HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Đồng nghĩa Trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa ở Tểu học (Trang 38 - 58)

M: lòng thương ngườ

HỒ CHÍ MINH

b) Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan

vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt

bồ đề treo lơ lửng.

TÔ HOÀI

Để làm được bài này trước tiên giáo viên cùng học sinh giải nghĩa các từ

xây dựng, kiến thiến, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm.

Xây dựng: làm nên, xây nên một công trình kiến trúc, hình thành một tổ

Kiến thiết là từ Hán Việt và có nghĩa tương đương với nghĩa của từ

xây dựng.

Vàng xuộm: chỉ màu vàng đậm của lúa đã chín. Vàng hoe: chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên. Vàng lịm: chỉ màu vàng của quả chín.

Từ việc hiểu nghĩa của các từ học sinh dễ dàng nhận thấy các từ in đậm có điểm giống nhau (cùng chỉ một hoạt động, một màu).

Bài 2 (TV5 - T1 - Tr 8) Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những từ nào thay thế được cho nhau? Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?

Việc giải thích nghĩa của các từ ở bài tập một giúp học sinh dễ dàng biết từ xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì các từ đó giống nhau hoàn toàn, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn.

Phần 2: Ghi nhớ

Từ những bài tập cụ thể ở phần một giáo viên đưa ra định nghĩa về từ đồng nghĩa “Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống

nhau.”

Có từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: quả và trái có nghĩa giống nhau cùng chỉ loại trái cây. hổ, cọp, hùm, đều chỉ một loài động vật sống trong rừng.

Nhưng giáo viên cần chú ý cho học sinh tuy từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế nhau trong lời nói nhưng không phải trong bất cứ trường hợp nào chúng cũng có thể thay thế cho nhau.

Ví dụ: Khi tả về khuôn mặt của người con gái thường dùng “mặt trái

xoan” chứ không dùng “mặt quả xoan”.

Hổ và cọp giống nhau hoàn toàn nhưng thường nói “hổ phụ sinh hổ tử”

chứ không nói “cọp phụ sinh cọp tử”

Có từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng.

ăn, xơi, chén, đớm, tọng,... (biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau

đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến). Thường dùng “Con mời bố mẹ xơi cơm.” hay “Con mời bố mẹ ăn cơm.” chứ không dùng “Con mời bố mẹ đớp cơm.”

mang, kiêng, vác, xách, bưng, bê (khác nhau về sắc thái biểu thị những cách thức hành động khác nhau. Từ mang không có nét nghĩa hạn chế bộ phận cơ thể thực hiện hoạt động. Trái lại, kiêng cũng là “mang” nhưng “với sự cồng tác của người khác”, “với hai tay đặt vào vật và nhấc nó khỏi mặt đất”. Còn vác là “mang” bằng cách đặt lên vai và vật thường “nặng”).

Phần 3: Luyện tập

Nội dung bài học luyện tập trong sách giáo khoa là hệ thống các bài tập nhằm củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa cho học sinh.

* Nhận diện chúng trong văn bản.

Ví dụ 1: (TV5 - T1 - Tr 8) Xếp các từ in đậm thành từng nhóm đồng

nghĩa.

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các cháu rất nhiều. Non sông Việt Nam có tở lên tươi đẹo hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là một phần lớn ở công học tập của các em.

HỒ CHÍ MINH

+ Các nhóm đồng nghĩa. (a) nước, nước nhà, non sông. (b) hoàn cầu, năm châu.

Trong bài này giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của hai nhóm nghĩa. Một nhóm có từ có nghĩa chung là chỉ đất nước mình, nhóm còn lại chỉ toàn thế giới. Sau đó kết hợp hướng dẫn học sinh chỉ ra những nét riêng về nghĩa của các từ: nước, nước nhà, non sông, hoàn cầu, năm châu.

* Bài tập tìm từ đồng nghĩa.

Ví dụ 2: (TV5 - T1 - Tr 8) Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập.

