Tuy cơ cấu đầu tư cho nguồn nhân lực còn rất thấp nhưng đã mang lại một kết quả đáng kể. Trình độ học vấn chuyên môn của CBCNV tăng lên rõ rệt: số lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng lên, số công nhân kỹ thuật và số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp giảm xuống; đời sống CBCNV ngày càng được nâng cao….
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động giai đoạn 2005 – 2010
Trình độ tay nghề Trước 2005 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Đại học trở lên 270 276 350 362 365 370 415 Cao đẳng, trung cấp 345 338 320 316 314 310 213 Công nhân kỹ thuật 1576 1576 1554 1547 1538 1478 1143 Lao động khác 619 620 562 363 243 141 140 Tổng số lao động 2810 2810 2786 2588 2460 2299 1911
Nguồn: Phòng tổ chức lao động – tiền lương.
Từ bảng trên ta thấy, số lượng lao động trình độ đại học trở lên tăng lên qua các năm nhưng số lượng tăng giữa các năm không đều nhau. Số lượng lao động
trình độ trung cấp, cao đẳng, công nhân kỹ thuật và lao động khác giảm mạnh qua các năm. Sở dĩ có sự thay đổi này là do chính sách trẻ hóa công nhân của công ty (những công nhân không còn đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc lại đến tuổi sắp về hưu, nếu có con em vào nhà máy làm việc thì nhà máy sẽ cho những người này về hưu sớm hơn tuổi quy định); và công ty tiến hành giải quyết cho lao động nghỉ việc theo chế độ NĐ 41CP. Hai công việc này được tiến hành cùng một lúc đã giúp cho công ty giải quyết nhanh số lao động không còn khả năng làm việc và thay vào đó là đội ngũ lao động trẻ, có trình độ từ đại học trở lên. Hơn nữa, sự thay đổi số lượng lao động có trình độ tay nghề khác nhau còn do những đợt tổ chức thi lên tay nghề. Những đợt thi này đã giúp công ty tuyển chọn được người có chuyên môn, có đủ khả năng trình độ vận hành, quản lý dây chuyền mới; đồng thời cũng chuyển những lao động không còn đủ khả năng xuống thành lao động khác hoặc cho về theo chế độ ND 41CP…
Mặt khác, số lượng lao động trong toàn công ty giảm xuống đáng kể, đồng thời sau khi máy móc được cải tạo, mua sắm mới thì khả năng phát huy công suất tăng lên, sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn. Dẫn đến năng suất lao động bình quân tăng cao hơn so với trước khi đầu tư:
Bảng 2.7: Năng suất lao động bình quân
Năm Trước 2005 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năng suất lao động bình
quân (tấn/người/năm) 417 424 457.3 706.8 4 887.6 5 918.1 2 988.2 4 Tốc độ tăng - 101.6 8 107.8 5 154.5 7 125.5 8 103.4 3 107.6 4
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn.