1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính

70 352 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 808,5 KB

Nội dung

Bài học kinh nghiệm...42Những kinh nghiệm cần được đúc kết để những cuộc kiểm toán lần sau đạt chất lượng cao hơn...422.4 Quy trình kiểm soát chất lượng trong từng cuộc kiểm toán Báo cáo

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

2.1 Giới thiệu tổng quát về công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính các công ty kiểm toán ở Việt Nam 29

Các nhân tố của hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán BÁO CÁO TÀI CHÍNH .38

Nội dung chính 38

Nhà lãnh đạo 38

1.Bản sắc của nhà lãnh đạo 38

Những người đứng đầu tạo ra bản sắc của công ty kiểm toán Bản sắc này cũng đảm bảo để công ty duy trì các chuẩn mực kiểm toán ở mức độ cao nhất 38

2 Sứ mệnh, nhiệm vụ, giá trị cốt lõi và các chuẩn mực kiểm toán 38

Mỗi hãng kiêm toán có sứ mệnh, nhiệm vụ, giá trị cốt lõi riêng, và phải phù hợp với hệ thống kiểm soát chất lượng kiêm toán 38

3 Kế hoạch chiến lược 38

Kê hoạch chiến lược giúp hãng kiểm toán vạch ra mục tiêu và trách nhiệm 38

4 Kế hoạch kiểm toán chiến lược 38

Hãng kiểm toán có kế hoạch kiểm toán chiến lược để xác định mục tiêu cần đạt được cho từng cuộc kiểm toán 38

5 Quản lý rủi ro 38

Các giám đốc kiểm toán có trách nhiệm quản lý rủi ro liên quan đến công việc thực hiện kiểm toán Trong khi lên kế hoạch kiểm toán, giám đốc kiểm toán xem xét tất cả các thực thể có khả năng xảy ra rủi ro cao 38

Quản lý Nguồn nhân lực 38

1 Thuê ngoài và tuyển dụng 39

Nhóm kiểm toán phải sở hữu các chứng chỉ theo yêu cầu, các kiến thức cần thiết đề đảm bảo tiến hành và hoàn thành cuộc kiểm toán 39

2 Đào tạo và hoàn thiện khẳ năng 39

Nhóm kiểm toán được bổ nhiệm để tiến hành cuộc kiểm toán phải thành thạo và được đào tạo kỹ thuật đầy đủ 39

3 Quản lý và đánh giá công việc thực hiện 39

Nhân viên nhận được những phản hồi hàng kỳ về đánh giá công việc mà họ thực hiện và được hướng dẫn để phát triển nghề nghiệp 39

4 Lợi ích và phúc lợi cá nhân 39

Thực hiện kiểm toán 39

1 Kế hoạch kiểm toán 39

Công việc kiểm toán được lên kế hoạch một cách đầy đủ, và các vấn đề kiểm toán được lựa chọn dựa trên cơ sở của các rủi ro 39

2 Kế hoạch nhân sự cho cuộc kiểm toán 39

Trang 3

Nhân sự cung cấp cho cuộc kiểm toán được tiến hành có hiệu quả 39

3 Công cụ IT 39

Sử dụng công cụ IT thích hợp được xem là một nhân tố nâng cao chất lượng kiểm toán 39

4 Các công cụ và hướng dẫn khác 39

Các công cụ, hướng dẫn và kỹ thuật khác được sử dụng hữu ích và thường xuyên39 5 Thực hiện cuộc kiểm toán 39

Nhóm kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán đúng thời gian quy đinh, phù hợp với chuẩn mực và các chính sách theo quy định cũng như phù hợp với giá phí kiểm toán 39

6 Tư vấn 41

Tư vấn từ bên ngoài đến từ những chuyên gia có đầy đủ kiển thức, kĩ năng để đảm bảo sự chính xác cho những ý kiến mà KIỂM TOÁN VIÊN đưa ra đối với những vấn đề bất thường và phức tạp 41

7 Gíam sát và xem xét lại 41

Một sự giám sát đầy đủ được thực hiện đối với nhân sự của nhóm kiểm toán để cuộc kiểm toán được tiến hành hiệu quả 41

8 Bằng chứng kiểm toán 41

Các bằng chứng đầy đủ và thích hợp được đưa ra để làm cơ sở cho các kết luận trong Báo cáo kiểm toán 41

9 Giấy tờ làm việc 41

Hệ thống các bằng chừng bằng tài liêu được thiết kế để đảm bảo rằng tất cả các bước của cuộc kiểm toán được lưu lại trên giấy tờ làm việc để phục vụ cho cuộc kiểm toán hiện tại và các cuộc kiểm toán tiếp sau 41

10 Báo cáo kiểm toán 41

Báo cáo kiểm toán phải đầy đủ, phù hợp và được viết một cách dễ hiểu cho người đọc 41

Duy trì quan hệ với khách hàng 41

1 Truyền đạt kết quả kiểm toán 41

Kết quả kiểm toán phải được truyền đạt một cách rõ ràng với khách hàng 41

2 Phản hồi từ khách hàng 41

Hãng kiểm toán duy trì một hệ thống mà trong đó sự hài lòng của khách hàng đối với công việc thực hiện được đánh giá 41

3 Mối quan hệ với Hiệp hội kiểm toán 42

Duy trì mối quan hệ với Hiệp hội kiểm toán đảm bảo cho hang kiểm toán có được những thông tin, hiểu biết về ngành nghề của mình 42

Tiếp tục hoàn thiện 42

1 Tiếp tục xem xét lại 42

Trang 4

Việc xem xét lại được tiến hành theo nhiều cách với các cấp độ khác nhau để chắc chắn rằng cuộ kiểm toán đáp ứng được các chuẩn mực và nâng cao chất lượng đầu

ra cho cuộc kiểm toán 42

2 Đầu vào cho việc Tiếp tục hoàn thiện 42

Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán, cần những yếu tố đầu vào khác như sự hợp tác của các nhân viên, các chứng chỉ hành nghề cần thiết

và sự giám sát 42

3 Bài học kinh nghiệm 42Những kinh nghiệm cần được đúc kết để những cuộc kiểm toán lần sau đạt chất lượng cao hơn 422.4 Quy trình kiểm soát chất lượng trong từng cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán Việt Nam 422.4.1 Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 422.4.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 49CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂMSOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TYKIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM 593.1 Sự cần thiết của các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính 59

Trang 5

MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toánđộc lập đã hình thành và phát triển ở Việt Nam hơn 20 năm qua, trở thành nhucầu tất yếu của hoạt động kinh doanh và góp phần nâng cao chất lượng quản lýdoanh nghiệp Kiểm toán độc lập đã tham gia tích cực vào việc đánh giá, xácnhận độ trung thực, hợp lý của các thông tin kinh tế tài chính, góp phần đáng

kể vào sự phát triển của nến kinh tế

Hiện nay, dịch vụ kiểm toán là dịch vụ thiết yếu trong nền kinh tế thịtrường Để cung cấp dịch vụ kiểm toán một cách chất lượng cần phải giảiquyết nhiều vấn đề, trong đó bản thân công ty kiểm toán phải tự hoàn thiệnkiểm soát chất lượng là một trong những vấn đề quan trọng

Với mong muốn được nghiên cứu và góp phần hoàn thiện một phần hệthống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty

kiểm toán Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài “Kiểm soát chất lượng một cuộc

kiểm toán báo cáo tài chính”.

Nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tàichính

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáotài chính tại các công ty kiểm toán Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chấtlượng báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán Việt Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Tổng quan về kiểm toán Báo cáo tài chính

1.1.1 Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính

Theo luật Kiểm toán độc lập: “Kiểm toán Báo cáo tài chính là việc kiểmtoán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán kiểm tra, đưa ra ý kiến về tínhtrung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của Báo cáo tài chính của đơn

Trang 6

vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán” Theo VSA 200,Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành phản ánh các thong tin kinh tế chủ yếu của đơn vị.

1.1.2 Vai trò của kiểm toán Báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được rất nhiều đối tượng quan tâm,

sử dụng và những đối tượng đó luôn muốn có được những thông tin đáng tincậy để phục vụ việc ra quyết định của họ Để giảm bớt những rủi ro mà đốitượng sử dụng thông tin Báo cáo tài chính gặp phải thì Báo cáo tài chính của

dn phải được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán thông qua kiểm toán viênđộc lập Báo cáo tài chính đã được kiểm toán sẽ góp phần gia tăng độ tin cậycủa các thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính

1.1.3 Quy trình của kiểm toán Báo cáo tài chính

1.1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Từ thư mời kiểm toán, Kiểm toán viên tìm hiểu khách hàng với mụcđích hình thành hợp đồng kiểm toán hoặc lập kế hoạch chung cho cuộc kiểmtoán Tiếp đó, Kiểm toán viên cần thu thập các thông tin chung về khách hàng,tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB để xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể

cà chương trình kiểm toán cho từng phần hành Đồng thời, công việc kiểm toáncần chuẩn bị cả phương tiện và lực lượng cho việc triển khai kế hoạch vàchương trình kiểm toán đã xây dựng

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trải qua 6 bước theo sơ đồ sau

Sơ đồ 1.1: Các bước lập kế hoạch kiểm toán

Thu thập thông tin cơ sởThu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Thực hiện thủ tục phân tíchXác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toánTriển khai kế hoạch kiểm toán toàn bộ và chương trình kiểm toán

Chuẩn bị kế hoạch

Trang 7

1.1.3.2 Thực hiện kiểm toán

Đây là quá trình sử dụng các thử nghiệp kiểm soát và thử nghiệm cơ bảnvào việc xác minh các thông tin phản ánh trên Báo cáo tài chính Trình tự kếthợp giữa các thử nghiệm này trước hết phụ thuộc kết quả đánh giá hệ thốngkiểm soát nội bộ Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là không hữuhiệu thì các thử nghiệm cơ bản sẽ được thực hiện ngay với số lượng lớn.Ngược lại, với hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là hữu hiệu thì có thểgiảm bớt các thử nghiệm cơ bản

Quy mô cụ thể của các thử nghiệm cũng như trình tự và cách thức kếthợp giữa chúng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và khả năng phán đoáncủa Kiểm toán viên với mục đích có được bằng chứng đầy đủ và tin cậy với chiphí kiểm toán thấp nhất

1.1.3.3 Kết thúc kiểm toán

Kết quả các thử nghiệm trên phải được xem xét trong quan hệ hợp lýchung và kiểm nghiệm trong quan hệ với các sự việc bất thường, những sựkiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính, nguyên tắc hoạt động lien tục…Trên cơ sỏ đó, Kiểm toán viên lập Báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán vềBáo cáo tài chính được chuẩn hóa và sử dụng rộng rãi

1.2 Tổng quan về chất lượng kiểm toán

1.2.1 Khái niệm về chất lượng kiểm toán

Chất lượng là thước đo giá trị của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Tùythuộc vào góc độ khác nhau, có những định nghĩa và quan điểm khác nhau

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 – Kiểm soát chất lượng

hoạt động kiểm toán thì: “Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thỏa mãn

các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy về ý kiến kiểm toán của Kiểm toán viên, đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của Kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với chi phí hợp lý”.

Như vậy, chất lượng hoạt động kiểm toán được xem xét dưới góc độ:

quan và độ tin cậy cậy kết quả kiểm toán

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

đề ra trong hợp đồng kiểm toán và chi phí dịch vụ kiểm toán phù hợp với mức

độ kiểm toán

Trang 8

Muốn đạt được mục đích trên thì chất lượng hoạt động kiểm toán pháiđược kiểm soát chặt chẽ Việc kiểm soát phải được thực hiện bới chính cáccông ty kiểm toán và có thể được tiến hành bới hội nghề nghiệp hoặc các cơquan chức năng có liên quan.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng kiểm toán

1.2.2.1 Mức độ thỏa mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch cụ kiểm toán

Theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong kiểm toán, tính khách quan

là sự kết hợp giữa tính công bằng, trung thực, tôn trọng sự thật và không cóxung đột về lợi ích Tính khách quan độc lập của Kiểm toán viên là điều kiệntrước tiên để đảm bảo ý nghĩa và giá trị sử dụng của dịch vụ kiểm toán độc lập

Ý kiến kiểm toán đưa ra không làm tăng thêm lượng thông tin cho nhữngngười sử dụng kết quả kiểm toán mà chỉ đảm bảo cho những đố tượng này vềtính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính mà họ được cung cấp Sự đảmbảo này được chấp nhận và có giá trị bởi

(1) Ý kiến kiểm toán được đưa ra bởi chuyên gia kiểm toán có đủ nănglực, trình độ chuyên môn

(2) Tính độc lập, khách quan của ý kiến kiểm toán

Những người sử dụng kết quả kiểm toán chỉ thật sự hài long và thỏamãn khi họ thật sự tin tưởng rẳng ý kiến kiểm toán đưa ra dựa trên cơ sở đó

Để đánh giá được tiêu chí này, người ta xem xét tính tuân thủ các chuẩn mựcnghề nghiệp của Kiểm toán viên và của công ty kiểm toán Điều này thể hiệnkhá rõ qua tính chuyên nghiệp của Kiểm toán viên trong quá trình thực hiệncông việc kiểm toán Việc đánh giá đó cần bao quát các khái cạnh như tính độclập, khách quan và chính trực, kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của Kiểm toánviên, các phương pháp thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán, công tácgiám sát, quản lý cuộc kiểm toán, các thủ tục soat xét, tiến hành báo cáo kiểmtoán…

1.2.2.2 Mức độ thỏa mãn về những đóng góp của Kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của đơn vị được kiểm toán theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước cũng như những quy định riêng của đơn vị

Đối với các nhà quản lý đơn vị được kiểm toán, việc phát hiện và ngănngừa các sai sót trong quản lý tài chính, kế toán không phải lúc nào cũng hoànhỏa và quản lý được toàn bộ Do vậy, Báo cáo tài chính do đơn vị lập vẫn cóthể có những sai sót trọng yếu do những hạn chế trong hệ thống quản lý củađơn vị Trách nhiệm của Kiểm toán viên là phải đảm bảo rằng Báo cáo tài

Trang 9

chính đó không có sai sót trọng yếu Nếu có, Kiểm toán viên cần chỉ ra nhữngsai sót đó để đơn vị sửa chữa và điều chỉnh Đó chính là cơ sở để các nhà quản

lý tin tưởng và đặt hi vọng vào những kiến nghị và ý kiến đóng góp của Kiểmtoán viên Đồng thời, các nhà quản lý có thể hoàn thiện hệ thống quản lý củaminh và nâng cao hiệu quả quản lý kế toán tài chính của đơn vị

Mức độ thỏa mãn của các nhà quản lý đơn vị đối với những đóng gópcủa kiểm toán không cụ thể hóa được bằng số lượng bởi có thể có hoặc không

có các phát hiện và kiến nghị góp ý hoàn thiện hệ thống quản lý của đơn vị.Mức độ thỏa mãn của các nhà quản lý đơn vị chỉ có thể đánh giá ở sự hài long

và đánh giá cao của các nhà quản lý doanh nghiệp về tính chuyên nghiệp vàtrách nhiệm của Kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán

1.2.2.3 Báo cáo kiểm toán được phát hành theo đúng thời gian đã đề

ra trong hợp đồng kiểm toán và chi phí cho dịch vụ kiểm toán ở mực độ phù hợp

Một trong các yêu cầu của thông tin tài chính là tính kịp thời Các thôngtin không được cung cấp đúng lúc sẽ trở nên không có giá trị, đồng thời có thểgây ra nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định quản lý hoặc bỏ lỡ các

cơ hội kinh doanh Mặc dù kiểm toán không phải là kêng cung cấp thông tinriêng biệt, nhưng nó là một khâu thẩm định trong hệ thống cung cấp thông tin.Các thông tin tài chihns do đơn vị lập và được các Kiểm toán viên, công tykiểm toán kiểm tra và đưa ra ý kiển về tính trung thực hợp lý của các thông tinnày trước khi chuyển cho người sử dụng

Về chi phí kiểm toán, tuy không thể hoàn toàn đánh giá được chất lượngcủa một cuộc kiểm toán nhưng nó cũng có thể đánh giá mức độ thỏa mãn nhucầu của những người sử dụng kết quả kiểm toán Nếu giảm thiểu kiểm toánthích hợp sẽ là điều kiện giảm thiểu giá dịch vụ cho khách hàng Đó chính là

sự thể hiện và là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng kiểm toán

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đền chất lượng kiểm toán

1.2.3.1 Các nhân tố bên ngoài

a) Nhu cầu của nền kinh tế

Trong bất lì hình thái xã hội nào, tất cả sản phẩm được sản xuất ra đềudựa vào nhu cầu của các cá nhân, tổ chức tiêu dung trong xã hội Chất lượngđược xem là một nhân tố cấu thành nên sản phẩm, do đó nó không nằm ngoàiquy luật trên Nhu cầu của nền kinh tế ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểmtoán thể hiện qua:

 Đòi hỏi của xã hội

Trang 10

Mỗi đối tượng khách hàng khi sử dụng dịch vụ kiểm toán đều xuất phát

từ mục đích riêng, có thể xuất phat từ quy định quản lý nhà nước, yêu cầu quản

lý công ty hoặc do yêu cầu của bên thứ ba Cho dù kiểm toán cho đối tượngnào cũng phải tuân thủ pháp luật, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp… Đốivới mỗi đối tượng trên, pháp luật có những quy định riêng dẫn đến mục đíchkiểm toán không giống nhau Điều đó gây ảnh hưởng đến chất lượng kiểmtoán

 Trình độ kinh tế - xã hội

Các nước phát triển đã có nhiều năm kinh nghiệm đi trước nên một điềukhông thể tránh khỏi là hệ thống lý luận về kế toán và kiểm toán cũng như quytrình nghiệp vụ sẽ khác với những nước đang phát triển, nơi mà đội ngũchuyên gia kiểm toán vẫn chưa được đào tạo đầy đủ và bài bản Chính các yếu

tố trên đã ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ kiểm toán Do vậy, để có đánh giáđúng về chất lượng dịch vụ kiểm toán cần phải đặt trong tình hình phát triểnchung của nền kinh tế

b) Cơ chế quản lý kinh tế

Bất kì tổ chức nào hoạt động trong nền kinh tế đều chịu sự tác động củachính sách quản lý của Nhà nước Cơ chế quản lý kinh tế ảnh hưởng tơi chấtlượng dịch vụ kiểm toán như sau:

 Tổ chức quản lý chất lượng

Khi nhu cầu về dịch vụ kiểm toán ngày càng cao, điều tất yếu là sự xuấthiện của các công ty kiểm toán ngày càng nhiều Điều này dẫn đến kết quả lànhà nước không thể kiểm soát hết mọi hoạt động của các công ty kiểm toán

Để khắc phục tình trạng trên, sự ra đời của các tổ chức quản lý chất lượng làmột điều tất yếu Các tổ chức này sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát các công tykiểm toán trong ngành Thông thường, một ý kiến của tổ chức quản lý chấtlượng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của các công ty kiểm toán Hiện nay, ở ViệtNam có các tổ chức quản lý chất lượng kiểm toán như: Hội kiểm toán viênhành nghề Việt Nam (VACPA), Hội kế toán và kiểm toán (VAA)

Trang 11

1.2.3.2 Các nhân tố bên trong

Đây là các nhân tố thuộc phạm vi bên trong công ty kiểm toán Đây lànhững nhân tố căn bản nhất quyết định đến chất lượng dịch vụ kiểm toán hiệnnay Các yếu tố bên trong bao gồm:

a) Yếu tố con người

Hiện nay, quan điểm quản trị hiện đại đánh giá yếu tố con người là nhân

tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.Điếu này càng thấy rõ hơn trong các công ty kiểm toán Kiểm toán là quá trìnhKiểm toán viên thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán để từ đó đưa racác quyết định của mình Qúa trình này phụ thuộc rất nhiều vào sự xét đoáncủa Kiểm toán viên Nếu đội ngũ nhân viên kiểm toán và các cấp lãnh đạotrong công ty được đào tạo chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm thì chấtlượng dịch vụ kiểm toán sẽ được nâng cao thêm một bậc rõ rệt

b) Yếu tố kĩ thuật

Để cụ thể hóa các chuẩn mực kiểm toán, hầu hết các công ty kiểm toánđều xây dựng cho mình các quy trình, kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán,đánh giá rủi ro tiềm tang, rủi ro kiểm soát… Hệ thống kĩ thuật này giúp chocông việc cảu nhóm kiểm toán tại đơn vị khách hàng được diễn ra nhanh chóng

và hiệu quả, tiết kiệm chi phí Ngoài ra, hệ thống các quy trình này đang được

sự giúp sức đắc lực của các phần mềm máy tính Các phần mềm này do cácchuyên gia trong ngành thiết kế để cung cấp số liệu để phân tích, đánh giá rủi

ro Qua đó, sự chuyên nghiệp và uy tín của các công ty kiểm toán sẽ được nângcao khi sử dụng các phương pháp khoa học trong việc thu thập các bằng chứngkiểm toán, đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanhbình thường của khách hàng

c) Yếu tố quản lý

Quản lý là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh tế xã hội.Đối với hoạt động kiểm toán độc lập, yếu tố quản lý cuộc kiểm toán cũng nhưchất lượng kiểm toán có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo tuân thủ nhữngchuẩn mực nghề nghiệp, các yêu cầu kĩ thuật của công ty, góp phần đảm bào

và nâng cao uy tín của công ty kiểm toán Bất kì tổ chức nào trong nền kinh tế,muốn thành công thì ngoài các yếu tố đầu vào như tài nguyên thiên nhiên, conngười, vốn đầu tư thì phải kết hợp thêm kĩ năng quản lý của doanh nghiệp Đốivới hoạt động kiểm toán, quản lý nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được thựchiện theo đúng chuẩn mực, nghề nghiệp, thủ tục và quy trình kiểm toán, chínhsách phục vụ khách hàng của công ty Nếu hoạt động quản lý diễn ra tốt thìchất lượng dịch vụ kiểm toán sẽ ngày càng được nâng cao

Trang 12

d) Các yếu tố về điều kiện và phương tiện làm việc

Đây là các yếu tố về trang bị kĩ thuật, thiết bị máy tính, fax, mạng nội

bộ, thiết bị liên lạc…Các yếu tố này sẽ giúp Kiểm toán viên thực hiện côngviệc một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng kiểm toán

1.2.4 Mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán

Tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán có thể chiathành các yế tố đầu vào, yếu tố đầu ra hoặc yếu tố hoàn cảnh Tất cả các yêu tốnày ảnh hưởng đến nhau và ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán

Dựa trên sơ đồ, ta có thể xem xét chất lượng kiểm toán dựa trên 3 mặt

cơ bản: đầu vào, đầu ra, và các yếu tố về hoàn cảnh Có rất nhiều nhân tố đầuvào cho chất lượng kiểm toán chứ không riêng các chuẩn mực kiểm toán Mộtnhân tố đầu vào quan trọng là sự đóng góp cá nhân của Kiểm toán viên như kĩnăng và kinh nghiệm kiểm toán, giá trị đạo đức…Một nhân tố đầu vào quantrọng khác là chu trình kiểm toán Chu trình kiểm toán liên quan tới các vấn đềnhư phương pháp luận kiểm toán, hiệu quả của các công cụ kiểm toán được sửdụng, sự hữu hiệu của các kĩ thuật kiểm toán …; tất cả đóng góp cho chấtlượng kiểm toán

Các yếu tố đầu ra là những nhân tố quan trọng cho chất lượng kiểm toánbởi các yếu tố này được xem xét bởi các cổ đông trong việc đánh giá chấtlượng kiểm toán Ví dụ, một báo cáo kiểm toán được xem như ảnh hưởng tíchcực đến chất lượng kiểm toán nếu nó truyền đạt rõ ràng kết quả cuộc kiểmtoán

CONTEXT FACTORS

AUDIT QUALITY

Trang 13

Sự tương tác của Kiểm toán viên với những người có thẩm quyền trong công ty khách hàng về những vấn đề liên quan đến chất lượng của báo cáo tài chính và sự thiếu sót của kiểm soát nội bộ cũng có thể xem là ảnh hưởng tích cực đến chất lượng kiểm toán.

Ngoài ra, có những nhân tố thuộc về hoàn cảnh cũng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán Ví dụ, các quy định về pháp luật có thể ảnh hưởng tích cực đến chất lượng kiểm toán nếu nó tạo ra một cơ cấu mà các cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả Hoặc chất lượng của cơ cấu tổ chức báo cáo tài chính cỏ thể ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán

Các nhân tố này không phải là những ảnh hưởng mang tính một chiều

Ví dụ, việc tiếp xúc và làm việc với Ban giám đốc công ty khách hàng có thể ảnh hưởng đến hành động của khách hàng về những vấn đề kiểm toán liên quan Ngược lại, ban giám đốc công ty khách hàng có thể ảnh hưởng đến bản chất và hành động của Kiểm toán viên trong suốt cuộc kiểm toán Bên cạnh đó,quy định của pháp luật có thể tác động trực tiếp đến chu trình kiểm toán và ngược lại, chất lượng của các chuẩn mực kiểm toán cũng có thể tác động đến bản chất và phạm vi của các quy định Rõ ràng, các yếu tố này có liên quan đếnnhau và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng kiểm toán

1.3 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.3.1 Khái niệm về kiểm soát chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 – Kiểm soát chất lượnghoạt động kiểm toán, kiểm soát chất lượng Báo cáo tài chính bên trong công ty

kiểm toán được hiểu là: “Qúa trình mà Kiểm toán viên độc lập và công ty kiểm

toán thực hiện các chính sách, thủ tục kiểm soát chất lượng đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty kiểm toán và đối với từng cuộc kiểm toán”.

Như vậy, kiểm soát chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính là đi xemxét 2 vấn đề chính:

Thứ nhất là các chính sách, thủ tục của các công ty kiểm toán có lien quan đến công tác kiểm soát chất lượng Báo cáo tài chính.

Trang 14

Thứ hai là những thủ tục kiểm toán lien quan đến công việc được giao cho Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán trong một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính cụ thể.

1.3.2 Mục tiêu của kiểm soát chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính

Mục tiêu chung của kiểm soát chất lượng kiểm toán là nhằm hỗ trợ cáccông ty kiểm toán bảo đảm cho Kiểm toán viên của mình tuân thủ đúng cácchuẩn mực nghề nghiệp hiện hành và các chuẩn mực chất lượng theo quy định

đề ra, nhằm tạo ra những sản phẩm kiểm toán đạt tiêu chuẩn chất lượng, đápứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán Các mục tiêu cụ thểlà:

 Việc kiểm toán được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kiểmtoán, quy trình kiểm toán, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán vàcác quy chế, quy định khác trong hoạt động kiểm toán

 Các thành viên của nhóm kiểm toán hiểu rõ và nhất quán kế hoạchkiểm toán, tổ chức thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán

 Các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán có đầy

đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, phù hợp với chuẩn mực đã được quy định.Tất cả các lối, thiếu sót và các vấn đề không bình thường phải được nhận biết,ghi lại bằng văn bản và giải quyết đúng đắn hoặc báo cáo cho người có thẩmquyền cao hơn xem xét và xử lý

 Rút ra những kinh nghiệm nhằm cải thiện hoạt động kiểm toán trongtương lai Những kinh nghiệm đó cần phải được nhận biết, ghi chép và phảiđược đưa vào kế hoạch kiểm toán kì sau mà trong các hoạt động phát triểnnhân sự

1.3.3 Các cấp độ của kiểm soát chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính

Kiểm soát chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính được bất đầu ngay từngày làm việc đầu tiên của Kiểm toán viên và sẽ được duy trì cho đền ngàylàm việc cuối cùng của họ Đó không phải là một công việc tách biệt mà là mộtquá trình xuyên suốt nhằm củng cố mọi phương diện hoạt động của một công

Trang 15

và đối với từng cuộc kiểm toán cụ thể Kiểm soát chất lượng kiểm toán khôngchỉ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán mà còn là một biện pháp hữuhiệu để giảm thiểu các rủi ro phát sinh từ việc tranh chấp trách nhiệm nghềnghiệp.

a) Kiểm soát chất lượng từng cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính

Theo VSA 220 “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán” thì kiểmsoát chất lượng theo từng cuộc kiểm toán sẽ tuân theo các chính sách sau:

(1) Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán phải áp dụng những chính sách

và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty cho từng hợp đồng kiểm toán mộtcách thích hợp

(2) Kiểm toán viên có trách nhiệm xem xét năng lực chuyên môn củanhững trợ lý kiểm toán đang thực hiện công việc được giao để hướng dẫn,giám sát và kiểm tra công việc cho phù hợp với từng trợ lý kiểm toán

(3) Khi giao việc cho trợ lý kiểm toán, phải đảm bảo là công việc đượcgiao cho người có đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết

(4) Kiểm toán viên phải hướng dẫn trợ lý kiểm toán những nội dung cầnthiết liên quan đến cuộc kiểm toán như: trách nhiệm của họ đối với công việcđược giao, mục tiêu của những thủ tục mà họ phải thực hiện, đặc điểm, tínhchất hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng và những vấn đề kế toánhoặc kiểm toán có thể ảnh hưởng tới nội dung, lịch trình và phạm vi của cácthủ tục kiểm toán mà họ đang thực hiện

(5) Kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán là một công

cụ quan trọng để hướng dẫn kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán thực hiện cácthủ tục kiểm toán

(6) Giám sát có mối liên hệ chặt chẽ với hướng dẫn và kiểm tra và có

thể bao gồm cả hai yếu tố này

(7) Người của công ty kiểm toán được giao giám sát chất lượng cuộckiểm toán phải thực hiện các chức năng sau:

- Giám sát quá trình thực hiện kiểm toán

Trang 16

- Nắm bắt và xác định các vấn đề kế toán và kiểm toán quan trọng phátsinh trong quá trình kiểm toán để điều chỉnh kế hoạch kiểm toán tổng thế vàchương trình kiểm toán phù hợp.

- Xử lý các ý kiến khác nhau về chuyên môn giữa các Kiểm toán viên

và trợ lý kiểm toán và cân nhắc xem có cần phải tham khảo ý kiến của chuyệngia tư vấn hay không

(8) Người được giao giám sát chất lượng cuộc kiểm toánphair thực hiệncác trách nhiệm sau:

- Nếu phát hiện kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán vi phạm đạo đức nghềnghiệp kiểm toán hay có biểu hiện cấu kết với khách hàng làm sai lệch báo cáotài chính thì người giám sát phải báo cho người có thẩm quyền để xử lý

- Nếu xét thấy Kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán không đáp ứng được kĩnăng và năng lực chuyên môn cần thiết, phải đề nghị người có thẩm quyền thayKiểm toán viên hay trợ lý kiểm toán để đảm bảo chất lượngkiểm toán theođúng kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán đã đề ra

(9) Công việc do kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tiến hành đều phảiđược người có năng lực chuyên môn bằng hoặc cao hơn kiểm toán viên kiểmtra lại để xác định:

- Công việc có được thực hiện theo kế hoạch, chương trình kiểm toánhay không;

- Công việc được thực hiện và kết quả thu được đã được lưu giữ đầy đủvào hồ sơ kiểm toán hay không;

- Tất cả những vấn đề quan trọng đã được giải quyết hay phản ánh trong

hồ sơ kiểm toán hay chưa;

- Những mục tiêu của thủ tục kiểm toán đã đạt được hay chưa

- Các kết luận đưa ra trong quá trình kiểm toán có nhất quán với kết quảcủa công việc đã được thực hiện và có hỗ trợ cho ý kiến kiểm toán hay không

(10) Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thường xuyên kiểm tracác công việc sau:

- Thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán;

- Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, bao gồm việc đánhgiá các thử nghiệm kiểm soát và đánh giá những sửa đổi trong kế hoạch kiểmtoán tổng thể và chương trình kiểm toán;

Trang 17

- Việc lưu vào hồ sơ kiểm toán những bằng chứng kiểm toán thu đượcbao gồm cả ý kiến của chuyên gia tư vấn và những kết luận rút ra từ việc tiếnhành những thử nghiệm cơ bản;

- Báo cáo tài chính, những dự kiến điều chính Báo cáo tài chính và sựthảo báo cáo kiểm toán;

(11) Trong khi kiểm tra chất lượng một cuộc kiểm toán, nhất là nhữnghợp đồng kiểm toán lớn và phức tạp, có thể phải yêu cần cán bộ, nhân viênchuyên nghiệp không thuộc nhóm kiểm toán tiến hành một số thủ tục bổ sungnhất định trước khi phát hành báo cáo kiểm toán

(12) Trong trường hợp còn có ý kiến khác nhau về chất lượngkiểm toánthì cần thì cần thảo luận tập thể trong nhóm kiểm toán để thống nhất đánh giá

và rút kinh nghiệm Nếu trong nhóm kiểm toán không thống nhất được ý kiếnthì báo cáo Gíam đốc để xử lý hoặc đưa ra cuộc họp các thành viên chủ chốtcủa công ty

b) Kiểm soát chất lượng toàn công ty

Nội dung, lịch trình, phạm vi của những chính sách và thủ tục kiểm soátchất lượng kiểm toán của một công ty kiểm toán phụ thuộc vào các yếu tố nhưquy mô, tính chất hoạt động của công ty, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức,việc tính toán, xem xét giữa chi phí và lợi ích Chính sách và thủ tục kiểm soátchất lượng cảu từng công ty có thể khác nhau nhưng phải đảm bảo tuân thủ cácquy định về kiểm soát chất lượng tại các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cóliên quan mà cụ thể là chuẩn mực kiểm toán số 220

Theo VSA 220 “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán”, một hệthống kiểm soát chất lượng kiểm toán được thiết lập cần áp dụng kết hợp cácchính sách và một số thủ tục cơ bản sau:

Thứ nhất: Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

Cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp của công ty kiểm toán phải tuân thủcác nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, bao gồm: độc lập, chính trực,khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tư cách nghề nghiệp

và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn

Các thủ tục áp dụng như:

- Phân công cho một người hoặc một nhóm người chịu trách nhiệmhướng dẫn và giải quyết những vấn đề về tính độc lập, tính chính trực, tínhkhách quan và tính bí mật

Trang 18

- Phổ biến các chính sách và thủ tục liên quan đến tính độc lập, chínhtrực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tư cách nghềnghiệp và các chuẩn mực chuyên môn cho tất cả cán bộ, nhân viên chuyênnghiệp trong công ty.

- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, thủ tục liên quan đếnviệc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: độc lập, chính trực, kháchquan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tư cách nghề nghiệp vàtuân thủ chuẩn mực chuyên môn

Thứ hai: kĩ năng và năng lực chuyên môn

Cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp của công ty kiểm toán phải có kĩ năng

và năng lực chuyên môn phải thường xuyên duy trì, cập nhập và nâng cao kiếnthức để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Các thủ tục áp dụng như:

Tuyển nhân viên:

- Công ty kiểm toán phải duy trì một quy tuyển nhân viên chuyênnghiệp bằng việc lập kế hoạch nhu cầu nhân viên, đặt ra mục tiêu tuyển dụngnhân viên, yêu cầu về trình độ và năng lực của người thực hiện chức năngtuyển dụng

- Thiết lập tiêu chuẩn và hướng dẫn việc đánh giá nhân viên dự tuyển ởtừng chức danh

- Thông báo cho những người dự tuyển và nhân viên mới về chính sách

mà thủ tục của công ty liên quan đến họ

Đào tạo chuyên môn:

- Thiết lập những hướng dẫn và yêu cầu tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ vàthông báo cho tất cả cán bộ nhân viên trong công ty kiểm toán

- Cung cấp kịp thời cho tất cả cán bộ, nhân viên những thông tin vềchuẩn mực kĩ thuật nghiệp vụ và những tài liệu về chính sách và thủ tục kĩthuật của công ty Khuyến khích nhân viên tự tham gia vào các hoạt động nângcao trình độ nghiệp vụ

Cơ hội thăng tiến:

- Công ty kiểm toán phải thiết lập những tiêu chuẩn cho từng cấp cán

bộ, nhân viên trong công ty

- Tổ chức đánh giá kết quả công tác của tất cả cán bộ, nhân viên vàthông báo cho họ biết

Thứ ba: Giao việc

Trang 19

Công việc kiểm toán phải được giao cho những cán bộ nhân viênchuyên nghiệp, được đào tạo và có đầy đủ kĩ năng và năng lực chuyên mônđáp ứng yêu cầu thực tế.

Các thủ tục áp dụng như:

- Phân công công việc cho nhân viên Khi tiến hành phân công, cần cânnhắc các yếu tố: quy mô, tính phức tạp của cuộc kiểm toán; số lượng nhân viênhiện có; khả năng và yêu cầu chuyên môn đặc biệt cần có; lịch trình thực hiện;tính liên tục và luân phiên; triển vọng của việc đào tạo tại chỗ

- Phân công công việc cho một người hoặc một nhóm người trong mộtcuộc kiểm toán cụ thể

- Kế hoạch, thời gian và nhân sự cho một cuộc kiểm toán phải được phêduyệt trước khi thực hiện

Thứ tư: Hướng dẫn và giám sát

Công việc kiểm toán phải được giám sát, hướng dẫn thực hiện đầy đủ ởtất cả các cấp cán bộ, nhân viên nhằm đảm bảo là công việc kiểm toán đã đượcthực hiện phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan

Các thủ tục áp dụng như:

- Thủ tục lập kế hoạch kiểm toán

- Thủ tục duy trì tiêu chuẩn chất lượng như: thực hiện giám sát ở mọicấp; hướng dẫn về mẫu và nội dung giấy tờ làm việc, sử dụng mẫu chuẩn, bảngcâu hỏi phù hợp cho công việc kiểm toán

- Thực hiện đào tạo tại chỗ trong quá trình thực hành kiểm toán

Thứ năm: Tham khảo ý kiến

Khi cần thiết, Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tham khảo ýkiến tư vấn của các chuyên gia trong hoặc ngoài công ty

Các thủ tục áp dụng như:

- Xác định những lĩnh vực và tình huống cụ thể cần phải tham khảo ýkiến tư vấn hoặc khuyến khích nhân viên tham khảo ý kiến tư vấn của chuyêngia hoặc những người có thẩm quyền

- Phân công người chuyên trách và xác định quyền hạn của họ tronglĩnh vực tư vấn

- Quy định cụ thể việc lưu trữ tài liệu kết quả tham khảo ý kiến tư vấn

Thứ sáu: Duy trì và chấp nhận khách hàng

Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềmnăng, công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụkhách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của ban quản lý kháchhàng

Trang 20

Các thủ tục áp dụng như:

- Thiết lập các thủ tục đánh giá và chấp nhận các khách hàng tiềm năng

- Đánh giá khách hàng khi xảy ra sự kiện đặc biệt để quyết định xemliệu có nên duy trì mối quan hệ với khách hàng này không

Thứ bảy: Kiểm tra

Công ty kiểm toán phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tính đầy ssur vàtính hiệu quả tỏng quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chấtlượng hoạt động kiểm toán của công ty

Các thủ tục áp dụng như:

- Thiết lập thủ tục, nội dung, chương trình kiểm tra của công ty

- Quy định việc báo cáo những phát hiện trong kiểm tra với cấp quản lýthích hợp, quy định việc kiểm tra những hoạt động được thực hiện hoặc dựkiến thực hiện và quy định đối với việc rà soát lại toàn bộ hệ thống kiểm soátchất lượng hoạt động kiểm toán của công ty

1.3.3.2 Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài

Do kết quả kiểm toán là cơ sở để người sử dụng đưa ra các quyết định

có liên quan, vì vậy để đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán, việc kiểmsoát này không thể chỉ được thực hiện bởi công ty kiểm toán mà còn được thựchiện bởi các tổ chức bên ngoài

Tùy thuộc váo từng quốc gia mà việc kiểm soát này có thể do các tổchức khác nhau thực hiện Các cơ quan chịu trách nhiệm liên quan có thể làHội nghề nghiệp, Uỷ ban quốc gia về kiểm toán hay cơ quan chức năng củaNhà nước Việc kiểm soát từ bên ngoài không chỉ nhằm phục vụ cho người thứ

ba mà còn cho cả công ty kiểm toán, giúp công ty kiểm toán hoàn thiện quytrình kiểm toán, hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện kiểm toán

Việc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài nhằm mục đích:

- Xem xét việc xây dựng và thực hiện chính sách và thủ tục kiểm soátchất lượng dịch vụcuar công ty kiểm toán để đảm bảo các dịch vụ của công tykiểm toán đều được tiến hành phù hợp với quy định cảu pháp luật và chuẩnmực nghề nghiệp

- Đánh giá tình hình tuân thủ các quy định, các chuẩn mực nghề nghiệptrong việc thực hiện dịch vụ kiểm toán

- Phát hiện những tồn tại, tìm ta nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắcphục

Hoạt động kiểm soát chất lượng từ bên ngoài vô cùng cần thiết ở tất cảcác nước, đặc biệt là ở các nước mà nghề nghiệp kiểm toán được tổ chức vàquản lý không phải do Nhà nước Đối với từng nước thì việc tổ chức hoạt động

Trang 21

này có khác nhau, nhưng mục đích đều nhằm nâng độ tin cậy đối với hoạt độngkiểm toán được thực hiện bởi các công ty kiểm toán độc lập.

Chu kỳ kiểm tra chất lượng đối với các công ty kiểm toán tại các quốcgia có sự khác nhau Điều đó phụ thuộc vào đặc thù và yêu cầu quản lý củatừng quốc gia Quy trình kiểm tra có thể thực hiện theo 2 mô hình

- Kiểm tra chéo: Kiểm tra chéo là sự thực hiện kiểm tra của các công tykiểm toán đối vơi các công ty kiểm toán khác nhằm xưm xét sự tuân thủ củacác công ty được kiểm tra đối với hệ thống kiểm soát chất lượng của nó Việcchỉ định các công ty kiểm tra có thể được thực hiện theo 2 cách: do công ty tựkiểm tra tự lựa chọn hoặc do sự lựa chọn của hội nghề nghiệp hoặc các cơ quanchức năng nhà nước Hình thức kiểm tra chéo có thể được thực hiện giữa cáccông ty hoặc giữa các Kiểm toán viên

- Kiểm tra bắt buộc đối với các công ty kiểm toán: Tùy thuộc vào từngquốc gia mà việc kiểm soát này do các tổ chức khác nhau thực hiện: có thể làHội nghề nghiệp, Uỷ ban quốc gia về kiểm toán hay cơ quan chức năng củaNhà nước Việc kiểm soát từ bên ngoài không chỉ nhằm phục vụ cho người bênngoài àm còn cho cả công ty kiểm toán, giảm thiểu rủi ro trong quá trình thựchiện kiểm toán

Như vậy, phạm vi kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là rất rộnglớn và có tính toàn diện trên vi mô mà vĩ mô Đối với một công ty kiểm toánđộc lập, để đảm bảo chất lượng kiểm toán thì việc thiết lập các thủ tục kiểmsoát tỏng bản thân các công ty kiểm toán phải chặt chẽ đến từng hoạt độngkiểm toán

1.3.4 Quy trình kiểm soát chất lượng đối với từng cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính

Kiểm soáy chất lượng một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính chính là đivào kiểm soát chất lượng từng giai đoạn của cuộc kiểm toán

1.3.4.1 Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán bắt đầu kể từ khi nhận được yêu cầukiểm toán hay thư mời kiểm toán của đối tác và sự chấp nhận kiểm toán bằngmột thư hẹn kiểm toán, qua quá tình tìm hiểu sơ bộ, đánh giá chung về kháchhàng, cũng như khả năng đáp ứng của công ty kiểm toán mà hợp đồng kiểmtoán sẽ được chấp nhận kí kết hay không Đây cũng chính là khâu kiểm soátđầu tiên đối với khách hàng và việc này thường giao cho Gíam đốc hoặc đạidiện Ban lãnh đạo trực tiếp đảm nhận

Để xây dựng được một kế hoạch kiểm toán có chất lượng thì thông tinthu thập về đơn vị phải được kiểm toán phải đầy đủ, toàn diện và chính xác

Trang 22

Thông tin còn có thể thu thập từ nhiều nguốn bên ngoài như từ các phương tiệnthông tin đại chính, từ lần kiểm toán trước hay từ đối tác lien quan tới đơn vị.Tin tức mà Kiểm toán viên có được từ bên thứ 3 có độ tin cậy cao hơn thôngtin bên trong, tuy nhiên những thông tin này cần được xác minh tính đúng đắntrước khi sử dụng Những thông tin được thu thập dựa trên tất cả mọi hoạtđộng của đơn vị như những thông tin cơ bản về đặc điểm chủ yếu, cơ sở pháp

lý và môi trường hoạt động của đơn vị được kiểm toán; chức năng, nhiệm vụ,

cơ cấu tổ chức, quá trình hoạt động của đơn vị được kiểm toán; tình hình hoạtđộng của bộ máy quản lý bộ máy kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn

vị được kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán số 300 – “Lập kế hoạch kiểm toán” yêu

cầu: “kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh tọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lân, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành đúng thời hạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúp Kiểm toán viên trong phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với Kiểm toán viên và chuyên gia khác về công việc kiểm toán”.

Công tác kiểm soát chất lượng giai đoạn này là cực lì quan trọng, nếucác thủ tục kiểm toán được thiết kế và thực hiện đầy đủ sẽ tạo tiền đề cho cácbước công việc sau trở nên nhanh chóng và hiệu quả

Nội dung công việc kiểm toán trong giai đoạn này là phải lập được kếhoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.Theo đó, kiểm soát chất lượng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là việckiểm soát chất lượng từng bước công việc trên Và điều quan trọng của côngtác kiểm soát chất lượng kiểm toán trong giai đoạn này là các kế hoạch bắtbuộc được lập thành những tìa liệu thống nhất và được phổ biến tỏng toàn bộnhóm kiểm toán, cugnx như truyền tải thông tin kịp thời về ban kiểm soát, bangiám đốc để có được những điều chỉnh và đánh giá phù hợp Kế hoạch chiếnlược hay kế hoạch kiểm toán tổng thể được đánh giá là tốt sẽ đóng vai trò chủđạo, định hướng cho công việc nhóm Kiểm toán viên thực hiện

a) Kế hoạch chiến lược

Đối với những khách hàng có tính chất phức tạp, quy mô lớn, địa bànrộng hoặc kiểm toán nhiều năm thì công ty kiểm toán phải lập kế hoạch chiếnlược Kiểm soát chất lượng đối với kế hoạch chiến lược là đánh giá xem Kiểmtoán viên đã vạch ra được mục tiêu kiểm toán trọng tâm, phương pháp tiếp cậnkiểm toán và tiến trình của cuộc kiểm toán hay chưa Kế hoạch chiến lược màKiểm toán viên lập phải đảm bảo theo chuẩn mực số 300

Trang 23

b) Kế hoạch kiểm toán tổng thể

Không như kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đượclập cho mọi cuộc kiểm toán Kiểm soát chất lượng đối với kế hoạch kiểm toántổng thể là xem xét kế hoạch kiểm toán tổng thể đã trình bày đầy đủ các nộidung:

- Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Đánh giá rủi ro kiểm toán, rủi ro tiềm tang, rủi ro kiểm soát, rủi ro pháthiện và mức trọng yếu đối với khách hàng

- Nội dung, lịch trình và phạm vi của thủ tục kiểm toán

- Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra

- Tính độc lập của Kiểm toán viên

- Các vấn đề khác như: Khả năng hoạt động lien tục của khách hàng,thời gian phát hành Báo cáo kiểm toán

Những nội dung trình bày tỏng kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đượcKiểm toán viên thu thập theo đúng quy trình của các chuẩn mực có lien quan

c) Chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là kết quả của kế hoạch kiểm toán tổng thể, nóxác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết.Thông qua chương trình kiểm toán cụ thể, Ban kiểm soát sẽ đánh giá được chấtlượng kiểm toán mà nhóm kiểm toán thực hiện

Với một chương trình kiểm toán cụ thể được các Kiểm toán viên và trợ

lý Kiểm toán viên hoàn thành tốt sẽ đảm báo cho chất lượng kiểm toán Thôngthường, chương trình kiểm toán được nghiên cứu và soạn thảo chung cho toàn

bộ các cuộc kiểm toán Ngoài ra, những công ty kiểm toán vừa và nhỏ có thể

áp dụng chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành Tuy nhiên, tùy vàođặc điểm và mức độ trọng yếu cảu từng khoản mục, cugnx như một số khácbiệt của đơn vị được kiểm toán, công ty kiểm toán cân nhắc, xem xét sử dụngcũng như thay thế bằng các thủ tục bổ sung phù hợp

Chương trình kiểm toán còn được ghi lại để làm căn cứ kiểm soát chấtlượng hồ sơ của Ban kiểm soát công ty kiểm toán Các bước công việc trênchương trình kiểm toán sẽ được Ban kiểm soát chất lượng phê duyệt và soátxét

1.3.4.2 Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Giai đoạn này nhằm thu thập bằng chứng đầy đủ và thực hiện triển khaicác công việc kiểm toán theo chương trình kiểm toán nhằm cho ra ý kiến nhậnxét, sửa đổi, bổ sung, góp ý kiến cho đơn vị

Trang 24

Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn này do trưởng nhóm phụ tráchcuộc kiểm toán và công ty kiểm toán đảm nhiệm Nội dung kiểm soát chấtlượng ở gia đoạn này:

- Kiểm toán viên và trợ lý Kiểm toán viên đã có đầy đủ kĩ năng và nănglực chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc được giao

- Kiểm toán viên và trợ lý Kiểm toán viên đã hiểu rõ quy định theochuẩn mực, tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cũng như thực hiện đúng

kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán

- Tính đầy đủ, thích hợp của các bằng chứng mà Kiểm toán viên và trợ

lý Kiểm toán viên thu được trong quá trình kiểm toán

- Tất cả các tài liệu cần thiết, giấy tờ làm việc hay các bằng chứng thuthập đã được Kiểm toán viên lưu giữ cẩn thận trong hồ sơ kiểm toán theo mộttrình tự logic mà công ty quy định trước

- Các phương pháp kiểm toán mà Kiểm toán viên áp dụng có phù hợphay không

- Ý kiến Kiểm toán viên đối với từng khoản mục đã phù hợp và có đủcăn cứ

Người được giao giám sát chất lượng cuộc kiểm toán phải thực hiệnnhững công việc sau:

- Nếu xét thấy Kiểm toán viên, trợ lý Kiểm toán viên không đáp ứngđược kĩ năng và năng lực chuyên môn cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán thìphải đề nghị người có thẩm quyến thay Kiểm toán viên để đảm bảo chất lượngcuộc kiểm toán

- Nếu phát hiện Kiểm toán viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp kiểm toánhay có biểu hiện cấu kết với khách hàng làm sai lệch Báo cáo tài chính thìngười giám sát phải báo cho người có thẩm quyền xử lý

1.3.4.3 Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán

Hoàn thành kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toánBáo cáo tài chính Đây là giai đoạn mà các Kiểm toán viên sẽ tổng kết toàn bộquá trình thực hiện kiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với khách hàng và pháthành Báo cáo kiểm toán Công việc kiểm soát chất lượng ở giai đoạn này làđặc biệt quan trọng nhằm:

- Đảm bảo moi công tác đều hoàn thành tốt, có bằng chứng thu thập đày

đủ, xác thực

- Thỏa mãn các mục tiên kiểm toán đề ra

Trang 25

- Đảm bảo nội dung và hình thức của Báo cáo kiểm toán phát hành phùhợp và tuân thủ theo đúng quy định và chuẩn mực kiểm toán hiện hành.

Sau khi kết thúc quá trình kiểm toán Trưởng nhoám kiểm toán sẽ xétduyệt tất cả giâys tờ làm việc của các trợ lý Kiểm toán viên Tất cả các ý kiếncảu Kiểm toán viên bà trợ lý Kiểm toán viên về phần hành sẽ được tập hợp vàobiên bản ghi nhớ Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ trao đổi với kế toántrưởng để có được biên bản ghi nhớ chính thức Biên bản ghi nhớ chính thứcsec được sử dụng để họp giữa nhóm kiểm toán và Ban giám đốc đơn vị kháchhàng và làm căn cứ để điều chỉnh lại các khoản mục trên Báo cáo tài chínhtheo ý kiến cảu nhóm kiểm toán Toàn bộ các bút toàn điều chỉnh sẽ được haibên bao gồm phòng Kế toán cảu doanh nghiệp và người được phân công lậpBáo có kiểm toán cùng điều chỉnh dựa trên số liệu của Báo cáo tài chính chưađược kiểm toán do doanh nghiệp lập trước đây

Công việc soát xét hồ sơ kiểm toán được tiến hành bởi Ban kiểm soát vàBan giám đốc công ty kiểm toán Ban kiểm soát được thành lập gồm nhữngKiểm toán viên có kinh nghiệm nhất, có năng lực, tầm nhìn khái quát về tất cảcác phần trong hồ sơ kiểm toán Mọi sự bất hợp lý xảy ra đối với một Báo cáotài chính trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán phải được họp trình bày vàtìm ra nguyên nhân

Nội dung của kiểm soát chất lượng đối với giai đoạn này:

- Các bằng chứng kiểm toán mà nhóm kiểm toán thu thập đã đảm bảotính thích hợp và tính hiệu lực

- Những thủ tục lien quan đến các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ đãđược thực hiện đầy đủ

- Số liệu được trình bày trên Báo cáo tài chính liệu có còn sai sót trọngyếu?

- Ý kiến trình bày trong Báo cáo kiểm toán đã phản ánh trung thực vàhợp lý tình hình tài chính cảu đơn vị khách hàng

- Các ý kiến nhận xét, kết luận trên Báo cáo kiểm toán có phù hợp vớichuẩn mực kiểm toán hiện hành và các quy định có liên quan

- Hình thức của Báo cáo kiểm toán đã phù hợp với quy định hiện hành

- Soát xét tính độc lập của các thành viên nhóm kiểm toán

1.4 Đo lường chất lượng kiểm toán

Hiện nay, trên thế giới, các nhà nghiên cứu có 2 cách tiếp cận khác nhauliên quan tới vấn đề đo lường chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính Đó là tiếp cận theo phương pháp phân tích chất lượng Kiểm toán viên (hay còn gọi làphương pháp gián tiếp) và phương pháp phân tích chất lượng quy trình kiểm

Trang 26

toán (hay còn gọi là phương pháp trực tiếp) Mỗi cách tiếp cận sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau trong việc đánh giá chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính.

1.4.1 Đánh giá chất lượng kiểm toán thông qua phân tích chất lượng Kiểm toán viên

Do những khó khăn trong việc quan sát chu trình kiểm toán nên phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào việc đánh giá chất lượng kiểm toán thôngqua đánh giá chất lượng Kiểm toán viên Chất lượng của Kiểm toán viên có thể

là chất lượng của một cá nhân Kiểm toán viên hoặc một nhóm các Kiểm toán viên Các cuộc nghiên cứu liên quan đến vấn đề này có thể chia ra thành 4 nhóm sau:

+ Nhóm thứ nhất: tập trung vào việc nhận ra các yếu tố liên quan đến

chất lượng được thị trường thừa nhận như: quy mô của công ty kiểm toán, giá phí kiểm toán, danh tiếng của Kiểm toán viên hay các cuộc kiện tung tranh chấp đã xảy ra…

+ Nhóm thứ hai: nỗ lực hoàn thiện chất lượng kiểm toán bằng cách xác

định chất lượng về mặt cấu trúc, tổ chức của hãng kiểm toán Cách xác định này dựa trên giả thiết rằng: giống như bất cứ một tổ chức nào trên thế giới, hãng kiểm toán cũng phân chia cấu trúc theo công việc và theo thứ bậc Các hãng kiểm toán cũng có những Kiểm toán viên khác nhau với các thứ bậc khác nhau và động lực khác nhau trong việc gia tăng chất lượng kiểm toán Chất lượng dịch vụ mà hãng kiểm toán cung cấp vì vậy không chỉ phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bên trong mà còn phụ thuộc vào chất lượng của những nỗ lực mà nhóm kiểm toán thực hiện

+ Nhóm thứ ba: tập trung giải quyết đặc tính của nhóm kiểm toán Chất

lượng kiểm toán trong trường hợp này được xác định có liên quan đến mức độ chú ý của Kiểm toán viên và của quản lý đến công việc kiểm toán, các chuẩn mực kiểm toán, thái độ hoài nghi nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc với kháchhàng cũng như hiểu biết đối với ngành nghề của khách hàng Một vài cuộc nghiên cứu cũng quan tâm tới cách hành xử bất cẩn của Kiểm toán viên như là một trong những nhân tố làm giảm chất lượng kiểm toán

+ Nhóm thứ tư: cố gắng phát triển các tiêu chí khác nhau cho chất lượng

kiểm toán Nó liên quan tới việc nhận ra các mặt khác nhau của chất lượng kiểm toán Trong trường hợp này, phần lớn các nghiên cứu thiết lập một danh sách các nhân tố chất lượng cho các nhóm làm việc khác nhau dưới dạng bảng câu hỏi Các nhân tố này thường liên quan đến cấu trúc tổ chức, bằng cấp và

Trang 27

kinh nghiệm của nhóm kiểm toán, các đặc tính nhất định của hãng kiểm toán

và việc giám sát cuộc kiểm toán

Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu này đều sử dụng phương pháp tiếp cận đánh giá một cách gián tiếp chất lượng cuộc kiểm toán Chính vì vậy, cách tiếpcận này vẫn còn nhiều giới hạn Các tiêu chí mà cách đánh giá này đưa ra vẫn còn quá đơn giản và làm giảm đi tính phức tạp của công việc kiểm toán Các cách tiếp cận theo phương pháp gián tiếp này cũng có nhược điểm là tập trung quá nhiều vào các nhân tố chất lượng được thừa nhận mà không xác định được cần phải làm gì để nâng cao chất lượng một cách thực chất nhất

1.4.2 Đánh giá chất lượng kiểm toán thông qua phân tích chu trình kiểm toán.

