1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang

49 623 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 483 KB

Nội dung

Nghiên cứu một số công thức lai giữa gà Hồ với gà Lương Phượng là một trong những nghiên cứu cụ thể tại địa phương theo định hướng nói trên, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và mang lại hiệu quả thiết thực. Xuất phát từ những ý tưởng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài: “Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang ” 1.2 Mục tiêu của đề tài Đánh giá khả năng sản xuất thịt của con lai broiler trên địa bàn xã, nhằm cung cấp cho thị trường một tổ hợp lai mới. Khi phát triển công thức lai này vào thực tiễn sản xuất, sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ gà Hồ (để làm vật liệu), như vậy sẽ nâng cao được giá trị của các con giống quý hiếm này, từ đó sẽ thúc đẩy việc bảo tồn các con giống bản địa một cách bền vững.

Chuyờn tt nghip Nguyn Thanh Tun CNTY5 - Vit Yờn Lời cảm ơn Để hoàn thành bản báo cáo này, em xin gửi tới PGS.TS Bùi Hữu Đoàn, thầy hớng dẫn, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài lời cảm ơn chân thành nhất. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng Thuỷ sản trờng ĐHNNHà Nội đã dày công dạy dỗ chúng em trong toàn khoá học. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, Bà con nông dân xã Thờng Thắng huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện để em thực hiện đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn bạn bè, ngời thân đã động viên và giúp đỡ em trong học tập và nghiên cứu. Bc Giang, ngy 30 thỏng 4 nm 2011 Sinh viờn Nguyn Thanh Tun Khoa CN & NTTS Trng HNN H Ni i Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên MỤC LỤC Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội ii Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên DANH MỤC BẢNG Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội iii Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Theo số liệu thống kê năm 2010, trong tổng số 188 triệu con gà đang nuôi trong cả nước, đàn gà thả vườn chiếm đến trên 80 %. Khi nuôi các giống gà nội, chúng ta gặp phải một trở ngại lớn là năng suất chăn nuôi nói chung, năng suất sinh sản nói riêng rất thấp. Để nâng cao năng suất nhằm đáp ứng nhu cầu của các trang trại và nhu cầu tiêu dùng trong nước, trong những năm gần đây, chúng ta đã nhập một số giống gà lông màu nổi tiếng như Tam Hoàng, Lương Phượng, Sasso, Kabir… Khi nhập gà lông màu từ nước ngoài chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn là con giống rất đắt và tốn kém: để có một con giống ông bà thả vườn một ngày tuổi, chúng ta phải bỏ ra hàng trăm đô la. Hai là, không chủ động được con giống vì phải phụ thuộc vào hãng cung cấp từ nước ngoài và cuối cùng, hầu hết các giống gà thả vườn nhập nội đều chỉ thích nghi hoặc thích nghi tốt với việc nuôi nhốt hoặc bán chăn thả, do tập tính lười vận động, chậm chạp… do đó thịt nhão, chất lượng thịt không cao … không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng nên giá rẻ Cả lý thuyết và thực tiễn trong những năm qua đều chứng tỏ rằng, khi cho lai gà nội, nhất là các giống có tầm vóc cơ thể lớn với gà thả vườn nhập nội thì các nhược điểm kể trên của cả gà nội và nhập nội đều sẽ được khắc phục cơ bản, và đó cũng là một một xu hướng lớn trong công tác nghiên cứu tạo ra con giống cho ngành chăn nuôi gà của nước ta hiện nay. Cách làm đó đáp ứng nhu cầu của thị trường về con giống gà lông màu có chất lượng cao cho các trang trại chăn nuôi theo phương thức chăn thả quy mô vừa và lớn. Đồng thời, giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu con giống từ bên ngoài, tiết kiệm được một phần ngoại tệ đáng kể, đồng thời nâng cao chất lượng sản Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội 1 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng khó tính và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, công tác trên còn có một ý nghĩa không kém phần quan trọng, là góp phần bảo tồn và phát triển đàn con giống địa phương quý hiếm của nước ta. Nghiên