quả kiểm toán Kết quả kiểm toán phải được truyền đạt một cách rõ ràngvới khách hàng 2. Phản hồi từ
khách hàng Hãng kiểm toán duy trì một hệ thống mà trong đó sự hàilòng của khách hàng đối với công việc thực hiện được đánh giá
3. Mối quan hệ vớiHiệp hội Hiệp hội kiểm toán
Duy trì mối quan hệ với Hiệp hội kiểm toán đảm bảo cho hang kiểm toán có được những thông tin, hiểu biết về ngành nghề của mình
Tiếp tục hoàn thiện
1. Tiếp tục xem xét
lại Việc xem xét lại được tiến hành theo nhiều cách với cáccấp độ khác nhau để chắc chắn rằng cuộ kiểm toán đáp ứng được các chuẩn mực và nâng cao chất lượng đầu ra cho cuộc kiểm toán
2. Đầu vào cho việc Tiếp tục hoàn thiện
Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán, cần những yếu tố đầu vào khác như sự hợp tác của các nhân viên, các chứng chỉ hành nghề cần thiết và sự giám sát
3. Bài học kinh
nghiệm Những kinh nghiệm cần được đúc kết để những cuộckiểm toán lần sau đạt chất lượng cao hơn
2.4 Quy trình kiểm soát chất lượng trong từng cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán Việt Nam
Kiểm soát chất lượng được thực hiện xuyên suốt tỏng quá trình kiểm toán và quy tình kiểm soát được thực hiện qua 2 giai đoạn là tại đơn vị khách hàng và tại công ty kiểm toán.
2.4.1 Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
a) Nội dung và thủ tục kiểm soát chất lượng tại đơn vị khách hàng Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán gốm 2 bước công việc chính là: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán và chuẩn bị kiểm toán
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán, việc tìm hiểu và đánh giá khách hàng là bước quan trọng liên quan đến chất lượng kiểm toán và uy tín của công ty. Tại các công ty kiểm toán Việt Nam, việc chấp nhận khách hàng mới hoặc giữ khách hàng cũ thường được thực hiện bởi cấp lãnh đạo cao nhất của công ty kiểm toán như Gíam đốc hoặc ủy quyền cho người có thẩm quyền khác.
Đây là những khách hàng lần đầu tiên làm việc với công ty nên việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán rất quan trọng. Các công ty kiểm toán Việt Nam thường thu thập thông tin về khách hàng và đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán rất thận trọng để tránh những rủi ro có thể gặp phải.
Đối với khách hàng cũ
Vì những năm trước, công ty kiểm toán đã thực hiện thu thập thông tin chung về khách hàng do đó, tại năm hiện tại, nhân viên có trách nhiệm cập nhập và đánh giá lại những thông tin đã thu thập trước đây và thu thập thêm những thông tin khác.
Chuẩn bị kiểm toán
Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, Ban Gíam đốc sẽ bố trí nhân sự và giao nhiệm vụ cho một Kiểm toán viên thích hợp làm trưởng nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ khảo sát tiếp theo về khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán này được thỏa thuận với khách hàng và được Ban Kiểm soát, Ban Gíam đốc kiểm tra, soát xét và ký duyệt.
Trước khi thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm thường lập bảng kiểm tra kế hoạch kiểm toán để đảm bảo chất lượng cho toàn cuộc kiểm toán. Công cụ kiểm soát chất lượng này được thực hiện bởi trưởng nhóm – người trực tiếp kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo các bước trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện đầy đủ và chất lượng.
Khách hàng: Công ty ABC Niên độ: Năm 2011
Chủ đề: KIỂM TRA KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
Có Không
1. Có được sự hiểu biết đầy đủ về khách hàng kiểm toán.
2. Có được sự hiểu biết về những điều kiện kinh tế có thể ảnh
hưởng đến khách hàng.
3. Đánh giá những thay đổi về mặt kỹ thuật, nếu có, trong ngành hoạt động của khách hàng. 4. Đánh giá những quy định hiện hành của chính phủ có thể ảnh hưởng đến khách hàng. 5. Thảo luận những điều kiện hoạt động hiện tại của khách hàng với những người quản lý chủ chốt. 6. Thực hiện các thủ tục phân tích và xem xét kết quả phân tích có phù hợp với dự đoán hay không.
8. Xác địng xem liệu các chính sách kế toán mới có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính của khách hàng hay không. 9. Xác định xem liệu các chính sách kê toán mới có ảnh hưởng đến phương pháp kiểm toán hay không 10. Xem xét liệu các vấn đề về kể toán và kiểm toán chuyên sâu có cần sự trợ giúp của các chuyên gia khác trong công ty hay không.
11. Xem xét liệu công việc của chuyên gia có cần thiết cho
cuộc kiểm toán hay không.
12. Xem xét liệu nhân sự tham gia có đáp ứng được cuộc
kiểm toán không.
13. Thảo luận với khách hàng về việc nhân sự của khách
hàng tham gia cuộc kiểm toán. 14. Lập kế hoạch thời gian kiểm toán trong đó phân chia cụ
thể về công việc kiểm toán và các giai đoạn kiểm toán cơ bản.
15. Đánh giá chức năng kiểm toán nội bộ của khách hàng.
16. Hướng dẫn các trợ lý kiểm toán đọc kế hoạch kiểm toán,
các giấy tờ làm việc.
17. Xác định những vấn đề quan trọng cần lưu ý vì các nhân tố như giá trị của đồng đô la, sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ, khả năng bị biển thủ công quỹ. 18. Xem xét các Báo cáo tài chính tạm thời.
19. Kiểm tra chương trình kiểm toán và xác định liệu chúng
có cần được xem xét lại hay không. 20. Chuẩn bị một danh sách các nhà quản lý, chủ nợ, công ty
liên kết để phát cho các thành viên trong nhóm kiểm toán. 21. Xác định những thư từ phải gửi trước khi bắt đầu kiểm
toán.
22. Xác định xem liệu khách hàng có những yêu cầu đặc biệt nào liên quan đến thời gian, bản chất và phạm vi của các thủ
tục kiểm toán.
23. Tổ chức cuộc họp lần cuối với tất cả thành viên trong
nhóm kiểm toán.
Đối với mỗi nội dụng ghi “Có” trong bảng kiểm tra kế hoạch kiểm toán thể hiện những công việc cần thiết đã hoàn thành trong giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán. Đây như một bảng tổng kết lại công việc thực hiện trong gia đoạn này và nhắc nhở những công việc nếu c cn thiếu sót. Trưởng nhóm có trách nhiệm với nội dung trả lời trong bảng này. Tất cả nội dung đều phải có căn cứ, bằng chứng chứng minh được với Ban Kiểm soát, Ban Gíam đốc qua các tài liệu lưu trên hồ sơ kiểm toán. Với mỗi câu trả lời “Không” thì cần giải thích rõ ràng.
Khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, giám đốc sẽ chịu trách nhiệm tỏng việc lựa chọn đội ngũ nhân viên phù hợp dựa trên sự hiểu biết của mình về trình đôh chuyên môn cũng như năng lực của các nhân viên. Trong nhóm kiểm toán, bao giờ cũng phái có trưởng nhóm kiểm toán kà Kiểm toán viên am hiểu về loại hình doanh nghiệp, phương thức sản xuất, hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng.
b) Chính sách và thủ tục soát xét tại công ty kiểm toán
Ban kiểm soát và Ban giám đốc tuy không trực tiếp tham gia kiểm toán tại đơn vị khách hàng nhưng phải nắm bắt được tình hình hoạt động của nhóm kiểm toán thông qua những thông tin trao đổi với nhóm kiểm toán, đồng thời dựa trên những bằng chứng kiểm toán mà nhóm thu thập và trình bày trong hồ sơ kiểm toán. Ban kiểm soát và Ban giám đốc sẽ đánh giá chất lượng lập kế hoạch kiểm toán của nhóm kiểm toán thông qua bảng đánh giá chất lượng giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Nếu kế hoạch kiểm toán được đánh giá đạt yêu cầu thì Ban kiểm soát và Ban giám đốc ký duyệt và nhóm kiểm toán sẽ tiến hành giai đoạn 2 là thực hiện kiểm toán. Ngược lại sẽ yêu cầu trưởng nhóm kiểm toán khảo sát, thu thập thêm thông tin rồi sau đó trình Ban kiểm soát và Ban giám đốc soát xét lại. Sau khi trưởng nhóm lập kế hoạch kiểm toán sẽ tình lên Ban kiểm soát và Ban giám đốc kiểm tra, soát xét và kiểm soát chất lượng.
* Nội dung kiểm soát chất lượng kế hoạch kiểm toán KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI VIỆC
LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
Khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Niên độ: 2011
Người phụ trách kiểm tra: Nguyễn Hải Yến Ngày: 28/02/2012
Các hoạt động trước khi tiến
hành công tác kiểm toán Có Không
Không áp dụng Cơ sở đưa ra kết luận Nếu là khách mới, các thủ tục đánh giá khách hàng trước khi
Đơn vị là khách hàng
chấp nhận hợp đồng có được thực
hiện hay không ? cũ của công ty
Chúng ta có giữ một hợp đồng kiểm toán không ? Nếu đó là một hợp đồng mà chúng ta phải thực hiện các dịch vụ mới, chúng ta có khả năng đảm bảo việc thực hiện công tác này hay không ? Chúng ta đã từng thực hiện những khách hàng có độ phức tạp cao hơn Chúng ta có sửa đổi hợp đồng
kiểm toán không ? Những người tham gia thực hiện
hợp đồng có đủ kiến thức, tài liệu, kinh nghiệm và năng lực cần thiết hay không ? Chúng ta có các Kiểm toán viên am hiểu
Chiến lược kiểm toán
Chúng ta có tài liệu viết về chiến
lược kiểm toán hay không ?
Công ty có quy mô nhỏ nên không cần thiết Chiến lược kiểm toán có được xây
dựng bới người kí báo cáo kiểm
toán hay không ?
Chiến lược kiểm toán cso được truyền đạt một cách đúng đắn cho tất cả các thành viên cảu nhóm kiểm toán hay không ?
Trong quá trình kiểm toán, những thay đổi so với chiến lược ban đầu có được thông qua và được ghi rõ hay không ?
Ghi chép về kế hoạch kiểm toán
Các yếu tố sau có được tìm hiểu và
thể hiện trên giấy làm việc Dựa vào hồsơ kiểm toán năm trước và tài liệu thu thập thêm + Thông tin quá khứ
+ Các sự kiện gần đây
cho năm hiện hành
+ Cách xác minh giao dịch với các
bên hữu quan
+ Cách nắm và hiểu hệ thống kiểm
soát nội bộ
+ Mực độ trọng yếu
+ Tính chất, lịch trình và phạm vi của cá thủ tục kiểm toán, thực hiện các mục tiêu kiểm toán trọng tâm.
+ Các phần công việc được thực hiện bới các Kiểm toán viên khác của công ty
+ Những sáng kiến nhằm cải thiện
dịch vụ khách hàng + Hình thức và thời hạn giao báo
cáo
+ Lịch trình công tác chi tiết
Kế hoạch làm việc có thể hiện những định hướng ghi trong chiến
lược kiểm toán hay không ?
Không lập kế hoạch chiến lược cho khách hàng này
Kế hoạch đã được người kí báo cáo thông qua trước khi thực hiện bất kì một công việc kiểm tra hay không ?
Rủi ro tiềm tàng có được đánh giá
hay không ?
Những đánh giá ban đầu về rủi ro lớn đã được thực hiện hay chưa ? Kế hoạch kiểm toán có được trưởng nhóm thông qua và truyền đạt cho tất cả các thành viên trong nhóm hay không ? Phỏng vấn các thành viên trong nhóm kiểm toán
Các mục têu kiểm toán có được xác định hay không ?
làm việc đã được ghi rõ và thông qua bới người kí báo cáo kiểm toán hay không ?
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Các vấn đề liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ đã được xem xét và lưu tư liệu hay chưa ?
Các đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát đã được thực hiện hay chưa ?
Chương trình kiểm toán
Các chương trình làm việc có được xây dựng dựa trên + Đánh giả rủi ro tiềm tàng và rủi
ro kiểm soát
+ Kế hoạch kiểm tra hệ thống
kiểm soát
+ Kế hoạch thực hiện các thủ tục
chi tiết
Chương trình kiểm toán có được cấp trưởng phòng thông qua trước khi thực hiện tất cả các công việc kiểm toán hay không ?
Phỏng vấntrưởng phòng
Các vấn đề khác
Trong trường hợp kiểm toán nội bộ được đề nghị cung cấp các bằng chứng, chúng ta có đánh giá tính khách quan và kiểm tra công việc của họ hay không ?
Khách hàng không có kiểm toán nội bộ Những chỉ thị thích hợp có được truyền đạt đúng, kịp thời đến các Kiểm toán viên phối hợp trước khi bắt đầu công việc kiểm toán hay không ?
Chỉ sử dụngtài kiệu năm trước.
Kết luận
công việc tài liệu
Đánh giá chất lượng việc lập kế hoạch kiểm toán
Tốt Tốt Tốt
* Phương pháp soát xét:
- Phương pháp thẩm định tài liệu: Ban kiểm soát và Ban giám đốc xem xét kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể và các thủ tục kiểm toán bổ sung hay giảm bởt tỏng chươgn trình kiểm toán đã hợp lý, đầy đủ và tuân thủ quy định hau chưa.
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với trưởng nhóm kiểm toán về các thông tin trình bày trong kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể, chương trình kiểm toán.
2.4.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
a) Nội dung, thủ tục kiểm soát thực hiện tại công ty khách hàng
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, căn cứ vào chương trình kiểm toán, trưởng nhóm phân công công việc cụ thể cho các Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán. Tùy thuộc vào từng khoản mục kiểm toán mà Kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán sẽ áp dụng các phương pháp kiểm toán phù hợp để thu thập, đánh giá các bằng chứng kiểm toán.
Tại các công ty kiểm toán Việt Nam, các phương pháp kiểm toán được các Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán áp dụng là: đối chiều, kiểm kê, điều tra, thực nghiệm, chọn mẫu…Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán phải thực hiện kiểm toán theo trình tự từ tổng hợp đến chi tiết. Trong quá tình kiểm toán, bất kì vướng mắc nào cần giải quyết, các thành viên có thể trao đổi với trưởng nhóm. Khi thực hiện kiểm toán, nhân viên phải tuân theo các chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan. Toàn bộ công việc của Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán được thể hiện thông qua giấy tờ làm việc. Kết thúc mỗi khoản mục, toàn bộ giấy tờ làm việc được chuyển cho trưởng nhóm kiểm toán soát xét.
* Nội dung soát xét của trưởng nhóm
- Đánh giá tính thích hợp, đầy đủ và hợp lý, hợp pháp của các bằng chứng kiểm toán và kiểm tra các ý kiến mà Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán đưa ra.
- Đánh giá mức độ công việc mà Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán thực hiện so với kế hoạch.
- Đánh giá các phương pháp mà Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán áp dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán.
- Đánh giá tính tuân thủ chuẩn mực nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, các quy định của công ty và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
* Phương pháp soát xét của trưởng nhóm
- Phương pháp giám sát: Trưởng nhóm luôn theo dõi, giám sát, hướng dẫn, kiểm tra công việc của các thành viên trong nhóm.
- Phương pháp thẩm định tài liệu: Thông qua giấy làm việc mà các Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán đã hoàn thành, trưởng nhóm quyết định các bằng chứng đã thu thập đã thích hợp, đầy đủ để làm căn cứ đưa ra các kết luận