1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

35 562 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 309,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 2 1.1. Đầu tư phát triển. 2 1.1.1. Khái niệm đầu tư phát triển. 2 1.1.2. Đặc điểm đầu tư phát triển. 4 1.1.3. Vai trò đầu tư phát triển. 6 1.1.4. Nguồn vốn đầu tư phát triển. 8 1.2. Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 10 1.2.1. Khái niệm: 10 1.2.2. Tầm quan trọng của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 10 1.2.3. Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 12 1.2.3.1. Đầu tư cho xây dựng cơ bản. 12 1.2.3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 13 1.2.3.3. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển 13 1.2.3.4. Đầu tư mua sắm hàng tồn trữ. 15 1.2.3.5. Đầu tư cho marketing, củng cố uy tín và xây dựng thương hiệu. 15 1.2.3.6. Đầu tư cho chất lượng sản phẩm. 15 1.2.3.7. Đầu tư cho tài sản vô hình khác. 16 Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn. 17 2.1. Giới thiệu chung về Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn. 17 2.2. Thực trạng đầu tư phát triển giai đoạn 2002 – 2010 17 2.2.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển 17 2.2.2. Nội dung đầu tư phát triển. 19 2.3. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển 22 2.3.1. Doanh thu thuần và lợi nhuận thuần qua các năm. 22 2.3.2. Năng lực sản xuất 23 2.3.3. Năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. 25 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn. 27 3.1. Những tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty. 27 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển. 28 KẾT LUẬN 32 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2002 2007 18 Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2002 – 2007 20 Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung đầu tư giai đoạn 2002 – 2007 22 Bảng 2.4: Doanh thu – lợi nhuận giai đoạn 2002 – 2010 23 Bảng 2.5: Năng suất thực hiện của các thiết bị chính 24 Bảng 2.6: Cơ cấu lao động giai đoạn 2005 – 2010 25 Bảng 2.7: Năng suất lao động bình quân 26 LỜI MỞ ĐẦU Đầu tư phát triển có thể được xem là hoạt động quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp và thậm chí đối với mỗi quốc gia. Bởi vì chỉ có đầu tư phát triển mới duy trì và mở rộng tiềm lực sản xuất của doanh nghiệp hay quốc gia đó. Vậy nội dung cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là gì? Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động đầu tư này như thế nào? Và sau khi đầu tư đã đem lại kết quả, hiệu quả gì cho doanh nghiệp?... Trong bài viết này, tôi lấy thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn làm ví dụ. Tuy công ty chỉ là một trong số hàng ngàn các công ty khác có tiến hành hoạt động đầu tư phát triển, song lĩnh vực hoạt động, ngành nghề hoạt động, quy mô của công ty cũng có thể cho phép chúng ta có được một cái nhìn tổng quát về hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn”. Tiểu luận của tôi gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn. Do thời gian và trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế nên tiểu luận này không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô. Em xin chân thành thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Từ Quang Phương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 2

1.1 Đầu tư phát triển 2

1.1.1 Khái niệm đầu tư phát triển 2

1.1.2 Đặc điểm đầu tư phát triển 4

1.1.3 Vai trò đầu tư phát triển 6

1.1.4 Nguồn vốn đầu tư phát triển 8

1.2 Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 10

1.2.1 Khái niệm: 10

1.2.2 Tầm quan trọng của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 10

1.2.3 Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 12

1.2.3.1 Đầu tư cho xây dựng cơ bản 12

1.2.3.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 13

1.2.3.3 Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển 13

1.2.3.4 Đầu tư mua sắm hàng tồn trữ 15

1.2.3.5.Đầu tư cho marketing, củng cố uy tín và xây dựng thương hiệu 15

1.2.3.6 Đầu tư cho chất lượng sản phẩm 15

1.2.3.7 Đầu tư cho tài sản vô hình khác 16

Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn 17

2.1 Giới thiệu chung về Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn 17

2.2 Thực trạng đầu tư phát triển giai đoạn 2002 – 2010 17

2.2.1 Nguồn vốn đầu tư phát triển 17

2.2.2 Nội dung đầu tư phát triển 19

2.3 Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển 22

2.3.1 Doanh thu thuần và lợi nhuận thuần qua các năm 22

Trang 2

2.3.2 Năng lực sản xuất 23

2.3.3 Năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao 25

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn 27

3.1 Những tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty 27

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển 28

KẾT LUẬN 32

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm

Sơn giai đoạn 2002 - 2007 18

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2002 – 2007 20

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung đầu tư giai đoạn 2002 – 2007 22

