1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển

65 564 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 16,86 MB

Nội dung

Hiện nay, cây ăn quả được xem là đối tượng quan trọng tham giatích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cao hiệu quả kinh tế vàcải thiện môi trường sinh thái, nhất là ở các tỉn

Trang 2

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích đề tài 2

1.3 Yêu cầu của đề tài 3

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.2 Các vùng trồng cam quýt trên thế giới 4

2.3 Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam 8

2.3.1 Thực trạng phát triển cam quýt ở Việt Nam 8

2.3.2 Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam 9

2.4 Các nhóm cây có múi và đặc tính thực vật học 13

2.4.1 Các nhóm cây có múi 13

2.4.2 Đặc điểm thực vật học 17

2.4.3 Yêu cầu sinh thái 19

2.5 Những khó khăn trong việc trồng cam quýt ở nước ta 20

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22

3.2 Nội dung nghiên cứu 22

3.3 Phương pháp nghiên cứu 22

3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 22

3.3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 22

Trang 3

4.1 Tình hình thời tiết tại Thái Nguyên năm 2014 25

4.2 Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi lai tham gia thí nghiệm 26

4.2.1 Khả năng tăng trưởng hình thái cây của các giống bưởi lai 26

4.2.2 Đặc điểm phân cành 30

4.2.3 Đặc điểm về lá 31

4.2.4.Tình hình ra lộc của các giống bưởi lai thí nghiệm 33

4.2.5 Đặc điểm ra hoa, kết quả của các giống bưởi lai tham gia thí nghiệm 39

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43

5.1 Kết luận 43

5.2 Đề nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 4

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới trong những

năm gần đây 5

Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2005 - 2012) 9

Bảng 4.1: Tình hình thời tiết tại Thái Nguyên năm 2014 25

Bảng 4.2: Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm .27

Bảng 4.3: Khả năng tăng trưởng đường kính gốc của các công thức thí nghiệm .28

Bảng 4.4: Khả năng tăng trưởng đường kính tán cây của các công thức 29

Bảng 4.5: Đặc điểm phân cành của các giống bưởi lai thí nghiệm 30

Bảng 4.6: Đặc điểm hình thái lá của các giống bưởi lai thí nghiệm 32

Bảng 4.7: Thời điểm ra lộc và lộc thành thục của các giống bưởi thí nghiệm .33

Bảng 4.8: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân của các giống bưởi lai tham gia thí nghiệm 35

Bảng 4.9: Đặc điểm, kích thước cành thành thục của các công thức thí nghiệm 37

Bảng 4.10: Thời gian ra hoa của các giống bưởi lai tham gia thí nghiệm .39

Bảng 4.11: Đặc điểm hình thái hoa của các giống bưởi lai tham gia thí nghiệm .40

Bảng 4.12: Tỷ lệ đậu quả trong thời gian theo dõi của các công thức 41

Trang 5

Hình 4.1 Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng lộc xuân 36

Trang 6

vị diện tích Hiện nay, cây ăn quả được xem là đối tượng quan trọng tham giatích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cao hiệu quả kinh tế vàcải thiện môi trường sinh thái, nhất là ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc.

Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis( L.)Osbeck là một trong những cây trồng thuộc họ cam quýt (Citrus) Ở Việt Nam, những cây trồng

thuộc họ cam quýt nói chung và cây bưởi nói riêng đã được trồng từ lâu đời

và được mọi người biết đến như một loại cây trồng rất thân thiện và quenthuộc Trái bưởi không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn là món ăn có giá trịdinh dưỡng cao và là một loại quả mang giá trị tinh thần rất lớn, chúng khôngthể thiếu trong các dịp lễ tết của người dân Việt Nam Trong sản xuất nôngnghiệp, bưởi là một loại cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao trong pháttriển kinh tế hộ gia đình và trang trại Ngày nay, trái bưởi không chỉ dừng lại

ở thị trường tiêu thụ trong nước mà còn có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thếgiới Một số giống bưởi nước ta đã trở thành thương hiệu uy tín không chỉ ởtrong nước mà còn cả trên thị trường thế giới như: bưởi Da Xanh, bưởi Diễn,bưởi Đoan Hùng, bưởi Năm Roi,… hiện nay cam quýt trở thành một trongnhững cây ăn quả chủ lực ở Việt Nam và được trồng từ Bắc vào Nam với bộgiống gồm khoảng 70 giống khác nhau (Mura, Đỗ Đình Cả - 1997) [10]

Tùy từng loại mà quả cam quýt có các thành phần dinh dưỡng khác nhaunhưng nhìn chung chúng có hàm lượng đường tổng số khoảng 6 - 12%, đạm

từ 0,6 - 0,9%, chất béo từ 0,1 – 0,2%, vitaminC 50 - 100mg/100g quả tươi,axit hữu cơ 0,4 - 0,6% Ngoài ra quả cam quýt còn có nhiều loại vitamin khác

Trang 7

như vitamin B1, E…nhiều loại khoáng như P2O5, Ca, Fe, Zn, Mg và khoảng

15 loại axit amin tự do khác nhau [13]

Việt Nam là một trong những vùng nguyên thủy của các loài cây ăn quả cam quýt Ngoài những giống cam quýt địa phương, nhập nội, hiện nay còn tìm thấy nhiều loài hoang dại thuộc họ cam quýt [12]

Tỉnh Thái Nguyên có 354.110 ha diện tích đất tự nhiên Trong đó: diệntích đất nông nghiệp là 94.563 ha, chiếm 26,70% Trong đất nông nghiệp,diện tích đất trồng cây hàng năm là 56.387 ha, chiếm 61,64%, diện tích đấttrồng cây lâu năm là 18.348 ha, chiếm 19,40%

Để phát huy mọi lợi thế về điều kiện tự nhiên, mở rộng diện tích thâmcanh, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng tính cạnh tranh trên thị trườngtrong nước và thế giới, chúng ta cần duy trì, mở rộng và phát triển nhữngvùng trồng cây ăn quả

Miền núi Phía Bắc Việt Nam là một trong những vùng có truyền thốnglâu đời trong sản xuất cây quả có múi Tuy nhiên, việc thâm canh các loại cây

ăn quả có múi (cam quýt) ở đây còn nhỏ lẻ tự phát và hiệu quả thấp do thiếu

bộ giống tốt Để mở rộng quy mô sản xuất cây ăn quả phục vụ phát triển kinh

tế xã hội và xuất khẩu, việc nghiên cứu và tạo ra bộ giống phù hợp có năngsuất, chất lượng cao là yêu cầu cần thiết hiện nay của vùng

Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề về giống phù hợp với điềukiện sinh thái tại Thái Nguyên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai tại Phú

Lương - Thái Nguyên”

1.2 Mục đích đề tài

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống bưởi laitại Phú Lương – Thái Nguyên nhằm xác định khả năng thích ứng của chúng,làm cơ sở cho việc chọn lọc giống bưởi tốt bổ sung vào cơ cấu giống cây ănquả tỉnh Thái Nguyên

Trang 8

1.3 Yêu cầu của đề tài

- Mô tả đặc điểm hình thái của các giống bưởi tham gia thí nghiệm

- Đánh giá được khả năng sinh trưởng và ra hoa đậu quả của các giốngbưởi lai tham gia thí nghiệm

