1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam

163 862 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục số 1:Chỉ số Z Z-score: Công cụ phát hiện nguy cơ phá sảnPhụ lục số 2: Chỉ số Z’’ hay hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp được đánh giá bởi các tổ chức có uy tín như

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn của mình tới ThS Nguyễn QuangHiệp, Giảng viên bộ môn Quan hệ kinh tế quốc tế và sở hữu trí tuệ, người đãtận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học

Tiếp đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới các cán bộ tạiThư viện Trường Đại học Ngoại Thương và Thư viện Quốc gia, các anh chịcán bộ tại Thư viện Trung tâm Thông tin và phát triển, những người đã nhiệttình giúp đỡ em trong việc tra cứu tài liệu để hoàn thành khoá luận này

Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy cô giáo tạitrường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt các thầy cô giáo ở khoa Kinh tế vàKinh doanh quốc tế đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gianhọc tập và rèn luyện tại trường

Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2008

Sinh viên

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ VẤN ĐỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA 4

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN 4

1 Khái niệm về tự do hoá dòng vốn 4

1.1 Lý luận về vốn 4

1.2 Lý luận về tự do hoá dòng vốn 5

1.3 Lý thuyết về bộ ba bất khả thi 7

2 Các biện pháp nhằm thực hiện tự do hoá dòng vốn 11

2.1 Tự do hoá lãi suất 11

2.2 Tự do hoá hoạt động ngoại hối 11

2.3 Tự do hoá vốn đầu tư nước ngoài 15

2.3.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) 15 2.3.2 Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI (Foreign Portfolio Investment) 15

2.3.3 Các nguồn vốn vay và viện trợ phát triển khác 16

2.4 Tự do hóa các công cụ tài chính phái sinh 16

3 Những bước cơ bản để thực hiện tự do hoá dòng vốn 17

II TỔNG QUAN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA 18

1 Tổng quan về an ninh tài chính quốc gia 18

1.1 Khái niệm về an ninh tài chính quốc gia 18

1.2 Phân loại 20

1.3 Các mức độ của an ninh tài chính quốc gia 21

1.4 An ninh tài chính quốc gia với hội nhập kinh tế quốc tế 23

1.4.1 Tác động của tự do hoá thương mại 23

1.4.2 Tác động của tự do hoá tài chính 24

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia 26

Trang 3

2.1 Yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính công 26

2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính doanh nghiệp 27

2.2.1 Chính sách quản lý của mỗi doanh nghiệp 27

2.2.2 Hoạt động của hệ thống ngân hàng 27

2.2.3 Hoạt động của thị trường tài chính 27

2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính cá nhân và hộ gia đình 28

2.4 Yếu tố bảo mật thông tin tài chính 28

3 Một số tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính quốc gia 29

3.1 Tiêu chuẩn đánh giá an ninh tài chính công 29

3.2 Tiêu chuẩn đánh giá an ninh tài chính doanh nghiệp 32

3.2.1 Yếu tố chính sách quản lý của mỗi doanh nghiệp 32

3.2.2 Yếu tố hoạt động của hệ thống ngân hàng 32

3.2.3 Yếu tố hoạt động của thị trường tài chính 33

3.3 Tiêu chuẩn đánh giá an ninh tài chính dân cư và hộ gia đình 34

III TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN TỚI AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA 35

1 Cơ hội và thách thức của quá trình tự do hoá dòng vốn 35

1.1 Cơ hội 35

1.2 Thách thức 36

1.2.1 Nguy cơ rủi ro về tỷ giá 36

1.2.2 Nguy cơ tháo chạy vốn (hay đảo ngược dòng vốn – capital flight) 36 1.2.3 Nguy cơ các khoản nợ gia tăng 37

1.2.4 Nguy cơ lạm phát 37

1.2.5 Nguy cơ rủi ro về đạo đức 37

2 Mối liên quan giữa tự do hoá dòng vốn và khủng hoảng an ninh tài chính quốc gia 38

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM.40 I THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN TẠI VIỆT NAM 40

Trang 4

1.1 Quá trình tự do hoá lãi suất 40

1.2 Quá trình tự do hoá ngoại tệ 43

1.2.1 Tự do hoá tỷ giá 43

1.2.2 Tự do hoá chu chuyển ngoại tệ 46

1.2.3 Tự do hoá chuyển đổi ngoại tệ 47

1.2.4 Tự do hoá rổ tiền tệ quốc gia 48

1.3 Tự do hoá vốn đầu tư nước ngoài 48

1.3.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment)48 1.3.2 Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI (Foreign Portfolio Investment) 50 1.3.3 Các nguồn vốn vay và viện trợ phát triển khác 52

1.4 Tự do hóa các công cụ tài chính phái sinh 53

II ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VỚI VẤN ĐỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 54

2.1 Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá dòng vốn với nguy cơ rủi ro về tỷ giá 54 2.2 Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá dòng vốn với nguy cơ tháo chạy vốn (hay đảo ngược dòng vốn – capital flight) 56

2.3 Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá dòng vốn với nguy cơ các khoản nợ gia tăng 57

a Khoản nợ từ trái phiếu Chính phủ Việt Nam 57

b Ảnh hưởng tự do hóa dòng vốn với chỉ tiêu về nợ nước ngoài của quốc gia 59 2.4 Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá dòng vốn với nguy cơ lạm phát 60

2.5 Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá dòng vốn với nguy cơ rủi ro về đạo đức 63 III THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VỚI VẤN ĐỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 64

3.1 Thành tựu 64

3.2 Hạn chế 66

Trang 5

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA, NHỮNG

ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ KIỂM

SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 68

I BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA 68

1 Bài học từ một số quốc gia kiểm soát an ninh tài chính thành công trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn 68

2 Bài học từ một số quốc gia kiểm soát an ninh tài chính thất bại trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn 71

2.1 Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998 71

2.2 Cuộc khủng hoảng tài chính tại Thái Lan 72

3 Bài học từ Trung Quốc trong việc mở cửa dần thị trường vốn nhằm kiểm soát an ninh tài chính quốc gia 73

3.1 Khái quát 73

3.2 Lộ trình tự do hoá dòng vốn của Trung Quốc 73

3.3 Bài học từ Trung Quốc 74

II MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỚI VIỆC THỰC HIỆN TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 75

1 Một số ý kiến về việc tự do hoá dòng vốn tại Việt Nam với vấn đề kiểm soát an ninh tài chính quốc gia 75

1.1 Quan điểm kìm hãm quá trình tự do hoá dòng vốn 75

1.2 Quan điểm ủng hộ quá trình tự do hoá dòng vốn 76

1.3 Ý kiến cá nhân đối với quá trình tự do hoá dòng vốn tại Việt Nam 77 2 Một số đề xuất nhằm thực hiện quá trình tự do hoá dòng vốn tại Việt Nam 78

2.1 Xây dựng cơ sở để thực hiện tự do hoá dòng vốn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia 78

2.2 Kiểm soát dòng chảy vốn trong thời kỳ đầu tự do hóa 80

2.3 Thiết lập những thiết bị giảm sốc 82

2.3.1 Hệ thống dự trữ ngoại hối quốc gia 82

2.3.2 Tính linh hoạt trong chính sách tài khóa 82

2.3.3 Gia tăng vốn điều lệ trong hệ thống ngân hàng 83

Trang 6

2.3.4 Sử dụng chính sách thanh khoản đối ứng 83

3 Một số đề xuất nhằm kiểm soát an ninh tài chính quốc gia trong bốicảnh tự do hoá dòng vốn 843.1 Xây dựng mô hình dự báo khủng hoảng tài chính 843.2 Một số đề xuất nhằm kiểm soát an ninh tài chính quốc gia trong bốicảnh tự do hoá dòng vốn 84

3.2.1 Giải pháp kiểm soát an ninh tài chính công trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn

84

3.2.2 Giải pháp kiểm soát an ninh tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh

tự do hoá dòng vốn 88 3.2.3 Giải pháp kiểm soát an ninh tài chính dân cư và hộ gia đình trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn 90

KẾT LUẬN 91PHỤ LỤC 95

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB (Asian Development Bank) : Ngân hàng Phát triển châu

IMF (International Monetary Fund) : Quỹ Tiền tệ Quốc tế

GDP (Gross domestic product) : Tổng sản lượng quốc gia

ICOR (Incremental Capital Output Ratio) : : Hiệu suất sử dụng vốn sản

phẩm gia tăng

NIC (Newly Industrialized Country) : Nước công nghiệp mới

ODA (Official Development Assistance) : Hỗ trợ phát triển chính

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ VẤN ĐỀ

AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA Bảng 1.1 Sự lưu chuyển vốn tài chính trong nền kinh tế

Bảng 1.2 Sơ đồ bộ ba bất khả thi về tự do hoá dòng vốn

Bảng 1.3 Những lựa chọn chính sách đối với bộ ba bất khả thi

Bảng 1.4 Giao dịch ngoại hối trên thị trường toàn cầu

Bảng 1.5 Sơ đồ mối quan hệ giữa các tổ chức tài chính

Bảng 1.6 Sự bất ổn định tài chính và các thị trường liên quan

Bảng 1.7 Các hạng mức của Hệ Số Tín Nhiệm đối với công cụ nợ dài hạn CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN

VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI

VIỆT NAM Bảng 2.1 Các mốc thời gian thực thi chính sách lãi suất của Việt Nam

Bảng 2.2 Khung lãi suất từ trần lãi suất đến lãi suất cơ bản rồi tự do hóa lãi

suất tại nước ta từ năm 1998 đến năm 2002

Bảng 2.3 Sự thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền của 8 nền kinh

tế

Bảng 2.4 Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm và các đồng tiền khác Bảng 2.5 Vốn đầu tư trực tiếp ròng vào các nước đang phát triển và thị

trường mới nổi (tỷ USD)

Biểu đồ 2.6 Dòng vốn FDI vào Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2007

Bảng 2.7 So sánh tốc độ mở cửa dòng vốn ngoại gián tiếp(Đơn vị: tỷ USD) Bảng 2.8 So sánh mức độ mở cửa thương mại (Đơn vị: tỷ USD)

Bảng 2.9 Trạng thái ngoại hối và biến động tỷ giá trong các NHTM

Biểu đồ 2.10 Sự biến động của chỉ số VN Index

Trang 9

Bảng 2.11 Bảng đánh giá tổng kết của S&P với hệ số tín nhiệm quốc gia của

Việt Nam

Bảng 2.12 Bảng hệ số tín nhiệm của 13 nước châu Á do S&P đánh giá năm

2007

Bảng 2.13 Tỷ lệ nợ/ GDP của Việt Nam qua các năm

Bảng 2.14 Mức tăng cung tiền của Việt Nam so với Trung Quốc và Thái Lan Bảng 2.15 So sánh tỷ lệ tăng cung tiền, lạm phát kỳ vọng lạm phát danh

nghĩa của Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan

Bảng 2.16 Chỉ số giá tiêu dùng của một số nước khu vực Đông Nam Á

Bảng 2.17 Lạm phát ở Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và

Malaysia

Bảng 2.18 Lộ trình chính sách

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA, NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT

NAM Bảng 3.1 Những lựa chọn chính sách đối với bộ ba bất khả thi của Hồng Kông

và Singapore

Bảng 3.2 Thống kê thị trường tài chính của Hồng Kông và Singapore

Bảng 3.3 So sánh năng lực cạnh tranh giữa Hồng Kong và Singapore

Bảng 3.4 Dòng vốn ròng đổ vào 13 nước châu Á

Trang 10

DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục số 1:Chỉ số Z (Z-score): Công cụ phát hiện nguy cơ phá sản

Phụ lục số 2: Chỉ số Z’’ (hay hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp) được đánh giá

bởi các tổ chức có uy tín như S&P500, Moody’s

Phụ lục số 3: Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn Basel

Phụ lục số 4: Quyết định 998/2002/QĐ-NHNN về quản lý ngoại hối đối với

việc mua, bán chứng khoán của tổ chức, cá nhân nước ngoài tạitrung tâm giao dịch chứng khoán do ngân hàng nhà nước banhành

Phụ lục số 5: Quyết định số 231/2006/QĐ-TTg ngày 16/10/2006 của Thủ

tướng Chính phủ ban hành qui chế xây dựng và quản lý hệ thốngchỉ tiêu đánh giá

Phụ lục số 6: Mô hình kiểm soát dòng vốn (PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc

Trang)

Phụ lục số 7: Mô hình kiểm soát an ninh tài chính quốc gia (PGS.TS Phan

Thị Bích Nguyệt)

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mức độ hội nhập của một quốc gia có thể được đánh giá qua sự luânchuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng hàng hoá, dòng vốn và dòng người

Xét về góc độ hội nhập dòng vốn thì tự do hóa dòng vốn là một yêu cầuquan trọng và bắt buộc khi chúng ta mở cửa thị trường tài chính để nền kinh

tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới

Hiện nay, không chỉ các dòng vốn trong nước được quản lý thôngthoáng hơn mà các dòng vốn nước ngoài cũng được chảy vào nước ta dướinhiều hình thức và kênh huy động hơn như đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tưgián tiếp nước ngoài, qua các quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán, trái phiếudoanh nghiệp, trái phiếu chính phủ… Do đó, bên cạnh rất nhiều thuận lợinhư: nền kinh tế huy động được nhiều vốn để đầu tư, phát triển; năng lựcquản lý vốn và hệ thống tài chính của các doanh nghiệp và nhà nước nhờ vậy

mà được nâng cao; thì hệ thống tài chính nước ta cũng đang phải đối mặt vớikhông ít các rủi ro và thách thức như hiện tượng bong bóng tài chính, sự sốcvốn, nguy cơ “tháo chạy vốn”…

Trong khi đó, hệ thống quản lý tài chính nói chung và an ninh tài chínhnói riêng của nước ta còn nhiều bất cập: hiệu quả sử dụng vốn của Việt Namchưa cao (ICOR của Việt Nam năm 2006 đạt 4,37, năm 2007 đạt 4,4 - nguồn:

Bộ Tài chính) cao hơn rất nhiều lần so với khu vực (trung bình là 3); ngoài ra,

hệ thống kiểm soát an ninh tài chính của Việt Nam còn yếu kém thể hiện ởcông tác dự báo còn nhiều hạn chế dẫn đến giải pháp, chính sách đưa ra chưaphù hợp nên chưa giải quyết được các vấn đề của nền kinh tế, kiểm soát thịtrường vốn của Việt Nam còn lỏng lẻo, thị trường chứng khoán gặp nhiềubiến động trong thời gian gần đây với những chính sách gây không ít tranh cãitrong giới chuyên môn

Vì vậy, một câu hỏi cấp bách đang được đặt ra là: làm thế nào để vừa

Trang 12

đảm bảo tự do hoá dòng vốn thực hiện đúng cam kết với thế giới trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế; vừa tận dụng tối ưu các nguồn vốn để các khuvực kinh tế phát huy tối đa tiềm năng của mình; nhưng vẫn đảm bảo an ninhtài chính quốc gia được ổn định, vững mạnh Vì thế người viết đã quyết định

chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là: “Tự do hoá dòng vốn trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam”.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài cho đến nay

Hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu chi tiết mối quan hệ

giữa tự do hoá dòng vốn và vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam.

Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sơ lược mối quan hệ nàyhay chủ yếu là các công trình nghiên cứu riêng biệt về từng vấn đề kiểm soát

an ninh tài chính quốc gia hay quá trình tự do hoá tài chính

3 Mục tiêu nghiên cứu

Khóa luận được viết với mục đích nhằm:

 Hệ thống hóa một số lý luận liên quan đến tự do hoá dòng vốn vàvấn đề an ninh tài chính quốc gia

 Nghiên cứu và phân tích kinh nghiệm một số nước thành công vàthất bại trong việc tự do hoá dòng vốn nhằm rút ra những bài học quý báu choViệt Nam

 Nhận định tác động của tự do hoá dòng vốn với an ninh tài chínhquốc gia từ đó đưa ra một số giải pháp đối với Nhà nước nhằm bảo đảm anninh tài chính quốc gia trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là ảnh

hưởng giữa tự do hoá dòng vốn với vấn đề an ninh tài chính quốc gia

Phạm vi nghiên cứu:

- Khoá luận tập trung nghiên cứu việc tự do hoá dòng vốn với vấn

Trang 13

đề an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam Ở đây, khoá luận tập trung nghiêncứu dòng vốn tiền tệ hay còn gọi là dòng vốn tài chính mà không tập trungnghiên cứu vào dòng vốn hiện vật.