Bằng vốn từ của mình và sự gợi mở của giáo viên, học sinh tìm ra những từ đồng nghĩa với các từ đẹp, to lớn, học tập để hoàn thành kiểu bài tập này.

đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, tươi đẹp,...

to lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ,...

học tập: học, học hành, học hỏi,...

* Xác định điểm khác nhau của một dãy từ có quan hệ đồng nghĩa.

Ví dụ 3: (TV5 - T1 - Tr 22) Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa:

bao la. lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang.

Với bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra các nhóm nghĩa xác định từ trung tâm trong các nhóm bằng việc giải nghĩa các từ trong 14 từ trên

- Nhóm từ chỉ sự rộng lớn của không gian: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.

- Nhóm từ chỉ sự chiếu sáng: lung linh, long lanh, lấp loáng, lấp lánh.

- Nhóm từ chỉ sự vắng vẻ, ít người: vắng vẻ, vắng teo, hiu quạnh, vắng ngắt, hiu hắt.

(TV5 - T1 - Tr 13) Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau:

Cá hồi vượt thác

Đàn cá hồi gặp thác phải nghỉ lại lấy sức đê sáng mai vượt sóng. Suốt đêm thác réo (điên cuồng, dữ dằn, điên đảo). Nước tung lên thành những búi trắng như tơ. Suốt đêm đàn cá rậm rịch.

Mặt trời vừa (mọc, ngoi, nhô) lên. Dòng thác óng ánh (sáng trưng, sáng quắc, sáng rực) dưới nắng. Tiếng nước xối (gầm rung, gầm vang, gầm gào). Những con cá hồi lấy đà lao vút lên như chim. Chúng xé toạc màn mưa thác trắng. Những đôi vây xòe ra như đôi cánh.

Đàn cá hồi lần lượt vượt thác an toàn. Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại (cuống cuồng, hối hả, cuống quýt) lên đường.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

Đáp án: điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả.

Trong các trường hợp dễ, giáo viên nên để học sinh tự giải thích lí do em chọn từ này mà không chọn từ kia.

Để chỉ thác réo không thể tự kiểm soát được thì từ điên cuồng thể hiện rõ nghĩa nhất. Mọc, ngoi, nhô để chỉ mặt trời vào buổi sáng thì dùng với từ

nhô lên chứ không dùng với mọc lên (chỉ sự nhô, nhú lên) hay ngoi lên (nhô

lên một cách khó khăn từ trong nước hay trong bùn đất). Dùng từ hối hả đúng hơn cuống cuồng, cuống quýt vì 2 từ này còn có ý lo sợ, mất bình tĩnh...

2.3.2.2. Cấu trúc dạy bài trái nghĩa

Cũng giống như bài dạy về từ đồng nghĩa, bài dạy về từ trái nghĩa được chia làm hai dạng bài học: nội dung về lí thuyết và bài học luyện tập.

Phần 1: Nhận xét

Bài 1 (TV5 - T1 - Tr 38) So sánh các từ in đậm:

Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong quân đội Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.

Theo NHƯ KIM

Với bài học hình thành khái niệm này, giáo viên có thể cho học hiểu hai từ phi nghĩa và chính nghĩa bằng cách cho học sinh dùng từ điển rồi giải nghĩa từ gắn liền với bài học.

Phi nghĩa: Trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh

có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ.

Chính nghĩa: Đúng với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì

lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp lực, bất công,...

Từ việc giải nghĩa từ có thể thấy hai từ phi nghĩa và chính nghĩa có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa.

Bài 2 (TV5 - T1 - Tr 38) Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:

Chết vinh còn hơn sống nhục.

Với bài tập thứ hai học sinh được củng cố thêm về từ trái nghĩa. Học sinh có thể tìm được từ trái nghĩa sống / chết, vinh / nhục (vinh: được kính trọng, đánh giá cao; nhục: xấu hổ vì bị kinh bỉ).

Bài 3 (TV5 - T1 - Tr 38) Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?

