1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật việt nam về thương mại điện tử đối với vấn đề bảo vệ lợi ích người tiêu dùng hiện nay

30 111 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 221,02 KB

Nội dung

KHOA LUẬT*** ĐỀ ÁN Môn: Luật thương mại Đề tài: Pháp luật Việt Nam về Thương mại điện tử đối với vấn đề bảo vệ lợi ích người tiêu dùng hiện nay.. Tổng quan về Pháp luật Thương mại điện

Trang 1

KHOA LUẬT

***

ĐỀ ÁN

Môn: Luật thương mại

Đề tài: Pháp luật Việt Nam về Thương mại điện tử đối với vấn đề bảo

vệ lợi ích người tiêu dùng hiện nay.

GVHD: Lương Thu Hà Lớp: Luật kinh doanh 58

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Đối tượng nghiên cứu 5

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG I: Cơ sở lý thuyết 6

1.1 Tổng quan về Pháp luật Thương mại điện tử đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 6

1.2 Tổng quan về Pháp luật Thương mại điện tử đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .12 Chương II Thực trạng của pháp luật về Thương mại điện tử đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay 15

2.1 Hệ thống pháp luật hiện hành quy định về Thương mại điện tử trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam 15

2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật nước ta trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 21

2.3 Khó khăn, thách thức 22

2.4 Ví dụ thực tế về tình hình kinh doanh thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Quốc tế Zoma Việt Nam và lợi ích cũng như khó khăn của khách hàng của công ty 24

Chương III Kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện kinh doanh thương mại điện tử và việc bảo vệ lợi ích của khách hàng 26

3.1 Một số giải pháp điều hành 26

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT

WTO: World Trade Organization: Tổ chức Thương mại thế giới

APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation: Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – TháiBình Dương

EFT: Electronic Fund Transfer: Chuyển tiền điện tử

EDI: Electronic Data Interchange: Trao đổi dữ liệu điện tử

EC: E-commerce, E-comm: Thương mại điện tử

WWW: World Wide Web: Mạng lưới toàn cầu

G: Government: Chính phủ

B: Business: Doanh nghiệp

C: Customer = Consumer: Khách hàng

CNTT: Công nghệ thông tin

SXKD: Sản xuất kinh doanh

EBI: Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam

VECOM: Hiệp hội Thương mại Việt Nam

Trang 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử năm 2018 và 2019

B Giáo trình luật thương mại thầy Nguyễn Hữu Toàn

C Các bài bình luận về Thương mại điện tử hiện nay đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên website

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi Việt Nam dần hòa nhập với thếgiới, với nền công nghệ 4.0 hiện đại thì nhịp sống, thói quen sống ngày xưa của Việt Nam sẽthay đổi, và thay vào đó là môt thói quen khác, cách sống khác phù hợp với thời đại hơn

Cách đây không lâu, tôi có làm một bài luận tiếng anh với đề bài: “Nowadays manypeople shop online rather than visiting a shopping centre or the local high stress What arethe advantages and disadvantages of both ways of buying goods, and which do you prefer?”

Đề bài này chỉ hỏi về việc shopping nhưng nó hoàn toàn phù hợp với đề tài mà tôi đang đềcập ở đây Mỗi người sẽ có một quan điểm riêng cho bài làm nhưng đó cũng chính là mấuchốt của vấn đề, nó nêu ra được những ưu điểm cũng như nhược điểm của thời đại côngnghệ đối với mọi loại mặt hàng chứ không riêng gì việc chúng ta đi shopping

Đó chính là sự phát triển của ngành thương mại điện tử Tuy thương mại điện tử đã

có từ rất lâu rồi nhưng hiện nay nó ngày càng phát triển và chi phối lớn đến cuộc sống củachúng ta Và đương nhiên là nó cũng sẽ có nhiều ưu điểm cũng như bất lơi, và những ngườitiêu dùng như chúng ta cần biết và hiểu rõ để có thể trở thành những người tiêu dùng thôngminh, tránh trường hợp tiền mất tật mang

Bài đề án dưới đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về pháp luật thươngmại điện tử đối với người tiêu dùng và pháp luật Việt Nam đã bảo vệ người tiêu dùng ra sao

