1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKK một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 sử dụng đúng dấu câu

22 5,1K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 182,5 KB

Nội dung

Tiếng việt là tiếng nói chung dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Vì vậy, dạy Tiếng Việt có vai trò rất quan trọng nhất là dạy Tiếng việt ở bậc Tiểu học. Chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt được phản ánh rõ nét nhất ở phân môn Tập làm văn. Tập làm văn là một môn học có tính chất tổng hợp, là một hoạt động tích hợp các tri thức của các môn học khác. Tập làm văn còn có tác dụng lớn trong việc củng cố kiến thức của học sinh và còn là một môn chủ lực trong việc rèn cho học sinh khả năng sử dụng ngôn ngữ để nói và viết.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN

TRƯỜNG TIỂU HỌC BỒNG SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :

Tên đề tài :

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 SỬ DỤNG ĐÚNG DẤU CÂU

KHI VIẾT VĂN

Tác giả : Cao Nguyễn Hương Giang

Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Bồng Sơn

Năm học : 2012 - 2013

Trang 2

MỤC LỤC

1.Thực trạng của việc thu thập và xử lý thông tin đòi hỏi phải có

giải pháp mới để giải quyết

4

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên

cứu, tìm giải pháp của đề tài

5

2 Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 5

Trang 3

KHI VIẾT VĂN

Tác giả : Cao Nguyễn Hương GiangĐơn vị công tác : Trường Tiểu học Bồng Sơn

A MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề

Tiếng việt là tiếng nói chung dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng cácdân tộc sống trên đất nước Việt Nam Vì vậy, dạy Tiếng Việt có vai trò rất quan trọngnhất là dạy Tiếng việt ở bậc Tiểu học Chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt đượcphản ánh rõ nét nhất ở phân môn Tập làm văn Tập làm văn là một môn học có tínhchất tổng hợp, là một hoạt động tích hợp các tri thức của các môn học khác Tập làmvăn còn có tác dụng lớn trong việc củng cố kiến thức của học sinh và còn là một mônchủ lực trong việc rèn cho học sinh khả năng sử dụng ngôn ngữ để nói và viết Quacác giờ Tập làm văn, học sinh sẽ quen diễn đạt ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mìnhmột cách mạch lạc bằng cả hai hình thức nói và viết để người đọc – nghe hiểu đầy đủ

ý mình định viết – nói; từ đó tránh tình trạng không cân đối là nói được mà viết khôngđược hoặc ngược lại, hoặc viết được mà người đọc không hiểu

Song, khi tiến hành dạy môn Tiếng việt nhất là Tập làm văn lớp 5, tôi nhận thấytrình độ nói và viết của nhiều học sinh chưa đạt yêu cầu Bên cạnh những học sinh nói,viết rõ ràng, mạch lạc vẫn còn nhiều học sinh chưa biết diễn đạt ý nghĩ, tình cảm củamình một cách thành thạo Nhiều em biết viết văn nhưng không biết đặt câu, chấm câunên lời văn, lời nói của các em thường rời rạc, khó hiểu và đôi khi làm người đọc hiểusai ý

Vậy, làm thế nào để học sinh lớp 5 có thể làm được một bài văn mà người đọc hiểucác em viết cái gì?, các em nói thành câu đủ nghĩa và nâng cao dần là biết cách diễnđạt bài văn sao cho sinh động, cảm xúc hơn; có hình ảnh, hình tượng, làm cho bài vănhấp dẫn người đọc, tôi nhận thấy điều hết sức cần thiết là phải có biện pháp cụ thể để

Trang 4

hiệu quả cùng với khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, vốn hiểu biết của mình để xâydựng một bài văn hoàn chỉnh

Trên tinh thần đó và từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy nhiều năm lớp 5, trong năm

học này tôi đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “ Một số

biện pháp giúp học sinh lớp 5 sử dụng đúng dấu câu khi viết văn.

1 Thực trạng của vấn đề :

1 1 Đối với giáo viên :

Trong tình hình thực tế giảng dạy nhiều năm lớp 5, tôi nhận thấy :

- Vẫn còn một số giáo viên vì quá chú trọng đến thành tích thi đua học tập nên khigiảng dạy giáo viên còn cho học sinh chép văn mẫu, học sinh học thuộc bài cô giáohướng dẫn, sách mẫu nên nhiều em rất lúng túng khi tự mình làm một bài tập làm văn

và việc thể hiện một bài tập làm văn của các em để người đọc – nghe hiểu đầy đủ ý làrất hạn chế

- Các loại dấu câu là kiến thức ở lớp 2 – 3 – 4, lên lớp 5 các em được ôn tập lạinhưng là trong các tiết Luyện từ và câu ở tuần 29, 30, 31, 32, 33, 34 cuối năm học Trong suốt cả năm học giáo viên thường ít chú ý hướng dẫn các em luyện chấm câu,cách sử dụng các dấu ngắt câu trong từng trường hợp cụ thể Có chăng cũng chỉ là

những lúc sửa bài, các tiết Luyện từ và câu dạng đặt câu, nên học sinh ngày càng

lúng túng khi sử dụng chúng

1 2 Đối với học sinh :

Học sinh lớp tôi giảng dạy nói riêng và học sinh lớp 5 nói chung :

- Còn thiếu sót về việc sử dụng các loại dấu câu trong bài làm của mình

- Một số học sinh viết một bài văn từ đầu đến cuối không có lấy bất kì một loạidấu câu nào

Trang 5

- Nhiều em sử dụng dấu câu không phù hợp, đặt dấu sai vị trí nên người đọc chưahiểu đầy đủ ý các em định viết

- Chưa đa dạng việc dùng các loại dấu câu khác nhau để thể hiện tình cảm, cảm xúccủa mình trong câu văn mà chỉ đơn thuần sử dụng 2 loại dấu chấm và dấu phẩy trongbài văn

2 Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới :

- Việc “ Giúp học sinh lớp 5 sử dụng dấu câu khi viết văn ” là nhằm tập cho học

sinh biết viết câu đúng ngữ pháp Đây là công việc bước đầu để dần dần học sinh cókiến thức về câu và có kĩ năng đặt câu với những từ có sẵn trong kiến thức của các emnhằm mục đích củng cố, phát triển những hiểu biết và kĩ năng thực hành của học sinhthêm một bước để các em có thể viết được những câu chính xác, gọn gàng, có hìnhảnh, cảm xúc

- Sử dụng đúng dấu câu trong bài Tập làm văn nhằm mục đích cụ thể :

+ Làm cho việc luyện câu của học sinh được tập trung hơn, có hệ thống hơn để tạo

cơ sở tốt cho việc nói và viết

+ Làm cho học sinh có ý thức trau dồi câu văn trong suốt quá trình học tập mônTập làm văn và các môn học khác

+ Góp phần giải quyết tốt những thiếu sót hiện nay của học sinh về câu văn trongbài văn để chuẩn bị tốt cho các em học lên cấp trên

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài :

- Xuất pháp từ quan điểm dạy học : “ Lấy học sinh làm trung tâm ”, qua thực tếgiảng dạy, là giáo viên đã có kinh nghiệm trong suốt 17 năm chủ nhiệm lớp 5, tôi đãmạnh dạn đầu tư nghiên cứu và thực hành trải nghiệm với đối tượng học sinh lớp 5 dotôi phụ trách giảng dạy ở những năm :

+ Năm học : 2010 – 2011 : Lớp 5B

Trang 6

- Theo quan điểm tích hợp, chương trình Tập làm văn lớp 5 tiếp tục rèn cho họcsinh cả 4 kĩ năng nói – viết – nghe – đọc với những yêu cầu cao hơn, học sinh đượcrèn luyện thêm về kĩ năng thực hành nhiều loại văn bản khác nhau có hiệu quả thiếtthực

1 2 Cơ sở thực tiễn :

