thảo luận hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 4

12 2.4K 5
thảo luận hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vấn đề 1: Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Câu 1: Những điểm mới của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1995 liên quan đến tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trả lời: Về từng loại tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: - Thứ nhất: Vật. + So với quy định tại Điều 326 BLDS 1995: “Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của người bảo đảm và được phép giao dịch” thì tại Khoản 2 Điều 320 BLDS 2005 đã có điểm mới đó là ghi nhận thêm khả năng hình thành vật trong tương lai để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự: “Vật dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai.” ( Tập bài giảng Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr 223) - Thứ hai: Tiền, giấy tờ có giá. + Theo Điều 327 BLDS 1995 quy định: “1) Tiền được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2) Trái phiếu, cổ phiếu, kì phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền được phép giao dịch có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Tuy nhiên đến năm 2005, BLDS đã có sự thay đổi ngắn gọn hơn: “Tiền, trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” (Điều 321). BLDS 2005 có sự thay đổi về “giấy tờ có giá” (BLDS 2005) và “giấy tờ trị giá được bằng tiền” (BLDS 1995) cho thấy không phải mọi giấy tờ đều có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà chỉ có giấy tờ có giá mới có thể bảo đảm, do vậy mặc dù có sự thay đổi nhưng cách hiểu khá tương đồng. - Thứ ba: Quyền tài sản thể hiện ở Điều 328 BLDS 1995 và Điều 322 BLDS 2005 cho thấy, BLDS 2005 thể hiện cụ thể hơn về những quyền tài sản có Page 1 thể được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, chỉ rõ bên bảo đảm được sử dụng quyền tài sản nào để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay? Trả lời: Căn cứ vào đoạn ở phần Nhận thấy: “Vào ngày 14/9/2007 bà Bùi Thị Khen và ông Nguyễn Khắc Thảo có thế chấp cho ông một giấy sử dụng sạp D2 – 9 tại chợ Tân Hương để vay 60.000.000 đồng, thời hạn vay là 6 tháng, lãi suất thỏa thuận là 3%/tháng” cho thấy bên vay đã dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay. Câu 3: Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được Toà án chấp nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? Trả lời: Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự không được Tòa án chấp nhận, căn cứ vào đoạn: “Xét sạp thịt heo do bà Khen đứng tên và cầm cố, nhưng giấy chứng nhận sạp D2-9 tại chợ Tân Hương là giấy đăng ký sử dụng sạp, không phải quyền sở hữu, nên giấy chứng nhận trên không đủ cơ sở pháp lý để bà Khen thi hành án trả tiền cho ông Minh”. Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của toà án đối với việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ. Trả lời: Như chúng ta đã biết đã thảo luận ở bài thảo luận 3 thì ta thấy giấy đăng kí xe không là tài sản quy định tại điều 163 bộ luật này nhưng nó lại ràng buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Vấn đề mà chúng ta bình luận ở đây cũng vậy, nó cũng đảm bảo các bên thưc hiện hợp đồng. Do vậy, hướng giải quyết của Tòa nhóm thấy chưa thuyết phục. Page 2 Tuy vậy, Tòa đã vận dụng linh hoạt Điều 322 BLDS 2005 vào để giải quyết tranh chấp này. Điều 322 quy định: “1. Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 2. Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. 3. Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về tài nguyên.” Câu 5: Có nên cho phép dùng giấy tờ liên quan đến tài sản để bảo đảm nghĩa vụ dân sự không? Vì sao? Trả lời: Theo nhóm em nên cho phép dùng giấy tờ liên quan đến tài sản để bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Vì: Như nói ở trên, giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo các bên giao kết hợp đồng. Giấy tờ liên quan đến tài sản lại có giá trị buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình. Về mặt thực tế, ta vẫn thấy nhiều hợp đồng đối tượng đem đi giao dịch không phải là tài sản mà liên quan đến tài sản đó. Ví dụ như ta đi cầm xe thì hai bên kí hợp đồng là cầm giấy đăng kí xe chứ không cầm giữ xe. Page 3 Vấn đề 2: Phân biệt cầm cố và đặt cọc Câu 1: Điểm giống nhau và khác nhau giữa đặt cọc và cầm cố. Trả lời: - Điểm giống nhau: Điểm giống nhau giữa cầm cố và đặt cọc là đều dùng tài sản và có việc giao tài sản của bên bảo đảm sang bên nhận bảo đảm. - Điểm khác nhau: Đặt cọc Cầm cố • Tài sản dùng để đảm bảo là “tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác”. • Được sử dụng để “bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự”. • Việc xử lý tài sản không cần phải qua bán đấu giá • pháp luật không giới hạn về loại tài sản được sử dụng để bảo đảm. • Chỉ được sử dụng để “bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. • Việc xử lý tài sản cầm cố phải tiến hành theo thủ tục bán đấu giá nếu không có thỏa thuận khác. Câu 2: Để bào đảm việc hoàn trả tiền vay, bà Tâm đã giao cho cửa hàng Ngọc Trâm tài sản gì? Trả lời: Để đảm bảo việc trả tiền vay,vào ngày 25/7/2007, bà có đến tiệm cầm đồ Ngọc Trâm để cầm cố (thế chấp) 02 (hai) chỉ vàng 9999 và nhận 100.000 đồng, lãi suất 3%/tháng, nếu chuộc lại liền thì lãi suất 2%/tháng là 2.000 đồng. Như vậy, bà Page 4 Nguyễn Thị Thanh Tâm đã giao cho cửa hàng Ngọc Trâm là 02 (hai) chỉ vàng 9999. Câu 3: Toà án đã áp dụng chế định bảo đảm nào của BLDS? Đoạn nào cùa bàn án cho câu trả lời? Trả lời: Tòa án đã áp dụng chế định bảo đảm của BLDS là Đoạn thứ 9 ở phần Xét thấy: “Căn cứ Điều 326; Điều 327; Điều 328; Điều 339 và Điều 341 Bộ luật dân sự năm 2005.” Đoạn của bản án cho câu trả lời: Đoạn thứ 9 ở phần Nhận thấy,và đoạn thứ 5 ở phần Xét thấy. Đoạn thứ 9 của phần Nhận thấy: “Không chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị Thanh Tâm về việc đòi bà Đỗ Thủy Dương, chủ doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Ngọc Trâm hoàn trả 02 (hai) chỉ vàng 9999”. Đoạn thứ 5 của phần Xét thấy: “Tuy nhiên, tại biên bản vụ việc vào lúc 18 giờ 10 phút ngày 25/7/2007 do Công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú lập có ký nhận của chủ tiệm là ông Nguyễn Ích Kha (là chồng của bà Dương) và người mất biên nhận là bà Nguyễn Thị Thanh Tâm thể hiện: Anh Kha đã trả xe Honda biển số 51L3 – 6060 cho chị Tâm và biên nhận của chị Tâm không còn giá trị”. Như vậy, bà Tâm đã xác nhận biên nhận số 578/BN ngày 25/7/2007 của cửa hàng cầm đồ Ngọc Trâm không còn giá trị. Câu 4: Nên áp dụng chế định đặt cọc hay cầm cố đối với hoàn cảnh tương tự như trong bản án? Vì sao? Trả lời: Nên áp dụng chế định cầm cố đối với hoàn cảnh tương tự như trong bản án. Vì hợp đồng cầm cố là sự thỏa thuận giao tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Theo Điều 326 quy định: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Page 5 Vấn đề 3: Phân biệt đặt cọc và ký cược Câu 1: Điểm giống nhau giữa đặt cọc và ký cược. Trả lời: Các tài sản được liệt kê để đặt cọc/ ký cược đều là: Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (theo Khoản 1 Điều 358 và Khoản 1 Điều 359 BLDS 2005). Ngoài ra sự tương đồng giữa đặt cọc và ký cược còn thể hiện ở các quy định tại Điều 29 đến Điều 33 Nghị định 163/CP ngày 29/12/2006 về quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc, ký cược với bên nhận đặt cọc, nhận ký cược. Câu 2: Điểm khác nhau giữa đặt cọc và ký cược. Trả lời: Ký cược chỉ được sử dụng để “bảo đảm việc trả lại tài sản thuê” động sản, trong khi đó thì đặt cọc được sử dụng để “bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng” nói chung. Về hình thức, ký cược không có quy định do đó có thể suy ra các bên được tự do về hình thức ký cược, còn đặt cọc theo quy định của pháp luật là phải lập thành văn bản (Khoản 1 Điều 358 BLDS) Câu 3: Liên quan đến 9 