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Giúp sinh viên biết cách triển khai nghiên cứu một đề tài bắt đầu từ bướclập đề cương nghiên cứu cho đến khi kết thúc báo cáo kết quả trước hội đồng

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

- Sơ bộ lượng toán kinh tế khi tác động một số biện pháp kỹ thuật

- Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuậttác động lên cây ăn quả để tăng hiệu quả sản xuất của cây trồng

Trang 9

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Cây họ cam quýt được xếp vào loại cây ăn quả lâu năm, quá trình sinhtrưởng, ra hoa kết quả chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại (di truyền)

và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, đất đai và chế độ chăm sóc;hay sự biểu hiện của kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen vàmôi trường (Đào Thanh Vân và cộng sự, (2000) [6])

Tùy thuộc vào độ tuổi của cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt khácnhau, giống có sự thích nghi là khác nhau Vì thế việc đánh giá sinh trưởng làrất cần thiết trong công tác chọn giống, nhất là với những giống cây mới đượctuyển chọn

Cây họ cam quýt có những nhu cầu nhất định về môi trường và dinhdưỡng Mỗi một vùng nhất định, do tính phong phú, đa dạng của điều kiệnsinh thái khí hậu, biện pháp thâm canh…đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng rahoa đậu quả của cây bưởi Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sảnlượng của cây ăn quả hàng năm

Công tác điều tra thực trạng sản xuất, tìm hiểu sự ảnh hưởng của cácđiều kiện tự nhiên trong đợt ra hoa đậu quả của giống giống bưởi việc ápdụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là sử dụng phân bón lá và chấtkích thích sinh trưởng để tăng năng suất, sản lượng của các giống bưởi

2.2 Các vùng trồng cam quýt trên thế giới

Trong nhiều năm qua, năng suất, diện tích và sản lượng của cam quýtkhông ngừng tăng nhanh Vành đai trồng trọt trải dài từ 40o vĩ bắc xuống 40o

vĩ nam, có nghĩa là cam quýt chỉ được trồng trọt vùng nhiệt đới á nhiệt đới.Hiện nay vùng cây ăn quả nhiệt đới như Việt Nam, Cuba, Thái Lan, Malaysia

và miền Nam Trung Quốc giáp Việt Nam đang gặp những khó khăn lớn về

Trang 10

phát triển cam quýt do một số bệnh hại điển hình của vùng nhiệt đới, nhưbệnh greening gây nên Sức tàn phá của các loại dịch bệnh này khiến cho diệntích cam quýt của một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặckhông tăng lên được

Hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 4 - 5 triệu tấn bưởi cả 2 loại

bưởi chùm (Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis), chiếm 5,4 - 5,6% tổng

sản lượng cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi chùm chiếm 2,8 - 3,5 triệutấn, còn lại bưởi chiếm một lượng rất ít khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn Bưởi chủyếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á và tập trung nhiều ở một số nướcnhư Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines vv

Các vùng trồng cam quý nổi tiếng trên thế giới hiện nay chủ yếu nằm ởnhững vùng khí hậu khá ôn hoà thuộc vùng á nhiệt đới, hoặc vùng khí hậu ônhoà ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu đại dương Những vùng trồngcam quýt nổi tiếng hiện nay phải kể đến là vùng Địa Trung Hải và châu Âu,như Tây

Hiện nay cây bưởi được phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của cácvùng bưởi trên thế giới có sự tương quan với các cuộc cách mạng công nghiệp

ở các vùng Vùng nào sớm phát triển công nghiệp thì nghề trồng bưởi cũngsớm phát triển và ngược lại

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới trong những

năm gần đây

2003

Năm 2008

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

6.547.337

6.276.219

6.565.351

(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [11]

Trang 11

Qua bảng 2.1 ta thấy năm 2012, diện tích trồng cây bưởi đạt 253.971 ha,

năng suất bình quân đạt 20,85 tấn/ha và sản lượng đạt 6.565.351 tấn Trongvòng gần 10 năm từ 2003 - 2012, diện tích bưởi giảm, có thể do một số vườn

bị cỗi hoặc bị bệnh nên đã chuyển đổi sang cây trông khác Tuy vậy, sảnlượng vẫn tăng thêm 1,1 triệu tấn, nguyên nhân chủ yếu do năng suất đượctăng lên bởi người sản xuất áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học trongsản xuất bưởi

Phân vùng địa lý trên thế giới hiện nay có các vùng trồng cam quýt chínhnhư sau:

Vùng cam quýt châu Mỹ

Là vùng khá lớn và tập trung, gồm chủ yếu ở các nước Trung Mỹ kéolên phía bắc đến khoảng 40o vĩ bắc và xuống phía nam đến vĩ độ tương đươngbao gồm các nước như: Honduras, amaica, Mexico, Cuba, Dominica,Nicaragoa, Panama, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Costarica, Brazil, Argentina,Equado, Uruguay, Colombia Ngoài ra cam quýt còn được trồng trong nhàkính và ở những vùng ấm áp ven biển miền Nam Canada Tuy không phải lànơi khởi nguyên của cam quýt, nhưng lịch sử trồng cam quýt ở châu Mỹ gắnliền với lịch sử khám phá ra châu lục này của các nhà thám hiểm châu Âu,đặc biệt là của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Có nhiều ý kiến khácnhau về lịch sử du nhập cam quý vào châu Mỹ, phần lớn cho rằng nhà thámhiểm người Tây Ban Nha, Phó vương Columbo đã mang cam quýt đến châu

Mỹ trong chuyến đi biển lần thứ hai vào năm 1483 Tuy nhiên, cũng có ý kiếncho rằng cam quý được đưa vào châu Mỹ từ những người đi biển Bồ Đào Nhatrước năm 1483 [15] Nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi cũng như sự phát triểnnhanh về mọi mặt của lục địa châu Mỹ, cam quýt được phát triển mạnh cả vềdiện tích, năng suất và sản lượng [11] Ở châu Mỹ có một số giống cam quýtnổi tiếng, cam Navel được chọn lọc ở đây Các giống cam ngọt, bưởi chùm(Citrus paradisis) cũng là sản phẩm chính thức của châu Mỹ, với đặc điểm vỏ

Trang 12

mỏng, cùi có vị thơm mềm, độ chua và ngọt vừa phải, bưởi chùm được đặcbiệt ưa chuộng làm món tráng miệng trên thế giới Châu Mỹ là nơi sản xuất

và xuất khẩu chủ yếu bưởi chùm, cam Navel và các giống cam ngọt khác.Năm 1997 châu Mỹ sản xuất khoảng trên 30 triệu tấn cam, trên 2 triệu tấnquýt, trên 3 triệu tấn chanh, trên 4 triệu tấn bưởi các loại [4]

Vùng trồng cam Địa Trung Hải và Châu Âu

Vùng cam quýt Địa Trung Hải có lịch sử lâu đời hơn cam quýt châu Mỹđược du nhập từ châu Á theo gót chân những người lính viễn chinh và cácthuỷ thủ Ấn Độ Do ảnh hưởng của khí hậu đại dương khá ôn hoà mát mẻ,cộng với điều kiện đất đai phù hợp, nghề trồng cam quýt rất phát triển, nổitiếng với các giống có vị ngọt thuộc loài Citrus medica Nhiều nước xuất khẩu

và chế biến cam quýt với số lượng lớn như Tây Ban Nha, Italia, Israel

Vùng Địa Trung Hải có khí hậu và điều kiện sinh thái phù hợp đã giúpcho các loài cam quýt được trồng trọt có tuổi thọ rất cao mà vẫn cho năng suấtkhá Những nước sản xuất cam quýt chủ yếu là Tây Ban Nha (gần 4 triệu tấncam quýt năm 1997), Italia (hơn 3 triệu tấn cam quýt các loại năm 1997), HyLạp (hơn 1 triệu tấn cam quýt các loại) [4],[6]

Vùng Châu Á

Châu Á được mệnh danh là cái nôi của cam quýt, tuy có sản lượng cao ởTrung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan Nhưng do điều kiện kinh tế xã hội của cácnước châu Á nên nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều Công tácchọn tạo giống, kỹ thuật canh tác (trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rấtnhiều hạn chế so với các vùng cam quýt khác trên thế giới Tuy nhiên, nghềtrồng cam quýt ở châu Á là sự pha trộn của kỹ thuật rất hiện đại (Nhật Bản,Đài Loan) và sự canh tác truyền thống như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin.Các nước trồng nhiều cam quýt gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,Thái Lan, Malaysia, Indonexia, Ấn Độ Sản lượng cam quýt năm 1997 của

Trang 13

châu Á và khoảng trên 10 triệu tấn cam, trên 10 triệu tấn quýt, trên 3 triệu tấnbưởi và chanh.

Ngoài ra cam quýt còn được trồng ở châu Đại Dương như Autralia,Newzelan Hiện nay cam quýt bắt đầu được trồng nhiều trong nhà kính ở cácnước có khí hậu lạnh như Nauy, Thuỵ Điển, Phần Lan Tuy nhiên sản lượng ởnhững nước này không nhiều, chủ yếu chế biến phục vụ nhu cầu trong nước

2.3 Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam

2.3.1 Thực trạng phát triển cam quýt ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những nơi khởi nguyên của nhiều loài cây trồng,

do điều kiện khí hậu và địa hình phức tạp, là một trong những nước có thểtrồng được nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả Kết quả điều tra chothấy ở nước ta có hàng ngàn giống cây ăn quả thuộc 130 loài của hơn 30 họthực vật [4],[2] Nhiều loài cây ăn quả thích ứng với các vùng khác nhautrong nước như chuối, dứa, cam quýt Nhiều loại cây ăn quả được trồng theovùng sinh thái tạo thành các vùng đặc sản nổi tiếng như nhãn lồng Hưng Yên,vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn (Bắc Giang) Các cây ăn quả đặc sản như sầuriêng, măng cụt, chôm chôm ở miền Nam, …

Trong nhiều năm diện tích cây ăn quả không ngừng tăng nhanh ở ViệtNam, số liệu ở bảng 2.2, cho thấy mặc dù có một số hạn chế về sinh thái, camquýt vẫn được quan tâm phát triển mạnh ở Việt Nam

Cây ăn quả có múi có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta Lê Quý Đôn

đã mô tả: Việt Nam có rất nhiều thứ cam: Cam sen, nhũ cam da sần vị rấtngon; cam chanh da mỏng và mỡ, vừa ngọt thanh vừa có vị chua dịu; camsành vỏ dày, vị chua nhẹ, cam mật vỏ mỏng vị ngọt; cam giấy da rất mỏng,màu hồng trông đẹp mắt, vị chua; cam động đĩnh quả to, vỏ dày, vị chua; câyquất ghi trong một số sách cổ Trung Quốc là sản phẩm quý của phương Namđem sang Trung Quốc trước tiên [8] Các báo cáo của tác giả Tanaka NhậtBản trong chuyến đi khảo sát châu Á đó nhắc đến loài cam quýt được trồng ở

Trang 14

Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 [15] Hiện nay ở Nhật Bản có một số giống bưởikhá nổi tiếng, những giống bưởi này được Tanaka thu thập từ vườn thực vậtSài Gòn (Việt Nam) mang về trồng và thuần dưỡng ở Nhật Bản.

Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2012 do Trung tâm thương mại quốc gia tổng hợp tại bảng

Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2005 - 2012)

2.3.2 Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam

Vùng trồng cam quýt miền núi và trung du miền núi phía Bắc

Là vùng trồng cam quýt với diện tích nhỏ, nhưng lại có nhiều lợi thế vềđiều kiện tự nhiên, khí hậu, đặc biệt có nhiều chủng loại giống có thể sản xuấthàng hóa đa dạng, gồm các tỉnh miền núi phía bắc như Tuyên Quang, YênBái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn

La, Lai Châu Khu vực này nằm ở dải vĩ độ 22 - 23 độ vĩ bắc, do nằm sátvùng á nhiệt đới, lại chủ yếu là vùng núi cao có độ cao so với mặt biển trên

300 m, cho nên khí hậu phân mùa rõ rệt, đông lạnh, xuân và thu mát, hè nóng

Trang 15

Nhiệt độ trung bình tháng là 21 - 22oC, tháng lạnh nhất là 13 - 15oC, thángnắng nhất là 27 - 28 độ C, càng lên cao giáp biên giới Việt - Trung và Việt -Lào biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệch càng cao là một điều kiện kháthuận lợi để nâng cao phẩm chất cam quýt Với lượng mưa trung bình ở cáctỉnh miền núi phía Bắc là 1800 - 3200 mm, lượng mưa chủ yếu tập chung từtháng 5 đến tháng 10 Các tháng còn lại ít mưa, thời gian mưa có ảnh hưởngtốt đến việc trồng cam quýt vì đây là thời gian lớn của quả, cây cần hút nhiềunước Các tỉnh miền núi do điều kiện địa hình núi cao nên ít bị ảnh hưởng củacác cơn bão lớn từ biển Đông đổ vào.

Đất ở vùng núi phía bắc cũng khá đa dạng, đất feralit đỏ vàng trên phiếnthạch là loại đất điển hình của vùng trung du đông bắc Đất mùn đá vôi là đấtkhá điển hình ở các tỉnh miền núi cao như Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, LaiChâu Ngoài ra còn có các loại đất feralit phát triển trên đá biến chất nhưgơnai, phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất phù sa cổ, đất dốc trừ do quátrình rửa trôi và xói mòn, phù sa không được bồi ven sông, suối Với điềukiện địa hình phức tạp, độ cao khác nhau đó phân chia vùng núi trung du phíabắc thành nhiều vùng tiểu sinh thái riêng biệt, phù hợp để trồng nhiều loàicam quýt nói riêng và cây ăn quả nói chung

Theo kết quả đến năm 2005, diện tích đất trồng cam quýt ở các tỉnhtrung du miền núi phía bắc là 14,6 nghìn ha, năng suất được xếp vào loạitrung bình trong cả nước (6,2 tấn/ha) Những tỉnh trồng nhiều cam quýt phải

kể đến là Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn Miền núi phía Bắccũng là một trong những chiếc nôi của cam quýt, các kết quả điều tra cho thấy

ở đây còn tìm thấy nhiều loài hoang dại thuộc họ cam quýt Sự phân chiathành nhiều tiểu vùng sinh thái đó góp phần tạo nên bộ giống cam quýt kháphong phú Kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu cho thấy hơn 70% cácgiống cam quýt được trồng ở Việt Nam hiện nay cũng được trồng ở vùng núiphía bắc, trong đó có nhiều giống quýt như quýt chùm, quýt sen, quýt đỏ,

