Khả năng tăng trưởng hình thái cây của các giống bưởi lai

Một phần của tài liệu luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển (Trang 31 - 35)

- Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật tác

4.2.1. Khả năng tăng trưởng hình thái cây của các giống bưởi lai

Cơ thể thực vật như là một chỉnh thể thống nhất, hài hòa tạo ra tính toàn vẹn của nó. Tính toàn vẹn đó được biểu hiện bằng sự tương quan sinh trưởng giữa các bộ phận trong cây. Sự tương quan sinh trưởng là mối quan hệ, là sự tương tác lẫn nhau giữa các cơ quan, bộ phận, giữa các mô và tế bào đang sinh trưởng.

Việc nghiên cứu sự sinh trưởng của các giống bưởi thí nghiệm có ý nghĩa trong việc đánh giá khả năng thích nghi của giống với điều kiện sinh

thái và chế độ canh tác phù hợp hay không. Nếu điều kiện thời tiết phù hợp với yêu cầu của giống thì giống đó có quá trình sinh trưởng diễn ra thuận lợi, sớm kết thúc thời kỳ kiến thiết cơ bản là tiền đề thiết yếu để thời kỳ kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì trong quá trình sinh trưởng nếu được tích lũy dinh dưỡng đầy đủ, điều kiện sinh thái phù hợp. Thân, cành và lá sẽ sinh trưởng tốt hơn, nhanh chóng ổn định về tán.

Trên cơ sở đó việc theo dõi, mô tả các đặc điểm hình thái của các giống bưởi trong thí nghiệm rất cần thiết.

Hình thái cây là chỉ tiêu quan trọng trong việc nhận biết và phân loại được các giống cây trồng nói chung và cây bưởi nói riêng. Các chỉ tiêu theo dõi hình thái cây bao gồm: chiều cao cây, đường kính gốc cây và đường kính tán cây. Các chỉ tiêu này tăng nhanh với các trị số lớn đồng nghĩa với cây sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh và là cơ sở để đạt được năng suất cao.

Theo dõi khả năng tăng trưởng hình thái cây của các công thức thí nghiệm chúng tôi có bảng số liệu 4.2, 4.3, 4.4.

Bảng 4.2: Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm

(Đơn vị: cm)

Chỉ tiêu Giống

Chiều cao cây (cm) Tăng trưởng (cm) Tháng 1 Tháng 5 2XB 335,4 339,3 3,88 TN2 371,5 375,5 3,99 TN3 363 367,5 4,55 TN4 343,4 348,7 5,33 TN5 356,2 361,3 5,11 LSD.05 1,26 Cv% 14,6

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sinh trưởng của cây. Nếu chiều cao tăng nhanh có nghĩa là cây được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng và môi trường sống thích hợp. Ngược lại, nếu cây không được quan

tâm chăm sóc, thiếu dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh không thích hợp thì cây sẽ còi cọc, chiều cao cây tăng chậm và kéo dài giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Tuy nhiên, trong kĩ thuật làm vườn thì người làm vườn nên khống chế chiều cao cây để mở rộng đường kính tán cây, từ đó tăng số cành quả trên cây và tăng năng suất, đồng thời tán cây thấp thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hái quả.

Qua bảng 4.2 cho ta thấy chiều cao cây của các giống bưởi đều tăng dần qua thời gian tăng trưởng từ thấp đến cao. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 3,88 – 5,33 cm. Trong các công thức có khả năng tăng chiều cao lớn nhất là công thức 4 (giống TN4) 5,33 cm, còn công thức có khả năng cao chậm nhất là công thức 1 (giống 2XB) 3,88 cm.

Như vậy, qua kết quả xử lý thống kê, thì sự sai khác này có ý nghĩa, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Đường kính gốc là những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống, nó thể hiện sức sinh trưởng và khả năng chịu đựng của cây với điều kiện khách quan, bởi vì gốc cây là bộ phận nâng đỡ cả thân cây, cành, lá, hoa, quả,…

Nghiên cứu khả năng tăng trưởng đường kính gốc cây của các công thức được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3: Khả năng tăng trưởng đường kính gốc của các công thức thí nghiệm

(Đơn vị: cm)

Chỉ tiêu

Giống Tháng 1Đường kính gốc (cm)Tháng 5 Tăng trưởng (cm)

2XB 11,68 12,36 0,40 TN2 11,27 11,76 0,48 TN3 10,91 11,34 0,41 TN4 11,75 12,24 0,37 TN5 12 12,38 0,44 LSD.05 0,10 Cv% 13,5

Qua bảng 4.3 ta thấy: các giống bưởi lai trong thời gian tăng trưởng đường kính gốc cây từ thấp đến cao dao động từ 0,37 – 0,48 cm. Trong đó, giống có khả năng tăng trưởng lớn nhất là giống TN2 (công thức 2) 0,48 cm, giống có khả năng tăng chậm nhất là giống TN4 (công thúc 4) 0,3 cm. Như vậy, các giống còn lại nằm trong khoảng này có sự sai khác mức tin cậy là 95%.

Nghiên cứu về đường kính tán là cơ sở để xác định được mật độ trồng phù hợp, để cây có thể sinh trưởng tốt và đồng đều, đảm bảo sử dụng ánh sáng hiệu quả và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, phải kết hợp với cắt tỉa hợp lý. Tán rộng sẽ tạo ra không gian rộng cho các cành, nhánh sinh trưởng phát triển thuận lợi khỏe mạnh và cho nhiều cành hữu hiệu dẫn đến tăng năng suất.

Theo dõi về tăng trưởng của đường kính tán của các công thức thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4: Khả năng tăng trưởng đường kính tán cây của các công thức

(Đơn vị: cm)

Chỉ tiêu

Giống

Đường kính tán cây (cm) Tăng trưởng (cm) Tháng 1 Tháng 5 2XB 343 347,06 4,11 TN2 347,77 352,50 4,22 TN3 373,66 377,06 3,55 TN4 389,77 393,63 3,88 TN5 377,11 380,40 3,33 LSD.05 0,49 Cv% 6,8

Số liệu bảng 4.4 cho thấy: trong thời gian theo dõi tăng trưởng đường kính tán từ tháng 1 đến tháng 5 khả năng tăng trưởng của đường kính tán cây tăng dần, dao động từ 3,33 – 4,22. Đường kính tán tăng trưởng lớn nhất là 4,22 cm công thức 2 (giống TN2). Đường kính tán của công thức nhỏ nhất là

3,33 cm công thức 5 (giống TN5). Như vậy từ kết quả xử lý thống kê, sự sai khác giữa các giống có ý nghĩa mức tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w