ăn:

- Đủ diện tích nơi làm việc, bố trí trang thiết bị, dụng cụ hợp lý, chính quythống nhất

Bố trí các nơi làm việc phải liên quan chặt chẽ theo một dây chuyền sản xuấtphù hợp với quy trình kỹ thuật, để giảm bớt thời gian đi lại của nhân viên, thực hiệntriệt để nguyên tắc riêng rẽ một chiều trong sản xuất

Tổ chức sản xuất phải có đủ trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho quá trình sảnxuất dụng cụ trang bị bảo hộ cho người sản xuất

Tổ chức quy trình sản xuất:

Chuẩn bị kế hoạch (thực đơn)

Chuẩn bị lương thực thực phẩm, trang thiết bị, dụng cụ cấp dưỡng, chấtđốt…

Tổ chức thực hiện chế biến, nấu ăn

Bố trí tổ, nhóm nuôi quân trong một ngày làm việc:

- Phân công, phân ca:

Để tổ chức tốt phải phân công lao động hợp lý, bảo đảm kỹ thuật và dâychuyền sản xuất

Phân công lao động có thể chuyên sâu và luân phiên trong đó lấy chuyên sâu

là chính, đồng thời kết hợp với luân phiên để bồi dưỡng nâng cao tay nghề

Nhân viên nấu ăn đảm nhiệm các ca, như sau mỗi ca thông thường = 02người

Nấu sáng: do một người đảm nhiệm (quân số ăn ít)

Nấu chính: nấu các món ăn chính

Phụ nấu: hỗ trợ ca nấu chính

Chế biến: sơ chế lương thực thực phẩm

Nhà bàn: thực hiện công tác bày bàn, phục vụ bộ đội, khi bộ đội ăn tập trungthì sử dụng cả người của các ca khác

Cơ động: thực hiện các nhiệm vụ còn lại, sẵn sàng bổ sung cho các ca khi cóngười nghỉ

Trang 12

Chăn nuôi, chế biến: chăn nuôi lợn tận dụng thức ăn thừa và chế biến (làmđậu phụ, giết mổ lợn, ngâm ủ giá đỗ ).

Khi hết giờ làm việc, một ca sẽ luân phiên ở lại phục vụ bộ đội ăn chiều.Lao động khác:

Bếp trưởng = 01 người

Kế toán (quản lý) = 01 người

Thủ kho = 01 người (kiêm nhiệm: ngoài thực hiện nhiệm vụ chính còn thamgia các công tác khác tại bếp)

Tiếp phẩm = 01 người (kiêm nhiệm: ngoài thực hiện nhiệm vụ chính còntham gia các công tác khác tại bếp)

* Nội quy nhà ăn, nhà bếp:

- Cán bộ, nhân viên nhà ăn phải nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ Bảoquản tốt lương thực, thực phẩm, chất đốt; cân đong, đo đếm chính xác, có sổ ghichép nhập xuất đầy đủ; không lãng phí tham ô; thực hiện kinh tế công khai hàngngày, hàng tháng

- Phải bảo đảm phục vụ bộ đội ăn cơm đúng giờ quy định, ăn nóng, hợp vệ

sinh Nhà ăn, nhà bếp phải thường xuyên gọn gàng, sạch sẽ với khẩu hiệu: “Làm đâu gọn đấy, đứng dậy sạch ngay”.

- Quân nhân phải ăn uống đúng giờ quy định, người đi ăn sớm hơn hoặc muộhơn phải có lý do và được chỉ huy đơn vị đồng ý và báo trước để nhà bếp phục vụ

- Vào nhà ăn quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ, không được mặc quần đùi,áolót ba lỗ; ngồi ăn đúng vị trí quy định, không ngồi lộn xộn Hạ sỹ quan, chiến sỹ vàonhà ăn phải xếp hàng, có người phụ trách, váo ăn theo từng hàng, từng mâm

- Khi ăn không được ốn ào, nói chuyện, cười đùa…, bảo đảm vệ sinh chung,không gác chân lên ghế, không đổ cơm, thức ăn xuống bàn, nền nhà; thực hiện nếpsống văn minh, văn hoá trong ăn uống

- Khi ăn xong, xếp gọn xoong, bát, đĩa, đũa, muôi trên bàn, không tự ý mangtrang bị, dụng cụ cấp dưỡng ra khỏi nhà ăn, nhà bếp

Trang 13

- Mọi người trong đơn vị phải đến ăn cơm tại nhà ăn Người ốm, đau không

đi ăn được, mang cơm về nhà phải được sự nhất trí cuae quân y đơn vị, trực ban vàngười phụ trách bếp, khi ăn xong phải mang trả đủ dụng cụ cấp dưỡng