- Khoá luận cũng tìm hiểu những chính sách kinh tế và nhữngnguồn luật liên quan mà Việt Nam đã thực hiện và sắp thực hiện liên quan tới

tự do hoá dòng vốn và vấn đề an ninh tài chính quốc gia

- Đề xuất những giải pháp phù hợp với hệ thống kinh tế và mụctiêu phát triển cũng như những định hướng chính trị của Việt Nam

- Bài học kinh nghiệm bao gồm những thành công và cả nhữngthất bại từ một số quốc gia trong việc triển khai và quản lý an ninh tài chínhtrong bối cảnh tự do hoá dòng vốn

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, người viết đã dựa trên cách tiếp cận khoahọc và thực tiễn của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử củaMác-Lênin, kết hợp với các phương pháp cụ thể: phương pháp hệ thống hóatài liệu, phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp thực tiễn, phương pháp sosánh… nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra, phục vụ thiết thực và hiệu quảcho việc hoàn thành mục đích nghiên cứu khóa luận này

6 Kết cấu đề tài

Ngoài Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,Danh mục bảng biểu và Danh mục các từ viết tắt, kết cấu chính của khoá luậngồm ba chương:

Chương I: Tổng quan về tự do hoá dòng vốn và vấn đề an ninh tài chính

quốc gia

Chương II: Thực trạng quá trình tự do hoá dòng vốn và sự ảnh hưởng

đối với an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam

Chương III: Bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia, những đề xuất đối

với việc thực hiện tự do hoá dòng vốn và kiểm soát an ninh tài chính quốc gia

Trang 14

tại Việt Nam.

Người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS Nguyễn QuangHiệp, giáo viên hướng dẫn, đã tận tình chỉ bảo và đưa ra những nhận xét quýbáu để người viết có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Do kiến thức, thời gian và khả năng còn hạn chế nên nội dung khóaluận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, người viết rất mongnhận được sự đóng góp ý kiến và phê bình của các thầy cô giáo để nôi dungnghiên cứu được hoàn thiện hơn

Trang 15

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ

VẤN ĐỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN

1. Khái niệm về tự do hoá dòng vốn

1.1 Lý luận về vốn

Vốn có vai trò rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế Theo nghĩa rộng,vốn được hiểu là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích luỹ lại vànhững yếu tố tự nhiên được sử dụng vào quá trình sản xuất Theo nghĩa hẹp,vốn là một trong những yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất Theo

nghĩa này, vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn hiện vật và vốn tài chính Vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu Vốn tài chính (hay còn gọi là vốn tiền tệ)

là vốn tồn tại dưới hình thức tiền tệ hay các loại chứng khoán1

Trong phạm vi của luận văn, người viết chỉ nghiên cứu đến yếu tố tự dohoá dòng vốn tiền tệ (hay còn gọi là vốn tài chính) tại nước ta

Bộ phận vốn tiền tệ được dành cho một mục đích nhất định được gọi làquỹ tiền tệ Quỹ tiền tệ trong nền kinh tế gồm có 5 loại:

- Quỹ tiền tệ của nhà nước, trong đó quỹ ngân sách nhà nước làquỹ tiền tệ lớn nhất và quan trọng nhất của nhà nước Đây là quỹ tiền tệ mànhà nước sử dụng một cách tập trung để giải quyết các vấn đề phát triển kinh

tế xã hội

- Quỹ tiền tệ của khu vực dân cư

- Quỹ tiền tệ của các tổ chức chính trị xã hội

- Quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và cungứng dịch vụ Đây là quỹ tiền tệ của khâu trực tiếp sản xuất kinh doanh

- Quỹ tiền tệ của các tổ chức tài chính trung gian

1 Giáo trình Kinh tế chính trị, NXB Chính trị Quốc gia, 2006, trang 41-42.

Trang 16

Bảng 1.1 Sự lưu chuyển vốn tài chính trong nền kinh tế

Nguồn: Giáo trình lý thuyết tài chính-tiền tệ, NXB Giáo dục, 2005 Mối quan hệ giữa tăng vốn đầu tư với tăng GDP gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng ICOR (Incremental Capital Output Ratio) ICOR

là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng của GDP Những nền kinh tế thànhcông thường có chỉ số ICOR thấp và không quá 3% (tương đương với việccần tăng vốn đầu tư 3% để tăng 1% GDP)

Một nền kinh tế tăng trưởng cao không chỉ dừng lại ở việc tăng khốilượng vốn đầu tư, mà còn phải đặc biệt chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn, quản

lý vốn chặt chẽ, đầu tư vốn hợp lý vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh

tế

1.2 Lý luận về tự do hoá dòng vốn

Hiện nay có rất nhiều quan niệm về quá trình tự do hóa dòng vốn Mởcửa dòng vốn đến mức độ nào thì được coi là tự do hóa Tại nước ta, Ngânhàng nhà nước Việt Nam định nghĩa như sau:

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Các tài chính trung gian

Những người cần vốn/ đi vay Các công ty Chính phủ Các gia đình Nước ngoài TÀI CHÍNH TRỰC TIẾP

TÀI CHÍNH GIÁN TIẾP

Trang 17

Tự do hoá dòng vốn (còn có tên gọi khác là tự do hoá tài khoản vốn hay tự do hoá thị trường vốn) là quá trình giảm thiểu và dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế giao dịch vốn ở thị trường, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào các quyết định phát hành và đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán, là việc cho phép rộng rãi các ngân hàng và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các giao dịch chứng khoán ở thị trường trong nước, là quá trình dỡ bỏ kiểm soát các luồng vốn vào và luồng vốn ra khỏi nền kinh tế.

