1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồng nghĩa Trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa ở Tểu học

63 4,6K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 132,1 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2: Đồng nghĩa Trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa ở Tiểu học. Các dạng bài tập về đồng nghĩa trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới TS.GVC

Đỗ Thị Thu Hương, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành

khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệmkhoa, các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sưphạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất cho em được học tập và nghiên cứutại trường

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Tác giả khóa luận

Đỗ Thị Hà

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của

riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS GVC Đỗ Thị Thu

Hương Khóa luận với đề tài Đồng nghĩa - trái nghĩa và

vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa

- trái nghĩa ở Tiểu học chưa từng được công bố trong bất kì

công trình nghiên cứu nào khác Nếu có gì sai phạm, ngườiviết sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật theo đúng quy định của việcnghiên cứu khoa học

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Tác giả khóa luận

Đỗ Thị Hà

Trang 3

MỤC LỤ

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Bố cục khóa luận 5

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGHĨA CỦA TỪ 6

1.1 Nghĩa của từ 6

1.1.1 Khái niệm về nghĩa của từ 6

1.1.2 Các thành phần nghĩa từ vựng của từ 7

1.1.2.1 Nghĩa biểu vật 7

1.1.2.2 Nghĩa biểu niệm 8

1.1.2.3 Nghĩa biểu thái 8

1 2 Các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng 9

1.2.1 Đồng nghĩa 9

1.2.1.1 Một số quan điểm về từ đồng nghĩa 9

1.2.1.2 Phân loại từ đồng nghĩa 13

1.2.1.2.1 Đồng nghĩa hoàn toàn 13

1.2.1.2.2 Đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa khác nhau về sắc thái nghĩa) 13

1.2.2 Trái nghĩa 17

1.2.2.1 Khái niệm 17

1.2.2.2 Phân loại từ trái nghĩa 20

Trang 4

1.2.2.2.1 Trái nghĩa tuyệt đối 20

1.2.3 Quan hệ bao gồm - nằm trong 21

1.2.4 Quan hệ toàn thể - bộ phận 22

1.3 Quan niện về từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong SGK Tiếng Việt Tiểu học 22

Chương 2 VẤN ĐỀ DẠY NGHĨA CỦA TỪ TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG NGHĨA - TRÁI NGHĨA Ở TIỂU HỌC 24

2.1 Số lượng bài 24

2.2 Cấu trúc bài 24

2.2.1 Cấu trúc bài lý thuyết 24

2.2.2 Cấu trúc bài thực hành 25

2.3 Dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa ở Tiểu học 26

2.3.1 Dạy kiểu bài mở rộng vốn từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa 26

2.3.1.1 Dạng cấu trúc của kiểu bài về mở rộng vốn từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa 26

2.3.1.2 Một số dạng bài tập thực hành 30

2.3.2 Dạy từ đồng nghĩa, trái nghĩa 35

2.3.2.1 Cấu trúc bài dạy về từ đồng nghĩa 35

2.3.2.2 Cấu trúc dạy bài trái nghĩa 39

2.3.2.3 Một số dạng bài tập sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa 43

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ngữ nghĩa là một bình diện của ngôn ngữ bên cạnh những bình diện khácnhư ngữ pháp, ngữ âm, phong cách, Dạy nghĩa của từ là một hoạt độngkhông thể thiếu trong chương trình tiếng Việt ở phổ thông nói chung vàchương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học nói riêng Mục tiêu đầu tiên của môn

Tiếng Việt trong chương trình mới (sau năm 2000) là: “Hình thành và phát triển ở học sinh những kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi”.[7, Tr.9] Điều này có

nghĩa là chương trình Tiếng Việt giúp các em mở rộng và phát triển vốn từ,làm cho các em hiểu được nghĩa của từ, từ đó vận dụng vào giao tiếp và họctập

Về từ ngữ, các tác giả cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” khẳng

định: “Từ vựng là một trong các bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, thiếu từ vựng thì không có bất cứ ngôn ngữ nào”.[1] Điều này lí giải tại sao việc dạy

nghĩa của từ được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình dạy họcTiếng Việt tiểu học, lí giải tại sao việc mở rộng và phát triển vốn từ cho họcsinh được chú trọng ngay từ bậc Tiểu học

Nghĩa của từ rất quan trọng, trong giao tiếp thông thường cả người phát(nói, viết) và người nhận (nghe, đọc) đều phải nắm được, hiểu được nghĩa của

từ thì mới sử dụng từ một cách chuẩn xác, từ đó giao tiếp mới có hiệu quả.Dạy từ mà không cho học sinh hiểu từ, nắm được nghĩa của từ thì sẽ là mộtviệc vô bổ vì như thế học sinh không biết dùng từ đã cung cấp

Hơn nữa môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp trẻ chiếmlĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt tronghọc tập và giao tiếp Ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã được chú trọng dạy từ,trong đó dạy nghĩa của từ, quan hệ ngữ nghĩa là nhiệm vụ rất là quan trọng

Trang 6

Đồng nghĩa trái nghĩa được đưa vào chương trình học của học sinh tiểuhọc nhằm giúp các em hiểu nghĩa của từ, xác định được từ đồng nghĩa, từ tráinghĩa Từ đó giúp các em sử dụng tốt ngôn ngữ dân tộc, giữ gìn sự trong sángcủa tiếng Việt.

Với lí do thiết thực trên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Đồng nghĩa - trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa ở Tiểu học.”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về từ đồng nghĩa, trái nghĩa đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiêncứu Ở đây chúng tôi xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu trong nước

về hiện tượng này

Tác giả Nguyễn Văn Tu khi nói về “Nghĩa của từ” ông đã dành hơn một

trăm trang để bàn về đồng nghĩa và trái nghĩa Theo tác giả: “từ đồng nghĩa là

từ có những nghĩa giống nhau, đó là những tên khác nhau của cùng một hiện tượng Những từ đồng nghĩa có một chỗ chung là việc định danh”, [11, Tr.9] bàn về từ trái nghĩa tác giả nhất trí với khái niệm: “Từ trái nghĩa những từ có

ý nghĩa đối lập nhau” [11, Tr.9]

Trong cuốn: “Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt” Nguyễn Văn Tu đưa ra khái niệm đồng nghĩa một cách cụ thể: “Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa biểu đạt giống nhau hoặc gần giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong một số ngữ cảnh Nói rộng ra chúng là những từ chỉ cùng một khái niệm”.[ 12, Tr.14]

Thống nhất với quan điểm của những nhà nghiên cứu khác nhóm tác giảDương Kỳ Đức (chủ biên), Nguyễn Văn Dự, Vũ Quang Hào cũng khẳng định

bản chất của trái nghĩa là đối lập nhưng “Trái nghĩa là đối lập trong cùng một bản chất” [8]

