1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BỆNH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH và BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

45 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Cam là một loại quả có nhiều ở nước ta, cam chứa nhiều VitaminC và rất giàu canxi, là một vị thuốc giúp chống cảm lạnh, tăng cường miễn dịch, dễ tiêu hóa,...Bên cạnh đó còn có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ cam như: nước cam ép, bột cam... Để nâng cao giá trị của quả cam, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người cần phải chú ý tới tất cả mọi quá trình từ chọn giống cho tới thành phẩm. Trong đó một công đoạn rất quan trọng nhưng chưa thực sự được chú ý tới là công đoạn sau thu hoạch. Cam sau thu hoạch vẫn diễn ra quá trình sinh lý, sinh hóa, và bệnh trên quả vẫn phát triển gây tổn hại lớn đến chất lượng quả. Vì vậy đề tài: “ Bệnh trên cam sau thu hoạch và biện pháp phòng trừ” đưa ra nhằm mục đích cung cấp các thông tin giúp nâng cao hiểu biết về bệnh trên cam sau thu hoạch và biện pháp phòng trừ để giữ được phẩm chất của quả sau thu hoạch một cách hiệu quả.

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Do điều kiện kinh tế và xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu sử dụng thựcphẩm của con người càng phải ngon và lành Một trong những nguồn thực phẩmkhông thể thiếu đó chính là trái cây Trái cây cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng,giá trị cảm quan và mang lại giá trị kinh tế cao

Cam là một loại quả có nhiều ở nước ta, cam chứa nhiều VitaminC và rấtgiàu canxi, là một vị thuốc giúp chống cảm lạnh, tăng cường miễn dịch, dễ tiêuhóa, Bên cạnh đó còn có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ cam như: nướccam ép, bột cam

Để nâng cao giá trị của quả cam, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người cầnphải chú ý tới tất cả mọi quá trình từ chọn giống cho tới thành phẩm Trong đómột công đoạn rất quan trọng nhưng chưa thực sự được chú ý tới là công đoạnsau thu hoạch Cam sau thu hoạch vẫn diễn ra quá trình sinh lý, sinh hóa, vàbệnh trên quả vẫn phát triển gây tổn hại lớn đến chất lượng quả Vì vậy đề tài: “Bệnh trên cam sau thu hoạch và biện pháp phòng trừ” đưa ra nhằm mục đíchcung cấp các thông tin giúp nâng cao hiểu biết về bệnh trên cam sau thu hoạch

và biện pháp phòng trừ để giữ được phẩm chất của quả sau thu hoạch một cáchhiệu quả

Trang 2

PHẦN II NỘI DUNG

2.1 Giới thiệu chung về cây cam [4], [8]

Cây cam (Citrus sinensis) thuộc họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae, chi

Citrus, có nguồn gốc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam châu Á Cam là

một loại cây ăn quả rất phổ biến trên thế giới, chiếm gần hai phần ba tổng sản

xuất cây có múi (65%), tiếp theo là quýt (Citrus reticulata) (21%), chanh (C.

limon) (6%) và bưởi (C.paradisi và C grandis) (5,5%) Cam có giá trị dinh

dưỡng rất cao, nhất là vitamin C (45 mg/100g ăn được), các loại vitamin B,vitamin A…và nhiều chất khoáng như K (169 mg), Ca (43mg)…thường được sửdụng ăn tươi hoặc ép lấy nước cam Bên cạnh đó có các sản phẩm từ vỏ, hoacam làm hương vị cho thức ăn, đồ uống, làm nước hoa…Vì thế cam được sửdụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày cũng như trong công nghiệp ngày nay

Trên thế giới có 4 giống chiếm phần lớn là cam Huyết (Blood orange),cam Núm (Navel), cam Ba Tư (Persian) và cam chín muộn Valencia, trong đócam Valencia chiếm tỉ lệ cao nhất

2.1.1 Đặc điểm quả cam [3]

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều giống Cam có cùng đặc điểm sinh vật học:

Trái có hình cầu, khi xanh có màu xanh, khi chín có màu vàng hoặc vàng

đỏ Trái cam có 3 phần: vỏ ngoài, vỏ giữa, vỏ trong

- Vỏ ngoài: Gồm có lớp biểu bì với lớp cutin dầy và các khí hổng Bên dướilớp biểu bì là lớp tế bào nhu mô vách mỏng, giàu lục lạp nên có thể quang hợpđược khi trái còn xanh Trong giai đoạn chín, diệp lục tố sẽ bị phân hủy, nhóm sắc

tố màu xanthophyl và carotene trở nên chiếm ưu thế, màu sắc trái thay đổi từ xanhsang vàng hay màu cam Các túi tinh dầu nằm trong các mô, được giữ lại dưới sứctrương của tế bào xung quanh

- Vỏ giữa: là phần phía trong kế vỏ ngoài, đây là một lớp gồm nhiều tầng

tế bào hợp thành, có màu trắng, đôi khi có màu vàng nhạt Các tế bào cấu tạovới những khoang gian bào rộng, chứa nhiều đường, tinh bột, Vitamin C vàpectin Khi trái còn non hàm lượng pectin cao (20%) giữ vai trò quan trọngtrong việc hút nước cung cấp cho trái

Trang 3

Chiều dày của phần vỏ giữa thay đổi theo loài trồng (Cam sành có phần

vỏ giữa tương đối dày) Phần mô này tồn tại ở giữa các màng múi nối liền vào

vỏ, quả, khi trái càng lớn thì càng trở nên xốp dần

- Vỏ trong: Gồm các múi trái được bao quanh bởi vách mỏng trong suốt.Bên trong có các sợi đa bào, phát triển và đầy dần dịch nước chiếm đầy các múichỉ chừa lại một số khoảng trống để hột phát triển Như vậy vỏ trong cung cấpphần ăn được của trái với dịch nước chứa đường, axit và khoáng chất

2.1.2 Vai trò của cam [7]

Cam là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với nhu cầu dinh dưỡngcủa con người

- Xét về mặt dinh dưỡng cam thuộc loại quả cao cấp, có giá trị dinhdưỡng cao Trong thịt quả chứa 6-12% đường, Vitamin C chiếm 40-90mg/100gquả tươi, axit hữu cơ từ 0,4-1,2%, cam còn chứa nhiều chất có hoạt tính sinh họccao cùng với các chất khoáng và dầu thơm

- Xét về mặt dược liệu từ thời xa xưa cam đã được nhiều quốc gia sử dụngtrong y học dân tộc Các thầy thuốc Trung Quốc, Ấn Độ đã tìm thấy tác dụngphòng bệnh dịch hạch, trị bệnh phổi và chảy máu tươi dưới da của các loại thuốccitrus Ngày nay, cam tươi cung cấp Vitamin C tự nhiên trị các bệnh thiếuVitamin C, giúp phục hồi sức khỏe cho người ốm mới dậy, tăng sức khỏe chongười già