2 Mục đích nghiên cứu

- Hiểu rõ về tổng quan Pháp luật Việt Nam đối với Thương mại điện tử

- Biết được lợi ích, vai trò của Thương mại điện tử cũng như pháp luật về Thương mại

điện tử đối với người tiêu dùng

- Nắm chắc hành lang pháp lý về quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam và áp dụng

vào thực tế, để trở thành một người tiêu dùng thông thái trong thời đại 4.0

3 Đối tượng nghiên cứu

- Pháp luật Việt Nam

- Hoạt động của Chính phủ, doanh nghiệp, người tiêu dùng trong Thương mại điện tử

- Pháp luật Việt Nam bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại điện tử

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: Cơ sở lý thuyết

1.1 Tổng quan về Pháp luật Thương mại điện tử đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng

1.1.1 Tổng quan về Thương mại điện tử

1.1.1.1 Lịch sử hình thành Thương mại điện tử

Tiền thân đầu tiên của Thương mại điện tử là EFT (Chuyển tiền điện tử) giữa các tổchức, được phát triển vào những năm 70 của thế kỷ trước Tiếp theo EFT là EDI (Trao đổi

dữ liệu điện tử) công nghệ mà được dùng để trao đổi dữ liệu và văn bản giữa các doanhnghiệp lớn

Đến năm 1969 khi Internet ra đời, thời gian đầu chỉ được dùng trong chính phủ Mỹ, tiếpsau đó là các trường đại học, các viện nghiên cứu, sau nữa thì Internet đã được thương mạihóa dẫn đến sự ra đời của WWW (World Wide Web) vào đầu những năm 90 và hình thànhnên cái tên Thương mại điện tử

Ở Việt Nam, 1997 là mốc thời gian Internet xuất hiện, và đến năm 2000 nó bắt đầu trởlên thông dụng Khoảng thời gian 2000-2003, khái niệm Thương mại điện tử vẫn còn xa lạđối với người Việt Nam Nhưng từ năm 2004 đến bây giờ, Thương mại điện tử ngày càngphổ biến và phát triển mạnh mẽ

EFT

Trang 7

Ngày nay, để xác lập và giải quyết các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ trongcũng như ngoài nước, thương nhân có thể sử dụng các chứng từ điện tử phương thức này

được gọi là thương mại điện tử.

Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của

hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với Internet, mạng viễn thông diđộng hoặc các mạng mở khác Website sẽ là trang thông tin điện tử được thiết lập lên để

phục vụ hoạt động thương mại điện tử, từ trưng bày giới thiệu cho đến giao kết hợp đồng,

thanh toán và các dịch vụ sau bán hàng

Thương mại điện tử thường được viết là E-Commerce, E-Comm hoặc EC nó được

hiểu một cách đơn giản là thông qua việc sử dụng các thiết bị điện tử có kết nối mạngInternet, viễn thông hay mạng mở khác để mua bán hàng hóa cũng như dịch vụ

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa thương mại điện tử và kinh doanh điện tử tuy nhiên đây là hai khái niệm khác nhau, nhưng xét về mặt bản chất thì thương mại điện tử chính là “con” của kinh doanh điện tử.

Có rất nhiều khái niệm về thương mại điện tử, nhưng có một vài khái niệm đáng tin

cậy như sau:

Theo WTO: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và

phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”

Theo APEC: “Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi

hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet.”

Theo Ủy ban châu Âu: “Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán,

trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến) Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công.”

Tóm lại qua ba khái niệm trên ta có thể hiểu thương mại điên tử là việc thông qua

mạng Internet, viễn thông hay mạng mở khác và các phương tiện điện tử để cá nhân, doanhnghiệp hoạt động kinh doanh trao đổi cho nhau

Trang 8

1.1.1.3 Đối tượng

a) Chính phủ

G- Government- Chính phủ là một chủ thể tham gia vào ngành thương mại điện tử,Chính phủ là chủ thể xây dựng lên hệ thống pháp luật nói chung và xây dựng pháp luật chongành Thương mại điện tử nói riêng Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện để cho ngànhThương mại điện tử luôn được quan tâm, chú trọng, phát triển một cách lành mạnh, ổn định

và bền vững cùng với các ngành khác

Vì vậy, Chính phủ không chỉ là một đối tượng thuần túy của Thương mại điện tử màcòn có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển Thương mại điện tử Nhà nước cóvai trò trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng các công cụ quản lý mà chỉ có Nhà nướcmới có Nhà nước đã xây dựng lên hành lang pháp lý hệ thống văn bản luật điều chỉnh cácgiao dịch trên mạng, nhằm tạo ra một sân chơi công bằng, an toàn, tối thiểu hóa các rủi ro,tranh chấp trong thương mại Đồng thời sẽ khuyến khích được nhà kinh doanh cũng nhưngười tiêu dùng tham gia Thương mại điện tử, tìm kiếm và tạo các kênh bán hàng mới Từ

đó có thể thấy Chính phủ là một yếu tố vô cùng quan trọng và mang tính quyết định đối vớiviệc phát triển Thương mại điện tử cũng như bảo vệ những người tham gia thị trường này

b) Doanh nghiệp

B- Business- Doanh nghiệp là một đối tượng tham gia quan trọng của Thương mạiđiện tử Ngành Thương mại điện tử ở nước ta phát triển được như ngày nay phải kể đến vaitrò to lớn của Doanh nghiệp Việc tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước, sự cạnh tranh lànhmạnh, sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp đã làm cho bản thân doanh nghiệp cũngnhư ngành Thương mại điện tử có những đột phá mạnh mẽ không thể phủ nhận được

Doanh nghiệp trong một vai trò chủ động, có đặc tính năng động, linh hoạt mà nó đãthúc đẩy thương mại điện tử phát triển Doanh nghiệp luôn tìm cách tối đa hóa lợi ích bằngcách tối thiểu chi phí, tối ưu phương thức hoạt động nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả.Điều này thì Thương mại điện tử làm rất tốt, nó giúp cho doanh nghiệp bỏ qua được nhiềukhâu trung gian, tiết kiệm chi phí đi lại, thông tin liên lạc mà vẫn có thể sản xuất, cung cấpđầy đủ thông tn cho khách hàng 24/24

Trang 9

Internet để mua hàng hóa và dịch vụ Điều này tạo ra một thị trường rộng lớn cho các doanhnghiệp vì Công nghệ thông tin ngày càng phát triển trong xã hội ngày nay khi cuộc sống củacon người được bao trùm bởi Internet.

1.1.1.4 Ý nghĩa của Thương mại điện tử

a) Ý nghĩa đối với các doanh nghiệp:

Không ngoa nếu nói rằng thế kỷ 21 đã và đang chứng kiến sự phát triển tột bậc trongngành công Nghệ Thông tin Đối với các doanh nghiệp hay là các cá nhân kinh doanh bằngthương mại điện tử thì việc ứng dụng CNTT trong hoạt động SXKD cũng không nằm ngoài

xu hướng đó Khái niệm ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại hay còn gọi là thươngmại điện tử ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ vớirất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giớihạn bởi không gian và thời gian…

Lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp là:

 Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp

 Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng Giúp khách hàng tiếp cận thông tin được tối đa, tiếpcận được phản hồi của khách hàng nhanh chóng, xác thực

 Tăng doanh thu cho doanh nghiệp

 Giảm chi phí hoạt động như chi phí nhân công, cửa hàng, …

 Mua hàng hiệu quả hơn, giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn, nghiên cứu, thanhtoán

 Cập nhật thông tin đa dạng nhanh chóng, không tốn kém

 Tăng lợi thế cạnh tranh

b) Ý nghĩa đối với Chính phủ

Thương mại điện tử là một trong những ngành mũi nhọn để phát triển nền kinh tế, cảithiện mức sống của xã hội

Pháp luật điều chỉnh Thương mại điện tử giúp Nhà nước dễ dàng quản lý, phát triểnkinh tế thông qua ngành này hơn Để Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và lâu bền cần

có sự tương tác giữa các chủ thể cũng như giữa pháp luật của Nhà nước và sự chấp hànhtrong Thương mại điện tử

c) Ý nghĩa đối với khách hàng

Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng tối đa hóa được lợi ích khi tham giavào thị trường này Nó cho phép khách hàng có thể tra cứu thông tin về sản phẩm dịch vụ

Trang 10

của các doanh nghiệp mọi nơi, mọi lúc 24/24 thông qua các công cụ chuyên tìm kiếm củacác thiết bị điện tử có kết nối Internet Khi người tiêu dùng dạo quanh các thông tin của sảnphẩm, dịch vụ nếu cảm thấy nó phù hợp với bản thân thì khách hàng chỉ cần một vài thaotác đơn giản là đã có thể sở hữu nó mà chẳng cần lặn lội đến tận doanh nghiệp, cửa hàng đắn

đo mà đôi khi lại không sở hữu được nó Hiện nay, người tiêu dùng có thể thanh toán ngaykhi ngồi trước các thiết bị điện tử Qua đây ta phần nào có thể thấy được những lợi ích to lớncủa ngành thương mại điện tử đối với không chỉ doanh ngiệp mà còn của chính những ngườitiêu dùng như chúng ta

Thông tin trên các kênh Thương mại điện tử vô cùng phong phú nhưng rất dễ cho các

cá nhân người tiêu dùng khai thác và sử dụng Đó chính là một trong những điểm sáng củangành Thương mại điện tử để khác hàng có thể tiếp cận dễ hơn với doanh nghiệp

d) Đối với xã hội

Thương mại điện tử ngày nay đã trở thành một bộ phận tất yếu của quá trình dịchchuyển nền kinh tế, xã hội hóa, toàn cầu hóa Nó khiến khoảng cách từ lý thuyết đến thựctiễn, nghiên cứu đến ứng dụng ngắn lại Mặc dù lúc đầu nó chỉ là một hiện tượng kinh tế,nhưng hiện tại đã trở thành một phần tố quan trọng và để đạt được thành tựu đó thì xã hội là

một nhân tố không thể kể đến, xã hội đã đánh giá nó trên hai phương diện: một là, khả năng; hai là, niềm tin.

Dịch vụ trong thương mại đã khiến cho những dịch vụ công được thực hiện một cách

vô cùng hiệu quả, nhanh và tiết kiệm được chi phí Việc học tập cũng như phát triển các kỹnăng được tiếp cận và cải thiện dễ dàng hơn, Xã hội ngày càng cải thiện, hiện đại phần lớn

là nhờ vào ngành Thương mại điện tử

1.1.1.5 Hình thức thương mại điện tử

Nếu theo đối tượng trên gồm: Chính phủ, Doanh nghiệp và Khách hàng thì sẽ có 9 hình thức tương ứng với ba đối tượng trên, đó là: B2C, B2B, B2G, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B, C2C

B2B Doanh nghiệp với Doanh nghiệpB2C Doanh nghiệp với Khách hàngB2E Doanh nghiệp với Nhân viênB2G Doanh nghiệp với Chính phủG2B Chính phủ với Doanh nghiệpG2G Chính phủ với Chính phủ

C2C Khách hàng với Khách hàngC2B Khách hàng với Doanh nghiệpO2O (hình thức bổ sung) Online to online

Trang 11

1.1.1.6 Thành tựu của Thương mại điện tử

Thương mại điện tử ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ Để thấy được nhữngthành tựu rõ nhất thì bài đề án sẽ tìm hiểu trong Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử trongnăm gần đây nhất (2019) Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2018 được xâydựng từ kết quả khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước

Tính đến năm 2018, sau khi trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, Thương mạiđiện tử Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu nhất định:

Về tốc độ tăng trưởng, năm 2018 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ củathương mại điện tử song song với sự phát triển vững chắc của nền kinh tế với tốc độ tăngtrưởng GDP trên 7% Dựa trên thông tin từ cuộc khảo sát, VECOM ước tính tốc độ tăngtrưởng của thương mại điện tử năm 2018 so với năm 2017 đạt trên 30%

Về quy mô, mặc dù với xuất phát điểm thấp chỉ vào khoảng 4 tỷ USD với năm 2015,nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp cao nên quy mô thị trườngthương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD

Theo Báo cáo E-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị trườngthương mại điện tử Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD Báo cáo cũng dự báo tốc độ tăngtrưởng trung bình năm (Compound Average Growth Rate – CAGR) của giai đoạn 2015 –

