1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu sự biến đổi của vùng lặp lại thuộc orf94, orf125 của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú (penaeus monodon) tại cà mau

46 421 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 214,92 KB

Nội dung

TÔ VŨ AN TÌM HIỂU SỰ BIÉN ĐỔI CỦA VÙNG LẶP LẠI THUỘC ORF94, ORF125 CỦA VIRUS GÂY BỆNH ĐÓM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon) TẠI CÀ MAU LUÃN VĂN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌc ThỦY sẢn TÔ VŨ AN TÌM HIỂU SỰ BIÉN ĐỔI CỦA VÙNG LẶP LẠI THUỘC ORF94, ORF125 CỦA VIRUS GÂY BỆNH ĐÓM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon) TẠI CÀ MAU LUÃN VĂN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌc ThỦY sẢn TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN 2008 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.s TRẦN THỊ TUYÉT HOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN 2008 MỤC LỤC DANH SÁCH HÌNH DANH SÁCH BẢNG 4 LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Tuyết Hoa đã tận tình chỉ dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Thủy Sản, các bạn lớp BHTS và NTTS K30 đã tận tình giúp đở trong suốt quá trình học tập và làm luận văn này. Xin cảm ơn cha, mẹ, chị, em là một chổ dựa vững chắc cho sự nghiệp và tương lai của bản thân. Tác giả Tô Vũ An TÓM TẮT Cà Mau là tỉnh có diện tích và sản lượng tôm nuôi cao nhất cả nước. Nhưng trong những năm gần đây thì tình hình dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi nó gây trở ngại đối với người nuôi tôm nhất là bệnh đốm trắng do tác nhân White Spot Syndrome Virus (WSSV). Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy WSSV đã có nhiều biến đổi về mặt cấu trúc di truyền. Nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu về đặc điểm gen của virut gây bệnh đốm trắng trên tôm sú nuôi tại Cà Mau và khả năng ứng dụng của vùng lặp lại thuộc ORF94 và ORF125 trong nghiên cứu dịch tể học của Virut gây bệnh đốm trắng. Kết quả phân tích 60 mẫu tôm dương tính với WSSV của 12 ao trong tổng số 24 ao thu tại Cà Mau sử dụng phương pháp PCR- genotyping khuyếch đại vùng lặp lại thuộc ORF94 và ORF125 cho thấy có sự biến động về cấu trúc di truyền của WSSV trên tôm sú tại Cà Mau. Kết quả cho thấy số vùng lặp lại trên bộ gen của WSSV giữa các ao thì khác nhau. Trong cùng một ao nhiễm WSSV thì số vùng lặp lại thường giống nhau 9/12 ao đối với ORF94 và 10/12 ao đối với ORF125. Đối với ORF94 đã xác định được 7 nhóm vùng lặp lại (4 đến 10 vùng lặp lại) trong đó kiểu gen có 6, 8 vùng lặp lại chiếm tỉ lệ cao nhất 24,6%. Còn ORF125 thì có 5 nhóm vùng lặp lại (từ 4 đến 8 vùng lặp lại) trong đó kiểu gen có 6 vùng lặp lại chiếm tỉ lệ cao nhất 47%. Sự khác biệt giữa các vùng lặp lại thuộc ORF94, và ORF125 trên bộ gen WSSV trong các ao tôm bệnh đốm trắng cho thấy đang tồn tại nhiều kiểu gen WSSV khác nhau có khả năng gây bệnh đốm trắng trên tôm. Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trong nghiên cứu về sự lan truyền và phân bố WSSV, làm cơ sở cho việc phòng ngừa và kiểm soát sự bùng phát của bệnh đốm trắng do WSSV gây ra. PHẦN I GIỚI THIỆU Cà Mau là tỉnh nằm ở tận cùng cực nam của tổ quốc có ba mặt giáp biển và hệ thống sông ngòi chằng chịt nên rất thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển. Từ những đầu thập niên 80 nghề nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau (đặc biệt là nghề nuôi tôm sú) đã dần dần phát triển với hình thức nuôi quãng canh truyền thống nhưng năng suất nuôi thấp. Để tăng năng suất thì việc chuyển đổi từ hình thức nuôi quãng canh truyền thống sang bán thâm canh và thâm canh là rất cần thiết. Do hiệu quả kinh tế mà nghề nuôi tôm đem lại nên diện tích và sản lượng tôm nuôi ở Cà Mau không ngừng tăng trong những năm gần đây. Xuất khẩu thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và trong khu vực. Việc thâm canh hóa trong nuôi tôm sú không những tăng năng suất mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Theo thống kê của Bộ Thủy sản mỗi năm có hàng nghìn hecta ao nuôi tôm thương phẩm phải thu hoạch sớm do bệnh trong đó 80% là bệnh đốm trắng. Đây là bệnh nguy hiểm chúng có khả năng lây lan nhanh trong ao và gây thiệt hại lớn (có thể gây chết đến 100% sau 3 - 10 ngày nhiễm bệnh) mà còn có khả năng lây lan qua các khu vực lân cận qua nguồn nước hay các loài giáp xác. Nhưng mức độ gây hại của chúng rất khác nhau ở các vùng và các vụ trong năm (có những ao tôm bị nhiễm đốm trắng thì tôm chết rất nhanh nhưng cũng có ao nuôi bị nhiễm đốm trắng tôm vẫn phát triển bình thường đến khi thu hoạch). Vấn đề này cũng có nhiều giả thiết được đặt ra như: điều kiện môi trường, quản lý và chăm sóc sức khỏe tôm nuôi, tác nhân gây bệnh: sự biến đổi kiểu gen WSSV. Do vậy, Đề tài: "Tìm hiểu sự biến đổi của vùng lặp lại thuộc ORF94, ORF125 của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú (Penaeus monodon) tại Cà Mau" được thực hiện. Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu về đặc điểm gen của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú nuôi tại Cà Mau và khả năng ứng dụng của vùng lặp lại thuộc ORF94, ORF125 trong nghiên cứu dịch tể học của virus gây bệnh đốm trắng. 7 Nội dung nghiên cứu * Xác định sự hiện diện của WSSV trong các mẫu tôm sú thu được tại Cà Mau bằng phương pháp Nested-PCR. Phân tích các dòng WSSV thu được với phương pháp PCR- genotyping khuếch đại vùng lặp lại thuộc ORF94, ORF125. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1Tình hình nuôi tôm biển 2.1.1 Trên thế giới Trên thế giới nghề nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nghề nuôi tôm biển đã xuất hiện rất lâu nhưng nuôi tôm công nghiệp chỉ mới xuất hiện ở những năm 30 của thế kỷ XX ( Nguyễn Văn Hảo, 2003). Nuôi tôm công nghiệp cung cấp hơn 1/3 sản lượng tôm nuôi, nhưng diện tích chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích. Từ đó, nuôi tôm công nghiệp phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nước. Nghề nuôi tôm thương phẩm đã nổi lên như một trong các hệ thống sản xuất thực phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trên Thế giới và các nước Đông Nam Á và là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Đến năm 1980 qui mô và diện tích nuôi tôm biển gia