Khi hiểu được các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ học sinh có thể thấy được hai vế tương phản, nổi bật quan điểm sống rất cao đẹp của người Việt Nam: thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời kinh bỉ.

Phần 2: Ghi nhớ

Từ bài tập ở phần nhận xét giáo viên đưa ra khái niệm về từ trái nghĩa:

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ:

cao / thấp (đối lập về kích thước theo phương thẳng đứng) ngắn / dài (đối lập về kích thước theo phương nằm ngang) ít / nhiều (đối lập về lượng)

Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,... đối lập nhau.

Những điểm giáo viên cần phải lưu ý khi dạy về từ trái nghĩa.

Có những từ trái nghĩa mà phủ định của từ này thì tất yếu phải là từ kia. Ví dụ: sống / chết, nam / nữ, trai / gái, có / không, chẵn / lẻ. Khi nói nó đã

chết rồi, thì điều đó có nghĩa là “Nó không còn sống”.

Có những từ trái nghĩa mà phủ định của từ này chưa hẳn đã tất yếu chấp nhận từ kia. Ví dụ: già / trẻ, khỏe / yếu, nóng / lạnh, cao / thấp. Nói trời không nóng, thì không hẳn là “trời lạnh”, vì giữ nóng và lạnh còn có mát, ấm.

Có những từ trái nghĩa chỉ các hướng đối lập nhau trong không gian hoặc thời gian. Ví dụ: trong / ngoài, trên / dưới, trước / sau, trái / phải, nam /

bắc, đông / tây, đỉnh / đáy, cao / thấp, lên / xuống, quá khứ/ tương lai,...

Giáo viên cần chú ý do tính chất đa nghĩa của từ, một từ có thể thuộc vào nhiều nhóm trái nghĩa khác nhau. Ví dụ: xét từ lành, nếu nói về tính cách thì

trái nghĩa với ác, hung dữ, hung ác, tàn ác; còn nói về trạng thái của sự vật thì trái nghĩa với rách, sứt, mẻ, vỡ. Việc xác định được từ trái nghĩa cần phải hướng dẫn học sinh đặt chúng chúng trên một nét đồng nhất nào đó.

Phần 3: Luyện tập

Phần luyện tập từ trái nghĩa gồm hệ thống các bài tập tìm các từ trái nghĩa, điền từ, đặt câu để củng cố thêm kiến thức về từ trái nghĩa.

* Bài tập tìm từ trái nghĩa

Ví dụ: (TV5 - T1 - Tr 44) Tìm những từ trái nghĩa nhau: a) Tả hình dáng M: cao - thấp

b) Tả hành động M: khóc - cười c) Tả trạng thái M: buồn - vui d) Tả phẩm chất M: tốt - xấu

Để học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài tập và tìm được nhiều cặp trái nghĩa, giáo viên nên gợi ý: những từ trái nghĩa có cấu tạo giống nhau (cùng là từ đơn hay từ phức, cùng là từ ghép hay từ láy) sẽ tạo ra những cặp đối xứng đẹp hơn như cao / thấp, cao kều / lùn tịt, cao cao / thâm thấp,...

(a)

- cao / thấp, cao / lùn, cao vống / cao tịt,...

- to / bé, to / nhỏ, to xù / bé tí, to kềnh / bé tẹo,... - béo / gầy, mập / ốm, béo / múp, gầy / tong,...

(b) khóc / cười, đứng / ngồi, lên / xuống, vào / ra,... (c)

- buồn / vui, lạc quan / bi quan, phấn chấn / ỉu xìu,...

- sướng / khổ, vui sướng / đau khổ, hạnh phúc / bất hạnh,... - khỏe / yếu, khỏe mạnh / ốm đau, sung sướng / mệt mỏi,...