Bảng 2.4: Doanh thu – lợi nhuận giai đoạn 2002 – 2010 23

Bảng 2.5: Năng suất thực hiện của các thiết bị chính 24

Bảng 2.6: Cơ cấu lao động giai đoạn 2005 – 2010 25

Bảng 2.7: Năng suất lao động bình quân 26

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư phát triển có thể được xem là hoạt động quan trọng nhất đối với mỗidoanh nghiệp và thậm chí đối với mỗi quốc gia Bởi vì chỉ có đầu tư phát triểnmới duy trì và mở rộng tiềm lực sản xuất của doanh nghiệp hay quốc gia đó Vậynội dung cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là gì? Cácdoanh nghiệp tiến hành hoạt động đầu tư này như thế nào? Và sau khi đầu tư đãđem lại kết quả, hiệu quả gì cho doanh nghiệp?

Trong bài viết này, tôi lấy thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần

xi măng Bỉm Sơn làm ví dụ Tuy công ty chỉ là một trong số hàng ngàn các công

ty khác có tiến hành hoạt động đầu tư phát triển, song lĩnh vực hoạt động, ngànhnghề hoạt động, quy mô của công ty cũng có thể cho phép chúng ta có được mộtcái nhìn tổng quát về hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Vì vậy, em

đã chọn đề tài: “Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Thựctrạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn”

Tiểu luận của tôi gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty CP Xi măng Bỉm SơnChương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tạiCông ty CP Xi măng Bỉm Sơn

Do thời gian và trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế nên tiểu luận này khôngtránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô

Em xin chân thành thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Từ Quang Phương đã tậntình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Trang 5

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư

phát triển trong doanh nghiệp.

1.1 Đầu tư phát triển.

1.1.1 Khái niệm đầu tư phát triển.

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiệntại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng them hoặc tạo ra những tài xản vật chất( nhà xưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ ( trí thức, kĩ năng…), gia tăng năng lực sảnxuất,tạo them việc làm và vì mục tiêu phát triển

Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều loại nguồn lực, Theo nghĩa hẹp,nguồn lựccho đầu tư phát triển là tiền vốn Theo nghĩa rộng,nguồn lực cho đầu tư bao gồm cảtiền vốn, đất đai,lao động ,máy móc,thiết bị,tài nguyên.Như vậy khi xem xét lựachọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính đúngtính đủ các nguồn lực tham gia

Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốnthực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định Trên quan điểm phân công lao động

xã hội,có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnhthổ.Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia thành hai nhómchính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận Trên góc độxem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành: loại được khuyến khíchđầu tư, loại không được khuyến khích đầu tư và loại bị cấm đầu tư Từ góc độ tàisản, đối tượng đầu tư chia thành: những tài sản vật chất ( tài sản thực) và tài sản vôhình Tài sản vật chất ở đây là những tài sản cố định được sử dụng cho sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế và tài sản lưu động Tài sản vô hìnhnhư phát minh sang chế, uy tín, thương hiệu…

Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng,thiết bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kĩ thuật…) và tàisản vô hình (những phát minh sáng chế, bản quyền…) Các kết quả đạt được củađầu tư góp phần tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội Hiệu quả của đầu tư pháttriển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi

ra để đạt kết quả đó Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trênphương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích,

Trang 6

phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý kiểm tra của cơquan quản lý nhà nước các cấp Thực tế, có những khoản đầu tư không trực tiếp tạo

ra tài sản cố định và tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tưcho giáo dục, y tế, hoạt động xoá đói giảm nghèo…nhưng lại rất quan trọng để nângcao chất lượng cuộc sống vì mục tiêu phát triển, do đó cũng được xem là hoạt độngđầu tư phát triển

Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia,cộng đồng và nhà đầu tư Trong đó, đầu tư nhà nước nhằm mục đích thúc đẩy tưngtrưởng kinh tế,tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng caođời sống của thành viên trong xã hội Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chiphí, tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực… Đầu tư phát triển thương được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất định Xácđịnh rõ chủ đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý đầu tư nói chung

và vốn đầu tư nói riêng Chủ đầu tư là ngời sở hữu vốn hoặc được giao quản lý, sửdụng vốn đầu tư Theo nghĩa đầy đủ, chủ đầu tư là người sở hữu vốn, ra quyết địnhđầu tư, quản lý quá trình thực hiên và vận hành kết quả đầu tư và là người hưởng lợithành quả đầu tư đó Chù đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát đầu tư, chịutrách nhiệm toàn diện về những sai phạm và hậu quả do ảnh hưởng của đầu tư đếnmôi trường môi sinh và do đó có ảnh hưởng quan trọng đến việc nâng cao hiệu quảhoạt động đầu tư Thực tế quản lý còn có những nhận thức sai lầm về quan điểmchủ đầu tư

Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình diễn ra trong thời kì dài và tồn tạivấn đề “độ trễ thời gian” Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu

tư với thời gian vân hành kết quả đầu tư Đầu tư hiện tại nhưng kết quả đầu tưthường thu được trong tương lai Đặc điểm này của đầu tư cần được quán triệt khiđánh giá kết quả, chí phí và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển

Nội dung đầu tư phát triển ở phạm vi doanh nghiệp và phạm vi nền kinh tế cóthể khác nhau Trên góc độ nền kinh tế, đầu tư phát triển phải làm gia tăng tài sảncho nền kinh tế chứ không phải chuyển giao tài sản giữa các đơn vị

Đầu tư phát triển khác về bản chất với đầu tư tài chính Đầu tư tài chính là loạiđầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá trênthị trường tiền tệ,thị trường vốn để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái

Trang 7

phiếu Chính phủ) hoặc lợi nhuận phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty phát hành (mua cổ phiếu…) Đầu tư tài sản tài chính là loại đầu tư khôngtrực tiếp làm tăng tài sản thực (tài sản vật chất) cho nền kinh tế(nếu không xét đếnquan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản chính cho chủđầu tư Mua cổ phiếu gắn với việc chuyển quyền sở hữu và hoạt động cho vay dẫnđến chuyển quyền sử dụng, do vậy hai loại đầu tư này đều thuộc loại đầu tư dịchchuyển Đầu tư tài chính thường được thực hiện gián tiếp thông qua các trung giantài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán Đầu tư tài chính còn có đặc điểm là:chủ đầu tư thương có kỳ vọng thu được lợi nhuận cao khi đầu tư nhưng thực tế lợinhuận thu được có thể tăng giảm không theo ý muốn Tuy nhiên, đầu tư tài chính làkênh huy động vốn rất quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triểnvà là một trongnhững loại hình đầu tư lựa chọn để tối đa hoá lợi ích, giảm thiểu rủi ro cho các chủđầu tư.

1.1.2 Đặc điểm đầu tư phát triển.

Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

triển thường rất lớn Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình

thực hiện đầu tư Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn vàhuy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy mô, kế hoạch đầu tư đúngđắn,quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiệnđầu tư trọng tâm trọng điểm

Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự ántrọng điểm quốc gia Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộcần tuân thủ một kế hoách định trước sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loạinhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất những ảnhhưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lại lao động, giảiquyết lao động dôi dư…

cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhiều công trình đầu tư pháttriển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm Do vốn lớn lại nằm khê đọng trongsuốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cần tiến hànhphân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng

Trang 8

hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạngthiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sửdụng và thanh lý công trình Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, cóthể tồn tại vĩnh viễn như các Kim tự tháp Ai Cập, Nhà thờ La Mã ở Rôm….Trongsuốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực

và tiêu cực, của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội…Để thích ứng vớiđặc điểm này, công tác quản lý hoạt động đầu tư cần chú ý một số nội dung sau:

- Thứ nhất, cần xây dựng cơ chế và phương pháp dự báo khoa học cả ở cấp vĩ

mô và vi mô về nhu cầu thị trường với sản phẩm đầu tư tương lai, dự kiến khả năngcung từng năm và toàn bộ vòng đời dự án