Trang 16

quýt đường, quýt vàng Bắc Sơn, quýt vàng Bắc Quang, các giống cam ngọt.Cũng tại vùng miền núi phía bắc đó có những vùng trồng cam quýt nổi tiếng

từ lâu đời như cam Mường Pồn (Lai Châu), cam sành Tuyên Quang, quýtvàng Lạng Sơn, quýt đỏ Yên Bái Do điều kiện sinh thái phù hợp nên vườncam quýt ở miền núi phía bắc có tuổi thọ rất cao, nhiều cây trên 100 tuổi vẫnđang ở thời kỳ cho năng suất cao [2], [3]

Nhìn chung vùng miền núi phía bắc Việt Nam có tiềm năng lớn về đấtđai, ưu thế về khí hậu để có thể phát triển mạnh nghề trồng cam quýt Khí hậuvùng miền núi phía bắc ngoài việc phù hợp với sinh trưởng, ra hoa bìnhthường ở cam quýt còn có ưu thế hơn so với vùng đồng bằng sông Hồng vàđồng bằng sông Cửu Long là có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt độ giữa cáctháng trong năm cũng khá lớn giúp nâng cao khả năng tổng hợp đường và cácsắc tố mang đúng đặc trưng của giống Vì vậy mà quả cam quýt phía bắc baogiờ cũng đẹp hơn vùng đồng bằng sông Cửu Long, quả mọng nước, ngọt và ít

xơ bỏ hơn

Miền núi phía bắc có những hạn chế cơ bản về vùng cam quýt, như địahình đất dốc, lượng mưa phân bố không đều làm đất trồng trọt nhanh bị nghèokiệt dinh dưỡng do rửa trôi, xói mòn Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến còn rất ít

do hạn chế về trình độ học vấn và nhận thức của người dân, chủ yếu vẫn làđộc canh một giống, canh tác theo các phương pháp truyền thống Do vậychưa đi vào thâm canh tăng năng suất cây ăn quả Việc tuyển chọn nhữnggiống tốt còn chưa được quan tâm Các giống hiện tại đó bị thoái hoá nhiều

do sử dụng các phương pháp nhân giống truyền thống mà chủ yếu là phươngpháp gieo hạt Địa bàn rất phân tán, giao thông đi lại khó khăn, hạ tầng cơ sởnghèo nàn, rất khó khăn trong việc tiếp thị để tiêu thụ cũng như chế biến sảnphẩm Nếu khắc phục được các trở ngại trên thì vùng sản xuất cam miền núiphía bắc sẽ trở thành vùng sản xuất quan trọng với cam quýt nói riêng và cây

ăn quả nói chung

Trang 17

Vùng sản xuất cam quýt ven biển miền Trung

Vùng ven biển miền Trung gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình trải dài từ 18 – 20030’ vĩ độ bắc Tổng diện tích trồng cam quýtcủa vùng năm 1998 là 7.743 ha Do hạn chế về khí hậu và đất đai nên năngsuất bình quân đạt rất thấp, khoảng 5,8 tấn/ha (ngoại trừ vùng chuyên canhcam quýt Phủ Quỳ), có hai vùng khá nổi tiếng về cam quýt, đó là bưởi PhúcTrạch (Quảng Bình) và vùng cam quý Phủ Quỳ Nghệ An Bưởi Phúc Trạch làmột sản phẩm đặc sản giống như bưởi Đoan Hùng của Phú Thọ đó có lịch sửtrồng bưởi từ lâu đời, bưởi Phúc Trạch có vị chua nhẹ rất dễ ăn và rất phù hợpvới khẩu vị người nước ngoài Ở Phúc Trạch hầu như gia đình nào cũng trồngbưởi Tuy nhiên diện tích trồng ở đây khá phân tán, nhỏ lẻ ở từng gia đình.Mặt khác bưởi Phúc Trạch có số lượng hạt rất lớn, bởi vậy hiện tại chưa thểtrở thành sản phẩm địa phương có khả năng xuất khẩu [5]

Phủ Quỳ nằm ở phía bắc của tỉnh Nghệ An từ vĩ độ 19009’ đến 19030’ vĩ

độ bắc và 1050 kinh đông thuộc huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp, ở đây có cácloại đất như: đất đỏ Bazan (hơn 40%) ngoài ra còn có các loại đất khác nhưđất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến (gần 30%), đất đá vôi, đất phù sakhông được bồi hàng năm, đất bồi tụ ven song suối Phủ Quỳ nằm ở độ cao

70 - 80m so với mặt nước biển Nhiệt độ trung bình 26,90C Mùa hè bị ảnhhưởng bởi gió mùa Tây Nam nên rất khô và nóng Lượng mưa bình quân đjat1.622, lượng bốc hơi 828 mm/năm, độ ẩm không khí 80 - 90% Những giốngcam trồng phổ biến ở đây là Xã Đoài, Vân Du, Sông Con và một số lượng ít

là cam sành Bố Hạ, Valenxia,

- Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long

Bao gồm các tình như Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, VĩnhLong, Cần Thơ, nằm trong khoảng 9015’ - 10013’ vĩ độ bắc, 1050 – 106045’ độkinh Đông với địa hình bằng phẳng, bằng độ cao hơn mực nước biển 3 - 5m,

có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến

Trang 18

tháng 4 năm sau Sự phân bố này tương đối ổn định qua các năm với nhiệt độtrung bình là 26 - 270C với tồng nhiệt độ hàng năm là 9.500 - 10.0000C, chênhlệnh giữa nhiệt độ tháng thấp nhất và cao nhất là 3 - 40C nhưng dao độngnhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 7 - 80C.

Lượng mưa trung bình từ 1300 - 2000 mm, chủ yếu tập trung vào mùamưa ở tháng 5 đến tháng 11 (90%), mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm saulượng mưa chỉ vào khoảng 10 % cả năm Năm 1998 diện tích trồng cam quýtcủa vùng là 41.267 ha, với sản lượng 286.636 ngàn tấn và là vùng sản xuấtcam có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước Người nông dân ở đây đã cónhững biện pháp trồng trọt thích hợp để tránh sự thay đổi không ổn định củamực nước ngầm và những tháng mùa mưa lũ Các vườn cam vùng trũng đượctrồng trên luống cao hoặc xung quanh vườn được đắp bờ nổi để tránh nước lũtràn vào

2.4 Các nhóm cây có múi và đặc tính thực vật học

2.4.1 Các nhóm cây có múi

Cây có múi thuộc nhiều chủng loại, ngoài chi Citrus chỉ có 2 chi khácnhau đã được trồng là Poncirus (Cam ba lá) và Fortunella (quất)

+ Chi Poncirus (Cam ba lá)

Không trồng nhiều ở Việt Nam mà chỉ mới được nhập vào để dùng làm gốcghép vì ưu điểm: chống rét rất tốt, chống chảy gôm, chịu được bệnh Tristeza,chịu đất ẩm nhưng không chịu được đất hạn, đất mặn và rất mẫn cảm với bệnhExocortis là bệnh virus là cho vỏ ngoài nứt ra và rụng từng mảng

+ Chi Fortunella (Quất)

Trồng nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam Quả giống quả camnhỏ, màu vàng như cam nhưng ít núi (3 - 7 múi), mỗi quả chỉ có 2 hạt Quảchua nên không dùng ăn tươi mà chủ yếu trồng làm cảnh hoặc lấy gia vị