tăng và phát triển theo hướng ngày càng thâm canh hóa. Thái Lan là nước có sản lượng tôm đứng đầu thế giới kế đến là Indonesia, Trung Quốc, Ân Độ, Bangladesh, Việt Nam (Nguyễn Văn Hảo, 2003). Nuôi trồng thủy sản trên Thế giới tăng nhanh trong những năm qua với tốc độ 7,6%, đạt 37,5 triệu tấn vào năm 2001, chiếm 29,1% tổng sản lượng thủy sản (Lê Xuân Sinh, 2005), đến năm 2003 sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 41,9 triệu tấn. Sản lượng tôm biển tăng rất nhanh, năm 2000 thì sản lượng tôm biển đạt được 1.087.900 tấn (Lê Xuân Sinh, 2003), đến năm 2002 sản lượng này tăng lên 1.292.1 tấn. Nhưng trước đó sản lượng nuôi tôm trên Thế giới có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 1994 sản lượng tôm biển trên thế giới là 733.000 đến năm 1995 giảm còn 712.000 và tiếp tục giảm còn 693.000 tấn vào năm 1996 đến năm 1997 còn 660.000 tấn (World Shrimp Farming,1997 trích dẫn bởi Lê Xuân Sinh, 2003). Sản 8 lượng tôm giảm trong những năm này là do dịch bệnh bùng phát và gây thiệt hại ở nhiều nước như Thái lan, Việt Nam (1994- 1996), Peru (1997), các quốc gia dọc bờ biển Đông và Tây Ấn Độ (1994-1995), Indonesia, Philippines (1996). 2.1.2 Việt Nam Việt Nam với bờ biển trải dài 3.260 km từ Quảng Ninh đến Cà Mau vòng qua Kiên Giang nên rất có tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản nước lợ phát triển. Diện tích nuôi tôm gia tăng nhanh chóng từ 50.000 ha (1985) lên đến 295.000 ha (1998) với 30 tỉnh nuôi tôm sú và tăng lên 449.275 ha (2001). Đến năm 2004 diện tích nuôi tôm nước lợ cảnướckhoảng 600.000 ha, với mô hình nuôi quãng canh cải tiến là chủ yếu, ngoài ra còn có các mô hình bán thâm canh, thâm canh chiếm diện tích nhỏ trong đó nuôi thâm canh đạt được năng suất cao khoảng 5 -7 tấn/ ha. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích nuôi lớn nhất cả nước có khoảng 680.1 ha (2005). Sản lượng tôm cùng tăng theo từ 65.282 tấn (1999), tăng lên 103.845 (2000) đến năm 2001 sản lượng tôm nuôi là 162.713 tấn (Lê Xuân Sinh, 2003) , và sản lượng tiếp tục tăng đến 210.000 tấn (2003) (Nguyễn Văn Hảo, 2004) . Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản năm 2005 là 2,65 tỷ USD (Tạp chí khuyến ngư Việt Nam số 45), Năm 2007, xuất khẩu thủy sản của cả nước đã đạt khoảng 925 nghìn tấn trị giá 3,756 tỷ USD, tăng 12,2% về khối lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu trên khi được bổ sung đầy đủ số liệu luỹ kế của cả năm, rất có thể đạt đến mức 3,8 tỷ USD. (Báo thương mại, 2008). Việc xuất khẩu thủy sản được xem là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. 2.1.3 Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu long là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước và cũng là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Tổng diện tích nuôi tôm của khu vực ở năm 2003 chiếm 88% diện tích nuôi tôm của cả nước, sản lượng 146.000 tấn, chiếm 69.5% sản lượng tôm của cả nước, với hình thức nuôi quãng canh cải tiến là chủ yếu 9 như tôm rừng tập trung chủ yếu ở Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, tôm lúa ở Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, bán