Thực hiện các biện pháp thẩm định kỹ trước khi cho vay và tăng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa (Trang 64 - 69)

4. Kết cấu đề tài

3.2.2 Thực hiện các biện pháp thẩm định kỹ trước khi cho vay và tăng

cường kiểm tra trong và sau khi cho vay:

Trước khi giải ngân một khoản vay, ngân hàng cần phải hiểu rõ mọi chi tiết có liên quan đến khách hàng, nhằm đảm bảo cho món vay được sử dụng một cách có hiệu quả và có khả năng hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Ngân hàng phải tiến hành các biện pháp thẩm định, phân tích và đánh giá khách hàng. Đây là một việc làm cực kỳ quan trọng, vì khi đã giải ngân cho người

vay thì ngân hàng chỉ có quyền sở hữu, còn quyền sử dụng khoản tiền đó hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng. Việc phân tích, đánh giá khách hàng ít nhất cần đảm bảo các nội dung:

- Tính khả thi của phương án hoặc dự án kinh doanh.

- Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng. - Tài sản thế chấp và mức độ đảm bảo của tài sản thế chấp.

- Trình độ quản lý, uy tín và đạo đức của người lãnh đạo cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Cụ thể, trong khi phân tích, đánh giá khách hàng để cho vay ngân hàng cần chú ý các vấn đề sau:

- Sàng lọc, điều tra và giám sát khách hàng:

Sàng lọc là việc ngân hàng lựa chọn những khách hàng vay có triển vọng tốt để cho vay, đảm bảo thu hồi được gốc và lãi đúng hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng thu thập thông tin khách hàng thông qua mối quan hệ của khách hàng, chính quyền địa phương, từ trung tâm thông tin về rủi ro tín dụng.

Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân hoặc thể nhân của người xin vay: Quyết đinh thành lập, điều lệ doanh nghiệp, (nếu khách hàng là một pháp nhân); giấy chứng minh nhân dân, số đăng ký hộ khẩu, (nếu khách hàng là một thể nhân), bảng cân đối tài khoản hiện tại và những năm trước đó, tình hình sản xuất kinh doanh trong nhiều năm liên tục, tình hình cung cấp nguyên vật liệu cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty cổ phần thì phương pháp hữu hiệu nhất để tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng là việc ngân hàng tham gia nắm giữ một số cổ phần của doanh nghiệp vay vốn. Sự gắn bó này hiện nay đang được áp dụng mạnh mẽ trong hệ thống tài chính của các nước phát triển như Nhật Bản,

Đức…

Đối với các khách hàng là thể nhân thì việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng thường rất khó khăn, bởi vì rất khó có được những số liệu chính xác và ổn định của khách hàng, nhất là đối với chủ thể vay vốn các hộ tư thương. Tất cả số liệu từ nguồn vốn, doanh thu hàng tháng đến lợi nhuận thu được đều không rõ ràng. Vì vậy đối với những khách hàng thuộc loại hình này, ngân hàng cần hết sức coi trọng khâu xem xét, đánh giá chung về đạo đức và ý chí trả nợ của họ.

Đối với các khách hàng là các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê thì ngân hàng có thể căn cứ vào rất nhiều chỉ tiêu kinh tế và tài chính để đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của họ. Trong số đó cần chú ý xem xét một số chỉ tiêu quan trọng như:

*Hệ số tài trợ:

Hệ số tài trợ của doanh nghiệp là một chỉ tiêu khái quát phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp đó. Hệ số này được tính như sau: Nguồn vốn DN hiện có

Hệ số tài trợ =

Tổng nguồn vốn DN sử dụng

Qua công thức trên ta thấy, nguồn vốn của doanh nghiệp càng so với tổng số nguồn vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng thì khả năng rủi ro trong tín dụng ngày càng cao. Điều này thể hiện doanh nghiệp đang bị phụ thuộc lớn vào các nguồn vốn khác mà không phải là bản thân doanh nghiệp, do vậy rất khó chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh và thanh toán các nợ khi đến hạn.Nếu hệ số tài trợ càng lớn,thì tình hình tài chính doanh nghiệp càng vững chắc.Trên thực tế,theo kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới , nếu hệ số tài trợ của doanh nghiệp nhỏ hơn 0,5 thì khả năng tài chính của doanh nghiệp là rất

khó khăn.Một doanh nghiệp được đánh giá là có tình hình tài chính tốt, khi hệ số tài trợ tăng liên tục qua các kỳ và lớn hơn hoặc bằng 0,5

* Tỷ xuất lợi nhuận:(khả năng sinh lời tài chính) là khả năng

Sinh lời của một đồng vốn huy động trong năm của doanh nghiệp. Tỷ xuất lợi nhuận có thể được tính chung cho cả vốn cố định và vốn lưu động hoặc tính riêng cho từng loại vốn. Nếu một doanh nghiệp có tỷ xuất lợi nhuận lớn hơn lãi xuất tiền vay ngân hàng, thể hiện doanh nghiệp đó làm ăn có lãi, có khả năng hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi và có tĩnh lũy.Nhưng doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn lãi suất tiền vay ngân hàng là nhưng doanh nghiệp có nhiều khả năng không hoàn trả được nợ vay, bởi lợi nhuận của các doanh nghiệp tạo ra trong kỳ không đủ để trả lãi tiền vay, chưa nói đến việc tạo ra lợi nhuận thuần túy cho bản thân các doanh nghiệp. Do vậy,để đảm bảo an toàn vốn ,các ngân hàng không nên cho vay đối với các doanh nghiệp loại này.

* Khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu. Để đánh giá chính xác khả năng thanh toán của một doanh nghiệp cần xem xét, phân tích các chỉ tiêu:

Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp:Là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó, chỉ tiêu này được tính bằng công thức:

Số tiền doang nghiệp dùng để thanh toán =

Số tiền doanh nghiệp phải thanh toán

Trong đó :

+Số tiền có thể dùng để thanh toán gồm toàn bộ số vốn bằng tiền, các Khả năng thanh toán

khoản phải thu và thành phẩm hàng hoá tồn kho và đang gửi đi tiêu thụ.

+Số tiền doanh nghiệp phải thanh toán gồm các khoản phải trả người bán, người mua , các khoản nợ ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác.

Nếu một đoang nghiệp có hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chính tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán và tình hình tài chính bình thường và khả quan. Nhìn chung hệ số càng lớn thì khả năng thanh toán càng tốt.Cần chú ý rằng để đánh giá được khả năng thanh toán càng tốt cần chú ý rằng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khi tính toán số tiền của doanh nghiệp, khi tính toán số tiền của doanh nghiệp có thể dùng để thanh toán cần xem xét tới khả năng chuyển hóa thành tiền của sản phẩm hàng hóa và các khỏn phải thu để xác định một cách chắc chắn về nguồn vốn của doanh nghiệp.

Ngoài ra ta còn có thể sử dụng các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán cuối cùng để đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhìn chung việc phân tích các chỉ tiêu tài chính càng được tiến hành một cách cụ thể và chính xác bao nhiêu thì càng phòng ngừa được những rủi ro cho nguồn vốn cho vay của ngân hàng bấy nhiêu.

Sau khi hoàn thành đầy đủ các bước phân tích tín dụng đói với khách hàng, nếu xét thấy phương án sản xuất kinh doanh là hợp lý, mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao đồng thời khả năng tài chính của khách hàng lành mạnh và ổn định, có khả năng hoàn trả tốt nợ gốc và lãi vay, ngân hàng sẽ xác định số lượng, thời hạn và lãi suất cho khoản tín dụng đó.

. Hiện nay NH đang sử dụng hệ số này và áp dụng hệ số này một cách phổ biến.

Thực hiện kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên và định kỳ giám sát khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích đề phòng những bất trắc có thể xảy ra. Qua kiểm tra sẽ phát hiện ra được những việc kinh doanh không

bình thường để có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn ngừa rủi ro.

Trên cơ sở kết quả công tác kiểm tra, quản lý tín dụng, Ngân hàng cần tiến hành phân loại chất lượng các khoản vay để từ đó có bienj pháp thu hồi nợ và lãi cho phù hợp:

Đối với những khoản vay có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi tiền vay đúng hạn, thì phải chú ý đôn đốc việc trả nợ khi thời điểm đáo hạn sắp đến.

- Đối với các khoản nợ vay có “vấn đề”, không được hoàn trả đúng hạn do những khó khăn phát sinh từ điều kiện khách quan đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thì cần có những biện pháp điều chỉnh tình huống kịp thời, đảm bảo khả năng thu hồi vốn, tránh nợ quá hạn phát sinh.

- Với những hợp đồng tín dụng vay số tiền lớn, thời hạn dài thì phải có điều khoản “tình huống thay đổi”, ở đó phải quy định một số tình huống bất ngờ có thể sảy ra và cách xử lý kèm theo. Ví dụ như chính sách thuế, chính sách đầu tư, quản lý ngoại hối, quản lý động sản, bất động sản của Nhà nước. Khi có thay đổi thì quan hệ tín dụng được điều chỉnh như thế nào để bảo vệ cho quyền lợi của Ngân hàng và khách hàng vay.

- Đối với những khoản vay vi phạm hợp đồng tín dụng một cách nghiêm trọng hoặc có nguy cơ thua lỗ, phá sản trong kinh doanh dẫn đến khả năng thu hồi nợ vay rất khó khăn, Ngân hàng buộc phải chuyển nợ quá hạn và tìm mọi cách thu hồi nợ, ngay cả trong trường hợp khoản vay chưa đến hạn như đã quy định.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w