Những khó khăn trong việc trồng cam quýt ở nước ta

Một phần của tài liệu luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển (Trang 25 - 65)

- Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật tác

2.5.Những khó khăn trong việc trồng cam quýt ở nước ta

- Vườn cam quýt kinh doanh thường rất nhỏ, không tập trung; ở miền núi phía bắc Việt Nam có một số vườn rộng vài chục ha, đại bộ phận các

vườn ở đồng bằng sông Mekong rất nhỏ, thường rất ít vườn có diện tích từ 1 ha trở lên, gây nhiều khó khăn trong việc cơ giới hoá, thu hái và vận chuyển.

- Trồng cam quýt gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh, lũ lụt ở vùng đồng bằng, xói mòn rửa trôi ở vùng đất dốc. Việt Nam thuộc vùng trồng cam quýt nhiệt đới, có thời tiết nóng, mưa nhiều. Nhiều loại bệnh hại cam quýt điển hình của vùng nhiệt đới phá mạnh như: Bệnh greening đã phá huỷ hàng ngàn ha cam quýt ở miền núi phía bắc và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, nông trường cam Bố Hạ trong nhiều năm trước đây phải huỷ bỏ cam để trồng các loại cây trồng khác do bị bệnh greening. Theo đánh giá của Đại học Cần Thơ, trong tổng số hơn 10.000 vườn cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long có hơn 3.000 vườn đã nhiễm bệnh greening [2]. Trong những năm gần đây bệnh greening càng phát triển mạnh do nhập nội không chính thức nhiều giống cam quýt từ nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan và một số nước khác.

- Thị trường cam quýt trong nước và xuất khẩu không ổn định, nhất là sau sự sụp đổ của các nước đông Âu, thị trường xuất khẩu cam quýt của Việt Nam bị thay đổi theo hướng bất lợi. Do sự nhập khẩu bất hợp pháp cam quýt từ Trung Quốc với giá rẻ đã làm giá cam quýt nội địa giảm đi nhiều. Những yếu tố trên ảnh hưởng không ít đến nghề trồng cam quýt ở nước ta.

- Chưa có kế hoạch đầu tư, quy hoạch phát triển vùng trồng cam quýt một cách thống nhất, đồng bộ, đôi khi các vùng cam quýt được hình thành tự phát trong sản xuất.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu là các giống bưởi: 2XB, TN2, TN3, TN4, TN5. Đây là những dòng được nhân bằng phương pháp ghép, các dòng thí nghiệm được trồng 6 năm.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 01/2014 – 05/2014

- Địa điểm: Trang trại xã Tức Tranh – Phú Lương – Thái Nguyên

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Mô tả điểm hình thái của các giống bưởi lai tham gia thí nghiệm.

- Đánh giá khả năng sinh trưởng và ra hoa đậu quả của các giống bưởi lai tham gia thí nghiệm.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn gồm 5 công thức tương ứng 5 giống (t=5), mỗi CT nghiên cứu 9 cây (mỗi lần nhắc lại 3 cây). Tổng số cây thí nghiệm là 45 cây.

Các biện pháp kỹ thuật như tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, phòng trừ cỏ dại được tiến hành đồng đều trên vườn thí nghiệm.

3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1 Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái

* Hình thái thân, cành

- Đặc điểm phân cành (dạng phân cành):

+ Góc phân cành <450, thân cây phân cành đứng. + Góc phân cành >450, thân cây phân cành ngang.

- Mật độ gai: quan sát trên vườn. * Đặc điểm hình thái lá

- Đặc điểm hình thái lá: đo 30 lá/giống, chọn lá bánh tẻ trên cành đã thành thục.

+ Kích thước lá (cm): đo chiều dài lá đến mút lá, tính giá trị trung bình. Đo chiều rộng lá đo chỗ rộng nhất của phiến lá.

+ Kích thước eo lá (cm): đo chiều dài và chiều rộng. + Màu sắc và hình dạng lá: quan sát trực tiếp ở vườn. * Đặc điểm hình thái hoa:

- Dạng hoa: Hoa đơn có lá Hoa đơn không lá Hoa chùm ít lá

Hoa chùm mỗi nách lá có một hoa Hoa chùm không lá

- Số cánh hoa/hoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Số chỉ nhị/hoa + Đặc điểm nở hoa

Tổng số quả trên cây

- Tỷ lệ đậu quả (%) = x 100

Tổng số quả hình thành

3.3.2.1. Các chỉ tiêu theo dõi đặc điểm sinh trưởng

- Chiều cao cây (cm): đo bằng thước dài, đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của tán cây.