Trang 7

Tác giả Đỗ Hữu Châu được coi là người có khám phá mới mẻ khi bàn

về từ đồng nghĩa, trái nghĩa của Tiếng Việt Ông đã kế thừa những thành quảnghiên cứu của những nhà nghiên cứu trước, đồng thời phát triển và khắcphục những hạn chế còn tồn tại theo quan điểm truyền thống thành những

khái niệm có cơ sở lí luận chặt chẽ và có tính thực tế cao Theo ông: “Đồng nghĩa có phạm vi rộng khắp trong toàn bộ từ vựng và trước tiên những từ đồng nghĩa phải có chung ít nhất một nét nghĩa, hay chúng phải cùng một trường nghĩa”, ông khẳng định: “Một nét nghĩa rộng có thể được phân hóa một cách cực đoan thành hai cực ta có những từ trái nghĩa”.[2, Tr.196, 215]

Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệm, Hoàng Trọng cũng bàn

về đồng nghĩa, trái nghĩa Khi bàn về vấn đề này, tác giả khẳng định: “Từ đồng nghĩa là từ tương đồng về nghĩa, khác nhau về sắc thái âm thanh và có đặc biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó” “Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau trong quan hệ tương liên” [6, Tr.195]

Không đi sâu vào nghiên cứu từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong Tiếng Việtnhưng nhóm tác giả Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh cũng đã đưa ra những kháiniệm đồng nghĩa, trái nghĩa một cách khái quát trên cơ sở thống nhất vớinhững ý kiến đi trước Bên cạnh đó, các tác giả còn đưa ra một số lưu ýhướng dẫn học sinh làm bài tập về đồng nghĩa, trái nghĩa

Trong những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết cáccông trình nghiên cứu này đều đã nghiên cứu trực tiếp về từ đồng nghĩa, tráinghĩa và đưa ra khái niệm về từ loại này Xét về cơ bản chưa công trình nàonghiên cứu vấn đề đồng nghĩa - trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trongmối quan hệ của từ đồng nghĩa - trái nghĩa ở Tiểu học Vì vậy chúng tôi cóthể khẳng định rằng đề tài nghiên cứu của chúng tôi là một đề tài mới mẻ vàcần thiết

Trang 8

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - tráinghĩa, đề tài nhằm mục đích đề xuất một số phương pháp dạy nghĩa của từcho học sinh bậc Tiểu học

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên khóa luận phải thực hiện những nhiệm vụ cơbản sau:

- Tổng hợp những vấn đề lý thuyết và thực tiễn để xây dựng được cơ sở

lý luận cho đề tài

- Tìm các biện pháp dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - tráinghĩa ở Tiểu học

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động dạy nghĩa của từ trongmối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa cho học sinh lớp 4, 5

5.2 Phạm vi nghiên cứu hoạt động dạy học nghĩa của từ được giới hạn theochuẩn kiến thức cần đạt được cho học sinh lớp 4, lớp 5 và hoạt động dạy họcnghĩa của từ chỉ được tiến hành ở phạm vi các lớp từ đồng nghĩa, trái nghĩa

6 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê: Tập hợp, thống kê kết quả các bài dạy về nghĩacủa từ

- Phương pháp hệ thống: Chúng tôi sử dụng để hệ thống các từ đồngnghĩa, trái nghĩa, các bài dạy về nghĩa của từ

- Phương pháp phân tích - tổng hợp:

Trang 9

+ Phương pháp tổng hợp những tài liệu khoa học cần thiết để làm cơ sở

lý thuyết cho đề tài

+ Từ số liệu thống kê, tiến hành phân tích sơ liệu và đưa ra những nhậnđịnh, đánh giá và kết luận Phân tích các tài liệu khoa học rồi hợp lại thành cơ

sở lí luận của đề tài

7 Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận này gồm 2chương cơ bản sau:

Chương 1 Những vấn đề về nghĩa của từ

Chương 2 Vấn đề dạt nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - tráinghĩa ở Tiểu học

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGHĨA CỦA TỪ

1.1 Nghĩa của từ

1.1.1 Khái niệm về nghĩa của từ

Để trả lời câu hỏi “nghĩa của từ là gì ?”, trước hết phải trở lại với bản chấttín hiệu của từ Từ tín hiệu, nó phải “nói lên”, phải đại diện cho, phải đượcngười sử dụng quy chiếu về một cái gì đó Mỗi khi học nghĩa của một từ,chúng ta đều học bằng cách liên hệ với những cái mà từ đó chỉ ra (trước hết là

sự vật, hiện tượng, hành động hoặc thuộc tính mà từ đó làm tên gọi cho nó).Mặt khác nghĩa của từ cũng được học thông qua hoặc liên quan tới vô vàn tìnhhuống giao tiếp ngôn ngữ mà từ đó sử dụng Nghĩa của từ là toàn bộ nội dungtinh thần mà một từ (hay một ngữ cố định) gợi ra khi chúng ta tiếp xúc với từ

đó Nhờ nghĩa của từ mà chúng ta kết hợp từ với từ để tạo nên nghĩa của câu vànhờ nghĩa của từ trong một câu mà chúng ta hiểu được câu đó

Trong một đơn vị từ vựng người ta phân chia thành hai lớp nghĩa: Lớpnghĩa bên ngoài (nghĩa liên hội) và lớp nghĩa bên trong (nghĩa cấu trúc, nghĩangữ pháp)

Lớp nghĩa bên ngoài được hình thành trong mối quan hệ với xã hội, lịch

sử, dân tộc, thời đại và cá nhân người sử dụng ngôn ngữ Cụ thể mỗi từ khiđưa vào sử dụng thì trong quá trình sử dụng ấy đã hình thành một lớp nghĩabao quanh mỗi từ Nhờ có lớp nghĩa này mà từ mới thực sự trở thành cụ thểsinh động Mỗi dân tộc hầu như có một ngôn ngữ, tính chất cư trú trên những

vị trí địa lí khác nhau, phong tục tập quán khác nhau Tất cả những cái khácnhau ấy tạo nên ý nghĩa bên ngoài của từ khác nhau Ý nghĩa bên ngoài ấy lại

Trang 11

có thể thay đổi theo từng thời đại và cũng có thể được mỗi cá nhân sử dụngvới ý nghĩa khác nhau do vốn ngôn ngữ khác nhau.

Nghĩa bên trong: đây là lớp nghĩa đối lập với lớp nghĩa bên ngoài, lớpnghĩa này có tính bền vững, ít thay đổi, được truyền từ thế hệ này sang thế

hệ khác Lớp nghĩa bên trong gồm hai loại, đó là nghĩa từ vựng và nghĩangữ pháp

Ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa riêng của từng từ, không lặp lại ở từ khác.Nghĩa từ vựng bao gồm nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái.Nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho nhiều từ cùng loại và liên quan đếnchức năng tạo câu Nghĩa này có thể quy về các phạm trù như: giống, số,cách, ngôi, thời, thể, thức hay các phạm trù: danh, tính, số từ…

Như vậy, muốn hiểu được nghĩa của từ phải đối chiếu từ với các hoạtđộng giao tiếp, với các chức năng tín hiệu học của từ, phải nắm được ý nghĩariêng của từ đó là nghĩa từ vựng và ý nghĩa chung của từ đó là nghĩa ngữpháp Trong phần nghiên cứu này ta chỉ đi tìm hiểu ý nghĩa riêng của từ Vìvậy trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đền phần ý nghĩa từ vựng

1.1.2 Các thành phần nghĩa từ vựng của từ

1.1.2.1 Nghĩa biểu vật

Ý nghĩa biểu vật bắt nguồn từ chức năng biểu vật của từ Nghĩa biểu vật

là nghĩa gọi tên các loại sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất, hoạt động, …theo lối tổng hợp tính, nghĩa là gọi tên không lý do

Khi nghiên cứu nghĩa biểu vật của từ phải đặt từ vào mối liên hệ vớithực tế khách quan Bởi vì đó là những “mẩu”, những “mảnh”, những “đoạncắt” của thực tế nhưng không hoàn toàn trùng với thực tế khách quan, giữa từvới thực tế khách quan ít có sự tương ứng 1 - 1, cùng với một sự vật nhưng có

Trang 12

rất nhiều tên gọi hoặc cùng một từ nhưng chỉ nhiều sự vật, hiện tượng khácnhau.

Các từ trong Tiếng Việt có ý nghĩa biểu vật rộng, có từ có ý nghĩa biểuvật hẹp Những từ có ý nghĩa biểu vật rộng là những từ có ý nghĩa khái quát

và có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng đó là những từ đơn âm tiết, từghép (nhà cửa, ruộng nương ), láy cá thể (máy móc, chim chóc, tiệc tùng, ).Những từ mang ý nghĩa biểu vật hẹp là những từ chỉ gọi tên được một haymột số ít các sự vật, hiện tượng, đó là các từ ghép phân nghĩa (xe đạp, xemáy, ) láy sắc thái hóa (xanh xao, vàng vọt, )

1.1.2.2 Nghĩa biểu niệm

Nghĩa biểu niệm là liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm) Cái ý đóngười ta gọi là cái biểu niệm (sự phản ánh các thuộc tính của biểu niệm và ýthức của con người)

Nghĩa biểu niệm bắt nguồn từ chức năng biểu niệm của từ Nghĩa biểuniệm là nghĩa biểu thị khái niệm về sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan.Mỗi sự vật, hiện tượng được nhận thức bằng tư duy thông qua những dấu hiệucủa nó và được phản ánh bằng ngôn ngữ thành các ý nghĩa biểu vật (được gọitên), từ ý nghĩa biểu vật sẽ có một ý nghĩa biểu niệm tương ứng Khi nghiêncứu ý nghĩa biểu niệm phải đặt trong mối quan hệ với các dấu hiệu của kháiniệm Như vậy gọi tên theo lối biểu niệm là gọi tên có lí do

Ví dụ: Sự vật có mặt phẳng, làm bằng nguyên liệu rắn, có chân, dùng để

viết: là cái bàn

1.1.2.3 Nghĩa biểu thái

Ngoài hai thành phần nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm, khi xác địnhnghĩa của từ người ta còn phân biệt một thành phần nghĩa nữa, đó là nghĩangữ dụng hay còn gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ

Trang 13

Nghĩa biểu thái (nghĩa ngữ dụng, nghĩa hàm chỉ) bắt nguồn từ chức năngbiểu thái của từ, nó biểu thị thái độ, tình cảm, cách đánh giá của người sửdụng ngôn ngữ đối với sự vật được gọi tên.

Như vậy, nghiên cứu nghĩa biểu thái, nó đặt trong mối quan hệ với người

sử dụng ngôn ngữ, biểu hiện thái độ: người ta ứng xử thế nào trước một sự vậtgọi tên; ở các cung bậc tình cảm: vui, buồn, yêu, ghét, lo, sầu, ; ở trong cáchđánh giá: con người đánh giá như thế nào trước một sự vật hiện tượng trongthực tế khách quan

Trong hệ thống từ vựng, nghĩa biểu thái của từ cũng biểu hiện khôngđồng đều giữa các từ: những từ có ý nghĩa biểu thái cao nhất là các từ cảm,

các trợ từ: ái, ối, ôi, a, chao ôi, khiếp, ; những từ có ý nghĩa biểu thái thấp

hơn các nhóm từ vừa có ý nghĩa định danh vừa có ý nghĩa biểu thái, đó là

những từ ghép, láy sắc thái hóa và một số từ đơn có ý nghĩa biểu thái, Ví dụ: lom khom, tập tễnh, khấp khiểng, đỏ lòm,

Nhóm từ có ý nghĩa sắc thái hóa thấp nhất là nhóm từ có nghĩa địnhdanh thông thường Muốn tìm hiểu ý nghĩa sắc thái hóa của những từ địnhdanh thông thường thì phải đặt nó trong mối quan hệ với dãy đồng nghĩa để ta

so sánh từ này với từ kia, xét nó ở mức độ nào Ví dụ: dãy đồng nghĩa: đi,chuồn, phắn, lặn,

Như vậy, nghĩa của từ có ba thành phần nghĩa: nghĩa biểu vật gọi tên sựvật bên ngoài (khách quan), cụ thể; nghĩa biểu niệm chỉ khái niệm bên trong(bản chất), trừu tượng; nghĩa biểu thái chỉ ý nghĩa đi kèm thái độ, cảm xúccủa người dùng Cả ba nghĩa đều quan trọng, không có nghĩa nào quan trọnghơn cả, nó là ba mặt của một vấn đề, có vai trò như nhau và liên hệ với nhau

Trang 14

1.2 Các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng

1.2.1 Đồng nghĩa

Đồng nghĩa trước hết là một loại quan hệ giữa các từ trong trường nghĩanhư quan hệ cấp loại, quan hệ toàn thể - bộ phận Các đơn vị từ vựng trongmột trường nghĩa có những nét nghĩa đồng nhất, chủ yếu là nét nghĩa biểuniệm, thì có quan hệ đồng nghĩa với nhau

1.2.1.1 Một số quan điểm về từ đồng nghĩa

Đồng nghĩa là một hiện tượng diễn ra phổ biến trong các ngôn ngữ nóichung và trong tiếng Việt nói riêng Tuy nhiên cho đến nay quan niệm về hiệntượng này chưa phải đã thống nhất

* Quan niệm về từ đồng nghĩa của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới

P.A.Budagov đã đưa ra quan điểm của mình: “Từ đồng nghĩa là những

từ gần về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm” [9].

