4. Kết cấu đề tài
2.3.3. Kiến nghị đối với NHNO Việt Nam:
2.3.3.1. Cải cách thủ tục vay vốn:
Để thu được lợi nhuận cao, NH phải mở rộng tín dụng của mình đối với các thành phần kinh tế. Để làm được điều đó trước tiên NH phải tiến hành cải cách thủ tục vay vốn. Hiện nay rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, hộ sản xuất kinh doanh phàn nàn rằng để vay được vốn của NH thì cần có quá nhiều điều kiện liên quan đến nhiều loại giấy tờ và tốn rất nhiều thời gian. Mặc dù nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước được hơn 10 năm nhưng những lề lối làm việc của các cơ quan hành chính Nhà nước vẫn còn mang nặng những nét đặc trưng của thời kỳ bao cấp, vẫn còn tình trạng gây
sách nhiễu, phiền hà cho nhân dân, vẫn còn cảnh phải xếp hàng để chờ được công chứng giấy tờ mà đôi khi không thật sự cần thiết dẫn đến tình trạng quá tải, có hiện tượng tiêu cực, mất lòng tin vào Nhà nước. Vì vậy, để phục vụ khách hàng vay vốn một cách thuận lợi nhanh chóng đề nghị NHNo Việt Nam cho phép bỏ những thủ tục giấy tờ thực sự không cần thiết như: không yêu cầu khách hàng phải có chứng thực của công chứng “sao y bản chính” các quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh, báo cáo tình hình tài chính…khi đến vay vốn khách hàng xuất trình bản chính để Ngân hàng kiểm tra xem xét sau đó trả lại bản chính cho khách hàng, Ngân hàng chỉ cần lưu hồ sơ tín dụng là bảo sao không cần có chứng thực của công chứng, chỉ yêu cầu khách hàng công chứng hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo cho món vay có giá trị trên 50 triệu đồng, còn những hợp đồng cầm cố tài sản là giấy tờ có giá hoặc hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm cho món vay có giá trị dưới 50 triệu đồng, không nhất thiết phải có chứng thực của cơ quan công chứng.
Đối với phương án kinh doanh và giấy đề nghị vay vốn không đòi hỏi khách hàng phải có xác nhận của chính quyền địa phương vì đối với khách hàng là thể nhân thì họ chỉ cần xuất trình chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và phương án hoặc dự án kinh doanh là đủ điều kiện để xem xét cho vay. Về điều kiện vay vốn, khách hàng chỉ cần có những điều kiện cơ bản sau:
- Có giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh hợp pháp.
- Tình hình tài chính lành mạnh, có dự án hoặc phương án kinh doanh khả thi.
- Có tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của pháp luật.
Để chủ động trong cho vay vốn, hạn chế những sơ suất không đáng có NHNoViệt Nam cần xây dựng và quy định trong hợp đồng mẫu vừa phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật vừa phù hợp với thực tiễn của hoạt động tín dụng và tình hình cụ thể từng địa phương nhưng lại phải vừa chặt chẽ, dễ
hiểu và ngắn gọn.
Đặc biệt đối với cho vay cầm cố và chiết khấu chứng từ có giá, NHNoViệt Nam phải có hướng dẫn riêng, cụ thể với thủ tục gọn nhẹ, giải quyết cho vay nhanh chóng để thu hút khách hàng đến vay vốn, vì những món vay này tài sản bảo nợ vay có tính lỏng cao, đảm bảo an toàn vốn vay.
2.3.3.2 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng:
Cần tiến hành thường xuyên và chặt chẽ hơn nữa công tác kiểm soát trong nội bộ Ngân hàng nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong công tác tín dụng. Nội dung kiểm tra hoạt động tín dụng bao gồm: Kiểm tra hồ sơ cho vay, thời hạn cho vay, thời hạn thu nợ, mức tín dụng được cấp, tài sản đảm bảo nợ vay…
Ngoài việc kiểm tra cần phải đi vào xem xét về mục đích sử dụng tiền vay, khả năng trả nợ trực tiếp của một số khách hàng vay vốn để có ý kiến với lãnh đạo và cán bộ tín dụng liên quan.
Việc kiểm soát được thực hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động của tín dụng, song ở đây Ngân hàng chỉ nên tập trung vào một số những vấn đề mà hay có những sai sót trong thực hiện. Đây cũng là nội dung mà Ngân hàng quan tâm trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Cần tiến hành thường xuyên công tác phân tích tín dụng và phân loại khách hàng nhằm tìm ra những biện pháp cho vay, đầu tư và quản lý vốn cho vay có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tiến hành phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng hiện hành qua đó rút ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi để đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả. Kiến nghị tập trung thu hồi dứt điểm các loại nợ khê đọng, nợ khó đòi và nợ quá hạn; tiến hành xử lý các rủi ro phát sinh từ trước đến nay theo chế độ hiện hành.
Mỗi lần Ngân hàng tiến hành kiểm tra về toàn bộ hoặc một phần công tác tín dụng phải có biên bản ghi rõ những việc đã kiểm tra và các ưu điểm, khuyết
điểm của đơn vị. Giám đốc chi nhánh phải chịu mọi trách nhiệm xử lý những kiến nghị của kiểm soát và báo cáo kết quả với NHNoViệt Nam.