- Người ăn không có nhiệm vụ không được vào khu vực chế biến, nấunướng

- Mọi quân nhân trong đơn vị phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nhà ăn,góp phần xây dựng bếp nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt

* Chế độ thực đơn:

Thực hiện chế độ thực đơn là tiến hành bảo đảm ăn uống có kế hoạch đểphục vụ bộ đội ăn uống kịp thời, chất lượng tốt trên cơ sở tiền ăn và các yếu tố cóliên quan

Nội dung của chế độ thực đơn gồm:

Nhà ăn phải xây dựng thực đơn cho từng đối tượng từng ngày, từng tuần phùhợp với tiêu chuẩn tiền ăn, khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm và các yếu tốkhác

Thực đơn ăn uống do quản lý nhà ăn lập, khi xây dựng xong phải báo cáongười chỉ huy phân đội để phê chuẩn

Cùng với xây dựng thực đơn phải lập kế hoạch bảo đảm thực phẩm tuần đểhợp đồng tiếp nhận với trên (nếu trên bảo đảm), khai thác, sử dụng sản phẩm tănggia, sản xuất chế biến để nấu ăn theo thực đơn

Nhân viên, chiến sỹ nuôi quân phải thực hiện các món ăn được bếp trưởngphân công; chế biến, nấu ăn bảo đảm chất lượng tốt theo thực đơn, không được tùy

ý thay đổi

* Chế độ kiểm thực ba bước:

Để bảo đảm vệ sinh, an toàn trong ăn uống trước hết phải bảo đảm vệ sinh antoàn lương thực, thực phẩm, thức ăn, nước uống Biện pháp để tiến hành là thựchiện chặt chẽ chế độ kiểm thực ba bước: kiểm tra lương thực thực phẩm trước khinhập kho, trước khi xuất để nấu ăn, thức ăn nấu xong cũng phải được kiểm tra trướckhi bộ đội ăn Cụ thể:

Trang 14

Chỉ nhập vào kho những vật phẩm bảo đảm yêu cầu về chất lượng để bảoquản và nấu ăn được Những thực phẩm đã ôi thiu, chất lượng kém không dùng đểnấu ăn cho bộ đội Tiến hành nhập, xuất phải thực hiện giao nhận tay ba.

Thức ăn, nước uống do nhân viên, chiến sỹ chế biến, nấu xong trước khi cho

bộ đội ăn cũng phải được kiểm tra vệ sinh đảm bảo an toàn cho ăn uống

* Chế độ ăn uống theo khoa học:

Bảo đảm ăn uống theo khoa học là phải đảm bảo đầy đủ nhu cầu về nhiệtlượng, dinh dưỡng, bố trí thời gian ăn, cơ cấu bữa ăn hợp lý, thực hiện ăn nóng,uống sôi

Thực hiện chế độ này phải: Bảo đảm ăn uống phải trên cơ sở tiền ăn của cácđối tượng, sử dụng có hiệu quả tiền ăn

Nhân viên, chiến sỹ nấu ăn khi tiếp nhận lương thực, thực phẩm cho nhu cầubảo đảm ăn uống của đơn vị phải kiểm tra chất lượng từng loại trước khi đưa vàochế biến, nấu ăn

Tùy theo điều kiện cụ thể để xác định thời gian ăn cho từng bữa, từng ngày;

cơ cấu bữa ăn cho phù hợp (2 - 4 - 4) Trong điều kiện thường xuyên phải xác địnhthời gian từng bữa, cơ cấu bữa ăn hàng ngày phải ổn định

Nhân viên, chiến sỹ nấu ăn phải nắm chắc thời gian ăn từng bữa trong ngày

* Chế độ công khai tài chính:

Mục đích: để cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị nắm được tiêu chuẩn đượchưởng, đánh giá kết quả bảo đảm

Nội dung công khai gồm: công khai về tiêu chuẩn, định lượng lương thực,thực phẩm, tiền ăn theo quy định hiện hành, tăng thêm (nếu có); công khai hàngngày, sử dụng tiền ăn và bảo đảm lương thực, thực phẩm hàng tháng

Biện pháp thực hiện:

Trước hết, đơn vị phải phổ biến, thông báo tới người ăn biết được tiêu chuẩn,quyền lợi được hưởng nhất là khi có sự điều chỉnh, bổ sung về định lượng, tiêuchuẩn, tiền ăn