- Thứ hai, quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu

tư vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh haomòn vô hình

- Thứ ba, chú ý đúng mức tới yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư Đầu tưtrong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm

đó mà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm Đây là đặc điểm rất riêng củalĩnh vực đầu tư, ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý hoạt động đầu tư

thường phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên Do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng Không thể dễ dàng dịch

chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác,nên công tác quản lý hoạtđộng đầu tư phát triển cần quán triệt đặc điểm này trên một số nội dung sau:

- Trước tiên, cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng Đầu tưcái gì, công suất bao nhiêu là hợp lý…cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trêncác nghiên cứu khoa học

- Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý Để lựa chọn địa điểm thực hiện đầu tưđúng phải dựa trên những căn cứ khoa học, dựa vào hệ thống các chỉ tiêu kinh tế,chính trị, xã hội, môi trường, văn hoá…Cần xây dựng một bộ tiêu chí khác nhau và

Trang 9

nhiề phương án so sánh để lựa chọn vùng lãnh thổ và địa điểm đầu tư cụ thể hợp lýnhất sao cho khai thác được tối đa lợi thế vùng và không gian đầu tư cụ thể, tạo điềukiện nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi

ro hoạt động đầu tư phát triển thường cao Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân,trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như khả năng quản lýkém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu…có nguyên nhân khách quan như giánguyên vật liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, lạm phát, trượt giá, thiên tai,…Nhưvậy, để quản lý hoạt động đầu tư phát triển hiệu quả cần phải thực hiện các biệnpháp quản lý rủi ro bao gồm:

- Trước tiên phải nhận diện được rủi ro đầu tư Có nhiều nguyên nhân rủi ronên việc xác định đúng nguyên nhân rủi ro là khâu quan trọng đầu tiên để tìm ragiải pháp phù hợp để khắc phục

- Thứ hai, đánh giá mức độ rủi ro Rủi ro xảy ra có khi rất nghiêm trọngnhưng có khi chưa đến mức gây nên những thiệt hại về kinh tế Đánh giá đúng mức

độ rủi ro sẽ giúp đưa ra biện pháp phòng và chống phù hợp

- Thứ ba, xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro Mỗi loại rủi ro vàmức độ rủi ro nhiều hay ít sẽ có biện pháp phòng và chống phù hợp nhằm hạn chếđến mức thấp nhất các thiệt hại có thể có do rủi ro này gây ra

1.1.3 Vai trò đầu tư phát triển.

Khái niệm về sản xuất: Sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vàothành những sản phẩm đầu ra

Lý thuyết về hàm sản xuất Cob Douglas: Các nhà kinh tế phân chia các yếu tốsản xuất (đầu vào) thành: lao động (L), tư liệu sản xuất gồm có tư liệu lao động vàđối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng…) (K)

Để phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp ta dùnghàm sản xuất Hàm sản xuất chỉ rõ mức sản lượng Q tối đa mà ta có thể thu được từcác tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào tương ứng với một trình độ công nghệnhất định

Trang 10

Để có thể tiến hành và phát triển sản xuất cần phải có vốn, lao động, trong đóyếu tố vốn ở đây bao gồm tất cả các chi phí để mua tư liệu lao động và đối tượnglao động, chi phí bồi dưỡng lao động đủ trình độ quản lý, sử dụng các đối tượng laođộng sản xuất ra sản phẩm với năng suất và chất lượng ngày càng cao Như vậy, suycho cùng, để tiến hành sản xuất với quy mô ngày càng lớn cần phải tăng các yếu tốđầu vào, tức là phải tăng chi phí cho các yếu tố đầu vào hay nói cách khác là phảităng đầu tư cho các yếu tố này.

