Giới thiệu tổng quát về công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán Báo cáo tà

Một phần của tài liệu kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 29 - 38)

cáo tài chính các công ty kiểm toán ở Việt Nam

Hầu hết các công ty kiểm toán tại Việt Nam đều đã thành lập Ban kiểm soát gồm những kiểm toán viên có kinh nghiệm nhất, có năng lực, tầm nhìn khái quát khi soát xét các phần trong hồ sơ kiểm toán. Điều này giúp cho chất lượng kiểm toán tại các công ty ngày càng được nâng cao. Kiểm soát chất

lượng tại các công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện xuyên suốt trong quá trình kiểm toán qua các cấp soát xét theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Các cấp soát xét giấy tờ làm việc

Công tác kiểm soát chất lượng Báo cáo tài chính ở các công ty kiểm toán Việt Nam thường được thực hiện qua 2 giai đoạn là: ở đơn vị khách hàng (do trưởng nhóm thực hiện) và tại công ty kiểm toán (do Ban kiểm soát và Ban giám đốc thực hiện)

* Tại đơn vị được kiểm toán:

Trong thời gian kiểm toán tại đơn vị, công việc của Kiểm toán viên và trợ ký Kiểm toán viên luôn được trưởng nhóm theo dõi, kiểm tra và soát xét. Ngoài ra, trưởng nhóm cũng thường xuyên báo cáo lại cho Ban kiểm soát tình hình làm việc của nhóm cũng như thông báo kết quả, các vấn đề khó giải quyết.

* Tại công ty kiểm toán:

Tại công ty kiểm toán, Ban kiểm soát chịu trách nhiệm soát xét toàn bộ nội dung công việc của nhóm kiểm toán thông qua hồ sơ kiểm toán mà nhóm kiểm toán đã thu thập và thực hiện ở công ty khách hàng. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm soát xét toàn bộ nội dung công việc của nhóm kiểm toán, đưa ý kiến chấp nhận và sửa đổi những ý kiến cần thiết để đưa ra một bttc trung thực, hợp lý trên khía cạnh trọng yếu. Sauk khi Ban kiểm soát soát xét và phê duyệt sẽ trình lên Ban giám đốc xét duyệt và kiểm tra lần cuối trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán.

Ban Gíam Đốc

Ban Kiểm soát chất lượng

Trưởng nhóm kt

Trong quá trình kiểm toán, sự phối hợp làm việc giữa Ban giám đốc, Ban kiểm soát và nhóm kiểm toán là liên tục. Trong nhóm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán là cấp kiểm soát trực tiếp nhất, là người có trách nhiệm hướng dẫn , giao việc, giám sát và kiểm tra các Kiểm toán viên và trợ lý Kiểm toán viên trong công việc. Ban kiểm soát và Ban giám đốc sẽ thông qua kết quả báo cáo lại của trưởng nhóm mà có can thiệp đúng lúc.

2.2 Các quy định của các công ty kiểm toán Việt Nam liên quan đến công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính

Để chất lượng kiểm toán được thỏa mãn ở mức cao nhất, các công ty kiểm toán Việt Nam đã xây dựng một số quy định liên quan đến công tác kiểm toán Báo cáo tài chính, thông qua đó công ty có thể kiểm soát chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính. Hệ thống quy định phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam thừa nhận

2.2.1 Tinh tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

Tính tuân thủ đạo đức nghề nghiệp được quy định rõ trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220: “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán”. Sâu rộng hơn, nhân viên phải chấp hành đúng theo quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 1/12/2005 của Bộ tài chính ban hành về Đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam. Ngoài ra, các công ty cũng thường có quy định riêng như:

+ Tuân thủ quy định về đồng phục nhân viên, giờ giấc làm việc. + Có ý thức bảo quản, giữ gìn tài sản chung của công ty.

+ Giữ thái độ nhã nhặn, lịch sự khi tiếp xún với khách hàng.

Theo Báo cáo kết quả hoạt động 30 công ty kiểm toán Việt Nam năm 2011 do VACPA tiến hành thì phần lớn các công ty đã tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đã thực hiện việc ký cam kết độc lập đối với từng khách hàng; thực hiện luân chuyển thành viên Ban Gíam Đốc và Kiểm toán viên kí báo cáo sau 3 năm.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong việc chấp hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tại các công ty kiểm toán như:

+ Yêu cầu thành viên nhóm kiểm toán ký cam kết độc lập với khách hàng nhưng chưa thực hiện đầy đủ đối với tất cả các khách hàng.

+ Có công ty không thực hiện việc luân chuyển người ký báo cáo đối với khách hàng trên 3 năm (S&S,AACC).

2.2.2 Kỹ năng và năng lực chuyên môn

Đối với công ty kiểm toán, nguồn nhân lực là tài sản cực kì quý báu. Các công ty kiểm toán Việt Nam luôn quan tâm đến kiểm soát chất lượng kiểm

toán thông qua yếu tố con người. Điều này thể hiện qua số lượng Kiểm toán viên cũng như chính sách đào tạo, tuyển dụng của công ty.

VACPA đã thống kê các công ty kiểm toán có số lượng Kiểm toán viên lớn nhất Việt Nam năm 2009 như sau

Các công ty kiểm toán Việt Nam thường có những quy định rất chặt chẽ về đào tạo và tuyển dụng

a) Chính sách tuyển dụng:

Đối với khối kiểm toán Báo cáo tài chính, các công ty kiểm toán Việt Nam thường có chính sách tuyển thực tập đối với các sinh viên năm tư Khoa Kế toán – Kiểm toán các trường Đại học danh tiếng trong cả nước. Sau thời gian thực tập, căn cứ vào kết quả tốt nghiệp và những nỗ lực trong quá trình thực tập và nguyện vọng của từng sinh viên, các công ty sẽ có quyết địng tuyển dụng chính thức.

Hiện nay, nhiều công ty đã xây dựng tiêu chuẩn nhân viên từng cấp bậc và quy trình tuyển dụng hoàn chỉnh và minh bạch.

Tuy nhiên, một số công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay do quy mô nhỏ và chưa có danh tiếng nên đã không thu hút được nhiều ứng viên có trình độ.

b) Chính sách đào tạo

Phần lớn các công ty đều có kế hoạch đào tạo nhân viên mới tuyển dụng và đào tạo Kiểm toán viên liên tục hàng năm. Hình thức đào tạo khá đa dạng

như: tự đào tạo, cử nhân viên đi học các lớp của Hội nghề nghiệp hoặc các cơ quan, các trường tổ chức. Một số ít công ty như A&C, E&Y có cử nhân viên thi các chứng chỉ ACCA, CPA…Hàng năm, các công ty đều cử nhân viên tham gia các lớp học cập nhập kiến thức hoặc các hội thảo, tọa đàm do VACPA tổ chức.

Tuy nhiên, chính sách đào tạo tại nhiều công ty kiểm toán Việt Nam vẫn còn những hạn chế như:

+ Các công ty nhỏ không xây dựng và thực hiện được chương tình đào tạo riêng cho từng cấp bậc nhân viên.

+ Hầu hết các công ty không có chính sách khuyến khích nhân viên học lấy chứng chỉ kiểm toán quốc tế.

2.2.3 Giao việc

Tại các công ty kiểm toán, Gíam đốc hoặc Phó Gíam đốc là người chịu trách nhiệm phân công, lựa chọn nhân sự tham gia trong nhóm kiểm toán. Dựa vào quy mô, tính chất hoạt động kinh doanh của khách hàng, trình độ chuyên môn của các nhân viên, Gíam đốc hoặc Phó Gíam đốc lựa chọn nhân viên sao cho phù hợp nhất. Trong một nhóm kiểm toán, luôn có Kiểm toán viên và trợ lý Kiểm toán viên. Khi thực hiện kiểm toán khách hàng cũ, trưởng nhóm kiểm toán thường không thay đổi qua các năm nhưng nhiều nhất là 3 năm theo như quy định. Các công ty kiểm toán luôn có những quy định cụ thể về trách nhiệm đối với từng thành viên của nhóm kiểm toán.

2.2.4 Hướng dẫn và giám sát

Tại các công ty kiểm toán, nhóm kiểm toán bao gồm các Kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán. Trong nhóm, trợ lý kiểm toán cấp 3 hướng dẫn, giám sát trợ lý cấp 2; trợ lý cấp 2 hướng dẫn và giám sát trợ lý cấp 1. Kiểm toán viên chính giám sát công việc trợ lý cấp 3; trưởng nhóm giám sát công việc của các Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán. Công việc của trưởng nhóm và cả nhóm kiểm toán sẽ được kiểm tra, soát xét bởi Ban Kiểm soát và Ban Gíam đốc.

Như vậy, tại các công ty kiểm toán, công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình kiểm toán sẽ được thực hiện chặt chẽ. Muốn phát hành báo cáo kiểm toán thì phải được nhiều cấp kiểm tra, phê duyệt, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, giảm thiểu rủi ro kiểm toán.

2.2.5 Sử dụng ý kiến chuyên gia

Các công ty kiểm toán Việt Nam yêu cầu các Kiểm toán viên tham khảo ý kiến chuyên gia để làm tăng mức độ tin cậy của ý kiến kiểm toán về các lĩnh vực chuyên môn phức tạp. Kiểm toán viên xem xét đến những yếu tố như:

chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm, danh tiếng, tính độc lập, khách quan của chuyên gia tư vấn. Ngoài ta, Kiểm toán viên còn phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh rằng công việc cảu chuyên gia đáp ứng được mục đích của cuộc kiểm toán.

2.2.6 Hố sơ kiểm toán

Khi tiến hành kiểm toán bất kỳ khách hàng nào, các công ty kiểm toán Việt Nam thường lập 2 bộ hồ sơ kiểm toán, đó là: Hồ sơ kiểm toán chung (Hồ sơ thường trực) và Hồ sơ kiểm toán năm (Hồ sơ làm việc)

a) Hồ sơ kiểm toán chung

Hồ sơ kiểm toán chung chứa đựng các thông tin chung mang tính đặc thù liên quan đến 2 hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một khách hàng, lưu giữ các tài liệu, lịch trình và các thông tin cần thiết có tính chất lịch sử hoặc có tính liên tục trong nhiều năm. Tùy theo quy định mà mỗi công ty sẽ có các nhóm tài liệu cần thu thập khác nhau. Nhìn chung, các công ty ky Việt Nam thường thu thập các nhóm tài liệu sau: Thông tin chung về khách hàng, Tài liệu về pháp luật, Tài liệu về thuế, Tài liệu về nhân sự, Tài liệu về kế toán, Các thủ tục quy định về kiểm soát nội bộ…

Tuy nhiên, một số công ty kiểm toán Việt Nam vẫn tồn tài những hạn chế trong việc lập hồ sơ kiểm toán chung, đó là

+ Một vài công ty vẫn không lập hồ sơ kiểm toán chung đối với các khách hàng nhiều năm

+ Một vài công ty có lập hồ sơ kiểm toán chung nhưng không lưu đủ các thông tin cần thiết theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230.

b) Hồ sơ kiểm toán năm

Hồ sơ kiểm toán năm hay còn gọi là hồ sơ làm việc là nơi lưu trữ các thông tin về khách hàng liên quan đến kiểm toán 1 năm tài chính. Hồ sơ kiểm toán năm của các công ty kiểm toán Việt Nam tập hợp tất cả các giấy tờ làm việc của thành viên nhóm kiểm toán như:

- Các Báo cáo tài chính của khách hàng trước khi kiểm toán.

- Các giấy tờ ghi lại quá trình làm việc của các thành viên nhóm kiểm toán thực hiện trong năm báo cáo với đầy đủ tất cả các khoản mục trên Báo cáo tài chính.

- Các bằng chứng kế toán của đơn vị làm minh chứng cho những kết quả trên giấy tờ làm việc.

Việc trình bày, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ kiểm toán của các công ty kiểm toán Việt Nam cũng tuân theo những quy định như:

 Quy định về mã số khách hàng: Tùy theo quy định của từng công ty kiểm toán mà hồ sơ kiểm toán sẽ có các mã số khác nhau để công ty có thể phân loại, lưu trữ và tìm kiếm các hồ sơ này hiệu quả nhất.

 Quy định về lưu trữ và quản lý hồ sơ: Các công ty kiểm toán Việt Nam lưu trữ hồ sơ kiểm toán trong khoảng thời gian 5 năm để đáp ứng yêu cầu hành nghề và phù hợp với quy định chung của pháp luật. Sau 3 đến 5 năm, công ty có thể tiến hành hủy hồ sơ kiểm toán hoặc tiếp tục lưu trữ tùy theo từng khách hàng.

Hiện tại, các công ty kiểm toán Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế liên quan đến hồ sơ kiểm toán năm như sau:

+ Một số công ty đã không lưu chương trình kiểm toán mẫu trong hồ sơ kiểm toán.

+ Một vài công ty không thực hiện đánh tham chiếu đầy đủ.

+ Nhiều hồ sơ kiểm toán không thể hiện bút tích kiểm tra, đối chiếu của người thực hiện (như AAFC, ASACO, KIỂM TOÁN VIÊN…)

+ Nhiều hồ sơ không thể hiện bút tích soát xét của Ban Kiểm soát và Ban Gíam đốc (như AAT, AACC…)

+ Một số công ty trong hồ sơ kiểm toán không lập kế hoạch kiểm toán, hoặc có nhưng chỉ mang tính hình thức, không hiệu quả vì quá sơ sài (như S&S, SACO, IFC…)

2.2.7 Quy định về chương trình kiểm toán và phương pháp kiểm toán

a) Chương trình kiểm toán

Các công ty kiểm toán Việt Nam đều xây dựng chương trình kiểm toán chuần áp dụng cho từng loại hình công ty hoặc áp dụng Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Tùy khách hàng kiểm toán mà các công ty sẽ tăng thêm hay giảm bớt các thủ tục kiểm toán. Chương trình kiểm toán là căn cứ để trưởng nhóm kiểm tra, soát xét công việc của Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán cũng như Ban kiểm soát và Ban Gíam đốc soát xét, kiểm tra công việc cảu nhóm kiểm toán.

Hiện nay, chương trình kiểm toán của các công ty kiểm toán Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế:

+ Một số công ty áp dụng Chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành nhưng chỉ áp dụng mang tính hình thức (như KIỂM TOÁN VIÊN, UNISTA)

+ Một số công ty sửa đổi nội dung trong Chương trình kiểm toán mẫu nhưng không phù hợp

+ Vẫn còn rất nhiều công ty thực hiện kiểm toán thủ công, không sử dụng phần mềm kiểm toán nên khối lượng công việc của Kiểm toán viên là rất lớn.

b) Phương pháp kiểm toán

Trong chương tình kiểm toán đã xác định rõ các phương pháp kiểm toán thích hợp cho từng nội dung, khoản mục kiểm toán. Cac phương pháp kiểm toán mà công ty kiểm toán Việt Nam áp dụng bao gồm cả phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ.

Dù vây, nhiều công ty kiểm toán Việt Nam vẫn bộc lộ những điểm yếu tỏng phương pháp kiểm toán như:

+ Có công ty kiểm toán không chứng kiếm kiểm kê mà sử dụng luôn tài liệu kiểm kê của khách hàng làm bằng chứng kiểm toán

+ Đa số các công ty đều không thực hiện kiểm kê đối với Tài sản cố định.

+ Nhiều công ty không thực hiện kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của các tài khoản ngoài bảng.

+ Thủ tục chia cắt niên độ chưa được thực hiện ở nhiều công ty.

2.3 Hệ thống kiểm soát chất lượng BÁO CÁO TÀI CHÍNH tại các công ty kiểm toán Việt Nam

Hiên nay, mỗi công ty kiểm toán đều thiết lập riêng một hệ thống kiểm soát chất lượng phù hợp với văn hóa, đặc điểm, quy mô của từng công ty. Tuy nhiên, nhìn chung, một hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán đạt yêu cầu phải luôn tuân theo một mô hình cơ bản gồm 5 yếu tố chính sau: Nhà lãnh đạo; Quản ly Nguồn nhân lực; Thực hiện cuộc kiểm toán; Duy trì quan hệ với khách hàng và Tiếp tục hoàn thiện.

Sơ đồ sau mô tả cơ bản nhất về một hệ thống kiểm soát chất lượng BÁO CÁO TÀI CHÍNH mà một công ty kiểm toán cần thiết lập

Nhà lãnh đạo Bản sắc của nhà lãnh đạo Sứ mệnh, nhiệm vụ, giá trị cốt lõi và các chuẩn mực kiểm toán

Kế hoạch chiến lược của công ty

Kế hoạch kiểm toán chiền lược

Quản lý rủi ro

Quản lý Nguồn nhân lực

Thuê ngoài và tuyển dụng

Đào tạo và phát triển khả năng

Quản lý và đánh giá công việc thực hiện

Lợi ích và phúc lợi cá nhân

Thực hiện kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch đội ngũ KTV cho cuộc kiểm toán

Công cụ Công nghệ thông tin Công cụ và hướng dẫn khác Thực hiện kiểm toán Tư vấn Báo cáo Giám sát và xem xét lại Bằng chứng và giấy tờ làm việc

Duy trì quan hệ với khách hàng

Truyền đạt kết quả

Một phần của tài liệu kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w