- Xét về giá trị công nghiệp thì các bộ phận lá, hoa, vỏ chứa nhiều tinh dầuđược tinh chế để phục vụ cho các nghành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm.Quả cam được sử dụng để sản xuất các loại nước giải khát, bánh kẹo, rượu

- Xét về giá trị kinh tế quả cam cho thu nhập rất cao Ví dụ: tại Hà Nộinăm 2001-2002, diện tích cây cam quýt chỉ chiếm 7% diện tích trái cây ăn quả,chiếm 8% tổng sản lượng quả Nhưng tổng giá trị thu được từ cam quýt ướckhoảng 18 tỷ đồng/năm, chiếm hơn 50% tổng giá trị sản lượng quả tươi toànthành phố

2.1.3 Một số vùng trồng cam ở Việt Nam [5]

Ở Việt Nam, loài cây có múi đã trở thành loại cây ăn quả chính, mang lạihiệu quả kinh tế Thống kê cho biết năm 1990 cả nước có 19.062 ha cam quýtvới sản lượng là 119.238 tấn, trong đó chỉ có ba tỉnh trồng hơn 1.000 ha làNghệ An, Bến Tre, Thanh Hóa và hai tỉnh hơn 2.000 ha là Tiền Giang và Hậu

Trang 4

Giang Năng suất cam của các tỉnh phía Bắc chỉ đạt 20-25 tạ/ha, ba tỉnh phíaNam đạt 47-15.3 tạ/ha Nhưng đến năm 1995, chỉ riêng Nam Bộ diện tíchtrồng cây có múi đã vượt quá 30.000 ha, hơn cả diện tích chuối và dứa, trong

đó các tỉnh trồng nhiều là Tiền Giang 4,501 ha; Hậu Giang 10.000 ha Sảnlượng của cả nước cũng tăng theo, chỉ tính riêng Đồng Bằng Sông Cửu Longnăm 1995 là 800.000 tấn Diện tích và sản lượng cam những năm gần đây đãtăng nhiều lần

Bảng 1: Diện tích và sản lượng cam giai đoạn 2001 đến 2004

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cam sau thu hoạch [5]

2.1.4.1 Sự ảnh hưởng của độ chín thu hái

Độ chín thu hái ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bảo quản quả Độ chínảnh hưởng đến sự thay đổi hàm lượng nước, hoạt động hô hấp và sự thay đổithành phần hoá học

2.1.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ

Ở các loại quả có múi, nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn cả về bệnh lý, sinh lý(hô hấp, bay hơi nước, tạo etylen, các hợp chất thơm…) và sinh hoá (sự tổnghợp etanol, axetaldehyt, menol, etylaxetat…) Các biến đổi này ảnh hưởng suốtchiều dài quá trình bảo quản

2.1.4.3 Độ ẩm tương đối của không khí

Độ ẩm tương đối của không khí trong phòng tồn trữ có ảnh hưởng đáng

kể đến sự bốc hơi nước của rau quả

2.1.4.4 Thành phần của khí quyển tồn trữ

Thành phần của khí quyển tồn trữ có ảnh hưởng quan trọng đến đặc tính

lý hóa và cường độ hô hấp, nói khác đi là đến quá trình trao đổi chất

2.1.4.5 Ảnh hưởng của bao bì

Bao bì có tác dụng rất lớn trong bảo quản rau quản Bao bì giúp ngăn cản

sự thoát hơi nước và sự xâm nhập của vi sinh vật Với từng loại bao bì còn giúpduy trì nồng độ các khí ở mức phù hợp cho từng loại rau quả Tuy nhiên, vớiloại bao bì không phù hợp sẽ có thể làm cho rau quả nhanh hỏng hơn

Trang 5

2.1.5 Các biến đổi của cam sau thu hái [5]

Trái cây sau thu hái luôn có những biến đổi về vật lý, sinh lý và sinh hóa.Các biến đổi này xảy ra có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc nhiềuvào: giống, điều kiện chăm sóc, độ chín, vận chuyển, kỹ thuật bảo quản

2.1.5.1 Những tổn thương cơ giới

Là những tổn thương trong quá trình thu hái và độ già, chín Sự tổnthương cơ giới không chỉ gây méo mó, xấu xí bên ngoài mà còn làm tăng sự mấtnước, tạo điều kiện nhiễm bệnh, kích thích sản xuất ra ethylene và CO2

2.1.5.2 Những biến đổi vật lý

Trong quá trình tồn trữ, các quá trình vật lý bị thay đổi Đó là sự bay hơinước, giảm khối lượng tự nhiên, sự hô hấp, sự tạo thành etanol, axetandehit vàetylen

- Sự tạo thành hơi nước

Sự bay hơi nước phụ thuộc nhiều vào cấu trúc, trạng thái quả, môi trườngbảo quản Những quả non hay bị tổn thương do va đập về cơ học và nấm bệnh

có khả năng mất nước nhiều hơn Sự mất nước cũng khác nhau ở các giai đoạntrong quá trình lưu trữ, giai đoạn đầu và giai đoạn bắt đầu hư hỏng sự mất nướctăng, giai đoạn giữa giảm Sự bay hơi nước ảnh hưởng đến cả tính chất cảmquan và chất lượng của quả có múi Quá trình này được thể hiện qua thời giandài

- Sự giảm khối lượng tự nhiên

Sự giảm khối lượng tự nhiên bao gồm: sự bay hơi nước, sự tổn hao cácchất hữu cơ có trong quá trình hô hấp Mọi quá trình lưu trữ đều xảy ra quá trìnhnày vì thế cần lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để đảm bảo chất lượng quả tốt

- Sự sinh nhiệt

Nhiệt sinh ra trong quá trình tồn trữ là do hô hấp Sự sinh nhiệt làm cho nhiệt

độ ngày càng tăng, dẫn đến tăng cường độ hô hấp Khi độ ẩm và nhiệt độ tăng lênphù hợp với điều kiện phát triển của vi sinh vật thì lượng nhiệt càng tăng lên cao,

đó là do sự hô hấp của vi sinh vật Chính sự sinh nhiệt này là nguyên nhân làm choquả bị hỏng nhanh Lượng nhiệt sinh ra tính gần đúng theo lượng CO2

2.1.5.2 Các biến đổi sinh lý, sinh hóa [5]

- Quá trình hô hấp

Trang 6

Biến đổi sinh hóa gồm hai quá trình : Đồng hóa, dị hóa.

