Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn (Trang 30 - 35)

Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển.

Đa dạng các nguồn vốn huy động: huy động từ cán bộ công nhân viên, huy động qua thị trường chứng khoán, huy động thông qua hình thức vay ưu đãi nguồn vốn tín dụng Nhà nước, vay từ các Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi cho các dự án đầu tư, hiện đại hóa của công ty. Huy động vốn vay ngoại tệ từ các ngân hàng nước ngoài. Chọn đối tác để kinh doanh vì vốn đầu tư của các công ty xuyên quốc gia thường ổn định, dài hạn, công nghệ mới. Trong ngắn hạn, công ty có thể vay

vốn từ các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ khả năng trả nợ đúng hạn, mức lãi suất vay…

Để sử dụng vốn có hiệu quả công ty cần thực hiện các giải pháp sau:

- Lựa chọn cơ cấu nguồn vốn hợp lý, có kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư một cách cụ thể và theo đúng nguyên tắc cân đối trong cơ cấu vốn. - Lập kế hoạch sử dụng vốn một cách cụ thể, xây dựng phương án, dự án đầu tư bám sát tình hình thực tế từ đó mới có thể giám sát việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không.

- Thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh thống kê, kế toán tài chính, tích cực thu đòi công nợ, thường xuyên chú ý đến việc sử dụng, bảo toàn và quay vòng vốn để phát huy hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Giảm tối thiểu tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư do sử dụng chưa hiệu quả, sự thiếu hiểu biết về thiết bị công nghệ.

- Trước khi đầu tư phải xem xét kỹ khả năng huy động và thanh toán vốn để khi có thể thực hiện đầu tư thì sẽ hoàn thành nhanh chóng. Không thể vay bằng mọi giá để đầu tư.

Giải pháp công nghệ.

- Khi lựa chọn đổi mới dây chuyền công nghệ, công ty cần dựa vào định hướng phát triển của toàn ngành, của tổng công ty và năng lực thực tế của mình để đưa ra lựa chọn công nghệ phù hợp.

- Với máy móc thiết bị: nhập các loại máy móc thiết bị hiện đại trên thế giới, các dây chuyền công nghệ tiên tiến kết hợp giữa quy mô lớn và vừa, các dây chuyền này phải đảm bảo không bị lạc hậu trong thời gian 20 năm sau. Có như vậy thì sản phẩm sản xuất mới có thể đảm bảo được chất lượng cũng như sức cạnh tranh của mình trên thị trường nội địa và quốc tế.

- Khi muốn đầu tư mới máy móc thiết bị phải khảo sát kỹ nguồn gốc thiết bị xem có phù hợp với mục tiêu đầu tư, trình độ công nghệ của công ty hay không.

- Xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cấp các thiết bị công nghệ và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đó.

- Tăng cường công tác kiểm tra thiết bị máy móc, theo dõi để có thể hỗ trợ kịp thời về kinh phí, thông tin, kinh nghiệm; vệ sinh công nghệ.

- Tăng cường công tác tự chế tạo thiết bị dựa trên các nguyên lý công nghệ chuyên ngành.

- Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, thay thế bằng các thiết bị thế hệ mới, hiện đại hơn để nâng cao năng suất và ổn định chất lượng sản phẩm.

- Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị thành viên cũng như mời các chuyên gia từ các trường đại học chuyên ngành về phổ cập những kiến thức mới, công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất xi măng.

- Đẩy mạnh phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật…

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ. Khi nguồn nhân lực phát triển cao sẽ tạo tiền đề tốt cho việc tiếp nhận một dây chuyền máy móc hiện đại, một công nghệ sản xuất tiên tiến. Vì vậy, cần phải trú trọng việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Các giải pháp thường được sử dụng là:

- Kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, chất lượng. - Đẩy mạnh đào tạo bên trong.

- Thu hút thêm nhân sự có năng lực từ bên ngoài.

- Công ty phải xây dựng kế hoạch, chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân lành nghề. Mở rộng các hình thức đào tạo, hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCNV của công ty. Đối với một số CBCNV hiện có tiến hành đào tạo lại, đảm bảo đủ trình độ quản lý, vận hành các dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại tự động hóa cao.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình thi tuyển để lựa chọn cán bộ viên chức có đủ trình độ chuyên môn, có phẩm chất chính trị tốt đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ được giao.

- Hoạch định một kế hoạch đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế với các trường đại học, hoặc nhà máy hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo có hợp đồng phục vụ ngành với các sinh viên của các trường đại học.

- Chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật đủ về số lượng và có chất lượng cao, đủ khả năng vận hành máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, ứng dụng được khoa học tiên tiến vào sản xuất kinh doanh.

- Mở rộng những lớp bồi dưỡng ngắn hạn, những đợt tập huấn hội thảo theo cacsc chuyên đề để nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ đang công tác.

- Ban lãnh đạo nhà máy tăng cường rà soát lại toàn bộ lực lượng lao động, tổ chức bố trí, sắp xếp lực lượng lao động hợp lý trong dây chuyền. Kiên quyết đưa ra khỏi dây chuyền chính những công nhân có ý thức kém, trình độ chuyên môn kỹ thuật yếu.

- Dành một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp thêm cho những người lao động do tuổi cao, sức yếu chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí mà tự nguyện xin thôi việc.

- Luôn luôn chăm lo đời sống cho người lao động: đảm bảo mức thu nhập bình quân cải tiến phương án phân phối tiền lương đảm bảo tiền lương trả đúng người, đúng việc. Bên cạnh đó, phải chăm lo tốt đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên như tổ chức tốt phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thăm quan du lịch trong nước và nước ngoài…

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh để tồn tại và phát triển là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, hình thức kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ chọn cho mình một con đường riêng. Với công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn giải pháp lựa chọn là tiến hành hoạt động đầu tư phát triển để nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư nhưng nhờ sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, sự chỉ đạo kịp thời của Tổng công ty xi măng Việt Nam, hoạt động đầu tư đã đạt được nhiều thành công: công nghệ sản xuất của nhà máy được cải tạo, hiện đại hóa, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao…Giúp công ty CP xi măng Bỉm Sơn giữ vững và mở rộng được thị phần của mình trên thị trường, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết sự thiếu hụt của thị trường. Điều này cũng cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản đầu tư phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn (Trang 30 - 35)