1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn: sổ tích lũy chuyên môn tiếng anh

54 1,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 546 KB

Nội dung

Điểm đáng chú ý thứ nhất là tiếng Na Uy cổ và tiếng của người Anglo-Saxon có cùng gốc Đức, do đó những người này có thể giao dịch với nhau để tạo ra những ảnh hưởng sâu đậm trong ngôn ng

Trang 1

Lời nói đầu

Môn Anh văn là một môn khó học đối với đối tượng học

trò ở nông thôn Với điều kiện dạy và học thiếu thốn các phương

tiện dạy – học đặc thù: phòng Lab (phòng nghe nhìn), máy vi tính,

đèn chiếu, phòng thư viện với đầy đủ các loại sách hổ trợ … cho

nên việc dạy và học càng thêm khó khăn Là một giáo

viên mới ra trường, khắc phục vấn đề này thật khó.

Tuy nhiên, trong điều kiện của mình tôi tìm

cách khắc phục điều này bằng nhiều hình thức để học

sinh của mình có thể tiếp cận môn Ngoại ngữ một

cách dễ dàng hơn.

Trong quá trình giảng dạy bộ môn Anh Văn, để thêm phong

phú về kiến thức bộ môn và phương pháp giảng dạy, tôi đã sưu tầm

từ nhiều ngồn tư liệu từ Internet, bạn bè, đồng nghiệp các phương

pháp dạy học kỹ năng nghe, đọc, viết và viết vào đây để làm tư liệu

riêng cho mình Trong tập “Sổ tích lũy chuyên mơn” này tôi

sưu tầm vào đây những nội dung chính sau:

1 Lịch sử của Tiếng Anh.

2 Phương pháp học.

3 Phương pháp dạy.

4 Các vấn đề khác.

Trang 2

Tiếng Anh

Tiếng Anh (English) là một thứ tiếng thuộc nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ

gốc Đức (thuộc về hệ Ấn-Âu), đã du nhập vào Anh qua các thứ tiếng của nhiều dân xâm chiếm vào thế kỷ thứ 6 Tiếng Anh truyền khắp nơi dưới chủ nghĩa thực dân trong thời kỳ thịnh vượng của Đế quốc Anh, từ đảo Anh qua nước Úc, Canada, Hồng Kông, New Zealand, Hoa Kỳ, và một số nơi khác.

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông thứ ba trên thế giới và là ngôn ngữ bản địa của khoảng 402 triệu người vào năm 2002 Tiếng Anh trở thành "ngôn ngữ phụ" quan trọng nhất và ngày càng được nhiều người học sử dụng Từ đây, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng tiếng Anh đã mất dần vai trò là biểu tượng văn hóa độc quyền của những người nói tiếng Anh, thay vào đó, nó tập hợp những nét văn hóa khác nhau trên thế giới Một số nhà nghiên cứu khác thì đưa ra nhận xét rằng theo thời gian tiếng Anh sẽ không đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu về giao tiếp của tất cả mọi người.

Tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhờ vào ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, chính trị và văn hóa Ở nhiều nước sinh viên bị bắt buộc phải học tiếng Anh để đi làm.

Tiếng Anh (English)

Được nói tại: Anh, Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand và 100 nước khác Vùng: Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc Châu

Số người nói như tiếng mẹ

Ngôn ngữ chính thức tại: Xem #Phân bổ địa lý

Điều hành bởi: Không có, tuy vậy Từ điển tiếng Anh Oxford (OED) vẫn

quan trọng lắm

Trang 3

Tiếng Anh là hậu thân của một ngôn ngữ chung của các giống người Angle, Saxon

và Jute – thường được gọi chung là người Anglo-Saxon Ba giống dân này thuộc giống người Đức, từng sống ở Đức, nhưng một số được vua Vortigern mời sang Anh vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 để giúp ông ta trong cuộc chiến chống người bản

xứ Pict Sau khi chiến thắng, (người Pict ngày nay không còn nữa) những người này được phép ở lại và đã mở đầu cho một cuộc "xâm chiếm" đảo Anh khi thêm nhiều người Anglo-Saxon di cư sang hòn đảo này Họ định cư vào vùng đông-nam của đảo, trở thành số đông và làm ngôn ngữ của một giống dân bản xứ khác trên đảo, người Celt, đi đến tình trạng gần như mai một.

Ngôn ngữ của ba giống người Anglo-Saxon này rất giống tiếng Frysk và được dùng tại đảo Anh trong 5 thế kỷ tiếp theo sau đó Trong thời gian này, tiếng Na Uy cổ đã

có một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tiếng Anh vì có một số người Viking – một giống dân nói tiếng Na Uy cổ và rất nổi tiếng về mạo hiểm và xâm lăng – cũng đến xâm chiếm và định cư tại Anh bắt đầu từ thế kỷ thứ 9 Chiến tranh giữa người Anglo-Saxon và người Viking xẩy ra thường xuyên vì sự tranh dành đất đai Các vua của người Anglo-Saxon thường phải chạy sang xứ Normandy, tại phía bắc của nước Pháp, để tránh chiến tranh Một vị vua, Aethelred, còn lấy con gái của quận công của Normandy để đổi lấy sự giúp đỡ của ông này Điểm đáng chú ý thứ nhất là tiếng Na Uy cổ và tiếng của người Anglo-Saxon có cùng gốc Đức, do đó những người này có thể giao dịch với nhau để tạo ra những ảnh hưởng sâu đậm trong ngôn ngữ Điểm đáng chú ý thứ hai là tên của tiếng Anh (English), của nước Anh (England) và của nhiều địa danh tại đó có gốc từ tên Angle của người Angle Tiếng Anh phát triển trong thời gian này, khoảng thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 11, được gọi là tiếng Anh thượng cổ (Old English).

Khi vị vua cuối chết không có con kế tự vào năm 1066, người Anglo-Saxon đề cử một người trong nhóm họ có tên là Harold Godwinson lên làm vua Tuy nhiên vua Harald III của Na Uy, tuy là người Viking nhưng có liên hệ họ hàng với người Anglo-Saxon chính ở Đức, cũng muốn có thêm ngôi vua xứ Anh Harald III kéo quân sang chiếm đóng vùng phía bắc của đảo Anh vào giữa năm 1066 nhưng chẳng bao lâu thì bị Harold Godwinson đánh bại tại trận chiến Stamford Bridge Harald III

tử trận và từ đó người Viking bỏ hẳn ý định xâm chiếm đảo Anh Trong khi đó, về phía nam, quận công William của Normandy cũng tuyên bố là ngôi vua xứ Anh phải thuộc về ông ta vì ông ta là người cháu của bà vợ của vua Aethelred Quận công William mang quân sang chiếm vùng phía nam của đảo, đánh bại Harold

Trang 4

Godwinson tại trận chiến Hasting và trở thành vua của xứ Anh Tiếng Anh từ đó chịu thêm ảnh hưởng của tiếng Pháp và tiếng Latinh, dưới các triều đình người Norman đến từ Normandy Các nhà ngôn ngữ học gọi tiếng Anh phát triển trong ba thế kỷ sau năm 1066 là tiếng Anh trung cổ (Middle English).

Hai quyển sách nổi tiếng được viết bằng tiếng Anh thượng cổ và tiếng Anh trung cổ

là Beowulf (một truyện dài kể lại dưới dạng thơ, viết vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 10) và The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer.

Tiếng Anh cận đại (Modern English) được các nhà ngôn ngữ học cho là bắt đầu vào thế kỷ thứ 16 và người có công nhất trong sự tiến triển này là nhà văn hào nổi tiếng của văn chương Anh: William Shakespear Đây chính là tiếng Anh được dùng phổ thông trên thế giới hiện nay.

Nhiều nhà ngôn ngữ học còn chia tiếng Anh cận đại thành tiền cận đại (Early Modern) và cận cận đại (Late Modern) Tiếng Anh cận cận đại diễn ra vào đầu thế

kỷ thứ 19 khi Đế quốc Anh có thuộc địa trên khắp hoàn cầu Tiếng Anh do đó trải qua thêm một biến đổi khá lớn nữa vì nó không những trở thành một ngôn ngữ quan trọng trên thế giới mà còn thâu nhập rất nhiều ngôn từ của các nền văn hóa khác nhau.

Phân loại và các ngôn ngữ liên hệ

Các nhà ngôn ngữ học liệt kê tiếng Anh vào nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ gốc Đức của hệ Ấn-Âu.

Ngôn ngữ gần tiếng Anh nhất là tiếng Scots và tiếng Frysk Tiếng Scots (hay Lallans) – dùng tại các vùng đất thấp của Scotland và có gốc Anglo-Saxon – khác hẳn với tiếng Gaelic tại Scotland – dùng tại các vùng đất cao của Scotland và có gốc bản địa Celt Trong khi đó, tiếng Frysk hiện đang được dùng tại tỉnh Fryslân của Hà Lan, tại vài vùng thuộc Đức lân cận với Fryslân và tại vài hòn đảo nằm trong biển Bắc của Anh.

Sau đó là tiếng Hạ Saxon (hay Nedersaksisch) dùng tại miền đông của Hà Lan và miền bắc của Đức Xa thêm một chút là tiếng Hà Lan, tiếng Hà Lan tại Nam Phi (hay Afrikaans), tiếng Đức và các ngôn ngữ Bắc Âu như: tiếng Na Uy, tiếng Thụy Điể n , tiếng Đan Mạch , nhưng không bao gồm tiếng Phần Lan.

Phân bổ địa lý

Trong số 402 triệu người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, vào khoảng 71% nói tiếng Anh Mỹ, 15% nói tiếng Anh Anh quốc, 7% nói tiếng Anh Canada và phần còn lại nói các loại tiếng Anh khác.

Trang 5

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại các quốc gia và vùng lãnh thổ sau: Anh, Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Bermuda, Caymans, Dominica, Gibraltar, Grenada, Guam, Guyana, Hoa Kỳ, Jamaica, Montserrat, St Lucia, Saint Kitts và Nevis, Saint Vincent và Grenadines, Trinidad và Tobago, Turks và Caicos, Úc, Virgin thuộc Anh và Virgin thuộc Mỹ.

• Điểm đặc biệt của Anh và Hoa Kỳ là tuy hai nơi này có số người nói tiếng Anh đông nhất thế giới nhưng cả hai đều không ra luật tuyên bố đây là ngôn ngữ chính thức của họ

Các nước dùng tiếng Anh cùng với các ngôn ngữ chính thức khác là: Ireland (cùng với tiếng Ái Nhĩ Lan), Ấn Độ (cùng với tiếng Hindi và 21 tiếng khác nữa), Belize (cùng với tiếng T ây Ban Nha ), Canada (cùng với tiếng Pháp), Hồng Kông (cùng với tiếng Quan Hỏa), Nam Phi (cùng với các tiếng Afrikaans, Ndebele, Bắc Sotho, Nam Sotho, Swazi, Tsonga, Tswana, Venda, Xhosa và Zulu), Nicaragua (cùng với tiếng Tây Ban Nha), Peurto Rico (cùng với tiếng Tây Ban Nha), Singapore (cùng với các tiếng Quan Thoại, Mã Lai và Tami l ), New Zealand (cùng với tiếng Maori), Scotland (cùng với tiếng Scots và tiếng Gaelic tại Scotland).

Các nước có tiếng Anh như một ngôn ngữ chính thức tuy rằng số người dùng nó như tiếng mẹ đẻ rất ít là: Anguilla, Aruba, Botswana, Cameroon, Eritrea, Ethiopia, Fiji, Gambia, Ghana, Kenya, Kiribati, Lesotho, Liberia, Malawi, Malta, Marshall, Mauritius, Micronesia, Namibia, Nigeria, Pakistan, Palau, Papua New Guinea, Philippines, Rwanda, Samoa, Seychelles, Solomon, Somalia, Swaziland, Tonga, Uganda, Zambia và Zimbabwe.

Có một số nước dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính trong văn kiện của chính phủ tuy không công nhận nó như một ngôn ngữ chính thức như: Angola, Brunei, Costa Rica, Israel, Lebanon, Mã Lai, Sierra Leone, Sri Lanka, Tanzania Ngoài ra

có một số các nước, hoặc dưới ảnh hưởng của Anh hoặc dưới ảnh hưởng của Mỹ, tuy không dùng tiếng Anh như một tiếng chính thức nhưng có một dân số dùng một loại "tiếng lai" (creole hay pidgin) giữa tiếng Anh và các tiếng địa phương.

Số người sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ phụ đã được ước lượng vào khoảng

từ 500 triệu đến 1 tỉ người ở khắp nơi trên hoàn cầu Tiếng Anh còn được dùng như một trong nhiều ngôn ngữ chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Liên minh Âu châu, Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc

tế (IMF), Ủy Ban Thế Vận Hội Quốc Tế (Olympics), Hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ, Khối Thịnh vượng chung Anh (The Commonwealth of Nations), Nhóm G8, Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Bưu chính Quốc tế

Trang 6

Các loại và các giọng tiếng Anh

Châu Á

• Tiếng Anh tại Ấn Độ

• Tiếng Anh tại Hồng Kông

• Tiếng Anh tại Mã Lai

• Tiếng Anh tại Phi Luật Tân

• Tiếng Anh tại Singapore

Châu Âu

• Tiếng Anh tại Ireland

o Giọng miền Bắc

o Giọng miền Nam

• Tiếng Anh Anh quốc

o Giọng BBC, giọng Hoàng gia (Received Pronunciation)

o Giọng miền Bắc

 Giọng Birmingham (Brummie)

 Giọng Geordie

 Giọng Merseyside (Liverpool hay Scouse)

o Giọng miền Đông Anglian

o Giọng miền Nam

• Tiếng Anh Carribean

• Tiếng Anh Jamaica

• Tiếng Anh Mỹ

o Giọng miền Đông-Bắc

 Giọng Boston

 Giọng New York-New Jersey

 Giọng khu Queens của New York

o Giọng miền Đông-Nam

 Giọng Nam Florida

Trang 7

o Giọng miền Nam

 Giọng New Orleans

 Giọng Texas

o Giọng miền Philadelphia-Delaware

o Giọng miền Tây

 Giọng Ca-li

 Giọng Hạ Uy Di (Hawaii)

o Giọng miền Trung-Tây

 Giọng St-Louis

• Tiếng Anh của người Mỹ gốc La tinh

• Tiếng Anh của người Mỹ gốc Phi

Châu Phi

• Tiếng Anh tại Liberia

• Tiếng Anh tại Nam Phi

• Tiếng Anh tại Zimbabwe

Châu Úc

• Tiếng Anh Tân Tây Lan

• Tiếng Anh Úc Đại Lợi

Quốc Tế

• Một vài loại tiếng Anh đơn giản đã được dùng bắt đầu từ thập niên 1970 trong các giao dịch quốc tế Trong đó có loại của Đài Phát thanh Hoa Kỳ (Voice of America) tự giới hạn chính họ với một bộ từ vựng gồm 1.500 từ