Trang 15

Hàng ngày, quản lý nhà ăn phải chuẩn bị nội dung báo cáo thông qua chỉ huy

để lên bảng công khai tài chính kịp thời, bảng công khai tài chính phải được treo ởnơi mà người ăn tiện theo dõi

Hàng tháng thực hiện tịnh kho cuối tháng, lập biên bản Quản lý nhà ăn hoànthành sổ sách, tổ kinh tế kiểm tra, chỉ huy đơn vị thông qua, hoàn chỉnh báo cáocông khai sử dụng tiền ăn và bảo đảm lương thực, thực phẩm hàng tháng để báo cáo

ở hội nghị dân chủ kinh tế ở đơn vị

* Chế độ kiểm điểm rút kinh nghiệm:

Mục đích: để kịp thời đánh giá đúng ưu khuyết điểm, tìm nguyên nhân và cóbiện pháp nâng cao kỹ thuật chế biến, nấu ăn, chất lượng phục vụ bộ đội ăn uốngcủa đội ngũ nhân viên, chiến sỹ nấu ăn, nhà ăn phải duy trì thực hiện chế độ nàythành nền nếp

Nội dung của chế độ này là:

Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng phải tổ chức thực hiện kiểm điển rút kinhnghiệm về tinh thần thái độ, trách nhiệm của các cán bộ, nhân viên, chiến sỹ trongnhà ăn, kết quả chất lượng công tác của nhà ăn Cụ thể:

Hàng ngày nhân viên, chiến sỹ nấu ăn kịp thời rút kinh nghiệm về tình hìnhkết quả chế biến nấu ăn, phục vụ bộ đội ăn uống, để làm tốt hơn cho ngày sau Bếptrưởng chủ động tiến hành kịp thời trao đổi với cá nhân, bộ phận có liên quan Các

bộ phận, nhân viên, chiến sỹ nấu ăn cũng cần đề đạt những vấn đề còn vướng mắctrong quá trình chế biến, nấu ăn để bếp trưởng có hướng giải quyết phù hợp

Hàng tuần vào đầu tuần sinh hoạt nhà ăn để rút kinh nghiệm tuần trước, phổbiến công tác, giao nhiệm vụ thực hiện tuần này, do chỉ huy nhà ăn tổ chức Nhânviên, chiến sỹ ở nhà ăn thông qua buổi sinh hoạt, phản ánh với chỉ huy nhà ănnhững nội dung thực hiện được và chưa được cần giải quyết tiếp ở tuần sau

Hàng tháng vào đầu tháng sinh hoạt nhà ăn để kiểm điểm, rút kinh nghiệmtháng trước, phổ biến kế hoạch công tác tháng Nội dung này do chỉ huy nhà ăn tổchức Các nhân viên, chiến sỹ nấu ăn được dân chủ phát biểu đóng góp những ýkiến của mình

Nội dung quản lý trong nhà ăn quân đội

Trang 16

Quản lý lương thực:

Lương thực là một trong những vật chất thiết yếu để bảo đảm ăn uống hàngngày, sử dụng thường xuyên, có số lượng lớn ở nhà ăn Quản lý lương thực ở nhà ănphải chặt chẽ về số lượng, chất lượng, giá cả từ khâu tiếp nhận, vận chuyển, bảoquản đến sử dụng, thanh toán và báo cáo

Quản lý thực phẩm:

Thực phẩm để bảo đảm ăn uống bao gồm nhiều loại vật phẩm Quản lý thựcphẩm phải làm tốt từ khâu tạo nguồn, tiếp nhận, bảo quản đến sử dụng Ngay từkhâu tạo nguồn, tiếp nhận phải bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng (tươi ngon), giá

cả hợp lý

Quản lý tiền ăn và kinh phí nghiệp vụ ở nhà ăn:

Tiền ăn (hay còn gọi là kinh phí ăn) là số tiền theo tiêu chuẩn của các đốitượng ăn trong nhà ăn, dùng để mua lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chonhu cầu ăn uống; ngoài ra tiền ăn ở nhà ăn còn được bảo đảm cho một số khoảnkinh phí quân lương khác (tạp chi cấp dưỡng, sửa chữa lò bếp)

Quản lý dụng cụ, trang bị nhà ăn:

Dụng cụ, trang bị trong nhà ăn có vai trò rất quan trọng, là điều kiện vật chấtcần thiết để chế biến, nấu ăn và phục vụ bộ đội ăn uống; các vật phẩm này dễ hưhỏng, mất mát trong quá trình sử dụng, quản lý phức tạp