bồn bia, quan hệ giữa các bên là hợp đồng thuê hay mượn tài sản? Vì sao? Trả lời: Căn cứ vào Điều 480 BLDS: “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê” và Điều 512 BLDS: “ Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để Page 6 sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”. Đối với vụ việc liên quan đến 9 bồn bia, ông Chín có thỏa thuận với vợ chồng ông Cào bà Thu phát sinh từ hợp đồng mua bán về việc giữ 09 bồn bia và ông có bảo đảm giá trị số tiền tương ứng là 20.500.000đ, do đó quan hệ giữa các bên về 9 bồn bia là hợp đồng thuê tài sản. Câu 4: Để bảo đảm thực hiện việc hoàn trả 9 bồn bia, ông Chín đã giao cho ông Cào, bà Thu tài sản gì? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? Trả lời: Để bảo đảm thực hiện việc hoàn trả 9 bồn bia, ông Chín đã giao cho ông Cào, bà Thu khoản tiền là 20.500.000 đồng căn cứ vào đoạn: “Số tiền nợ trên ông Chín thừa nhận sẽ trả và khi ông Chín nhận 09 bồn bia có bảm đảm cho vợ chồng ông Cào, bà Thu giá trị tương ứng số tiền là 20.500.00đ.” Câu 5: Toà án đã áp dụng chế định bảo đảm nào? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? Trả lời: Tòa án đã áp dụng chế định bảo đảm ký cược căn cứ vào đoạn: “ Như vậy căn cứ vào Điều 364 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định về ký cược nếu ông Chín không trả lại 09 bồn bia hoặc 09 bồn bia không còn để trả lại thì số tiền 20.500.00đ thuộc về vợ chồng ông Cào bà Thu, Hội đồng xét xử sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu này của vợ chồng ông Cào bà Thu là đúng, nghĩ nên giữ y.” Câu 6: Suy nghĩ trên của anh/chị về giải pháp trên của Toà án. Trả lời: Cách giải quyết trên của Tòa án không hợp lý. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 359 BLDS 2005 (Khoản 2 Điều 364 BLDS 1995) có chỉ rõ rằng: “Nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.” Xét thấy, khi Tòa Page 7 án đã xác định chế định bảo đảm liên quan đến 9 bồn bia là ký cược thì trong trường hợp ông Chín làm mất hoặc không trả 9 bồn bia lại cho vợ chồng ông Cào bà Thu thì vợ chồng ông bà có quyền nắm giữ tài sản ký cược là 20.500.000đ, tuy nhiên Tòa án lại không chấp nhận yêu cầu này của ông bà mà chỉ đồng ý buộc ông Chín trả số tiền nợ mà thôi là không phù hợp với quy định pháp luật, làm ảnh hưởng đển lợi ích của bên cho thuê là vợ chồng ông Cào bà Thu. Câu 7: Có nên mở rộng chế định ký cược đối với cả hợp đồng mượn tài sản không? Vì sao? Trả lời: Hợp đồng mượn tài sản nghĩa là bên cho mượn phải chuyển giao tài sản của mình cho bên kia sử dụng trong một thời hạn theo thỏa thuận mà ko nhận được sự đền bù nào từ bên mượn tài sản. Do vậy, vì lợi ích của bên mượn tài sản nên bên cho mượn tự giác tham gia hợp đồng mà không tính toán đến lợi ích kinh tế, thể hiện ý chí của bên cho mượn tài sản. Cho nên, theo quan điểm của nhóm nên mở rộng chế định ký cược đối với cả hợp đồng mượn tài sản nhưng chỉ có thể sử dụng khi ý chí của bên cho mượn tài sản cho phép, vì mục đích của ký cược là nhằm để bên thuê tài sản phải trả lại tài sản cho bên cho thuê tài sản. Page 8 Vấn đề 4: Bảo lãnh Câu 1: Bà Hạnh đã lãnh khoản tiền nào và cho ai? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? Trả lời: Căn cứ vào đoạn Xét thấy: “Bà Đức đã cho bà Thanh vay số tiền gốc là 190.000.000 đồng với lãi suất là 5%/ 1 tháng dưới sự bảo lãnh của bà Nguyễn Thị Hạnh.” Cho thấy bà Hạnh đã bảo lãnh cho bà Thanh với khoản tiền là 190.000.000 đồng. Câu 2: Bà Hạnh đã thanh toán cho bên cho vay những khoản tiền nào? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? Trả lời: Căn cứ vào đoạn: “Do đến ngày phải thanh toán khoản tiền vay nói trên nhưng bà Thanh chưa thanh toán cho bà Đức nên bà Hạnh đã đứng ra trả thay số tiền gốc và lãi cụ thể như sau: Số tiền gốc là 190.000.000 đồng, số tiền lãi của 3 tháng 8,9,10 năm 2006 là 28.000.000 đồng (lãi suất 5%/ 1 tháng) nay bà Nguyễn Thị Hạnh yêu cầu bà Thanh phải có nghĩa vụ thanh toán lại số tiền nói trên làm một lần sau khi án có hiệu lực pháp luật.” Câu 3: Bà Hạnh có được bà Thanh hoàn trả toàn bộ tiền lãi đã thanh toán cho bên cho vay không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? Trả lời: Page 9 Bà Hạnh không được bà Thanh hoàn trả toàn bộ tiền lãi đã thanh toán cho bên cho vay, căn cứ vào đoạn: “ Nên án sơ thẩm đã không chấp nhận yêu cầu đòi 28.500.000 đồng của bà Hạnh, chỉ chấp nhận trả cho bà Hạnh theo mức lãi suất ngân hàng là có căn cứ đúng pháp luật.” Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp cho vay của toà án đối với vấn đề trên. Trả lời: Theo quan điểm của nhóm: Căn cứ vào Điều 361 BLDS cho thấy bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Đối với vụ việc này, việc bà Hạnh đứng ra bảo lãnh cho bà Thanh đã thực hiện nghĩa vụ của mình khi bà Thanh chưa thanh toán khoản tiền vay cho bà Đức theo đúng thời hạn là đúng pháp luật. Căn cứ vào Điều 363 BLDS chỉ ra: “Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Cho thấy nghĩa vụ bảo lãnh của bà Hạnh sẽ thanh toán cho bà Hạnh đúng theo thỏa thuận là số tiền gốc với lãi suất là 5%/1 tháng. Tuy nhiên, án sơ thẩm lại cho rằng bà Hạnh trả thay cho bà Thanh số tiền lãi 5% không được sự chấp nhận của bà Thanh và với số tiền lãi 5%/1 tháng là quá mức lãi suất mà pháp luật quy định là không hợp lý, làm ảnh hưởng đến lợi ích của bà Hạnh vì lãi suất 5%/1 tháng đã được thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Câu 5: Ngoài biện pháp bảo lãnh, bên cho vay còn có biện pháp bảo đảm nào không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? Trả lời: Ngoài biện pháp bảo lãnh, bên cho vay còn có biện pháp thế chấp tài sản. Căn cứ vào đoạn: “Xét căn cứ vào giấy hợp đồng vay tiền ngày 18/4/2006, ngày 21/5/2006 và ngày 20/7/2006 giữa bà Nguyễn Thị Đức và bà Nguyễn Thị Thanh Page 10 [...]...thể hiện hai bên có thỏa thuận hợp đồng tay về việc vay tài sản có thế chấp giấy tờ căn nhà 08 – 09 lô C Chung cư Ngô Tất Tố, phường 19, quận Bình Thạnh.” Câu 6: Theo Toà án, bà Hạnh được cầm giữ giấy tờ của bà Thanh đến khi nào? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? Trả lời: Căn cứ vào đoạn của phần Quyết định: Đồng thời bà Hạnh phải có nghĩa vụ hoàn trả lại toàn... thực hiện công việc nhằm chịu trách nhiệm cho người được bảo lãnh, khi bên bảo lãnh thực hiện xong nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi bảo lãnh Ngoài ra còn căn cứ theo Điều 45 Nghị định 163/CP ngày 29/12/2006: “Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả những gì đã nhận từ bên bảo lãnh” Đối với vụ việc này, bà Hạnh đã thực hiện xong nghĩa vụ của... hiện thay cho bà Thanh Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về hướng giải quyết của Toà án trong vụ việc trên Trả lời: Page 11 Xét thấy hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc là khá hợp lý, phù hợp với yêu cầu của pháp luật, tuy nhiên về phần lãi suất mà bà Hạnh trả cho bà Thanh Tòa án nên giữ nguyên số tiền lãi là 5%/ 1 tháng theo thỏa thuận để không ảnh hưởng đến lợi ích của bà Hạnh Page . hiện có hoặc được hình thành trong tương lai.” ( Tập bài giảng Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr 223) - Thứ hai: Tiền, giấy tờ có giá lời? Trả lời: Ngoài biện pháp bảo lãnh, bên cho vay còn có biện pháp thế chấp tài sản. Căn cứ vào đoạn: “Xét căn cứ vào giấy hợp đồng vay tiền ngày 18 /4/ 2006, ngày 21/5/2006 và ngày 20/7/2006. sinh từ hợp đồng mua bán về việc giữ 09 bồn bia và ông có bảo đảm giá trị số tiền tương ứng là 20.500.000đ, do đó quan hệ giữa các bên về 9 bồn bia là hợp đồng thuê tài sản. Câu 4: Để bảo

Ngày đăng: 24/08/2014, 00:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đặt cọc

    • Cầm cố

      • Tài sản dùng để đảm bảo là “tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác”.

      • pháp luật không giới hạn về loại tài sản được sử dụng để bảo đảm.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan