1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN: Một số hình thức để khởi động trước khi vào tiết học kỹ năng nghe môn tiếng Anh 10

17 1,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐĂK LẮK TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TÂY NGUYÊN  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐỂ KHỞI DỘNG TRƯỚC KHI VÀO TIẾT HỌC KỸ NĂNG NGHE - MÔN TIẾNG ANH 10 (WARMING UP) Giáo viên: NGUYỄN THỊ QUỲNH TRÂM Bộ môn: TIẾNG ANH Ứng dụng: DẠY TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH LỚP 10 BAN CƠ BẢN NĂM HỌC: 2009 - 2010 Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên 1 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. PHẦN MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 B. PHẦN NỘI DUNG 4 I. Cơ sở lý luận 4 II. Cơ sở thực tế 5 III. Các hình thức Warm up 6 1) Using pictures (Sử dụng tranh ảnh) 2) Reading a short story (Đọc truyện) 3) Asking and anwering (Hỏi và trả lời) 4) Jumbled words ( Sắp xếp từ) and Guess the missing letters ( Đoán những chữ cái còn thiếu) 5) Open prediction (Tiên đoán tự do) hay Brainstorming (Động não ) 6) True - False statement prediction (Đoán câu đúng - sai) 7) Ordering (Sắp xếp trật tự câu - ý hoặc tranh vẽ) 8) Eliciting (Gợi mở) 9) Matching (Kết nối) 7 8 9 10 10 11 12 12 13 14 C. PHẦN KẾT LUẬN 15 I. KẾT QUẢ VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC KHỞI ĐỘNG 15 II. Kinh nghiệm 15 III. Kết luận 16 Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên 2 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay việc học giỏi ngoại ngữ đồng nghĩa với việc tiếp cận nhanh với nguồn tri thức dồi dào của thế giới, trong các ngoại ngữ được đưa vào dạy ở các trường phổ thông thì Tiếng Anh được xem là thứ tiếng phổ biến nhất không chỉ các nước trên thế giới mà phổ biến cả với nước Việt Nam. Vì vậy là một giáo viên dạy ngoại ngữ, việc truyền đạt lôi cuốn, hiệu quả nội dung bài học để học sinh tiếp thu bài nhanh nhất là mong ước lớn nhất của bản thân tôi. Để làm tốt việc này ngoài việc phối kết hợp các phương pháp giảng dạy ra, chúng ta còn phải biết cách tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập bằng các hình thức khởi động trước mỗi bài học theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”, điều đó sẽ gây ấn tượng tốt, thu hút học sinh trong quá trình tiếp nhận tri thức mới. Khi chúng ta tạo ra được các hình thức khởi động, sẽ giúp học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác hơn trong học tập đúng theo tinh thần dạy học theo phương pháp mới đó là học sinh đóng vai trò chủ động, tìm tòi, tư duy, sáng tạo, giáo viên gợi mở, kích thích tính chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy nên việc sáng tạo và xây dựng các trò chơi để hướng học sinh vào nội dung chủ đề bài học là cả một nghệ thuật của giáo viên. Tuy đây là một phần không bắt buộc trong quá trình đứng lớp, nhưng lại góp một phần tích cực trong việc giảng dạy theo phương pháp mới. Tùy vào đặc điểm của từng kỹ năng như nghe - nói - đọc - viết chúng ta sẽ có các trò chơi khởi động khác nhau (warm up) để gây hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. Trong số những kỹ năng trên kỹ năng NGHE là một trong những kỹ năng khó nhất trong quá trình học Tiếng Anh của học sinh. Vì thế tôi chọn đề tài: Một số hình thức để khởi động trước khi vào bài học tiết học Nghe của môn Tiếng Anh 10 (warm up) II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu, sáng tạo và sưu tầm các hình thức khởi động cho kỹ năng NGHE để tạo sự hứng thú, kích thích sự ham học Tiếng Anh của học sinh Trung học phổ thông, cụ thể là học sinh lớp 10. Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên 3 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Phần “C - Listening” Từ Unit 1 đến Unit 16 trong sách giáo khoa Tiếng Anh 10 - Chương trình đổi mới. ( NXB Giáo dục - 2006) - Học sinh lớp 10 trường phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu từ tài liệu giảng dạy, tài liệu sưu tầm: Games with English của Dierdre Howard Williams & Cynthia Herd và các nguồn tài liệu về phương pháp giảng dạy từ Internet. - Tài liệu từ các trang web : http://www.globaledu.com.vn/ViewDetail.aspx? contentID=2105 http://prettyguy.violet.vn/present/show/entry_id/1894013 http://thanhrompleiku.violet.vn/present/show/entry_id/1855510 - Học hỏi từ đồng nghiệp và một số kinh nghiệm của bản thân. - Quan sát sự tiếp thu tri thức của học sinh trong quá trình giảng dạy. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: Môn ngoại ngữ là một môn học khó, đòi hỏi một sự cố gắng, nổ lực, siêng năng, cần cù, chịu khó và một chút năng khiếu. Đối với học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hầu hết các em chưa hiểu được tầm quan trọng trong việc học ngoại ngữ, ngoại trừ một lý do là cố gắng học để vượt qua các kỳ thi chứ các em chưa hiểu được việc học ngoại ngữ sẽ giúp ích nhiều đến như thế nào trong việc tiếp thu nguồn tri thức vô tận của thế giới, giỏi ngoại ngữ sẽ giúp các em tự tin khi bước vào đời, học giỏi ngoại ngữ sẽ giúp các em có vô vàn cơ hội tìm được việc làm tốt trong tương lai v.v Bên cạnh việc chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ cộng thêm việc học môn ngoại ngữ quá khó đối với các em nên các em thường có tâm lý sợ và chán học bộ môn này. Đối với một giáo viên tiếng Anh thì việc giảng dạy bộ môn NGHE quả là một thử thách không đơn giản chút nào bởi đây là một kỹ năng cần rất nhiều thời gian để luyện tập. Hơn nữa, cần phải thường xuyên luyện tập và đôi khi, học sinh cảm thấy nản chí vì không thấy rõ được sự tiến bộ qua từng ngày vì những tiến bộ này rất nhỏ. Việc rèn luyện kỹ năng nghe cũng không hề đơn giản vì khi nghe Tiếng Anh, không Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên 4 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm hề có những quy tắc như trong kỹ năng học ngữ pháp hay các bài tập chuyên đề như trong kỹ năng nói và viết. Là một giáo viên dạy Tiếng anh bậc THPT tôi đã phần nào hiểu được việc tạo ra hứng thú cho học sinh khi bắt đầu mỗi tiết học quan trọng đến thế nào. Vì vậy việc thiết lập các hình thức khởi động (warm up) nói chung trước mỗi bài học là vô cùng thiết thực để giúp cho học sinh ham muốn học tập, giảm đi sự lo ngại và chán chường của học sinh trước mỗi bài học. Thiết kế các hình thức khởi động trước khi học sinh rèn luyện lỹ năng nghe là góp một phần không nhỏ trong việc đánh giá mức độ tiếp thu Tiếng Anh của học sinh trong quá trình học ngoại ngữ. II. Cơ sở thực tế: Trong quá trình dạy Tiếng Anh trong trường trung học phổ thông, qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm môn Tiếng Anh của học sinh tôi nhận thấy lực học của các em yếu quá nhiều, các em ngại nói Tiếng Anh, ngại học từ vựng, không tập trung trong quá trình học nghe, cũng như quá khó khăn trong việc viết hay miêu tả một vấn đề nào đó cho dù vấn đề đó rất đơn giản. Bên cạnh đó số lượng lớp học lại đông nên trong quá trình dạy giáo viên không thể bao quát và hổ trợ kịp thời các em học nghe rất yếu và thụ động. Cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy cho các em cũng chưa được đầu tư đầy đủ như tự điển, sách báo, băng đĩa, máy cát sét, đèn chiếu v.v và hầu như các em không được tiếp xúc với người bản xứ nên cũng gây ít nhiều hạn chế trong việc phản ứng với Tiếng Anh, các em không thể nào nghe hiểu tốt được khi họ nói với tốc độ nhanh. Một trong những điều khiến học sinh dễ nản lòng nhất khi nghe Tiếng Anh là các em cảm thấy không hiểu những điều đang nghe thấy. Nhiều học sinh cố gắng nghe và dịch từng từ một. Một số khác lại tự ti cho rằng mình không thể nghe hiểu được Tiếng Anh. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy Nghe chính là giúp cho học sinh hiểu được rằng việc không nghe hiểu được Tiếng Anh cũng là một điều có thể chấp nhận được và điều này có thể cải thiện được. Nên lưu ý rằng không phải học sinh nào cũng dễ dàng chấp nhận thực tế này. Nhưng nếu giáo viên thuyết phục được các học sinh của mình thì đó là điều đáng kể nhất giúp các em có thể tiến bộ vượt bậc trong việc rèn luyện kỹ năng Nghe. Ngoài ra, trong quá trình luyện Nghe, học sinh nên kết hợp rèn luyện ngữ âm, ngữ pháp để làm quen với các kiến thức xuất hiện trong bài nghe. Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên 5 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm Qua khảo sát đầu năm của hai lớp 10A và lớp 10B của trường phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên, tỉ lệ học sinh học tốt môn Tiếng Anh chưa cao, đặc biệt kỹ năng Nghe cụ thể như sau: Lớp Sĩ số học sinh Điểm GIỎI Điểm KHÁ Điểm T. BÌNH Điểm YẾU Điểm KÉM 10A 52 0% 2 = 3,8% 18= 34,6% 20 = 38,5% 12= 23,1% 10B 50 0% 0 = 0% 12 = 24,0% 25 = 50,0% 13 = 26,0% Tỉ lệ phần trăm trên trung bình của lớp 10A đạt 38,4%, lớp 10B đạt 24,0%.Với kết quả thu được như trên, bản thân tôi thiết nghĩ việc tạo ra hứng thú khi học Tiếng Anh nói chung, kỹ năng nghe nói riêng là vô cùng cần thiết cho học sinh, nên tôi đã học hỏi, sưu tầm và sáng tạo ra một số hình thức khởi động (warm up) trước khi học sinh vào tiết học nghe. III. Các hình thức Khởi động (Warm up) - Using pictures (Sử dụng tranh ảnh) - Reading a short story (Đọc truyện) - Asking and anwering (Hỏi và trả lời) - Jumbled words ( Sắp xếp từ) - Guess the missing letters ( Đoán những chữ cái còn thiếu) - Open prediction (Tiên đoán tự do) hay Brainstorming (Động não ) - True - False statement prediction (Đoán câu đúng - sai) - Ordering (Sắp xếp trật tự câu - ý hoặc tranh vẽ) - Eliciting (Gợi mở) IV. Tiến trình thực hiện đề tài Một giờ học nghe sẽ thực sự hiệu quả nếu giáo viên biết cách làm cho giờ nghe trở nên sinh động, thú vị và lôi cuốn học sinh, vì vậy giáo viên phải chuẩn bị thật tốt các hình thức warm up (khởi động). Thức tế cho thấy một giờ học nghe hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn học sinh tham gia trong khi warm up như thế nào, do vậy trong lớp học nghe, tạo ra nhiều hình thức warm up sẽ càng thu hút học sinh vào tiết học, phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh suốt quá trình tham gia hoạt động học tập. Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên 6 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm 1. Using pictures (Sử dụng tranh ảnh) Để thu hút học sinh trước khi vào nội dung bài nghe của Unit 1, giáo viên có thể sử dụng những bức tranh đính lên bảng . Trong Unit 3 - People’s background, trong phần Listening, học sinh sẽ nghe về một vận động viên vô địch thế giới, nên chăng ta giới thiệu hình ảnh nhân vật đó và cho học sinh thảo luận: Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên 7 - Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh biết đôi chút về Nellie Kim - Olympic gymnast from Russia, five-time Olympic champion. - Cho học sinh tập hỏi về lai lịch của cô, về những thành tích mà cô đạt được v.v - Học sinh sẽ làm quen với những nội dung sắp được nghe, như lai lịch, thói quen, sở thích, thành tích v.v Với bức tranh là một máy cát sét, giáo viên có thể dẫn nhập học sinh vào bài nghe Unit 7 - The mass media như sau: GV yêu cầu HS đóng sách lại, giới thiệu 1 hình máy radio, và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: 1. What is it? - It’s a radio. 