1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật việt nam và điều ước quốc tế

68 1,3K 6
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 26,03 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÂN THƠ

- KHOA LUẬT |

BO MON LUAT KINH DOANH VA THUONG MAI co LU x

LUAN VAN TOT NGHIEP CU NHAN NGANH LUAT ( Khóa 33, 2007 - 2011)

Dé Tai:

TRACH NHIEM BOI THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG TRONG TU PHAP QUOC TE THEO PHAP LUAT VIET NAM VA

DIEU UOC QUOC TE

Giảng viên hướng dẫn: Sinh Viên Thực Hiện: Trần Hoàng Việt

Diệp Ngọc Dũng Mã Số Sinh Viên: 5075237

Trang 2

Trải qua bốn năm học tập, với những khó khăn trong giai đoạn đầu bước chân vào môi trường mới, môi trường học tập đầy khó khăn, thử thách Đó là q trình có sự nỗ lực phẫn đầu của bản thân n Đười viết, kiên trì học tập để hoàn thành đúng tiến độ của hệ chính quy ngành luật, và hơn hết, chính là cơng lao mà các giảng viên Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ đã dốc hết tâm huyết để đào tạo giúp tôi vững vàng với khối kiến thức có được, để đến khi ra trường phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội Xin

gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Đội ngủ Giảng viên Khoa Luật trường Đại học Cần

Thơ, các Thây, các Cô đã dẫn dắt tôi suốt bốn năm ngồi trên giảng đường Đại học, xin

gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Diệp Ngọc Dũng đã hướng dẫn tơi hồn thành tốt

luận văn tốt nghiệp

Xin chan thanh cam on!

Can tho, ngay tháng năm 2011 Người viết

Trang 3

Cần thơ, ngày năm 2011

Trang 4

NHAN XET CUA HOI DONG

Trang 5

„ #2Elca

8980906271007 - 1 CHUONG 1 LY LUAN CHUNG VE TRACH NHIEM BOI THUONG THIET HẠI NGOÀI HỢP ĐÒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ -. 5 - 4

1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .À - 5-5 ccera 4

1.1.1 Trách nhiệm bơi thường thiệt hại ngồi hợp đẳng 5c ccccccăc: 4

1.1.2 Trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp dẳng trong tư pháp quốc tễ 5

1.2 Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng trong tư pháp quốc Ế - - - 1 S133 E3 E*B St RE rxrgrrrkg 6 1.2.1 Nguyên tẮC CHIE ng HH TT HT TH HT ro 6 1.2.1.1 Nguyên tắc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ dân sự CÓ yếu tỐ HƯỚC HgỒÌ th SE Y1 S111 TT TT TT ngàng rki 7 1.2.1.2 Nguyên tặc áp dụng pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tẾ trong quan hệ dân sự có YẾU tỐ HƯỚC Ti8OỒÌ Gv 2111 11v 11 5 9101151511118 5 111611 ngu 7 1.2.1.3 Nguyên tắc áp dụng pháp luật Việt Ni St Svskretsksrsrstevski 9

1.2.2 Nguyên tắc chuyên biỆF - - Sàn tt TH HT HT TH ru 9

1.2.2.1 Nguyên tắc áp dụng hệ thuộc luật quốc [ÍCHN QQ Q1 cv 10

1.2.2.2 Nguyên tac áp dụng hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vìi - 11

1.3 Phương pháp điều chỉnh - t2 tt t2 ‡xtExeExsxrrxrrterrerrtrrrrrrre 12

1.3.1 Phương pháp xung đỘI Ú HH vã 12

1.3.2 phương pháp thực chấtt - Làn TH TH HH HH ng HH 14

1.4 Nguồn luật chủ yếu điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tẾ -.- - ¿2 s2 2xx #ESEsEEkeErsrerrrrvred 15 1.4.1 Luật 7 7 ERRRERRRRRRRERRREREE 16 1.4.2 ĐiỀU UOC QUOC KỄ Gv SEE 9 E551 HT HT HT HT ng ryt 19

CHUONG 2 PHAP LUAT VIET NAM VA DIEU UOC QUOC TE VE TRACH NHIEM BOI THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG TRONG TU PHAP

QUỐC 'TÍỂ 5° 5< <9 T0800100 0001 200.0003.0040101401 39 0900 22

2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo

pháp luật Việt Nam . LG 2H Hn TH ng HH nh ng ng ng kh 22 2.1.1 Năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp dơng của cá nhân và pháp nhân trong tư pháp qUỐC KẾ St SE EEg EHYT Trinh 22

Trang 6

đông trong một vài điển lìnhh, - càng HE HT HT TH TH nhưyi 24 2.1.2.1 Khi sự việc xảy ra tại VIỆt NGIH -.-Gcc n1 Y S599 1111155555 25 2.1.2.2 Khi sự việc xảy ra Ở THƯỚC TBÌÏ co cG SH Y1 1 1 111 115555 26 2.1.3 Pháp luật Việt Nam về việc áp dụng pháp luật trong quan hệ trách nhiệm bôi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng - nh TH HH Hư 28

2.1.3.1 Khi hai quốc gia khác nhau cùng điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngồi hợp đƠNg - - tk tk kg HT TT TT TH TT HT ng rưệu 28 2.1.3.2 Một số ngoại lệ về việc áp dụng pháp luật trong quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đổ Nngg - - - Sex kh kE ThS 2T kg ng ra 29 2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo điều ước quốc tế 33 2.2.1 Năng lực trách nhiệm bơi thường thiệt hại ngồi hợp đồng của cá nhân và

2 0, E5 1a and 34

2.2.1.1 Năng lực pháp luật và năng lực hành vì của cá nhân ««<<++ 34 2.2.1.2 Năng lực pháp luật của pháp nhân n1 1 v3 355 35

2.2.2 Thẩm quyên giải quyết quan hệ trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp

” 1 S8EEERRRRERRRRRR 35

2.2.3 Điều ước quốc tế về việc áp dụng pháp luật giải quyết quan hệ trách nhiệm

bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng HH TT HH TH hiệu 37

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ VÈ QUAN HỆ TRÁCH NHIỆM BÒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGỒI HỢP ĐỊNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TT 5 5< se ca sE9S29E9955139591393505985059803995055050503030380 41

3.1 Thực trạng và hướng giải quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tẾ -.- - ¿%2 t2 32x32 #ESEsEEkeErsrrrrrsvred 41 3.1.1 Thực trạng các quy định của pháp luật về quan hệ trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngồi hợp đơng và giải pháp - TH ng rrep 41

3.1.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp về quan hệ trách nhiệm bôi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng và giải pháp - - nh n ng HH ree 50 3.2 Một số kiến nghị về quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

trong tư pháp quốc tẾ - - 1 tt 191125 938155 51181815 151813151718 TH ngư 54 3.2.1 Kién nghi vé viéc hodn thién phdp WGit ccccccccccssss cesses cssssssssssseseseasessees 54

3.2.2 Kiến nghị trong giai đoạn thực thi phdip ludit 0 ccccccccssesssesesvssseseeeevsen 56

3.2.3 Kiến nghị về việc đàm phán các điều ước quốc KẾ c -ccssxsssxvsree 58

98 000007 62

Trang 7

LOI NOI DAU

Việt Nam bước vào thời kì tồn cầu hóa, hướng đất nước hịa mình vào thế giới, quan hệ hợp tác với các nước trở nên mạnh mẻ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, lao động, hôn nhân các quan hệ này phát sinh theo nghĩa rộng,

theo yếu tố gắn kết có nhân tố nước ngoài Việc xuất hiện những nhân tô mới, đòi hỏi

đất nước bắt kịp với sự thay đổi, việc thích nghi là điều cần thiết, thiết lập một cơ chế

mới có sức điều chỉnh phố quát cho các quan hệ mới này là một đòi hỏi cấp thiết Xu thế thay đổi đề thích nghỉ là xu thế chung, việc chấp nhận các quan hệ mới phát

sinh địi hỏi chúng ta ln vận động linh hoạt, nhạy bén để ứng phó kịp thời sự biến

đổi của thời cuộc Trong quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi, sự gan

kết giữa các chủ thể trong và ngoài nước ngày trở nên phô biến, với tình hình thực tai, việc di chuyển công dân và pháp nhân trong giao lưu quốc tế, hình thành nên những quan hệ mới, không còn là một vấn đề giải quyết của một quốc gia, mà đó là vấn đề chung của nhiều quốc gia trong quan hệ với nhau điều chỉnh các quan hệ phát sinh

trong hợp tác quốc tế Một vụ tai nạn mà trong quan hệ đó có một cơng dân nước

ngồi và một cơng dân Việt Nam, làm phát sinh một tranh chấp, từ đó để giải quyết triệt để việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, Tịa án khơng chỉ căn cứ trên luật của Quốc gia mình để giải quyết hoàn toàn vụ việc trên, vẫn đề này sẽ càng phức tạp nếu có những tranh chấp về bồi thường thiệt hại mà vụ việc không chỉ phát sinh trên lãnh thơ của quốc gia mình, mà phát sinh ở nước ngồi, hoặc khơng thuộc một quốc gia nào cả

Trong tiến trình cải cách tư pháp, trên tinh thần của Nghị Quyết 48-NQ/TW và

Nghị Quyết 49 của Bộ chính trị về việc đề ra chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam năm 2010, định hướng đến năm 2020, và thực tế vẫn đề trách nhiệm bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế còn nhiều hạn chế, thiếu sót, các

quy định còn chưa có sức điều chỉnh phổ quát, các văn bản hướng dẫn, cũng như thực

tế quan hệ về bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một quan hệ còn mới mẻ, việc

thích nghi để có một cơ chế điều chỉnh nhằm đối phó cịn khó khăn, do chúng ta chỉ

mới trong giai đoạn đầu của hội nhập, sự quan tâm trong vấn đề này còn chưa thực sự tương xứng với nhu cầu thực tại, vì thế người viết chọn đề “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp động trong tư pháp quốc tế theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc fZ”, nhằm nghiên cứu, phân tích để tìm ra những nguyên nhân, vướng mắc và từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trang 8

Đề có được một cơng trình nghiên cứu hiệu quả, đánh giá được mức độ hiệu quả

mà một vấn đề phát sinh được pháp luật điều chỉnh trên phương diện khách quan, công

bằng, và chính xác, việc nghiên cứu đề tài của người viết nhằm phân tích thực tại các

quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi đưới sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và điều ước

quốc tế, nhằm có sự đối chiếu, tìm ra được những mặt tích cực, hạn chế, thiếu sót, từ

đó đưa ra hướng hồn thiện góp phần làm cho quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh theo nghĩa rộng sẽ được quan tâm và có bước sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chế định pháp luật

Người viết thực hiện đề tài trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong

tư pháp quốc tế, chủ yếu xoáy sâu vào các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt

Nam và điều ước quốc tế, nghiên cứu, phân tích nguyên tắc chung chọn pháp luật giải quyết trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và phân tích việc bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng trong một số tình huống là ngoại lệ trong nguyên tắc chọn luật chung

để giải quyết về bồi thường thiệt hại Bên cạnh đó phân tích một số vẫn đề có liên

quan như: nguyên tắc trong việc xét năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật của cá

nhân và pháp nhân, và quy tắc xác định thâm quyền trong một số hoàn cảnh nhất định Việc phân tích về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người viết sử dụng phương

pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngồi ra cịn tham khảo quan điểm của các tác gia luật học trong việc nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng Đồng thời, để hoàn tất luận văn, người viết còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu được liệt kê sau: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương

pháp biện chứng, và phương pháp tổng hợp đánh giá

Dựa vào phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn được chia thành ba nội dung lớn:

Chương 1 Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế

Trong chương này, người viết tập trung tiếp cận làm rỏ về mặt lý luận, là cơ sở nên tảng đi sâu giải quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế, với những vấn đề nền tảng như: việc khái quát đối chiếu giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tơ nước ngồi, nêu lên các nguyên tắc điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, và nguồn luật chủ yếu

điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Chương 2 Pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế

Trang 9

Chương này người viết tập trung phân tích các quy phạm pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan đến điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bao gồm phân tích nguyên tắc xem xét năng lực trách nhiệm bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân và pháp nhân, việc xác định thẳm quyền

giải quyết trong một vài trường hợp và việc áp dụng pháp luật giải quyết trách nhiệm

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Chương 3 Thực trạng, giải pháp và kiến nghị về quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế

Chương 3 người viết tập trung đưa ra những vướng mắt, bất cập trong thực tiễn giải

quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, từ đó có những giải pháp và kiến nghị

Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng nói chung và quan hệ về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tơ nước ngồi nói riêng là quan hệ phức tạp, việc nghiên cứu còn nhiều hạn ché, vì đề tài còn mới mẻ, cùng với sự hiểu biết là có hạn, năng lực tổng hợp phân tích, trình bày cịn non kém nên trong quá trình cố gắng làm rỏ vấn đề vẫn còn nhiều thiết sót và thời gian nghiên cứu có hạn, vì vậy rất cần được sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ dạy của quý Thầy, Cô và sự góp ý xây dựng của những ai quan tâm

Trang 10

CHUONG 1

LY LUAN CHUNG VE TRACH NHIEM BOI THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG TRONG TU PHAP QUOC TE

1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trong đời sống thực tế hiện nay, các vấn đề phát sinh trong cuộc sống thường ngày xảy ra bên cạnh chúng ta là những tác động có thể theo hướng tích cực, hoặc cũng có thể là những tác động mang tính tiêu cực, với những tác động theo hướng tiêu cực ta gọi đó là những tác động có ảnh hưởng bất lợi đến mỗi chủ thể trong quan hệ xã hội, đù nó có ảnh hưởng đáng kê hay không đáng kể Trên phương diện pháp luật, việc

một chủ thể nào đó (hoặc do tài sản gây ra) làm tổn thất về sức khỏe, tài sản, uy tín,

tính mạng cho người khác làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm này xảy ra khi có thiệt hại như trên, các thiệt hại có thể xảy ra trên cơ sở được thỏa thuận và

được dự liệu trước, ta gọi đó là thiệt hại trong hợp đồng, hoặc những thiệt hại xảy ra

trên ngun tắc khơng có thỏa thuận hợp đồng nào, ta gọi đó là thiệt hại ngoài hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp nói riêng sẽ được khái quát cụ thể như sau :

1.1.1 Trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp đông

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là nguyên tắc cơ sở cho việc mà khi quyền dân sự của một chủ thê bị xâm phạm, Bộ luật dân sự 2005 tại Khoản 1 Điều 604 :“ Người nào có lỗi cố ý hay vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại

thì phải bơi thường ”Ĩ), Có nghĩa là một khi có căn cứ cho rằng quyên và lợi ích hợp

pháp của một chủ thê trong pháp luật dân sự bị xâm hại thì trên cơ sở đó phải được ghi

nhận trên nguyên tắc chung nhất là : “Người gây ra thiệt hại phải bôi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại”, một ví dụ cho nguyên tắc này là khi A lái xe gây tai nạn cho

B, thì A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho B, mặc dù trên cơ sở gây tai nạn

chúng ta chưa biết được ai là chủ thể có lỗi, tuy nhiên, xét về tính chất : “gây fhiệt hại

thì phải bôi thường ”

Trên nguyên tắc chung đó, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi hội đủ các yếu tơ : “có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lôi” Như vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng là quan hệ pháp luật dân sự, mà trên cơ sở đó người gây ra thiệt hại trong những điều kiện được Luật dự liệu phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ và

đ) Điều 604 Bộ luật dân sư 2005 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trang 11

kip thoi” những thiệt hại do hành vi trái pháp luật do họ gây ra, trong quan hệ nghĩa vụ này, bên bị thiệt hại được xem là người có quyền và có quyền yêu cầu bên gây thiệt hại có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại đã gây ra

Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được giải quyết không

trên cơ sở của một hợp đồng dân sự, việc giải quyết sẽ dựa trên những căn cứ đã nêu

và trên cơ sở qu1 định chung của Bộ luật dân sự

1.1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đơng trong tư pháp quốc tễ Trong thời kỳ “ồn cầu hóa”, với tốc độ hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế

ngày càng phát triển, làm cho các mối quan hệ về thương mại, lao động, hôn nhân, tố

tụng dân sự, trở nên đa dạng và có chiều hướng phổ biến, ảnh hưởng sâu sắc đến các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng được điều chỉnh bởi cơ chế luật Quốc nội, đây là các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, nghĩa là quan hệ dân sự có yếu tơ nước ngồi, thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Theo Điều 758 Bộ

luật dân sự 2005 định nghĩa về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài : “Quan hệ dân sự

có yếu tơ nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ

quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các

quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tô chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt, quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi”

Căn cứ vào định nghĩa như trên, có thê thấy quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngồi được xác lập trên các điều kiện:

+ Thứ nhất, đỗi với chủ thê của quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, thì phải có ít nhất một trong các bên trong quan hệ là cơ quan, tô chức, cá nhân người nước ngoài, người

Việt Nam định cư ở nước ngồi Theo đó, theo quy định của Nghị định 138, “ngưởi

nước ngồi” là người khơng có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch, “cơ quan, tổ chức nước ngoài” là cơ quan, tô chức không phải là cơ quan tổ chức Việt Nam được thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao gồm cả cơ quan, tổ chức quốc tế được thành lập theo pháp luật quốc tế, “pháp nhân nước ngoài” là pháp nhần được thành lập theo pháp luật nước ngồi, cịn “øgưởi Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người có gốc Việt

Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu đài ở nước ngoài

+ Thứ hai, theo pháp luật Việt Nam, một quan hệ hay vụ việc giữa hai bên đều là

Việt Nam cũng có thể là một quan hệ hay vụ việc có yếu tố nước ngoài nếu căn cứ để xác lập, thay đôi, chấm dứt, quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, nghĩa là trong hoàn cảnh này, các chủ thê trong quan hệ nào đó, xin đơn cử là trong quan hệ về bôi thường

) Xem Điều 605 Bộ luật dân sự 2005 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Trang 12

thiét hai ngoai hop đồng, mà các bên gồm bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có cùng

quốc tịch Việt Nam, nhưng việc phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng là hoàn toàn ở nước ngoài (hành vi gây thiệt hại, hậu quả của hành vi gây thiệt hại ở nước ngoài)

+ Thứ ba, ngoài ra quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi cịn được hiểu là quan hệ mà tài sản có liên quan đến quan hệ đó đang ở nước ngoài

Như vậy, quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp

quốc tế được hiểu là quan hệ trách nhiệm dân sự có yếu tố nước ngoài, vẫn đề bồi

thường thiệt hại được giải quyết không trên cơ sở của hợp đồng dân sự (vì khơng có

hợp đồng) mà chỉ giải quyết trên cơ sở của pháp luật quy định là thiệt hại thực tế đã

gầy ra

1.2 Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng trong tư pháp quốc tế

Trong giao lưu quốc tế, tư pháp quốc tế với tư cách là một ngành Luật chủ đạo có đối tượng điều chỉnh đa dạng, là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, bao gồm: quan hệ lao động, thương mại, hơn nhân gia đình, tố tụng dân sự, cùng với các quan hệ dân sự đã được quy định trong Bộ luật dân sự, các quan hệ này phát sinh trong quá trình hợp tác quốc tế, tư pháp quốc tế đóng vai trị tích cực củng cỗ thúc đây các mối quan hệ quốc tế, gắn chặt tinh thần hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đưa các chủ thê của quan hệ dân sự quốc tế đến gần với các quan hệ chung của toàn cầu Ở nước ta, tư pháp quốc tế đóng vai trò chủ đạo thúc đây hợp tác giao lưu trong cộng đồng quốc tế, nó thể hiện đường lối chính sách đối ngoại toàn diện của Dang va Nha Nước, phát triển ngành Luật tư pháp là góp phần tích cực hoàn thiện cách ứng xử trong các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, mà các quan hệ xã hội này sẽ xuất hiện ngày càng phố biến, là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi Trên tinh thần chung, các mối quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi những nguyên tắc đặc thù phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng hệ thống pháp luật và của mỗi ngành luật, việc điều chỉnh các mỗi quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, cụ thể là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tư pháp quốc tế cũng đương nhiên có những nguyên tắc cơ bản và đặc thù của mình Trong việc điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tư pháp quốc tế dựa

trên nền tảng những nguyên tắc đặc thù sau đây

1.2.1 Nguyên tắc chung

Đây là một số trong những nguyên tắc đặc thù của tư pháp quốc tế, trên tỉnh thần tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của đời sống quốc tế

Trang 13

1.2.1.1 Nguyén tac bao vé quyén va loi ich hop pháp của các bên trong quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngồi

Trên tinh thần tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại, cũng như chế độ chính trị, xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả điều ghi nhận việc phải bảo vệ các mỗi quan hệ chung luôn đảm bảo được công bằng, nguyên tắc không phân biệt đối xử là nguyên tắc chủ đạo trong quan hệ giao lưu quốc tế, nguyên tắc này được tôn trọng nhằm thúc đây các quan hệ xã hội phát triển tích cực

có trật tự, trong đó có quan hệ dân sự theo nghĩa rộng Điều 5 Bộ luật dân sự 2005 chỉ

nhận nguyên tắc bình đăng : “Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đăng, không

được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phân xã hội, hồn cảnh kinh tế, tín

ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, để đối xử khơng bình đẳng với nhau ”?), đây là qui định mà phạm vi của nó, có hiệu lực áp dụng đối với quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có

yếu tố nước ngồi, thêm vào đó tại Khoản 2 Điều 406 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 :

“Khi tham gia tô tụng dân sự, cá nhân, cơ quan tô chức nước ngồi có quyền, nghĩa

vụ tổ tụng như công dân, cơ quan, tô chức Việt Nam”), điều này có ý nghĩa trong việc

điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý của tư pháp quốc tế, việc phân biệt đối xử bất bình đăng là yếu tố hồn tồn khơng thể chấp nhận, nguyên tắc này phải được tôn trọng trên tat cA các lĩnh vực, không chỉ riêng quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong dân sự quốc tế Vì vậy, bảo vệ quyên và lợi ích của các chủ thê trong các quan hệ của luật quốc tế nói chung và trong quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế nói riêng trên cơ sở không phân biệt đối xử, chính là tơn trọng và bảo vệ nguyên tắc bình đắng và công bằng trong luật thực định Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.2.1.2 Nguyên tac dp dụng pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tẾ trong quan hệ dân sự có yếu fÕ nước ngoài

Trong quan hệ nhiều mặt của cộng đồng quốc tế, việc xảy ra xung đột về lợi ích của các chủ thê trong những quan hệ là không tránh khỏi, trên phương diện pháp luật

cũng không là ngoại lệ, các vẫn đề giống nhau được các hệ thống luật khác nhau điều

chỉnh, ta gọi đó là xung đột pháp luật”, đòi hỏi các quốc gia phải xây dựng trên hệ

thống pháp luật của mình những qui phạm xung đột để áp dụng giải quyết các vẫn đề

phát sinh, chính điều này nói lên các quốc gia đã thừa nhận là pháp luật nước ngồi có thể được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh, trong đó có các quan hệ thuộc

Ê* Điều 5 Chương II Bộ luật dân sự 2005 Nguyên tắc bình đẳng — l

®) Khoản 2 Điều 406 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 Quyên, nghĩa vụ tô tụng của cá nhân, cơ quan, tô chức nước

ngồi ;

©) Xem phan tich về phuơng pháp xung đột ở Mục 1.3.1 Chuong 1, Trang 9,10

Trang 14

đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Thực tế cho thấy, vẫn đề áp dụng pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế trở thành nguyên tắc chung được hầu hết các nước thừa nhận, là việc làm không tránh khỏi khi tham gia vào các quan hệ chung của cộng đồng quốc tế, và cũng là nét đặc thù của tư pháp quốc tế

Khoản 1 Điều 759 Bộ luật dân sự : “ Các qui định của pháp luật dân sự Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài,

605 trong trường hợp xét ở về thứ hai

trư trưởng hợp Bộ luật này có qui định khác

của điều luật : “ 7rờ trưởng Bộ luật này có qui định khác ”, điều này có nghĩa, luật ghi

nhận trong trường hợp ngoại lệ điều ước quốc tế, luật nước ngồi hoặc cũng có thê tập

quán sẽ được áp dụng giải quyết trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng, thêm vào đó, Tại Khoản 2 : “ Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước

quốc té đó ”, điều này thừa nhận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có hiệu lực cao hơn so với các quy định của Bộ luật dân sự, đây là một trong những nguyên tắc căn bản thiết yếu trong các quan hệ của luật quốc tế

Thế nhưng, trên nguyên tắc là như vậy, các quốc gia trong quan hệ quốc tế tôn trọng các nguyên tắc chung căn bản là điều nên làm, nhưng việc bảo tồn các lợi ích công cộng, trật tự xã hội trong nước, mà ta gọi đó là các nguyên tặc căn bản của Luật quốc nội, việc bảo vệ các nguyên tắc này là tối cần thiết khi việc áp dụng pháp luật

nước ngoài, điều ước quốc tế vào quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà đi

ngược lại những lợi ích này, trên cơ sở đó, Khoản 3 ghi nhận : “ Trong frưởng hợp Bộ luật này, các van bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc té ma Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dân chiếu đến

việc áp dụng pháp luật nước ngồi thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam '”)”, Cho nên, điều này có nghĩa là một

khi việc áp dụng pháp luật của một nước khác vào quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tơ nước ngoài, cụ thể là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà hậu qua

của việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó trái với các nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội, trật tự công cộng thì luật nước ngồi đó khơng được áp dụng để giải quyết

Như vậy, áp dụng luật nước ngoài và điều ước quốc tế vào quan hệ bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng là nguyên tắc cơ bản, việc áp dụng là thừa nhận và đảm bảo

nguyên tác bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa các hệ thống pháp luật, điều này có

® Khoản 1 Điều 759 Áp dụng pháp luật dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp

luật nước ngoài và tập quán quôc tê Bộ luật dân sự 2005

Ở) Xem thêm Khoản 3 Điều 759 Bộ luật dân sự 2005

Trang 15

tác dụng tích cực trong việc thúc đây sự phát triển của giao lưu dân sự quốc tế Tuy nhiên, việc áp dụng đó được đặt trong khn khổ, phạm vi của sự cho phép, việc áp dụng phải có xem xét đến lợi ích quốc gia là điều cần làm trước hết, đồng thời đảm

bảo rằng hậu quả của việc áp dụng không trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội

và của pháp luật nước mình, nguyên tắc này được ghi nhận về lý luận cũng như thực

tiễn hầu hết các nước trên thế giới

1.2.1.3 Nguyên tắc áp dụng pháp luật Việt Nam

Trên cơ sở của vẫn đề bình đẳng về quan hệ pháp lý khi áp dụng giữa các hệ thống pháp luật của các nước khác nhau, các hệ thống pháp luật tham gia vào quan hệ

quốc tế được đảm bảo bình đẳng và khơng phân biệt đối xử với nhau Vì vậy, pháp

luật Việt Nam có đủ tư cách để tham gia vào hệ thống luật chung của quốc tế và được áp dụng khi có qui phạm xung đột dẫn chiếu đến (hoặc thuộc thắm quyên) Trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, Bộ luật dân sự tại Khoản

I Điều 759 : “ Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam được áp dụng đổi với quan hệ dân sự có yếu tơ nước ngoài, trừ trường hợp Bộ

luật này có quy định khác ”, tương tự như vậy, tại Khoản 3 Điều 2 về hiệu lực của Bộ

luật dân sự 2005: “ Bộ luật dân sự được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngồi, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

”ở! điều này cho thấy, trong trường hợp giải quyết

là thành viên có quy định khác

quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc quan hệ dân sự theo nghĩa rộng,

luật Việt Nam có hiệu lực áp dụng giải quyết

Ghi nhận hiệu lực của việc áp dụng pháp luật Việt Nam trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một nguyên tắc cụ thể, nằm trong nguyên tắc chung cơ bản của tư pháp quốc tế, đó là nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài Việc áp dụng pháp luật

Việt Nam cũng trên tình thần bình quyền giữa các hệ thống pháp luật, và cũng nhằm

bảo vệ tốt nhất các chế định căn bản của luật trong nước

1.2.2 Nguyên tắc chuyên biệt

Tư pháp quốc tế ngoài các nguyên tắc chung đặc thù làm nên tảng cho các quan

hệ quốc tế, các nguyên tắc này được cộng đồng quốc tế thừa nhận như kim chỉ nam cho các quốc gia khi tham tham gia vào giao lưu quốc tế Bên cạnh việc thừa nhận các nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế, trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi nói riêng, tư pháp quốc tế có thể áp dụng các nguyên tắc khác làm cơ sở cho việc giải quyết các vẫn đề phát sinh có liên quan

®) Khoản 3 Điều 2 Hiệu lực của Bộ luật dân sự 2005

Trang 16

1.2.2.1 Nguyén tac áp đụng hệ thuộc luật quốc tịch

Trong tư pháp quốc tế, khi giải quyết xung đột pháp luật về những vụ việc như :

xét về điều kiện kết hôn, năng lực kết hôn, xem xét về năng lực pháp luật, năng lực hành vi ,việc căn cứ vào hệ thuộc luật quốc tịch của đương sự để giải quyết là nguyên tắc cơ bản, hệ thuộc luật quốc tịch được hiểu là : “là luật của nước mà đương sự là công dân”, trên cơ sở khái niệm thấy được mối quan hệ gắn bó giữa nhà nước với công dân của mình, đó là quan hệ gắn bó quyền và nghĩa vụ giữa hai chủ thể của Luật quốc tế, hệ thuộc luật quốc tịch được áp dụng như một trong những biện pháp

giúp giải quyết có hiệu quả khi có xung đột pháp luật, bởi vì nó chỉ ra hệ thống pháp

luật được áp dụng đối với những loại quan hệ mà tư pháp điều chỉnh, nguyên tắc áp dụng hệ thuộc quốc tịch cũng nhằm thê hiện tối đa quyền bảo hộ công dân của một nước khi chính cơng dân của nhà nước đó tham gia vào quan hệ quốc tế

Trong thực tiễn các nước, hệ thuộc luật quốc tịch thường được áp dụng ở hầu hết

các nước ở Âu Châu như : Pháp, Đức, Italia, Bỏ Đào Nha, Tây Ban Nha và một số

nước khác như Nhật Bản, Cuba Ở Việt Nam, hệ thuộc luật quốc tịch được xem xét

giải quyết trên nhiều khía cạnh của quạn hệ dân sự có yếu tố nước ngồi, cụ thể như về

điều kiện kết hôn, về năng lực của cá nhân là người nước ngoài, trong trường hợp xét

năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài, tại khoản 1 Điều 761 Bộ

luật dân sự quy định: “1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc fịch.”, hoặc áp dụng nguyên tắc hệ thuộc luật quốc tịch để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra

bởi tàu bay, tàu biên, một ví dụ điển hình là tại Khoản 2 Điều 773 Bộ luật dân sự về

bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngoài : “ Việc bồi thường thiệt hại

do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo

pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”) ”, đây là cách thức giải quyết về bồi thường thiệt hại có yếu

tỗ nước ngồi gây ra ở khơng phận quốc tế mà luật Việt Nam xét về quốc tịch của tàu

bay, tàu biển để giải quyết Đây là nguyên tắc cũng được Việt Nam thỏa thuận trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với nhiều quốc gia, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam — Lao tai Khoản 1 Điều 17 :“Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự sẽ tuân theo pháp luật của nước kí kết mà cá nhân đó là cơng dân ”, như vậy trong trường hợp cần xem xét về năng lực pháp luật hay năng lực hành vi của cá nhân, hai nước thỏa hiệp sẽ căn cứ vào luật của nước mà công dân mang quôc tịch

) Xem phân tích Khoản 2 Điều 773 Bồi thường thệt hại ngoài hợp đồng Bộ luật dân sự 2005, tại Chương 2

Mục 2.1.3.2

Trang 17

Tóm lại, trên cơ sở dựa vào các nguyên tắc đặc thù của ngành luật tư pháp đê giải

quyết các vẫn đề trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh, và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì nguyên tắc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch nhằm điều chỉnh các vẫn đề có liên quan có ý nghĩa đặc biệt, việc điều chỉnh hướng về việc áp dụng luật của nước mà chủ thê trong quan hệ dân sự theo nghĩa rộng đó mang quốc tịch, giúp giải quyết xung đột pháp luật trong một số trường hợp cụ thê khi có qui phạm xung đột dẫn chiếu đến, như vậy có thể nói rằng, nguyên tắc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch là nguyên tắc cơ bản giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1.2.2.2 Nguyên tắc áp dụng hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vỉ

Đây là nguyên tắc nằm trong các hệ thuộc cơ bản của tư pháp quốc tế, nguyên tắc này bao gồm các dạng khác nhau như : luật nơi ký kết hợp đồng, luật nơi thực hiện

nghĩa vụ, luật nơi vi phạm pháp luật; trong trường hợp áp dụng dạng luật nơi vi phạm

pháp luật thì nguyên tắc này có thêm hai quan điểm trong việc chọn luật áp dụng giải quyết, là việc nên áp dụng luật nơi xảy ra hành vi vi phạm hay luật nơi hiện diện hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật Cụ thể trong trường hợp điều chỉnh vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đa số các nước áp dụng nguyên tắc luật nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật Tuy nhiên để xác định nó là điều khó khăn, bởi

một khi hành vi gây thiệt hại trên lãnh thổ một quốc gia này, nhưng hậu quả của hành

vi đó lại hiện diện trên một quốc gia khác, thì việc xác định luật áp dụng là điều khó khăn, và khó thống nhất quan điểm Trên thế giới, pháp luật một số nước quy định nơi vi phạm pháp luật là nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại (Italia, Hy lạp) Theo quan điểm này, thì khi giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngoài, các cơ quan Tư pháp của các nước này sẽ áp dụng hệ thuộc luật nơi có hành vi gây thiệt hại xảy ra Trong khi đó, pháp luật một số nước

khác lại quy định nơi vi phạm pháp luật là nơi phát sinh hậu quả thực tế do hành vi gây

thiệt hại gây ra (Anh, Hoa Kỳ) Như vậy, ở những nước theo quan điểm này, người ta sẽ áp dụng pháp luật của nước nơi có hiện diện của hậu quả thiệt hại để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Kết hợp cả hai quan điểm nêu trên, pháp luật của một số nước (Đông âu) quy định áp dụng cả hai loại pháp luật Đó là pháp luật

của nước nơi xảy ra hành vị gây thiệt hại hoặc pháp luật của nước nơi phát sinh hậu

quả thực tế tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể pháp luật nước nào có lợi hơn khi áp dụng Ở Việt Nam, nguyên tắc này được qui định cụ thê trong một số văn bản quy phạm

pháp luật điều chỉnh các quan hệ có khả năng phát sinh việc xác định luật áp dụng dé

ràng buộc trách nhiệm của người có lỗi, chẳng hạn như Khoản 1 Điều 773 Bộ luật dân

sự qui định : “ Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đông được xác định theo pháp luật

Trang 18

của nước nơi xảy ra hành vì gây thiệt hại hoặc của nước nơi phát sinh hậu quả thực tê

» (0) vì vậy, trong việc điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi

của hành vị gây thiệt hại

thường thiệt hại ngoài hợp đồng, luật Việt Nam áp dụng pháp luật nơi xảy ra hành vi

vi phạm pháp luật với việc kết hợp cả hai quan điểm là theo pháp luật của nước nơi

xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc theo pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại Ngoài ra, các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ky kết với một số nước cũng áp dụng nguyên tắc này, ví dụ như tại Khoản 1 Điều 41 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Mông Cô : “ Trách nhiệm phát sinh do gây thiệt hại được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc tình tiết

khác làm cơ sở để địi bơi thường thiệt hại ”

Như vậy, trong tư pháp quốc tế, mỗi nguyên tắc đều có những đặc trưng riêng, các

nguyên tắc đều có những ý nghĩa đặc biệt khi áp dụng vào những trường hợp cụ thẻ,

nguyên tắc áp đụng hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi cũng vậy, đây cũng là nguyên tắc cơ bản giúp giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế

1.3 Phương pháp điều chỉnh

Ngành luật nào cũng vậy, khi ra đời đều có những phương pháp điều chỉnh đặc thù phù hợp với các quan hệ thuộc sự điều chỉnh của mình, tư pháp quốc tế trong việc

điều chỉnh các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của mình cũng có những phương

pháp riêng Cách thức tác động lên một quan hệ cụ thê nhằm điều chỉnh quan hệ đó

trong tư pháp quốc tế, ta gọi đó là phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế Trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của mình, tư pháp quốc tế thực hiện việc điều chỉnh các quan hệ đó với những cung cách riêng, cung cách điều chỉnh đó được nhà làm luật thực hiện trên nguyên tắc bảo vệ các lợi ích của giai cấp,

lợi ích quốc gia và bảo vệ trật tự công cộng Trên cơ sở các lợi ích đã được định

hướng, tư pháp quốc tế ấn định cho mình những phương pháp đặc thù riêng, đưa ra

phương pháp giải quyết cụ thê các quan hệ phát sinh thuộc đối tượng điều chỉnh của

mình, bằng cách dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật cụ thể hay trực tiếp tiến hành

giải quyết trên các qui định cụ thể đã được thống nhất Với cách thức giải quyết như vậy, Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ thuộc phạm vi của mình bằng hai phương pháp, đó là : phương pháp thực chất và phương pháp xung đội

1.3.1 Phương pháp xung đội

Tư pháp quốc tế với những phương pháp điều chỉnh đặc thù phù hợp với các

quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của mình, trong đó phương pháp xung đột được biết

đến như một phương pháp đặc thù, phô biến và quan trọng trong tư pháp Với phương pháp này, việc điều chỉnh chủ yếu dựa vào các qui phạm xung đột, là qui phạm với

Ĩ® Xem phân tích Khoản 1 Điều 773 tại Chương 2 Mục 2.1.3.1

Trang 19

chức năng giúp xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng để điều chỉnh các quan

hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, đây là phương pháp gắn chặt với sự ra đời và phát triển của tư pháp quốc tế, là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của tư pháp quốc tế từ

trước đến nay Theo phương pháp này, thì các qui phạm xung đột sẽ không trực tiếp

giải quyết cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ nhất định, mà chỉ

với duy nhất “động tác” đưa ra cách thức chọn hệ thống pháp luật của một nước nào

đó có liên quan để giải quyết vẫn đề quyền và nghĩa vụ của các bên, bởi vì các quan hệ phát sinh trong tư pháp quốc tế thường liên quan tới hai hay nhiều hệ thống pháp luật,

về mặt nguyên tắc thì khi có quan hệ phát sinh thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp

liên quan đến bao nhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu hệ thông pháp luật điều chỉnh, việc lý luận như vậy nhằm đạt được mục đích về sự bình đẳng và không phân biệt đối xử giữa các hệ thống pháp luật, đây là nguyên tắc chung trong quan hệ quốc tế

Với nguyên tắc đặc thù này, trong các quan hệ xã hội nói chung, và quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi nói riêng, tư pháp quốc tế giải quyết quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm đối với một quan hệ cụ thể bằng cách dùng quy phạm xung đột chỉ dẫn đến một hệ thống pháp luật của một nước có liên quan giải quyết, cụ thể trong trường hợp xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân người nước ngoài, Khoản l Điều 761 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định : “ Năng lực pháp luật của cá nhân là người nước

ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch? ”, như vậy

trong vấn đề xác định năng lực pháp luật của một cá nhân là người nước ngoài, luật

Việt Nam dẫn chiếu qui phạm xung đột đến pháp luật của nước nơi mà cá nhân là

người nước ngồi đó mang quốc tịch, nghĩa là luật của nước mà người đó là công dân sẽ được áp dụng xem xét về vấn đề này, cũng tương tự như thế, tại Khoản 1 Điều 17 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam —- Lào quy định : “ Năng lực pháp luật va năng lực hành vi dân sự sẽ tuân theo pháp luật của nước kí kết mà cá nhân đó là cơng

dân?) ” , cùng nội dung xét về năng lực pháp luật của cá nhân, điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam —- Lào cũng dùng quy phạm xung đột dẫn chiếu đến

hệ thống pháp luật của quốc gia mà cá nhân là công dân để xem xét về năng lực pháp

luật và năng lực hành vi, như vậy quy phạm xung đột còn được các quốc gia thỏa thuận xây dựng để lựa chọn hệ thống pháp luật giải quyết các quan hệ trong tư pháp quốc tế, các quy phạm trong trường hợp như vậy được gọi là quy phạm xung đột thống

nhất

Như vậy, tư pháp quốc tế với phương pháp điều chỉnh đặc thù, cũng là phương

pháp đặc trưng của mình, phương pháp xung đột sử dụng quy phạm xung đột để dẫn

chiếu chọn hệ thống pháp luật của một nước có liên quan đến quyên và nghĩa vụ trong

Ú" Xem Điều 761 Bộ luật dân sự 2005

d2) Xem Điều 17 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào

Trang 20

các quan hệ của tư pháp quốc tế để giải quyết, tỏ ra là phương pháp hữu hiệu, và được xây dựng rộng rãi trong tư pháp của các nước, việc xây dựng hệ thống quy phạm xung đột riêng lẻ của từng quốc gia tuy có những mặt tích cực nhất định, xong điều này cũng gây không ít khó khăn, bởi vì cùng vẫn đề có thể nhiều hệ thống pháp luật điều

chỉnh, và mỗi quốc gia lại hướng dẫn cách chọn luật khác nhau, lay ví dụ như: quan hệ

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh có liên quan đến hai hệ

thống pháp luật điều chỉnh, tuy nhiên, cả hai đều có những nguyên tắc xác định pháp

luật áp dụng giải quyết khác nhau, có thể Nước thứ nhất sẽ tuyệt đối dựa vào Luật nơi xảy ra hành vị gây thiệt hại, Nước thứ hai dựa vào Luật nơi xảy ra hậu quả của hành vi gây thiệt hại Vì vậy, thiết nghĩ trong trường hợp này cần thúc đây việc thỏa thuận xây dựng các quy phạm xung đột thống nhất, hoặc xây dựng các quy phạm thực chất thống

nhất””, là việc làm hết sức cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh các quan

hệ trong tư pháp quốc tế

1.3.2 Phương pháp thực chất

Tư pháp quốc tế trong việc điều chỉnh các mối quan hệ có yếu tố nước ngồi bên cạnh sử dụng phương pháp xung đột nhằm hướng dẫn cách chọn luật giải quyết thì phương pháp thực chất là một trong hai phương pháp quan trọng phố biến, phương pháp này được hiểu là loại quy phạm ấn định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ của tư pháp quốc tế, trực tiếp quy định cả các hình thức và biện pháp chế tài để áp dụng đối với bên vi phạm pháp luật, vì thế phương pháp này còn gọi là phương pháp điều chỉnh trực tiếp các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, có nghĩa là khi có một tranh chấp phát sinh từ các quan hệ trong tư pháp

quốc tế, cụ thể trong quan hệ dân sự có yếu tơ nước ngồi thì cơ quan có thấm quyền

chỉ cần đối chiếu căn cứ vào quy phạm thực chất thống nhất để xem xét, đây được xem

như một hệ thống pháp luật chung được các nước thỏa thuận ân định, được các quốc

gia tham gia xây dựng bằng cách ký kết các điều ước quốc tế hoặc thừa nhận và áp

dụng những tập quán quốc tế, là phương pháp loại bỏ việc sử dụng phương pháp xung

đột để chọn hệ thống pháp luật áp dụng giải quyết, điều này giúp cơ quan có thẩm

quyền không cần phải bỏ thời gian ra tìm hiểu và giải thích nội dung của pháp luật nước ngoài (luật của nước được chọn áp dụng) khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến

Các quy phạm thực chất thông nhất hiện nay được ghi nhận trong các điều ước quốc tế, chăng hạn như : Công ước Pari năm 1983 về bảo hộ quyền sở hửu công nghiệp , Công ước Becnơ năm 1886 về bảo vệ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Công ước Chicagô năm 1944 về hàng không dân dụng, Công ước Vác-sa-va năm 1929 về vận tải

83) Xem phân tích Phương pháp thực chất tại Mục 1.3.2 Chương 1

Trang 21

hang không, Công ước Rô-ma năm 1933 về thống nhất các quy phạm quy định việc bồi thiệt hại do tàu bay gây ra v.v Ngoài ra các quy phạm thực chất thống nhất còn tồn tại dưới dạng các tập quán quốc té nhu : FOB, CIF, v.v Tuy hiệu quả trong việc giải quyết trực tiếp và nhanh chóng các tranh chấp trong tư pháp quốc tế, nhưng hiện

nay các quy phạm thực chất trên thực tế chưa được các nước ký kết rộng rãi, và điều

này cũng chưa tương xứng với nhu cầu của giao lưu quốc tế, bởi vì lợi ích của các

nước là khác nhau, bên cạnh đó trình độ phát triển, phong tục, tập quán, truyền thống

lịch sử của từng nước là khơng giống nhau

Vì việc điều chỉnh bằng phương pháp thực chất, đặc biệt là phương pháp thực chất

thống nhất, tuy hiệu quả của phương pháp này là không thể chỗi cải, tuy nhiên hiện nay, phương pháp này chưa được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ của tư

pháp, chủ yếu sử dụng các quy phạm xung đột nhằm hướng đến các quy phạm thực

chất do từng nước xây dựng để giải quyết cho các vấn đề phát sinh, vì vậy hai phương pháp này luôn đi đôi và bỗ trợ cho nhau trong việc giải quyết các vẫn đề của tư pháp

quốc tế, bởi vì hệ thống pháp luật được chọn do phương pháp xung đột mang lại chính

là các qui phạm thực chất giải quyết triệt để quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên

1.4 Nguồn luật chủ yếu điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế

Về lý luận thực tiến thì mỗi ngành luật đều có những nguồn khác nhau, các nguồn này ln có ý nghĩa nhất định trong việc định hình nên các quy pháp luật điều

chỉnh các quan hệ xã hội, chăng hạn như, nguồn của pháp luật Việt Nam sẽ gồm có: các văn bản quy phạm pháp luật, phong tục tập quán ; nguồn của luật quốc tế thì có: điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, án lệ tìm hiểu nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế chính là nghiên cứu thực tế hình thức

tơn tại và các qui định chi tiết về điều kiện tồn tại của pháp luật có liên quan điều

chỉnh đến tư pháp quốc tế, việc nghiên cứu nguồn của tư pháp quốc tế, chính là nghiên

cứu nơi pháp luật ghi nhận các quy phạm pháp luật, trong đó chứa đựng cả những

nguyên tắc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tư pháp, và cả phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Trong việc điều chỉnh các mỗi quan hệ đa dang và phức tạp, tư pháp quốc tế có những nguồn đặc thù riêng biệt, trong đó hai nguồn phố biến chủ yếu đó là luật của các quốc gia và các điều ước quốc tế Ngoài ra tập quán quốc tế và án lệ cũng được xem là nguôn luật điều chỉnh trong tư pháp quốc tế

Trang 22

1.4.1 Luật quốc gia

Trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tư pháp quốc tế sử dụng phương pháp xung đột dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật của một nước liên quan để giải quyết quyền và nghĩa vụ, với phương pháp đặc thù này, tư pháp quốc tế gián

tiếp thừa nhận luật thực chất của một nước là nguồn luật điều chỉnh của mình, đây là

nguồn quan trọng và phố biến của tư pháp quốc tế, luật pháp của mỗi quốc gia (còn

gọi là luật Quốc nội) là nguồn của tư pháp quốc tế với một hệ thống các văn bản pháp

luật chứa đựng các nguyên tắc và phương pháp giải quyết các quan hệ phát sinh trong tư pháp quốc tế Cho đến nay, nguồn luật quốc gia, là nguồn chủ yếu của tư pháp quốc tế, bởi vì đại bộ phận các quy phạm của tư pháp quốc tế là các quy phạm xung đột, trong đó các quy phạm xung đột của tư pháp quốc tế chủ yếu do từng quốc gia xây

dựng và tỔn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật, tập quán của quốc gia, như:

Hiến pháp, các Bộ luật, các văn bản dưới luật “Ý)

Trong đời sống thực tại, các quan hệ ngày càng trở nên mở rộng, việc giao lưu quốc

tế là xu thế tất yếu, kéo theo các quan hệ pháp lý khơng cịn nằm trong khuôn khô điều

chỉnh của luật Quốc nội, để bảo hộ lợi ích cho các chủ thể trong nước, cũng như hòa

nhập chung vào đời sống quốc tế, luật trong nước hướng việc điều chỉnh ra ngoài

phạm vị các quan hệ trong nước, đó là các quan hệ phát sinh không thuộc phạm vi của

một quốc gia, các quan hệ có yếu tố nước ngoài

Trên thế giới, ở các nước như : Hungarl, Balan, Áo, Thụy sỹ, Séc, Nam tư v.v có

nguồn luật điều chỉnh các quan hệ của tư pháp quốc tế được quy định thành Bộ luật tư pháp quốc tế riêng Ở Việt Nam, theo xu hướng đối ngoại toàn diện, và theo đướng lối

đối ngoại của Đảng và Nhà Nước ta, việc điều chỉnh của các quy phạm pháp luật phù

hợp và bắt kịp với sự vận động của các quan hệ trong giao lưu quốc tế là việc cần thiết Các quy phạm pháp luật điều chỉnh xu hướng đỗi ngoại, cũng là điều chỉnh các quan hệ của tư pháp quốc tế trong luật Việt Nam không ở một văn bản chung nhất, mà nằm rải rác ở các văn bản pháp quy khác nhau ở các ngành luật khác nhau

Nguồn quan trọng nhất của tư pháp Việt Nam chính là bản Hiến pháp 1992, đây là ban Hiến pháp mở rộng thêm các nguyên tắc và các quy phạm làm nên tảng cho lĩnh vực tư pháp quốc tế so với các Hiến pháp trước đây, đây là việc làm cần thiết trong việc thể hiện nhiệm vụ, trách nhiệm cơ bản của Nhà Nước ta trong việc tăng cường củng cơ nền hịa bình, phát triển tồn cầu, và cũng là củng cố vị trí của nước ta trên thé giới cũng như khu vực Hiến pháp đã dành một số điều để thể hiện nguyên tắc đối ngoại, đó là : Nhà nước thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế trên

84 Một số van dé lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, TS Đoàn Năng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001

Trang 23

nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi, bảo vệ và thúc đây sản xuất

trong nước??; Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngồi đầu tư vốn,

cơng nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hửu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi ích khác của tổ chức, cá nhân nước ngồi Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khơng bị quốc hửu hóa“): Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của người Việt Nam định cư

ở nước ngoài "”?; Người nước ngoài định cư ở Việt Nam phải tuân theo pháp Hiến

pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền

lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam””

Ngoài ra, trong việc điều chỉnh các quan hệ của tư pháp, trên cơ sở các quy định của Hiến pháp làm nền tảng, các Bộ luật và văn bản luật cũng được ghi nhận là nguồn của tư pháp quốc tế : Bộ luật dân sự 2005; Luật quốc tịch 2008; Luật hôn nhân và gia

đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (các năm 1987, sửa đổi và bố sung 1990 — 1992, 1996, 2000), Luật thuế xuất nhập khẩu;

Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005; Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006; Luật hải

quan năm 2001 và luật sửa đổi, bố sung một số Điều của Luật hải quan năm 2005

V.V

Các văn bản pháp quy dưới luật được Nhà nước Việt Nam ban hành cũng được xem là nguồn của tư pháp quốc tế, trong đó có các Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ

quốc hội ban hành, gồm các : Pháp lệnh về lãnh sự 1990; Pháp lệnh hải quan 1990;

Pháp lệnh thi hành án dân sự 2009; Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của

người nước ngoài tại Việt Nam 1992; Pháp lệnh về điều ước quốc tế 1989 v.v Cùng với các Pháp lệnh do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành, các văn bản hướng dẫn

khác như : Nghị định, Quyết định, Nghị quyết, Điều lệ, Quy chế v.v nhằm quy định

chỉ tiết và hướng dẫn việc thi hành các Bộ luật và pháp lệnh điều chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài, đây là những văn bản có vị trí, vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ thực tiễn của tư pháp quốc tế ở Việt Nam, cụ thê :

Nghị định 138/2006/ND-CP hướng dẫn Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngồi; Nghị định 86/2002/ND-CP của Chính phủ ngày 10/7/2002 quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt

Nam và người nước ngoài; các Nghị định số 24/2000/ND-CP ngày 31/7/2000 quy định

về việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000

3) Xem Điều 24 Hiến pháp 1992 5) Xem thêm Điều 25 Hiến pháp 1992

` Xem Điều 75 (sửa đổi bỗ sung) Hiến pháp 1992 Ở®) Xem điều 81 Hiến pháp 1992

Trang 24

Như đã nói ban đầu, các quy phạm xung đột được quy định trong các văn bản quy

phạm pháp luật thuộc luật thực chất của quốc gia còn là nguồn quan trọng của tư pháp quốc tế, trong quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, các quy phạm xung đột được xem như một cách thức giải quyết xung đột pháp luật có hiệu quả, chẳng hạn như, trong trường hợp xét năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngồi, ta có quy phạm xung đột tại Điều 762 Bộ luật dân sự: “1 Nang lực hành vì dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi người đó là cơng dân ”, đây là nguồn quan trọng và chủ yếu của tư pháp quốc tế hiện này, các quy phạm xung đột này tôn tại trong luật thực chất của quốc gia, và do từng quôc gia xây dựng để giải quyết xung đột pháp luật, hay còn gợi đây là những quy phạm xung đột riêng lẻ, các quy phạm xung đột này tôn tại trong pháp luật Việt Nam như: Trong Hiến pháp (gồm các quy phạm xung đột tại Điều 24, Điều 25, Điều 75 sửa đổi bổ sung, Điều 81), tồn tại trong Bộ luật dân sự 2005 (tại Phần thứ 7), Bộ luật hàng hải 2005

(Điều 4), Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi và bố sung 2010 (tại chương

XI) Bên cạnh các quy phạm xung đột riêng lẻ được các quốc gia xây dựng là nguồn của tư pháp quốc tế, thì các quy phạm xung đột thống nhất tồn tại trong điều ước quốc

tế được các quốc gia ký kết với nhau vừa là nguồn của luật quốc gia, và cũng là nguồn

quan trọng của tư pháp quốc tế Ở Việt Nam, phải kể đến các Điều ước quốc tế chứa đựng các quy phạm xung đột thống nhất như: Hiệp định tương trợ Việt —- pháp, Hiệp

định Việt - Pháp về nuôi con nuôi năm 2000, Hiệp định tương trợ tư pháp Việt —- Nga

năm 1999, và các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với các nước như Lào, Trung Quốc, Mông cô

Như vậy, nguồn của tư pháp quốc tế trong luật của Việt Nam là cả một hệ thống đa

dạng các văn bản từ Hiến Pháp, Bộ luật, Luật, các pháp lệnh, với các văn bản dưới luật

và cịn có cả các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các quốc gia khác hệ thống nguồn luật này chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong tư pháp quốc tế, và là nguồn quan trọng của tư pháp Việt Nam

Ở các nước tư bản phát triển thì các văn bản pháp quy là nguồn của tư pháp quốc tế có ý nghĩa kém hơn so với án lệ, những quy phạm Tư pháp quốc tế được ghi nhận

trong các văn bản pháp quy khác nhau, hoặc được quy định thành một hệ thống Bộ

luật riêng về tư pháp quốc tế Trong luật Pháp, Bộ luật dân sự 1804 (Bộ luật Napơlêơng) có một số điều quy định về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài và một số văn bản pháp quy khác

Ở Cộng hòa liên bang Đức thì cho tới năm 1986 thi hành Bộ luật dẫn về dân sự quy

định một hệ thống các quy phạm xung đột (từ Điều 7 đến Điều 31), nhưng cũng còn

rất nhiều vấn đề chưa được quy định cụ thể Từ 1/9/1986 Bộ luật về tư pháp quốc tế

Trang 25

bắt đầu có hiệu lực (Được thơng qua ngày 25/7/1986) thay thế cho các điều tương ứng

trước đây trong Bộ luật dẫn về dân sự và rất nhiều khoản được bồ sung cho thiếu sót

trước đây như : Các nghĩa vụ trong hợp đồng, hình thức hợp đồng, kết hôn và lý hơn có yếu tố nước ngoài, các quyền và của trẻ em trong quan hệ gia đình, giám hộ và trợ tá, quyền thừa kế, các quan hệ lao động và các vấn đề liên quan đến tố tụng dân sự

quốc tết”),

Tóm lại, thực tiễn ghi nhận hệ thống Luật của các quốc gia là nguồn quan trọng và phổ biến trong tư pháp quốc tế, nguồn luật quốc gia chứa đựng những quy phạm pháp luật điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại của mình, như vậy nguồn của tư pháp quốc tế quy định trong hệ thống luật quốc gia là nguyên tắc chung của chính sách đối ngoại, là xu thế chung thúc đây hợp tác giữa các nước

1.4.2 Điều ước quốc tễ

Bên cạnh các hệ thống nguồn luật được quy định trong Luật của các quốc gia, là các quy phạm thực chất do từng quốc gia xây dựng điều chỉnh quan hệ đối ngoại, cũng là điều chỉnh các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, các quốc gia trong quan hệ với nhau còn đi đến đàm phán và ký kết nhiều điều ước điều chỉnh quan hệ nhiều mặt, các điều ước được các nước ký kết có thê trở thành nguồn của tư pháp quốc tế, nó chứa đựng những nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trên cơ sở thỏa thuận của các quốc gia, bao gồm các điều ước song phương và đa phương

Trong quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, để điều chỉnh các quan hệ của tư pháp quốc tế, các điều ước song phương và đa phương được ký kết ngày càng nhiều

Về điều ước song phương, trước tiên phải kế đến các Hiệp định tương trợ và hợp tác tư

pháp, hiện tại Việt Nam đã ký kết điều ước với khoản 17 quốc gia trên lĩnh vực này, cụ

thê như : Đức năm 1980; Nga năm 1981; Séc và Slovakia năm 1982; Cuba năm 1984;

Hungari 1985; Bungari 1986; Balan 1993 việc ký kết sẽ ngày càng được chú trọng

và mở rộng Việc ký kết các Hiệp định dựa trên các tiêu chí như : Công nhận và bảo

đảm việc thực hiện tôn trọng các quyền nhân thân và tài sản của công dân (cũng như pháp nhân) của quốc gia này trên lãnh thổ quốc gia nước kia trên cơ sở nguyên tắc tơn trọng bình đăng về chủ quyền giữa các quốc gia với nhau, chú trọng đến việc hợp tác giữa các cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật, quy định thâm quyền của tòa án của các bên áp dụng pháp luật, vẫn đề công nhận và cho thi hành án dân sự, dẫn độ tội phạm Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã ký kết hàng loạt các hiệp định lãnh sự với

nước ngoài như : Nga 1978; Balan 1979; Hungari 1979; Môngcỗ 1979; Cuba 1981;

Lào 1985 Và không ít các Hiệp định thương mại và hàng hải với các quốc gia khác,

9) Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học luật Hà Nội 2008, Nxb CAND, trang 19

Trang 26

nhằm củng cô và tăng cường phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại mọi mặt với các

nước, các Hiệp định trên lĩnh vực lao động; hợp tác khoa học; kỹ thuật; đào tạo chuyên

gia; đầu tư nước ngoài cũng được Việt Nam ký kết với các quốc gia liên quan đến các quan hệ của tư pháp quốc tế Với xu thế hội nhập toàn cầu như đã nêu, nước ta đi sâu ký kết các Hiệp định đa phương, năm 1981 Việt Nam gia nhập công ước Pari 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, gia nhập Hiệp định Madrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, năm 1995 gia nhập công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài, năm 1980 gia nhập công ước

Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963 về lãnh sự Trong lĩnh vực

bảo hộ quyền con người, Việt Nam đã gia nhập Công ước 1966 về quyền kinh tế, xã hội văn hóa của Liên hợp quốc; Công ước Liên hợp quốc về chống phân biệt chủng tộc; Công ước Liên hợp quốc 1948 vẻ chỗng tội ác diệt chủng

Tất cả các điều ước song phương hoặc đa phương nêu trên ít nhiều chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp quốc tế Nó có thê là các quy phạm thực chất thống nhất hoặc là các quy phạm xung đột thống nhất, tùy thuộc vào mức độ cam kết giữa các quốc gia mà điều ước quốc tế này thê hiện được những vai trò nhất định của mình trong việc củng cơ và phát triển sự hợp tác về moi mặt giữa các quốc gia nói chung và giữa Việt Nam với các nước nói riêng