- Đường kính tán (cm): đo bằng thước dây, cách đo: đo 2 chiều vuông góc, rồi cộng chia trung bình.

- Đường kính gốc (cm): đo cách mặt đất 10 cm. - Khả năng phân cành:

+ Đường kính cành cấp I: đo cách vị trí phân nhánh trên thân chính 5 cm. + Độ cao phân cành cấp I (cm): đo từ gốc (sát mặt đất) đến cành cấp I đầu tiên.

+ Số cành cấp II (cm): đếm toàn bộ số cành cấp II trên cành cấp I, lấy giá trị trung bình.

- Số đợt lộc vụ Xuân, Hè.

+ Thời gian ra lộc (ngày): khi có 10% số cây có lộc nhú. + Thời gian lộc thành thục: khi có 80% số lộc.

+ Kích thước cành thành thục (cm): đo chiều dài và đường kính cành thành thục và tính trung bình (đảm bảo số cành theo dõi của mỗi công thức n ≥ 30).

+ Xác định số mắt lá và số lá/cành thuần thục/các đợt lộc.

+ Động thái tăng trưởng chiều dài lộc (cm): đo chiều dài lộc 7 ngày/lần - Tình hình ra hoa:

+ Thời gian ra hoa: được tính từ khi có 10% số cây hoa. + Thời gian hoa rộ: đính từ lúc cây có 50% hoa nở. + Kết thúc nở hoa: được tính từ lúc cây có 80% hoa nở.

3.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Toàn bộ số liệu thí nghiệm được tổng hợp trên phần mềm Microsoft Excel. - Xử lý thống kê trên phần mềm IRRISTAT (5.0).

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình thời tiết tại Thái Nguyên năm 2014

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa có nhiệt độ cao, chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa đông bắc. Mùa khô nền nhiệt độ thấp, lạnh từ tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 3 với lượng mưa thấp.

Khí hậu là tổng hợp của các yếu tố thời tiết mang tính quy luật, bị chi phối bởi điều kiện địa hình và vị trí địa lý. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết tới sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và bưởi nói riêng, nhiều nhà khoa học trên thế giới xác định: các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm không khí là những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc và quyết định tới năng suất và phẩm chất của mỗi giống.

Nhiệt độ không khí là nguồn năng lượng tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình trao đổi chất, quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây bưởi cũng như chất lượng của sản phẩm.

Tìm hiểu về thời tiết khí hậu của Thái Nguyên trong thời gian nghiên cứu đề tài chúng tôi có số liệu ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Tình hình thời tiết tại Thái Nguyên năm 2014Chỉ tiêu Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Ẩm độ không khí (%) Trung bình Cao nhất Thấp nhất 1 16,6 25,8 6,3 3,7 73 2 16,6 27,6 8,4 29,7 82 3 19,4 30,6 13,0 85,9 91 4 24,7 32,5 19,4 139,3 89 5 28,4 32,9 25,2 152,2 79 Tổng số 105,7 149,4 72,3 410,8 414 Trung bình 21,14 29,88 14,46 82,16 82,8

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây bưởi nói riêng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố thí nghiệm, nhiệt độ thích hợp thì sẽ thúc đẩy trong quá trình quang hợp và quá trình trao đổi chất trong cây. Thái Nguyên có nhiệt độ trung bình tháng từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2014 là 21,140C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (16,60C) và tháng 5 có nhiệt độ cao nhất (28,40C). So với yêu cầu của bưởi (12,390C) – Trần Như Ý và cộng sự, Giáo trình cây ăn quả) [6], thì trong thời gian nghiên cứu thí nghiệm nhiệt độ của vùng rất thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển.

- Lượng mưa và độ ẩm: tổng lượng mưa bình từ tháng 1 - tháng 5 năm 2014 tại Thái Nguyên là 410,8 mm, bình quân tháng là 82,16 mm và ẩm độ không khí trung bình tháng là 82,8 %. So với yêu cầu của cây ăn quả có múi nói chung và cây bưởi nói riêng, ẩm độ không khí thích hợp là 75%. Như vậy độ ẩm không khí trung bình của vùng nghiên cứu trong thời gian từ tháng 1- tháng 5 là quá lớn, đặc biệt là từ tháng 2 – tháng 4 ẩm độ không khí từ 82 – 91%. Độ ẩm không khí cao sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ phấn và hình thành quả trong sản xuất.

Nhìn chung, khí hậu thời tiết của Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển sinh trưởng của cây trồng.

4.2. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi lai tham gia thí nghiệm

4.2.1. Khả năng tăng trưởng hình thái cây của các giống bưởi lai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ thể thực vật như là một chỉnh thể thống nhất, hài hòa tạo ra tính toàn vẹn của nó. Tính toàn vẹn đó được biểu hiện bằng sự tương quan sinh trưởng giữa các bộ phận trong cây. Sự tương quan sinh trưởng là mối quan hệ, là sự tương tác lẫn nhau giữa các cơ quan, bộ phận, giữa các mô và tế bào đang sinh trưởng.

Việc nghiên cứu sự sinh trưởng của các giống bưởi thí nghiệm có ý nghĩa trong việc đánh giá khả năng thích nghi của giống với điều kiện sinh

thái và chế độ canh tác phù hợp hay không. Nếu điều kiện thời tiết phù hợp với yêu cầu của giống thì giống đó có quá trình sinh trưởng diễn ra thuận lợi, sớm kết thúc thời kỳ kiến thiết cơ bản là tiền đề thiết yếu để thời kỳ kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì trong quá trình sinh trưởng nếu được tích lũy dinh dưỡng đầy đủ, điều kiện sinh thái phù hợp. Thân, cành và lá sẽ sinh trưởng tốt hơn, nhanh chóng ổn định về tán.

Trên cơ sở đó việc theo dõi, mô tả các đặc điểm hình thái của các giống bưởi trong thí nghiệm rất cần thiết.

Hình thái cây là chỉ tiêu quan trọng trong việc nhận biết và phân loại được các giống cây trồng nói chung và cây bưởi nói riêng. Các chỉ tiêu theo dõi hình thái cây bao gồm: chiều cao cây, đường kính gốc cây và đường kính tán cây. Các chỉ tiêu này tăng nhanh với các trị số lớn đồng nghĩa với cây sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh và là cơ sở để đạt được năng suất cao.

Theo dõi khả năng tăng trưởng hình thái cây của các công thức thí nghiệm chúng tôi có bảng số liệu 4.2, 4.3, 4.4.

Bảng 4.2: Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm

(Đơn vị: cm)

Chỉ tiêu Giống

Chiều cao cây (cm) Tăng trưởng (cm) Tháng 1 Tháng 5 2XB 335,4 339,3 3,88 TN2 371,5 375,5 3,99 TN3 363 367,5 4,55 TN4 343,4 348,7 5,33 TN5 356,2 361,3 5,11 LSD.05 1,26 Cv% 14,6

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sinh trưởng của cây. Nếu chiều cao tăng nhanh có nghĩa là cây được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng và môi trường sống thích hợp. Ngược lại, nếu cây không được quan

tâm chăm sóc, thiếu dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh không thích hợp thì cây sẽ còi cọc, chiều cao cây tăng chậm và kéo dài giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Tuy nhiên, trong kĩ thuật làm vườn thì người làm vườn nên khống chế chiều cao cây để mở rộng đường kính tán cây, từ đó tăng số cành quả trên cây và tăng năng suất, đồng thời tán cây thấp thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hái quả.

Qua bảng 4.2 cho ta thấy chiều cao cây của các giống bưởi đều tăng dần qua thời gian tăng trưởng từ thấp đến cao. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 3,88 – 5,33 cm. Trong các công thức có khả năng tăng chiều cao lớn nhất là công thức 4 (giống TN4) 5,33 cm, còn công thức có khả năng cao chậm nhất là công thức 1 (giống 2XB) 3,88 cm.