Khi quả chưa thu hái thì quá trình đồng hóa xảy ra nhiều hơn, sau khi thuhái thì xảy ra các quá trình phân giải các chất tích lũy Vì vậy hô hấp là quá trình

cơ bản xảy ra trong quả khi bảo quản tươi, về bản chất là quá trình oxi hóachậm, phức tạp, dưới tác dụng của các enzyme phân giải tạo thành các chất đơngiản và giải phóng năng lượng Hô hấp có sự tham gia của oxi là quá trình hô

oxi là hô hấp yếm khí, sinh ra CO2, rượu và nhiệt Ngoài ra còn có các quá trình

hô hấp phức tạp khác như: đường dưới tác dụng của enzyme tạo thành axitpiruvic theo một chu trình phức tạp

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cường độ hô hấp: ảnh hưởng lớn nhất lànhiệt độ của môi trường Tỷ lệ thành phần khí quyển, trong đó tỷ lệ CO2/O2 cầnchú ý nhất Những hydrocacbon không no như etylen ảnh hưởng rất mạnh đến

sự hô hấp, ethylene làm thúc đẩy quá trình hô hấp Ngoài ra còn có một yếu tốkhác như nồng độ của khí nitơ, độ ẩm của không khí, cường độ ánh sáng cũnglàm ảnh hưởng đến cường độ hô hấp

- Sự tạo thành etylen (C 2 H 4 )

Etylen là một hợp chất tự nhiên của những biến đổi thực vật cùng với cáchoocmon (Auxin, Gibbrellin, Quinon và VitaminC) ảnh hưởng đến sự chín củaquả Etylen thúc đẩy sự tăng hô hấp, phá hủy hợp chất chlrophyl và ảnh hưởngđến các enzym pectiaza, xenluloza gây ra bởi sự tăng màng thấm và giảm hiệuquả liên kết của các protopectin hòa tan Etylen có thể tăng lên gấp 10 lần khiquả bị tổn thương do nấm bệnh hoặc các tổn thương cơ giới khác Etylen tăngquá cao là biểu hiện của sự già hóa và sự thay đổi sinh học, phi sinh học củaquả

Aharoni nghiên cứu mô hình hô hấp của các loại cam và bưởi chùm kháctrong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12 Sự tăng lên của sản sinh etylen

và sự hô hấp trùng khớp với sự biến đổi màu sắc và sự rụng cuống Quả thuhoạch khi gần chín có sự giảm dần trong cường độ hô hấp và sản sinh etylen, khíetylen được thêm vào cam trong các giai đoạn cất giữ khác nhau, quả được cấtgiữ ở 20oC sự tạo thành etylen là ổn định nhất

- Biến đổi hóa học

Trang 7

Trong quá trình bảo quản hầu hết các thành phần hóa học đều bị biến đổi dotham gia hô hấp và do hoạt động của enzyme Đường tham gia chủ yếu vào hô hấpnên đường giảm, nhưng thực tế thì quả càng chín thì đường càng cao Đó là do tinhbột ở quả xanh đã biến thành đường ở quả chín và lượng đường tạo ra nhiều hơnlượng đường mất đi Hoạt động của enzyme có tác dụng trực tiếp đến sự thủy phâncác chất gluxit tạo thành đường, protopectin tạo thành pectin làm quả mềm ra.

Axit trong quả có múi giảm dần do chi phí vào quá trình hô hấp và một số

loại có thể tăng lên do những nguyên nhân khác nhau

Các chất màu thay đổi rõ nhất trong quá trình chín, thường clorophyl dầndần giảm hẳn trong khi carotene dần tăng lên trở thành chất màu chính của quả.Trong cam carotene bắt đầu tăng dần khi trên vỏ không còn màu xanh

Hương thơm được sản sinh ra do các chất bay hơi được tổng hợp trongquá trình chín của quả gồm: andehit, rượu, este, lacton, tecpel và hợp chất lưuhuỳnh Vitamin C giảm rõ rệt trong quá trình tồn trữ cam do các phản ứng khửtrong các mô quả và không khí xâm nhập

2.2 Các bệnh của quả cam sau thu hoạch

- Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh sau thu hoạch thường xuất hiện trong giai đoạn giữa thu hái và trongquá trình hoàn thiện sản phẩm: tại các nhà buôn, nhà phân phối, bán lẻ…Bệnh làkết quả của sự lây nhiễm của quả trước khi nó được chế biến hay đến tay ngườitiêu dùng

Bệnh sau thu hoạch bởi các nguyên nhân tiềm ẩn hoặc do sự nhiễm trùngbởi nấm gây ra Bệnh tiềm ẩn trong quả trước khi thu hoạch nhưng tồn tại trongtrạng thái nghỉ hoặc hoạt động cho đến khi có các điều kiện thích hợp cho sựphát triển

- Các nghiên cứu bệnh cam ở Việt Nam [5]

Có khá nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam về các đối tượng sâu bệnhhại trên cây có múi trong những năm qua, các công trình đã tập trung nghiên cứumột số đối tượng gây hại quan trọng trên cây có múi trước thu hoạch Cácnghiên cứu về bệnh trên cam sau thu hoạch rất hạn chế, ít có những công bốrộng rãi

Trang 8

+ Bệnh Greening: là một trong những bệnh hại chủ yếu trên cây có múi ở

nước ta Lê Lương Tề và cộng tác viên (1977) đã có nhận xét “bệnh Greening

xuất hiện ở nước ta từ năm 1960 và bệnh này có nguy cơ hủy diệt toàn bộ vườncam, quýt, bưởi”

+ Nghiên cứu về bệnh chảy gôm hại cây có múi ở miền Bắc Việt Nam cho

thấy bệnh Phytophthora gây hại nặng trên các giống chanh đào, chanh ta, bưởi

Sửu, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà, trong khi đó cam chua Hải Dương, camDân tộc và quất rất ít bị hại Bệnh gây hại nặng trong các tháng mưa nhiều, cây

có độ tuổi càng cao khả năng nhiễm bệnh càng lớn Nấm gây hại là:

Phytophthora parasitica và Phytophthora citrophthora Cả hai loài nấm này đều

sinh trưởng và phát triển tốt trên 5 loại môi trường: PDA,1/4PDA, CMA, PCA,

phát triển tốt ở pH: 6 - 7, nhiệt độ: 25-30oC

+ Bệnh Tristeza là bệnh nguy hiểm do virus gây ra Tháng 4 năm 1984,

chuyên gia Cuba A Correo thăm Việt Nam cũng chưa có kết luận rõ ràng vềbệnh này Theo Vũ Công Hậu (1999) bệnh Tristeza đã có ở Việt Nam Một sốnghiên cứu ở Đại học Cần Thơ cho biết bệnh Tristeza lây lan qua mắt ghép hoặc

do các loại rệp nâu (Toxoptera aurantii), rệp bông (Aphis gossypii) lây nhiễm.