thâm canh ở Sóc Trăng, Thâm Canh ở Sóc Trăng, Bạc Liêu. Sóc Trăng là tỉnh có nghề nuôi tôm với tốc độ thâm canh hóa cao, năng suất bình quân cao nhất vùng. Năm 2005, tổng diện tích nuôi tôm của Sóc Trăng là 43.211 ha, sản lượng 42.817 tấn, trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 17.481 ha, sản lượng tôm nuôi thâm canh là 13.400 tấn, bán thâm canh là 17.850 tấn, quãng canh cải tiến là 11.567 tấn (Sở Thủy Sản Sóc Trăng, 2005). Năm 2005, Bạc Liêu có diện tích nuôi tôm là 116.473 ha, trong đó có 10.929 ha nuôi thâm canh và bán thâm canh, sản lượng đạt 63.616 tấn (Sở Thủy Sản Bạc Liêu, 2005) 2.1.4 Cà Mau Cà Mau là tỉnh có diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước mà chủ yếu là thủy sản nước lợ. Do Cà Mau có ba mặt giáp biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt, nguồn tài nguyên và nguồn lao động dồi dào nên rất thuận lợi cho thủy sản phát triển. Diện tích và sản lượng nuôi tôm trong những năm 1981 có 14.000 ha đạt 4.500 tấn, năm 1991 tăng lên 60.000 ha, 28.600 tấn, và năm 2000 có tới 153.373 ha với 35.700 tấn (Phùng Văn, 2005) Năm 2001 có 217.898 ha; năm 2002 có 239.398 ha; năm 2003 có 245.338 ha; năm 2004 có 248.174 ha. Trong diện tích nuôi năm 2004 có các loại hình nuôi chủ yếu là: tôm-rừng 46.300 ha, tôm-lúa 43.600 ha, tôm-vườn 22.000 ha, nuôi tôm công nghiệp 580 ha, còn lại là nuôi tôm dạng sinh thái (Phùng Văn, 2005) Năm 2008, Cà Mau có diện tích nuôi tôm 249.000 ha, gồm 35.000 ha rừng - tôm, 40.1ha lúa - tôm, 1.000 ha tôm - vườn, 900 ha tôm công nghiệp, còn lại là diện tích chuyên tôm dạng sinh thái (Nguyễn Tiến Hưng, 2008). 1 0 [...]... 130 mẫu tôm sú thu tại Sóc Trăng, Trà Vinh Kết quả nghiên cứu cho thấy WSSV có 5, 7, 8, 9, 12 vùng lặp lại thuộc ORF94 trong đó kiểu gen có 8 vùng lặp lại chiếm tỷ lệ cao nhất trên 50% Triệu Thanh Tuấn, (2006) cũng sử dụng phương pháp PCR-genotyping khuếch đại vùng lặp lại thuộc ORF94 để xác định số vùng lặp lại của virus gây bệnh đốm trắng trên 169 mẫu tôm sú có dấu hiệu đốm trắng thu ở Cà Mau, Bạc... 9,10 vùng lặp lại (Bảng 4.3) (Hình 4.4) Trong đó 6, 8 vùng lặp lại chiếm tỉ lệ cao nhất so với các vùng khác 24,6%, tiếp sau đó là 5 vùng lặp lại chiếm 20,5%, 7 vùng lặp lại chiếm 13,9%, 4 vùng lặp lại chiếm 10,9%, 10 vùng lặp lại chiếm 3%, và thấp nhất là có 9 vùng lặp lại chiếm 1,5% Bảng 4.3: Kết quả phân tích các nhóm vùng lặp lại thuộc ORF94 trong các ao tôm thu tại Cà Mau 3 3 Số Số mẫu phân tích của. .. ORF94 trên các mẫu tôm nuôi và tôm giống ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã xác định được số vùng lặp lại thuộc ORF94 của WSSV trên tôm giống từ 4 đến 8 và trên tôm nuôi là 4 đến 9 trong đó kiểu gen của WSSV có 7 vùng lặp lại chiếm tỷ lệ cao nhất Lê Vân Hải Yến, (2006) sử dụng phương pháp PCR- genotyping khuếch đại vùng lặp lại thuộc ORF94 để xác định số vùng lặp lại của virus gây bệnh đốm trắng trên. .. lặp lại đối với mẫu tôm thu tại Bạc Liêu và 8 vùng lặp lại đối với mẫu tôm thu tại Cà Mau Pradeep et al., (2007), đã sử dụng ADN ly trích từ tôm hậu ấu trùng, tôm nuôi có nhiễm WSSV tại Ân Độ để xác định số vùng lặp