N Ibragimốp đã đưa ra quan niệm về từ đồng nghĩa như sau: “Các tên gọi của cùng một sự vật ở những quan hệ khác nhau của nó - chính là các từ

có ý nghĩa chung với nhau và riêng cho từng từ” [14] Ibragimốp đã coi các từ

đồng nghĩa là bằng chứng về sự phong phú của ngôn ngữ, là phương tiện đểtránh sự trùng lặp, sự diễn đạt được thi vận, để cải tiến về lối văn và và sự khubiệt về phong cách

Như vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một quan niệm thống nhất về từđồng nghĩa:

Các từ đồng nghĩa được định nghĩa là các từ gần gũi nhưng không đồngnhất về ý nghĩa Các học giả cũng xác định rằng các từ đồng nghĩa là chỉ tố vềtính chất đã phát triển của một ngôn ngữ, là chỉ tố về sự phong phú, uyểnchuyển của nó và các từ đồng nghĩa là để phục vụ cho sự đa dạng hóa trong

Trang 15

cách biểu hiện tư tưởng Đồng thời nó còn là sự khu biệt về mặt phong cách,

về mức độ đặc trưng, về khả năng kết hợp với phạm vi từ nào đó, và những từđồng nghĩa là những từ có ý nghĩa trừu tượng

Các từ đồng nghĩa cũng được xem là những từ biểu thị cùng một hiệntượng của một hiện thực khách quan, nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa,thuộc tính phong cách Theo đó có một số quan điểm tiêu biểu như sau:

Cũng bàn về từ đồng nghĩa V.N.Kliueva định nghĩa là “Các từ - khái niệm phản ánh bản chất của một hiện tượng của hiện thực khác quan, khu biệt bởi những sắc thái ý nghĩa bổ sung và phục vụ không chỉ cho việc thay thế nhau mà còn để chính xác hóa tư tưởng, thái độ của chúng ta đối với ngôn ngữ” [14].

E.M Gankina - Fêđôrúc đã định nghĩa từ đồng nghĩa là “Các từ có âm khác nhau, gọi tên cùng một đối tượng, được thống nhất bằng khái niệm chung, nhưng có sắc thái ý nghĩa nhất định” [14].

Nói tóm lại, các quan điểm trên về từ đồng nghĩa đã cho thấy được sự đadạng của các quan niệm, các định nghĩa về từ đồng nghĩa trong các côngtrình, các tài liệu, bài viết Trong đó, tập trung vào hai quan niệm cơ bản.Quan niệm thứ nhất: các từ đồng nghĩa là những từ có âm khác nhau, gần gũinhưng không đồng nhất về ý nghĩa của chúng Quan niệm thứ hai: các từđồng nghĩa là những từ biểu thị cùng một hiện tượng của một hiện thực kháchquan nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, thuộc tính phong cách

* Quan niệm về từ đồng nghĩa của các nhà Việt ngữ học

Cho đến nay, không chỉ trong các sách ngôn ngữ học ở nước ngoài, màtrong các tài liệu Việt ngữ học cũng đưa ra rất nhiều những quan niệm khácnhau về từ đồng nghĩa

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Trong vốn từ học của bất cứ một ngôn ngữ nào cũng thường có những từ mặc dù hình thức ngữ âm hoàn toàn khác

Trang 16

nhau nhưng từ nghĩa lại giống nhau do đó trong nhiều hoàn cảnh ngôn ngữ

cụ thể có thể thay thế cho nhau được Những từ này là những từ đồng nghĩa”

[3, Tr63]

Ở định nghĩa này tác giả đã nêu ra những đặc điểm của từ đồng nghĩa:hình thức ngữ âm khác nhau, từ nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhautrong nhiều hoàn cảnh Tuy nhiên tác giả lại chưa nói rõ sự giống nhau về ýnghĩa của các từ đến mức nào thì mới được gọi là đồng nghĩa Trên cơ sở đó,

Đỗ Hữu Châu đã đưa ra quan niệm mới: “Hiện tượng đồng nghĩa là hiên tượng có nhiều mức độ tùy theo số lượng các nét nghĩa chung trong các từ Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ ngữ có chung một nét nghĩa chung (nét nghĩa phạm trù) Số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ càng đồng nghĩa với nhau Mức độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đã có tất

cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác nhau ở một hoặc một vài nét cụ thể nào đó” [4, Tr184]

Phó Giáo sư Nguyễn Văn Tu đã đưa ra một định nghĩa và quan niệm củamình về đồng nghĩa:

“Những từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau Đó là nhiều từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó Đó là những tên khác nhau của một hiện tượng Những từ đồng nghĩa có một chỗ chung là định danh” [13, Tr95]

Về sau, tác giả Nguyễn Văn Tu đã nêu cụ thể và mở rộng hơn quan niệm của mình về từ đồng nghĩa: “Thực ra những từ đồng nghĩa là những từ của một thứ tiếng có nghĩa biểu đạt giống nhau hoặc gần giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong một số ngữ cảnh nhất định nhưng có khác nhau về sắc thái tình cảm, về giá trị gợi cảm, về phong cách, phạm vi sử dụng Đó là những từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào

đó Đó là những tên khác nhau cùng của một hiện tượng Những từ này có

Trang 17

điểm chung về chức năng định danh Nói rộng ra, những từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một khái niệm” [12, Tr13, 14]

Nguyễn Thiện Giáp đã đưa ra quan niệm của mình về hiện tượng đồng

nghĩa dựa trên định nghĩa của P.A.Buđagốp như sau: “Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự giống nhau của các nghĩa sở biểu Vì vậy, chúng tôi tán thành quan niệm cho từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm” [10, Tr 222]

Trên đây là một số quan niêm tiêu biểu của các tác giả khi nghiên cứu vềhiện tượng đồng nghĩa Những ý kiến xác đáng này là cơ sở để chúng tôi cóthể lựa chọn được một định nghĩa đúng đắn nhất về từ đồng nghĩa

1.2.1.2 Phân loại từ đồng nghĩa

Dựa vào mức độ giống nhau về nét nghĩa giữa các từ đồng nghĩa, có thểchia đồng nghĩa ra thành các loại:

1.2.1.2.1 Đồng nghĩa hoàn toàn

Là những từ đồng nghĩa đồng nhất về ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểuniệm và cả nghĩa biểu thái cũng như phạm vi sử dụng của chúng mặc dù

chúng có thể khác nhau về phương ngữ Ví dụ: (máy bay, phi cơ, trực thăng lên thẳng; xe lửa, xe hỏa, (gọi) điện thoại, phone) là những từ đồng nghĩa hoàn toàn trong tiếng Việt nói chung Lợn, heo; lạc, đậu phộng; mũ, nón; bát, chén; có chửa, có nghén, có mang, có bầu (mang bầu); túi, bịch, rẽ, quẹo; ngã, té; bắt chước, nhái là những cặp từ ngữ đồng nghĩa hoàn toàn, khác

nhau về tính địa phương

Ðây là hiện tượng đồng nghĩa giữa các từ do sự song tồn giữa:

Từ cũ và từ mới (Trăng nguyệt chị hằng gương nga ; trực thăng máy bay lên thẳng; xe lửa - tàu hỏa - hoả xa; phi cơ - máy bay;…)

Trang 18

Từ địa phương và từ toàn dân (Cha bố tiá; mẹ me má u; thấy chộ; xa - ngái; cô- ả - o;…)

Từ thuần Việt và từ vay mượn (người bệnh bệnh nhân; dùng sử dụng) -Thuật ngữ và từ thường (trần bì - vỏ quýt; lưu huỳnh - diêm sinh , phốt pho - lân, …)

1.2.1.2.2 Đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa khác nhau về sắc thái nghĩa)

Từ đồng nghĩa sắc thái.