Như vậy, qua kết quả xử lý thống kê, thì sự sai khác này có ý nghĩa, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Đường kính gốc là những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống, nó thể hiện sức sinh trưởng và khả năng chịu đựng của cây với điều kiện khách quan, bởi vì gốc cây là bộ phận nâng đỡ cả thân cây, cành, lá, hoa, quả,…

Nghiên cứu khả năng tăng trưởng đường kính gốc cây của các công thức được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3: Khả năng tăng trưởng đường kính gốc của các công thức thí nghiệm

(Đơn vị: cm)

Chỉ tiêu

Giống Tháng 1Đường kính gốc (cm)Tháng 5 Tăng trưởng (cm)

2XB 11,68 12,36 0,40 TN2 11,27 11,76 0,48 TN3 10,91 11,34 0,41 TN4 11,75 12,24 0,37 TN5 12 12,38 0,44 LSD.05 0,10 Cv% 13,5

Qua bảng 4.3 ta thấy: các giống bưởi lai trong thời gian tăng trưởng đường kính gốc cây từ thấp đến cao dao động từ 0,37 – 0,48 cm. Trong đó, giống có khả năng tăng trưởng lớn nhất là giống TN2 (công thức 2) 0,48 cm, giống có khả năng tăng chậm nhất là giống TN4 (công thúc 4) 0,3 cm. Như vậy, các giống còn lại nằm trong khoảng này có sự sai khác mức tin cậy là 95%.

Nghiên cứu về đường kính tán là cơ sở để xác định được mật độ trồng phù hợp, để cây có thể sinh trưởng tốt và đồng đều, đảm bảo sử dụng ánh sáng hiệu quả và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, phải kết hợp với cắt tỉa hợp lý. Tán rộng sẽ tạo ra không gian rộng cho các cành, nhánh sinh trưởng phát triển thuận lợi khỏe mạnh và cho nhiều cành hữu hiệu dẫn đến tăng năng suất.

Theo dõi về tăng trưởng của đường kính tán của các công thức thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4: Khả năng tăng trưởng đường kính tán cây của các công thức

(Đơn vị: cm)

Chỉ tiêu

Giống

Đường kính tán cây (cm) Tăng trưởng (cm) Tháng 1 Tháng 5 2XB 343 347,06 4,11 TN2 347,77 352,50 4,22 TN3 373,66 377,06 3,55 TN4 389,77 393,63 3,88 TN5 377,11 380,40 3,33 LSD.05 0,49 Cv% 6,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu bảng 4.4 cho thấy: trong thời gian theo dõi tăng trưởng đường kính tán từ tháng 1 đến tháng 5 khả năng tăng trưởng của đường kính tán cây tăng dần, dao động từ 3,33 – 4,22. Đường kính tán tăng trưởng lớn nhất là 4,22 cm công thức 2 (giống TN2). Đường kính tán của công thức nhỏ nhất là

3,33 cm công thức 5 (giống TN5). Như vậy từ kết quả xử lý thống kê, sự sai khác giữa các giống có ý nghĩa mức tin cậy 95%.

4.2.2. Đặc điểm phân cành

Mô tả đặc điểm phân cành của một số giống bưởi lai là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây. Có những giống có khả năng phân cành sớm hoặc muộn, phân cành thấp hoặc cao, mạnh hay yếu. Một mặt phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện sinh thái và chế độ chăm sóc.

Theo dõi về đặc điểm phân cành của các công thức thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5: Đặc điểm phân cành của các giống bưởi lai thí nghiệm Chỉ tiêu Giống Đặc điểm phân cành Mật độ gai Số càn h cấp I Đường kính cành cấp I (cm) Độ cao phân cành cấp I (cm) Số cành cấp II 2XB PC Đứng Khôngcó 3,44 6,39 37,10 18,33 TN2 PC đứng Khôngcó 3,33 7,24 34,99 17,33 TN3 PC đứng Khôngcó 3,22 7,18 32,77 16,33 TN4 PC đứng Khôngcó 3,00 7,61 32,16 15,66 TN5 PC đứng Không có 3,00 7,49 30,77 16,00 LSD.05 0,42 0,48 7,17 2,13 Cv% 7,0 3,6 14,7 6,7 Qua bảng 4.5 ta thấy:

Đặc điểm phân cành: hầu hết các công thức đều có góc phân cành < 450

Mật độ gai: các giống bưởi nghiên cứu đều không có gai đây là ưu điểm để người làm vườn thuận tiện cho việc chăm sóc.

Số cành cấp I, số cành cấp II: qua theo dõi chúng tôi thấy số cành cấp I

Một phần của tài liệu luận văn ghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi lai phát triển (Trang 25 - 65)