• Airspeak , Sea speak và Policespeak, cả 3 được đề nghị bởi Edward J ohnson

trong thập niên 1980, là các loại tiếng Anh đơn giản với một bộ từ vựng giới hạn Airspeak và Seaspeak được dùng trong lãnh vực hàng không và hàng hải quốc tế, trong khi Policespeak được dùng trong việc trao đổi dữ kiện giữa các lực lượng cảnh sát của các quốc gia không dùng chung một thứ tiếng

• Europanto , đề xuất bởi Diego Maran vào 1996, là một ngôn ngữ có từ vựng của nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng cú pháp dựa vào cú pháp của tiếng Anh

Từ khi Inter net phát triển trong thập niên 1980 đến nay, một loại tiếng Anh viết đã được phát triển và phổ biến bởi các người dùng Loại tiếng Anh đơn giản này dùng rất nhiều các chữ viết tắt và các dấu hiệu định trước (như dùng IMHO thay cho in

my humble opinion - theo ý kiến nông cạn của tôi, hay dùng dấu hiệu :) để phát biểu

sự khôi hài thân thiện của một đoạn văn) Cũng giống như các tiếng Anh đơn giản khác, loại tiếng Anh này có một bộ từ vựng tương đối giới hạn nhưng, khác với các tiếng khác, nó chủ trương thay đổi lối đánh vần phức tạp của tiếng Anh chính bằng một lối "phiên âm" đơn giản hơn (thí dụ ngay những từ đơn giản như you và for cũng được thay thế bằng U và

4).

Trang 8

Ghi dấu thiên niên kỷ mới

Chúng ta đã bước qua năm 2000 Vào thời điểm đó, khi mở bất kỳ tờ báo tiếng Anh nào cũng có thể bắt gặp những từ như Y2K (năm 2000 theo cách viết tắt của tiếng Anh) hoặc millenium (thiên niên kỷ) Tựa đề của bài viết mà các bạn đang đọc đây chính là bản dịch (có lẽ không thành công lắm) của tựa đề một bài viết đăng trên trang 16 của bản tin khoa học Australian Language Matters (no 3, vol 7 tháng 9/1999) của tác giả Pam Peters, nguyên bản tiếng Anh là "Dating the New Millenium" Cái tựa báo này quả thật là lắt léo, khi đã khéo chọn động từ date, một động từ đa nghĩa trong tiếng Anh mà theo tự điển The American Heritage Dictionary (phiên bản điện tử 3.0A, 1993) thì có mang những nghĩa sau:

1 To mark or supply with a date (ghi ngày tháng [lên hồ sơ vv])

2 To determine the date of (xác định ngày tháng chính xác [của một sự

3 To go on a date with (hẹn hò [với người yêu vv])

Cả ba nghĩa này đều có thể chấp nhận được trong tựa báo nêu trên, cho phép ta có thể dịch thành 3 cách: (1) Ghi lại ngày bắt đầu thiên niên kỷ mới; (2) Xác định ngày bắt đầu thiên niên kỷ mới (một vấn đề cho đến nay vẫn chưa có cách giải quyết ổn thỏa, vì theo khoa học thì thế kỷ 21 chỉ bắt đầu vào năm 2001, nhưng theo quan niệm phổ thông thì năm 2000

đã đánh dấu thiên niên kỷ mới rồi); và (3) hò hẹn với thiên niên kỷ mới (theo nghĩa so sánh sự chờ đợi thiên niên kỷ mới cũng háo hức như khi hò hẹn với người yêu) Tựa đề này quả là rất "đắt" theo các quy ước đặt tựa báo tiếng Anh: ít ngôn từ mà chuyển tải được nhiều ý nghĩa, lại thêm cách chơi chữ thú vị Nhưng nói tóm lại thì nội dung bài tác giả bài viết này định đề cập đến điều gì đây, ngoài sự cố máy tính Y2K mà hy vọng cho đến nay đã không còn là nỗi lo ngại của mọi người nữa?

Phải thừa nhận rằng dù năm 2000 có được coi là năm bắt đầu thế kỷ 21 hay không, nó vẫn là một năm đặc biệt với bao sự kiện đáng bàn cãi Với các nhà ngôn ngữ thì vấn đề đáng bàn hiện nay là năm 2000 cùng những thập niên đầu của thế kỷ 21ứ sẽ được đọc ra sao trong tiếng Anh Bởi vì,

cả trăm năm qua (kể từ năm 1901 đến nay) chúng ta vẫn quen với cách đọc năm trong tiếng Anh bằng cách ngắt con số 4 ký tự này ra thành 2 cụm đôi: từ 1901 (nineteen oh one) cho đến 1999 (nineteen ninety-nine) Khi đọc tên các thập niên của thế kỷ 20 này, người ta cũng đã quen vứt bớt cụm 19 ở phía trước để chỉ dùng the sixties (the 60s) thay vì the nineteen sixties (1960s), the nineties (the 90s) thay vì the nineteen

Trang 9

nineties (bởi tiết kiệm thế nên mới có cái gọi là sự cố Y2K!) Nay, bước sang thế kỷ 21, bỗng thấy các thói quen cả trăm năm bị xáo trộn cả!

Quả thật, trước hết là năm 2000 Nếu không kể năm 1900 có hai con số không ở đuôi thì cả trăm năm qua chúng ta chỉ quen thấy có một con số không trong các năm, (1901, 1902 đến 1909; 1910, 1920 đến 1990) Vậy

mà, đùng một cái bỗng thấy năm 2000 có một lúc đến 3 con số không liên tiếp, chẳng biết phải gọi ra sao (two thousand, hay twenty hundred, hay twenty oh oh)? Cách gọi các năm sau đó cũng phụ thuộc vào cách gọi năm 2000 (thí dụ nếu năm 2000 được gọi là two thousand thì năm 2001

sẽ được gọi là two thousand and one; nếu đọc 2000 là twenty hundred thì

2001 sẽ là twenty hundred and one; còn nếu 2000 được gọi là twenty oh

oh thì 2001 sẽ được gọi là twenty oh one vv) Quả là rắc rối, nhưng theo các nhà ngôn ngữ thì hình như cách đọc two thousand đang được coi là ứng cử viên sáng giá nhất cho năm đầu tiên (ừ, thì là năm chuyển tiếp) của thiên niên kỷ mới

Rồi thập niên đầu của thế kỷ 21, biết gọi sao bây giờ? Có thể gọi là the two thousands (2000s), hoặc the twenty hundreds, nhưng các cách gọi này

có vẻ hơi dài dòng Còn nếu theo cách gọi của thế kỷ trước, tức chỉ lấy 2

số chót của chuỗi 4 ký tự của năm đầu thập niên (theo kiểu thập niên

1990 được gọi bằng the 90s) thì ta sẽ có thập niên 00 Tất nhiên không

ai cấm dùng 2 số không để gọi thập niên đầu của thế kỷ 21 (mà thật ra trong thời đại vi tính hóa ngày nay, dùng cặp số 00 chính ra lại càng hay

vì trông giống số nhị phân của ngôn ngữ máy tính) Ðiều đáng nói ở đây

là con số không rỗng tuếch trong tiếng Anh lại cắc cớ có đến mấy tên gọi: zero, nought, hoặc oh Dùng từ nào bây giờ? The zeros, the oh ohs (!), hay là the noughties (cho hao hao cách đọc của the nineties)? Xu hướng có vẻ như là đang nghiêng về cách gọi the zeros, dường như là ảnh hưởng của cách gọi số không trong toán học/tin học thì phải Ðúng là thời đại vi tính!

Vẫn chưa hết Hãy còn các thập niên sau của thế kỷ 21 Liệu người ta sẽ gọi thập niên 2010 là two thousand and tens (theo cách gọi two thousand của năm 2000), hay sẽ trở lại cách ngắt đôi mà ta đã quen của thế kỷ 20

để gọi là twenty tens? Chưa ai biết chuyện gì sẽ xảy ra cả; tất cả còn phụ thuộc vào thiên niên kỷ mới ở các nước phương Tây lắm tiền nhiều của hiện đang thực hiện các cuộc thăm dò ý kiến để dự báo xem cách gọi nào sẽ là cách gọi của tương lai Nhưng điều chắc chắn nhất là có lẽ tất cả các cách gọi trên đây sẽ cùng tồn tại, để cho những học viên tiếng Anh

Trang 10

trên khắp thế giới phải điên đầu khổ sở, nếu như sự cố máy tính Y2K đáng sợ kia vẫn còn để họ sống sót trong thiên niên kỷ mới đầy biến cố.

Trang 11

Phần 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC

Phương pháp học sách giáo khoa

Mỗi người đều tìm mọi cách để được thành cơng (successful) hơn

Các giám đốc cơng ty quốc doanh tìm cách để cạnh tranh (compete) với những cơng ty nước ngồi muốn lấn chiếm thị trường trong nước; các giáo viên nỗ lực tìm cách dạy cho học sinh, sinh viên mở rộng (widen) kiến thức; các học sinh, sinh viên tìm mọi cách học để cĩ những kết quả học tập tốt hơn

Vậy làm thế nào bạn cĩ nhiều cơ hội (chance) hơn để thành cơng trong học tập? Bạn nên nhớ rằng dù cho mục tiêu (goal) của bạn là đạt kết quả tốt trong kì thi cuối cấp (final examination) ở trường phổ thơng, đại học hay trong một kì thi ở trường dạy nghề (vocational school) thì kế hoạch chuẩn bị về cơ bản cũng như nhau:

1 Lập kế hoạch (plan) những điều cần làm

3 Xem lại (review) những việc đã thực hiện

Bạn cần phải lập kế hoạch học trong sách thay vì chỉ đọc sách giáo khoa một lần duy nhất

KẾ HOẠCH CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TRƯỚC KHI HỌC TRONG SÁCH

• Tạo ra một mơi trường học tốt

• Thư giãn và cĩ thái độ học tích cực

• Nhớ lại lời giảng trong lớp

• Đọc lại những gì đã ghi chép trong lớp

• Đặt mục tiêu cho việc học theo sách

• Định trước phần phải đọc trong sách

• Ổn định tư tưởng

Trang 12

• Quyết định xem bạn cần đạt được điều gì sau khi học xong phần trong sách

Bạn nên tạo ra một môi trường (environment) tốt để học Tự đặt mình vào một khung cảnh (surroundings) sẽ giúp cho mình có khả năng tập trung (concentrate) tâm trí và có một dáng ngồi (posture) đúng cùng với thái độ sẵn sàng bắt đầu học

Nên thư giãn (relax) và có tinh thần làm việc tích cực (positive) Cần chuẩn bị cho sự thành công bằng cách đọc sách giáo khoa trong lúc tinh thần của bạn đang ở vào trạng thái tốt nhất Hãy có lòng tự tin (self–confidence) nơi mình, và tin rằng bạn sẽ có khả năng đọc tốt và hoàn thành được mục tiêu đã đề ra

Bạn cần kiểm tra lại lời giảng và những điều giáo viên hướng dẫn (instructions) trong lớp như: “Các em đọc tài liệu để chuẩn bị cho bài học kì tới” hay “Các em đọc để so sánh ý kiến của tác giả này với điều mà tôi đã giảng cho các em hôm nay và ôn lại tất cả tài liệu (material) mà chúng ta đã học để chuẩn bị cho kì thi sắp tới ”

Bạn hãy kiểm tra lại những điều đã ghi chép trong lúc nghe giảng bài và đọc lại những gì bạn đã ghi chép về bài học, hay về những bài đọc thêm

bổ sung cho bài học, tìm hiểu những đề tài (topic), ý tưởng (idea) mà bạn chưa hiểu, những từ (word) mà bạn chưa biết, hay các chi tiết về ngày, tháng và tên mà bạn phải điền (fill in)

Bạn cần đặt mục tiêu cho việc học trong sách giáo khoa Kết hợp (combine) những gì bạn đã đọc với mục tiêu mà bạn đặt ra Thí dụ, khi đọc để giải trí (entertainment) bạn không cần phải hiểu trọn vẹn những gì

đã đọc so với việc đọc để chuẩn bị cho một bài học về môn lịch sử (history) Những yêu cầu về việc đọc này cũng khác với việc đọc để chuẩn bị cho kì thi hóa học (chemistry)

Bạn hãy nắm vững các mục đích của mình trước khi bắt đầu đọc Phương pháp đọc này sẽ giúp bạn đạt được thành công, và không làm lãng phí (waste) thì giờ của bạn

• Đọc các đề mục lớn và tiểu mục

• Đọc các đoạn dẫn nhập và kết luận

Trang 13

• Đọc những từ hoặc cụm từ in đậm hay in nghiêng

• Tô màu/ Gạch dưới những từ chưa biết

• Xem xét các hình vẽ

• Xem lại các phần tóm tắt ở cuối mỗi chương và phần câu hỏi

Hãy tìm mọi cách để hiểu được các ý tưởng chính (main idea) và bố cục (organization) của tài liệu đang đọc Sau đấy bạn cần sắp xếp các suy nghĩ (thought) của bạn, dựa vào nội dung các chương, các đề mục lớn, và các tiểu mục Ghi ra giấy những chủ đề lớn mà bạn sắp sửa đọc Kế đến, viết vài lời về điều mà bạn thu hoạch được về mỗi chủ đề đã đọc

Bạn cần nắm vững những điều muốn biết sau khi đọc xong Nếu thấy rằng đọc mà chẳng đạt được thông tin gì cụ thể thì có lẽ không nên đọc thì hơn Một trong những phương pháp giúp cho việc đọc tìm những thông tin cụ thể là dựa vào vấn đề được nêu ra trong từng chương (chapter), đề mục (heading), hay tiểu mục (subheading), đặt ra câu hỏi và đọc để trả lời những câu hỏi này

TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP HỌC TRONG SÁCH

• Tập trung vào việc học trong sách

• Kiểm tra mức đọc hiểu trong lúc học

• Diễn đạt lại những ý tưởng trong sách theo cách nói của mình

• Hình dung những điều đã đọc thành các hình ảnh, biểu đồ,v.v

• So sánh những gì đang học trong sách với điều đã biết

• Trả lời các câu hỏi mà bạn đã thắc mắc trước lúc học

• Củng cố lại mức đọc hiểu khi cần thiết

• Tìm cách giải thích những từ hoặc điều chưa biết

• Bảo lưu những gì chưa hiểu và hi vọng những điều đó sẽ tự sáng tỏ sau khi học xong

• Đọc lại một phần nào đó của nội dung sách

• So sánh thông tin học được trong sách với thông tin đã ghi chép hay thông tin từ một nguồn tài liệu khác

Bạn cần diễn đạt lại các ý tưởng trong sách theo cách nói của mình (in your own words) Cuối mỗi câu (sentence) hay mỗi đoạn (paragraph) bạn nên tóm tắt lại Hãy hình dung ra những gì tác giả muốn nói trong sách Sau đó so sánh những gì bạn đọc được trong sách với kiến thức (knowledge) mà bạn đã biết

Trang 14

Bạn hãy tự hỏi xem thông tin mà bạn đọc được có khớp với những điều

mà bạn đã biết hay không, và thông tin đó có giúp bạn củng cố (reinforce) lại kiến thức có trước khi đọc hay không Liệu thông tin trong sách có gì mâu thuẫn (contradict) hay bổ sung (add) vào kiến thức của bạn hay không

Nếu không hiểu được tài liệu đang đọc, bạn hãy dùng một trong những chiến thuật sau đây để chấn chỉnh lại việc học của mình:

• Giải thích những từ chưa hiểu Cố gắng tìm hiểu những từ mà tác giả dùng trong văn bản bằng cách kiểm tra lại văn cảnh (context), bảng chú giải thuật ngữ (glossary) ở cuối sách, những gì bạn đã ghi chép trong lớp, dùng từ điển, và sau cùng, nhờ người khác giúp

• Bạn hãy dùng các mục tiêu của từng chương hay hệ thống các đề mục và tiểu mục Đọc lại các đoạn văn mà bạn chưa rõ để giúp hiểu được các ý tưởng, khái niệm (concept) cần biết

• Xem lại các bảng, biểu đồ, đồ thị có liên quan với nội dung bản văn, nhất là đọc những lời chú thích bên dưới các bảng, biểu đồ này xem chúng có giúp bạn hiểu được nội dung thông tin hay không

• Đọc lại từng phần trong sách, chú ý các câu, đoạn, với mục đích làm

rõ nội dung để trả lời các câu hỏi đã đề ra

• Nếu vẫn chưa hiểu, bạn hãy tiếp tục suy nghĩ và hi vọng rồi câu hỏi

sẽ được giải đáp trong những phần đọc tiếp theo Bạn hãy so sánh thông tin đọc được với những gì đã ghi chép trong lớp, hay từ một nguồn tài liệu (source) khác mà bạn đã đọc để tìm xem có cách nào khác giúp bạn hiểu rõ vấn đề hay không

• Sau cùng, nếu mọi cách đều không có kết quả, hãy nhờ một người khác giúp đỡ

ÔN LẠI NHỮNG CHIẾN THUẬT SAU KHI HỌC TRONG SÁCH

• Củng cố và tích hợp các thông tin

• Trả lời câu hỏi

• Tự trắc nghiệm

• Tham gia việc học nhóm

• Kiểm tra lại một lần nữa

Trang 15

• Quyết định xem bạn cần biết thêm thông tin gì

Bạn hãy kiểm tra lại những ý tưởng và câu trả lời mà bạn đã đạt được trong khi đọc Sử dụng những kết quả mà bạn đã đạt được trong khi làm

kế hoạch và thực hiện trong lúc học Sau đấy trả lời tất cả các câu hỏi dự kiến trong kế hoạch bằng cách viết các câu trả lời ra giấy hay trả lời miệng

Bạn hãy củng cố và tích hợp (integrate) các thông tin bằng cách kết hợp những kiến thức của bạn với những kiến thức mới học cùng với các thông tin do bạn ghi chép trong khi nghe giáo viên giảng bài để tạo ra một nội dung mạch lạc, hoàn chỉnh

Ngoài ra, bạn cũng nên tham gia vào việc học nhóm để thảo luận với các bạn cùng nhóm về điều mà bạn đã học được Bạn hãy thử ôn lại các khái niệm đã học với một bạn học, trao đổi (share) các thông tin ghi chép được, và làm các bài kiểm tra

Để tự kiểm tra mình, bạn hãy tự đặt câu hỏi kiểm tra hay nhờ một bạn học khác đặt câu hỏi để bạn trả lời Bạn hãy chuẩn bị những tấm giấy bìa cứng (flash card) để ghi các câu hỏi trên một mặt và mặt sau ghi câu trả lời Bạn có thể mang theo mình những tấm giấy bìa cứng này để xem khi rảnh rỗi

TIẾP TỤC QUY TRÌNH HỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Thường thì bạn có thể đạt được mục tiêu đề ra trong quy trình:

LẬP KẾ HOẠCH —> THỰC HIỆN —> KIỂM TRA LẠI

Khi học trong các sách ít trang hay khi đọc những sách quen thuộc, nhiều lúc bạn sẽ ngạc nhiên vô cùng khi nhận thấy kiến thức của mình có nhiều

lỗ hổng (gap)

Khi điều này xảy ra, bạn cần phải nhanh chóng lập lại một kế hoạch có thể giúp bạn lấp đầy các lỗ hổng này Bạn hãy đọc lại một phần nào đó trong sách mà bạn cần có thông tin, kiểm tra lại, và đảm bảo cho việc tích hợp các thông tin với kiến thức sẵn có của bạn

Trang 16

Những vấn đề thường gặp khi nghe tiếng Anh

Sinh viên du học thường gặp những vấn đề sau đây khi nghe bài nói chuyện (talk) hoặc bài giảng (lecture) bằng tiếng Anh

1 Trước hết, không phải lúc nào sinh viên cũng có thể nghe ra chính xác được tất cả các từ ngữ Chúng

ta hãy xét một vài trong số những nguyên nhân của khó khăn này Khi chúng ta viết, có các khoảng trống (space) giữa các từ với nhau, nhưng khi nói thì từ này “dính” liền với từ kia Do vậy, rất khó xác định được đâu là chỗ kết thúc của một từ và đâu là chỗ bắt đầu kế tiếp

Trên văn bản, các từ ngữ được thể hiện bằng chữ cái (letter) Những con chữ này có một hình dáng cố định, và dễ dàng xác định được Tuy nhiên, trong lời nói thì không dễ xác định cụ thể được các âm – nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant) Thậm chí còn có những âm không tồn tại trong tiếng mẹ đẻ của sinh viên Ngoài ra có nhiều âm (đặc biệt là các nguyên âm) được phát âm khác nhau bởi những người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ khác nhau

Một yếu tố nữa là những từ như and, there, hoặc are rất thường xuyên bị nhược hoá (reduced) khi phát âm hoặc bị “nuốt âm” Nhiều khi người nói phát âm những từ như thế này quá ngắn đến nỗi những người học tiếng Anh sẽ không hề nhận ra được các âm do chưa quen với kiểu phát âm như thế Ngoài ra, họ còn gặp một vấn đề tương tự với những âm tiết không mang trọng âm Hãy lấy từ cotton (bông vải) làm ví dụ Khi nói, người ta đặt trọng âm (stress) lên âm tiết đầu, âm tiết thứ hai là âm tiết yếu, không nhận trọng âm (unstressed)