cứu một số công thức lai giữa gà Hồ với gà Lương Phượng là một trong những nghiên cứu cụ thể tại địa phương theo định hướng nói trên, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và mang lại hiệu quả thiết thực. Xuất phát từ những ý tưởng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài: “Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ -Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang ” 1.2 Mục tiêu của đề tài Đánh giá khả năng sản xuất thịt của con lai broiler trên địa bàn xã, nhằm cung cấp cho thị trường một tổ hợp lai mới. Khi phát triển công thức lai này vào thực tiễn sản xuất, sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ gà Hồ (để làm vật liệu), như vậy sẽ nâng cao được giá trị của các con giống quý hiếm này, từ đó sẽ thúc đẩy việc bảo tồn các con giống bản địa một cách bền vững. Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội 2 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1 Cơ sở di truyền các tính trạng của gà Di truyền là sự truyền đạt lại những đặc điểm của bố mẹ cho con cái. Sự truyền lại vật chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cá thể bố mẹ sang cá thể con được thực hiện qua nhiễm sắc thể (NST). Bộ NST lưỡng bội ở gà gồm 39 cặp NST, trong đó có 8 cặp NST lớn, 30 cặp vi NST và 1 cặp NST giới tính, gà trống có 78 NST với cặp NST giới tính là ZZ, gà mái có 77 NST với cặp NST giới tính là ZO. Với các tiến bộ kỹ thuật di truyền tế bào người ta đã xác định gà mái thuộc giới dị giao tử, với cặp NST giới tính có thể là ZW. Gà là đối tượng đầu tiên trong vật nuôi được thiết lập bản đồ gen, đã được công bố cách đây hơn 60 năm, xác định được 5 nhóm liên kết gồm 18 locus. Kích thước genom là 1200 cặp Megabase (Phan Cự Nhân, 2001)[19] Các tính trạng sản xuất ở gà được phân thành hai loại: tính trạng di truyền số lượng và tính trạng di truyền chất lượng. Tính trạng di truyền chất lượng là tính trạng di truyền biểu hiện không liên tục, hoặc ở trạng thái này hoặc ở trạng thái khác. Nó thường được quy định bởi một vài cặp gen có hiệu ứng lớn, hệ số di truyền cao và ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ: màu mắt, kiểu mào, màu da, màu lông Các tính trạng di truyền chất lượng thường tuân theo các định luật cơ bản của Mendel Tính trạng di truyền số lượng là những tính trạng di truyền biểu hiện liên tục, do nhiều gen chi phối. Mỗi gen thường có tác dụng nhỏ đối với kiểu hình song do nhiều gen tác động nên có giá trị cộng gộp tương đối lớn. Mỗi gen có thể không đóng góp ngang nhau trong việc chi phối các tính trạng. Ngoài ra còn có kiểu tác động ức chế lẫn nhau giữa các gen không cùng nằm Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội 3 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên trên 1 locus (I) và tác động trội lặn của các gen dị hợp tử trên cùng locus (Đ). Những sai khác giữa các cá thể là những sai khác về mặt số lượng hiện tính trạng của từng cá thể và chỉ có thể phát hiện được các sai khác đó bằng các tính toán và cân đo các cá thể trong quần thể (Hutt FB.,1978). Ở gia cầm có khá nhiều tính trạng số lượng mà người ta có thể theo dõi được tính chất di truyền của chúng như: tốc độ lớn, tuổi đẻ quả trứng đầu, sản lượng trứng … Theo Lê Đình Trung và Đặng Hữu Lanh (2000) bản chất di truyền của các tính trạng số lượng là đa gen và sự di truyền của chúng cũng phù hợp với các quy luật Mendel. Mỗi alen của chúng có một hiệu ứng nhỏ riêng biệt và kiểu hình là kết quả cộng gộp mọi hiệu ứng của các alen. Ông cũng cho rằng nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tính trạng bằng cách tăng cường hay giảm bớt hiệu ứng giống như tác động của các alen. Như vậy, các khác biệt về kiểu hình giữa các cá thể có thể tách thành các phần do di truyền và do môi trường quy định: P = G + E Trong đó: P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic Value) G: Giá trị kiểu gen (Genotypic Value) E: Sai lệch môi trường (Environmental) Giá trị kiểu gen gồm giá trị cộng gộp A (Addation Value), Sai lệch trội D (Dominance deviation) và sai lệch tương tác I (Interaction deviation). Sai lệch môi trường gồm sai lệch môi trường chung Eg (General Environmantal deviation) và sai lệch môi trường riêng Es (Special Environmantal deviation) Do đó, kiểu hình của một cá thể được xác định bởi kiểu gen có từ 2 locus trở lên có giá trị là: P = A + D + I + Eg + Es Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội 4 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên Kiểu di truyền và môi trường đều có tác động lên sự phát triển của tính trạng. Tuy nhiên trong sự biểu hiện của tính trạng qua kiểu hình, kiểu di truyền quyết định các biến động là phần chính. Đối với tính trạng số lượng, giá trị kiểu gen được tạo thành do hiệu ứng nhỏ của từng gen tập hợp lại Chúng sẽ có hiệu ứng lớn. Trong chọn lọc, nghiên cứu các đặc điểm di truyền của các tính trạng chính là nghiên cứu sự biến đổi của các phương sai (δ 2 ). Trong thực tế người ta không thể phân chia giá trị kiểu hình thành các thành phần di truyền, hoặc môi trường. Nhưng nhờ các phương pháp toán học, người ta có thể phân chia phương sai kiểu hình thành các phương sai thành phần do di truyền, do môi trường, do gen cộng gộp, do tác động của tương tác gen hay tác động trội lặn Căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến các tính trạng số lượng chúng ta có thể tách được các thành phần phương sai: δ P 2 = δ G 2 + δ E 2 hay δ P 2 = δ A 2 + δ D 2 +δ I 2 +δ E 2 Trong nghiên cứu di truyền các tính trạng số lượng người ta thường sử dụng hệ số di truyền để xác định tỷ lệ đóng góp tương ứng của 2 phần là di truyền và ngoại cảnh theo công thức h 2 + e 2 =1. Hệ số di truyền được xác định h 2 = δ G 2 /δ P 2 được gọi là hệ số di truyền theo nghĩa rộng. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp là tỷ lệ phương sai do tác động cộng gộp của các gen δ A 2 và phương sai kiểu hình δ P 2 : h 2 = δ A 2 /δ P 2 2.1.2. Cơ sở nghiên cứu lai kinh tế Lai kinh tế là lai giữa các cá thể thuộc các dòng khác nhau của giống, giữa hai giống khác nhau hoặc thuộc hai giống khác loài. Để sử dụng con lai F 1 làm sản phẩm, con lai này không để làm giống mà chỉ để lấy sản phẩm hay tăng sinh trưởng. Lai kinh tế được gọi là lai công nghiệp vì con lai F 1 có thể được sản xuất hàng loạt có chất lượng đồng đều trong một đơn vị thời gian tương đối ngắn (Trần Đình Miên, Nguyễn văn Thiện), 1995. Thường người ta tiến hành lai kinh tế là để sử dụng ưu thế lai vì ưu thế lai làm tăng mức trung Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội 5 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng thuần, nhất là những tính trạng số lượng, con lai có thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố mẹ, có thể phối hợp được đặc tính của bố mẹ, có thể giữ nguyên tính bảo thủ của một trong hai giống gốc. Nghiên cứu về lai tạo, Darwin là người đầu tiên đã nêu lên lợi ích của lai và đi đến kết luận lai là có lợi và tự giao là có hại đối với động vật. Lai giống còn nhằm sử dụng hiện tượng sinh học quan trọng đó là ưu thế lai, làm cho sức sống của con lai, sức miễn kháng đối với bệnh tật và các tính trạng kinh tế được nâng cao, đồng thời thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của tổ hợp lai, ưu thế lai làm căn cứ cho việc chọn lọc giống gia súc (Lê Đình Lương và Phan Cự Nhân, 1994). Trong quá trình nghiên cứu di truyền, nguyên tắc hoàn toàn mới được Mendel đưa vào để nghiên cứu, đó là phương pháp lai, liên quan đến việc nghiên cứu đặc điểm di truyền của từng tính trạng và đặc tính riêng rẽ. Phương pháp này do ông phát hiện và hình thành nên các quy luật cơ bản của di truyền . Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) thì căn cứ vào mục đích lai tạo người ta thường áp dụng những phương pháp lai khác nhau như: lai kinh tế, lai luân chuyển, lai cải tiến (lai pha máu), lai cải tạo, lai phối hợp (lai tạo thành). Lai kinh tế là phương pháp phổ biến nhất. Nhờ các thành tựu của di truyền học hiện đại và những kinh nghiệm quý báu các nhà tạo giống đã tạo ra nhiều giống gia cầm quý có chất lượng và năng suất cao, phần lớn các nhà di truyền đều sử dụng phương pháp lai tạo. Lai giống còn nhằm sử dụng hiện tượng sinh học đó là ưu thế lai làm cho sức sống của con vật tăng lên, sức đề kháng đối với bệnh tật và các tính trạng kinh tế được nâng cao ( Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân, 1994) Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội 6 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên Để tạo các tổ hợp lai có năng suất cao giữa 2 giống, dòng, sử dụng nhiều lần ưu thế lai tập trung cho gia súc thương phẩm, người ta có thể tiến hành lai kinh tế đơn giản hoặc lai phức tạp giữa 3, 4 hoặc 6 dòng….Trong lai kinh tế người ta quan tâm tới khả năng phối hợp (Nicking) giữa các cá thể trong các dòng. Muốn lai kinh tế có hiệu quả phải tiến hành chọn lọc tốt các giống làm nguyên liệu cho việc lai tạo nhằm khai thác những đặc tính kết hợp của tổ hợp lai. Theo Btopali (1968) chỉ ra rằng muốn đạt được ưu thế lai là siêu trội thì phải cho giao phối các dòng gà có xuất phát khác nhau về kiểu gen nhưng phải có khả năng kết hợp tốt với nhau. Đối với gia cầm cho giao phối giữa hai hay nhiều dòng trong cùng giống hay giữa nhiều giống sẽ phối hợp được nhiều đặc tính có lợi cũng như tăng cường chức năng sinh hoá của con lai, do vậy mà năng suất được tăng lên. Muốn đạt được sự phối hợp cao giữa các dòng, công tác chọn giống phải theo một hướng nhất định, nếu không thì sự phối hợp giữa các dòng sẽ kém và năng suất chất lượng của thế hệ con lai sẽ bị giảm sút. Bởi vậy để tạo ra được những gia cầm lai có năng suất chất lượng tốt thì việc lựa chọn các cặp lai là điều không thể thiếu được trong công tác giống. Theo Phan Cự Nhân(1971), sử dụng gia cầm lai là một phương pháp phổ biến ở nhiều nước vì người ta đã xác định là gia cầm di hợp tử có năng suất cao hơn gia cầm đồng hợp tử Trong chăn nuôi gia cầm, tuỳ theo điều kiện và mục đích khác nhau mà người ta sử dụng lai đơn hay lai kép, lai luân chuyển. a. Lai đơn: Là phương pháp sử dụng ưu thế lai trực tiếp nhất. Lai đơn thường được dùng khi lai giữa giống gà địa phương với các giống gà cao sản nhập nội. Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng nhiều trong tạo ra gà kiêm dụng thịt, trứng hoặc trứng thịt, nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội 7 [...]... địa bàn xã Thường Thắng huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang -Gà broiler F1 (H-LP) là sản phẩm lai giữa gà trống gà Hồ với mái Lương Phượng; Gà ¾ máu LP là sản phẩm lai gà trống LP với gà mái lai F1( Hồ xLP), có 75% máu Lương Phượng và 25% máu gà Hồ Để cho đơn giản, sau đây, chúng tôi xin gọi là gà1 /2 LP và 3/4 LP 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: xã Thường Thắng huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. .. bố các cặp lai (Ri x Lương Phượng) , (Mía x Lương Phượng) , (Đông Tảo x Lương Phượng) , (Ri x Kabir), (Mía x Kabir), (Đông Tảo x Kabir) Các đối tượng gia cầm khác cũng được lai tạo với những công thức khác nhau Lai giữa vịt Bắc kinh với vịt Bầu (Phạm Văn Trượng và cộng sự, 1990), lai giữa vịt Khakicampbell với vịt Cỏ (Nguyễn Đức Hưng, 1993; Trần Thanh Vân, 1998), Giữa các dòng vịt siêu thịt với nhau (Hoàng... tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên chống chịu cao của gà địa phương và khả năng lớn nhanh, sức đẻ cao, ấp nở tốt, khối lượng, sản lượng trứng cao của gà nhập nội b Lai kép: Là phương pháp lai tạo ra gà thương phẩm cao sản trứng, thịt hiện nay Lai kép sử dụng ưu thế lai nhiều lần và tăng khả năng phối hợp Lai kép có thể lai giữa 3, 4, 6 hoặc 8 dòng, trong đó có nhiều dòng đã là các dòng lai. .. khối lượng cơ thể giữa gà trống và gà mái broiler V135 từ 1 tuần tuổi Dựa vào sự chênh lệch về khối lượng cơ thể giữa gà trống và gà mái, người ta đã nuôi tách riêng trống mái từ 1 ngày tuổi , phương pháp này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng Gia cầm sử dụng thức ăn nhằm đảm bảo các hoạt động duy trì cơ thể và sản xuất Năng lượng và protein... - Thời gian: từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 1 năm 2011 3.3 Nội dung nghiên cứu a Điều tra một số tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn xã b Đánh giá một số chỉ tiêu khả năng sản xuất thịt của con lai: - Đặc điểm ngoại hình gà lai F1 (H-LP) và gà 3/4LP - Tỷ lệ nuôi sống - Khả năng sản xuất thịt: khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng tương đối, sinh trưởng tuyệt đối, chi phí thức ăn/1kg tăng trọng -... thí nghiệm Để so sánh khả năng sản xuất thịt của các đàn gà broiler F1 (H-LP) và gà 3/4LP, chúng tôi bố trí thí nghiệm theo sơ đồ sau: Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội 20 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên Lô TN Giống gà I Gà lai 1/2LP II Gà lai 3/4 LP n 150 150 Mỗi lô nuôi 150 gà con 1 ngày tuổi, lặp lại 3 lần Chọn gà khoẻ mạnh, có khối lượng trung bình Gà broiler được chăm sóc... nuôi sống của gà 1/2 máu Lương Phượng là 95,11% còn gà ¾ máu Lương Phượng là 94,44% Trần Công Xuân (2002), khi nuôi khi nghiên cứu các tổ hợp lai LV12,LV13 cho biết tỷ lệ nuôi sống ở 56 tuần tuổi đạt từ 93,44 – 95,56% Theo Lê Thị Nga (200) thì tỷ lệ nuôi sống của các tổ hợp lai LPxLP,KxLP ở 12 tuần tuổi là 94 – 96% Như vậy kết quả của chúng tôi gần tương đương với kết quả của các tác giả dẫ công bố... 8.450 2009 87.500 8.630 9.730 2010 4.2.Kết quả nghiên cứu trên gà lai N¨m Chim + Gia cầm khác 5.800 7.390 8.740 Tổng đàn 83.630 93.600 114.600 4.2.1 Đặc điểm ngoại hình của gà lai Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội 28 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên * Đặc điểm ngoại hình của gà lai 1/ 2Lương Phượng Gà trống lai 1/ 2Lương Phượng trưởng thành có thân hình chắc khỏe, cân đối, đẹp mắt,... hộ đói 4.2.1.Cơ cấu đàn vật nuôi trên địa bàn xã Hiện tại trên địa bàn xã vẫn chủ yếu tồn tại hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi mang tính chất hộ gia đình Tận dụng các nguồn thức ăn dư thừa, nguồn thức ăn từ ngành trồng trọt Vì vậy mà cơ cấu của đàn vật nuôi trong xã không thể hiện được nhiều về hướng chăn nuôi chính của người dân trong xã Cơ cấu của đàn vật nuôi trong xã được thể hiện thông qua... Vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và giao thông thủy lợi Thường Thắng là một xã miền núi cách trung tâm huyện lị 3,5 Km về phía Tây tiếp giáp với các xã lân cận: - Phía bắc giáp xã Hương Lâm - Phía tây giáp xã Mai Trung - Phía đông giáp xã Đoan Bái - Phía nam giáp xã Đức Thắng Xã có quốc lộ liên tỉnh 206 và 207 chạy qua, đường giao thông liên thôn, liên xã đều được bê tông hóa hệ thống giao thông thủy lợi . thiết thực. Xuất phát từ những ý tưởng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài: Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ -Lương Phượng) nuôi tại xã Thường. tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang ” 1.2 Mục tiêu của đề tài Đánh giá khả năng sản xuất thịt của con lai broiler trên địa bàn xã, nhằm cung cấp cho thị trường một tổ hợp lai mới. Khi phát. lượng cơ thể giữa gà trống và gà mái broiler V135 từ 1 tuần tuổi. Dựa vào sự chênh lệch về khối lượng cơ thể giữa gà trống và gà mái, người ta đã nuôi tách riêng trống mái từ 1 ngày tuổi , phương

Ngày đăng: 23/08/2014, 09:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Hữu Cường, Bùi Đức Lũng (1996), “Yêu cầu mật độ nuôi gà broiler tối ưu khi trên nền có đệm lót qua hai mùa ở miền Bắc Việt Nam”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm 1986 – 1996, Nxb Nông nghiệp, tr.73-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yêu cầu mật độ nuôi gàbroiler tối ưu khi trên nền có đệm lót qua hai mùa ở miền Bắc ViệtNam”, "Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm 1986– 1996
Tác giả: Nguyễn Hữu Cường, Bùi Đức Lũng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
4. Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Đăng Vang, Bùi Quang Tiến, Nguyễn Quý Khiêm (1997), “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở trứng ngan bằng phương pháp ấp nhân tạo”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1996-1997, (Phần chăn nuôi gia cầm), Bộ nông nghiệp và PTNT, tr. 222- 234 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở trứngngan bằng phương pháp ấp nhân tạo”, "Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y1996-1997
Tác giả: Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Đăng Vang, Bùi Quang Tiến, Nguyễn Quý Khiêm
Năm: 1997
5. Phạm Quang Hoán, Nguyễn Kim Anh (1994), “Nghiên cứu sử dụng cám ép để thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp của gà broiler”, Thông tin KHKT gia cầm số 1 – 1994, tr. 287-294 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng cámép để thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp của gà broiler”, "Thông tinKHKT gia cầm số 1 – 1994
Tác giả: Phạm Quang Hoán, Nguyễn Kim Anh
Năm: 1994
6. Nguyễn Duy Hoan và ctv (2001), “Sức sống, sinh trưởng và khả năng cho thịt của giống gà Mèo”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 2 năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức sống, sinh trưởng và khả năng chothịt của giống gà Mèo”, "Tạp chí Nông nghiệp và PTNT
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan và ctv
Năm: 2001
7. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (1994), Cơ sở di truyền học, Nxb giáo dục, Hà Nội 1994, tr. 178-180 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở di truyền học
Tác giả: Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 1994
8. Lã Văn Kính (1995), Xác định mức năng lượng, protein, lysine và methionine tối ưu cho gà thịt, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định mức năng lượng, protein, lysine vàmethionine tối ưu cho gà thịt
Tác giả: Lã Văn Kính
Năm: 1995
9. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Bình Trọng (1999), Cơ sở di truyền chọn giống động vật, Nxb giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ditruyền chọn giống động vật
Tác giả: Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Bình Trọng
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 1999
10.Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà broiler năng suất cao, Nxb Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi gà broiler năng suất cao
Tác giả: Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận
Năm: 1993
12.Trần Long (1994), Xác định đặc điểm di truyền một số tình trạng sản xuất và lựa chọn phương pháp chọn giống thích hợp với các dòng gà thịt Hybro HV85, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, tr. 39, 90-114.II. Tài liệu tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định đặc điểm di truyền một số tình trạng sản xuấtvà lựa chọn phương pháp chọn giống thích hợp với các dòng gà thịtHybro HV85
Tác giả: Trần Long
Năm: 1994
13.Box T. W. and Bohren B. (1954), “An analysic of feed efficiency among chickens and its relationship of growth”, Poultry science, (33), pp. 549- 561 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An analysic of feed efficiency amongchickens and its relationship of growth”, "Poultry science
Tác giả: Box T. W. and Bohren B
Năm: 1954
14.Brody, S. (1945), Bioenergentic and Growth, Reinhold Publishing Corporation – NewYork, pp.72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bioenergentic and Growth
Tác giả: Brody, S
Năm: 1945
16.Chambers J.R (1990), “Genetic of growth and meat production in chickens”, Poultry breeding and genetic. Edited by R.D Cawford – Elsevier – Amsterdam – Oxfort –Newyork – Tokyo (second edited), pp.599, 627-628 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Genetic of growth and meat production inchickens”, "Poultry breeding and genetic
Tác giả: Chambers J.R
Năm: 1990
17.Fricker, A. (1984), Lebensmittel mit allem Sinnen prufen, Springer Verlag Berlin 18.Godfrey E. F. and Jaap R. G. (1952), “Incidence of breed and sex differencesin the weight chickens hatched from eggs similar weight”, Poultry science Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lebensmittel mit allem Sinnen prufen," Springer Verlag Berlin18.Godfrey E. F. and Jaap R. G. (1952), “Incidence of breed and sex differencesin the weight chickens hatched from eggs similar weight”
Tác giả: Fricker, A. (1984), Lebensmittel mit allem Sinnen prufen, Springer Verlag Berlin 18.Godfrey E. F. and Jaap R. G
Năm: 1952
19.Hill F., Dickerson G. E. and Kempster H. L. (1954), “Some relationships between hatchability egg productional adult metacity”, Poultry Science, (33), pp. 1059-1060 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Some relationshipsbetween hatchability egg productional adult metacity”, "Poultry Science
Tác giả: Hill F., Dickerson G. E. and Kempster H. L
Năm: 1954
21.Hutt F. B. (1946), Genetic of the fowl, M.C Grow Hill book Co. Inc., New York, 1946 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Genetic of the fowl
Tác giả: Hutt F. B
Năm: 1946
22.Jaap R. G and Monis (1973), “Genetical differences in eight - week weight fethering”, Poultry science . (16), pp. 44-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Genetical differences in eight - week weightfethering”, "Poultry science
Tác giả: Jaap R. G and Monis
Năm: 1973
23. Jellinek, G. (1981), Sensorische Lebensmitted Prufung, Verlag Doris and Peter Siegfied Pattenson Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sensorische Lebensmitted Prufung
Tác giả: Jellinek, G
Năm: 1981
24. Jull M.A (1923), “Different tries sex growth curves in breed Plymouth Rock chick”, Science agri, 1923, pp. 58-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Different tries sex growth curves in breed PlymouthRock chick”, "Science agri
Tác giả: Jull M.A
Năm: 1923
25. Kabenmodel, R (1984), Untersuchungen zur Wirkung verschiedener Faktoren in der Putenbrut, 29. Internationalle Geflugervortragtagung, Leipzig, December . pp.156-163 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Untersuchungen zur Wirkung verschiedenerFaktoren in der Putenbrut
Tác giả: Kabenmodel, R
Năm: 1984
15.Campbell John R.; J.F. Lasley (1969), The science of animal that serves Mankind, pp.183-277 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3. Cơ cấu đàn vật nuôi xã Thường Thắng - Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang
Bảng 3. Cơ cấu đàn vật nuôi xã Thường Thắng (Trang 31)
Bảng 5. Tỷ lệ nuôi sống của gà broiler từ 1 đến 12 tuần tuổi - Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang
Bảng 5. Tỷ lệ nuôi sống của gà broiler từ 1 đến 12 tuần tuổi (Trang 33)
Bảng 6. Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm từ 1 đến 12 tuần tuổi - Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang
Bảng 6. Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm từ 1 đến 12 tuần tuổi (Trang 34)
Hình 1. Khối lượng gà thí nghiệm từ 1 đến 12 tuần tuổi - Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang
Hình 1. Khối lượng gà thí nghiệm từ 1 đến 12 tuần tuổi (Trang 35)
Bảng 7. Sinh trưởng tuyệt đối của gà từ 1 – 12 tuần tuổi - Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang
Bảng 7. Sinh trưởng tuyệt đối của gà từ 1 – 12 tuần tuổi (Trang 36)
Hình 2.  Sinh trưởng tuyệt đối của ngà thí nghiệm từ 1 đến 12 tuần tuổi - Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang
Hình 2. Sinh trưởng tuyệt đối của ngà thí nghiệm từ 1 đến 12 tuần tuổi (Trang 37)
Bảng 8. Sinh trưởng tương đối của gà từ 1 đến 12 tuần tuổi - Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang
Bảng 8. Sinh trưởng tương đối của gà từ 1 đến 12 tuần tuổi (Trang 38)
Hình 3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm từ 1 đến 12 tuần tuổi - Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang
Hình 3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm từ 1 đến 12 tuần tuổi (Trang 39)
Bảng 10. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà từ 1 – 12 tuần tuổi - Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang
Bảng 10. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà từ 1 – 12 tuần tuổi (Trang 41)
Bảng 11. Chỉ số sản xuất của các lô thí nghiệm - Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang
Bảng 11. Chỉ số sản xuất của các lô thí nghiệm (Trang 42)
Bảng 12. Kết quả mổ khảo sát thân thịt gà thí nghiệm - Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang
Bảng 12. Kết quả mổ khảo sát thân thịt gà thí nghiệm (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w