+ Chi Citrus

Trang 19

Gồm các giống dùng làm thực phẩm dưới dạng quả tươi hoặc chế biến.Chi Citrus gồm nhiều nhóm với nhiều giống:

- Chanh Yên và Phật Thủ (Citrus Media): quả to, vỏ rất dày và ở phật

thủ phía đuôi quả lá noãn biến dạng hình thành những ngón tay có duỗi khácnhau như một nắm tay phật Trồng chủ yếu để bày ngày tết hoặc làm mứt

- Chanh: có hai loại chính là chanh núm, Lajim

+ Chanh núm (Citrus limon) gốc ở miền Trung và tây bắc Ấn Độ, không

ưa các khí hậu nhiệt đới ẩm mà thích những nơi khí hậu không quá nóngnhưng không quá lạnh và hơi khô, ít trồng ở Việt Nam, giá trị kinh tế thuakém so với chanh vỏ mỏng

+ Chanh Lajim (Citrus Auratifolian) trồng ở miền Nam và Tây Á, gốc ở

những vùng nóng và mưa nhiều Là giống chanh chịu nóng, khí hậu ẩm, mưanhiều Cây nhỏ, nhiều cành nhỏ, nhiều gai, cuống lá gần như không có eo lá.Quả thường nhỏ, vỏ mỏng, hình tròn hoặc trái xoan Cũng có một núm nhỏ,

vỏ mỏng, nhiều nước, rất chua Khi chín vỏ quả còn xanh hoặc hơi vàng khicắt đôi thịt thường màu xanh nhạt, có khi giống thịt đỏ, vỏ đỏ, Trồng chủ yếu

ở các nước nhiệt đới hoặc á nhiệt đới ẩm

- Quýt (Citrus Reticulata) theo Swingle, những đặc điểm chính của quýt

là nhiều múi (9 - 13), cuống lá có cánh hép, vỏ dễ bóc, hạt nhỏ, tử diệp xanhlục Quýt được chia thành các nhóm:

+ Quýt Satsuma chịu rét tốt, trồng tại Nam Nhật Bản, ở vĩ tuyến cao nhất

so với các cây có múi khác Quýt Satsuma chín sớm, thường không có hạt và

có nhiều loại phụ

+ Quýt King: quả to, vỏ dày, hơi khó bóc giống cam nhưng đáy quả hơilõm xuống

Cam sành ở Việt Nam thuộc loại này, nguồn gốc lai của giống này rất rõ

vì nhiều đặc tính giữa cam và quýt: quả tròn, quả dẹt, vỏ khi dày khi mỏng

Trang 20

Trung bình có 15 - 20 hạt/quả nhưng có quả hoàn toàn không có hạt, có quả

có tới 25 - 30 hạt/quả

+ Quýt Ponkan chỉ là một giống trong nhóm C.Aeticulata Blam (quýt

thường): gồm nhiều loại quýt trồng ở các nước Đông Nam Á Ở Việt Nam tùytheo vùng có những tên gọi khác nhau như: cam đường (quả to gọi là camnhưng đặc tính là quýt), cam Giành Thanh Hóa, quýt Bố Hạ Các giống này

vỏ mỏng, dễ bóc, quả to, khi chín màu vàng hơi có sắc đỏ của gạch nung già,thường ngọt không có vị chua trừ quýt Bố Hạ chưa ngọt cân đối nhưng quả lạihơi nhỏ

- Cam đắng (Citrus Aurantium) rất giống cam về hình thù nhưng lá có

cánh to hơn và quả không tròn nhẵn như cam Thịt chua và vỏ, múi đắng nhưbưởi Cam đắng hay được trồng dùng làm gốc ghép cho cam ngọt vì tăng sựchống rét, chống ẩm, úng, chống bệnh chảy gôm Phytophtora nhưng lại mẫncảm với bệnh virus do Tristezaneen không được dùng nữa

- Cam ngọt (Citrus inensis) loài này chiếm tới 2/3 sản lượng quả có múi

trên thế giới Số lượng giống hết sức nhiều và có thể phân thành 3 nhóm chính:+ Cam Navel: gọi là cam có rốn vì ở đáy quả có một thứ quả phụ nằm lọttrong quả chính, bổ quả làm đôi mới thấy rõ

Cam Navel rất đặc biết về chất lượng và hương vị, không có hạt, dễ táchmúi, chín sớm, chịu rét tốt nhất trong các giống cam; ở Việt Nam đã trồng thửnhưng do giống này không chịu khí hậu nóng, ẩm nên vỏ dầy, ít nước, chưađược trồng với quy mô công nghiệp

+ Cam vàng: quả màu vàng mặt trời nên còn gọi là cam vàng da cam,thịt cũng vàng Đây cũng là giống được trồng phổ biến nhất so với hai nhómcam Navel và cam huyết, thích hợp với các khí hậu nóng hơn

+ Cam huyết (hay còn gọi là cam đỏ ruột): có màu đỏ trong vỏ, trong thịt,

do có chất màu đỏ antoxian Những giống này không trồng nhiều ở nhiệt đới

- Bưởi Năm Roi (Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng)

Trang 21

Cây sinh trưởng khỏe, phân cành trung bình, góc phân cành nhỏ, tán câyhình lá ô van, ra hoa vào khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm, thu hoạch vàotháng 11, tháng 12 Dạng quả hình quả lê, trọng lượng quả nặng trung bình từ0,9 - 1,45 kg/quả, vỏ vàng khi chín, còn tép tróc khỏi vách múi và bó chặtnhau, nước quả nhiều có vị ngọt chua Nhìn chung đây là giống bưởi có quả

to đẹp mã, dễ bóc múi, dễ lột vỏ, hương vị ngon, đặc biệt rất ít hạt [1] Hiệnnay đây là giống bưởi có triển vọng và đã có thương hiệu bưởi Năm Roi docông ty Hoàng Gia và tỉnh Vĩnh Long xuất khẩu [7]

- Bưởi Da Xanh (Bến Tre, Tiền Giang)

Dạng quả hình cầu nặng trung bình từ 1,2 - 2,5 kg/quả, vỏ vẫn giữ màuxanh khi chín, dễ tách vỏ, vỏ mỏng (14 - 18 mm), con tép màu hồng đỏ, bó chặt

và dễ tách khỏi múi, nước quả khá, vị ngọt không he đắng và khá nhiều hạt [7]

- Bưởi Phúc Trạch

Cây sinh trưởng trung bình, phân cành nhiều, góc phân cành nhỏ, tán câyhình quạt, lá ô van, xanh nhạt; quả có hình cầu, khi chín màu vàng rơm, tépmàu hồng nhạt, vị ngọt thanh, không đắng, trọng lượng quả trung bình đạt xấp

xỉ 900 g, số hạt trên quả là 85,5 hạt, tỉ lệ phần trăm ăn được là 47,87% [7]

11, có thể để được lâu sau khi thu hoạch Bưởi Tộc Sửu quả lớn hơn, trọnglượng trung bình 1 - 1,2 kg/quả, vị ngọt lạ và có màu trắng xanh, thu hoạchsớm hơn bưởi Bằng Luân khoảng nửa tháng [7]