Trong đó:

- Các luồng vốn vào gồm:

+ Các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bao gồm vấn đề chuyểntiền và rút vốn của quỹ đầu tư, trả cổ tức, thanh toán hoàn trả các khoản vaytrực tiếp với nước ngoài của các dự án FDI;

+ Các luồng vốn vào được đầu tư theo danh mục qua TTCK (Portfolioinvestment inflows), bao gồm vấn đề chuyển tiền vào và rút vốn ra, về vay

nợ, cổ phần, cho vay ngoại tệ đối với công dân nước sở tại;

Ta có thể xem xét định nghĩa về tự do hoá dòng vốn của ngân hàngNhà nước Việt Nam như sau:

 Quá trình giảm thiểu và dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế giaodịch vốn ở thị trường

Điều này nhằm tạo điều kiện cho dòng vốn được lưu thông trên thịtrường từ đó phát huy tối đa vai trò, chức năng của vốn Vì nếu vốn không

Trang 18

được đem ra giao dịch rộng rãi, quay vòng thì đồng vốn đó đã không được sửdụng hiệu quả, gây tổn thất cho nền kinh tế.

 Giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào các quyếtđịnh phát hành và đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán

Điều này giúp người cần vốn và người thừa vốn dễ dàng tìm đếnvới nhau Từ đó thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn hữuhiệu của nền kinh tế

 Cho phép rộng rãi các ngân hàng và các nhà đầu tư nước ngoàitham gia các giao dịch chứng khoán ở thị trường trong nước

Đây là yêu cầu quan trọng vì việc cho phép các định chế tài chính nướcngoài tham gia đầu tư sẽ mở cửa dòng vốn vào một cách thông thoáng hơn

 Quá trình dỡ bỏ kiểm soát các luồng vốn vào và luồng vốn rakhỏi nền kinh tế

Đây là quá trình cao nhất của tự do hóa dòng vốn Là điều kiện hoànhảo của thị trường vốn do thị trường tự nó vận động mà không cần sự canthiệp của chính phủ thông qua các biện pháp kiểm soát vốn Tuy nhiên trong

sự biến động của nền kinh tế toàn cầu, hầu như chưa một quốc gia nào đạt đến

sự dỡ bỏ hoàn toàn kiểm soát luồng vốn vào và luồng vốn ra vì bản thân mỗinền kinh tế luôn có sự tác động lẫn nhau, nên dù hệ thống an ninh tài chínhcủa một quốc gia có tốt đến đâu cũng chịu ảnh hưởng dù ít dù nhiều từ cácnền kinh tế khác Do vậy, quá trình dỡ bỏ kiểm soát vốn vào và ra hiện naymới chỉ có duy nhất Hongkong áp dụng dựa theo cơ chế kinh tế thả nổi củamình Còn lại, hầu hết các quốc gia khác đều chưa đạt đến yêu cầu này

Tóm lại, tự do hóa dòng vốn cho phép vốn tự do luân chuyển giữa các

nước và tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế Nhưng quá trình này cũng làm cho

nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương Vì thế, tại những nước đang phát triển,việc tự do hoá tài khoản vốn thường bị hạn chế để giữ lại tiết kiệm và phục vụ

Trang 19

cho đầu tư trong nước, cũng như hạn chế tác động của các cuộc khủng hoảng

từ bên ngoài

1.3 Lý thuyết về bộ ba bất khả thi

Trong nền kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài, ba yếu tố gồm: dòngvốn chảy vào và chảy ra; tỷ giá hối đoái; và lạm phát luôn có liên hệ mật thiếtvới nhau

Khi tài khoản vốn được tự do, nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái ổn định thìngân hàng trung ương buộc phải tung đồng nội tệ mua đồng ngoại tệ trongtrường hợp dòng tiền đi vào quá nhiều; ngược lại, một lượng ngoại tệ dự trữ

sẽ phải bán bớt ra để thu về đồng nội tệ khi dòng vốn đảo chiều

Trong bối cảnh như vậy, tính độc lập của chính sách tiền tệ sẽ khôngthể đảm bảo vì cung tiền không phải dựa vào diễn biến giá cả trong nền kinh

tế mà do tỷ giá hay dòng tiền vào ra quyết định

Ngược lại khi tài khoản vốn đã được tự do, nếu ngân hàng trung ươngmuốn có một chính sách tiền tệ độc lập vì mục tiêu lạm phát thì buộc phải từ

bỏ mục tiêu cố định tỷ giá

Trong kinh tế học, tình huống này được gọi là "bộ ba bất khả thi"(impossible trinity) Theo lý thuyết này, một quốc gia không thể đồng thờithực hiện cùng một lúc ba mục tiêu chính sách vĩ mô mà chỉ có thể chọn tối

đa hai trong ba mục tiêu:

 Tỷ giá hối đoái cố định

 Chính sách tiền tệ độc lập

Trang 20

Bảng 1.2 Sơ đồ bộ ba bất khả thi về tự do hoá dòng vốn

Khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì tỷgiá hối đoái sẽ tăng lên, khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì tỷ giágiảm đi Như thế, nếu thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập và tự do hoádòng vốn thì chế độ tỷ giá không thể cố định được mà buộc phải linh hoạt đểthực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ độc lập