Rệp cũng chỉ cần vài giây chích hút cây bệnh lấy nguồn virus và cũng chỉ vàigiây chích hút lên cây khỏe là có thể truyền mầm bệnh Rệp cam nâu sau mỗilần chích hút cho hiệu quả lây bệnh có thể kéo dài 24 giờ

+ Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra trên cây có

múi cũng đang được nghiên cứu Viện Bảo vệ thực vật cho biết bệnh thán thư có

ở tất cả các vùng trồng cam, quýt, bưởi ở nước ta Bệnh phát sinh phát triển ởmùa hè cho đến hết năm, bệnh hại trên lá, quả, cành và hại hầu hết trên các vườntrồng cây có múi

+ Bệnh sẹo do nấm Elsinoe fawcetti gây hại đã được nghiên cứu nhiều năm

nay Báo cáo khoa học năm 1969-1979 của Viện Cây ăn quả cho biết bệnh sẹophát triển quanh năm ở các vườn ươm, phá hoại nặng vào vụ xuân, lộc hè ViệnBảo vệ thực vật qua nghiên cứu thì thấy rằng bệnh ở miền Bắc có mức độ nặnghơn so với các tỉnh khác ở nước ta

+ Bệnh loét hại cam quýt do vi khuẩn Xanthomonas citri đã được Vũ Khắc

Nhượng (1993) đi sâu nghiên cứu một số đặc tính của vi khuẩn gây bệnh, tác giả

Trang 9

cho rằng bệnh phát sinh từ đầu mùa mưa và gâu hại nặng cho đến hết năm, bệnhloét có ở tất cả các khu vực trồng cây có múi ở nước ta.

Trong những năm gần đây, các bệnh chảy gôm (Phytophthora citrophthora), bệnh đốm đen cam quýt (Meliola citricola), bệnh đốm dầu (Mycosphaerella spp), bệnh phấn trắng (Oidium spp) cũng đang được nhiều nhà nghiên cứu tìm

hiểu về triệu chứng bệnh, quy luật phát sinh phát triển, biện pháp phòng trừnhằm hạn chế tác hại của các bệnh hại cam quýt trong sản xuất

Các bệnh sau thu hoạch của cam thường gặp và mức độ gây nguy hiểm cao,

bao gồm: Green mold- nấm mốc lục, Blue mold- nấm mốc xanh, Black rot- bệnh thối màu đen, Anthracnose- bệnh thán thư, Phomopss stem endrot- bệnh thối cuống, Diplodia stem endrot- bệnh thối cuống Diplodia, Brown rot- bệnh thối

một bệnh phổ biến của cam sau thu hoạch, đặc biệt là rốn của quả cam, nó dễ bị

tổn thương và nhiễm bệnh Nói chung trong môi trường tự nhiên Alternaria có

thể tìm thấy bất cứ nơi nào có cellulose Bệnh phát triển và sinh bào tử trongsuốt thời gian mưa nhiều, sương nhiều hoặc trong điều kiện độ ẩm của đất cao

Ở nước ta bệnh gây hại nặng ở cuối vụ xuân hè, đặc biệt hại nặng ở vụ muộn vì

có nhiệt độ cao, ẩm độ cao, mưa nhiều thuận lợi cho nấm lây lan, xâm nhiễm vàbệnh phát triển Bào tử được được phát tán trong không khí nhờ gió

2.2.1.2 Đặc điểm của nấm và bào tử

Alternaria biết đến như một tác nhân gây bệnh, chúng tồn tại trên các cây

trồng ở dạng bào tử hoặc sợi nấm trong các phần bị hư hỏng và hạt giống Có

299 loài thuộc chi này, chúng có khả năng sinh bào tử và thuộc loài trung tính

Bào tử có thể tìm thấy trong không khí, đất, nước, các loại cây Alternaria là

một loại nấm rất khỏe mạnh, không hoạt động trong điều kiện khô héo kéo dài

và sẽ phát triển nhanh chóng trở lại khi có đủ lượng ẩm Nhiệt độ thích hợp nhất

dạng đơn hoặc là một chuỗi dài Chúng được sinh ra và phát triển trong suốt quátrình sản xuất Chúng xâm nhập vào vật chủ có thể trực tiếp, qua các vết thương

Trang 10

hoặc các lỗ khí và phát triển thành lớp dày thường có màu xanh lá cây, đen, hoặcxám.

Hình 1 Nấm Alternaria

Hình 2 Nấm chuỗi (Alternaria) và các chuỗi đính bào tử

1 Cuống đính bào tử; 2 Đính bào tử

2.2.1.3 Biểu hiện bệnh

Bệnh thường xảy ra trong thời gian bảo quản kéo dài Tùy một số trường hợp nó không có triệu chứng bên ngoài mà chỉ biểu hiện ở các mô bên trong của

quả Nhiễm trùng Alternaria thường bắt đầu như là một điểm tròn nhỏ tối Khi

chúng ta cắt đôi quả cam ra sẽ thấy phần thối mở rộng bên trong lõi

Trang 11

Hình 3 Mặt cắt của quả cam bị nhiễm bệnh Alternaria

Trên các quả non, bệnh thường gây tổn thương trong 4 tháng mùa thu gây

ra các đốm sẫm màu với quầng màu vàng Với trái cây trưởng thành tổn thương

có thể khác nhau từ những vết đốm nhỏ tới những vết rỗ lớn Quả bị nứt xungquanh tạo thành các cạnh bên ngoài Màu sắc của quả bị thay đổi sớm

Hình 4 Quả cam bị bệnh Alternaria

Quả bị bệnh ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ép quả Từ một lượng thốirất nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn đến giá trị cảm quan, tạo vị đắng cho nước ép

2.2.2 Bệnh nấm mốc xanh và mốc lục- Blue and Green mold

2.2.2.1 Nguồn gốc gây bệnh [16]

Bệnh gây ra bởi nấm mốc Penicillium digitatum (nấm mốc lục),

Penicillium italicum (nấm mốc xanh) Hai loại nấm mốc này hoạt động tương tự

Trang 12

nhau trong nhiều khía cạnh, chúng thường hoại sinh trên các chất hữu cơ và hìnhthành vô số bào tử Nấm mốc lục thường không lây lan từ trái cây mắc bệnhsang trái cây tốt, nhưng nấm mốc xanh lây lan trong quá trình bao gói, bảo quản.Nhiễm trùng được bắt đầu bằng những bào tử nhờ không khí, gió, mưa truyềnlan và xâm nhập vào quả Theo Kavanagh và Wood,1967, bệnh được đặc trưngbắt đầu thông qua các vết thương hay tổn thương cơ học trong quá trình thuhoạch, xử lý, bao gói Theo Iamail Zhang, 2004, sự nhiễm trùng xảy ra chỉ thôngqua các vết thương, nơi mà các chất dinh dưỡng có sẵn để kích thích nảy mầncác bào tử Cuối mùa quả dễ bị hư hại vỏ và nhạy cảm hơn, quả càng chín càng

dễ bị nhiễm bệnh

2.2.2.2 Đặc điểm của nấm

Penicillium là một chi của nấm Asomycetous Chi này lần đầu tiên được

mô tả trong các tài liệu khoa học Johann Heinrich Friedrich 1809

Penicillium là một loại nấm sợi, bào tử có hình cầu, đơn bào Penicillium

sinh sản vô tính, không thể sinh bào tử khi ngập nước Penicillium thường sản

xuất những đầu giống như bàn chải Thân cây được gọi là conidiophore Tại các

vị trí cuối của branchlet là một nhóm các tế bào sinh bào tử phialicles Mộtchuỗi các bào tử được hình thành trên đầu của mỗi phialide Bào tử được gọi làconidium hoặc phialsopore Bào tử có một bề mặt kỵ nước, tuy nhiên chúng cókhả năng giữ ẩm, điều này cần thiết cho sự nảy mầm xảy ra Các bào tử thườngchứa sắc tố màu xanh hoặc màu xanh lục Chúng tạo màu trên sản phẩm và làmàu sắc đặc trưng của chúng Đường kính của bào tử khoảng vài micron.[20]

Tuy nhiên, Penicillium không phải là chỉ đơn thuần là một loại nấm có hại, nó có nhiều loài hữu ích đối với cuộc sống của chúng ta Ví dụ, Penicillium

roquefortii được sử dụng để làm pho mát bleu Màu sắc của pho mát đến từ các

bào tử (bào tử) của nấm Các bào tử được tiêm vào các pho mát sữa đông trong

quá trình lên men Penicillium camambertii là một loài khác được sử dụng để sản xuất pho mát Một số loài Penicillium giúp ngăn ngừa sâu hại nấm trái ngược với chiều sản xuất nó như Penicillium chrysogenum sản xuất glucose oxidase,

được sử dụng như một chất bảo quản trong các loại nước ép trái cây Một tác

dụng Penicillium là thuốc kháng sinh penicillin Nó được sử dụng để tạo ra các kháng sinh đầu tiên Chủng đầu tiên Penicillium notatum,được phát hiện vào

năm 1920 bởi Sir Alexander Fleming Tuy nhiên, nó đã được thay thế bằng

Trang 13

Penicillium chrysogenum, một loài được sử dụng nhiều ngày nay trong sản xuất

kháng sinh penicillin

Penicillium digitatum, penicillium italicum là tác nhân gây bệnh ở cây

trồng Bệnh này thuộc nhóm bệnh nguy hiểm nhất của cam sau thu hoạch, cókhả năng sinh bào tử

Hình 5 Penicillium digitatum

Hình 6 Penicillium italicum (bên trái); Penicillium digitatum (bên phải)

Các bào tử dễ phát tán, lan rộng bởi không khí hoặc do quá trình di chuyểncủa quả Cả hai bệnh đều phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao Phạm vinhiệt độ từ 6-33oC, thích hợp nhất ở điều kiện nhiệt độ 25-27oC Bệnh phát sinh

Trang 14

phá hại nặng trong trường hợp quả bị dập hoặc có nhiều vết xây xát, thu hoạch quảvào thời gian mưa hoặc sương Quả càng chín càng dễ nhiễm bệnh.

Nấm mốc màu xanh lục phát triển nhanh nhất ở nhiệt độ gần 24°C, bệnh

lại chiếm ưu thế trong quá trình bảo quản lạnh so với nấm mốc xanh lục

Nấm mốc xanh Penicillium italicum: sợi nấm không màu, đường kính

2-12 µm Cành bào tử phân sinh không màu, phân nhánh 3 lần, số nhánh conthường là 2-4 nhánh, toàn bộ cành có kích thước 180-250 x 4-5 µm Nhánh conkhông màu, hình dùi trống nhỏ, đỉnh hơi nhọn Bào tử phân sinh không màu, khitập hợp lại có màu xanh lam, đơn bào hình bầu dục nối thành chuỗi ở trên đỉnhnhánh con, kích thước 3-5 x 2-3 µm Sợi nấm mốc xanh phát triển trong phạm vinhiệt độ 6-33°C, thích hợp nhất ở nhiệt độ 27°C Bào tử phân sinh hình thành ởnhiệt độ 9-29°C, thích hợp nhất là 20°C Nấm phát triển thích hợp ở độ pH từ2,9-6,5 [4]

Nấm mốc lục Penicillium digitatum: sợi nấm không màu, đường kính

4-20 µm Cành bào tử phân sinh phân nhánh 1-2 lần, nhánh cuối có 2-6 nhánh con,toàn cành có kích thước 160-240 x 4-5 µm Nhánh con không màu, thon dài,đỉnh không nhọn Bào tử phân sinh không màu, khi tập hợp có màu xanh lục,đơn bào hình bầu dục hoặc hình tròn nối liền thành chuỗi ở đỉnh nhánh con, kíchthước 6-8 x 4-7 µm Sợi nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25°C Bào tử phânsinh hình thành ở nhiệt độ 17,8-29,8°C, thích hợp nhất ở nhiệt độ 27,6°C Nấmphát triển được ở pH từ 3-6.[4]

2.2.2.3 Triệu chứng

Bệnh mốc xanh và mốc lục có đặc điểm chung là chỉ phá hại ở trái Vếtbệnh thường xuất hiện từ núm hoặc trên các vết thương xây xát Lúc đầu là mộtđiểm tròn nhỏ, mọng nước màu vàng nâu, sau đó to dần, hơi lõm xuống, môbệnh thối ủng

Penicillium digitatum hoạt động sản xuất ra ethylene đẩy nhanh quá trình

chín của trái cây Việc sản xuất ethylene, được xem là hormone chín, tăng hôhấp trái cây Nó làm tăng sự biến đổi màu vỏ quả và tăng quá trình già hóa, bềmặt mô bệnh tương đối rắn, không nhăn nheo Nó làm cho trái cây tàn lụi và khô