2018 là 25% và thị trường đạt 33 tỷ USD vào năm 2025 Nếu kịch bản này xảy ra, quy môthị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam Á, sauIndonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43 tỷ USD)

Trang 12

(theo Báo cáo Chỉ số thương mại 2019)

Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát thì có 36% doanh nghiệp cho biết có bánhàng trên mạng xã hội (tăng 4% so với năm 2017)

Việt Nam đã nằm trong top 3 thị trường Thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởngnhanh nhất thế giới (theo Báo cáo của diễn đàn theLEADER) và là một trong những thịtrường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á

Các mô hình kinh doanh truyền thống, các kiểu quản lý đã có sự lỗi thời đã và đangdần thay bằng các hoạt động mang theo sự hiện diện của Thương mại điện tử với các hoạtđộng kinh doanh trực tuyến trên các mô hình công nghệ hiện đại

Thực tế cũng cho thấy thương mại điện tử trên nền tảng di động ngày càng chiếm ưuthế, tỷ lệ người mua sắm qua thiết bị di động đã tăng từ 6% (năm 2013) lên 41% (năm2017), các website có phiên bản di động cũng tăng từ 15% (năm 2013) lên 72% (năm 2017).Giờ đây, thương mại điện tử không chỉ là phương thức mua sắm quen thuộc của người dânthành thị mà còn gần gũi với cả người tiêu dùng khu vực nông thôn

1.2 Tổng quan về Pháp luật Thương mại điện tử đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi

Bộ luật Hình sự, Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định vềThương mại điện tử, Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưuchính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện,…

Pháp luật nước ta thông qua hệ thống các văn bản luật trên đã cho thấy sự chú trọng,quản lý nhất định cho ngành Thương mại điện tử

1.2.1.2 Vai trò của pháp luật Thương mại điện tử

a) Đối với Nhà nước

Trang 13

Thông qua hành lang pháp lý quy định dành cho Thương mại điện tử, Nhà nước có thểlàm tốt vai trò của mình, thông qua các công cụ pháp lý mang tính chất cưỡng chế mà Nhànước có thể chi phối ngành Thương mại điện tử sao cho nó trở thành một ngành lớn mạnh,lâu bền, góp phần đem lại lợi ích cho nền kinh tế nước nhà Như chúng ta đã biết Nhà nướcban hành ra hệ thống pháp luật nhằm đưa xã hội vào khuôn khổ, phát triển đất nước vănminh, quy củ Chính vì vậy mà pháp luật của ngành Thương mại điện tử chính là sản phẩmcủa Nhà nước, đó được coi là cánh tay đắc lực của Nhà nước trong việc quản lý đất nước, xãhội, cũng như riêng với ngành Thương mại điện tử.

b) Đối với doanh nghiệp

Pháp luật Thương mại điện tử là do Nhà nước bạn hành ra, nó bao gồm những quy định

về ngành Thương mại điện tử mà ở đó các chủ thể khi tham gia đều phải tuân thủ, nó giốngnhư luật của một trò chơi và luật đó được lập nhằm tạo ra một sân chơi lành mạnh, hiệu quả

và công bằng

Doanh nghiệp là một đối tượng tham gia chính của ngành Thương mại điện tử và đươngnhiên, việc tuân thủ theo pháp luật là điều tất yếu Tuy nhiên, việc tuân thủ theo pháp luậthay nói cách khác là vai trò của pháp luật đối với doanh nghiệp là điều cần thiết cho sự tồntại và phát triển đối với cá nhân các doanh nghiệp Nhờ vào hệ thống pháp luật mà cácdoanh nghiệp sẽ được phát triển trong một môi trường lành mạnh, công bằng

c) Đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng cũng giống như các doanh nghiệp, là một nhân tố không thể thiếu củaThương mại điện tử Và đương nhiên, pháp luật cũng sẽ tác động hai chiều đến đối tượngnày Bên cạnh việc xây dựng nên môi trường giao dịch có quy củ thì vấn đề bảo vệ quyềnlợi của chính người tiêu dùng luôn được đề cao và chú trọng Hệ thống pháp lý của ngànhThương mại điện tử giúp bảo vệ tối đa của khách hàng khi tham gia vào môi trường này,giúp cho người tiêu dùng mạnh dạn tham gia, làm bàn đẩy giúp ngành Thương mại điện tửphát triển mạnh mẽ trong thời đại “công nghệ số”