Mọi nhân viên phải thực hiện nghiêm túc các chế độ quản lý, nếu làm tốt sẽđược khen thưởng, nếu thực hiện không tốt sẽ bị xử lý theo quy định của Quân đội

2 Tổ chức kỹ thuật:

- Sơ đồ khu sản xuất chế biến:

Trang 17

Quy trình chế biến: khi xây dựng nhà ăn nhà bếp thực hiện theo nguyên tắc

“riêng rẽ, một chiều”

+ Riêng rẽ: bố trí các phòng theo chức năng công việc, không đảo lộn nơinày với nơi khác nhằm giữ vệ sinh, bảo đảm an toàn trong ăn uống và bảo quảnđược lương thực thực phẩm

+ Một chiều: các phòng, các khu vực phải bố trí theo thứ tự công đoạn trongdây chuyền sản sản xuất tạo ra dòng chuyển động của nguyên liệu và người làmtheo một chiều, có tác dụng nâng cao năng suất lao động, bảo đảm được vệ sinh

Lương thực thực phẩm: sơ chế -> tinh chế -> gia nhiệt

Dụng cụ cấp dưỡng: kho -> nấu -> rửa -> nhập kho

Sơ đồ: Nơi làm việc quản lý -> kho -> sơ chế -> tinh chế -> chế biến nhiệt ->nơi để dụng cụ cấp dưỡng -> phòng chia -> phòng ăn -> rửa tay uống nước

- Trang thiết bị dụng cụ:

Bếp khu C có cơ bản đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo đảm ănuống cho bộ đội Từ các trang thiết bị phục vụ chế biến, nấu nướng đến chia ănphục vụ bộ đội Các trang thiết bị được bố trí, sắp xếp khoa học, hợp lý Cơ bản cáctrang thiết bị dụng cụ đều chế tạo từ inox và nhôm chất lượng tốt

Bộ phận bếp có khu sơ chế thực phẩm sống và thực phẩm chin riêng

Bếp được trang bị 02 tủ lạnh lớn để chứa thực phẩm

Nền nhà được lát bằng gạch chống trơn để tạo ăn toàn cho người lao độngkhi tham gia sản xuất; dễ lau chùi, khô thoáng tạo nên một không gian thoáng mát

Trong bếp có hệ thống bếp gas công nghiệp đặt theo một hàng dọc sát tường,mỗi bếp đặt cách xa nhau khoảng cách đủ để đảm bảo an toàn, không bị va chạmkhi chế biến Ngoài ra còn trang bị 01 tủ cơm điện, 01 tủ cơm gas (sử dụng khi mấtđiện) chuyên nấu cơm với số lượng lớn đạt chất lượng

Có khu rửa bát và sơ chế nguyên liệu riêng Xung quang bếp là rãnh thoátnước trôi hết các chất bẩn, dụng cụ xoong, nồi, chảo được bố trí gần nơi chế biếnnhiệt để tiện khi dùng đến và gần nơi vệ sinh để thuận tiện khi rửa Có tủ và giànđựng bát đĩa và các dụng cụ khác, tất cả đều làm bằng inox nên rất sạch sẽ và đảmbảo vệ sinh

Trang 18

3 Liệt kê một số thực đơn:

Thực đơn là bản liệt kê các món ăn trong một bữa, trong một ngày, một tuần(hay một đợt phục vụ) của một người hay nhiều người trong một bếp ăn tập trung

Thực đơn hàng ngày yêu cầu phải bảo đảm đủ nhiệt lượng là 3.500Kcal vàcân đối các chất dinh dưỡng theo từng đối tượng phục vụ

Thực đơn phải trên cơ sở tiền ăn và định lượng lương thực thực phẩm đượcquy định

Thực đơn phải phù hợp với thời tiết, khí hậu từng mùa

Thực đơn phải phù hợp với khẩu vị người ăn mỗi địa phương, lứa tuổi, vùngmiền dân tộc

Thực đơn phải phù hợp với đặc điểm, tính chất các loại bữa ăn (bữa phụ,chính, ăn thường xuyên, lễ tết

Thực đơn phải phù hợp với khả năng bảo đảm lương thực thực phẩm vàtrang thiết bị dụng cụ cấp dưỡng

Thực đơn phải phù hợp với trình độ phục vụ, tay nghề của nhân viên nấu ăn

và phục vụ trong nhà ăn, nhà bếp

Ví dụ thực đơn trong một tuần như sau:

- Canh rau dền bột tôm

- Rau cải luộc

Trang 19

- Trứng sốt càchua

- Canh rau cải

- Tôm rang

- Thịt kho tàu

- Nem rán

- Canh nước rau

- Rau cải luộc

- Cá biển rán

- Thịt nạc rim

- Chả lợn rim

- Canh rau dềnChủ nhật - Mỳ tôm - Su hào xào

Trang 20

(quản lý) dự trù lương thực thực phẩm để tiếp phẩm mua về, sau đó bếp trưởng chỉhuy việc chế biến, nấu ăn Kết quả tạo ra những bữa ăn đạt chất lượng, đảm bảođịnh lượng theo đúng quy định, không xảy ra trường hợp thừa thiếu hay thất thoátlãng phí, không ngừng nâng cao chất lượng bữa ăn cho bộ đội.

Thời gian đóng cửa, mở cửa nhà ăn thực hiện thống nhất theo quy định củaquân đội, cơ bản buổi trưa ăn tập trung vào một khoảng thời gian nhất định, cònbuổi chiều do đã hết giờ làm việc nên quy định thời gian ăn có nới lỏng hơn Thờigian làm việc của nhân viên thông thường bắt đầu từ 7h30 hàng ngày, các đồng chítrực kết thúc làm việc khi bộ đội ăn xong và sau khi đã dọn dẹp xong Buổi trưa ăn

từ 11h30 - 12h00, buổi chiều từ 17h00 - 18h30 Các buổi liên hoan, tiếp khách theo kế hoạch riêng

III VẬN DỤNG, SO SÁNH THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC.

1 Tổ chức lao động:

Tổ chức lao động tại cơ sở thực tập tại nhà ăn Quân đội luôn được xây dựngtheo hướng chính quy, vì vậy việc tổ chức lao động đã hợp lý, tuy nhiên cần nghiêncứu phân công, phân ca cho phù hợp với đặc điểm đơn vị và đặc điểm, trình độ độingũ nhân viên

Trình độ lao động tại cơ sở không đồng đều, một số người được đào tạo cóchuyên môn, còn lại phần lớn chưa được đào tạo, cho nên trình độ chuyên mônchưa đồng đều, cần tích cự thực hiện công tác huấn luyện, đào tạo để nâng cao trình

độ tay nghề

Nội quy, quy định được xây dựng trên cơ sở Điều lệnh, Điều lệ và kỷ luậtcủa Quân đội cho nên rất chặt chẽ, đòi hỏi mọi người phải có tinh thần trách nhiệmcao thì mới thực hiện được

2 Tổ chức sản xuất:

Công tác tổ chức sản xuất tại đơn vị luôn được cấp chỉ huy quan tâm lãnhđạo, chỉ đạo và được đầu tư đúng mức, do đó thường xuyên đạt chất lượng tốt, luônđược cấp trên và bộ đội ghi nhận, đánh giá cao

Trang 21

Các trang thiết bị trong nhà ăn, nhà bếp cơ bản đầy đủ, có một số trang thiết

bị hiện đại, phục vụ tốt công tác tại bếp Đơn vị đã đầu tư hệ thống bếp nấu, khuvực chế biến rộng rãi, thoáng mát Trang bị của nhân viên đầu bếp, nhà bàn, chếbiến đồng phục đầy đủ, sạch sẽ Nhà ăn của bộ đội luôn sạch sẽ, thoáng mát, khôdáo, không có côn trùng, ruồi muỗi Hệ thống ghế, bàn ăn, khăn phủ bàn được trang

bị đồng bộ, luôn được giặt giũ sạch sẽ, thơm tho Hệ thống quạt điện, điều hoà phục

vụ bộ đội ăn uống mùa hè luôn bảo đảm tốt

Công tác kế toán (quản lý) được duy trì chặt chẽ, thường xuyên được sựkiểm tra của cơ quan chức năng và theo định kỳ thông báo công khai trước quânnhân cho nên luôn được thực hiện tốt

3 Xây dựng một số thực đơn:

Qua thời gian thực tập 2 tháng, được sự tận tình chỉ bảo của các cán bộ, nhânviên quân nhu đơn vị, em đã học hỏi một số món ăn ngon thường xuyên phục vụ bộđội và một số món ăn đặc biệt để tiếp khách, liên hoan của đơn vị

3.1 Một số món ăn thông thường:

Món 1 Nộm gỏi tôm đu đủ.

Ngày đăng: 29/08/2014, 08:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cán bộ, nhân viên bếp nuôi quân - Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành kỹ thuật chế biến nấu ăn
Sơ đồ c án bộ, nhân viên bếp nuôi quân (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w