- Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật tác
4.2.4. Đặc điểm ra hoa, kết quả của các giống bưởi lai tham gia thí nghiệm
4.2.4.1. Tình hình ra hoa của các con lai thí nghiệm
Bưởi thường ra hoa vào tháng 1, tháng 2 hàng năm cùng với sự xuất hiện của lộc xuân trên cành mẹ ra từ năm trước. Tùy vào điều kiện đất đai, khí hậu của vùng, của năm mà thời gian ra hoa sớm hay muộn. Việc tỉa bớt hoa chưa nở để bớt tiêu hao dinh dưỡng là rất quan trọng vì lượng đạm mấtđi do rụng hoa trong một vụ của cây bưởi lớn hơn lượng đạm do cây hút được trong cả vụ xuân.
Kết quả theo dõi thời gian ra hoa được thể hiện qua bảng 4.10.
Bảng 4.10: Thời gian ra hoa của các giống bưởi lai tham gia thí nghiệm
(Đơn vị: ngày) Chỉ tiêu Giống Thời gian xuất hiện nụ Thời gian bắt đầu nở hoa Thời gian hoa nở rộ Thời gian kết thúc hoa nở Thời gian từ xuất hiện hoa - kết thúc hoa nở 2XB 10/2 18/2 27/2 10/3 28 TN2 15/2 21/2 28/2 15/3 28 TN3 15/2 23/2 30/2 17/3 30 TN4 19/2 28/2 5/3 21/3 30 TN5 12/2 17/2 28/3 11/3 27
Thời gian ra hoa và nở hoa ở bảng số liệu cho thấy các công thức là khá tập trung (dao động giữa các công thức dưới 10 ngày). Trong đó công thức 4 (giống TN4) là ra hoa muộn nhất và kết thúc nở hoa cũng muộn nhất các công thức còn lại chênh lệch nhau không đáng kể. Thời gian xuất hiện đến kết thúc hoa nở giữa các công thức dao động từ 27 – 30 ngày. Trong đó công thức 3 (giống TN3) và công thức 4 (giống TN4) có thời gian kết thúc dài nhất (30 ngày) các công thức còn lại từ 27 – 28 ngày.
Như vậy, sự sai khác của thời gian nở hoa giữa các công thức là không lớn và đây là đặc điểm di truyền của các giống phản ứng với môi trường.
Hoa bưởi đa số là hoa tự chùm hoặc tự bông, hoa tự có khi mang lá hoặc không có lá. Hoa không có lá nhiều hơn, nụ hoa to, tràng hoa, cánh hoa có màu
trắng, dày, nhị đực có nhiều, nhụy có 1 do 3 bộ phận đầu nhụy, vòi nhụy và bầu tạo thành.
Trong quá trình thâm canh, người làm vườn rất quan tâm đến việc chọn giống và phát triển kỹ thuật thâm canh nhằm tạo ra tỷ lệ dạng hoa đơn hoặc hoa chùm đơn cao nhất để nâng cao tỷ lệ đậu quả và tăng năng suất. Các đặc điểm khác nhau của hoa như màu sắc, số cánh hoa, số chỉ nhị… phản ánh đặc điểm khá điển hình về phân loại của giống bưởi nói riêng và họ cam quýt nói chung.
Kết quả theo dõi hình thái hoa được thể hiện qua bảng 4.11.
Bảng 4.11: Đặc điểm hình thái hoa của các giống bưởi lai tham gia thí nghiệm
Chỉ tiêu Giống
Màu sắc hoa Số cánhhoa/hoa nhị/hoaSố chỉ Mô tả dạng hoa
2XB Trắng sáng 5 26 hoa chùm, đơn.
TN2 Trắng ngà 5 30 hoa chùm, đơn.
TN3 Trắng ngà 4 22 hoa chùm, đơn.
TN4 Trắng ngà 4-5 21 hoa chùm, đơn.
TN5 Trắng ngà 4-5 25 hoa chùm, đơn.
Qua bảng 4.11 cho ta thấy ở tất cả các dòng con lai tham gia thí nghiệm có 2 dạng hoa là hoa chùm (hoa tập trung theo chùm trên một cành) và hoa đơn (dạng hoa chỉ có một hoa mọc trên đỉnh cành). Các loại hoa, nếu đủ dinh dưỡng thì tỷ lệ đậu quả sẽ khác biệt, trong điều kiện thiếu dinh dưỡng loại hoa đơn (chỉ có 1 hoa trên đỉnh cành) cho tỷ lệ đậu quả và năng suất cao hơn. Việc hình thành mỗi dạng hoa phụ thuộc vào đặc điểm giống và điều kiện chăm sóc cũng như tác động của biện pháp kỹ thuật.
Việc theo dõi khả năng đậu quả và tỷ lệ đậu của các giống bưởi lai là chỉ tiêu quan trọng, cần theo dõi và đánh giá một cách chính xác vì chúng quyết định năng suất.
Kết quả trong thời gian theo dõi tỷ lệ đậu quả của các công thức tham gia thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.12.
Bảng 4.12: Tỷ lệ đậu quả trong thời gian theo dõi của các công thức
(Đơn vị: % )
Giống
Số quả hình thành sau khi hoa nở
(quả/cây) Số quả đậu đến tháng 5 (quả/cây) Tỷ lệ đậu quả (%) 2XB 269,77 4,9 1,81 TN2 148,44 20,77 13,99 TN3 143,77 3,00 2,08 TN4 169,11 7,11 4,20 TN5 - - - LSD.05 1,87 Cv% 22,5
Qua bảng 4.12 ta thấy: Tổng số quả từ khi theo dõi đến khi kết thúc theo dõi giảm dần. Trong đó, công thức 1 (giống 2XB) từ khi bắt đầu theo dõi là 269,77 quả, kết thúc thời gian theo dõi còn lại 4,9 quả. Giống TN2 tổng số quả giảm từ 148,44 quả xuống 20,77 quả, cao hơn so với các công thức còn lại. Giống TN3 tổng số quả từ 143,77 xuống 3,00 quả. Giống TN4 có số quả từ 169,11 quả xuống 7,11 quả. Giống TN5 không có quả.
Như vậy, tỷ lệ đậu quả đến khi kết thúc theo dõi (ngày 13/5) thì công thức 2 cho tỷ lệ đậu quả là cao 13,99% (giống TN2), công thức 3 (TN3) có tỷ lệ đậu quả 4,2%. Công thức 1 (giống 2XB) có tỷ lệ đậu quả thấp nso với các
công thức. Kết quả này qua xử lý thống kê cho thấy sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