đi, giảm tuổi thọ quả trong quá trình lưu trữ Penicillium italicum gây thối nhầy

nhụa trên trái cây, bề mặt mô bệnh nhăn nheo, ấn tay nhẹ dễ vỡ

Trang 15

Triệu chứng ban đầu là những vết mềm, dạng vết nước loang trên bề mặttrái, màu vỏ quả biến đổi nhẹ Kích thước đường kính thường 2-6 mm, ở các vếtthương lớn có thể đường kính lên đến 2-4 cm Trong vòng 24-36 giờ, nhiệt độ

triển nhanh và được bao phủ bởi lớp nấm trắng Nấm trắng xuất hiện, phát triểntrên bề mặt quả và lớn lên dần, đường kính khoảng 2,5 cm Sau đó ở giữa vếtbệnh lớp mốc bột màu xanh lục hoặc xanh da trời xuất hiện dần dần mở rộng ra.Trái thối thì vết bệnh được phủ bởi lớp bào tử xanh và được bao quanh bởi tơnấm trắng, vùng biên ngoài của vết thương bị mềm Bệnh phát triển mạnh trongđiều kiện ẩm độ cao Nếu độ ẩm cao, quả sẽ bị mềm nhũn ra và phân hủy hàngloạt Sau ít ngày quả hoàn toàn bị thối hỏng Khi trên quả bị cả hai loại bệnh,quả thối rất nhanh và tạo thành hai loại nấm màu xanh lam và màu lục xen kẽ,trong mô quả có vết màu hồng hoặc màu hồng tía

So với bệnh nấm mốc lục thì nấm mốc xanh tổn thương thường nhỏ hơn.Xung quanh vết thương được bao quanh bởi một vùng nước Bào tử sinh ra baobọc quanh quả và có thể chuyển sang màu nâu nhạt

Hình 7 Quả cam bị mắc bệnh mốc Hình 8 Quả cam bị mắc

2.2.3 Bệnh thối nẫu nâu- brown rot

2.2.3.1 Nguồn gốc bệnh

Bệnh thối nâu phát triển trên đất, gây ra bởi Phytophthora citrophthora,

P.nicotianae, P.hibernalis và các loài Phytophthora khác gây ra bệnh thối nẫu

trái cây họ cam quýt

Bệnh Chảy gôm do nấm Phytophthora citrophthora gây ra cũng là một bệnh

hại phổ biến trên cây có múi Bệnh chảy gôm được phát hiện đầu tiên trên thế giới từ

Trang 16

năm 1834, sau đó truyền lan và phát hiện thấy ở Bồ Đào Nha, Địa Trung Hải, châu

Mỹ, châu Á Bệnh có thể gây hại ở tất cả các nước trồng cây có múi trên thế giới,đặc biệt ở khu vực ôn đới, chỉ có vùng Nam Cực chưa thấy có thông báo về bệnh

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, đất trồng ẩm ướt thườngxuyên, thoát nước kém trong mùa mưa, vườn trồng dầy, ít được tỉa cành tạo tán,bón phân không cân đối Nhiễm trùng bệnh xảy ra khi quả vẫn còn ẩm ướt trongmột thời gian tương đối kéo dài, các loại nấm có thể xâm nhập trực tiếp vào vỏ(Feld et al, 1979) Nếu trái cây khô, trước khi các bào tử động nảy mầm và xâmnhập vào vỏ quả thì quá trình lây nhiễm bị hạn chế

Phytophthora nicotianae hoặc Phytothora palmivora, chúng thường xuất

hiện từ giữa tháng tám đến tháng mười thời kỳ mưa lớn, kéo dài Chúng phù hợpvới điều kiện đất ẩm và là kết quả của sự nảy mầm của loại nấm trên Bệnh pháttriển tốt trong điều kiện ẩm, sau khi mưa lớn hoặc thời tiết ẩm ướt kéo dài Sựbắn nước kéo theo đất lên làm cho quá trình lây lan bệnh diễn ra nhanh hơn Tráicây bị nhiễm bệnh thường tiếp xúc gần với đất

2.2.3.2 Đặc điểm của nấm

Phytophthora là một loài nấm đất, khả năng vận động và lây lan bệnh phụ

thuộc vào độ ẩm cao

Phytophthora có thể nảy mần xâm nhập trực tiếp qua lớp biểu bì còn

nguyên vẹn của cây nhờ vũ khí cơ học (giác bám) và vũ khí hóa học (cácenzyme thủy phân).[15]

Loài Phytophthora nicotianae (P.parasitica) phổ biến trong điều kiện á

nhiệt đới, gây bệnh thối gốc, chảy nhựa và thối rễ, nhưng ít gây hại trên phần

thân cây Sợi nấm Phytopthora có cấu tạo hình ống, đơn bào, không màu Đặc

điểm sợi nấm thẳng, ít phân nhánh, cành bào tử dạng oval hoặc dạng sim Cànhbào tử có khả năng phân sinh đâm nhành và bào tử phân sinh, sinh sản hữu tính.[15] Bọc bào tử có kích thước to 30 x 45 µm, hình cầu, hình quả lê, hình trứng,một dạng bào tử có 1-2 núm, núm nỗi rõ, bền và không rụng

Loài Phytophthora citrophthora gây hại trên phần thân cây phía trên, gây hiện tượng thối quả Phytophthora citrophthora sinh trưởng trong phạm vi nhiệt

độ 10-35oC, nhiệt độ tối thích là 25-28 oC, pH 6-7

2.2.3.3 Triệu chứng

Vào mùa mưa ở các vườn trồng mật độ dầy, kém thoát nước, ẩm độ

không khí cao thì nấm Phytophthora dễ tấn công và gây hại nặng Bệnh gây ra bởi các loại nấm Phytophythora, là bệnh sau thu hoạch ở cam khi lượng mưa

cao trong giai đoạn trái cây trưởng thành hay gần trưởng thành

Trang 17

Tất cả các giống cam rất dễ bị mắc bệnh Tháng bảy trong khi trái câycòn xanh, sự bắt đầu của dịch bệnh rất khó khăn để nhận biết cho đến khi có

sự biến đổi màu sắc vỏ quả và các triệu chứng điển hình Phần dưới của quả

dễ mắc bệnh nhất, triệu chứng đầu tiên xuất hiện là sự biến đổi màu nhẹ của

vỏ sang màu nâu nhạt Tổn thương vỏ giống như bị úng nước, nhưng chúngnhanh chóng chuyển sang mềm dần và có một màu nâu oliu Trên vỏ cácvùng nấm trắng phát triển, có thể nhìn thấy được, chúng xuất hiện nhanh trên

bề mặt quả trong điều kiện ẩm ướt Trong quá trình lưu trữ, bệnh có thể lâylan qua tiếp xúc với các loại quả khác Sau một thời gian xâm nhập và gâybệnh nó sẽ làm cho quả bị mềm

Trái cây bị bệnh có nồng độ cay đặc trưng, có mùi vị hôi, chúng dùng đểphân biệt với các loại thối quả khác Lưu trữ trái cây ở khoảng 5°C hạn chế đáng

kể sự phát triển của bệnh thối nâu

Trang 18

Hình 9 Cam bị bệnh thối nẫu nâu 2.2.4 Bệnh đốm Septoria

Trang 19

Nấm tồn tại trong trạng thái ngủ ở quả, sau 6 tháng thì bắt đầu gây ra cáctriệu chứng của bệnh.