Trang 22

- Bưởi Diễn

Là giống bưởi ngọt có nguồn gốc từ Đoan Hùng (Phú Thọ), hiện đượctrồng ở xã Phú Diễm, Từ Liêm, Hà Nội; cây sinh trưởng trung bình, phâncành nhiều, góc phân cành nhỏ, tán hình bán cầu, lá hình ô van, xanh nhạt, rahoa khoảng tháng 2, tháng 3 hàng năm, thu hoạch vào tháng 11, tháng 12.Quả hình cầu, khi chín có màu vàng tươi, tép màu vàng nhạt, vị ngọt khôngđắng, trọng lượng quả trung bình đạt xấp xỉ 900 g/quả, số hạt trung bình 95,2hạt, tỷ lệ phần trăm ăn được là 47,8% [7]

- Trước khi ra cành mùa xuân (khoảng tháng 2, đầu tháng 3)

- Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc cành hè xuất hiện (tháng 6 đếnđầu tháng 9)

- Sau khi cành mùa thu đã sung sức (khoảng tháng 10)

Trong một năm, cam quýt ra nhiều đợt cành:

+ Cành xuân ra vào tháng 2, 3, 4 là cành mang hoa và quả, cành thườngngắn, mật độ lá dầy thích hợp để lấy mắt ghép, ghép vào vụ thu

+ Cành hè được mọc ra từ cành xuân cùng năm, thường ra vào tháng 5

-7, là cành dài nhất, cành có mật độ lá thưa và to

Trang 23

+ Cành thu: ra vào tháng 8, 9 phát sinh ra chủ yếu từ cành xuân và cành

Công thức hoa: K5C5A(20-40)G(8-15)

Hoa bưởi đa số là hoa tự chùm hoặc tự bông, hoa tự có khi mang lá hoặckhông có lá Hoa không có lá nhiều hơn, nụ hoa to, tràng hoa 3 - 5 cánh táchbiệt, cánh hoa có màu trắng, dày Những hoa có khả năng đậu thành quả làchùm hoa nằm ở nách lá vì vậy cần tỉa bỏ những hoa không nằm ở nách lá,hoa chùm để tránh tiêu hoa dinh dưỡng

* Quả: thuộc loại quả mọng khi còn xanh chứa nhiều axit đến khi chínthì lượng axit giảm, hàm lượng đường và chất tan tăng lên Cấu tạo quả gồm 2phần: vỏ ngoài và vỏ giữa

- Phần vỏ ngoài: gồm lớp biểu bì trên là biểu bì của tử phòng do các tếbào có chất sừng dày hình thành xen kẽ có các khí khổng

- Phần vỏ giữa gồm 2 lớp: lớp sắc tố và lớp trắng

+ Lớp sắc tố do mấy chục tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành mộtlớp mỏng Khi quả còn xanh nhờ diệp lục mà quả có thể quang hợp được Khiquả già và chín thì quả có màu vàng hoặc đỏ

Trang 24

+ Lớp trắng: dưới lớp sắc tố là lớp trắng (lớp cùi) lớp này có thể màutrắng, màu vàng hoặc màu hồng nhạt, độ dày của lớp trắng thay đổi tuỳ giống.

- Quả có hai đợt rụng quả sinh lý:

+ Đợt 1: sau khi ra hoa khoảng một tháng (tháng 3 - tháng 4) quả cònnhỏ khi rụng mang theo cả cuống

+ Đợt 2: khi quả đạt đường kính 3 - 4cm (cuối tháng 4) quả rụng khôngmang theo cuống

* Hạt: tuỳ theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng, màusắc và phôi hạt Các loại quả có múi phần lớn là hạt đa phôi, riêng bưởi là hạtđơn phôi [7]

2.4.3 Yêu cầu sinh thái

* Nhiệt độ: cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, chúng ưakhí hậu ẩm, nhưng do có phạm vi phân bố rộng, cho nên một số loài chịuđược nhiệt độ thấp Phần lớn cam quýt sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ 12

- 390C, cam quýt sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 23 - 290C Những giống thích ứngvới điều kiện nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon, hấp dẫn, mã quả đẹp Ởnhiệt độ 400C với thời gian kéo dài nhiều ngày, cây ngừng sinh trưởng, lárụng, cành bị khô héo Tuy vậy có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ khôngkhí lên đến 50 – 570C (Đường Hồng Dật, 2003) [3] Nhìn chung ở Việt Nam

có thể trồng cam quýt khắp nơi từ Miền Nam cũng như miền Bắc, từ đồngbằng cũng như miền núi trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn cácvùng khác đều có thể phù hợp với cây cam

* Yêu cầu về ánh sáng

Cam, quýt là cây ưa sáng, nếu đủ ánh sáng thì mã quả đẹp, chất lượngtốt Tuy nhiên cường độ ánh sáng không nên quá mạnh mẽ, cường độ thíchhợp với cam quýt từ 10.000 – 15.000 lux (tương ứng với 16 - 17h trong ngàymùa hè ở nước ta), nếu quá mạnh cần phải có biện pháp che chắn, nếu quáyếu sẽ làm cho lá xanh vống, giảm hiệu suất quang hợp

Trang 25

* Yêu cầu về dinh dưỡng

Để phát triển tốt cam, quýt cần được cung cấp đầy đủ, cân đối cácnguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K cũng như các nguyên tố vi lượng

- Magie có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây có múi Các nguyên tố

vi lượng khác nhau B, Fe, Cu, Zn, Mn ít nhiều đều có ảnh hưởng đến năngsuất và phẩm chất quả

2.5 Những khó khăn trong việc trồng cam quýt ở nước ta

- Vườn cam quýt kinh doanh thường rất nhỏ, không tập trung; ở miềnnúi phía bắc Việt Nam có một số vườn rộng vài chục ha, đại bộ phận các

Trang 26

vườn ở đồng bằng sông Mekong rất nhỏ, thường rất ít vườn có diện tích từ 1

ha trở lên, gây nhiều khó khăn trong việc cơ giới hoá, thu hái và vận chuyển

- Trồng cam quýt gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh,

lũ lụt ở vùng đồng bằng, xói mòn rửa trôi ở vùng đất dốc Việt Nam thuộcvùng trồng cam quýt nhiệt đới, có thời tiết nóng, mưa nhiều Nhiều loại bệnhhại cam quýt điển hình của vùng nhiệt đới phá mạnh như: Bệnh greening đãphá huỷ hàng ngàn ha cam quýt ở miền núi phía bắc và vùng đồng bằng sôngCửu Long Tại Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, nông trường cam Bố Hạtrong nhiều năm trước đây phải huỷ bỏ cam để trồng các loại cây trồng khác

do bị bệnh greening Theo đánh giá của Đại học Cần Thơ, trong tổng số hơn10.000 vườn cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long có hơn 3.000 vườn đãnhiễm bệnh greening [2] Trong những năm gần đây bệnh greening càng pháttriển mạnh do nhập nội không chính thức nhiều giống cam quýt từ nước ngoàinhư Trung Quốc, Thái Lan và một số nước khác

- Thị trường cam quýt trong nước và xuất khẩu không ổn định, nhất làsau sự sụp đổ của các nước đông Âu, thị trường xuất khẩu cam quýt của ViệtNam bị thay đổi theo hướng bất lợi Do sự nhập khẩu bất hợp pháp cam quýt

từ Trung Quốc với giá rẻ đã làm giá cam quýt nội địa giảm đi nhiều Nhữngyếu tố trên ảnh hưởng không ít đến nghề trồng cam quýt ở nước ta

- Chưa có kế hoạch đầu tư, quy hoạch phát triển vùng trồng cam quýtmột cách thống nhất, đồng bộ, đôi khi các vùng cam quýt được hình thành tựphát trong sản xuất

Trang 27

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu là các giống bưởi: 2XB, TN2, TN3, TN4, TN5.Đây là những dòng được nhân bằng phương pháp ghép, các dòng thí nghiệm được trồng 6 năm

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 01/2014 – 05/2014

- Địa điểm: Trang trại xã Tức Tranh – Phú Lương – Thái Nguyên

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Mô tả điểm hình thái của các giống bưởi lai tham gia thí nghiệm.