(d) tốt / xấu, hiền / dữ, lành / ác, ngoan / hư, khiêm tốn / kiêu căng,... * Bài tập điền từ

Ví dụ 1: (TV5 - T1 - Tr 44) Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với

từ in đậm:

a, Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí...

b, Trẻ...cùng đi đánh giặc.

c,...trên đoàn kết một lòng.

d, Xa - da - cô đã chết, nhưng hình ảnh của em còn... mãi trong kí ức loài người như nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.

Đáp án: lớn, già, dưới, sống.

Giáo viên cần chú ý: Từ đồng nghĩa, trái nghĩa còn được vận dụng vào giải nghĩa các từ bằng cách quy về những từ đã biết.

Ví dụ:

- Cam tâm: cũng như cam lòng, nghĩa là tự kìm hãm, tự dập tắt, những tâm trạng của riêng mình để chịu đựng hay để làm một việc nào đó.

- Thịnh nộ (TV5- T1- Tr 89): là giận dữ, là tỏ ra giận lắm, một cách đáng sợ. - Tranh luận (TV5- T1- Tr 85): thảo luân, bàn cãi để tìm ra lẽ phải.

- Sầm uất (TV5- T1- Tr 113): đông đúc, nhộn nhịp. - Tài trợ (TV5- T2 - Tr20): giúp đỡ tiền của.

- Tấn tới (TV5- T2- Tr153): tiến bộ, đạt nhiều kết quả.

Vì từ đồng nghĩa thường khác nhau về sắc thái cho nên cách giảng theo lối so sánh từ đồng nghĩa nên kết hợp với cách giảng định nghĩa hoặc với cách giảng theo lối miêu tả. Vì thế bên cạnh việc đưa ra các từ đồng nghĩa, gần nghĩa để đối chiếu, cần bổ sung thêm những nét nghĩa riêng cho từng từ. Mặc dù khi giải nghĩa chúng ta có thể chỉ cần làm rõ nghĩa một từ, nhưng việc xác định loạt đồng nghĩa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ nghĩa của từ cần giải nghĩa hơn.

Ví dụ:

Khi giải nghĩa từ lốc (cơn lốc), chúng ta đưa từ này về loạt đồng nghĩa:

từ trung tâm rồi giảng nghĩa từ thật kĩ, rồi bổ sung những nghĩa đặc thù cho các từ lốc, bão, giông...

+ gió: là hiện tượng không khí trong khí quyển chuyển động thành luồng từ

vùng có áp suất cao đến vùng có áp suất thấp.

+ lốc: gió xoáy mạnh trong phạm vi nhỏ.

+ giông: biến động mạnh của thời tiết, thường có gió to giật mạnh và có sấm

sét, mưa rào.

+ giông tố: cơn giông có gió rất to và mạnh (thường dùng để ví cảnh gian nan

đầy thử thách)

2.3.2.3. Một số dạng bài tập sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Mục đích cuối cùng của việc dạy từ là để học sinh sử dụng được từ trong hoạt động nói năng. Có một số lượng từ rất lớn học sinh hiểu được nghĩa nhưng không đi vào vốn từ tích cực, không được học sinh sử dụng trong giao tiếp của mình. Chính vì vậy, dạy sử dụng từ rất quan trọng.

Các bài tập sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa sẽ giúp học sinh nắm được nghĩa và khả năng kết hợp của từ. Những bài tập đươc sử dụng ở Tiểu học để dạy dùng từ là bài tập điền từ, bài tập thay thế từ ngữ, bài tập đặt từ ngữ, bài tập đặt câu, viết đoạn văn ngắn và bài tập chữa lỗi dùng từ.

Dạng 1: Bài tập điền từ

- Loại bài tập này có hai mức độ.

+ Cho trước các từ, yêu cầu học sinh tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn cho sẵn.

Ví dụ 1 : Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.

a, Cháu...ông, bà hộp bánh.

b, Chúng em... cô bó hoa tươi thắm nhân ngày 20/11. c, Tôi... bạn quyển sách.

d, Em bé... tôi một hòn bi ve trong suốt.

Một phần của tài liệu Đồng nghĩa Trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa ở Tểu học (Trang 38 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w