VẤN ĐỀ DẠY NGHĨA CỦA TỪ TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG NGHĨA TRÁI NGHĨA Ở TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu Đồng nghĩa Trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa ở Tểu học (Trang 27 - 31)

HỆ ĐỒNG NGHĨA - TRÁI NGHĨA Ở TIỂU HỌC 2.1. Số lượng bài

Qua khảo sát sách giáo khoa lớp 4 lớp 5 chúng tôi biết được:

Có 39 bài dạy về mở rộng vốn từ trong đó có 15 bài dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa:

- Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết (2 tiết)

- Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng (2 tiêt) - Mở rộng vốn từ: Ước mơ - Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực (2 tiết) - Mở rộng vốn từ: Tài năng - Mở rộng vốn từ: Dũng cảm - Mở rộng vốn từ: Tổ quốc - Mở rộng vốn từ: Nhân dân - Mở rộng vốn từ: Hòa bình

- Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường

- Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc

- Mở rộng vốn từ: Công dân

Có 7 bài dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa:

- Từ đồng nghĩa

- Luyện tập về từ đồng nghĩa (3 tiết)

- Từ trái nghĩa

- Luyện tập về từ trái nghĩa (2 tiết)

2.2. Cấu trúc bài

2.2.1. Cấu trúc bài lý thuyết

Giống như cấu trúc nội dung bài học lí thuyết Luyện từ và câu nói chung bài học lí thuyết về dạy nghĩa của từ được biên soạn theo cấu trúc ba phần:

Phần 1. Nhận xét Phần 2. Ghi nhớ Phần 3. Luyện tập

Nhiệm vụ của phần 1 và phần 2 là hình thành khái niệm, vì thế trong phần nhận xét, SGK đưa ra các ngữ liệu và hệ thống bài tập để học sinh tìm ra

được các dấu hiệu của khái niệm. Kết quả của quá trình hình thành khái niệm được chốt ở mục 2 phần ghi nhớ.

Sau khi học sinh đã được cung cấp các hiểu biết lí thuyết về các lớp từ cần học, SGK đưa ra các bài tập luyện tập ứng dụng với hai nhiệm vụ: Củng cố khái niệm và vận dụng khái niệm vào nói và viết. Các bài tập nhận diện tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, là bài tập củng cố kiến thức lí thuyết. Các bài tập đặt câu, viết đoạn văn trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.... là bài tập vận dụng sáng tạo, tích cực hóa hoạt động học các lớp từ.

2.2.2. Cấu trúc bài thực hành

Những bài Luyện từ và câu nói chung được cấu thành từ một tổ hợp bài tập được gọi là bài luyện tập. Các bài tập trong bài học thực hành này không phải được sắp đặt tùy ý mà phải theo một tổ chức, trật tự nhất định. Thường thì trong mỗi bài học Luyện tập về các lớp từ, các bài tập được sắp xếp theo trình tự nhiệm vụ như sau:

a, Bài tập tự nhận diên. b, Bài tập phân loại.

c, Bài tập đặt câu, viết đoạn, lựa chọn từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn.

Như vậy hệ thống bài tập trong các bài luyện tập được biên soạn đúng theo cấu trúc bài tập ở mục 2 luyện tập của bài lí thuyết. Tuy nhiên các dạng nhỏ trong mỗi loại đa dạng hơn và yêu cầu được nâng cao hơn.

2.3. Dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa -trái nghĩa ở Tiểu học trái nghĩa ở Tiểu học

2.3.1. Dạy kiểu bài mở rộng vốn từ trong mối quanhệ đồng nghĩa - trái nghĩa hệ đồng nghĩa - trái nghĩa

Kiểu bài mở rộng vốn từ giúp học sinh tiểu học huy động và sắp xếp lại vốn từ mà các em đã thu thập được từ các bài học, trong đời sống theo cấu tạo từ, theo nghĩa của từ và đăc biệt là theo các trường nghĩa.

Kiểu bài mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa được xác lập dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt, kiểu bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa chiếm tỉ lệ khá cao.

Các từ cần tìm ở đây thuộc cùng một chủ điểm từ ngữ hay nói cách khác cùng nằm trong một hệ thống liên tưởng. Vì vậy, dạng bài tập này ngoài tác dụng giúp học sinh mở rộng vốn từ còn có tác dụng giúp học sinh hình thành, phát triển tư duy hệ thống. Mỗi bài học mở rộng vốn từ sách giáo khoa đưa ra một đến hai từ (nhân hậu - đoàn kết, trung thực - tự trọng, ước mơ, tài năng,...) và giúp học sinh hiểu được các từ trung tâm, từ đó tìm ra các trường nghĩa chứa những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với chúng.