Tăng đầu tư vốn cho phép tăng các đầu vào không chỉ về số lượng mà cả vềchất lượng và do đó tất yếu đầu ra sẽ không chỉ lớn hơn về số lượng mà còn cao hơn

cả về chất lượng

Theo Keyness, mỗi sự gia tăng về vốn đầu tư đều kéo theo sự gia tăng nhu cầu

về nhân công và nhu cầu về tư liệu sản xuất Do đó, làm tăng việc làm và nhu cầutiêu dùng của nền kinh tế Tất cả các điều đó làm tăng thu nhập của nền kinh tế vàđến lượt mình thu nhập tăng lại tăng đầu tư mới Quá trình này thể hiện thông quamột đại lượng là số nhân đầu tư Số nhân đầu tư thể hiện mối quan hệ giữa mứctăng thu nhập và mức gia tăng đầu tư Số nhân này xác định sự gia tăng đầu tư sẽlàm cho thu nhập gia tăng như thế nào

Có 2 phương thức để phát triển sản xuất đó là:

Thứ nhất, mở rộng quy mô sản xuất theo chiều rộng: nhằm gia tăng năng lựcsản xuất của doanh nghiệp, từ đó tăng sản lượng đầu ra nhờ sử dụng nhiều hơn cácyếu tố đầu vào, các nguồn lực của sản xuất, trong khi đó năng suất và hiệu qủa củacác yếu tố sản xuất đó không đổi

Thứ hai, mở rộng quy mô sản xuất theo chiều sâu: là sự tăng lên của sản phẩmchủ yếu do sự tăng năng suất lao động nhờ đầu tư bổ sung và hiệu quả sử dụng cácnguồn lực đầu vào của sản xuất

Đầu tư phát triển có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế củamỗi quốc gia

Trên góc độ vĩ mô, đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng vàphát triển kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm tăng năng lực khoa họccông nghệ đất nước…

Trang 11

Trên goc độ vi mô thì đầu tưlà nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và pháttriển của các cơ sở sản xuất, cung ứng dịch vụ và của cả các đơn vị vô vị lợi Để tạodựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở, đơn vị sản xuất và cunhứng dịnh vụ nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm, lắpđặt máy móc, thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện cácchi phí gắn liền với hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừađược tạo ra Đây chính là biểu hiện cụ thể của hoạt động đầu tư Đối với các đơn vịđang hoạt động, khi cơ sở vật chất , kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏngcần phải tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất - kỹ thuật đã hưhỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sựphát triển khoa học, kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùg của nền sản xuất xã hội, phải muasắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, đó cũngchính là hoạt động đầu tư

1.1.4 Nguồn vốn đầu tư phát triển.

Nguồn lực để thực hiện đầu tư là vốn.Nội dung và nguồn gốc của vốn lànhững vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết của lý thuyết đầu tư phát triển.Bản chất củađầu tư phát triển còn được thể hiện ở nội dung vốn và nguồn vốn đầu tư, lý luậnbiện chứng về mối quan hệ hữu cơ giữa hai vấn đề này

Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung.Trên phươngdiện kinh tế,vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đãchi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động)

và các khoản đầu tư phát triển khác.Về cơ bản vốn đầu tư phát triển mang nhữngđặc trung của vốn như:(1) vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản;(2) vốn phảivận động sinh lời;(3) vốn cần được tích tụ và tập trung đến một mức nhất địnhmới có thể phát huy tác dụng;(4) vốn phải gắn với chủ sở hữu;(5) vốn có giá trị

Trang 12

(b) Vốn lưu động bổ sung: bao gồm những khoản đầu tư nhằm mua sắmnguyên vật liệu, thuê mướn lao động…làm tăng tài sản lưu động trong kỳ của toàn

bộ xã hội

(c) Vốn đầu tư phát triển khác: là tất cả cá khoản đầu tư của xã hội nhằm giatăng năng lực phát triển của xã hội, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện chất lượngmôi trường Ví dụ như vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục: chương trình phổ cập giáodục, nghiên cứu, triển khai đầo tạo…Vốn chi cho các chương trình mục tiêu quốcgia nhằm tăng cường sức khoẻ cộng đồng như chương trình tiêm chủng mở rộng,chương trình nước sạch nông thôn…

Nguồn vốn đầu tư phát triển là thuật ngữ chỉ các nguồn tích luỹ, tập trung vàphân phối cho đầu tư Về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển chính làphần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động để đưa vào quá trình táisản xuất xã hội Nguồn vốn đầu tư phát triển trên phương diện vĩ mô, bao gồmnguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài Nguồn vốn trong nước gồm: vốnnhà nước, vốn dân doanh và vốn trên thị trường vốn Nguồn vốn nước ngoài baogồm: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA), vốn vau thương mại nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế.Trong mỗi thời kỳ khác nhau, quy mô và tỷ trọng vốn của từng nguồn vốn có thểthay đổi nhưng để chủ động phát triển KTXH của quốc gia theo định hướng chiếnlược và kế hoạch đặt ra, cần nhất quán quan điểm: xem vốn trong nước giữ vai tròquết định, vốn nước ngoài là quan trọng

1.2 Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.

1.2.1 Khái niệm:

Đầu tư phát triển trong doanh nghiệplà hoạt động sử dụng vốn cùng các nguồnlực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng them tài sản của DN,tạo them việc làm và nâng cao đời sống các thành viên trong đơn vị

1.2.2 Tầm quan trọng của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.

Trang 13

Qua phân tích nghiên cứu các nội dung của đầu tư trong doanh nghiệp chúng

ta thấy rằng đầu tư quyết định sự ra đời , tồn tại và phát triển của mỗidoanh nghiệp

Để tạo dựng cơ sở vật chất cho sự ra đời của bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải xâydựng văn phòng , nhà xưởng , mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị trong quá trìnhhoạt động cơ sở vật chất này bị hư hỏng hao mòn , doanh nghiệp phải bỏ chi phí đểsửa chữa Đáp ứng nhu cầu của thị trường và thích ứng với quá trình đổi mới pháttriển của khoa học kĩ thuật ,các doanh nghiệp phải đổi mới cơ sở vật chất kĩ thuật ,quy trình công nghệ.Tất cả các hoạt động đó đều là hoạt động đầu tư

Qúa trình đầu tư trong doanh nghiệp có những vai trò quan trọng đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua cá mặt sau :

Thứ nhất: Tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, xã

hội liên tục phát triển, nền kinh tế toàn cầu nói chung, nền kinh tế mỗi quốc gia nóiriêng cũng vì thế mà không ngừng vận động phát triển

Thị trường ngày càng trở nên sôi động , nhu cầu của con người phát triển đòihỏi tiêu dùng nhiều hơn, hàng hoá phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp đa dạng

và phong phú Vì thế mà các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thi jtrườngmuốn tồn tại được thì phải đáp ứng nhu cầu đó của dân cư.Vì tất lẽ đó mà đòi hỏinhà sản xuất phải tiến hành đầu tư phát triển Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp

có thể được tiến hành theo những chiến lược khác nhau để giành được thế cạnhtranh trên thị trường Do đó đầu tư tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp

Thứ hai: Đầu tư tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm

Như chúng ta đã biết, đầu tư trong doanh nghiệp bao gồm: đầu tư vào lao động, đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư vào hàng dự trữ …Tất cả việc đầu tư này nhằmmục đích là tạo ra một sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đẹp để đáp ứng nhucầu của con người trong xã hội hiện đại Điều này đã được chứng minh, trongnhưng năm qua các doanh nghiệp muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường thì cănbản nhất là phải nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành

Thứ ba là: Đâu tư tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận

Trang 14

Không có doanh nghiệp nào tiến hành sản xuất kinh doanh lại không đặt mụctiêu về lợi nhuận Không chỉ là mong muốn có lợi nhuận mà họ còn mong muốntiền của họ không ngừng tăng lên tức là quy mô lợi nhuận ngày càng được mở rộng.Hoạt động đầu tư của mỗi doanh nghiệp chính là hoạt động nhằm thực hiệnchiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó với mục tiêu đạt được lợinhuận mà doanh nghiệp đề ra Khi lợi nhuận càng cao thì lợi ích càng lớn vàngược lại

Thứ tư là: Đầu tư góp phần đổi mới công nghệ, trình độ khoa học kĩ thuật

trong sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn luôn chú trọng đến việcđổi mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình.Và một trong các công việc đầu tưcủa doanh nghiệp là đầu tư vào tài sản cố định Điều này có nghĩa là doanh nghiệptiến hành mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất,đổi mới sản phẩm cả về chủng loại mẫu mã và chất lượng…

Như vậy có thể thấy dưới sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoahọc công nghệ, mỗi doanh nghiệp đều nhận thấy vai trò to lớn của đầu tư cho côngnghệ cũng như hiện đại hoá máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất Hay nói cáchkhác đầu tư góp phần đổi mới công nghệ trình độ khoa học kĩ thuật

Thứ năm: Đầu tư góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Để hoạt động được và hoạt động hiệu quả, bất cứ một doanh nghiệp nào cũngcần có đội ngũ lao động có trình độ, kĩ năng Trình độ kĩ năng của người lao độngảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm Cùng với điềukiện sản xuất như nhau nhưng lao động có trình độ sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượngtốt hơn Đầu tư vào lao động bao gồm những hoạt động như đầu tư vào đào tạo cán

bộ quản lí, tay nghề công nhân các chi phí để tái sản xuất sức lao động

1.2.3 Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.

