Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA
VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
LỚP QT40.1 – NHÓM 1
Trang 2VẤN ĐỀ 1: BUỘC TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG.
Câu 1: Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng?
“Buộc công ty TNHH Damool VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng số 007/09/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009 giữa công ty TNHH Damool VINA với công ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương.”
“Vì vậy Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc công ty Hồng Hà Bình Dương và công ty VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng số 007 là không đúng.”
Câu 2: Hướng của Tòa án địa phương có được Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Hướng của Tòa án địa phương không được Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận Đoạn Quyết định cho câu trả lời:
“Vì vậy Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc công ty Hồng Hà Bình Dương và công ty VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng số
007 là không đúng.”
“Ngoài ra trong vụ việc này, nguyên đơn và bị đơn tranh chấp hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng tài sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất số 007/09/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009 Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định là hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất là không đúng.”
Trang 3Câu 3: Vì sao Tòa án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Tòa án nhân dân tối cao theo hướng không chấp nhận hướng giải quyết của Tòa địa phương vì:
Công ty TNHH Damool VINA đã chấp nhận chịu phạt như đã nêu trong hợp đồng, coi như công ty đã thực hiện xong trách nhiệm trong hợp đồng nên không được buộc công ty TNHH Damool VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng theo nguyên tắc số 007 nữa
Tòa án địa phương đã xác định sai loại hợp đồng, thực tế là hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất mà Tòa án địa phương lại xác định là hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất để đi xét xử là không hợp lí
Đoạn của Quyết định cho câu trả lời: “Ngoài ra trong vụ việc này, nguyên đơn
và bị đơn tranh chấp hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng tài sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất số 007/09/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009 Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định là hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất là không đúng.”
Câu 4: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao?
Nhóm em hoàn toàn đồng ý với cách giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao Bởi vì “Hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất” là hoàn toàn khác so với “Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng tài sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất số 007/09/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009 ” nên trong trường hợp này “Tòa án địa phương đã xác định sai loại hợp đồng, thực tế là hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất mà Tòa án địa phương
Trang 4lại xác định là hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất để đi xét
xử là không hợp lí”
Câu 5: Đối với vụ việc trong Bản án số 01, bên bán có vi phạm nhĩa vụ giao cà phê không? Vì sao?
Có, vì theo như chi tiết trong Bản án số 01 là “ông bà Thanh Hữu đã không giao cà phê cho bà Phượng đúng thời điểm giao hàng là vi phạm Điều 428 (Hợp đồng mua bán tài sản) và Khoản 1 Điều 432 BLDS (Thời hạn thực hiện hợp đồng
mua bán) Khoản 1 Điều 432 BLDS quy định: “thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn
đã thỏa thuận, bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý” Căn cứ vào điều luật nêu trên, xét thấy việc chậm thực hiện
nghĩa vụ giao hàng của ông Hữu bà Thanh đã xâm hại đến quyền lợi của bà Phượng”
Câu 6: Tòa án có buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê không?
Không, vì theo chi tiết bản án là “trong quá trình hòa giải cũng như tại phiên tòa hôm nay, bà Nguyễn Thị Phượng không đồng ý cho ông Hữu bà Thanh giao trả cà phê trong thời hạn nhiều năm nên HĐXX không chấp nhận yêu cầu của ông Hữu bà Thanh”
Câu 7: Trên cơ sở văn bản, có quy định nào cho phép Tòa án buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê không? Nêu rõ cơ sở văn bản khi trả lời.
Sẽ có quy định nếu như bên bán đồng ý gia hạn thêm thời gian cho bên mua thực hiện nghĩa vụ
Trang 5Cơ sở pháp lí: Điều 305 BLDS 2005
“1 Khi nghĩa vụ chậm thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa
vụ hoàn thành nghĩa vụ, nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên
có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2 Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với
số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Câu 8: Cho biết những thay đổi và suy nghĩ của anh chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu?
BLDS 2015 đã có nhiều thay đổi nhằm cụ thể hóa hơn chế định trách nhiệm dân sự cụ thể như sau:
Bổ sung thêm điều mới nói về trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng
đó là Điều 352 BLDS 2015: “khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.”
Thêm điều mới về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền,
Điều 357 BLDS 2015: “Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức thỏa thuận quy
Trang 6định tại BLDS 2015, nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định về lãi suất không thỏa thuận.” 1
Đây là những thay đổi tiến bộ của các nhà làm luật để có thể giải quyết các vụ việc xảy ra trên thực tế, bảo vệ cho quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch dân sự
VẤN ĐỀ 2: CẦM GIỮ TÀI SẢN.
Câu 9: Đoạn nào của bản án cho thấy bên bán đang giữ bản chính giấy đăng
kí xe máy?
Đó là đoạn: “Do hiện nay phía công ty Easy đang giữ bản chính giấy đăng kí
xe biển số 32S4-7402 của bà Loan nên khi bà loan đã trả hết số tiền thì công ty phải có trách nhiệm trả lại cho bà Loan bản chính giấy tờ trên.”