Yêu cầu kiến thức và kĩ năng ở học sinh lớp 5 trong phân môn Tập làm văn là các

em phải viết được một bài văn hoàn chỉnh về nội dung – hình thức – ngữ pháp Quathực tế lớp tôi phụ trách giảng dạy, còn có nhiều học sinh chưa biết cách diễn đạt điềumình muốn nói, dùng dấu câu tùy tiện trong bài làm của mình làm người đọc khônghiểu; thậm chí còn có vài học sinh hoàn toàn không dùng dấu câu khi viết văn

2 Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp :

2 1 Các biện pháp tiến hành :

a Phương pháp luyện nói :

- Hướng dẫn HS nói rành mạch, gãy gọn; ngắt, nghỉ hơi hợp lí; cao giọng, hạ thấpgiọng;…thể hiện cảm xúc phù hợp theo từng kiểu câu ứng với từng loại dấu câu Việc

Trang 7

làm này được thể hiện trong tất cả các giờ học khác để bổ sung kiến thức cho giờ Tậplàm văn

b Phương pháp thực hành luyện câu :

Giáo viên cần sử dụng nhiều hình thức để luyện câu :

+ Luyện chấm câu

+ Tập bổ sung và đẽo gọt cho câu đúng thành câu hay

+ Tập cho học sinh chia câu dài thành nhiều câu ngắn hoặc dồn nhiều câu ngắnthành câu dài

+ Sửa cách dùng sai dấu câu

+ Sửa cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu hình tượng

c Dùng hình thức ngoại khóa để luyện Tập làm văn :

- Đọc sách báo

- Chơi trò chơi luyện câu

- Thi kể chuyện

- Làm báo tường, tham gia các hội thi theo chủ đề, … để viết văn

d Phương pháp, cách thức luyện câu :

- Qua các tiết sửa bài và qua các môn học khác

2 2 Thời gian tạo ra giải pháp :

- Từ năm 2101 – 2011 đến năm 2011 – 2012:

+ Tích lũy linh nghiệm ; phát hiện những khó khăn và tồn tại của học sinh trongviệc sử dụng dấu câu trong suốt quá trình viết văn thông qua việc dạy các môn Tiếngviệt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng

- Năm học 2012 – 2013 :

Trang 8

Hoàn thành đề tài : “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 sử dụng đúng dấu

câu khi viết văn ”

B NỘI DUNG

I Mục tiêu của đề tài

Đề tài : “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 sử dụng đúng dấu câu khi viết

văn” gồm các nhiệm vụ sau :

1 Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh

2 Luyện câu cho học sinh với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, tùy theo trình

độ của HS trong các giờ học khác nhau ( tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làmvăn,… ) :

a Luyện câu đúng ngữ pháp

b Tập chia câu và gộp câu

Trang 9

c Sửa việc dùng sai dấu câu

d Luyện câu có hình ảnh, hình tượng, giàu cảm xúc, … ( kèm theo dấu câu phùhợp )

3 Các hình thức ngoại khóa để luyện tập làm văn, hướng dẫn học sinh sử dụngđúng dấu câu trong từng trường hợp cụ thể và nâng cao kĩ năng dùng đa dạng các loạidấu câu trong các loại văn bản khác nhau ( văn miêu tả, kể chuyện; làm báo cáo thốngkê; viết đơn, viết biên bản; viết đoạn hội thoại; … )

4 Phương pháp, cách thức giúp học sinh luyện câu

II Mô tả giải pháp của đề tài

1 Thuyết minh tính mới

Nội dung giải pháp :

Làm thế nào để học sinh lớp 5 có kĩ năng viết được một bài văn có dấu câu phùhợp và vận dụng sáng tạo các dấu câu ứng với từng kiểu câu một cách hiệu quả nhấttrong bài Tập làm văn của mình, tôi nhận thấy điều quan trọng là giáo viên phải suynghĩ tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm rèn luyện cho học sinh nắm lí thuyết và vậndụng vào thực hành với mức độ từ dễ đến khó tùy vào trình độ của học sinh Cụ thể :

Giải pháp 1 : Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh :

- Kĩ năng nói trước hết là phát âm đúng, dùng từ ngữ chính xác, đặt câu đúng quytắc chính tả và gắn liền với ngữ điệu Ngữ điệu thường biểu lộ tâm lí của người nói :thân mật, vui vẻ, ngạc nhiên, căm giận, … Khi yêu cầu học sinh nói, giáo viên cần lưu

ý hướng dẫn học sinh nói rành mạch, gãy gọn theo đúng quy tắc chính tả để đảm bảođúng nội dung văn bản; ngắt, nghỉ hơi hợp lí ( để người nghe hiểu ngay và người nói

đỡ mệt ) ; cao giọng, hạ thấp giọng hợp lí để người nghe cảm nhận được suy nghĩ, tình

cảm của người nói và đúng với dấu câu đã sử dụng

Trang 10

- Nếu học sinh ngắt, nghỉ hơi không hợp lí thì có khi làm người nghe hiếu ý nghĩacủa câu khác ý định người viết

* Ví dụ : Câu :

+ Đêm hôm qua cầu gãy

+ Bò cày không được thịt

Tùy theo cách ngắt hơi của người nói mà người nghe có thể hiểu :

+ Đêm hôm, / qua cầu gãy

+ Bò cày, / không được thịt

Hoặc :

+ Đêm hôm qua, / cầu gãy

+ Bò cày không được, / thịt

Giải pháp 2 : Rèn luyện kĩ năng viết ( thực hành ) cho học sinh :

Khi viết, học sinh còn mắc nhiều khuyết điểm, thiếu sót về cách dùng từ, đặt câu,viết hoa bừa bãi, đánh dấu câu tùy hứng và cá biệt còn có học sinh hoàn toàn khôngbiết dùng dấu câu khi viết văn Để giúp học sinh dùng đúng dấu câu trong viết văncho đúng với từng kiểu câu, đúng ngữ pháp; và nâng cao là làm cho câu văn sinhđộng, cụ thể, có hình ảnh hơn, giáo viên cần :

2 1 Luyện chấm câu cho học sinh :

- Luyện chấm câu có nhiều cách, thông thường GV viết lên bảng một đoạn

văn không có ngắt câu Để học sinh tự đặt dấu chấm câu ( nên chọn những bài văn cónhiều dấu phẩy ) Có thể gọi lần lượt 3 học sinh lên bảng và dùng 3 loại phấn màukhác nhau để tự ngắt câu đoạn văn, sau dó để cho học sinh cả lớp tham gia ý kiến Cuối cùng giáo viên hướng dẫn sửa chữa cho hoàn chỉnh

Ví dụ :

Lan đang đi về phía cổng làng gió ở cánh đồng thổi lên mát rượi cô nhìn

những thửa ruộng lúa xanh tốt rì rào dưới chân đê từng đàn cò trắng bay

Trang 11

nhanh trên trời những đám mây hồng trôi lững lờ trên đường làng râm mát bóng các cô thiếu nữ thấp thoáng cười nói râm ran

Có thể hướng dẫn học sinh sửa như sau :

Ví dụ : Lan đang đi về phía cổng làng Gió ở cánh đồng thổi lên mát rượi Cô nhìn những thửa ruộng lúa xanh tốt rì rào dưới chân đê Từng đàn cò trắng bay nhanh Trên trời những đám mây hồng trôi lững lờ Trên đường làng râm mát bóng các cô thiếu nữ thấp thoáng cười nói râm ran

Nếu học sinh chấm câu không đúng sẽ tạo nên những câu vô lí, sai loogic, ví dụnhư :

+ Rì rào dưới chân đê, từng đàn cò trắng bay nhanh

+ Những áng mây hồng trôi lững lờ trên con đường làng râm mát

- Bài luyện chấm câu, giáo viên nên chọn những bài có câu gọn, nhiều dấu phẩy,dấu chấm là 2 loại dấu cần học kĩ ở tiểu học

2 2 Tập chia câu và gộp câu :

Với học sinh lớp 5, nên tập cho các em có kĩ năng :

a Chia câu dài thành nhiều câu ngắn

Ví dụ :