Có rất ít các nghiên cứu được tiến hành để đánh giá chất lượng kiểm toán thông qua phân tích chu trình kiểm toán Một vài cuộc nghiên cứu đã đưa

ra một danh sách các nhân tố chung có thể ảnh hưởng đến từng giai đoạn của cuộc kiểm toán

+ Năm 1982, Mock và Samet đã kiểm tra các giai đoạn khác nhau của chu trình kiểm toán bằng việc quan sát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và đưa ra các phương pháp đánh giá chất lượng kiểm toán khác nhau Họ đưa ra một danh sách gồm 110 các nhân tố từ cuộc kiểm toán và chuẩn mực kiểm soát chất lượng của hãng kiểm toán Danh sách này sau đó được kiểm tra lại bởi một nhóm nhỏ các Kiểm toán viên Kết quả cuối cùng đạtđược thông qua kết quả từ bảng câu hỏi của 34 Kiểm toán viên Từ cuộc

nghiên cứu này, 34 nhân tố liên quan đến chất lượng kiểm toán được lập ra

+ Bằng việc sử dụng 2 nhóm kiểm toán khác nhau thuốc 2 hãng kiểm toán quốc tế khác nhau, năm 1993, Sutton đã cố gắng phát triển một danh sách các nhân tố chính để hoàn thiện chu trình kiểm toán cũng như đưa ra các phương pháp đo lường các nhân tố này Ông đã dựa vào một dạng đặc biệt của

kỷ thuật nhóm để xác định cách đo lường cho chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán Kết quả đã tổng hợp được 19 nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán

+ Gần đây, năm 2008, Manita đã tiến hành một cuộc nghiên cứu khá quy mô và chặt chẽ về đánh giá chất lượng kiểm toán Cuộc kiểm toán được tiến hàn ở TUNISIA cùng với Uỷ ban kiểm toán và nhà quản trị của các công

ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của TUNISIA Cách thức mà Manita lựa chọn để đánh giá chất lượng kiểm toán là dựa trên phương pháp đo lường “multi-items” Kết quả đã đưa ra 7 nhân tố chính ảnh hưởng đến chất

Trang 28

lượng kiểm toán Trong số đó, có 4 nhân tố liên quan đến chu trình kiểm

toán, đó là:

 Sự hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động của nó

 Sự nhận dạng các vùng nhạy cảm và rủi ro trên BÁO CÁO TÀI CHÍNH

 Sự thích hợp và hoàn thiện của chương trình kiểm toán dựa trên các rủi ro đã được khoanh vùng

 Sự hợp tác giữa nhóm kiểm toán với Ban kiểm soát

3 yếu tố chất lượng kiểm toán còn lại liên quan tới:

 Tính độc lập và đạo đức của Kiểm toán viên

 Cấu trúc cũng như chất lượng của nhóm kiểm toán

 Việc tổ chức và giám sát công việc được giao

Các yếu tố này là cơ sở để đánh giá chất lượng chu trình kiểm toán Chúng cho thấy rằng, chu trình kiểm toán là một chu trình phức tạp cần được hiểu theo nhiều chiếu khác nhau Ta cũng thấy rằng, chất lượng chu trình kiểm toán không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố kĩ thuật của chu trình kiểm toán mà còn phụ thuộc vào chất lượng của Kiểm toán viên và cấu trúc tổ chức của hãngkiểm toán

1.4.3 Các nhân tố để đo lường chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính

Trên thế giới từ cách đây vài thập kỉ, các nhà khoa học đã quan tâm tới vấn đề đo lường chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính Dựa vào thành quả của các cuộc nghiên cứu đi trước, các nghiên cứu mới nhất, chặt chẽ nhất ,quy

mô nhất và hoàn thiện nhất đã đưa ra 7 nhân tố chính mà thông qua đó ta có thể đo lường chất lượng của kiểm toán Báo cáo tài chính đó là

1 Sự hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động của nó

2 Sự nhận dạng các vùng nhạy cảm và rủi ro trên Báo cáo tài chính

3 Sự thích hợp và hoàn thiện của chương trình kiểm toán dựa trên các rủi ro đã được khoanh vùng

4 Sự hợp tác giữa nhóm kiểm toán với Ban kiểm soát

5 Tính độc lập và đạo đức của Kiểm toán viên

6 Cấu trúc cũng như chất lượng của nhóm kiểm toán

7.Việc tổ chức và giám sát công việc được giao

Như vậy, theo tôi, đề đo lường chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính,

ta phải đo lường chất lượng của tất cả 7 nhân tố trên Tùy theo từng trường hợp

cụ thể mà mỗi hãng kiểm toán có thể thiết lập các cách đo lường, đánh giá khác

Trang 29

nhau đối với 7 nhân tố này Thông thường, các công ty kiểm toán thường sử dụng hình thức cho điểm, với thang điểm tùy từng công ty, để đánh giá 7 nhân

tố này Mỗi một nhân tố cũng được thiết lập các tiêu chí khác nhau để có thể đánh giá chất lượng của từng nhân tố một cách chính xác nhất Cuối cùng, sau khi tập hợp được kết quả đánh giá của 7 nhân tố này, ta sẽ có được một số điểm tổng hợp phản ánh tương đối chính xác chất lượng cuộc kiểm toán đã thực hiện

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hiện nay, chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính đang được rất nhiềuđối tượng quan tâm như nhà đầu tư, ngân hàng… bởi nó ảnh hưởng đến quátrình ra quyết định của các đối tượng này Chất lượng kiểm toán Báo cáo tàichính là mức độ thỏa mãn các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tínhkhách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của Kiểm toán viên; đồng thờithỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng gópcảu Kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thờigian định trước với giá phí hợp lý Chất lượng kiểm toán chịu ảnh hưởng củarất nhiều nhân tố bao gồm các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đơn vị Vì vậy,muốn kiểm soát chất lượng kiểm toán, phải đi xem xét kĩ năng và năng lựcchuyên môn của Kiểm toán viên, công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn củatrưởng nhóm đối với các thành viên trong nhóm, của công ty với nhóm kiểmtoán trong từng giai đoạn của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính cụ thể

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu tổng quát về công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính các công ty kiểm toán ở Việt Nam

Hầu hết các công ty kiểm toán tại Việt Nam đều đã thành lập Ban kiểmsoát gồm những kiểm toán viên có kinh nghiệm nhất, có năng lực, tầm nhìnkhái quát khi soát xét các phần trong hồ sơ kiểm toán Điều này giúp cho chấtlượng kiểm toán tại các công ty ngày càng được nâng cao Kiểm soát chất

Trang 30

lượng tại các công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện xuyên suốt trong quá trìnhkiểm toán qua các cấp soát xét theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Các cấp soát xét giấy tờ làm việc

Công tác kiểm soát chất lượng Báo cáo tài chính ở các công ty kiểmtoán Việt Nam thường được thực hiện qua 2 giai đoạn là: ở đơn vị khách hàng(do trưởng nhóm thực hiện) và tại công ty kiểm toán (do Ban kiểm soát và Bangiám đốc thực hiện)

* Tại đơn vị được kiểm toán:

Trong thời gian kiểm toán tại đơn vị, công việc của Kiểm toán viên vàtrợ ký Kiểm toán viên luôn được trưởng nhóm theo dõi, kiểm tra và soát xét.Ngoài ra, trưởng nhóm cũng thường xuyên báo cáo lại cho Ban kiểm soát tìnhhình làm việc của nhóm cũng như thông báo kết quả, các vấn đề khó giảiquyết

* Tại công ty kiểm toán:

Tại công ty kiểm toán, Ban kiểm soát chịu trách nhiệm soát xét toàn bộnội dung công việc của nhóm kiểm toán thông qua hồ sơ kiểm toán mà nhómkiểm toán đã thu thập và thực hiện ở công ty khách hàng Ban kiểm soát chịutrách nhiệm soát xét toàn bộ nội dung công việc của nhóm kiểm toán, đưa ýkiến chấp nhận và sửa đổi những ý kiến cần thiết để đưa ra một bttc trung thực,hợp lý trên khía cạnh trọng yếu Sauk khi Ban kiểm soát soát xét và phê duyệt

sẽ trình lên Ban giám đốc xét duyệt và kiểm tra lần cuối trước khi phát hànhBáo cáo kiểm toán

Ban Gíam Đốc

Ban Kiểm soát chất lượng

Trưởng nhóm kt

Thành viên nhóm kt

Trang 31

Trong quá trình kiểm toán, sự phối hợp làm việc giữa Ban giám đốc,Ban kiểm soát và nhóm kiểm toán là liên tục Trong nhóm kiểm toán, trưởngnhóm kiểm toán là cấp kiểm soát trực tiếp nhất, là người có trách nhiệm hướngdẫn , giao việc, giám sát và kiểm tra các Kiểm toán viên và trợ lý Kiểm toánviên trong công việc Ban kiểm soát và Ban giám đốc sẽ thông qua kết quả báocáo lại của trưởng nhóm mà có can thiệp đúng lúc.

2.2 Các quy định của các công ty kiểm toán Việt Nam liên quan đến công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính

Để chất lượng kiểm toán được thỏa mãn ở mức cao nhất, các công tykiểm toán Việt Nam đã xây dựng một số quy định liên quan đến công tác kiểmtoán Báo cáo tài chính, thông qua đó công ty có thể kiểm soát chất lượng kiểmtoán Báo cáo tài chính Hệ thống quy định phù hợp với chuẩn mực kiểm toánViệt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam thừa nhận

2.2.1 Tinh tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

Tính tuân thủ đạo đức nghề nghiệp được quy định rõ trong chuẩn mựckiểm toán Việt Nam số 220: “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán” Sâurộng hơn, nhân viên phải chấp hành đúng theo quyết định số 87/2005/QĐ-BTCngày 1/12/2005 của Bộ tài chính ban hành về Đạo đức nghề nghiệp kế toán,kiểm toán Việt Nam Ngoài ra, các công ty cũng thường có quy định riêng như:

+ Tuân thủ quy định về đồng phục nhân viên, giờ giấc làm việc

+ Có ý thức bảo quản, giữ gìn tài sản chung của công ty

+ Giữ thái độ nhã nhặn, lịch sự khi tiếp xún với khách hàng

Theo Báo cáo kết quả hoạt động 30 công ty kiểm toán Việt Nam năm

2011 do VACPA tiến hành thì phần lớn các công ty đã tuân thủ chuẩn mực đạođức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đã thực hiện việc ký cam kếtđộc lập đối với từng khách hàng; thực hiện luân chuyển thành viên Ban GíamĐốc và Kiểm toán viên kí báo cáo sau 3 năm

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong việc chấp hành Chuẩn mực đạođức nghề nghiệp tại các công ty kiểm toán như:

+ Yêu cầu thành viên nhóm kiểm toán ký cam kết độc lập với kháchhàng nhưng chưa thực hiện đầy đủ đối với tất cả các khách hàng

+ Có công ty không thực hiện việc luân chuyển người ký báo cáo đốivới khách hàng trên 3 năm (S&S,AACC)

2.2.2 Kỹ năng và năng lực chuyên môn

Đối với công ty kiểm toán, nguồn nhân lực là tài sản cực kì quý báu.Các công ty kiểm toán Việt Nam luôn quan tâm đến kiểm soát chất lượng kiểm

Trang 32

toán thông qua yếu tố con người Điều này thể hiện qua số lượng Kiểm toánviên cũng như chính sách đào tạo, tuyển dụng của công ty.

VACPA đã thống kê các công ty kiểm toán có số lượng Kiểm toán viênlớn nhất Việt Nam năm 2009 như sau

Các công ty kiểm toán Việt Nam thường có những quy định rất chặt chẽ

về đào tạo và tuyển dụng

Hiện nay, nhiều công ty đã xây dựng tiêu chuẩn nhân viên từng cấp bậc

và quy trình tuyển dụng hoàn chỉnh và minh bạch

Tuy nhiên, một số công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay do quy mô nhỏ

và chưa có danh tiếng nên đã không thu hút được nhiều ứng viên có trình độ

b) Chính sách đào tạo

Phần lớn các công ty đều có kế hoạch đào tạo nhân viên mới tuyển dụng

và đào tạo Kiểm toán viên liên tục hàng năm Hình thức đào tạo khá đa dạng

Trang 33

như: tự đào tạo, cử nhân viên đi học các lớp của Hội nghề nghiệp hoặc các cơquan, các trường tổ chức Một số ít công ty như A&C, E&Y có cử nhân viênthi các chứng chỉ ACCA, CPA…Hàng năm, các công ty đều cử nhân viêntham gia các lớp học cập nhập kiến thức hoặc các hội thảo, tọa đàm doVACPA tổ chức.

Tuy nhiên, chính sách đào tạo tại nhiều công ty kiểm toán Việt Nam vẫncòn những hạn chế như:

+ Các công ty nhỏ không xây dựng và thực hiện được chương tình đàotạo riêng cho từng cấp bậc nhân viên

+ Hầu hết các công ty không có chính sách khuyến khích nhân viên họclấy chứng chỉ kiểm toán quốc tế

2.2.3 Giao việc

Tại các công ty kiểm toán, Gíam đốc hoặc Phó Gíam đốc là người chịutrách nhiệm phân công, lựa chọn nhân sự tham gia trong nhóm kiểm toán Dựavào quy mô, tính chất hoạt động kinh doanh của khách hàng, trình độ chuyênmôn của các nhân viên, Gíam đốc hoặc Phó Gíam đốc lựa chọn nhân viên saocho phù hợp nhất Trong một nhóm kiểm toán, luôn có Kiểm toán viên và trợ

lý Kiểm toán viên Khi thực hiện kiểm toán khách hàng cũ, trưởng nhóm kiểmtoán thường không thay đổi qua các năm nhưng nhiều nhất là 3 năm theo nhưquy định Các công ty kiểm toán luôn có những quy định cụ thể về trách nhiệmđối với từng thành viên của nhóm kiểm toán

2.2.4 Hướng dẫn và giám sát

Tại các công ty kiểm toán, nhóm kiểm toán bao gồm các Kiểm toánviên và các trợ lý kiểm toán Trong nhóm, trợ lý kiểm toán cấp 3 hướng dẫn,giám sát trợ lý cấp 2; trợ lý cấp 2 hướng dẫn và giám sát trợ lý cấp 1 Kiểmtoán viên chính giám sát công việc trợ lý cấp 3; trưởng nhóm giám sát côngviệc của các Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán Công việc của trưởng nhóm

và cả nhóm kiểm toán sẽ được kiểm tra, soát xét bởi Ban Kiểm soát và BanGíam đốc

Như vậy, tại các công ty kiểm toán, công tác kiểm tra, giám sát trongquá trình kiểm toán sẽ được thực hiện chặt chẽ Muốn phát hành báo cáo kiểmtoán thì phải được nhiều cấp kiểm tra, phê duyệt, góp phần nâng cao chấtlượng kiểm toán, giảm thiểu rủi ro kiểm toán

2.2.5 Sử dụng ý kiến chuyên gia

Các công ty kiểm toán Việt Nam yêu cầu các Kiểm toán viên tham khảo

ý kiến chuyên gia để làm tăng mức độ tin cậy của ý kiến kiểm toán về các lĩnhvực chuyên môn phức tạp Kiểm toán viên xem xét đến những yếu tố như:

Trang 34

chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm, danh tiếng, tính độc lập, khách quan củachuyên gia tư vấn Ngoài ta, Kiểm toán viên còn phải thu thập đầy đủ bằngchứng kiểm toán thích hợp để chứng minh rằng công việc cảu chuyên gia đápứng được mục đích của cuộc kiểm toán.

2.2.6 Hố sơ kiểm toán

Khi tiến hành kiểm toán bất kỳ khách hàng nào, các công ty kiểm toánViệt Nam thường lập 2 bộ hồ sơ kiểm toán, đó là: Hồ sơ kiểm toán chung (Hồ

sơ thường trực) và Hồ sơ kiểm toán năm (Hồ sơ làm việc)

a) Hồ sơ kiểm toán chung

Hồ sơ kiểm toán chung chứa đựng các thông tin chung mang tính đặcthù liên quan đến 2 hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính củamột khách hàng, lưu giữ các tài liệu, lịch trình và các thông tin cần thiết có tínhchất lịch sử hoặc có tính liên tục trong nhiều năm Tùy theo quy định mà mỗicông ty sẽ có các nhóm tài liệu cần thu thập khác nhau Nhìn chung, các công

ty ky Việt Nam thường thu thập các nhóm tài liệu sau: Thông tin chung vềkhách hàng, Tài liệu về pháp luật, Tài liệu về thuế, Tài liệu về nhân sự, Tài liệu

về kế toán, Các thủ tục quy định về kiểm soát nội bộ…

Tuy nhiên, một số công ty kiểm toán Việt Nam vẫn tồn tài những hạnchế trong việc lập hồ sơ kiểm toán chung, đó là

+ Một vài công ty vẫn không lập hồ sơ kiểm toán chung đối với cáckhách hàng nhiều năm

+ Một vài công ty có lập hồ sơ kiểm toán chung nhưng không lưu đủcác thông tin cần thiết theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230

b) Hồ sơ kiểm toán năm

Hồ sơ kiểm toán năm hay còn gọi là hồ sơ làm việc là nơi lưu trữ cácthông tin về khách hàng liên quan đến kiểm toán 1 năm tài chính Hồ sơ kiểmtoán năm của các công ty kiểm toán Việt Nam tập hợp tất cả các giấy tờ làmviệc của thành viên nhóm kiểm toán như:

- Các Báo cáo tài chính của khách hàng trước khi kiểm toán

- Các giấy tờ ghi lại quá trình làm việc của các thành viên nhóm kiểmtoán thực hiện trong năm báo cáo với đầy đủ tất cả các khoản mục trên Báo cáotài chính

- Các bằng chứng kế toán của đơn vị làm minh chứng cho những kếtquả trên giấy tờ làm việc

Việc trình bày, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ kiểm toán của các công ty kiểmtoán Việt Nam cũng tuân theo những quy định như:

Trang 35

 Quy định về mã số khách hàng: Tùy theo quy định của từng công tykiểm toán mà hồ sơ kiểm toán sẽ có các mã số khác nhau để công ty có thểphân loại, lưu trữ và tìm kiếm các hồ sơ này hiệu quả nhất.

 Quy định về lưu trữ và quản lý hồ sơ: Các công ty kiểm toán ViệtNam lưu trữ hồ sơ kiểm toán trong khoảng thời gian 5 năm để đáp ứng yêu cầuhành nghề và phù hợp với quy định chung của pháp luật Sau 3 đến 5 năm,công ty có thể tiến hành hủy hồ sơ kiểm toán hoặc tiếp tục lưu trữ tùy theotừng khách hàng

Hiện tại, các công ty kiểm toán Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế liênquan đến hồ sơ kiểm toán năm như sau:

+ Một số công ty đã không lưu chương trình kiểm toán mẫu trong hồ sơkiểm toán

+ Một vài công ty không thực hiện đánh tham chiếu đầy đủ

+ Nhiều hồ sơ kiểm toán không thể hiện bút tích kiểm tra, đối chiếu củangười thực hiện (như AAFC, ASACO, KIỂM TOÁN VIÊN…)

+ Nhiều hồ sơ không thể hiện bút tích soát xét của Ban Kiểm soát vàBan Gíam đốc (như AAT, AACC…)

+ Một số công ty trong hồ sơ kiểm toán không lập kế hoạch kiểm toán,hoặc có nhưng chỉ mang tính hình thức, không hiệu quả vì quá sơ sài (nhưS&S, SACO, IFC…)

2.2.7 Quy định về chương trình kiểm toán và phương pháp kiểm toán

a) Chương trình kiểm toán

Các công ty kiểm toán Việt Nam đều xây dựng chương trình kiểm toánchuần áp dụng cho từng loại hình công ty hoặc áp dụng Chương trình kiểmtoán mẫu của VACPA Tùy khách hàng kiểm toán mà các công ty sẽ tăng thêmhay giảm bớt các thủ tục kiểm toán Chương trình kiểm toán là căn cứ đểtrưởng nhóm kiểm tra, soát xét công việc của Kiểm toán viên và trợ lý kiểmtoán cũng như Ban kiểm soát và Ban Gíam đốc soát xét, kiểm tra công việc cảunhóm kiểm toán

Hiện nay, chương trình kiểm toán của các công ty kiểm toán Việt Namvẫn còn nhiều hạn chế:

+ Một số công ty áp dụng Chương trình kiểm toán mẫu do VACPA banhành nhưng chỉ áp dụng mang tính hình thức (như KIỂM TOÁN VIÊN,UNISTA)

+ Một số công ty sửa đổi nội dung trong Chương trình kiểm toán mẫunhưng không phù hợp

Ngày đăng: 23/08/2014, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NHÂN VIÊN - kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính
BẢNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NHÂN VIÊN (Trang 63)
BẢNG ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN KIỂM TOÁN - kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính
BẢNG ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN KIỂM TOÁN (Trang 66)
BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LềNG CỦA KHÁCH HÀNG - kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính
BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LềNG CỦA KHÁCH HÀNG (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w