Đây là hiện tượng đồng nghĩa giữa các từ khác nhau nhiều hay ít ngaytrong các thành phần ý nghĩa của chúng Chúng có thể khác nhau về sắc thái,biểu thái Dưới đây là ví dụ về các từ có sắc thái biểu thái khác nhau Trongmỗi nhóm, các từ được sắp xếp theo trật tự từ trái qua phải, phản ánh các mức

độ biểu thái tích cực đến tiêu cựu qua các từ trung hòa về biểu thái

Hi sinh, từ trần, tạ thế, trăm tuổi, khuất núi, về với tổ tiên, qua đời, mất

đi, nhắm mắt, tắt nghỉ, tắt thở, chết, thiệt mạng, bỏ mạng, bỏ xác, toi mạng, toi xác, mất mạng, ngoẻo, củ từ, ăn đất, ngủ với giun,

Trình, bẩm, trình bày, bày tỏ, phát biểu, nói, mở miệng, khua lưỡi, múa lưỡi, múa miệng, múa mép, ba hoa thiên đế, ba hoa, tán,

Lập luận, lí luận, lí lẽ lời lẽ - luận điệu, giọng điệu, giọng lưỡi, miệng lưỡi, mồm mép,

Thấp kém, tồi, tồi tệ, xấu, đê hèn, hèn hạ, ti tiện, bỉ ổi,

Nên chú ý phân biệt những từ đồng nghĩa biểu thái chân thực, tức lànhững từ tự chúng đã mang một sắc thái biểu đạt nào đấy với những từ mangsắc thái biểu thái tạm thời, do chuyển hóa chức năng biểu thái trong ngôn cảnh

Từ đồng nghĩa biểu niệm

Trang 19

Đây là những từ đồng nghĩa khác nhau ở một hoặc một vài nét nghĩa nào

đó Như đã nói, các từ đồng nghĩa biểu niệm thường khác nhau về ý nghĩabiểu vật

Một vấn đề rất lớn là làm thế nào để phân biệt được những sự đối lập

về nghĩa trong các từ đồng nghĩa này Nếu đã dựa vào các trường nghĩa đểxác định các hiện tượng đồng nghĩa thì có thể đưa ra những gợi ý bước đầunhư sau:

a) Đặt cho đúng các từ vào các trường (hoặc trường nhỏ, hoặc nhómnghĩa trong trường nhỏ) thích đáng Các cấu trúc biểu niệm chung cho trườnghay cho nhóm nghĩa là những gợi ý giúp ta thấy được sự khác nhau căn bảngiữa hai từ

Ví dụ: Với các cấu trúc biểu niệm “tính chất của trí tuệ”, “tính chất của

vẻ bề ngoài biểu hiện tính chất, trạng thái, tâm lý”, chúng ta có thể thấy

ngay được sự khác nhau giữa sáng suốt và sáng sủa Sáng suốt là từ thuộc

trường thứ nhất (con người sáng suốt, đường lối sáng suốt), sáng sủa là từ ởtrường thứ hai và thứ ba: “căn phòng sáng sủa”, “gương mặt sáng sủa”

b) Sau khi đặt các từ vào trong trường, cần xác định cấu trúc biểu niệmchung cho chúng Dựa vào cấu trúc biểu niệm chung tiếp tục nhận ra nhữngnhững nét nghĩa riêng

Những nét nghĩa riêng có thể là sự có mặt hay vắng mặt một nét nghĩa

Trang 20

Ví dụ: cho khác tặng, ban, phát, cấp, biếu, ở chỗ “cho” là khái quát

còn các từ kia chỉ những “cách cho cụ thể khác nhau”

Những nét nghĩa riêng có thể là kết quả của sự phân hóa một nét nghĩa chung

Ví dụ: Các từ sau đây có chung nét nghĩa “mức độ” song mỗi từ biểu thị

một mức nhất định: rộng, bao la, bát ngát, mênh mông,

Có khi tính khách quan hay tính chủ quan cũng tạo nên những nét riêngcho các từ đồng nghĩa:

Lạnh và rét cùng chỉ “tính chất khi sự vật ở nhiệt độ dưới mức chịu bình thường của con người” Nhưng, lạnh như là tính chất khách quan: “nước lạnh”, “mảnh sắt lạnh”, còn rét là “cảm thụ chủ quan của con người” Cho

nên không nói “nước rét”, “mảnh sắt rét”,

c) Ý nghĩa của các kiểu cấu tạo từ cũng có thể giúp phân biệt các sắc thái

ý nghĩa khác nhau của các từ đồng nghĩa

Trước hết, đối với các từ đồng nghĩa phức, cần chú ý đến ý nghĩa của cáchình vị Có những từ đồng nghĩa khác nhau ở hình vị cấu tạo và ý nghĩa củahình vị cấu tạo Ý nghĩa của hình vị cấu tạo có góp phần phân biệt ý nghĩa của

từ này với ý nghĩa của từ này với ý nghĩa từ kia

Ví dụ: ba từ “gian xảo”, “gian hiểm”, “gian ngoan” khác nhau ở hình vị

“xảo”, “hiểm”, “ngoan” Ý nghĩa của chúng khác nhau như sau:

Gian xảo: gian và khôn khéo, có nhiều mánh khóe che giấu lừa bịp sự

gian của mình

Gian hiểm: gian và ác, những mưu mẹo tinh vi, kín đáo chẳng những để

kiếm lợi cho mình mà còn để hại người

Gian ngoan: gian và bướng bỉnh, ngoan cố, khăng khăng không chịu

nhận tội dù tội lỗi của mình ai cũng biết

Trang 21

Tiếp đó là ý nghĩa của từng kiểu, ví dụ ý nghĩa phi cá thể hóa của cáckiểu láy gốc danh từ kèm theo thái độ sẽ là chỗ dựa chung để chúng ta phânbiệt các cặp đồng nghĩa:

Người - người ngợm, ngựa - ngựa nghẽo, máu - máu me, da - da dẻ,

Tác dụng sắc thái hóa, hạn chế phạm vi biểu vật của các từ láy âm là cơ

sở giúp ta phân biệt nghĩa của các cặp:

chậm chậm chạp, rối rối rắm, bối rối, nhanh nhanh nhảu, nặng nặng nề,

-Và cuối cùng, ý nghĩa của các kiểu láy tận cùng như “bấp bênh”, “bập bùng”, “nhúc nhích”, “xục xịch”, “lúc lắc” ”đứng đắn”, “đầy đặn”,

“thẳng thắn”, “đúng đắn”, “đầy đặn”, “thẳng thắn”, “đứng đắn”, cũng

giúp chúng ta miêu tả được hàng loạt từ đồng nghĩa biểu niệm

Tóm lại, hiện tượng từ đồng nghĩa chứng tỏ sự nhận thức chính xác, tinh

tế của dân tộc về hiện thực khách quan Cùng một phạm vi sự vật hiện tượngnhưng trong ngôn ngữ có thể có nhiều từ biểu đạt thể hiện thái độ, tình cảmkhác nhau, góc nhìn khác nhau của người nói đối với sự vật, hiện tượng; do

đó vấn đề quan trọng được đặt ra là phải biết chọn lựa từ ngữ cho chính xác.Muốn vậy người sử dụng ngôn ngữ cần phải nhận diện và phân biệt được cácnét nghĩa trong từ đồng nghĩa

* Sau đây là một số phương pháp tìm và chỉ ra sự khác biệt ý nghĩa giữa các từ đồng nghĩa.

- Xác định từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa, giải nghĩa cặn kẽ từ trungtâm, dựa vào từ trung để giải thích ý nghĩa cho những từ còn lại đồng thời chỉ

ra sự khác biệt về nghĩa giữa chúng

Ví dụ: Phân biệt nghĩa của các từ mẹ, má, u, bầm, …

Mẹ: người đàn bà đẻ ra mình (có thể dùng để xưng gọi, được sử dụngtrong ngôn ngữ toàn dân)

Trang 22

Má: mẹ (chỉ dùng để xưng gọi , thường dùng ở Nam Bộ)

Bầm: mẹ (chỉ dùng để xưng gọi, thường dùng ở trung du Bắc Bộ)

U: mẹ (chỉ dùng để xưng gọi, thường dùng ở nông thôn Bắc Bộ)

- Phân tích tìm nghĩa chung của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa, sau đókết hợp chỉ ra những nét riêng về nghĩa của từng từ để chỉ ra sự khác biệt vềnghĩa giữa chúng

1.2.2 Trái nghĩa

1.2.2.1 Khái niệm

Theo quan niệm truyền thống, người ta cho rằng: Trái nghĩa là những từ

trái ngược nhau hay đối lập nhau Sự đối lập này phải dựa trên cùng một tiêuchí, cùng một phạm trù, cụ thể là một khả năng kết hợp

Theo quan niệm của ngôn ngữ học hiện đại, khi bàn về từ trái nghĩa, Đỗ Hữu Châu đưa ra khái niệm: “Trái nghĩa là hiện tượng xuất hiện khi chúng ta phân hóa trường lớn thành trường nhỏ (hay nhóm nhỏ) đối lập nhau, trái ngược nhau” Theo đó ông khẳng định: “Hiện tượng trái nghĩa là hiện tượng đồng loạt không chỉ là hiện tượng giữa hai từ Hàng loạt từ ở cực này (đồng nghĩa với nhau) trái nghĩa với hàng loạt từ (đồng nghĩa với nhau) ở cực kia.”[2]

Định nghĩa về từ trái nghĩa, có rất nhiều tác giả đưa ra những cách địnhnghĩa khác nhau tuy nhiên các tác giả đều thống nhất cho rằng: từ trái nghĩa lànhững từ đồi lập với nhau về nghĩa

Tác giả Đỗ Hữu Châu trong đã viết “Từ trái nghĩa là từ đối lập, trái ngược nhau về nghĩa” [2]

Định nghĩa trên thường đi kèm với nhận xét cho rằng các từ trái nghĩaphải là những từ có chung một ý nghĩa nào đó, chúng phải trái nghĩa trên mộttiêu chí nào đó Nếu khác tiêu chí chúng chỉ đơn giản là những từ khác nghĩa

Trang 23

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng đưa ra định nghĩa về từ trái nghĩa:

“Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập Có thể định nghĩa từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa biểu niệm khái niệm, tương phản về logic, nhưng tương liên với nhau” [9]

Tác giả Nguyễn Thiệp Giáp cúng đồng quan điểm với tác giả Đỗ HữuChâu khi cho rằng: từ trái nghĩa bộc lộ các mặt đối lập của khái niệm tươngliên, gắn liền với một phạm vi sự vật, chẳng hạn bề sâu (sâu - nông), bề rộng(rộng - hẹp), sức mạnh (mạnh - yếu), Các từ đối lập những biểu hiện các kháiniệm không tương liên thì không phải là các từ trái nghĩa Ví dụ, trong câu:

Khúc sông này rộng nhưng mà sâu.

Chúng ta chỉ có sự đối lập logic của khái niệm khác nhau chứ không có

từ trái nghĩa, bởi vì các khái niệm “rộng” và “sâu” không tương liên với

nhau, không phải là các mặt đối lập

Cần phân biệt hai kiểu đối lập trong trái nghĩa:

- Sự đối lập loại trừ nhau: giàu - nghèo, mua - bán, vào - ra

Để xác định từ trái nghĩa tác giả cũng đã nêu lên những tiêu chí ngônngữ học của từ trái nghĩa Đó là:

- Khả năng kết hợp giống nhau của các vế Trong cặp từ trái nghĩa, nếu

vế này có thể kết hợp với những từ nào thì vế kia cũng có thể kết hợp vớinhững từ ấy Ví dụ:

Người thấp người cao

sông rộng sông hẹp

Khi khả năng kết hợp khác nhau, chứng tỏ chúng không trái nghĩa Ví dụ: “giá cao - hạ giá” thì được, nhưng “trình độ cao” phải đi với “trình độ thấp” chứ không phải “trình độ hạ” Điều đó chứng tỏ “cao” và “hạ” trong

trường hợp thứ hai không trái nghĩa với nhau

Trang 24

- Tiêu chí ngôn ngữ học thứ hai của từ trái nghĩa là khả năng cùng gặptrong một ngữ cảnh Ví dụ:

Bây giờ đất thấp cao

Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ

Nhẹ như bấc, nặng như chì

Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên.

(Nguyễn Du)

Căn cứ vào khả năng cùng gặp trong một ngữ cảnh, người ta xác lập

những cặp trái nghĩa: “cao - thấp”, “nhẹ - nặng”.

- Tiêu chí ngôn ngữ học thứ ba của từ trái nghĩa là tính quy luật củanhững liên tưởng đối lập, nghĩa là nhắc đến vế thứ nhất, người ta nghĩ ngayđến vế thứ hai

Ngoài định nghĩa của hai tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giápcòn có những định nghĩa của các tác giả khác về từ trái nghĩa Tuy nhiên, cáctác giả đều thống nhất cách hiểu về từ trái nghĩa sẽ là thuận lợi cho việc tìmhiểu về hiện tượng này

Cần phải nhận thấy rằng các từ được xem là trái nghĩa điển hình trướchết phải có các nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau

Chẳng hạn, các cặp từ trái nghĩa to - nhỏ, dài - ngắn giống nhau ở nét nghĩa

phạm trù và nét nghĩa loại Từ đó ta có thể hiểu từ trái nghĩa như sau:

Từ trái nghĩa là những từ có một số nét nghĩa khái quát trong cấu trúcbiểu niệm giống nhau, bên cạnh đó, nổi bật lên ít nhất một nét nghĩa đối lập

Ngoài ra, chúng ta có thể hiểu trái nghĩa là hiện tượng ngữ nghĩa trái ngược với hiện tượng đồng nghĩa.