+ Ở trường, Lan học đều các môn mà môn nào cũng giỏi và bài làm

nào cũng được điểm cao ( Tả người bạn )

Có thể hướng dẫn học sinh chữa thành :

+ Ở trường, Lan học đều các môn Môn nào Lan cũng giỏi Bài làm

nào bạn ấy cũng đạt điểm cao

Trang 12

b Gộp các câu ngắn thành câu dài ; dồn câu đơn thành câu ghép

Ví dụ :

+Mặt biển mênh mông Từng đoàn thuyền nhấp nhô trên sóng

+ Mặt trời mọc Sương tan dần Ánh nắng chan hòa khắp nơi nơi ( Tả

cảnh đẹp địa phương em )

Có thể hướng dẫn học sinh chữa thành :

+ Trên mặt biển mênh mông, từng đoàn thuyền nhấp nhô cưỡi sóng

+ Mặt trời mọc, sương tan dần và ánh nắng chan hòa khắp nơi nơi

c Chữa đoạn văn thành những câu ngắn gọn

Ví dụ :

+ Đêm đó trời không trăng, đường lại bị cây rậm che khuất nên không nhìn thấy gì, chú thương binh phải dò từng bước Chú đi được một quãng thì trượt chân ngã May quá, lúc đó chúng em đi xem phim về nghe tiếng chú kêu liền chạy lại đỡ chú dậy

Có thể hướng dẫn học sinh chữa thành :

+ Đêm đó, trời không trăng Đường lại bị cây rậm che khuất Không

nhìn thấy gì, chú thương binh phải dò từng bước Chú đi được một quãng thì trượt chân ngã May quá, lúc đó chúng em đi xem phim về Nghe tiếng chú kêu, chúng

em bèn chạy lại Mọi người đỡ chú dậy

Qua việc luyện câu cho học sinh, giáo viên giúp các em nhận ra viết câu ngắn gọnrất có lợi vì ý sáng sủa, rõ ràng, câu sẽ ít mắc lỗi ngữ pháp

2 3 Tập sửa chữa câu dùng dấu câu sai, tùy hứng, hoặc không biết dùng dấu câu khi diễn đạt hết một ý :

- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh :

Trang 13

+Phân tích câu để tìm ra chỗ sai

+ Tìm cách để sửa chữa chỗ sai

Ví dụ :

+ Trên cành chim hót líu lo, cây lá rung rinh chào đón chúng em đến

trường chỗ kia các bạn học sinh đang ngồi đọc bài dưới ghế đá sân trường đầy ắp tiếng cười nói Một cơn gió thổi qua tiếng trống trường tùng tùng báo hiệu giờ vào lớp ( Bài văn “ Tả quang cảnh trường em trước buổi học ” của em Thúy Kiều – Lớp

Ví dụ, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chữa như sau :

+ Trên cành, chim hót líu lo Một cơn gió thoảng qua làm cây lá

rung rinh như chào đón chúng em Sân trường đầy ắp tiếng cười nói rộn rã Chỗ kia, trên ghế đá, các bạn học sinh đang ngồi ôn bài Bỗng, tùng … tùng … tùng, tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp vang lên …

- Khi sửa các loại câu này, chúng ta cũng thường thấy nhiều câu sai cả về mặt ngữpháp Vì vậy, cần hướng dẫn học sinh sửa chữa cả về mặt ngữ pháp và về ý trong cáctiết sửa bài

- Sửa câu sai có thể bằng nhiều cách, giáo viên cần gợi ý để học sinh phát huy ócthông minh, sáng tạo của mình không nên bắt học sinh chữa theo cách của thầy cô

2 4 Sửa chữa cho câu văn trở thành sinh động, hấp dẫn ( sử dụng đa dạng các loại dấu câu tương ứng phù hợp ) :

Tập cho học sinh sửa chữa cho câu văn trở nên sinh động, cụ thể, có sức truyềncảm tức cũng có nghĩa là giúp học sinh biết dùng đa dạng các loại dấu câu tương ứng

Ngày đăng: 20/08/2014, 20:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w