2.3.1.1. Dạng cấu trúc của kiểu bài về mở rộng vốn từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong bài học về mở rộng vốn từ được cấu thành từ một tổ hợp bài tập được gọi là bài luyện tập. Các bài tập trong bài học thực hành này không phải được sắp đặt tùy ý mà phải theo một tổ chức, trật tự nhất định. Thường thì trong mỗi bài học mở rộng vốn từ được sắp xếp theo trình tự nhiệm vụ như sau:

- Bài tập tự nhận diện. - Bài tập phân loại.

- Bài tập đặt câu, viết đoạn văn, lựa chọn từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn.

Các bài tập về đồng nghĩa, trái nghĩa được sử dụng trong kiểu bài mở rộng vốn từ thường được mở rộng theo cấu tạo từ, theo trường nghĩa.

* Mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ.

+ Giáo viên cung cấp cho học sinh một tiếng có nghĩa, yêu cầu học sinh tìm các từ có chứa tiếng đó.

Ví dụ 1: (TV4 - T1 - Tr 87) Tìm thêm những từ cùng nghĩa

với từ

ước mơ:

a) Bắt đầu bằng tiếng ước. M: ước muốn b) Bắt đầu bằng tiếng mơ. M: mơ ước Đáp án:

- Bắt đầu bằng tiếng ước: ước mong, ước ao, ước đoán, ước muốn, ước vọng,...

- Bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ tưởng, mơ ước, mơ mộng,...

Giáo viên có thể phân tích nghĩa của một số từ để học sinh hiểu nghĩa của từ đó như

ước mong: ước mong, ước ao một điều gì đó (ước mong một cuộc sống

ấm no, hạnh phúc).

ước ao: mong muốn thiết tha điều gì đó (thỏa lòng ước ao).

mơ tưởng: mong mỏi, ước mơ điều gì đó có thể có trong tương lai. mơ mộng: say mê theo những hình ảnh tốt đẹp nhưng xa vời với thực tế.

Ngoài ra có một số từ cũng bắt đầu bằng tiếng ước và tiếng mơ nhưng không đồng nghĩa với ước mơ như: ước hẹn, ước đoán, mơ màng, giáo viên nên phân tích nghĩa để học sinh loại các từ ấy ra khỏi nhóm cùng nghĩa.

Ví dụ 2:

*Tìm các từ

Có tiếng đỏ M: đỏ tươi Có tiếng xanh M: xanh um *Đáp án

- (xanh) xanh mướt, xanh thắm, xanh lét, xanh lè, xanh tươi, xanh thẫm, xanh đậm, xanh rờn,...

Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa từ:

đỏ rực nghĩa tỏa sáng sang xung quanh. đỏ lòm gây cảm giác khó chịu.

xanh mướt là tính chất xanh vật non tơ, mền mại, tồn tại trên diện rộng.

xanh thắm gợi lên sự liên tưởng về vật thể mang màu xanh có độ rộng và cao thăm thẳm

+ Cung cấp cho học sinh các tiếng có nghĩa, yêu cầu học sinh ghép tiếng đó với một tiếng khác để tạo thành từ mới và giải thích nghĩa của từ ấy.

Ví dụ: Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ tìm được.

* Đáp án

- yêu mến, kính mến, kính yêu, quý mến, thương mến, yêu thương, mến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thương, mến yêu,...

Giải nghĩa từ:

yêu mến: có tình cảm thân thiết, thích gần gũi. kính mến: kính trọng và mến ai đó.

kính yêu: kính trọng và yêu ai đó,...

Giáo viên có thể gợi ý học sinh đặt câu với các từ như yêu mến, kính trọng để học sinh thấy được yêu mến được dùng để thể hiện tình cảm yêu thương, gần gũi với mọi người, động vật,... nhưng cũng cùng nghĩa với yêu mến nhưng kính trọng còn thể hiện sự tôn trọng với người khác.

Tôi yêu mến các bạn lớp tôi.

Chúng ta phải kính trọng với người già. * Mở rộng vốn từ theo trường nghĩa

Mở rộng vốn từ trường nghĩa có thể tìm thấy ở tất cả các bài.

Ví dụ: (TV4 - T1 - Tr 17) Tìm các từ ngữ:

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

Một phần của tài liệu Đồng nghĩa Trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa ở Tểu học (Trang 27 - 31)