Câu 10: Đoạn nào của bản án cho thấy bên mua chưa thực hiện đúng nghĩa
vụ thanh toán tiền mua xe?
Đoạn của bản án cho thấy bên mua chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán tiền mua xe là: “Như nhận định ở trên thì số tiền bà Loan còn phải thanh toán cho công ty Easy cả gốc và lãi là: 12.200.000 đồng + 1.509.384 đồng = 13.709.384 đồng Bà Loan đã trả đến tháng 02/2008 với số tiền 9.646.000 đồng thì ngưng không trả tiếp, cấn trừ với khoản tiền đã thanh toán thì số tiền bà Loan còn phải thanh toán cho Công ty là 4.063.384 đồng”
1Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức -
Hội luật gia Việt Nam 2016 (xuất bản lần thứ hai), phần số 269.
Trang 7Câu 11: Theo BLDS 2005, trong điều kiện nào, bên có quyền được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng hợp đồng?
Theo Khoản 1 Điều 416 BLDS 2005: “Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa
vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận” Vì vậy, điều kiện để bên
có quyền được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng hợp đồng là:
Tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản;
Bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thoả thuận
Câu 12: Bản chính đăng kí xe có là một tài sản không? Vì sao?
Theo Điều 163 BLDS 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” Theo quy định tại Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác” Căn cứ vào các quy định của
pháp luật hiện hành thì giấy tờ có giá bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, hồi phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch Vì vậy giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản như giấy đăng kí xe máy, mô tô không phải là tài sản, mà chỉ là giấy tờ đi kèm theo tài sản mà thôi
Câu 13: Cho đến khi bên mua chưa trả hết tiền, Toà án có cho phép bên bán cầm giữ bản chính đăng kí xe không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Trang 8Cho đến khi bên mua chưa trả hết tiền, Toà án vẫn cho phép bên bán cầm giữ bản chính đăng kí xe
Đoạn cho thấy câu trả lời: “Ngay sau khi bà Loan thanh toán hết khoản tiền trên, phía Công ty Cổ phần Giấc Mơ Dễ Dàng phải trả lại bản chính giấy đăng kí
mô tô, xe máy biển số 52S4 – 7402 cho bà Nguyễn Thị Thanh Loan.”
Câu 14: Thông qua thực tiễn xét xử và kiến thức mà anh/chị có, suy nghĩ của anh/chị về chế định cầm giữ tài sản được quy định tại Điều 416 BLDS 2005.
Chế định cầm giữ tài sản có thể coi là 1 biện pháp bảo đảm hiệu quả Chế định này quy định bên có quyền được nắm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ đến chừng nào bên có nghĩa vụ thực hiện phần của mình Khi đó, bên có nghĩa vụ không có khả năng khai thác và hưởng lợi từ tài sản này 1 cách trọn vẹn Chế định này nhằm gây áp lực cho bên có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của mình và bảo vệ quyền lợi của bên có quyền khi tham gia giao kết hợp đồng
VẤN ĐỀ 3: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HUỶ BỎ DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG.
Câu 15: Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm.
Hợp đồng vô hiệu Hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm
(Điều 425 BLDS 2005)
Giống
Đều là các hình thức chấm dứt hiệu lực của hợp đồng dân sự
Bên làm xảy ra thiệt hại nghiêm trọng phải bồi thường cho bên kia Khi sự việc xảy ra hai bên hoàn trả nhau những gì đã nhận
Trang 9 Hợp đồng dân sự vô hiệu là
hợp đồng vi phạm một trong các
điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng
Hợp đồng dân sự vô hiệu là
hợp đồng vi phạm một trong các
điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng
Hợp đồng dân sự bị hủy bỏ
là một trong các bên trong hợp đồng vi phạm các điều khoản có trong hợp đồng hoặc/và do một bên đề nghị hủy bỏ hợp đồng
Hợp đồng dân sự bị đình chỉ
có các thỏa thuận giữa các bên
về điều khoản phải thi hành khi việc đình chỉ xảy ra, đây là thỏa thuận tình nguyện giữa các bên khi ký kết hợp đồng
Câu 16: Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng
và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
(Điều 426 BLDS 2005)
Hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm
(Điều 425 BLDS 2005)
Giống
Đều là một bên đơn phương tuyên bố chấm dứt/huỷ bỏ hợp đồng khi có những điều kiện do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định
Bên đơn phương chấm dứt hay huỷ bỏ không phải bồi thường nếu bên kia
vi phạm nghĩa vụ mà đó là đều kiện chấm dứt/huỷ bỏ do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định Bên chấm dứt/huỷ bỏ phải có nghĩa vụ báo cho bên kia, nếu không báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
Ai có lỗi dẫn đến hợp đồng bị chấm dứt/hủy bỏ thì người đó phải có trách nhiệm chịu bồi thường.2
2 Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức -
Hội luật gia Việt Nam 2016 (xuất bản lần thứ hai), phần số 351 và tiếp theo.
