Quan niện về từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong SGK

Một phần của tài liệu Đồng nghĩa Trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa ở Tểu học (Trang 25 - 27)

Tiếng Việt

Tiểu học

Để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học, sách giáo khoa Tiếng Việt 5 định nghĩa:

“Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.”

Đối với học sinh Tiểu học định nghĩa này đơn giản hơn. Từ đồng nghĩa được đưa vào chương trình sách giáo khoa Tiểu học dưới dạng từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn

Ví dụ: siêng năng, chăm chỉ, cần cù,...

Như chúng ta đã biết từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ có cùng nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm nhưng khác nhau về sắc thái địa phương, phạm vi sử dụng, màu sắc cũ mới. Còn đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái nghĩa hoặc sắc thái biểu cảm. Ví dụ: mang / vác / xách / bưng / bê (khác nhau về sắc thái nghĩa - biểu thị những cách thức hành động khác nhau); ăn / xơi / chén / hốc

(khác nhau về sắc thái biểu cảm - biểu thị tình cảm thái độ khác nhau); hi sinh / băng hà / chết (vừa khác nhau về sắc thái ngữ nghĩa - biểu thị những đối tượng khác nhau; vừa khác

nhau sắc thái biểu cảm - biểu thị những thái độ tình cảm khác nhau).

Để khỏi phải trình bày những khái niệm phức tạp như nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, sách giáo khoa Tiếng việt 5 mới nêu đặc điểm của hai loại đồng nghĩa như sau: từ đồng nghĩa hoàn toàn “có thể thay thế được cho nhau trong lời nói. Ví dụ: hổ, cọp, hùm,...”; còn đồng nghĩa không hoàn toàn “khi dùng phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng. VD: ăn/xơi/chén,... (biểu thị thái độ tình cảm khác nhau đối với người được nói đến)”.

Bên cạnh từ đồng nghĩa, sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Tiểu học đề cập đến khái niệm về từ trái nghĩa. Các nhà biên soạn sách giáo khoa cũng bàn về khái niệm từ trái nghĩa và mặt nghĩa. Các nhà biên soạn sách giáo khoa cũng bàn về từ trái nghĩa và mặt nghĩa, về phạm vi xác định và ngữ cảnh. Sách giáo khoa Tiếng Việt viết: “Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái

ngược nhau.”

Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh.

Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó tùy theo cách dùng từ đó trong từng lời nói (hoặc câu văn) khác nhau. Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,... đối lập nhau.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đồng nghĩa Trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa ở Tểu học (Trang 25 - 27)