lại thuộc ORF75, ORF94, và ORF125 Đối với ORF94, có 13 kiểu gen được tìm thấy với số vùng lặp lại từ 2 đến 16 Trong đó 7 vùng lặp lại chiếm cao nhất 11,3% không có mẫu nào có số vùng lặp lại. .. của WSSV được phân lặp trên tôm bệnh đốm trắng có số vùng lặp lại là từ 4 đến 9 trong đó 7 vùng lặp lại chiếm tỉ lệ cao nhất 3 4 Theo kết quả nghiên cứu Lê Vân Hải Yến, (2006) xác định số vùng lặp lại thuộc ORF94 trên các mẫu tôm thu tại Sóc trăng là 5, 7, 8, 12, trong đó kiểu gen có 8 vùng lặp lại chiếm nhiều nhất 50%, và tại Trà Vinh là 5, 8, 9 vùng lặp lại và kiểu gen có 8 vùng lặp lại chiếm tỉ lệ... được vùng lặp lại thuộc ORF94 của WSSV có từ 4 đến 16 vùng lặp lại, trong đó kiểu gen có 5 vùng lặp lại chiếm tỷ lệ cao nhất (48,8% ở Bạc liêu, 68,4% ở Cà Mau) Pradeep et al., (2007), đã sử dụng ADN ly trích từ tôm hậu ấu trùng, tôm nuôi có nhiễm WSSV, đồng thời sử dụng cả tôm tự nhiên và cua của Ấn Độ Nghiên cứu tìm hiểu sự thay đổi trên các vùng lặp lại của WSSV đã tìm ra trước đây, bao gồm ORF94, ORF125. .. đại vùng lặp lại thuộc ORF94 và ORF125 nhằm tìm hiểu đặc điểm của vùng lặp lại thuộc ORF94 và ORF125 trên các mẫu tôm thu tại Cà Mau 4.2.1 Kết quả PCR-genotyping khuy ếch đại vùng lặp lại thuộc ORF94 4.2.1.1 Phản ứng PCR-genotyping (ORF94) thực hiện theo qui trình của Trần Thị Mỹ Duyên, (2006) Theo Trần Thị Mỹ Duyên, (2006) thực hiện phản ứng PCR-genotyping khuyếch đại vùng lặp lại thuộc ORF94 của. .. dịch tể học nhằm tìm hiểu đặc điểm gen của virus gây bệnh đốm trắng để ứng dụng trong việc xác định con đường lây truyền của WSSV như: Wongteerasupaya et al., (2003) đã nghiên cứu về dịch bệnh đốm trắng trên 65 mẫu tôm bệnh từ 55 ao tôm nuôi đã bùng phát bệnh đốm trắng ở Thái Lan bằng phương pháp PCR-genotyping sử dụng đoạn mồi khuyếch đại vùng lặp lại thuộc ORF94 để tìm số vùng lặp lại có kích thước... năm 2004 diện tích tôm nuôi bị mất trắng là 18.231 ha 2.4 Đặc điểm của tác nhân gây bệnh đốm trắng 2.4.1 Tác nhân gây bệnh Bệnh đốm trắng do virus gây hội chứng đốm trắng WSSV gây ra trên tôm he (Penaeid) WSSV được tìm thấy ở nhóm tôm he và các loài giáp xác khác: tôm nước ngọt, cua, tôm hùm, chân chèo và ấu trùng côn trùng Bệnh được báo cáo đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1993 trên tôm nhập từ Trung Quốc... có sự biến đổi kiểu gen của WSSV nó tồn tại hai vùng lặp lại trên cùng một bộ gen Có trường hợp trong cùng một mẫu có 2 vùng lặp lại thuộc ORF94 (5/60 mẫu) nghĩa là trong cùng một con tôm có sự hiện diện của hai kiểu gen WSSV Theo Tran Thi Tuyet Hoa et al., (2005) cho rằng sự cảm nhiễm cùng lúc nhiều kiểu gen WSSV trên tôm sú là phổ biến 4.2.2 Kết quả PCR-genotyping khuyếch đại vùng lặp lại thuộc ORF125 . khỏe tôm nuôi, tác nhân gây bệnh: sự biến đổi kiểu gen WSSV. Do vậy, Đề tài: " ;Tìm hiểu sự biến đổi của vùng lặp lại thuộc ORF94, ORF125 của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú (Penaeus monodon). sẢn TÔ VŨ AN TÌM HIỂU SỰ BIÉN ĐỔI CỦA VÙNG LẶP LẠI THUỘC ORF94, ORF125 CỦA VIRUS GÂY BỆNH ĐÓM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon) TẠI CÀ MAU LUÃN VĂN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌc ThỦY. TÔ VŨ AN TÌM HIỂU SỰ BIÉN ĐỔI CỦA VÙNG LẶP LẠI THUỘC ORF94, ORF125 CỦA VIRUS GÂY BỆNH ĐÓM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon) TẠI CÀ MAU LUÃN VĂN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌc ThỦY