Trang 10 Đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng dân sự được áp dụng
nếu các bên có thoả thuận hoặc
pháp luật có quy định, tức là không
cần phải có sự vi phạm hợp đồng
hoặc vi phạm pháp luật
Hậu quả pháp lý:
Hợp đồng chấm dứt từ thời
điểm bên kia nhận được thông báo
chấm dứt
Các bên không phải tiếp tục
thực hiện nghĩa vụ
Bên đã thực hiện nghĩa vụ có
quyền yêu cầu bên kia thanh toán
Hủy bỏ hợp đồng dân sự sẽ được
áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên
đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định
Hậu quả pháp lý:
Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
Nội dung nào của hợp đồng đã được thực hiện trước thời điểm tuyên hủy bỏ thì vẫn có hiệu lực
Câu 17: Nhìn từ góc độ văn bản (BLDS 2005), ông Minh có được quyền hủy
bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên không? Nếu có, nêu rõ văn bản cho
phép hủy bỏ.
Trước hết hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Minh và ông Cường là hợp
đồng giao kết hợp pháp Bởi đều thỏa mãn điều kiện cơ sở pháp lý:
Người sử dụng đất đáp ứng những điều kiện tại Khoản 1 Điều 106 Luật
Đất đai 2003
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn
bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật tại Khoản
2 Điều 689 BLDS 2005
Trang 11 Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải tuân thủ theo các điều khoản được quy định tại Điều 698 BLDS 2005
Vậy nhìn từ góc độ văn bản (BLDS 2005), ông Minh có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên Bởi vì:
- Trong hợp đồng có nêu rõ thời hạn thanh toán, do đó khi ông
Cường không thực hiện việc thanh toán tiền cho ông Minh theo đúng thời hạn trong hợp đồng tức là ông Cường đã vi phạm điều khoản được nêu trong hợp đồng
Cơ sở pháp lý:
Khoản 1 Điều 425 BLDS 2005: “Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật
có quy định”.
Khoản 1 Điều 701 BLDS 2005: “Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng
phương thức đã thỏa thuận cho bên nhượng quyền sử dụng đất”.
Câu 18: Theo thực tiễn xét xử ông Minh có quyền hủy bỏ hợp đồng không? Nêu ngắn gọn thực tiễn (nếu có) về vấn đề này.
Theo thực tiễn xét xử ông Minh có quyền hủy bỏ hợp đồng Dựa vào hai bản
án sau:
Tóm tắt bản án số 59 (quyết định số 218/GĐT-DS ngày 01/12/2003 của Tòa án dân sự TANDTC):
- Vợ chồng ông Khoát bán một phần căn nhà số 411/3 đường Dân
Trí cho vợ chồng chị Hằng (là con gái của vợ chồng ông Khoát) với giá 35 lượng vàng SJC Hợp đồng đã được công chứng và chị Hằng đã nộp lệ phí trước bạ, nhưng chị Hằng vẫn chưa giao tiền mua nhà cho vợ chồng ông Khoát Tòa giám đốc thẩm cho rằng lỗi hoàn toàn là ở chị Hằng vì chị Hằng không chứng minh
Trang 12được trong quá trình ở trong căn nhà đã mua chị Hằng đã trả tiền cho vợ chồng ông Khoát nhưng họ không chịu nhận và yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà của ông Khoát là hoàn toàn có cơ sở Tòa còn kết luận Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm bác yêu cầu của ông Khoát và bắt ông tiếp tục hợp đồng là không hợp tình Tòa giám đốc thẩm quyết định xử lí theo hướng hủy hợp đồng mua bán nhà nếu vợ chồng ông Khoát đồng ý trả cho vợ chồng chị Hằng lệ phí trước bạ.3
Tóm tắt bản án số 60 (Bản án số 451/2006/DSPT ngày 29/9/2006 của TAND tỉnh Vĩnh Long):
- Vào năm 2004, ông Điệp, ông Anh và bà Chói ký hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá 130 triệu đồng Việc chuyển nhượng đã được UBND huyện chấp nhận Tuy nhiên, qua xác minh thì bên mua là ông Điệp chưa trả toàn bộ tiền mua Theo Tòa án, do ông Điệp không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng đã cam kết nên ông Anh đề nghị hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là có căn cứ pháp luật theo Khoản 1 Điều 245 BLDS.4
Hai bản án đã cho thấy thực tiễn xét xử là: đối với hợp đồng mua bán theo pháp luật dân sự, nếu bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình thì bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng
Câu 19 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về các thay đổi giữa BLDS
2015 và BLDS 2005 về vấn đề đang được nghiên cứu.
3 Đỗ Văn Đại (chủ biên), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb CTQG
2014 (tái bản lần thứ 4), Bản án số 133.
4 Đỗ Văn Đại (chủ biên), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb CTQG
2014 (tái bản lần thứ 4), Bản án số 135.