1.2.2 Pháp luật thương mại điện tử đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1.2.2.1 Hệ thống văn bản

Pháp luật Thương mại điện tử về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một phầncủa Pháp luật trong ngành Thương mại điện tử Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngluôn được chú trọng, nhận ra được tầm quan trọng của người tiêu dùng mà Nhà nước đã banhành ra các đạo luật dành riêng cho việc này, cụ thể là:

- Luật 59/2010/QH12: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trang 14

- Nghị định Số: 124/2015/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt viphạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm

và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Nghị định Số: 55/2008/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng

1.2.2.2 Quy định của pháp luật thương mại điện tử

Trong các văn bản quy định về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã nêu rõ cácvấn đề cần chú ý, tiêu biểu là về:

- Vấn đề bảo mật thông tin người tiêu dùng được quy định tại Điều 6 Luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng 2010

- Điều 7 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về việc bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập,thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh

- Cung cấp thông tin hàng hóa cho người tiêu dùng tại Điều 12 Luật bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng 2010

- Nêu rõ các quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng tại Điều 8 và 9 của Luât này

 Tất cả các điều trên đều được chi tiết hóa tại Nghị định 55/2008/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1.2.2.3 Ý nghĩa đối với người tiêu dùng

Nắm rõ được quyền và lợi ích chính đáng của mình để trở thành những người tiêudùng thông minh là một kỹ năng cần thiết trong thời kỳ đất nước đang hội nhập kinh tế.Thông qua hành lang pháp lý quy định về Thương mại điện tử cũng như các vấn đề liênquan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khách hàng cần hiểu và nắm rõ để tự bảo vệquyền lợi của mình khi tham gia thị trường đang ngày càng phát triển mạnh mẽ này

Cũng nhờ có pháp luật về Thương mại điện tử đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng mà khách hàng cũng phần nào yên tâm và mạnh dạn hơn khi tham gia các giaodịch điện tử, tham gia vào các sàn giao dịch

Để phát triển nền kinh tế đất nước, cải thiện đời sống xã hội thì Nhà nước cần phải chútrọng phát triển các thị trường tiềm năng trong thương mại Bởi vậy mà Thương mại điện tửđang ngày càng được Chính phủ quan tâm và đang trên đà phát triển mạnh mẽ Nhận rađược điều đó và ý thức được vai trò quan trọng của người tiêu dùng, Pháp luật Việt Nam

Trang 15

luôn đề cao lợi ích của khách hàng Bởi lẽ, khách hàng vùa là nhân tố chi phối đến nền kinh

tế thị trường này và đồng thời cũng là mục tiêu mà Nhà nước hướng đến bảo vệ

Chương II Thực trạng của pháp luật về Thương mại điện tử đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay

2.1 Hệ thống pháp luật hiện hành quy định về Thương mại điện tử trong vấn

đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam

Tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử Tháng 6 năm

2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử Đầunăm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007

"Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính", số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 "Quyđịnh chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số",

số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng"

Nội dung chủ yếu của Nghị định về thương mại điện tử năm 2006 là thừa nhận giá trịpháp lý của chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại, ngoài ra có một số quy định cụthể khác Cho tới cuối năm 2012 thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển nhanh và đadạng, đồng thời cũng xuất hiện những mô hình mang danh nghĩa thương mại điện tử thu hútrất đông người tham gia nhưng gây tác động xấu tới xã hội

Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP vềthương mại điện tử thay thế cho Nghị định năm 2006 Nghị định mới đã quy định nhữnghành vi bị cấm trong thương mại điện tử, quy định chặt chẽ trách nhiệm của các thươngnhân cung cấp các dịch vụ bán hàng trực tuyến, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

về thương mại điện tử Một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị định mới là tạo môitrường thuận lợi hơn cho thương mại điện tử, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng khitham gia mua sắm trực tuyến

2.1.1 Bảo mật thông tin khách hàng

“Điều 6 Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

1 Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2 Trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm:

a) Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng;

b) Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý;

c) Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng;

Ngày đăng: 12/06/2019, 14:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w