Để xác định các từ trái nghĩa cần phải đặt chúng trên một nét nghĩa đồngnhất nào đó Nếu không có nét nghĩa đồng nhất này thì nghĩa của các từ ngữchỉ khác nhau chứ không trái nghĩa với nhau

Trang 25

Để có thể hiểu thêm về định nghĩa này chúng ta sẽ đi tìm hiểu ví dụsau đây:

“To” và “bé” trái nghĩa với nhau vì chúng có cùng nét nghĩa: chỉ kích

thước và khối lượng

“Dài” và “ngắn” trái nghĩa với nhau vì chúng đều nằm trong khái niệm

chung: chỉ kích thước về trường độ

“Thiếu” và “đủ” trái nghĩa nhau vì chúng có chung nét nghĩa: chỉ tính

chất về mức độ đáp ứng nhu cầu của một sự việc nào đấy

1.2.2.2 Phân loại từ trái nghĩa

Từ sự khảo sát trên, có thể thấy hiện tượng trái nghĩa xảy ra ở hai mức

độ khác nhau: trái nghĩa tuyệt đối và trái nghĩa tương đối

1.2.2.2.1 Trái nghĩa tuyệt đối

Ðây là trường hợp trái nghĩa giữa các từ thoả mãn các tiêu chí sau:1)Bên cạnh những nét nghĩa khái quát giống nhau, giữa các từ có xuất hiện nétnghĩa đối lập; 2) Chúng nằm ở vùng liên tưởng nhanh nhất, mạnh nhất, có tần

số xuất hiện cao nhất Nói nôm na, hễ có A là người ta liên tưởng đối lậpngay tới B Thí dụ:

Dài / ngắn rộng / hẹp to / nhỏ cao /thấp

sớm / muộn cứng / mềm quen /lạ yêu /ghét

1.2.1.2.2 Trái nghĩa tương đối

Là trường hợp trái nghĩa giữa các từ chỉ thỏa mãn tiêu chí 1) mà khôngthỏa mãn tiêu chí 2) Tức đấy là các trường hợp trái nghĩa nằm ở vùng liêntưởng yếu, nghĩa là nói tới A người ta không liên tưởng đối lập ngay tới B.Thí dụ:

Nhỏ / khổng lồ thấp / lêu nghêu cao / lùn tịt

* Vai trò của trái nghĩa

- Sử dụng trái nghĩa để tạo cách thức so sánh, đối chiếu, các kiến thức:

Trang 26

Trong thành ngữ: lành ít / dữ nhiều, sáng nắng / chiều mưa, …

Trong thơ ca: Thiếp trong cánh cửa / Chàng ngoài chân mây.

- Sử dụng các từ trái nghĩa tạo ra từ ghép (loại có quan hệ đẳng lập): chung thủy, sinh tử, buồn vui, sang hèn, … Hoặc tạo ra từ phức trái nghĩa: có tình / vô lí, tốt bụng / xấu bụng, chính nghĩa / phi nghĩa, …

1.2.3 Quan hệ bao gồm - nằm trong

Quan hệ bao gồm - nằm trong là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ có nghĩarộng hẹp khác nhau cùng thuộc một trường biểu vật Các từ có quan hệ baogồm - nằm trong còn gọi là có quan hệ cấp loại đối với nhau, phải có nghĩađồng nhất đầu tiên chỉ cùng một loại Ta nói: Từ có nghĩa chỉ loại lớn baogồm nghĩa của các từ chỉ những loại nhỏ trong loại lớn đó Ngược lại, các từchỉ loại nhỏ nằm trong nghĩa của các từ chỉ loại lớn

Để nắm rõ hơn khái niệm này ta đi tìm hiểu qua một số ví dụ:

Ví dụ 1:

Nghĩa của từ “hoa” bao gồm nghĩa của các từ “hoa hồng, hoa huệ, hoa lan, hoa cúc, hoa ly, hoa nhài, hoa hướng dương, ” Nghĩa của các từ “hoa hồng, hoa huệ, hoa lan, hoa cúc, hoa ly, hoa nhài, hoa hướng dương, ” nằm

trong nghĩa của từ “hoa”

1.2.4 Quan hệ toàn thể - bộ phận

Quan hệ toàn thể - bộ phận không phải là quan hệ giữa các loại mà làquan hệ giữa các bộ phận cấu thành một sự vật được xem là một hệ thống

nhất, hoàn chỉnh Ví dụ: “cơ thể” con người là một toàn bộ, do các bộ phận

“đầu, mình, tay, chân, mắt, mũi, mồm, lưng, ” hợp thành Giữa các từ có

quan hệ toàn bộ - bộ phận cũng có trật tự phân bậc Cũng có những từ bậcmột, bậc hai, bậc ba,

Để hiểu hơn khái niệm về quan hệ toàn thể - bộ phận, ta hãy phân tích ví

dụ vừa ở trên Đối với cơ thể người thì các từ “cơ thể” (hoặc người) là từ toàn

Trang 27

bộ bậc một “Đầu, mình, chân, tay, ” là những từ bộ phận bậc hai so với từ bậc một “cơ thể” Đến lượt “mình, đầu” lại là từ toàn bộ so với “mặt, tai, gáy,

sọ não, ” Mặt là từ bậc ba, là từ bộ phận so với đầu nhưng lại là toàn bộ so

với “mắt, mũi, tai, miệng, ”

1.3 Quan niện về từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong SGK

Ví dụ: siêng năng, chăm chỉ, cần cù,

Như chúng ta đã biết từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ

có cùng nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm nhưng khác nhau

về sắc thái địa phương, phạm vi sử dụng, màu sắc cũ mới.Còn đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ đồng nghĩa khác

nhau về sắc thái nghĩa hoặc sắc thái biểu cảm Ví dụ: mang / vác / xách / bưng / bê (khác nhau về sắc thái nghĩa - biểu thị những cách thức hành động khác nhau); ăn / xơi / chén / hốc

(khác nhau về sắc thái biểu cảm - biểu thị tình cảm thái độ

khác nhau); hi sinh / băng hà / chết (vừa khác nhau về sắc

thái ngữ nghĩa - biểu thị những đối tượng khác nhau; vừa khác

Trang 28

nhau sắc thái biểu cảm - biểu thị những thái độ tình cảm khácnhau).

Để khỏi phải trình bày những khái niệm phức tạp nhưnghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, sách giáo khoa Tiếng việt 5mới nêu đặc điểm của hai loại đồng nghĩa như sau: từ đồngnghĩa hoàn toàn “có thể thay thế được cho nhau trong lời nói

Ví dụ: hổ, cọp, hùm, ”; còn đồng nghĩa không hoàn toàn “khidùng phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng VD: ăn/xơi/chén, (biểu thị thái độ tình cảm khác nhau đối với người được nóiđến)”

Bên cạnh từ đồng nghĩa, sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Tiểuhọc đề cập đến khái niệm về từ trái nghĩa Các nhà biên soạnsách giáo khoa cũng bàn về khái niệm từ trái nghĩa và mặtnghĩa Các nhà biên soạn sách giáo khoa cũng bàn về từ tráinghĩa và mặt nghĩa, về phạm vi xác định và ngữ cảnh Sách

giáo khoa Tiếng Việt viết: “Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.”

Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh

Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó tùy theo cáchdùng từ đó trong từng lời nói (hoặc câu văn) khác nhau Việcđặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bậtnhững sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, đối lập nhau

Ví dụ: Chết vinh còn hơn sống nhục

Trang 29

Chương 2 VẤN ĐỀ DẠY NGHĨA CỦA TỪ TRONG MỐI QUAN

HỆ ĐỒNG NGHĨA - TRÁI NGHĨA Ở TIỂU HỌC

2.1 Số lượng bài

Qua khảo sát sách giáo khoa lớp 4 lớp 5 chúng tôi biết được:

Có 39 bài dạy về mở rộng vốn từ trong đó có 15 bài dạy nghĩa của từtrong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa:

- Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết (2 tiết)

Trang 30

2.2 Cấu trúc bài

2.2.1 Cấu trúc bài lý thuyết

Giống như cấu trúc nội dung bài học lí thuyết Luyện từ và câu nói chungbài học lí thuyết về dạy nghĩa của từ được biên soạn theo cấu trúc ba phần:Phần 1 Nhận xét

Phần 2 Ghi nhớ

Phần 3 Luyện tập

Nhiệm vụ của phần 1 và phần 2 là hình thành khái niệm, vì thế trongphần nhận xét, SGK đưa ra các ngữ liệu và hệ thống bài tập để học sinh tìm rađược các dấu hiệu của khái niệm Kết quả của quá trình hình thành khái niệmđược chốt ở mục 2 phần ghi nhớ

Sau khi học sinh đã được cung cấp các hiểu biết lí thuyết về các lớp từcần học, SGK đưa ra các bài tập luyện tập ứng dụng với hai nhiệm vụ: Củng

cố khái niệm và vận dụng khái niệm vào nói và viết Các bài tập nhận diệntìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, là bài tập củng cố kiến thức lí thuyết Các bàitập đặt câu, viết đoạn văn trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa làbài tập vận dụng sáng tạo, tích cực hóa hoạt động học các lớp từ

2.2.2 Cấu trúc bài thực hành

Những bài Luyện từ và câu nói chung được cấu thành từ một tổ hợp bài

tập được gọi là bài luyện tập Các bài tập trong bài học thực hành này không

phải được sắp đặt tùy ý mà phải theo một tổ chức, trật tự nhất định Thườngthì trong mỗi bài học Luyện tập về các lớp từ, các bài tập được sắp xếp theotrình tự nhiệm vụ như sau:

a, Bài tập tự nhận diên

b, Bài tập phân loại

Trang 31

c, Bài tập đặt câu, viết đoạn, lựa chọn từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnhđoạn văn.

Như vậy hệ thống bài tập trong các bài luyện tập được biên soạn đúngtheo cấu trúc bài tập ở mục 2 luyện tập của bài lí thuyết Tuy nhiên các dạngnhỏ trong mỗi loại đa dạng hơn và yêu cầu được nâng cao hơn

2.3 Dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa ở Tiểu học

-2.3.1 Dạy kiểu bài mở rộng vốn từ trong mối quan

hệ đồng nghĩa - trái nghĩa

Kiểu bài mở rộng vốn từ giúp học sinh tiểu học huy động và sắp xếp lạivốn từ mà các em đã thu thập được từ các bài học, trong đời sống theo cấu tạo

từ, theo nghĩa của từ và đăc biệt là theo các trường nghĩa

Kiểu bài mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa được xác lập dựa trênmối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ Trong sách giáo khoa Tiếng Việt, kiểu bàitập mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa chiếm tỉ lệ khá cao

Các từ cần tìm ở đây thuộc cùng một chủ điểm từ ngữ hay nói cách kháccùng nằm trong một hệ thống liên tưởng Vì vậy, dạng bài tập này ngoài tácdụng giúp học sinh mở rộng vốn từ còn có tác dụng giúp học sinh hình thành,phát triển tư duy hệ thống Mỗi bài học mở rộng vốn từ sách giáo khoa đưa ramột đến hai từ (nhân hậu - đoàn kết, trung thực - tự trọng, ước mơ, tàinăng, ) và giúp học sinh hiểu được các từ trung tâm, từ đó tìm ra các trườngnghĩa chứa những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với chúng

2.3.1.1 Dạng cấu trúc của kiểu bài về mở rộng vốn từ

trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa

Trong bài học về mở rộng vốn từ được cấu thành từ một tổ hợp bài tậpđược gọi là bài luyện tập Các bài tập trong bài học thực hành này không

Ngày đăng: 27/08/2014, 16:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1998), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phươngpháp dạy học Tiếng Việt
Tác giả: Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
[2]. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1999
[3]. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Việt ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 1962
[4]. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1981
[5]. Lê Cận (chủ biên) (1994), Nghĩa của từ. Tiếng Việt 5 (tập 1), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa của từ
Tác giả: Lê Cận (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
[6]. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng (2003), Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
[8]. Dương Kỳ Đức (chủ biên), Nguyễn Văn Dự, Vũ Quang Hào (1986), Từ điển trái nghĩa Tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển trái nghĩa Tiếng Việt
Tác giả: Dương Kỳ Đức (chủ biên), Nguyễn Văn Dự, Vũ Quang Hào
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
Năm: 1986
[9]. Nguyễn Thiện Giáp (2010), Từ vựng học tiếng Việt, NxbGiáo dụcViệt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NxbGiáo dụcViệt Nam
Năm: 2010
[10]. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NxbĐH & THCN
Năm: 1985
[11]. Nguyễn Văn Tu (1985), Từ vựng Tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng Tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Tu
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1985
[12].Nguyễn Văn Tu (1985), Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Tu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1985
[13]. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học hiện đại, Nxb ĐH&THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Tu
Nhà XB: Nxb ĐH&THCN
Năm: 1968
[14].Nguyễn Đức Tồn (2011), Từ đồng nghĩa tiếng Việt, NxbTừ điểnBách Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ đồng nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Nhà XB: NxbTừ điểnBách Khoa
Năm: 2011
[7]. Chương trình Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo trang 9 Khác
[15]. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, lớp 5 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w