1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài tập lớn học kỳ hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

28 8,8K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 88,01 KB

Nội dung

Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinhkhi có đầy đủ các yếu tố: Phải có thiệt hại xảy ra thiệt hại về vật chất vàthiệt hại do tổn thất về tinh thần; phải

Trang 1

BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN LUẬT

Trang 2

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do việc không thực hiện đúng hợp đồng gây ra

Tình huống: Ca sỹ A ký hợp đồng với một công ty tổ chức sự kiện Để đảm bảo uy

tín của mình, ca sỹ này đã nêu rất rõ các yếu tố trong việc dán các áp phích quảngcáo cho sự kiện Tuy nhiên, công ty tổ chức sự kiện đã không tuân thủ nội dung củahợp đồng và uy tín của ca sỹ này bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên ca sỹ A đã thuêluật sự làm thủ tục kiện công ty để đòi bồi thường thiệt hại

1 Tổn thất về tinh thần có tồn tại trong lĩnh vực hợp đồng không? Vì sao?

- Tổn thất về tinh thần có tồn tại trong lĩnh vực hợp đồng “Khi hợp đồng

không được thực hiện đúng thì có thê phát sinh bồi thường tổn thất về tinh thần Có thể có 2 loại tổn thất về tinh thần khi hợp đông không được thực hiện đúng Thứ nhẩt, có nhiều hợp đồng sinh ra để đem lại cho chủ thể tham gia lợi ích về tinh thần như các hợp đồng về giải trí Trong trường hợp này, khi hợp đồng không được thực hiện đúng không nhận được lợi ích tinh thần mong đợi Đây là 1 loại tổn thất về tinh thần (mất lợi ích tinh thần đáng ra có nếu hợp đồng được thẻ hiện đúng) Thứ hai,

có những tổn thất về tinh thần phát sinh do việc không thực hiện đúng hợp đồng gây ra Ví dụ, A cam kết tổ chức cho B 1 chuyến du lịch nhưng chuyến du lịch được tổ chức rất tồi tệ nên B rất bực tức, buồn chán Đây cũng là 1 loại tổn thất tinh thần do không thực hiện đúng hợp đồng gây

ra Nghiên cứu cho thấy tổn thất tinh thần có được bồi thường trong lĩnh vực hợp đồng hay không không thực sự thống nhất trong các hệ thống

Trang 3

luật Có hệ thống cho phép bồi thường loại thiệt hại này, có hệ thống không cho phép và có hệ thống cho phép bồi thường đối với 1 số trường hợp Bộ nguyên tắc Unidroit chấp nhận bồi thường tổn thất về tinh thần Điều 7.4.2 quy định “thiệt hại có thể là phi tiền tệ và bắt nguồn đặc biệt

từ nỗi đau thể chất hoặc tinh thần” và trong phần bình luận có ghi “đó

có thể là những nỗi đau về thể xác và tinh thần, tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, thiệt hại về hình thể, cũng như những xúc phạm đến danh

dự và uy tín Bộ nguyên tắc Châu Âu cũng xác định rất rõ về vấn đề này Điều 9:501 khoản 2 có quy định: “Thiệt hại có thể được bồi thường bao gồm thiệt hại phi vật chất “ và trong phần bình luận chúng ta thấy có nêu “thiệt hại có thể được bồi thường không giới hạn ở những mất mát tài chính mà có thể là về tinh thần- đau đớn, bất tiện, bất an tấm lý - phát sinh từ việc không thực hiện đúng hợp đồng.” Ở đây phần bình luận có nêu ví dụ như sau: A đặt 1 kì nghỉ tại 1 trung tâm tổ chức du lịch với thời gian là 1 tuần trong 1 khách sạn sang trọng, đồ ăn đặc biệt, Tuy nhiên, thực tế thì phòng thuê nhỏ và bẩn, đồ ăn thì tồi tệ Ở đây, A được yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần mà mình đã gánh chịu (chịu bất tiện và niềm vui bị mất)1”

- Trong Bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam cũng có qui định tại

Khoản 1, Điều 307 2: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách

nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần”.

2 Văn bản hiện hành có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do không thực hiện đúng hợp đồng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

1 TS Đỗ Văn Đại, Bản án và bình luận bản án luật hợp đồng Việt Nam, Tr.180 - 181

2 Điều 307 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trang 4

- Văn bản hiện hành có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần

phát sinh do không thực hiện đúng hợp đồng Được qui định tại Điều

307, Khoản 1 BLDS 2005: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm

trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.”

3 Ca sỹ A có được yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần do Công ty tổ chức sự kiện không thực hiện đúng hợp đồng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Ca sĩ được yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần do công ty cổ phần tổchức sự kiện không thực hiện đúng hợp đồng, theo Điều 307, Khoản 1BLDS 2005 Hiện nay BLDS chỉ qui định đơn giản và chung nhất vềviệc có thể phát sinh bồi thường tổn thất về tinh thần khi hợp đồng đượcthực hiện không đúng Thiết nghĩ, còn phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể,xem tổn thất về tinh thần đó có phải phát sinh từ việc thực hiện khôngđúng hợp đồng không và phải xem tính hợp lí về việc bồi thường tổn thất

ty được bảo hộ Lần theo, công ty biết Công ty TG đã sản xuất bánhtráng hiệu K' trên Qua đối chất, Công ty TG thừa nhận vào ngày 8-9-

2009 có xuất bánh tráng K' sang Mỹ Nhãn hiệu này do khách hàng bên

Mỹ đặt gắn lên bao bì sản phẩm

Trang 5

Tháng 12-2009, Công ty TP đã nhờ luật sư tại Mỹ gửi công văn khuyếncáo Công ty TG về hành vi xâm phạm nhãn hiệu Tháng 2-2010, Công ty

TP đã kiện Công ty TG ra TAND tỉnh Tiền Giang, yêu cầu chấm dứthành vi sản xuất và xuất khẩu loại bánh K', thu hồi toàn bộ lượng bánh

đã xuất khẩu, bán trên thị trường Mỹ Công ty TP còn yêu cầu Công ty

TG phải thanh toán hơn 153 triệu đồng cho luật sư, gồm 5.000 USD phíluật sư ở Mỹ và 60 triệu đồng phí luật sư tại Việt Nam

Có thể nói đây là lần đầu tiên một tòa án chấp nhận yêu cầu bồi hoàn chiphí thuê luật sư của đương sự Trước đây, gặp tình huống này, các tòađều bác, lập luận rằng một khi đương sự đã chủ động quyết định thuêluật sư thì phải tự lo Tòa chỉ chấp nhận những khoản chi phí hợp lý, hợp

lệ và thật sự cần thiết

Theo một thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP.HCM, Điều 1443 Bộ luật Tốtụng dân sự quy định chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sưtheo thỏa thuận của đương sự với luật sư, trong phạm vi quy định củavăn phòng luật sư và quy định của pháp luật Chi phí cho luật sư dongười có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác Vìthế, chi phí luật sư không phải là chi phí cần thiết để đeo đuổi một vụkiện, từ đó bắt phía vi phạm trong vụ án phải gánh chịu

Đồng tình, một thẩm phán TAND quận 11 (TP.HCM) cũng cho rằng kếtquả giải quyết một vụ án do tòa quyết định, không phụ thuộc vào yếu tố

có hay không có luật sư Có thể nói rằng dù có hay không có luật sư, tòavẫn phải giải quyết vụ việc đúng pháp luật4.”

- Công ty Kexim và doanh nghiệp Thắng Lợi kí hợp đồng thuê tài chínhnhưng doanh nghiệp Thắng Lợi đã vi hạm nghĩa vụ thanh toán nên Công

ty Kexim đã chấm dứt hợp đồng Về hệ quả pháp lý, theo Hội đồng

3 Điều 144 Chi phí cho người phiên dịch, luật sư

Trang 6

Thẩm phán, “Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của Công y Kexim;

buộc Doanh nghiệp Thắng Lợi phải bồi thường cho Công ty Kexim giá trị tổn thất thỏa thuận và chi phí luật sư; thu hồi, phát mãi tài sản thuê

để thanh toán tiền cònt hiếu; trong trường hợp sau khi thu hồi, phát mãi tài sản thuê, nếu số tiền thu không đủ thanh toán nợ thì Công ty Kexim

có quyền yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp là có căn cứ, đúng pháp luật.”5

5 Ca sỹ A có được yêu cầu bồi thường chi phí thuê luật sư không? Nêu cơ

sở pháp lý khi trả lời.

- Theo em, Ca sĩ A không được yêu cầu bồi thường chi phí luật sư Thựctiễn xét xử án dân sự hiện nay, hầu hết các tòa đều bác yêu cầu đòi bồihoàn phí thuê luật sư, bởi cho rằng đó không phải là chi phí hợp lý bắtbuộc mà bên thua kiện phải trả cho người thắng kiện

- Theo nhiều thẩm phán, yêu cầu bồi hoàn phí thuê luật sư là một dạng đòi

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phải áp dụng Bộ luật Dân sự 2005

và Nghị quyết 03/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao để

giải quyết

Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinhkhi có đầy đủ các yếu tố: Phải có thiệt hại xảy ra (thiệt hại về vật chất vàthiệt hại do tổn thất về tinh thần); phải có hành vi trái pháp luật; phải cómối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; phải

có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại Luật cũng quy định cácdạng thiệt hại: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do sức khỏe bịxâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự,nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Đáng chú ý là phí thuê luật sư không được luật liệt kê cụ thể trong từngdạng thiệt hại nói trên Vì vậy khi xét xử, các tòa sẽ xem xét đây có phải

cao.

Trang 7

là chi phí hợp lý, hợp lệ, cần thiết hay không Thông thường, cũng nhưlập luận của TAND quận 1, hầu hết các tòa đều cho rằng kết quả giảiquyết một vụ án do tòa quyết định, không phụ thuộc vào yếu tố đương sự

có hay không có luật sư Khoản chi phí thuê luật sư không phải là chi phícần thiết, bắt buộc để đeo đuổi một vụ kiện

Mặt khác, khoản 3 Điều 144 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 cũng quy

định: Chi phí cho luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp cácbên đương sự có thỏa thuận khác Từ đó, hầu hết các tòa đều bác yêu cầubồi hoàn phí thuê luật sư như đã nói.” Em đồng tình với cách giảii thíchtrên

- Ngoài ra còn có luồng ý kiến cho rằng chi phí thuê luật sư là hợp lí:

“Theo luật sư Châu Huy Quang (hãng luật LCT Lawyers), khác với phápluật tố tụng dân sự, hình sự, hành chính và lao động, Luật Sở hữu trí tuệ

đã cho phép chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu tòa buộc bên

vi phạm phải bồi hoàn chi phí hợp lý để thuê luật sư Luật sư Quangđánh giá đây là điểm tiến bộ trong quá trình cải cách tư pháp ở chỗ thừanhận việc luật sư tham gia hỗ trợ pháp lý cho đương sự là một nhu cầucần thiết Hơn nữa, việc tòa tuyên buộc bên thua kiện phải bồi hoànkhoản phí này cũng là một cách răn đe các vi phạm tương tự và tránhviệc kiện tụng tào lao

Kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm (Viện Phúc thẩm 3 VKSND Tốicao) cũng nhận xét chi phí thuê luật sư là chi phí thực tế hợp lý Tuynhiên, người yêu cầu phải chứng minh được mình bị tốn kém khoản này

là do lỗi của bên kia Chẳng hạn: Bị kiện nên bị đơn mới phải tốn kémchi phí thuê luật sư, nếu nguyên đơn kiện sai thì bắt buộc phải bồithường lại cho bị đơn

Đồng tình, TS Nguyễn Văn Tiến, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM,phân tích thêm: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong án dân sự là bồithường toàn bộ Trong tình hình hiện nay, nhu cầu thuê luật sư để bảo vệ

Trang 8

mình trong các quan hệ pháp luật ngày càng lớn Nên chăng pháp luậtcần sửa đổi theo hướng bên thua kiện phải bồi hoàn phí thuê luật sư chobên thắng kiện Dĩ nhiên tòa sẽ xem xét khoản phí này chứ không phảiđương sự muốn kê lên thế nào cũng được.”6

Tóm tắt bản án: Nguyễn Quốc Sang lái xe ô tô tải do bà Nguyễn Thị Thoại làm chủ

lưu thông trên đường, do không làm chủ được tốc độ, xử lý tay lái kém, Sang đã lấnđường của các phương tiện giao thông khác gây ra tai nạn làm nhiều người chết.Trong đó có anh Vũ Hoài Nam cùng hai con là Vũ Thu Hà và Vũ Văn Quảng Tạibản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm TAND đã buộc anh Sang và bà Thoại bồithường cho gia đình anh Nam Nay, chánh án TAND đã kháng nghị bản án phúcthẩm nêu trên về phần buộc bà Thoại bồi thường khoản tiền tổn thất tinh thần chogia đình anh Nam

1 Trong BLDS, trong trường hợp nào tổn thất về tinh thần được bồi thường? Nêu cơ sở pháp lý.

Trang 9

- Trong BLDS, có những trường hợp tổn thất về tinh thần được bồithường:

+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Khoản 2 Điều 609

+ Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Khoản 2 Điều 610

+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Khoản 2 Điều611

+ Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể: Khoản 3 Điều 628

2 Theo pháp luật hiện hành, bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản

bị xâm phạm có được bồi thường không? Vì sao?

- Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND

tối cao thì: “thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là

do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người than thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm … và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh

dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin … vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền

bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.”

- Hơn nữa, theo Điều 608 BLDS về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

không có quy định về tổn thất tinh thần khi tài sản thiệt hại do bị xâmphạm

 Vì vậy có thể khẳng định, trong pháp luật hiện hành tổn thất về tinh thầnkhi tài sản bị xâm phạm không được bồi thường

Trang 10

3 Suy nghĩ của anh/chị về khả năng được bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm.

Tuy rằng pháp luật hiện hành quy định tổn thất tinh thần khi tài sản bị xâmphạm không được bồi thường Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, có nhữngloại tài sản mang giá trị vật chất nhỏ nhưng lại có giá trị tinh thần rất lớn.Chủ sở hữu của tài sản cũng vô cùng đau xót khi tài sản đó bị thiệt hại vàkhông thể hoàn trả lại được Nếu chỉ yêu cầu người gây thiệt hại bồi thườngtheo giá trị tài sản của tài sản bị xâm phạm thì sẽ không thỏa mãn với nhữngthiệt hại to lớn về tinh thần mà người bị thiệt hại phải chịu đựng Thiết nghĩkhông nên chỉ bồi thường tổn thất tinh thần khi sức khỏe, tính mạng, danh

sự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm như hiện nay mà cần công nhận khảnăng được bồi thường tổn thất tinh thần khi có sự thiệt hại về tài sản cho phùhợp với thực tế cuộc sống

4 Theo HĐTP, ai được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng của anh Nam bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

- Theo HĐTP thì những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của

anh Nam gồm mẹ, vợ và con mới sinh cùng được hưởng khoản tiền bùđắp tổn thất về tinh thần do tính mạng của anh Nam bị xâm phạm

- Theo Quyết định số 10/2009/HS-GĐT, trong phần Xét thấy có nêu: “Về

xác đinh tư cách người tham gia tố tụng: sau khi anh Vũ Hoài Nam bị chết, ngoài chị Nguyễn Thị Phin là người thân thích gần gũi nhất, thì anh Nam còn có mẹ (bút lục 297) … đồng thời buộc bị đơn dân sự (bà Nguyễn Thị Thoại) bồi thường tổn thất về tinh thần cho vợ anh Nam là không đúng, vì những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Nam gồm mẹ, vợ và con mới sinh cùng được hưởng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do anh Nam bị thiệt hại về tính mạng.”

Trang 11

5 Theo HĐTP, ai được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng cháu Hà và Quảng bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

- Theo HĐT, thì chỉ có mẹ của 2 cháu Hà và Quảng là chị Phin mới được

hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng của 2 cháu bị xâmphạm

- Theo Quyết định số 10/2009/HS-GĐT, trong phần Xét thấy có nêu:

“Riêng khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần do cháu Vũ Thu Hà và

cháu Vũ Văn Quảng bị thiệt hại về tính mạng thì chỉ có chị Phin (là mẹ của hai cháu) được hưởng.”

6 Việc xác định người được bồi thường tổn thất về tinh thần trên có phù hợp với các quy định hiện hành không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Những người mà HĐTP xác định được hưởng bồi thường tổn thất tinh

thần đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại Cách xácđịnh của HĐTP là phù hợp với quy định tại Điểm a tiểu mục 2.4 mục II

NQ 03 và Điều 6107 BLDS

7 Theo HĐTP, anh Đông có được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần

do tính mạng của anh Nam bị xâm phạm không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời.

- Theo HĐTP, anh Đông không được hưởng bồi thường tổn thất về tinh

thần do tính mạng của anh Nam bị xâm phạm

- Theo Quyết định số 10/2009/HS-GĐT, trong phần Xét thấy có nêu: “Về

xác đinh tư cách người tham gia tố tụng: sau khi anh Vũ Hoài Nam bị chết, ngoài chị Nguyễn Thị Phin là người thân thích gần gũi nhất, thì anh Nam còn có mẹ (bút lục 297 Như vậy, người đại diện hợp pháp của anh Nam gồm có mẹ và vợ là chị Phin, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không

7 Điều 610 Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.

Trang 12

xác minh để đưa mẹ anh Nam tham gia tố tụng mà xác định anh Vũ Quốc Đông là em trai của anh Nam (chỉ được chị Phin ủy quyền) là người đại diện hợp pháp của người bị hại và quyết định buộc bị cáo, bị đơn dân sự bồi thường cho gia đình anh Nam là chưa đầy đủ và chính xác.”

8 Theo HĐTP, mẹ anh Nam có được hưởng tồn thất về tinh thần do tính mạng của cháu Hà và Quảng bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời.

- Theo HĐTP, mẹ của anh Nam không được hưởng tổn thất về tinh thần

do tính mạng của cháu Hà và Quảng bị xâm phạm

- Theo Quyết định số 10/2009/HS-GĐT, trong phần Xét thấy có nêu:

“Riêng khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần do cháu Vũ Thu Hà và

cháu Vũ Văn Quảng bị thiệt hại về tính mạng thì chỉ có chị Phin (là mẹ của hai cháu) được hưởng.”

9 Suy nghĩ của anh/chị về quy định hiện hành và hướng giải quyết trên của HĐTP liên quan đến tổn thất về tinh thần của anh Đông (đối với cái chết của anh Nam) và của mẹ anh Nam (đối với cái chết của cháu Hà và Quảng).

- Hiện nay, pháp luật không công nhận việc yêu cầu người gây thiệt hại về

tính mạng phải bồi thường tổn thất tinh thần cho những người thân thuộchàng thừa kế thứ hai trở đi của người bị hại

Thấy rằng, khi có người bị thiệt hại về tính mạng thì tất cả những ngườithân đều cảm thấy đau thương và những người thuộc hàng thừa kế thứnhất thường là những người thân gần nhất của người bị thiệt hại Nhưngtrên thực tế, có những trường hợp người thân thiết gần gũi nhất củangười bị thiệt hại không phải là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất Ví dụnhư người vợ sắp kết hôn (chưa đăng kí kết hôn), anh em kết nghĩa hay

Trang 13

ban bè cực kì thân thiết Mức độ thân thiết với người bị hại của họ có thểcòn hơn cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất Chắc chắn tổn thấttinh thần của họ cũng rất lớn Vậy, lý do gì mà họ không được hưởng bồithường tổn thất về tinh thần khi người thân của họ chết? Chẳng lẽ phápluật cho rằng những người thân đó họ vô cảm, không thấy đau buồn,không có tổn thất về tinh thần?

Hơn nữa, BLDS và NQ 03/2006 còn có quy định người mà người bị thiệthại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệthại chỉ được nhận bồi thường tổn thất tinh thần khi không có người thuộchàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại về tính mạng

Có trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng còn cả những người thuộchàng thừa kế thứ nhất và người mà họ đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đãtrực tiếp nuôi dưỡng hoặc cả hai Khi người thân chết tổn thất về tinhthần của họ là không thể cân đo đong đếm được Nếu chỉ yêu cầu ngườigây thiệt hại bồi thường tổn thất cho những người thuộc hàng thừa kế thứnhất của người bị thiệt hại thì chưa đủ và cũng không phù hợp với tinhthần mà pháp luật muốn hướng đến Hoặc nếu người bị thiệt hại khôngcòn những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và cả người mà người bịthiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bịthiệt hại thì ai là người sẽ nhận được bồi thường tổn thất tinh thần từngười bị hại? Chẳng lẽ những người thuộc hàng thừa kế thứ hai trở đi

hoặc những người thân khác mà không nằm trong “danh sách” của Luật

và Nghị quyết số 03/2006 cũng không được nhận bồi thường tổn thất vềtinh thần?

Từ đó cho thấy, những quy định hiện nay của pháp luật về bồi thườngtổn thất tinh thần cho người thân thích của người bị thiệt hại về tínhmạng vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn xét xử

- Quay trở lại vụ án, HĐTP không công nhận quyền được hưởng bồi

thường tổn thất tinh thần của anh Đông đối với cái chết của anh Nam và

Trang 14

của mẹ anh Nam đối với cái chết của hai cháu Hà và Quảng Cách giảiquyết của HĐTP phù hợp với những quy định hiện hành nhưng trên thực

tế có lẽ không khả thi Có người em nào không thấy đau buồn khi anhruột mình chết? Có người bà nào lại không thấy đau xót khi nhận cảnh

“lá xanh” rụng trước “lá vàng”? Rõ ràng, ít nhất họ cũng phải thấy đaulòng khi nhận được thông tin về cái chết của những người thân của mình.Vậy có thể thấy việc pháp luật không công nhận quyền hưởng bồi thườngtổn thất tinh thần của họ có vẻ không được khả thi và phù hợp với thựctiễn

10 Theo pháp luật hiện hành, mức bồi thường tổn thất về tinh thần là bao nhiêu khi tính mạng bị xâm phạm? Nêu cơ sở pháp lý.

- Theo Điều 610 BLDS và Điểm d tiểu mục 2.4 mục II NQ 03/2006/HĐTP

mức bồi thường tổn thất về tinh thần là do các bên thỏa thuận, nếu khôngthỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 60 tháng lương tốithiểu do Nhà nước quy định

11 Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm đã quyết định cho gia đình chị Phin được hưởng mức bồi thường là bao nhiêu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

- Tại bản án sơ thẩm, Tòa sơ thẩm đã quyết định: “buộc bà Nguyễn Thị

Thoại tiếp tục bồi thường số tiền 12.600.000 đồng và bị cáo Nguyễn Quốc Sang bồi thường số tiền 2.000.000 đồng cho gia đình anh Vũ Hoài Nam (do anh Vũ Quốc Đông đại diện); bà Nguyễn Thị Thoại cấp dưỡng, nuôi con anh Vũ Hoài Nam (theo giấy khai sinh) mỗi tháng 200.000 đồng đến khi cháu tròn 18 tuổi.”

- Tại bản án phúc thẩm, Tòa phúc thẩm đã quyết định: “buộc bà Nguyễn

Thị Thoại bồi thường tổn thất về tinh thần cho vợ anh Nam số tiền 63.000.000 đồng (350.000 đồng/01 tháng x 180 tháng) và tiền mất thu

Ngày đăng: 24/08/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w