- Đánh giá khả năng sinh trưởng và ra hoa đậu quả của các giống bưởilai tham gia thí nghiệm

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn gồm 5 công thứctương ứng 5 giống (t=5), mỗi CT nghiên cứu 9 cây (mỗi lần nhắc lại 3 cây).Tổng số cây thí nghiệm là 45 cây

Các biện pháp kỹ thuật như tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh,phòng trừ cỏ dại được tiến hành đồng đều trên vườn thí nghiệm

3.3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1 Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái

* Hình thái thân, cành

- Đặc điểm phân cành (dạng phân cành):

+ Góc phân cành <450, thân cây phân cành đứng

+ Góc phân cành >450, thân cây phân cành ngang

Trang 28

- Mật độ gai: quan sát trên vườn.

* Đặc điểm hình thái lá

- Đặc điểm hình thái lá: đo 30 lá/giống, chọn lá bánh tẻ trên cành đãthành thục

+ Kích thước lá (cm): đo chiều dài lá đến mút lá, tính giá trị trung bình

Đo chiều rộng lá đo chỗ rộng nhất của phiến lá

+ Kích thước eo lá (cm): đo chiều dài và chiều rộng

+ Màu sắc và hình dạng lá: quan sát trực tiếp ở vườn

* Đặc điểm hình thái hoa:

- Dạng hoa: Hoa đơn có lá

Hoa đơn không láHoa chùm ít láHoa chùm mỗi nách lá có một hoaHoa chùm không lá

- Số cánh hoa/hoa

+ Số chỉ nhị/hoa+ Đặc điểm nở hoa Tổng số quả trên cây

Tổng số quả hình thành

3.3.2.1 Các chỉ tiêu theo dõi đặc điểm sinh trưởng

- Chiều cao cây (cm): đo bằng thước dài, đo từ mặt đất đến điểm caonhất của tán cây

- Đường kính tán (cm): đo bằng thước dây, cách đo: đo 2 chiều vuônggóc, rồi cộng chia trung bình

- Đường kính gốc (cm): đo cách mặt đất 10 cm

- Khả năng phân cành:

+ Số cành cấp I (cành): đếm toàn bộ số cành cấp I mọc ra từ thân chính

Trang 29

+ Đường kính cành cấp I: đo cách vị trí phân nhánh trên thân chính 5 cm.+ Độ cao phân cành cấp I (cm): đo từ gốc (sát mặt đất) đến cành cấp Iđầu tiên.

+ Số cành cấp II (cm): đếm toàn bộ số cành cấp II trên cành cấp I, lấygiá trị trung bình

- Số đợt lộc vụ Xuân, Hè

+ Thời gian ra lộc (ngày): khi có 10% số cây có lộc nhú

+ Thời gian lộc thành thục: khi có 80% số lộc

+ Kích thước cành thành thục (cm): đo chiều dài và đường kính cành thànhthục và tính trung bình (đảm bảo số cành theo dõi của mỗi công thức n ≥ 30).+ Xác định số mắt lá và số lá/cành thuần thục/các đợt lộc

+ Động thái tăng trưởng chiều dài lộc (cm): đo chiều dài lộc 7 ngày/lần

- Tình hình ra hoa:

+ Thời gian ra hoa: được tính từ khi có 10% số cây hoa

+ Thời gian hoa rộ: đính từ lúc cây có 50% hoa nở

+ Kết thúc nở hoa: được tính từ lúc cây có 80% hoa nở

3.4 Phương pháp xử lý số liệu

- Toàn bộ số liệu thí nghiệm được tổng hợp trên phần mềm Microsoft Excel

- Xử lý thống kê trên phần mềm IRRISTAT (5.0)

Trang 30

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình thời tiết tại Thái Nguyên năm 2014

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc Thuộc vùng khíhậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa có nhiệt độcao, chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa đông bắc Mùa khô nền nhiệt độthấp, lạnh từ tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 3 với lượng mưa thấp

Khí hậu là tổng hợp của các yếu tố thời tiết mang tính quy luật, bị chiphối bởi điều kiện địa hình và vị trí địa lý Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu

tố khí hậu, thời tiết tới sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung vàbưởi nói riêng, nhiều nhà khoa học trên thế giới xác định: các yếu tố nhiệt độ,lượng mưa và độ ẩm không khí là những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc vàquyết định tới năng suất và phẩm chất của mỗi giống

Nhiệt độ không khí là nguồn năng lượng tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp vàgián tiếp đến quá trình trao đổi chất, quyết định đến quá trình sinh trưởng,phát triển của cây bưởi cũng như chất lượng của sản phẩm

Tìm hiểu về thời tiết khí hậu của Thái Nguyên trong thời gian nghiêncứu đề tài chúng tôi có số liệu ở bảng 4.1

Bảng 4.1: Tình hình thời tiết tại Thái Nguyên năm 2014

Chỉ tiêu

Tháng

mưa (mm)

Ẩm độ không khí (%)

Trung

Thấp nhất

Trang 31

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và câybưởi nói riêng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố thí nghiệm, nhiệt độ thíchhợp thì sẽ thúc đẩy trong quá trình quang hợp và quá trình trao đổi chất trongcây Thái Nguyên có nhiệt độ trung bình tháng từ tháng 1 đến tháng 5 năm

2014 là 21,140C Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (16,60C) và tháng 5 cónhiệt độ cao nhất (28,40C) So với yêu cầu của bưởi (12,390C) – Trần Như Ý vàcộng sự, Giáo trình cây ăn quả) [6], thì trong thời gian nghiên cứu thí nghiệmnhiệt độ của vùng rất thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển

- Lượng mưa và độ ẩm: tổng lượng mưa bình từ tháng 1 - tháng 5 năm

2014 tại Thái Nguyên là 410,8 mm, bình quân tháng là 82,16 mm và ẩm độkhông khí trung bình tháng là 82,8 % So với yêu cầu của cây ăn quả có múinói chung và cây bưởi nói riêng, ẩm độ không khí thích hợp là 75% Như vậy

độ ẩm không khí trung bình của vùng nghiên cứu trong thời gian từ tháng tháng 5 là quá lớn, đặc biệt là từ tháng 2 – tháng 4 ẩm độ không khí từ 82 –91% Độ ẩm không khí cao sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ phấn và hìnhthành quả trong sản xuất

1-Nhìn chung, khí hậu thời tiết của Thái Nguyên thuận lợi cho phát triểnsinh trưởng của cây trồng

4.2 Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi lai tham gia thí nghiệm