Như vậy, các điều ước quốc tế chứa đựng những nguyên tắc và quy phạm pháp luật, trong đó chứa đựng các quy phạm xung đột thống nhất giúp giải quyết xung đột

pháp luật được các quốc gia thỏa thuận điều chỉnh quan hệ giao lưu hợp tác với nhau

cũng được xem như nguén phố biến và quan trọng trong tư pháp quốc tế, trên nguyên tắc thỏa thuận, bình dang, tơn trọng các lợi ích của nhau, các nước thỏa thuận nên hệ thống các quy phạm pháp luật, trở thành những nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh quan trọng và cũng là nguồn quan trọng của tư pháp quốc tế Trong q trình phát triển

tồn cầu, nguồn luật này có xu hướng phát triển phô biến

### Ngoài ra, Tập quán quốc tế và án lệ cũng được xem là nguồn của tư pháp quốc tế, bởi vì thực chất trong quan hệ với các nước, ít nhiều các quốc gia cũng đã thừa nhận và áp dụng Các tập quán mang tính chất nguyên tắc; tập quán mang tính chất chung: tập quán mang tính chất khu vực là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, áp dụng liên tục và một cách có hệ thống, đồng thời được sự

thừa nhận của đông đảo các quốc gia, điển hình và nỗi tiếng phải kế đến tập quán

thương mại Incoterms được Phòng thương mại quốc tế tập hợp soạn thảo qua các năm 1936; 1953; 1980; 1990 và mới đây là năm 2010 Và án lệ cũng thế, là nguồn khá phổ biến ở một số nước tư bản phát triển, cụ thể như ở Anh — Mỹ thì thực tiễn tồn án (Án lệ) là nguồn cơ bản của pháp luật, việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực Tư pháp

Trang 27

quốc tế, các cơ quan có thẩm quyên thường áp dụng án lệ hơn áp dụng các quy phạm

pháp luật Ở Việt Nam, Án lệ không được col là nguồn của Luật Việt Nam nói chung

cũng như nguồn của Tư pháp quốc tế nói riêng ”?),

Như vậy nguồn của Tư pháp quốc tế là những nguồn mà được các quốc gia thừa nhận điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp quốc tế, bao gồm : Luật quốc gia, điều ước quôc tê, tập quán quôc tê và án lệ

9) Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb CAND 2008, trang 24, 25

Trang 28

CHUONG 2

PHAP LUAT VIET NAM VA DIEU UOC QUOC TE VE TRACH NHIEM BOI THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG TRONG TU PHAP QUOC TE

Như đã biết, tư pháp quốc tế là một phạm trù pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi, vì vậy, quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, trong việc giải quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, giữa từng quốc gia đều có những quy định khác nhau và trong mối quan hệ hợp tác với nhau, đê giải quyết quan hệ bôi thường thiệt hại ngồi hợp đơng

phát sinh, các quốc gia xây dựng những quy phạm xung đột (quy phạm xung đột riêng

lẽ) để xác định hệ thống pháp luật được áp dụng giải quyết quan hệ bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng hoặc để giải quyết quan hệ này, các quốc gia còn dựa trên các thỏa

thuận chung là những điều ước quốc tế được các quốc gia ký kết điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong giao lưu quốc tế, trong đó có quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng thuộc quan hệ dân sự theo nghĩa rộng

Trong việc giải quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có những biện pháp và cách thức giải quyết để lam ro van dé nay

2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo

pháp luật Việt Nam

Tìm hiểu quan hệ bồi thường thiệt hại ngòai hợp đồng trong tư pháp quốc tế

theo pháp luật Việt Nam là đi sâu phân tích những quy định của luật thực định Việt

Nam, trong đó có các quy phạm pháp luật là những quy phạm xung đột hướng dẫn

cách chọn luật áp dụng khi có xung đột pháp luật, việc xác định năng lực của chủ thé

chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tìm hiểu một số quy tắc xác định thẩm quyền giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một vài trường hợp, hoặc giải quyết về quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam khi luật Việt Nam được áp dụng giải quyết

2.1.1 Năng lực trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngồi hợp đơng của cá nhân và pháp nhân trong tư pháp quốc tế

Trong việc xem xét năng lực của cá nhân và pháp nhân trong tư pháp quốc té, Luật Việt Nam đưa ra các nguyên tắc xác định là những quy phạm xung đột được quy định trong Bộ luật dân sự Việt Nam và các văn bản có liờn quanđ,

â Xem phan thứ bảy của Bộ luật dân sự và Nghị định 138/2006/ND-CP hướng dẫn Bộ luật dân sy về quan hệ dân sự có u tơ nước ngoài

Trang 29

2.1.1.1 Năng lực pháp luật của cá nhân và năng lực hành vì của cá nhân

Theo Điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật dân sự về quan hệ

dân sự có yếu tố nước ngồi, thì quan hệ có yếu tố nước ngồi là các quan hệ dân sự, hơn nhân và g1a đình, kinh doanh, thương mại và lao động có ít nhất một trong các bên

tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước

ngoài Như vậy xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi cua người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Đối với người nước ngoài, cũng theo Điều này, người nước ngoài là người khơng

có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch

Theo Điều 761 Bộ luật dân sự thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân người nước ngoài được xác định: “! Nang lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch 2 Người nước ngồi có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác " Như vậy, luật của nước mà người nước ngoài mang quốc tịch được áp dụng xem xét về năng lực pháp luật, trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài xác định giống như công dân Việt Nam va được xác định theo các quy định từ Điều 14 đến Điều 16 của Bộ luật dân sự

Vẻ năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại khoản 1, khoản 2 Điều 762

Bộ luật dân sự cũng được xác định theo luật của nước nơi người nước ngồi là cơng dân, khi người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể: “7 Năng lực hành vì dân sự của cá nhân là người

nước ngoài được xác định theo pháp luat cua nước mà người đó là công dân, trư trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác 2 Trong trưởng hợp người nước ngoài xác láp, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì nang lực hành vị dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng

hỗa xã hội chủ nghĩa Việt Nam `

Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi, theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì xét năng lực pháp luật như công dân Việt Nam và trường hợp người nước ngoài xác lập thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi được xác định theo pháp luật Việt Nam Vì thế, căn cứ trên những nguyên tắc

mà hiến pháp và pháp luật Việt Nam dành cho người nước ngoài: nguyên tắc có đi có

Trang 30

lại, nguyên tắc đối xử như cơng dân .thì trong trường hợp người Việt Nam định cư tại nước ngoài nên “nhập gia tùy tục”, có nghĩa là trong trường hợp người Việt Nam định cư tại nước ngồi, thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo pháp luật sở tại, là

pháp luật nơi người đó cư trú, xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự”

2.1.1.2 Năng lực pháp luật của pháp nhân

Theo Điều 765 Bộ luật dân sự Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định: “! Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này 2 Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác láp, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân

sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam.” Như vậy, đối với pháp nhân nước ngoài, luật của nước nơi pháp nhân thành lập được áp dụng xem xét năng lực pháp luật của pháp nhân đó, nếu pháp nhân nước

ngoài xác lập và thực hiện những giao dịch tại Việt Nam thì năng lực pháp luật của

pháp nhân nước ngồi đó được xác định theo pháp luật của Việt Nam

Ngoài ra, việc xác định năng lực pháp luật của các chủ thể khác là cơ quan, tơ chức

nước ngồi, tơ chức quốc tế, dựa theo Điều 408 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 về Năng

lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngồi, tơ chức quốc tế trong tố tụng dan su, thi: “J Nang lực pháp luật tổ tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức được thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác 2 Năng lực pháp luật tổ tụng dân sự

của tổ chức quốc tế được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập

tơ chức đó, quy chế hoạt động của tô chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế đã ký kết với Cơ quan có thẳm quyền của Việt Nam ”, như vậy, dựa trên Điều 408 này, có thể suy luận, việc xác định năng lực pháp luật của cơ quan, tơ chức nước ngồi (khơng phải là pháp nhân) được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức nước ngồi đó

thành lập, đối với các tổ chức quốc tế, thì năng lực pháp luật được xác định theo các

quy định trong điều ước quốc tế”),

2.1.2 Thâm quyên giải quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đơng trong một vài điển hình

Xác định thâm quyên giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự

quốc tế là một việc phức tạp, và ưu tiên trước khi đi tìm một hệ thống pháp luật cụ thể

(22 Hiện tại chưa có văn bản nào điều chỉnh vấn đề xét đến năng lực của cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngồi, vì thé van dé nay chủ yếu còn là quan điểm, riêng người viết có quan điểm như trên

3) Hiện tại chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể việc xác định năng lực pháp luật của Các cơ quan, tơ chức nước ngồi (khơng phải là pháp nhân), cũng như cách xác định năng lực pháp luật của các tổ chức quốc tế,

vì thế người viết dựa vào Điều 408 Bộ luật tố tụng dân sự để suy luận cho việc xác định năng lực pháp luật của

các chủ thể này

Trang 31

được áp dụng giải quyết khi có xung đột pháp luật Các quốc gia thường quy định cụ

thể thâm quyên giải quyết các tranh chấp trong các văn bản pháp luật của mình và trong các điều ước quốc tế Bên cạnh đó, để bảo vệ pháp chế, các nguyên tắc căn bản và bảo lưu trật tự công cộng, trong một số trường hợp các quốc gia quy định về thẩm quyền độc quyền của mình, và cả quyền khước từ xét xử dân sự quốc tế”? .Để xác định thấm quyên giải quyết các vần đề phát sinh, cơ quan tư pháp sẽ dựa vào các dấu hiệu, các quy tắc được pháp luật trong nước hoặc điều ước quốc tế có liên quan quy định

Có nhiều quy tắc, dẫu hiệu làm cơ sở để xác định thâm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án tư pháp đối với các vụ việc tư pháp cụ thể”, Trong việc xác định thâm quyên của tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, mà cụ thé là thâm quyên trong quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, Tịa

án Việt Nam căn cứ vào các dẫu hiệu được quy định cụ thê tại Điều 410 thuộc Chương

XXXY của Bộ luật tố tụng dân sự, vì vậy xin đưa một vài trường hợp điển hình mà

Tịa án Việt Nam có quyền tài phán để giải quyết tranh chấp trong dân sự quốc tế

2.1.2.1 Khi sự việc xảy ra tại Việt Nam

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế là quan hệ dân sự mang yếu tô nước ngồi, vì vậy khi quan hệ này phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam thì trong quan hệ đó phải có yếu tố nước ngồi” , theo điểm d, khoản 2, Điều 410, Bộ luật tố tụng dân sự, thì Tịa án Việt Nam có thầm giải quyết vụ việc dân sự có yếu tổ nước ngoài trong trường hợp: “đ) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ

để xác lap, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có Ít nhất một trong các ẩương sự là cá nhân, cơ quan, tổ Chức ước ngoồi; ”, căn cử vào Điều này, quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng phát sinh thuộc thấm quyền của Tòa án Việt Nam khi thỏa hai điều

kiện: Một là, quan hệ phát sinh theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thô Việt

Nam và cuối cùng là phải có yếu tố nước ngồi Ví dụ: Trên đường đi chơi tết, anh A quốc tịch Việt Nam đã gây tai nạn cho Maia là khách du lịch của Thái lan, sự việc xảy

ra ở Việt Nam, trong điều kiện như vậy, Maia có thể khởi kiện anh A tại Tòa án Việt

Nam đề yêu cầu bồi thường thiệt hại

Khi sự việc xảy ra liên quan đến cả hai người đều là người nước ngoài phát sinh

trên lãnh thổ Việt Nam mà khi thỏa các điều kiện tại điểm d, khoản 2, Điều 410 thì

Trường hợp này xảy ra khi một bên chủ thể trong tranh chấp là một quốc gia, quốc gia được miễn trừ xét xử trong mọi trường hợp, nếu khơng có được sự đồng ý của quốc gia thì khơng có một tịa án nước nào có thâm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn trong dân sự

>) Xem phần các quy tắc xác định thâm quyền xét xử trong dân sự quốc tế, tập bài giảng Tư pháp quốc tế của Khoa Luật, trường đại học Cần Thơ 2002, trang 37, 38, Bài 3 Xung đột về thẫm quyền xét xứ và xung đột về

định danh trong tư pháp quốc tế

26) Xem khoản 2 Điều 405 Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Trang 32

Tòa án Việt Nam vẫn có quyền tài phán trong trường hợp này, nghĩa là khi có phát

sinh quan hệ về bởi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà việc điều chỉnh thuộc phạm vi

có hiệu lực theo pháp luật Việt Nam (hoặc xảy ra ở Việt Nam), và tồn tại ít nhất một

bên có yếu tố nước ngoài (hai hay nhiều bên) thì Tịa án Việt Nam vẫn có thâm quyền

giải quyết, cụ thể như: Công ty Y là pháp nhân của Singapore có chỉ nhánh tại Việt

Nam, trong chuyến chuyên hàng từ Singapore về Việt Nam, đến vùng biển của Việt Nam, tàu của công ty Y gây tai nạn với một tàu của công ty Z pháp nhân Nga, để yêu cầu bởi thường thiệt hại thì cơng ty Z có thê khởi kiện cơng ty Ytại tịa án của Việt Nam

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trên lãnh thổ

Việt Nam mà khi ít nhất một bên hoặc cả hai đều là người nước ngoài (hoặc chủ thé

khác mang yếu tố nước ngoài) thuộc trường hợp tại điểm d, khoản2, Điều 410 Bộ luật

tố tụng dân sự thì tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết trong tất cả các trường hợp thuộc thâm quyền chung? về giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

2.1.2.2 Khi sự việc xảy ra ở HIWỚC ngoài

> Sự việc xảy ra ở nước ngoài mà khi cả hai đêu là người Việt Nam

Đây là trường hợp mà tại điểm đ, khoản 2, Điều 410 thì Tịa án Việt Nam có thấm

quyên giải quyết vụ việc dân sự có yếu tơ nước ngồi khi: “đ) Vụ việc dân sự về quan

hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm đứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đêu là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam”, đầy là trường hợp mà Tòa án Việt Nam có thẩm quyên tài phán giải quyết về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế, theo dẫu hiệu như trên, để vụ việc dân sự thuộc thâm quyền tài phán của Việt Nam

thì phải thỏa các điều kiện về bản chất của quan hệ đó hoặc nơi phát sinh quan hệ, chủ

thể trong quan hệ phải mang quốc tịch Việt Nam, và ít nhất một bên cư trú tại Việt

Nam Ví dụ: Anh A quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, trong quá trình đi du lịch tại Singapore, một du học sinh Việt Nam là D gây tại nạn cho A, như vậy căn cứ vào dấu hiệu của ví dụ này, ta thấy đây là quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trên lãnh thơ nước ngồi, cả hai đương sự đều là người Việt Nam, và có ít nhất một bên cư trú tại Việt Nam, trong trường hợp này Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm

quyền giải quyết nếu như anh A kiện đòi bồi thường thiệt hại Tại khoản 2, điểm đ

cùng điều luật, ngoài các dâu hiệu như: sự việc xảy ra ở nước ngoài, cả hai đương sự

“” Thâm quyền chung là thẩm quyền của tòa án được quy định chung cho tất cả các trường hợp và khơng mang tính chất bắt buộc nguyên đơn ,phải kiện tới Tòa án của một qc gia mà có thể chọn Tòa án của một quốc gia khác có liên quan Ngoài ra cần xem thêm Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 để biết thêm các quy định chung về thâm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Trang 33

cùng là người Việt Nam, thì Bộ luật cịn sử dụng thêm cụm từ “nguyên đơn hoạc bị

đơn cư trú tại Việt Nam”, xét về dẫu hiệu cư trú và sử dụng từ “cư trú”, làm ta nghỉ đến Điểm đ Điều 410 này chỉ điều chỉnh duy nhất thể nhân, tuy nhiên, trong trường

hợp này cần hiểu khác, bởi vì trong trường hợp có phát sinh vụ việc dân sự mà trong đó có đương sự là pháp nhân thì thuật ngử “cz ir” trong trường hợp này sẽ được hiểu là trụ sở của pháp nhân đó” Ví dụ như: Cơng ty H và công ty K là hai công ty pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hai công ty chuyên sản xuất hàng may mặc, trong quá trình mở rộng thị trường, hai công ty cũng mở chỉ nhánh tại Lào, để

cạnh tranh với nhau trên thị trường Lào, công ty H đã dùng một số biện pháp cạnh

tranh mà doanh nghiệp K cho rằng trái pháp luật Lào, cũng như pháp luật Việt Nam, vì vậy để bảo vệ quyền lợi của mình, cơng ty K đã khởi kiện tại tòa án Việt Nam địi cơng ty H bồi thường thiệt hại, trong trường hợp này, sự việc về cạnh tranh không lành

mạnh diễn ra tại nước ngoài, các bên đều là tổ chức Việt Nam, và có trụ sở tại Việt

Nam, vì vậy Tịa án Việt Nam có thâm quyền giải quyết theo đúng tinh thần của điểm

đ, khoản 2, Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự

Như vậy, trong trường hợp có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mà quan hệ đó phát sinh ở nước ngồi, thì tòa án Việt Nam vẫn có thâm quyền

giải quyết khi trong quan hệ đó các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt

Nam

> Khi vụ việc mà nguyên đơn ở Việt Nam

Tại điểm c, khoản 2, Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự, thì Tòa án Việt Nam giải

quyết vụ việc dân sự trong trường hợp mà: “c) Nguyên đơn là công dân nước ngồi,

người khơng quốc tịch cư trú, làm an, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc

dân sự về yêu câu đòi tiên cấp dưỡng, xác định cha mẹ”, Ö đây nếu xét đến dẫu hiệu

cư trú của nguyên đơn và mục đích của vụ việc dân sự thì áp dụng Điều luật này cho

việc bởi thường thiệt hại để xem xét thâm quyền của Tòa án Việt Nam không đạt được, tuy nhiên, theo khoản 1 Diéu 410 thi: “1 Tham quyền của Tòa án Việt Nam giải

quyết các vụ việc dân sự có yếu tổ nước ngoài được xác định theo quy định tại Chương LH của Bộ luật này, trừ trưởng hợp Chương này có quy định khác”, nghĩa là trong trường hợp giải quyết các vụ việc dân sự có yếu nước ngồi, thâm quyền của Tòa án Việt Nam còn được xác định theo chương III của Bộ luật tố tụng dân sự, và theo khoản

1, điểm d, Điều 36 của Bộ luật tố tụng dân sự: “đ) Nếu tranh chấp về bơi thường thiệt

hại ngồi hợp đồng thì nguyên đơn có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quYẾT ”, tuong ty tại diém d, Khoan 1 Điều này: “Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trợ cấp khi chấm

® Tự pháp quốc tế Việt Nam, TS Dé Van Dai — PGS Ts Mai Hồng Quỳ, Trường đại học luật TP Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia 2010

Trang 34

đứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyên và lợi tch lién quan dén viéc lam, tién lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đổi với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết”

Xin đưa ra một ví dụ cho Điểm d, khoản 1, Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự làm dẫn giải: anh Susan là chồng của E, Susan mang quốc tịch Singapore, trong lần về quê với

vợ ở Việt Nam, anh Susan đã bị C gây tại nạn, dé yêu cầu bồi thường thiệt hại thì

Susan có thể kiện địi C bồi thường thiệt hại tại Tòa án nơi xảy ra sự việc gây thiệt hại,

Tòa án Việt Nam sẽ có thắm quyền giải quyết trong trường hợp này

Và một ví dụ để cụ thê cho điểm đ, khoản 1, Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự: công ty BD là công ty pháp nhân nước X, đang xây dựng chi nhánh ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng trụ sở chi nhánh, công ty đã thuê lao động cơng trình ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng, một công nhân lao động là A bị tai nạn, để kiện yêu yêu cầu bồi

thường thiệt hại thì A có thể kiện tại Tóa án nơi anh đang thi cơng cơng trình hoặc nơi

cư trú giải quyết

Như vậy, theo điểm c, khoản 2 và khoản 1 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự, thì thấm

quyền của Tịa án Việt Nam còn được xác định dựa vào Chương II của Bộ luật này,

cụ thể để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra có yếu tố nước ngoài, thi

thầm quyền của Tòa án Việt Nam còn được xác định theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu”?

2.1.3 Pháp luật Việt Nam về việc áp dụng pháp luật trong quan hệ trách nhiệm

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trong việc giải quyết các vẫn đề phát sinh khi tham gia vào quan hệ quốc tế,

trong đó có các quan hệ dân sự, tat cả các quốc gia điều ấn định riêng cho mình những

cách thức và biện pháp giải quyết cụ thể khi có tranh chấp phát sinh, các quy phạm

pháp luật là những chế định chứa đựng những cách thức và biện pháp đó, trong đó có các quy phạm xung đột khi có xung đột pháp luật Trong việc điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam cũng có những nguyên tắc và cách thức giải quyết được quy định cụ thẻ

2.1.3.1 Khi hai quốc gia khác nhau cùng điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp động

Bộ luật dân sự Việt Nam giải quyết các quan hệ dân sự phát sinh có yếu tố nước

ngồi được quy định tạ PHÂN THỨ BẢY, ở phần này, các quy định chủ yếu tập

chung giải thích các vấn đề phát sinh thuộc quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, và có sử dụng các quy phạm xung đột để “bày tỏ” nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng của

Việt Nam để giải quyết cụ thể các vấn đề phát sinh

® Xem thêm Điều 36 về thâm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu và xem thêm các quy định vê thầm quyên cua Tòa án trong Chương 3 của Bộ luật tô tụng dân sự

Trang 35

Trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại khoản 1 Điều 773 Bộ luật dân sự

quy định: “J7 Việc bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật

của nước nơi xảy ra hành vì gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành

vỉ gây thiệt hại”, như vậy, đỗi với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngồi, Luật Việt Nam sử đụng quy phạm xung đột để giải quyết, cụ thê là khi có quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh, Luật Việt Nam đưa

ra nguyên tắc xác định pháp luật để giải quyết và với hai pháp luật có thể được sử

dụng trong trường hợp này, đó là: pháp luật của nước nơi xảy ra hành vị gây thiệt hại hay pháp luật nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại, như vậy ví dụ như có một vụ tai nạn xảy ra trên lãnh thô của Việt Nam mà thiệt hại lại hiện diện trên lãnh thô của Thái Lan, vậy trong trường hợp dẫn chiếu tại khoản 1 Điều 773 thì trong

trường hợp này cả Luật Việt Nam và Luật Thái Lan điều có thầm quyền giải quyết vụ

việc này Trên thực tế giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, việc xác định pháp luật áp dụng giải quyết trong trường hợp này của Luật Việt nam có phần giống Pháp luật của Đức và mốt số quốc gia ở Đông Âu khác, nghĩa là xác định theo pháp luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại và pháp luật nơi phát sinh hậu quả thực tế, trong trường hợp này, bên bị hại có thể tùy ý chọn lựa một trong hai nơi đó để chọn luật áp dụng có lợi cho mình nhất”),

Tóm lại, theo pháp Luật Việt Nam, giải quyết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại

2.1.3.2 Một số ngoại lệ về việc áp dụng luật trong quan hệ trách nhiệm bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đông

> Thiệt hại do tàu bày, tàu biển gây ra

Theo khoản 2 Điều 773 Bộ luật dân sự: “2 Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam có quy định khác ”

Với quy định tại khoản 2 Điều 773, thì nguyên tắc áp dụng pháp luật của Việt Nam khi có xảy ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển có quốc tịch, như vậy để giải quyết xung đột trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, ngoài nguyên tắc áp dụng luật nơi xảy ra

9) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồn g có yếu tố nước ngoài, Ts Nguyễn Hồng Bắc, Khoa pháp

luật quôc tê, Trường đại học luật Hà Nội Trích ngn từ website:

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/04/07/4721-4/, (ngày 7/4/2011)

Trang 36

hành vi gây thiệt hại (hoặc luật nơi phát sinh hau qua cua hanh vi gay thiệt hạn) thì tư pháp quốc tế đã xây dựng một số nguyên tắc khác để giải quyết xung đột pháp luật trong các trường hợp đặc thù, trong một số hoàn cảnh thì có đơi khi khơng thể xác định được nơi xảy ra hành vị gây thiệt hại (kê cả hậu quả của hành vi này), đó là khi

mà nơi xảy ra thiệt hại không thuộc lãnh thô của một quốc gia nao ca, ma cu thé trong

trường hợp này vụ việc xảy ra ở không phận quốc tế hay hải phận quốc tế, trong tình

huống như vậy thì luật nơi đăng ký tàu bay, tàu biển (luật quốc tịch của phương tiện)

sẽ được xem xét áp dụng giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo đoạn 2 của khoản 2 Điều 773, nếu pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác thì ưu tiên áp dụng những quy định này Như vậy trong trường hợp có sự khác nhau về quy định giữa Bộ luật dân sự Việt Nam và Luật hàng không hoặc Bộ luật hàng hải thì ưu tiên áp

dụng theo các quy định của Luật hàng không hoặc Bộ luật hàng hải Việt Nam

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 về việc áp dụng luật thì: “2 7rưởng hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động hàng khơng dân dụng thì áp dụng quy định của Luật này”, trong trường hợp có phát sinh trách nhiệm

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tàu bay gây ra mà Luật hàng khơng có quy

định thì sẽ áp dụng Luật hàng không giải quyết

Tại khoản 4 Điều 4 Luật hàng không dân dụng 2006 : “4 Pháp luật của quốc gia

nơi xảy ra tại nạn do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau, do tàu bay đang bay gây

thiệt hại cho người thứ ba & mat đất được áp dụng đối với việc bồi thưởng thiệt hại”,

đây là nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong việc xác định luật

áp dụng giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tàu bay gây ra, như vậy theo

quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam, thì Luật áp dụng trong trường hợp tàu bay gây thiệt hại là luật của nước nơi xảy ra sự kiện bồi thường thiệt hại (nơi xảy ra tai nạn do tàu đang bay va chạm hoặc gây cản trở gây thiệt hại cho người thứ ba dưới mặt đất)

Tương tự như vậy, Bộ luật hàng hải 2005 sẽ ưu tiên áp dụng nếu có sự khác nhau

giữa trong quy định của các Luật, Bộ luật, khoản 2 Điều 1 Bộ luật hàng hải quy định:

“2 Trưởng hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam với quy định của luật khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động hàng hải thì áp dụng

quy định của Bộ luật này ”

Theo khoản 3 Điều 3 Bộ luật hàng hải 2005: “3 Trong trường hợp quan hệ pháp

luật hiên quan đến tai nạn đâm va, tiên công cứu hó, trục vớt tài sản chùm dam xay ra

tại nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó

Trang 37

Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn ñâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Tòa án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp

Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở biển cả hoặc trong nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.”

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 3 Bộ luật hàng hải 2005, việc xác định pháp luật áp dụng

khi phát sinh quan hệ dân sự được xác định theo nguyên tắc:

- Đoạn 1 khoản 3 Điều 3 Bộ luật dân sự 2005: “Trong trường hợp quan hệ pháp luật

lién quan đến tai nạn đâm va, tiễn công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm dam xay ra tai

nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó ”, theo

nguyên tắc này, thì luật áp dụng sẽ là luật của quốc gia là nơi xảy ra vụ việc làm phát

sinh quan hệ trách nhiệm dân sự tại vùng nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia đó - Đoạn 2 khoản 3 Điều 3 Bộ luật hàng hải 2005: “Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Tòa án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết

tranh chấp”, với nguyên tắc này, thì luật áp dụng là luật của quốc gia có cơ quan thẩm

quyền đầu tiên thụ lý giải quyết tranh chấp của vụ việc làm phát sinh quan hệ trách nhiệm dân sự xảy ra trên biến cả (không thuộc lãnh thô một quốc gia nao)

- Doan 3 khoản 3 Điều 3 Bộ luật hàng hải 2005: “Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở biển cả hoặc trong nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.”, với

tình huống của đoạn 3, trong trường hợp có phát sinh quan hệ trách nhiệm dân sự, mà

VỤ VIỆC Xảy Ta Ở biển cả hoặc trong nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác là những tàu

biển có cùng quốc tịch thì luật của quốc gia mà các tàu biển mang quốc tịch sẽ được áp dụng

> Thiét hại khi các bên đều mang quốc tịch Việt Nam

Theo khoản 3 Điều 773 Bộ luật dân sự: “3 Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây

thiệt hại và người bị thiệt hại déu la công dan hoac pháp nhân Việt Nam thì áp dụng

pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, với khoản 3 này, việc áp dụng pháp

luật giải quyết về bồi thường thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc mà trong quan

hệ nếu các bên có cùng quốc tịch thì áp dụng luật của nước mà các bên trong quan hệ

đó có cùng quốc tịch giải quyết, dù đó là thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam (có

thê là thiệt hại xảy ra ở biển cả, lãnh thổ của nước ngoài)

Trang 38

Như vậy, theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 138/2006-CP về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài quy định áp dụng trong trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, tại khoản 2 quy định: “2 Trong trường hợp áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bồi thưởng thiệt hại ngồi hợp đồng

thì tuân theo các quy định tại Chương XÃI Phân thứ ba của Bộ luật dân sự và các văn

bản pháp luật khác có liên quan” Vậy khi luật Việt Nam được áp dụng giải quyết về

bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, thì việc giải quyết quyền và nghĩa vụ giữa các

bên sẽ tuân thủ theo các quy định tại Chương XXI Phần thứ ba của Bộ luật dân sự từ

Điều 604 đến Điều 630 của Chương này

Trong trường hợp luật thực chất Việt Nam trực tiếp giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì các vẫn đề về điều kiện phát sinh trách nhiệm bôi thường thiệt hại, nguyên tắc bôi thường thiệt hại, năng lực chịu trách nhiệm boi thưởng thiệt hại, thời hiệu khởi Kiện, việc xác định

thiệt hại sẽ được giải quyết theo các quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam®”,

> Thiệt hại do hành vì cạnh tranh không lành mạnh gây ra

Trong thời kì hội nhập tồn cầu, các doanh nghiệp trong và ngồi nước ln phải đối mặt với các hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng hoạt động trên thị trường liên quan, trong đó có cả cạnh tranh không lành mạnh, như vậy một khi diễn ra việc cạnh tranh trái với các quy định của pháp luật như vậy, và hậu quả là gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp khác, vì thế thiệt hại do hành vi cạnh tranh không

lành mạnh gây ra chính là thiệt hại ngoài hợp đồng, mà chủ thể gây ra thiệt hại phải có

nghĩa vụ bồi thường

Tương tự khi giải quyết các quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác,

quan hệ về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát sinh do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra có thể phát sinh trên lãnh thô Việt Nam với hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất: Bên thực hiện hành vi cạnh tranh không

lành mạnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài với bên bị thiệt hại là tô chức, cá nhân Việt

Nam và trường hợp thứ hai: bên thực hiện hành vị là doanh nghiệp Việt Nam và bên

bị thiệt hại là doanh nghiệp nước ngoài, và khi phát sinh ở nước ngoài: Trường hợp thứ nhất: Một bên là doanh nghiệp Việt Nam và trường hợp hai: cả hai bên là doanh

nghiệp Việt Nam””

Theo khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 thì: “4 Hành vi cạnh tranh không lành

mạnh là hành vì cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kimh doanh trái với các

Ở1) Xem thêm chương XXI Bộ luật dân sự 2005 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

© Béi thường thiệt hại có yếu tố nước ngồi do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra, Ts Đỗ Văn Đại, trường đại học luật TP Hồ Chí Minh, trích nguồn từ website:

http://www hanhchinh.com vn/forum/showthread.php?t=8725 (ngay 12/4/2011)

Trang 39

chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng ”, các hành vi về cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong

luật cạnh tranh từ Điều 39 đến Điều 48 của Chương III, gồm 9 nhóm hành vi được Luật liệt kê và các nhóm hành vi khác do Chính phủ quy định”? Trong việc xác định

pháp luật áp dụng khi có xảy ra sự việc về cạnh tranh tranh không lành mạnh gây thiệt hại, do Luật cạnh tranh chưa có các nguyên tắc chung là các quy phạm xung đột để giải quyết”, và tranh chấp về bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra là một tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vì thế trong trường hợp như vậy, chúng ta áp dụng theo các quy định của Luật chung, nghĩa là sử dụng những quy phạm xung đột pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Điều 773 để lựa chọn pháp luật áp

dụng giải quyết, cụ thể Điều 773 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: “1 Việc bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vì gây thiệt hai 2 Việc bôi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác

3 Trong trường hợp hành vì gây thiệt hại xảy ra ở ngồi lãnh thơ nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam tmmà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại déu la công dân

hoạc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ” 5

Như vậy, thiệt hại do hành vi canh tranh không lành mạnh gây ra là thiệt hại ngoài

hợp đồng, việc xác định pháp luật điều chỉnh tuân theo các quy phạm xung đột được quy định trong Bộ luật dân sự về bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Điều 773 Bộ luật dân sự Việt Nam

2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo

điều ước quốc tế

Trong quan hệ dân sự quốc tế một khi có phát sinh tranh chấp, việc giải quyết

quyền và nghĩa vụ giữa các bên là cần thiết, việc giải quyết về bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng theo điều ước quốc tế là giải quyết trên những nguyên tắc chung được các quốc gia trong quan hệ dân sự ký kết thỏa thuận, sau đây xin đưa một số vấn đề

°°) Xem Chương II luật cạnh tranh 2004 để biết chỉ tiết các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

3 Van dé này sẽ được nêu ở phần thực trạng tại Chương 3 của đề tài này Mục 3.1.1

5) xem phân tích tại Mục 2.1.3 Pháp luật Việt Nam về việc áp dụng luật trong quan hệ trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng

Trang 40

trong việc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo điều ước

quốc tẾ

2.2.1 Năng lực trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngồi hợp dơng của cá nhân và pháp nhân

Trong tất cả các quan hệ xã hội nói chung, vẫn đề xác định năng lực của chủ thê

khi chủ thể đó tham gia vào các quan hệ xã hội là vẫn đề cần thiết, trong quan hệ bồi

thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng, để xác định năng lực hành vi và năng lực

pháp luật của cá nhân và pháp nhân, một số điều ước có những quy phạm xung đột

pháp luật là nguyên tắc xem xét về năng lực của chủ thể mỗi khi có quan hệ bồi

thường thiệt hại phát sinh (hoặc các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khác) giữa

các quốc gia ký kết điều ước

2.2.1.1 Năng lực pháp luật và năng lực hành vì của cá nhân

và năng lực pháp luật, một người muốn tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ

thể nào đó với tư cách là chủ thê thì người này phải có tư cách pháp lý nhất định, điều

này ghi nhận rằng, họ được pháp luật thừa nhận là có khả năng và đủ tư cách của một

chủ thể Còn năng lực hành vi của cá nhân là khả năng bằng chính các hành vi của mình để thực hiện các quyền và gánh vác nghĩa vụ do pháp luật quy định

Theo các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước, việc xác định năng lực hành vi và năng lực pháp luật tuân theo pháp luật của nước nơi đương sự là công dân, hoặc nếu việc ký kết các hợp đồng nhằm giải quyết các nhu cầu thiết yếu thông thường của đời sống hằng ngày thì năng lực hành vi của một người được xác định theo pháp luật nơi ký kết hợp đồng, ví dụ theo khoản 1, khoản 2 Điều 17 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam va Lao: “J Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự sẽ tuân theo pháp luật của nước kí kết mà cá nhân đó là cơng dân

2 Năng lực hành vì dân sự của một người đối với các giao địch dân sự nhằm phục vụ

nhu cau sinh hoạt hàng ngày tuân theo pháp luật của nước kí kết nơi thực hiện các

giao địch dân sự nói trên `

Tương tự như vậy, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam — Nga, tại khoản 1 Điều 19: “7 Năng lực hành vì của cá nhân được xác định theo pháp luật của bên ký kết mà người đó là cơng dân ” Và tại khoản 1, khoản 2 Điều 22 Hiệp định tương trợ và dân sự giữa Việt Nam —- Mông có quy phạm xung đột quy định: “7 Năng lực hành vỉ của một nguời được xác định theo luật pháp của bên ký kết mà người đó là cơng dân

2 Đối với việc giao kết hợp đông nhỏ phục vụ sinh hoạt, thì năng lực hành vi của một người được xác định theo pháp luật của bên ký kết giao kết hợp đồng.”

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w