2 Chuyển sang vấn đề thứ hai, đó là khó khăn phải nhớ những gì diễn giả hoặc giảng viên nói Cũng như trường hợp trên, trong văn nói vấn đề này gây nhiều khó khăn hơn trong văn viết Từ ngữ của văn bản thì rõ ràng, lúc nào vẫn cứ nằm đó trên trang giấy, không phải “lời nói gió bay” như trong văn nói Trên văn bản, các con chữ hiện ra trước mắt chúng ta, và chúng ta có thể đọc nhanh hay chậm tuỳ thích Đối với văn nói, chúng ta phải theo kịp được tốc độ nói của diễn giả Khi đọc nếu thấy một từ, hoặc

Trang 17

một câu văn khó hiểu, chúng ta có thể đọc lại; nhưng khi nghe thì không thể làm như thế được Từ đó người nghe thường nhận thấy phải tập trung (concentrate) quá nhiều vào việc nghe và hiểu cho rõ từng chữ nên còn rất

3 Một vấn đề nữa làm nhiều sinh viên lo lắng nhất khi nghe giảng bài bằng tiếng Anh là không phải lúc nào họ cũng có thể theo được các lập luận (argument) Khó khăn này một phần là do hai khó khăn vừa trình bày

ở trên Khi chúng ta gặp khó khăn trong việc nghe hoặc nhớ từ ngữ, câu

cú thì đương nhiên không thể theo dõi mạch lí luận cho tốt được Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ nhiều sinh viên đã giải quyết được hai vấn đề trên rất tốt rồi mà vẫn không hiểu được những lập luận, dù là những lập luận đơn giản

Nguyên do nằm ở đâu? Xin đưa ra ba lí do cơ bản sau

Thứ nhất, không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra được những tín hiệu (signal) giúp cho người nghe nhận biết được điểm nào là quan trọng Những tín hiệu này hoàn toàn khác với những tín hiệu được sử dụng trong văn viết

Thứ hai, đa số chúng ta cứ cố sức hiểu cho bằng hết mọi thứ Khi gặp phải một điểm khó hiểu nhưng không mấy quan trọng, chúng ta sẽ lãng phí thời gian vào việc cố hiểu cho được chỗ ấy, và bỏ qua những điểm quan trọng hơn

Thứ ba, chúng ta tập trung quá nhiều vào việc ghi chép (note–taking) và

vì vậy có thể bỏ sót những luận cứ để phát triển ý trong lập luận

Ngoài ra, còn có những vấn đề thường gặp khác được trình bày vắn tắt như sau:

Trang 18

4 Nhiều sinh viên rất ngạc nhiên khi thấy rằng việc phát âm trong tiếng Anh thay đổi tuỳ từng nước, hoặc thậm chí tuỳ từng khu vực Nhiều giảng viên người Anh có giọng nói như các phát thanh viên trên đài BBC – vốn

là giọng của người miền Nam nước Anh và thường được dùng để dạy cho những người không nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ Tuy nhiên, cũng có những giảng viên có cách phát âm khác Cũng cần phải lưu ý rằng các nguyên âm thường dễ thay đổi hơn, có nhiều biến thể (variation) hơn so với các phụ âm Như vậy, một diễn giả có giọng nói đặc trưng của một vùng nào đó (strong regional accent) không phải giọng BBC sẽ gây khó khăn đáng kể cho người nghe tiếng Anh

5 Sinh viên theo dõi được bài giảng một cách dễ dàng hay khó khăn cũng còn tuỳ vào phong cách (style) ngôn ngữ mà giảng viên dùng nữa Từ phong cách ở đây là để chỉ loại tiếng Anh được chọn để diễn đạt một ý tưởng nào đó Một mặt, người nói có thể chọn một loại tiếng Anh rất trang trọng (formal); mặt khác, người đó có thể chọn một kiểu nói thông tục (colloquial), hoặc thậm chí có cả tiếng lóng (slang) Nói chung thì phong cách càng trịnh trọng thì càng dễ hiểu cho sinh viên hơn Ví dụ, một giảng viên nói theo phong cách trịnh trọng như thế này thì thật dễ hiểu:

Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là điểm tác giả muốn nói

Nhưng nếu ông ta nói:

Ấy quả là điều tác giả nhắm tới

thì nhiều sinh viên sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu cho được câu này do không hiểu được nghĩa của cụm động từ (phrasal verb) to be on about

Trang 19

Một vài gợi giúp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh

Hãy dành ra mỗi ngày một ít thời gian

Hầu hết chúng ta đều phải mất từ 15 đến 30 phút cho một

hoạt động cụ thể nào đó mỗi ngày, chẳng hạn như phải xếp

hàng chờ xe buýt hoặc như phải ngồi chờ để được phục vụ

cơm trưa Có một nhà phẫu thuật nổi tiếng nọ luôn có thói

quen đọc những bài đọc tổng quát (general reading) 15 phút

trước khi đi ngủ Ông luôn giữ thói quen này dù ông có đi ngủ sớm vào lúc 10 giờ hay muộn vào lúc 2 giờ 30 sáng thì vẫn thế; nếu bạn không có thói quen này thì tốt hơn là bạn luôn có trong túi một quyển sách về một

đề tài chung chung nào đó mà bạn quan tâm Đừng quên là bạn nên chọn một quyển sách về một đề tài mà bạn cảm thấy hay và có lượng từ tiếng Anh không quá khó so với trình độ của bạn

Hãy kiểm tra xem tốc độ đọc của bạn tiến triển ra sao

Đa số những khoá luyện đọc nhanh (“speed reading” course) đều dùng một phương pháp kiểm tra để giúp học sinh biết mình có khả năng đọc được bao nhiêu từ trong một phút Bạn cũng có thể tính một cách đơn giản là cứ năm phút bạn sẽ kiểm tra lại số trang mà bạn đọc được Hãy ước lượng từ một cuốn sách cụ thể mà bạn đang đọc xem trung bình mỗi trang có bao nhiêu từ

Tuy nhiên, liệu bạn có biết được là năm phút đã trôi qua khi đang đọc say mê? Thật ra điều này cũng khó khi bạn mới bắt đầu Hãy nhờ một người bạn tính giờ (time) cho bạn trong một khoảng thời gian nhất định hoặc bạn cũng có thể đọc ở một nơi mà bạn có thể nghe chuông đồng hồy công cộng gõ mỗi 15 phút Bạn hãy tự canh thời gian trong vòng ba đến bốn ngày và nhớ là hãy chọn cùng một loại sách hấp dẫn và dễ đọc, bạn sẽ thấy được tốc độ đọc số từ trong một phút (word per minute rate) của bạn tăng dần

Hãy kiểm tra xem bạn có hiểu bài mà mình đang đọc không

Trang 20

Nếu như bạn đọc mà không hiểu thì tốc độ đọc của bạn có tăng cũng chẳng có ý nghĩa gì Khi bạn đang cố tăng tốc độ đọc (reading speed), hãy ngừng lại sau mỗi chương (chapter) đối với tiểu thuyết; hoặc là sau mỗi phần (section) hay muời trang nếu là sách giáo khoa (textbook) để trả lời một vài câu hỏi về bài mà bạn đang đọc Nếu bạn cảm thấy mình đã quên mạch truyện (thread of the story) hoặc là bạn không thể nhớ rõ các chi tiết (detail) thì hãy đọc lại.