2.2.4.2 Triệu chứng

Bệnh gây ra trên quả với các triệu chứng ban đầu như xuất hiện các vết bệnhnhỏ có đường kính 1-2mm dần dần mở rộng ra đường kính 20-30 mm, nhưngkhông sâu lắm Các lỗ bệnh có màu sắc chuyển dần từ màu xanh lá cây sang màu

đỏ nâu, màu cam (màu như trái cây đã trưởng thành), lúc này các triệu chứng bệnhbiểu hiện rõ hơn, đốm đen phát triển trong khu vực bị hư hỏng Các vết thương mởrộng dần và kết hợp lại với nhau tạo thành các vùng lớn nhỏ khác nhau

Bệnh phát triển quả một cách nhanh chóng làm giảm hương vị và làm choquả dễ bị rụng sớm Các triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn với tổn thương lạnh,nhưng bệnh này nghiêm trọng hơn

Hình 10 Quả cam bị mắc bệnh đốm Septoria

Trang 20

Hình 11 Nấm Septoria gây bệnh trên cam.

2.2.5 Bệnh mốc bồ hóng – Sooty mold

2.2.5.1 Nguồn gốc bệnh [19]

Bệnh nấm mốc bồ hóng là một loại nấm mốc gây bệnh ở cây trồng Gọichung cho một số loại nấm mốc phát triển trên dịch ngọt hoặc chất tiết ra củacác loại sâu bệnh hại cây như: rệp, kiến…chúng tồn tại và được phát tán nhờkhông khí, nước mưa Các chất dịch ngọt như là nguồn thực phẩm của chúng Ở

cam bệnh này do nấm Capnodium citri gây ra.

2.2.5.2 Triệu chứng bệnh [1], [12], [13], [14]

Ở mặt trên của lá, trên vỏ cành, vỏ trái…bị phủ đều một lớp bồ hóng, màuđen, không tạo thành từng đốm riêng biệt Khi lấy tay, lấy giẻ lau hoặc dùngnước để rửa thì lớp bồ hóng này sẽ hết, trả lại cho chỗ vừa lau màu xanh tựnhiên vốn có của nó (thực ra nó xanh nhạt hơn một chút) đây là bệnh bồ hóng,

bệnh này do nấm Capnodium citri gây ra Loài nấm này sống hoại sinh trên lớp

mật do các loài rầy, rệp tiết ra (trong chất bài tiết của chúng) Chúng không tấncông vào mô của cây nên không ảnh hưởng trực tiếp cho cây Tuy nhiên chúngphát triển dày đặc phủ kín các bộ phận xanh của cây sẽ ảnh hưởng đến quá trìnhquang hợp, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bìnhthường của cây, làm cho cây còi cọc, yếu sức, ra hoa kết trái ít, dẫn đến giảmnăng suất trái, tức lá chúng gián tiếp gây hại cho cây

Trang 21

Hình 12 Bệnh nấm mốc bồ hóng trên cam.

2.3 Các phương pháp kiểm soát bệnh

2.3.1 Kiểm soát bằng phương pháp vật lý

Do nhận thức và nhu cầu của người sử dụng ngày càng cao vì thế biệnpháp kiểm soát sâu bệnh bằng hóa chất không đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội

Do lượng hóa chất tồn dư trên quả gây hại đến sức khỏe, vì thế phương pháp vật

lý và sinh học được sử dụng ngày một phổ biến hơn Phương pháp kiểm soátbằng vật lý bao gồm: sử dụng nhiệt độ thấp, nhiệt độ cao, điều chỉnh thành phầnkhông khí, tia hồng ngoại hoặc tia cực tím

2.3.1.1 Kiểm soát bằng nhiệt độ [17]

Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự nảy mầm của bào tử nấm và sự pháttriển của sợi nấm Nhiệt độ lưu trữ tối ưu cho sự tăng trưởng của các loại nấm

Nhiệt độ tối ưu thay đổi theo loài, thời gian, giống Tuy nhiên nhiệt độ tối ưucho sự phát triển không giống nhiệt độ tối ưu cho sự nảy mầm Theo Sommer

expansum và Alternaria alternate có nhiệt độ cận dưới là -3oC Một số tác nhân

gây bệnh như Colletotrichum hoặc Aspergillus niger có sợi nấm nhạy cảm với

nhiệt độ Một số bào tử ở nhiệt độ thấp chúng bị ức chế mà chưa bị tiêu diệt, khi

có điều kiện thích hợp thì sẽ phát triển trở lại Bên cạnh đó cũng có một số loại ở

thấy rằng, sợi nấm non nhạy cảm với nhiệt hơn so với sợi nấm trưởng thành

Trang 22

- Bảo quản ở nhiệt độ thấp

Lưu trữ ở nhiệt độ thấp là phương pháp chính để giữ chất lượng của quảsau thu hoạch Theo Echert và Sommer, đồng thời nó là phương pháp ngăn chặn

sự phát triển của sâu bệnh rất hiệu quả mà các phương pháp kiểm soát khác chỉ

là bổ sung thêm Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đồng thời đến bản thân quả và tácnhân gây bệnh Nhiệt độ thấp, ngăn ngừa sự mất ẩm ở các mô và sự co quoắtquả, làm chậm quá trình chuyển hóa và kìm hãm biến đổi sinh lý làm quả bị chínnhanh Đối với quả, môi trường bảo quản còn kìm hãm hoạt động của cácenzyme làm cho chúng phát triển chậm Vậy có các cách để kìm hãm sự pháttriển của bệnh sau thu hoạch: gián tiếp hay trực tiếp Gián tiếp bằng cách ức chếquá trình chín, già hóa của quả và kéo dài khả năng chống chịu với bệnh Trựctiếp bằng cách ức chế các tác nhân gây bệnh phát triển tại nhiệt độ gây bất lợicho sự tăng trưởng của chúng.[17]

trong khi đó vẫn có một số loài có khả năng tăng trưởng mặc dù với vận tốc rấtchậm thậm chí ở nhiệt độ thấp hơn Đối với các tác nhân gây bệnh, bảo quản ởnhiệt độ 0oC sẽ không tiêu diệt được bệnh mà chỉ giúp trì hoãn sự xuất hiện của

không được loại trừ mà tăng trưởng rất chậm, điều này cho phép hạ nhiệt độ bảoquản xuống thấp để kéo dài thời gian bảo quản Tuy nhiên khả năng làm giảmnhiệt độ bảo quản được giới hạn bởi sự nhạy cảm của các giống quả với nhiệt