Ngày đăng: 23/08/2014, 22:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bui Thi Minh Dieu., Marks, H., Siebenga, J. J., Goldbach, R. W., Zuidema, D., Duong, T. P. & Vlak, J. M. 2004. Molecular epidemiology of White spot syndrome virus within Vietnam. J Gen Virol 85:3607-3618 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Gen Virol
6. Huỳnh Văn Tùng, 2006. Đánh giá thông tin liên quan tới quản lý sức khỏe tôm sú (Penaeus monodon) nuôi ở ĐBSCL. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Penaeus monodon)
8. Lê Như Nguyệt, 2004. Ứng dụng và so sánh các phương pháp phát hiện virus đốm trắng (WSSV) trên tôm sú (Penaeus monodon) bằng kỹ thuật PCR. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Penaeus monodon)
11. Lê Vân Hải Yến, 2006. Tìm hiểu mối quan hệ giữa kiểu gen của WSSV với bệnh đốm trắng trên tôm sú (P. monodon) nuôi tại Sóc Trăng và Trà Vinh.Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: monodon)
18. Nguyễn Văn Hảo, 2004. Một số bệnh thường gặp trên tôm sú (Penaeus monodon). Các phương pháp chẩn đoán và phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Penaeusmonodon)
Nhà XB: Nhà xuất bản NôngNghiệp
1. Báo Thương Mại, 2008. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhanh chóng vượt kế hoạch năm 2007.(http://www.baothuongmai.com.vn/article.aspx?article_id=48873). Ngày truy cập 20/02/2008 Link
7. Hứa Quyết Chiến, 2004. Bước đầu nghiên cứu và thử nghiệm về ảnh hưởng của chế phẩm SH99 đến khả năng phòng bệnh virut (WSSV, MBV) cho tôm sú. http://www.vietlinh.com.vn/tech/disease/SH.htm Link
19. Nguyễn Tiến Hưng, 2008. Đất rừng phương Nam: Nuôi tôm sinh thái cho rừng thêm xanh (Kỳ 5).http://www.thiennhien.net/news/140/ARTICLE/5809/2008-06-16.html.Ngày truy cặp 05/07/2008 Link
2. Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Thành Phố Hồ Chí Minh Khác
5. Đặng Thị Hoàng Oanh, 2007. Bài giảng Nguyên lý và kỹ thuật chẩn đoán bệnh. Trường Đại học Cần Thơ Khác
9. Lê Xuân Sinh, 2003. A Bio-economic Model of a shrimp hatchery in the Mekong River Delta of Vietnam. Luận án tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp- Đại học Sydney, Autralia Khác
12. Lightner DV, 1996. A handbook of pathology and diagnostic procedures for diseases of penaeid shrimp. World aquaculture Society, Baton Rouge, LA Khác
13. Lo, C.F., C.H. Ho, S.E. Peng, C.H. Chen, H.C. Hsu, Y.L. Chiu, C.F. Chang, K.F. Lin, M.S. Su, M.S. Wang, and G.H. Kou. 1997. White spot syndrome baculovirus (WSBV) detected in cultured and captured shrimp, crabs and other arthropods. Dis. Aquat. Ogr, 27:215-225 Khác
14. Marks. H, Josyanne. J. A van Duijse, Zuidema. D and Hulten. W. C, 2005.Fitness and virulence of ancestral white spot syndrome virus isolate from shrimp. Virus research 110, 9-20 Khác
15. Nguyễn Anh Tuấn, 1995. Hiện trạng, thử thách và tiềm năng của nghề nuôi tôm biển trên thế giới và Việt Nam. Hội thảo về quản lý dịch bệnh trong nuôi tôm ở ĐBSCL Khác