Thỉnh thoảng bạn hãy thử đọc nhanh – đọc khoảng bốn hoặc năm trang của một quyển sách hay mà bạn đang đọc càng nhanh càng tốt và đừng bận tâm nếu bạn không hiểu Sau đó, đọc lại một lần với tốc độ bình thường mà bạn có thể hiểu một cách thoải mái (comfortably understand) Sau khi đọc nhanh qua một vài lần – khoảng 500 đến 600 từ trong một phút – thường thì bạn sẽ thấy rằng tốc độ đọc bình thường của bạn có nhanh hơn trước từ 50 đến 100 từ trong một phút Đây cũng chính là phương pháp mà các vận động viên thể thao áp dụng: tập chạy nhiều hơn quãng đường mà họ phải chạy lúc thi đấu

Hạn chế sử dụng từ điển khi đọc vì điều đó làm giảm tốc độ đọc của bạn

Khi bạn đã chọn đúng những loại sách phù hợp với trình độ của mình để luyện đọc thì bạn không cần dùng từ điển Nếu thật sự cần phải biết nghĩa của tất cả những từ mà bạn gặp, hãy viết chúng trên một mảnh giấy để tra

từ điển sau Thông thường nghĩa của những từ này khá rõ từ ngữ cảnh (context) Hãy lấy từ sou’wester làm ví dụ Từ này có hai nghĩa khác nhau được thể hiện trong hai câu sau:

In spite of the fact that the fishermen were wearing sou’westers, the storm was so heavy that they were wet through.Mặc dù những ngư dân có mặc sou’wester nhưng họ vẫn ướt sũng vì bão quá to

An cast or north–cast wind brings cold, dry weather to England, but a

Gió đông hoặc đông bắc mang đến nước Anh một thời tiết lạnh và khô, nhưng sou’wester thường mang mưa đến

Trang 21

Từ hai câu này, bạn có thể đoán nghĩa của từ sou’wester một cách khá dễ dàng.

Ở câu thứ nhất, từ sou’wester ám chỉ (refer) một loại đồ mặc (mang, đội) chống thấm, rất dày và nặng vì ngư dân mặc chúng khi có bão (sou’wester: mũ không thấm nước, thường bằng vải dầu, có vành rộng phía sau để bảo vệ cổ)

Ở câu thứ hai, rõ ràng đây là một loại gió xuất phát từ hướng tây nam ngược với hướng đông bắc (sou’wester: gió tây nam)

Thường thì bạn sẽ gặp khó khăn khi tra từ này trong từ điển vì bạn không biết sou’wester còn được viết là southwester (ghép từ hai từ south: hướng nam và west: hướng tây, sau đó thêm vào hậu tố –er chỉ người hoặc vật)

Hầu hết các đoạn văn trong tiếng Anh đều có câu chủ đề (topic sentence)

để nêu lên ý chính Những câu còn lại chỉ để mở rộng (expand) hoặc chứng minh (support) ý đó Khoảng 60 đến 90% tất cả các đoạn văn kể đều bắt đầu bằng câu chủ đề Do vậy, hãy luôn chú ý đặc biệt (pay special attention) đến câu đầu tiên của đoạn văn vì nó sẽ cho bạn biết ý chính của đoạn

Tuy nhiên, đôi khi câu đầu tiên không phải là câu chủ đề và không giúp cho ta biết nội dung của đoạn văn Trong trường hợp đó, hãy tìm câu cuối của đoạn văn xem nó có phải là câu chủ đề không

Ví dụ, hãy xem đoạn văn sau:

Some students prefer a strict teacher who tells them exactly what to do Others prefer to be left to work on their own Still others like a democratic discussion type of class No one teaching method can be applied to satisfy

Một số học sinh thích một giáo viên nghiêm khắc bảo cho chúng chính xác phải làm gì Một số khác thích được để cho tự học theo ý của chúng Lại có một số khác thích lớp học thuộc loại có thảo luận dân chủ Không

Trang 22

có phương pháp giảng dạy nào có thể áp dụng để làm hài lòng tất cả các học sinh cùng một lúc.

Hãy nhớ rằng đoạn văn mở đầu (opening paragraph) và đoạn văn kết thúc (closing paragraph) của một bài viết cũng rất quan trọng Đoạn văn mở đầu thường giới thiệu nội dung và hướng phát triển tổng quát của bài viết, trong khi đoạn văn kết thúc thường tóm tắt (summarize) lại những ý chính

đã được thảo luận

Hãy ghi nhớ những điều quan trọng này và chắc chắn các bạn sẽ nâng cao thêm kĩ năng đọc hiểu của mình

Những vấn đề thường gặp khi viết tiếng Anh

Người học tiếng Anh thường nhận thấy rằng viết là kĩ năng khó nẵm vững nhất Đa số những người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ (native speaker of English) ngay khi viết về những chủ đề mà họ đã nắm rất rõ, cũng phải cố gắng rất nhiều mới viết đúng và hay Do vậy, khi viết tiếng Anh thì người học tiếng Anh (learner of English) phải nỗ lực thật nhiều để làm được những điều mà bản thân một người bản ngữ bình thường cũng cảm thấy khó khăn

Trên tinh thần ấy, người học tiếng Anh sẽ có lợi nếu hiểu rõ được ba loại lỗi chính yếu mà họ có thể sẽ phạm phải, cùng với những giải thích về nguyên nhân và những phương cách để tránh những lỗi này

1 Trước hết, và nghiêm trọng nhất, là loại lỗi sai dẫn đến những hiểu lầm (misunderstanding) hoặc, nếu tệ hơn, hoàn toàn không thể giao tiếp (a total breakdown in communication) Nguyên nhân của những hiểu lầm và thất bại trong giao tiếp này có rất nhiều nên phạm vi bài viết chỉ nói đến

a Có lẽ nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến việc không thông đạt ngữ nghĩa khi viết là tình trạng dịch từ tiếng mẹ đẻ Chúng ta cần biết rằng dịch là một “nghệ thuật” rất khó, không thể thực hiện bằng một quá trình lắp ghép từ ngữ đơn giản theo kiểu ghép một đối một với nhau (one word

to one word matching) Tuy nhiên, trong thực tế người học thường nghĩ ra một câu trong tiếng mẹ đẻ của mình rồi dịch câu ấy sang tiếng Anh theo

Trang 23

kiểu lắp ghép đơn giản như vừa nói Kết quả thường gặp là người đọc không thể hiểu những gì đã được viết Xét từng chữ một, hoặc từng cụm

từ một, thì có thể thấy một ý nghĩa nào đó nhưng xét cả câu thì vô nghĩa

Vì thế, lúc nào người học cũng nên cố gắng sử dụng những mẫu câu (sentence pattern) mà họ đã biết là đúng trong tiếng Anh Thông thường thì những mẫu câu này chính là những mẫu câu rất đơn giản đã được học ngay từ lúc bắt đầu học tiếng Anh Trong quá trình mở rộng kiến thức ngữ pháp qua nhiều trường hợp, thông qua vốn liếng tích luỹ được do đọc nhiều, và qua việc tiếp xúc với người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, người học sẽ có thể vận dụng một số mẫu câu phức tạp hơn Người học cần đặt mục tiêu bỏ hẳn việc dịch trong khi viết Quả thực, cần phải cố “suy nghĩ bằng tiếng Anh” (think in English) Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi đạt được trong những giai đoạn đầu học tiếng Anh

Nhưng khi viết mà dịch từng từ một từ tiếng mẹ đẻ như thế thì hậu quả không chỉ dừng lại ở những lỗi sai về ngữ pháp Có thể có cả những lỗi về

từ vựng Sử dụng từ điển song ngữ (bilingual dictionary) – trừ phi là những từ điển được biên soạn rất kĩ và sử dụng thật cẩn thận– có thể làm cho nguy cơ xảy ra các lỗi sai cao hơn Một yếu tố khác đối với những người học có tiếng mẹ đẻ thuộc ngôn ngữ Ấn–Âu là họ hay sử dụng sai (misuse) những từ ngữ tiếng Anh có hình thái tương tự (similar form) với tiếng mẹ đẻ của mình Ví dụ, nhiều sinh viên người Tây Ban Nha cứ nghĩ

từ actually trong tiếng Anh có nghĩa giống như từ actualmente trong tiếng Tây Ban Nha, trong khi thực tế lại không phải như vậy

b Một nguyên nhân khác rất quan trọng là nguồn gốc cho việc không viết được đó là người học có khuynh hướng dễ bị nhầm lẫn những cấu trúc ngữ pháp giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về ngữ nghĩa Ví dụ như trường hợp của used to và to be used to Người học có thể viết:

Men are used to believing in their superiority over women.Đàn ông quen với ý nghĩ rằng mình hơn hẳn phụ nữ

thay vì:

Men used to believe in their superiority over women.Trước đây đàn ông thường nghĩ rằng họ hơn hẳn phụ nữ

Trang 24

Hai cấu trúc ngữ pháp này trông thì có vẻ tương tự nhau nhưng hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa.

c Nguyên nhân thứ ba là người học cứ hay thích viết những câu quá dài

và phức tạp thay vì những câu đơn giản hơn và có thể kiểm soát (handle)

dễ dàng hơn Nhiều người học cứ nghĩ rằng viết đơn giản là biểu hiện một trình độ thấp Thực tế thì ngược lại, đơn giản mới là phẩm chất được đánh giá rất cao trong tiếng Anh Hầu hết người đọc đều thừa hiểu rằng đối với một chủ đề khó thì chỉ có thể viết một cách “đơn giản” nếu người viết hiểu vấn đề ấy thấu đáo Do vậy, người học cần biết sắp xếp (organize) cẩn thận những vấn đề mình sắp viết ra trước khi thật sự viết thành bài Phải biết dành thời gian suy nghĩ càng nhiều càng tốt trước khi viết Bằng cách này người viết có thể tập trung vào cấu trúc của những câu sẽ viết ra Một quy tắc nghiêm ngặt nhưng rất hữu ích mà người học luôn phải ghi nhớ là: “Đừng bao giờ viết một câu dài hơn ba dòng” Điều hiển nhiên là câu càng dài thì nguy cơ viết sai càng cao và dễ gây nhiều khó khăn trong giao tiếp Đặc biệt, cần tránh viết một câu có quá nhiều mệnh đề phụ (subordinate clause)

d Trường hợp ngược lại – và đây là nguyên nhân thứ tư dẫn đến những thất bại trong giao tiếp bằng văn bản – nhiều khi người học viết những câu quá ngắn và không hoàn chỉnh Ví dụ, câu bị thiếu chủ ngữ hay động

từ Có trường hợp người viết hiểu biết rất nhiều về chủ đề mình đang viết

và tưởng rằng mình đang diễn đạt vấn đề khá rõ ràng nhưng người đọc vẫn cứ không hiểu hoặc hiểu lầm ý tác giả muốn nói

2 Loại lỗi chính yếu thứ hai là những lỗi thường dễ gây bực mình và nhầm lẫn tạm thời cho người đọc, mặc dù ít khi dẫn đến việc không diễn đạt được ý nghĩa Đó là chọn sai thì cho động từ (tense of verb) Ví dụ:

Before The Second World War Einstein has discoverd (*) his famous

Trang 25

này và họ có thể tự sữa chữa chúng nếu biết cẩn thận đọc lại bài viết của mình Và rồi đến những lỗi về:

– sự hoà hợp giữa chủ ngữ và động từ (agreement between subject and verb),

3 Cuối cùng, chúng ta xét đến loại lỗi thứ ba Đây là loại lỗi ít quan trọng nhất trong ba loại, mặc dù vẫn là một loại lỗi quan trọng Loại lỗi này có thể gọi là lỗi về phong cách (stylistic) Tiếng Anh, như các bạn đã biết, có rất nhiều từ đồng nghĩa (synonym) với nhau, nhưng những từ đồng nghĩa này không phải lúc nào cũng có thể thay thế cho nhau được (interchangeable) Ví dụ, hai từ được xem là đồng nghĩa với nhau là terrific và impressive Trong đàm thoại bình thường người học có thể nghe người ta nói:

Kết quả nghiên cứu rất tuyệt

Tuy nhiên, nếu muốn diễn đạt cùng một ý tưởng ấy trong bài báo cáo thì phải viết:

The results of the research were most impressive.Kết quả nghiên cứu rất gây ấn tượng

Phạm vi sử dụng của terrific chỉ giới hạn ở văn nói thông tục mặc dù trong câu ví dụ trên nó cũng có nghĩa giống như most impressive Tương

tự như vậy, hãy xét hai từ area và region Người học có thể đọc thấy the

Trang 26

northern area of a country hoặc the nothern region of a country (miền Bắc của đất nước) Thế rồi nếu thấy người ta viết an interesting area of research (một lĩnh vực nghiên cứu rất thú vị) thì có thể sẽ nghĩ rằng mình cũng có thể viết an interesting region of research Vấn đề ở đây là từ region không thể đi với từ research như vậy được Người đọc có thể hiểu

ý người viết muốn nói gì với cụm từ an interesting region of research nhưng một người nói tiếng Anh mẹ đẻ thì không bao giờ diễn đạt theo kiểu như vậy

Trên đây chỉ là một vài lưu ý quan trọng giúp các bạn rèn luyện kĩ năng viết tiếng Anh Hãy cố gắng rèn luyện và ngày một nâng cao thêm kĩ năng viết của mình

Trang 27

Planning your writing is when you think about it in advance.

Why plan your writing?

There are many benefits to planning your writing It helps you:

• Record your ideas

• Come up with new ideas

• Organise your thoughts

• Check that you have all the information you need

Can you think of other benefits?

What do I need to think about when planning?

When planning your writing you need to think about why you are writing, what situation you are in when writing and who you are writing to Think

of the three WWW's

W - Why: Purpose W - What: Context W – Who: Audience

The purpose of your writing affects:

1 The content: the ideas and information you write

2 The format: the layout of your writing.3.The style, or language, used: how formal or informal you are

You also need to think about "how you are going to plan."

There are lots of different methods such as:

Ngày đăng: 28/08/2014, 08:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w