4.2.1 Khả năng tăng trưởng hình thái cây của các giống bưởi lai

Cơ thể thực vật như là một chỉnh thể thống nhất, hài hòa tạo ra tính toànvẹn của nó Tính toàn vẹn đó được biểu hiện bằng sự tương quan sinh trưởnggiữa các bộ phận trong cây Sự tương quan sinh trưởng là mối quan hệ, là sựtương tác lẫn nhau giữa các cơ quan, bộ phận, giữa các mô và tế bào đangsinh trưởng

Việc nghiên cứu sự sinh trưởng của các giống bưởi thí nghiệm có ýnghĩa trong việc đánh giá khả năng thích nghi của giống với điều kiện sinh

Trang 32

thái và chế độ canh tác phù hợp hay không Nếu điều kiện thời tiết phù hợp

với yêu cầu của giống thì giống đó có quá trình sinh trưởng diễn ra thuận lợi,

sớm kết thúc thời kỳ kiến thiết cơ bản là tiền đề thiết yếu để thời kỳ kinh

doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao Vì trong quá trình sinh trưởng nếu được

tích lũy dinh dưỡng đầy đủ, điều kiện sinh thái phù hợp Thân, cành và lá sẽ

sinh trưởng tốt hơn, nhanh chóng ổn định về tán

Trên cơ sở đó việc theo dõi, mô tả các đặc điểm hình thái của các giống

bưởi trong thí nghiệm rất cần thiết

Hình thái cây là chỉ tiêu quan trọng trong việc nhận biết và phân loại

được các giống cây trồng nói chung và cây bưởi nói riêng Các chỉ tiêu theo

dõi hình thái cây bao gồm: chiều cao cây, đường kính gốc cây và đường kính

tán cây Các chỉ tiêu này tăng nhanh với các trị số lớn đồng nghĩa với cây sinh

trưởng nhanh, khỏe mạnh và là cơ sở để đạt được năng suất cao

Theo dõi khả năng tăng trưởng hình thái cây của các công thức thí

nghiệm chúng tôi có bảng số liệu 4.2, 4.3, 4.4

Bảng 4.2: Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sinh

trưởng của cây Nếu chiều cao tăng nhanh có nghĩa là cây được chăm sóc tốt, đủ

dinh dưỡng và môi trường sống thích hợp Ngược lại, nếu cây không được quan

Ngày đăng: 18/08/2014, 13:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đoàn chuyên gia Nhật Bản (2000) Kết quả khảo sát bưởi Phúc Trạch 2. Hoàng Ngọc Thuận (2004) Chọn tạo và trồng cây cam quýt phẩm chấttốt năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khảo sát bưởi Phúc Trạch2." Hoàng Ngọc Thuận (2004) "Chọn tạo và trồng cây cam quýt phẩm chất"tốt năng suất cao
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
3. Trần Thế Tục và cs (1998) Giáo trình cây ăn quả. Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây ăn quả
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
6. Đào Thanh Vân, Trần Như Ý, Nguyễn Thế Huấn (2000) Giáo trình cây ăn quả. Đại học nông lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình câyăn quả
7. Trần Thế Tục (1994) Sổ tay người làm vườn. NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay người làm vườn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
8. Đỗ Xuân Trường (2003) Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, mối quan hệ của các đợt lộc và nguồn hạt phấn đến năng suất chất lượng quả trên cây bưởi Pummelo (C. Grandis). Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, mối quan hệcủa các đợt lộc và nguồn hạt phấn đến năng suất chất lượng quả trêncây bưởi Pummelo (C. Grandis)
11. Nattancount. D. de (1997). Incompatibility in angiosperms. Sex plant reprod. 10: 185 - 1999.12. FAOSTAT,2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Incompatibility in angiosperms
Tác giả: Nattancount. D. de
Năm: 1997
13. Davies. F. S. (1986). The navel orange. In: Janick. J. (ed.). Horticultural reviews. AVI publishing Co. pp: 129 - 180 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The navel orange
Tác giả: Davies. F. S
Năm: 1986
14. Frederic KS. Davies el al. (1998). Citrus. University press Cambridge. UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Citrus
Tác giả: Frederic KS. Davies el al
Năm: 1998
15. Wakana A Kira (1998). The citrus production in the world. Tokyo - Japan Sách, tạp chí
Tiêu đề: The citrus production in the world
Tác giả: Wakana A Kira
Năm: 1998
9. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên 2014.II – TÀI LIỆU TIẾNG ANH Khác
10. Mura. Do Dinh Ca (1997) Report of citrus exploration in Vietnam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới trong những năm gần đây - luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới trong những năm gần đây (Trang 10)
Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2005 - 2012) - luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển
Bảng 2.2 Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2005 - 2012) (Trang 14)
Bảng 4.1: Tình hình thời tiết tại Thái Nguyên năm 2014 Chỉ tiêu - luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển
Bảng 4.1 Tình hình thời tiết tại Thái Nguyên năm 2014 Chỉ tiêu (Trang 30)
Hình thái cây là chỉ tiêu quan trọng trong việc nhận biết và phân loại được các giống cây trồng nói chung và cây bưởi nói riêng - luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển
Hình th ái cây là chỉ tiêu quan trọng trong việc nhận biết và phân loại được các giống cây trồng nói chung và cây bưởi nói riêng (Trang 32)
Bảng 4.5: Đặc điểm phân cành của các giống bưởi lai thí nghiệm Chỉ tiêu - luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển
Bảng 4.5 Đặc điểm phân cành của các giống bưởi lai thí nghiệm Chỉ tiêu (Trang 35)
Bảng 4.6: Đặc điểm hình thái lá của các giống bưởi lai thí nghiệm - luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển
Bảng 4.6 Đặc điểm hình thái lá của các giống bưởi lai thí nghiệm (Trang 37)
Bảng 4.7: Thời điểm ra lộc và lộc thành thục của các giống bưởi thí nghiệm - luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển
Bảng 4.7 Thời điểm ra lộc và lộc thành thục của các giống bưởi thí nghiệm (Trang 38)
Bảng số liệu 4.8 phản ánh: nhìn chung các giống bưởi có chiều dài lộc xuân của các giống thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh vào giai đoạn đầu, từ khi xuất hiện tới sau 35 ngày… Đến ngày thứ 28 tất cả các giống hầu hết đều có độ dài lộc đạt trê - luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển
Bảng s ố liệu 4.8 phản ánh: nhìn chung các giống bưởi có chiều dài lộc xuân của các giống thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh vào giai đoạn đầu, từ khi xuất hiện tới sau 35 ngày… Đến ngày thứ 28 tất cả các giống hầu hết đều có độ dài lộc đạt trê (Trang 40)
Hình 4.1. Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng lộc xuân - luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển
Hình 4.1. Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng lộc xuân (Trang 41)
Bảng 4.9: Đặc điểm, kích thước cành thành thục của các công thức thí nghiệm - luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển
Bảng 4.9 Đặc điểm, kích thước cành thành thục của các công thức thí nghiệm (Trang 42)
Bảng 4.10: Thời gian ra hoa của các giống bưởi lai tham gia thí nghiệm - luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển
Bảng 4.10 Thời gian ra hoa của các giống bưởi lai tham gia thí nghiệm (Trang 44)
Bảng 4.12: Tỷ lệ đậu quả trong thời gian theo dừi của cỏc cụng thức - luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển
Bảng 4.12 Tỷ lệ đậu quả trong thời gian theo dừi của cỏc cụng thức (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w