2. What is it used for? - To listen to new, music 3. How often do you listen to radio? 4. How many hours per week do you listen to it? 5. What topics do you like listening to and why? Giáo viên dẫn vào bài nghe. Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm Trong Tiếng Anh có câu “ A picture is worth as a thousand words” - Một bức tranh đáng giá bằng ngàn lời nói. Điều đó cho ta thấy được tầm quan trọng và hiệu quả truyền tải thông điệp của các bức tranh. Vậy nên, là một giáo viên đứng lớp chúng ta nên tận dụng triệt để điểm mạnh đó, bởi tranh ảnh sẽ làm cho bài giảng của bạn sinh động hơn, giúp cho học sinh tham gia bài học một cách say sưa, thích thú hơn. 2. Reading a short story (Đọc truyện) Các mẩu truyện, nếu có nội dung thú vị và được kể lại một cách chuyên nghiệp, sẽ thu hút được sự chăm chú của phần lớn học sinh. Do vậy, trước khi cho học sinh nghe băng, giáo viên nên đọc thật chậm cho học sinh của mình nghe một mẩu truyện ngắn có nội dung đơn giản, dễ hiểu và nội dung đó liên quan trực tiếp đến bài nghe. Sau đó, giáo viên có thể đặt ra một vài câu hỏi liên quan tới nội dung mẩu truyện để học sinh trả lời. Hoặc giáo viên có thể chỉ kể một phần của câu chuyện thôi, sau đó để học sinh của bạn thảo luận và tự đưa ra phần kết của mẩu truyện. Điều này sẽ làm cho học sinh của bạn cảm thấy rất hứng thú với bài học vì họ được nêu lên ý kiến của riêng họ. Đặc biệt là với những học sinh hơi yếu kém trong việc sử dụng Tiếng Anh, các em sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên và vui sướng vì các em có thể hiểu được một câu chuyện bằng Tiếng Anh. Từ đó, học sinh sẽ có động lực hơn để cố gắng học tập. Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên 8 - Trong Unit 15, phần nghe, GV có thể đưa bức hình của tượng Nữ thần tự do để warmer bằng cách đặt câu hỏi liên quan như sau: - What is it? - Where is it? - What do you know about it? Answer: - It’s the statue of liberty - It’s on an island in New york Habour/ In New york state/ In the USA. It’s tall, big/ It’s beautiful/ It’s famous GV dẫn HS vào bài nghe về Bức tượng nổi tiếng thế giới: The statue of liberty Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm Example: The young wife moved by her football player husband, said: -Last night you held my head in your hands and fondled me. I didn't know that you were so much in love with me that you think of me even while you sleep. The player was surprised. - Oh, was that your head? I was dreaming and was surprised that my ball had suddenly grown such long hair. Câu chuyện vui và ngắn này có thể dẫn dắt các em vào bài nghe Unit 14. The World Cup, bài nghe này sẽ liên quan trực tiếp đến một cầu thủ nỏi tiếng thế giới: Pele. 3. Asking and anwering (Hỏi và trả lời) Trước khi bắt đầu giờ học nghe, giáo viên có thể dành ra khoảng từ 5 đến 10 phút để hỏi học sinh một vài câu hỏi có nội dung liên quan tới chủ đề của bài nghe. Điều này sẽ giúp cho học sinh của bạn định hình được chủ để của bài nghe, từ đó họ sẽ hệ thống được kiến thức nền về từ vựng, ngữ pháp liên quan tới chủ đề của bài học, giúp cho giờ học nghe sẽ trở nên hiệu quả hơn. Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi sau để hỏi học sinh của mình trong giờ học nghe có chủ đề "talking about your experience of learning how to use a computer" chúng ta vào bài nghe của Unit 5 - Technology and you. - Can you use a computer? ( Em có thể sử dụng máy tính không?) - Who teaches you how to use a computer ? (Ai dạy em cách sử dụng máy tính?) - Is this difficult to learn how to use it? (Có khó khăn khi học không?) - What will you do if you can’t understand the computer ? (Em sẽ làm gì nếu em không thể hiểu gì về máy tính?) - Now, you are going to listen to a passage, which tells you about an old company director talking about his experience of learning how to use a computer . (Bây giờ, các em sẽ được nghe một đoạn băng nói về một ông giám đốc già kể về kinh nghiệm của việc học cách sử dụng máy tính nhé.) Khi trả lời các câu hỏi gợi mở như vậy, học sinh của bạn sẽ hình dung được những việc họ phải làm, những nội dung chính cần nắm bắt được khi nghe. Hơn nữa, điều Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên 9 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm này còn làm cho không khí giữa giáo viên và học sinh trở nên thân thiện hơn, và quan trọng hơn cả là giúp học sinh có được sự tự tin và hứng thú để tham gia bài học. 4. Jumbled words ( Sắp xếp từ) Trong phần Listening của Unit 1 - A day in the life of Giáo viên viết lên bảng và giới thiệu cách làm: Các em sắp xếp các từ sau đây thành các từ có nghĩa: CCLOY  CYCLO RIEDV  DRIVE NSSEGERPA  PASSENGERS DOFO SALLT  FOOD STALL Sau khi học sinh sắp xếp xong, giáo viên kiểm tra nêu tình huống: - He has a cyclo - He drives passengers everyday. - He usually has meals at a food stall. - Và hỏi - Who is he? - Answer: HE IS A CYCLO DRIVER - Gíao viên dẫn dắt học sinh vào bài mới: Hôm nay các em sẽ nghe một đoạn văn nói về hoạt động trong ngày của một người đạp xích lô. - Guess the missing letters ( Đoán những chữ cái còn thiếu) Trong Unit 6 - Part C- Listening, chúng ta có thể cho học sinh gấp sách lại, chơi một trò chơi hết sức đơn giản như sau: Giáo viên viết lên bảng một từ gồm 6 chữ cái. Giáo viên chỉ viết chữ cái đầu tiên và chữ cái cuối cùng. Học sinh đoán những chữ cái còn thiếu để tạo thành 1 từ hoàn chỉnh. P_ _ _ _C Answer: PICNIC  Giáo viên dẫn vào bài mới với những gợi ý sau đây: - Where do you often go for a picnic? - When do you often have a picnic? - What do you often do at a picnic? Giáo viên chia lớp ra làm 3 nhóm: Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên 10 [...]... CÁC HÌNH THỨC TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG: - Trước khi áp dụng các hình thức khởi động khi dạy tiết học Nghe Tiếng Anh 10, kết quả thu được không mấy khả quan, tỉ lệ trên Trung bình rất thấp: Cụ thể: lớp 10A đạt 38,4%, lớp 10B đạt 24,0% Lớp Sĩ số học Điểm Điểm Điểm Điểm YẾU Điểm KÉM 10A 10B sinh 52 50 GIỎI 0% 0% KHÁ 2 = 3,8% 0 = 0% T BÌNH 18= 34,6% 20 = 38,5% 12 = 24,0% 25 = 50,0% 12= 23,1% 13 = 26,0% - Sau khi. .. các hình thức khởi động, thu hút sự chú ý, đam mê khi học tiết học Nghe - Tiếng Anh 10, cuối học kỳ I năm học 2009 - 2 010 đã có những bước chuyển đáng kể trong hoạt động dạy và học cụ thể kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Điểm Điểm Điểm Điểm YẾU Điểm KÉM học sinh GIỎI KHÁ T BÌNH 10A 52 3= 5,7 % 5 = 9,6% 29 = 55,7% 13 = 25,0% 2= 3,8% 10B 50 2= 4,0 % 4 = 8% 25 = 50% 19 = 38,0% 0 = 0% Lớp 10A tỉ lệ học. .. tính tích cực, chủ động của người học và tạo điều kiện tối ưu cho người học rèn luyện phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp Cụ thể là ở tiết học Nghe của sách Tiếng Anh 10, sau bài học, học sinh có thể nghe tốt, tự tin hơn, có thể liên hệ đến thực tế mỗi khi gặp người bản xứ các em có thể mạnh dạn lắng nghe và giao tiếp tốt Buôn Ma Thuột, ngày 10 tháng 5 năm 2 010 Người viết Nguyễn... lớp 10B