16. Nguyễn Minh Niên, 2004. Hiện trạngnuôi trồng thuỷ sản các tỉnh ven biển đ B S CL. Viện NC NTTS II Khác
17. Nguyễn Văn Hảo, 2003. Quản lý sức khỏe tôm nuôi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng đồ hành chính tỉnh Cà Mau - tìm hiểu sự biến đổi của vùng lặp lại thuộc orf94, orf125 của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú (penaeus monodon) tại cà mau
ng đồ hành chính tỉnh Cà Mau (Trang 21)
Bảng 3.2: thành phần và nồng độ hoá chất thực hiện phản ứng PCR-genotyping (ORF125) - tìm hiểu sự biến đổi của vùng lặp lại thuộc orf94, orf125 của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú (penaeus monodon) tại cà mau
Bảng 3.2 thành phần và nồng độ hoá chất thực hiện phản ứng PCR-genotyping (ORF125) (Trang 25)
Hình 4.2: Kết quả điện di sản - tìm hiểu sự biến đổi của vùng lặp lại thuộc orf94, orf125 của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú (penaeus monodon) tại cà mau
Hình 4.2 Kết quả điện di sản (Trang 29)
Bảng 4.1: Một vài thông tin về ao nuôi nhiễm WSSV trong các mẫu tôm thu tại Cà Mau - tìm hiểu sự biến đổi của vùng lặp lại thuộc orf94, orf125 của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú (penaeus monodon) tại cà mau
Bảng 4.1 Một vài thông tin về ao nuôi nhiễm WSSV trong các mẫu tôm thu tại Cà Mau (Trang 30)
Bảng 4.2: Cường độ nhiễm của 10 mẫu kiểm tra Thứ tự điện di  Mẫu phân tích Cường độ nhiễm - tìm hiểu sự biến đổi của vùng lặp lại thuộc orf94, orf125 của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú (penaeus monodon) tại cà mau
Bảng 4.2 Cường độ nhiễm của 10 mẫu kiểm tra Thứ tự điện di Mẫu phân tích Cường độ nhiễm (Trang 32)
Hình 4.4: Kết quả điện di khuyếch đại vùng lặp lại thuộc ORF94 trên mẫu WSSV thu ở Cà Mau - tìm hiểu sự biến đổi của vùng lặp lại thuộc orf94, orf125 của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú (penaeus monodon) tại cà mau
Hình 4.4 Kết quả điện di khuyếch đại vùng lặp lại thuộc ORF94 trên mẫu WSSV thu ở Cà Mau (Trang 34)
Hình 4.5: Kết quả điện di khuyếch đại vùng lặp lại thuộc ORF94 trên mẫu WSSV thu ở Cà Mau - tìm hiểu sự biến đổi của vùng lặp lại thuộc orf94, orf125 của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú (penaeus monodon) tại cà mau
Hình 4.5 Kết quả điện di khuyếch đại vùng lặp lại thuộc ORF94 trên mẫu WSSV thu ở Cà Mau (Trang 36)
Bảng 4.4: Kết quả phân tích các nhóm vùng lặp lại thuộc ORF125 trong các ao tôm thu - tìm hiểu sự biến đổi của vùng lặp lại thuộc orf94, orf125 của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú (penaeus monodon) tại cà mau
Bảng 4.4 Kết quả phân tích các nhóm vùng lặp lại thuộc ORF125 trong các ao tôm thu (Trang 37)
Hình 4.6: Kết quả điện di khuyếch đại vùng lặp lại thuộc ORF125 trên mẫu WSSV thu ở Cà Mau - tìm hiểu sự biến đổi của vùng lặp lại thuộc orf94, orf125 của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú (penaeus monodon) tại cà mau
Hình 4.6 Kết quả điện di khuyếch đại vùng lặp lại thuộc ORF125 trên mẫu WSSV thu ở Cà Mau (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w