2.3.3.3 Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm đối với cán bộ trong việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng: bộ trong việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng:
Để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các thành phần kinh tế, NHNoViệt Nam cần quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ tín dụng, có chế độ thưởng phạt, rõ ràng nghiêm minh. Trong trương hợp cho vay nhưng không thu hồi được nợ thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm với Ngân hàng, ở đây chỉ nên áp dụng trách nhiệm, xử phạt hành chính, tùy từng trường hợp cụ thể mà Ngân hàng quy mức trách nhiệm cụ thể đối với cán bộ Ngân hàng làm mất vốn như: Đối với cán bộ tín dụng có nợ khó đòi thì đình chỉ cho vay mới để thu nợ, không được tiền thưởng, chuyển công tác khác, tìm nguyên nhân để quy trách nhiệm đền bù vật chất… tuy nhiên phải được miễn trừ trách nhiệm đối với những khoản nợ quá hạn phát sinh do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, địch họa và do thay đổi cơ chế chính sách… Không nên đề nghị quy trách nhiệm hình sự trong trường hợp này, sẽ dẫn đến nhiều cán bộ tín dụng sợ trách nhiệm nặng không dám giải quyết cho vay, trở nên khắt khe trong việc xét duyệt cho vay, dẫn đến hoạt động tín dụng bị co lại.
Đưa ra quy chế khoán định mức cho vay hàng năm đối với cán bộ tín dụng. Dựa vào kết quả kinh doanh của các năm và chiến lược thị trường, các nhà lãnh đạo phân bổ định mức tín dụng cho cán bộ phụ trách từng khu vực. Sự phân bổ nay nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng tích cực hơn, tự tìm đến các đơn vị, chủ thể có yêu cầu về vốn để cho vay, giúp doanh nghiệp phát triển. Việc khoán định mức cho vay nhằm nâng cao quyền hạn, trách nhiệm cho cán bộ hoạt động tín dụng. Tin rằng nết làm được vấn đề trên chúng ta sẽ tìm ra những cán bộ tín dụng có đức có tài và đó là điều lý tưởng mà các nhà lãnh
đạo Ngân hàng mong đợi. Đồng thời khi cán bộ tín dụng có thành tích thì phải khuyến khích về lợi ích vật chất và tinh thần một cách kịp thời, như thưởng tác nghiệp, nâng lương trước thời hạn, tặng giấy khen…
KÕt luËn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng hiện nay. Việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp này là chiến lược của các NHTM trong đó có NHNO&PTNT Bách Khoa. Vì vậy việc tìm ra các giải pháp nhằm m? r?ng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH là một vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay. Đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ công nhân viên trong NH, cũng như sự nỗ lực đồng bộ của các cấp, các ngành có liên quan cũng như của chính các doanh nghiệp.
Mặc dù với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và được sự hướng dẫn tận tình của THS. Lê Hương Lan cùng các cô, chú cán bộ tại NHNO&PTNT Bách Khoa. Song do còn nhiều hạn chế về năng lực, kiến thức của bản thân và do thời gian có hạn nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được các thầy cô cùng toàn thể các cô chú cán bộ tại Chi nhánh đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại – NXB Thống Kê 2006 2. Giáo trình tín dụng ngân hàng – Học viện Ngân hàng – NXB Thống kê
HN 2001.
3. TS. Nguyễn Hữu Tài, 2002, Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ, NXB Thống kê.
4. Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại
5. Feredric S Miskin, 1994, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật.
6. PGS.TS. Nguyễn Cúc, Đổi mới cơ chế & chính sách hỗ trợ phát triển DNN&V ở Việt Nam 2005 – NXB chính trị Quốc gia
7. Báo cáo thường niên 2005, 2006, 2007. 8. Báo cáo sao kê tín dụng ngân hàng 9. Tạp chí ngân hàng
10.Tạp chí kinh tế và dự báo
11. Websid NHTMCPQĐ: http://www.militarybank.com.vn
12. Webside NHNNVN: http://www.sbv.org.vn
13. Webside Báo điện tử thời báo kinh tế: http://www.vneconomy.com
14. Webside: http://www.vneconomy.com.vietnam 15.Các văn bản luật liên quan đến hoạt động tín dụng
- Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QH X
- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng QĐ/1627/2001/QĐ-NHNN và QĐ/127/QĐ-NHNN
16.Các văn bản liên quan đến DNN&V
- Nghị định 90/2001/NĐ- CP ngày 23/11/2001của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNN&V.
- Thông tư Liên bộ số 21/ LĐTT ngày 17/6/1993 của Bộ lao động thương binh và xã hội và Bộ Tài chính
- QĐ 193/2001/QĐ-TTG về ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNN&V
- Nghị định số 02/2000/NĐ - CP ngày 03/02/2000 của chính phủ về đăng ký kinh doanh.
NHẬN XÉT THỰC TẬP Sinh viên: NGUYỄN HÙNG SƠN
Lớp: Ngân hàng 46Q
Sinh viên trường: ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Thực tập tại NHNo Láng Hạ, chi nhánh Bách Khoa viết về đề tài “ giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa”.
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh Bách Khoa, sinh viên Nguyễn Hùng Sơn đã chấp hành đúng nội quy, quy chế của Ngân hàng, có ý thức chịu khó học hỏi, nhiệt tình tham gia các công việc của chi nhánh.
Với đề tài: “giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa”. Bài viết gồm 3 phần:
Phần 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng đối với DNV&N của NHTM. Phần 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa.
Phần 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa.
Bố cục bài viết chặt chẽ, số liệu phong phú, chuẩn xác, nêu lên được một số kiến nghị về mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa, thể hiện sinh viên Nguyễn Hùng Sơn rất tích cực trong việc tìm hiểu những hoạt động Ngân hàng.
Ngày….tháng….năm2008 Trưởng đơn vị