đạt: 62%, với kết quả cho chúng ta thấy khi áp dụng các hình thức khởi động hiệu quả sẽ kích thích quá trình học tập của học sinh, và cho chúng ta một kết quả khá khả quan Tôi đã vận dụng những biện pháp này trong năm học 2008 - 2009 và trong học kỳ I năm học 2009 - 2 010 và kết quả thu được cho thấy chất lượng học tập của học sinh có phần tăng lên rõ rệt Tỷ lệ học sinh khá nhiều hơn, tỉ lệ học. .. Giáo viên đưa ra một số câu liên quan đến chủ đề của bài học, học sinh nhận định câu đúng hay sai dựa vào kiến thức hoặc kinh nghiệm bản thân ( có thể làm việc theo cặp hoặc theo nhóm, so sánh câu trả lời của nhau trước khi GV cho phản hồi) Ví dụ trong phần học nghe của Unit 14 The World Cup, giáo viên đưa ra một số câu sau đây để học sinh tập trung nhận định đúng hay sai dựa vào kiến thức của các em:... lượng học tập của học sinh đòi hỏi người thầy phải chuẩn bị tốt bài dạy, tìm tòi và sáng tạo trong khi soạn giáo án, tránh việc truyền thụ kiến thức một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo của học sinh Vai trò chủ yếu của thầy là điều khi n, hướng dẫn học sinh vào những hoạt động học tập tích cực và chủ động trên lớp Điều này càng thể hiện rõ hơn trong việc dạy và học Tiếng Anh bởi... bình tăng cao hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém Tôi sẽ tiếp tục vận dụng và tham khảo ý kiến đồng nghiệp để sáng kiến này càng hiệu quả và hoàn thiện hơn Những hình thức trên là một số trò chơi khởi động mà bản thân tôi đã áp dụng trong nhiều năm qua, nhưng tôi thiết nghĩ giáo viên nên thay đổi các hoạt động khởi động trong các bài học khác nhau để không khí lớp học luôn sinh động, tránh lối mòn đơn điệu,... (1200) T Khi các em tranh luận như vậy, phần nào các em đã tập trung vào nội dung bài sắp được học và tò mò xem những phỏng đoán của mình đúng hay sai, điều này thu hút sự chú ý của HS ngay từ đầu tiết học 7 Ordering (Sắp xếp trật tự câu - ý hoặc tranh vẽ) Giáo viên cho HS xem một số bức tranh hoặc một số câu và yêu cầu HS sắp xếp chúng lại theo trật tự đúng dựa trên suy đoán của HS Hoạt động này thường... khác nhau trong một trường) với đối tượng HS này việc nói Tiếng Phổ thông còn gặp nhiều khó khăn chứ chưa nói đến việc học ngoại ngữ là một sự cố gắng rất lớn của bản thân tôi Sau một học kỳ dạy theo hình thức này, tôi nhận thấy HS của tôi nâng cao được chất lượng học tập của mình, đồng thời các em cũng lấp dần sự mất tự tin, và sự thiếu hụt về kiến thức, từ đó phát triển thêm các kỹ năng học tập của các... kích thích HS chủ động tham gia và HS sẽ khám phá ra ý đúng hoặc tạo nhu cầu tự nhiên giúp HS muốn tìm hiểu sâu hơn về nội dung bài học trong các bài tập ở giai đoạn hai ( giai đoạn while listening) Khi áp dụng các hình thức trò chơi khởi động, làm sao gây được sự thích thú, hưng phấn cho học sinh trong mỗi tiết học, làm sao cho phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, ( riêng trường . kỹ năng NGHE là một trong những kỹ năng khó nhất trong quá trình học Tiếng Anh của học sinh. Vì thế tôi chọn đề tài: Một số hình thức để khởi động trước khi vào bài học tiết học Nghe của môn. tài: MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐỂ KHỞI DỘNG TRƯỚC KHI VÀO TIẾT HỌC KỸ NĂNG NGHE - MÔN TIẾNG ANH 10 (WARMING UP) Giáo viên: NGUYỄN THỊ QUỲNH TRÂM Bộ môn: TIẾNG ANH Ứng dụng: DẠY TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG. thú khi học Tiếng Anh nói chung, kỹ năng nghe nói riêng là vô cùng cần thiết cho học sinh, nên tôi đã học hỏi, sưu tầm và sáng tạo ra một số hình thức khởi động (warm up) trước khi học sinh vào

Ngày đăng: 24/09/2014, 07:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w