Tại Việt Nam, năm 2005 Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Bảo Vệ và TháiThị Hòa (sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long), đã nghiêncứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản lạnh đến thời gian tồn trữ và phẩm chấtcủa quả cam sành Tam Bình- tỉnh Vĩnh Long, kết quả cho thấy việc bảo quản

đối chứng chỉ có 1 tuần).[5]

hơn (hơn 9 tuần) so với cam bảo quản ở nhiệt độ phòng (khoảng 28-30 ngày)

Cả hai dạng màng CMC và pectin áp dụng đều thể hiện ưu thế hơn mẫu camđược bao màng chitosan và mẫu đối chứng (không bao màng) với sự dao độngnhỏ về chất lượng.[9]

Ngày đăng: 24/08/2014, 09:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà Viết Cường, Bài giảng Bệnh cây nông nghiệp- cho ngành công nghệ rau- hoa- quả và cảnh quan- Khoa nông học, Trường ĐH Nông Nghiệp I -Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh cây nông nghiệp
2. Nguyễn Văn Hải, Áp dụng nước ozone bảo quản trái cây tươi, Trung tâm phát triển công nghệ cao, 15-05-2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng nước ozone bảo quản trái cây tươi
3. Nguyễn Tú Huy, Nghiên cứu tuyển chọn cây cam ưu tú tại huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ, Thái Nguyên, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tuyển chọn cây cam ưu tú tại huyện HàmYên - tỉnh Tuyên Quang
4. Vũ Triệu Mân, Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, Trường ĐH Nông Nghiệp I - Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh cây chuyên khoa
7. Nguyễn Hữu Phương, Nghiên cứu bệnh thán thư hại cam năm 2009 tại vùng Phủ Quỳ - Nghệ An, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bệnh thán thư hại cam năm 2009 tạivùng Phủ Quỳ - Nghệ An
8. Hoàng Ngọc Thuận, Kỹ thuật chọn tạo và trồng cây cam quýt phẩm chất tốt, năng suất cao, Nhà xuất bản Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chọn tạo và trồng cây cam quýt phẩm chấttốt, năng suất cao
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
9. Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền, Bảo quản cam mật bằng phương pháp MAP (modifiled atmosphere packaging), Tạp chí khoa học, Trường ĐH Cần Thơ, 229-238, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo quản cam mật bằngphương pháp MAP (modifiled atmosphere packaging)
10. Bảo quản rau quả tươi, Nguồn nông nghiệp Việt Nam, 21-10-2007.Trang web: http://agriviet.com/nd/1093-bao-quan-rau-qua-tuoi/) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo quản rau quả tươi
11. Bài báo, Giúp hội viên bảo quản cam bằng màng bán thấm BQE 15, Trung tâm nghiên cứu khao học nông vận trung ương hội nông dân Việt Nam, Ngày 25/06/2007.Trang web: http://www.khoahocchonhanong.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giúp hội viên bảo quản cam bằng màng bán thấm BQE 15
12. Bệnh bồ hóng trên cây cam – Nguồn khoa học và đời sống, Số 241, Trang 76-78, 8/5/2004Trang web:http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/nong_thon_doi_moi/2004/2004_00033/MItem.2004-08-26.0544/MArticle.2004-08-26.1006/marticle_view Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh bồ hóng trên cây cam
13. Bệnh bồ hóng cây cam quýt, TTTH.Trang web: 04/01/2012.http://www.haiduongdost.gov.vn/nongnghiep/?menu=news&catid=1&itemid=3346&lang=vn&expand=news Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh bồ hóng cây cam quýt
14. Bệnh bồ hóng cây cam quýt.Trang web: http://vn.360plus.yahoo.com/samsan_agri/article?mid=141&fid=-1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh bồ hóng cây cam quýt
17. Rivka Barkai-Golan, Postharvest Diseases Of Fruits And Vegetables Development And Control, Department of postharvest science of fresh produce institute of technology and storage of agricultural products the volcani center, Bet- Dagan, Israel 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Postharvest Diseases Of Fruits And VegetablesDevelopment And Control
19. How to manage pests, pests in gardens and landscapes - sooty mold.Trang web:http://www.ipm.ucdavis.edu/PMG/PESTNOTES/pn74108.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: How to manage pests, pests in gardens and landscapes - sooty mold
20. Penicillium italicum and Penicillium digitatum on Orange Trang web:http://www.uoguelph.ca/~gbarron/MISCELLANEOUS/penicill.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Penicillium italicum" and "Penicillium digitatum on Orange
18. Diseases and disorders of fruit Trang web:http://www.ipm.ucdavis.edu/PMG/C107/m107bpfruitdis.html Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. Nấm chuỗi (Alternaria) và các chuỗi đính bào tử - BỆNH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH và BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Hình 2. Nấm chuỗi (Alternaria) và các chuỗi đính bào tử (Trang 10)
Hình 1. Nấm Alternaria - BỆNH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH và BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Hình 1. Nấm Alternaria (Trang 10)
Hình 3. Mặt cắt của quả cam bị nhiễm bệnh Alternaria - BỆNH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH và BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Hình 3. Mặt cắt của quả cam bị nhiễm bệnh Alternaria (Trang 11)
Hình 4. Quả cam bị bệnh Alternaria - BỆNH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH và BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Hình 4. Quả cam bị bệnh Alternaria (Trang 11)
Hình 5. Penicillium digitatum - BỆNH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH và BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Hình 5. Penicillium digitatum (Trang 13)
Hình 6. Penicillium italicum (bên trái); Penicillium digitatum (bên phải) - BỆNH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH và BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Hình 6. Penicillium italicum (bên trái); Penicillium digitatum (bên phải) (Trang 13)
Hình 7. Quả cam bị mắc bệnh mốc                     Hình 8. Quả cam bị mắc - BỆNH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH và BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Hình 7. Quả cam bị mắc bệnh mốc Hình 8. Quả cam bị mắc (Trang 15)
Hình 9. Cam bị bệnh thối nẫu nâu 2.2.4 Bệnh đốm Septoria - BỆNH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH và BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Hình 9. Cam bị bệnh thối nẫu nâu 2.2.4 Bệnh đốm Septoria (Trang 18)
Hình 10. Quả cam bị mắc bệnh đốm Septoria - BỆNH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH và BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Hình 10. Quả cam bị mắc bệnh đốm Septoria (Trang 19)
Hình 11. Nấm Septoria gây bệnh trên cam. - BỆNH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH và BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Hình 11. Nấm Septoria gây bệnh trên cam (Trang 20)
Hình 12. Bệnh nấm mốc bồ hóng trên cam. - BỆNH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH và BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Hình 12. Bệnh nấm mốc bồ hóng trên cam (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w