1.2.3.1 Đầu tư cho xây dựng cơ bản.

Đầu tư xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có đặc điểm riêng khác vớicác ngành sản xuất vật chất khác bởi vì nó có tính cố định tại một vị trí nhất địnhnên nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm Có tính đơn chiếc, quy mô lớn, kếtcấu phức tạp, thời gian thực hiện và sử dụng lâu dài…

Trang 15

Đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất

kỹ thuật cho doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng nâng cao năng lực sản xuất chodoanh nghiệp

 Đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:

- Đầu tư cho hoạt động xây dựng gồm:

- Thăm dò, khảo sát, thiết kế

- Xây dựng mới, xây dựng lại công trình

- Cải tạo, mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình

- Sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc

- Lắp đặt máy móc thiết bị vào công trình

- Thuê phương tiện máy móc thi công có người điều khiển đi kèm

 Hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị Công tác lắp đặt máy móc thiết bị

là quá trình lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ hoặc bệ máy cố định để máy móc

và thiết bị có thể hoạt động được như: lắp đặt các thiết bị máy sản xuất, thiết bị vậnchuyển, thiết bị thí nghiệm, thiết bị khám chữa bệnh….nhưng không bao gồm côngtác lắp đặt các thiết bị là một bộ phận kết cấu của nhà cửa, vật kiến trúc như quạtthông gió, hệ thống lò sưởi, hệ thống thắp sáng linh hoạt…

 Đầu tư xây dựng cơ bản khác như đầu tư xây dựng các công trình tạm,các công trình sản xuất phụ để tạo nguồn vật liệu và kết cấu phụ kiện phục vụ ngaycho kết cấu xây dựng…

1.2.3.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Lao động (nguồn nhân lực) là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng để

có thể tiến hành sản xuất kinh doanh Lao động là yếu tố đầu vào duy nhất vừa làchủ thể đầu tư vừa là đối tượng được đầu tư Số lượng lao động phản ánh sự đónggóp về lượng, chất lượng lao động (thể hiện ở trí lực, thể lực, tinh thần và ý thức laođộng) phản ánh bởi sự đóng góp về chất của lao động vào quá trình sản xuất

Trang 16

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn có quan niệm con ngườichỉ là một yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Việc quản trị nguồnnhân lực đơn thuần chỉ là thuê mướn và sau đó là “cai quản” Quan niệm đó dẫn đếndoanh nghiệp không có nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của mình; xemđào tạo là gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, thay vào đó chỉ cần sa thải nhânviên không đáp ứng yêu cầu và tuyển vào người mới.

Trái lại, theo xu hướng phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở nhiều nước,người lao động được xem là tài sản của doanh nghiệp Thêm vào đó là có rấtnhiều khó khăn trong việc thu hút lao động có chất lượng tốt Vì thế đào tạo vàtái đào tạo được các doanh nghiệp coi là hoạt động đầu tư chứ không phải làgánh nặng chi phí Xác định được điểm này, mỗi doanh nghiệp cần vạch ra chiếnlược phát triển nguồn nhân lực cũng như chiến lược quản lý nhân sự phù hợp với

kế hoạch kinh doanh của mình

Các hình thức đầu tư nguồn nhân lực: đào tạo, lập quỹ dự phòng thất nghiệp,lập quỹ khen thưởng, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ phúc lợi…

1.2.3.3 Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu và phát triển (R&D) là hoạt động không thể thiếu mang tính tấtyếu trong nền kinh tế thị trường Doanh nghiệp có thể cạnh tranh hay không, có thểtồn tại và phát triển bền vững trên thị trường hay không là do một phần rất lớn từkết quả hoạt động R&D của doanh nghiệp đó Có thể nói R&D là sự bảo đảm cho

sự tồn tại để không bị lạc hậu của tất cả các doanh nghiệp, tất cả các nền kinh tế trênthế giới

Một trong những xu hướng mới trong hoạt động R&D là đổi mới quản lý vànâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ Điều đặc biệt

là quá trình đổi mới này luôn đi kèm với tăng cường tiềm lực (chi phí, nhân lực) chokhoa học và công nghệ, và thay đổi cách cấp chi phí nghiên cứu, cũng như đưanghiên cứu và sản xuất gắn kết với nhau

Các hình thức đầu tư nghiên cứu và phát triển:

- Nghiên cứu thuần túy: là việc khảo sát ban đầu nhằm phát minh công nghệmới, hoặc sử dụng những nguyên liệu mới Hình thức đầu tư này đòi hỏi chi phí rấtcao và độ rủi ro rất lớn Vì vậy, thường chỉ các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính

Trang 17

và có tham vọng trở thành người tiên phong trong việc tìm ra công nghệ mới thìmới có thể theo đuổi hình thức này.

- Nghiên cứu ứng dụng: thường hướng vào giải quyết một số vấn đề đặc biệt.Nghiên cứu ứng dụng hấp dẫn hơn đối với doanh nghiệp vì có thể nhìn thấy triểnvọng và thực tế cho phép thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn Trong hình thức này, khoahọc cơ bản được vận dụng vào các quá trình công nghệ, vật liệu hay sản phẩm mới.Thông qua nghiên cứu các doanh nghiệp có thể giảm giá thành sản phẩm nhờ sửdụng nguyên liệu mới tốt hơn, hoặc tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao hơn,tăng thêm sức hấp dẫn đối với khách hàng nhờ cải tiến mẫu mã sản phẩm…

Hiện nay chuyển giao công nghệ là hoạt động thường xuyên gắn liền với quátrình nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ, đặc biệt là đối với các doanhnghiệp ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Hình thức này thường đượcthực hiện thông qua quan hệ kinh tế đối ngoại, có thể là trực tiếp (mua công nghệ)hoặc gián tiếp (qua liên doanh với nước ngoài)

Một số nội dung cho đầu tư khoa học và công nghệ:

- Đầu tư vào hệ thống máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng cho việcnghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ

- Đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ

- Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin quản lý phục vụ hoạt động khoa học vàcông nghệ

- Đầu tư thuê mua bản quyền phát minh, sáng chế

1.2.3.4 Đầu tư mua sắm hàng tồn trữ.

Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm,các chi tiết phụ tùng và sản phẩm dự trữ Hàng tồn trữ chiếm tỷ trọng lớn trong tàisản doanh nghiệp Các doanh nghiệp khác nhau có các dạng dự trữ khác nhau.Doanh nghiệp sản xuất hàng tồn trữ gồm nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm vàhàng tồn kho Doanh nghiệp thương mại dịch vụ, hàng tồn trữ chủ yếu là hàng hóatồn kho Việc duy trì hàng tồn trữ đảm bảo sự sẵn có cho quá trình sản xuất, đảm

Ngày đăng: 27/08/2014, 14:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn  giai đoạn 2002 - 2007 - Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2002 - 2007 (Trang 21)
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2002 – 2007 - Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Bảng 2.2 Cơ cấu vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2002 – 2007 (Trang 22)
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung đầu tư giai đoạn 2002 – 2007 - Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Bảng 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung đầu tư giai đoạn 2002 – 2007 (Trang 24)
Bảng 2.4: Doanh thu – lợi nhuận giai đoạn 2002 – 2010 - Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Bảng 2.4 Doanh thu – lợi nhuận giai đoạn 2002 – 2010 (Trang 25)
Bảng 2.5: Năng suất thực hiện của các thiết bị chính - Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Bảng 2.5 Năng suất thực hiện của các thiết bị chính (Trang 26)
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động giai đoạn 2005 – 2010 - Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Bảng 2.6 Cơ cấu lao động giai đoạn 2005 – 2010 (Trang 27)
Bảng 2.7: Năng suất lao động bình quân - Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Bảng 2.7 Năng suất lao động bình quân (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w