Giả sử một nước cố gắng thực hiện cả ba chính sách trên đồng thời Khikinh tế tăng trưởng nhanh, vốn nước ngoài sẽ chảy vào trong nước gây ra áplực tăng giá nội tệ Khi đó, ngân hàng trung ương muốn bảo vệ chế độ tỷ giá

cố định thì phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng Song điều này có thểlàm tăng lượng cung tiền trong lưu thông dẫn đến tăng tốc lạm phát Muốnlạm phát không tăng tốc, thì phải thực hiện chính sách thanh khoản đối ứng.Song như thế thì vốn nước ngoài càng chảy vào nhiều

Đây còn gọi là mô hình Mundell-Fleming được Robert Mundell vàMarcus Fleming phát triển trong những năm 1960 Và vào những năm 1980khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn

SƠ ĐỒ BỘ BA BẤT KHẢ THI

Tự do hoá dòng vốn

Chính sách tiền tệ độc lập Chính sách tỷ

giá cố định

Trang 21

giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì lýthuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nềnkinh tế mở.

Ta có thể xét một số quốc gia ví dụ như sau: Anh và Canada chọnchính sách tự do hóa dòng vốn và chính sách tiền tệ độc lập nên để tỷ giá thảnổi Trung Quốc chọn chính sách ổn định tỷ giá nhưng hi sinh tự do hóa dòngvốn tức là tiếp tục kiếm soát vốn Achentina và hầu hết Châu Âu chọn kiểmsoát vốn và ổn định chính sách tiền tệ, nhưng thả nổi lãi suất để chống lạmphát hoặc suy thoái

Mỗi nước lựa chọn trong số ba mục tiêu thuộc “bộ ba bất khả thi” nhưthế nào là phụ thuộc vào nhiều nhân tố: bản chất cơn sốc trong và ngoài nước,tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế khi đối mặt với các cơn sốc, độ mở thươngmại và sự phát triển của các thị trường và thể chế để quản lý các rủi ro liênquan; cùng các cân nhắc khác như các hiệu ứng bất lợi đối với các hộ nghèo…Hội nhập tài chính tác động trực tiếp đến những lựa chọn của các nước Thực tế,hội nhập tài chính sâu hơn sẽ làm cho sự ổn định tỷ giá giảm xuống hoặc sự ổnđịnh của nền kinh tế kém đi, hoặc cả hai

Bảng 1.3 Những lựa chọn chính sách đối với bộ ba bất khả thi

Khung CSTT

Lane &

MilesiFerretti2006(1)

IMFIndex(2)

Cố định/

Linh hoạt

Canthiệp

Dự trữ/

GDPtháng4/2007

1 Trung Quốc 0,66 1 Quản lý Có 45% Ổn định giá trị đồng tiền

Trang 22

5 Hàn Quốc 0,80 1 Thả nổi có quản lý Có 28% Mục tiêu lạm phát từ 1996

6 Malaysia 1,68 1 Thả nổi có quản lý Có 56%

Ổn định giá

cả, tăng trưởng bền vững

7 New Zealand 2,20 1 Thả nổi Ít 7% Mục tiêu lạm phát từ 1989

8 Philippin 1,22 1 Thả nổi có quản lý Có 18%

Lạm phát mục tiêu từ 2002

Quản lý (Mục tiêu trung gian)

Có 102% Ổn định giá cả

10 Đài Loan 1,97 1 Thả nổi có quản lý Có 74%

Giá trị đối nội

và đối ngoại của đồng tiền

11 Thái Lan 0,89 1 Thả nổi có quản lý Có 33%

Lạm phát mục tiêu từ 2000

Nguồn: Herve Hannoun, Deputy General Manager of the BIS “Policy

responses to the challenges posed by capital inflows in Asia”

(1) Vị thế đầu tư quốc tế (Tài sản Có loại trừ dự trữ ngoại hối + tài sảnNợ)/GDP

(2) Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange

Restrictions 1= hạn chế; 0 = không hạn chế

Nhận xét: Trong bảng trên, có thể thấy Hồng Kông và Singapore là 2quốc gia có độ mở tài chính cao nhất (Theo IMF Index là bằng 0, theo Lane &Milesi Ferretti lần lượt là 13,40 và 9,8) Do đó chúng ta sẽ chọn 2 quốc gianày để phân tích bài học kinh nghiệm về quá trình áp dụng tự do hoá dòngvốn trong chương III

Trang 23

2. Các biện pháp nhằm thực hiện tự do hoá dòng vốn

Quá trình tự do hoá dòng vốn được tiến hành thông qua các biện pháp:

tự do hoá lãi suất, tự do hoá ngoại tệ, tự do hoá vốn đầu tư nước ngoài và tự dohoá các công cụ tài chính phái sinh trong thị trường tài chính để dòng vốn được tự

do lưu chuyển

2.1 Tự do hoá lãi suất

Lãi suất là giá cả để vay mượn hoặc thuê những dich vụ tiền cóliên quan đến việc tạo ra tín dụng, do đó có thể coi lãi suất là giá cả của thịtrường2 Tự do hoá dòng vốn, trước hết thể hiện ở việc tự do hoá lãi suất vìkhi tự do hoá lãi suất thì dòng vốn sẽ được tự do chu chuyển từ nơi thừa vốnđến nơi cần vốn theo một lãi suất có lợi nhất, nhằm mang lại lợi ích tối ưu cho

cả người cho vay và người đi vay

Ví dụ: Đứng trên góc độ nhà đầu tư Mỹ, ta xem xét:

(1) Lãi suất ở Mỹ là 10%/ 6 tháng

(2) Lãi suất ở Anh là 12%/ 6 tháng

Chúng ta có thể thấy rằng lãi suất ở Anh cao hơn lãi suất Mỹ(12%>10%) Điều này tạo ra xu hướng cho các nhà đầu tư ở Mỹ rót vốn sangđầu tư ở Anh

Nhưng trong thực tế thì điều này thật sự không dễ dàng vì sự may mắnnày chỉ xảy ra khi những nhà đầu tư nhạy bén phát hiện ra sự chênh lệch này

và tiến hành thực hiện arbitrage (Kinh doanh chênh lệch lãi suất) ngay lậptức, còn những nhà đầu tư chậm hơn sẽ không kiếm được lời do những hànhđộng tương tự của họ làm cho tỷ giá và lãi suất thay đổi theo chiều hướng bấtlợi ví dụ như xu hướng tiền từ Mỹ được đầu tư vào Anh có thể sẽ tạo áp lựctăng lãi suất của Mỹ và giảm lãi suất của Anh

2 Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, NXB Giáo dục, 2005

Trang 24

Như vậy, tự do hoá lãi suất sẽ thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn trongnền kinh tế toàn cầu Từ đó, làm cơ sở cho quá trình tự do hoá dòng vốn đượcdiễn ra một cách nhanh chóng.

2.2 Tự do hoá hoạt động ngoại hối

Tự do hoá hoạt động ngoại hối là một điều kiện cần thiết của tự

do hoá dòng vốn Do có sự ra vào của đồng vốn quốc tê nên sự có mặt củađồng vốn ngoại tại một quốc gia là điều tất yếu Sự tự do hoá ngoại tệ thể hiện

ở các phạm vi: tự do hoá chu chuyển ngoại tệ, tự do hoá chuyển đối ngoại tệ,

tự do hoá tỷ giá và tự do hoá rổ tiền tệ quốc gia

2.2.1 Tự do hoá chu chuyển ngoại tệ

Là việc dòng vốn ngoại tệ được phép tự do chu chuyển vào trongnước và ra nước ngoài theo yêu cầu của chủ sở hữu Ví dụ các nhà đầu tưnước ngoài khi đến một quốc gia để đầu tư thì sau khi đóng góp đầy đủ nghĩa

vụ về thuế, phần lợi nhuận thu được có được mang về nước hay không vàđược mang về bao nhiêu là phụ thuộc vào quy định của quốc gia sở tại Quátrình tự do hoá chu chuyển ngoại tệ sẽ tạo điều kiện để dòng vốn được lưuthông từ trong nước ra ngoài nước, và từ ngoài nước vào trong nước, làm cơ

sở cho quá trình tự do hoá dòng vốn

Trang 25

Bảng 1.4 Giao dịch ngoại hối trên thị trường toàn cầu

6/17/2008 Foreign Exchange Module I 4

Global Foreign Exchange Markets

24H Market

Thị trường hiệu quả

2,000 tỷ USD/ngày

USD, EUR, JPY, GBP, CHF

AUD, CAD, NZD, SEK, NOK Spot, Forward, Swap, Option, Structure

New York

Singapore Tokyo London

Hong Kong VietNam

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tuy nhiên, quá trình này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro như rửa tiền,gia tăng nạn tham nhũng, nguy cơ “đào hối” (là sự chuyển ngân lậu từ trongnước nguợc ra nước ngoài) Do vậy, quá trình tự do hoá chu chuyển ngoại tệchỉ thực sự hiệu quả nếu quản lý được nguồn gốc của số ngoại tệ được đemchu chuyển

2.2.2 Tự do hoá tỷ giá

Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại

tệ nhằm phản ánh sức mua của đồng nội tệ và biểu hiện quan hệ cung cầungoại hối Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ,tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trongnước

Tự do hoá tỷ giá là việc chính phủ các nước cho phép tỷ giá đượcthả nổi theo quy luật cung cầu, quy luật hàng hoá của thị trường Ví dụ nhưtháng 7 năm 2005, Trung Quốc quyết định thả nổi đồng Nhân dân tệ, cho

Trang 26

phép tăng giá so với USD là một tín hiệu tốt với thị trường quốc tế Tuy nhiênxét trong bộ ba bất khả thi, chế độ tỷ giá cố định là một trong ba nhân tố sẽ bịchi phối bởi: tự do hoá dòng vốn, chính sách tiền tệ cố định nên tuy tự do hoá

tỷ giá là một yêu cầu cần thiết nhưng việc thả nổi tỷ giá đến đâu lại phụ thuộcvào chính sách vĩ mô, chính sách tiền tệ của mỗi nước Thông thường tại hầuhết các quốc gia thả nổi tỷ giá nhưng vẫn đặt trong một biên độ dao động lớn,chỉ cần tỷ giá ngoại tệ lệch khỏi biên độ ấy là chính phủ sẽ can thiệp để bình

ổn tỷ giá

Tự do hoá tỷ giá là cơ sở để tiến hành kinh doanh thu lãi phátsinh khi nhà đầu tư tạo trạng thái ngoại hối và kinh doanh chênh lệch tỷ giá(Arbitrage operation)

Trên thị trường giao ngay, có 2 hình thức kinh doanh với nhà đầu tư, đólà:

- Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối (Exchange Position): Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng

cách mua bán một đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động (trên cơ sởchính sách tự do hoá tỷ giá của quốc gia nước sở tại), sau đó cân bằng trạngthái ngoại hối và thu lãi

Ví dụ: Nếu nhà kinh doanh dự đoán USD sẽ giảm giá mạnh so vớiVND trong nay mai, anh ta tiến hành bán USD vào ngày hôm nay tại tỷ giá 1USD = 16.000 VND, sau một thời gian, tỷ giá giảm xuống còn 1 USD =15.500 VND, tiến hành mua USD để cân bằng trạng thái, lãi kinh doanh ngoạihối thu được là 500 VND/USD Chúng ta thấy ngay rằng, nếu tỷ giá trên thịtrường thực sự không giảm, mà lại tăng thì đương nhiên là nhà kinh doanhngoại hối phải chịu khoản lỗ ngoại hối

- Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage): là việc

tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồngtiền này ở nơi có giá cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá

Trang 27

Vì hành vi mua bán diễn ra tại cùng một thời điểm với số lượng bằngnhau, nên kinh doanh chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá (vì không tạotrạng thái ngoại hối) và không phải bỏ vốn.

Ví dụ, có hai ngân hàng yết tỷ giá kinh doanh VND/USD như sau:Ngân hàng A:

- Bid Rate (Mua): 15.667

- Offer Rate (Bán): 15.674

Ngân hàng B:

- Bid Rate (Mua): 15.676

- Offer Rate (Bán): 15.679

Nhà kinh doanh ngoại hối sẽ kinh doanh chênh lệch tỷ giá như sau:

- Mua USD tại ngân hàng A

- Bán USD cho ngân hàng B

Lãi Arbitrage: +2

Tóm lại, quá trình tự do hoá tỷ giá khiến cho nhà đầu tư có thêm

cơ hội kinh doanh dù việc kinh doanh trên cơ sở chênh lệch tỷ giá thực chất làmột hành động đầu cơ và không mang tính lâu dài nhưng hình thức này vẫnđược xem là có tác động đến quá trình tự do hoá dòng vốn

2.2.3 Tự do hoá chuyển đổi ngoại tệ

Là việc người dân một nước có thể tự do chuyển đổi từ đồng tiềnmột nước này sang đồng tiền một nước khác phục vụ cho mục tiêu kinhdoanh, giao dịch của mình ngay tại nước sở tại Tại Việt Nam, người dânchưa được phép tự do giao dịch chuyển đổi ngoại tệ với nhau mà mọi hìnhthức muốn chuyển đổi phải thông qua ngân hàng và quá trình này do Nhànước quản lý Mọi hoạt động chuyển đổi ngầm đều được coi là bất hợp pháp

2.2.4 Tự do hoá rổ tiền tệ quốc gia

Trong một số trường hợp, chính phủ phải sử dụng công cụ tiền tệnhư là một cơ chế để kiểm soát sự biến động tài chính Chính sách này thể

Trang 28

hiện ở việc tự do hoá các đồng tiền trong rổ tiền tệ của quốc gia tức đa dạnghoá danh mục các đồng ngoại tệ trong cán cân thanh toán Ví dụ tại TrungQuốc, đồng USD, euro, yên Nhật và won (Hàn Quốc) sẽ là những đơn vị tiền

tệ chính sử dụng để tính giá trị đồng nhân dân tệ (nguồn: BBC) Tại nước ta,

Vụ Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xây dựng kếhoạch đưa đồng euro vào rổ tiền tệ (gồm 3 đồng tiền chủ chốt là USD, yênNhật và euro) để xác định tỷ giá hối đoái của VNĐ căn cứ vào tỷ trọng nhậpkhẩu, vay nợ nước ngoài và dự trữ ngoại tệ bằng các đồng tiền này Chế độ tỷgiá hối đoái trên cơ sở rổ tiền tệ sẽ hỗ trợ tích cực cho việc phòng tránh rủi ro

do biến động tỷ giá và hạn chế sự lệ thuộc quá lớn vào USD của nền kinh tếtài chính Việt Nam

2.3 Tự do hoá vốn đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư nước ngoài có ba loại: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI,vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI, các nguồn vốn vay và viện trợ phát triểnkhác Tự do hoá dòng vốn (ở đây là dòng vốn vào) đồng nghĩa với việc Nhànước tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn ngoại tệvào trong nước

2.3.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct

Investment)

Tự do hoá dòng vốn FDI là việc Nhà nước tạo điều kiện chophép các tổ chức nước ngoài tham gia đầu tư trực tiếp trong nước thông quaviệc dỡ bỏ dần các rào cản của chính phủ, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp

của Chính phủ vào các quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

2.3.2 Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI (Foreign Portfolio

Investment)

Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI là hình thức cho các doanhnghiệp trong nước phát hành trái phiếu và cho phép người nước ngoài muatrái phiếu doanh nghiệp đó

Trang 29

Tự do hoá dòng vốn FPI là quá trình giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp

của Chính phủ vào các quyết định phát hành và đầu tư vốn trên thị trườngchứng khoán, cho phép các ngân hàng và các nhà đầu tư nước ngoài tham giacác giao dịch chứng khoán ở thị trường trong nước, dỡ bỏ kiểm soát các luồngvốn vào và luồng vốn ra khỏi nền kinh tế Nhờ vậy, tự do hoá dòng vốn FPIcho phép vốn tự do luân chuyển giữa các nước và tạo sự linh hoạt cho nền

kinh tế nhưng điều này cũng làm cho nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương.

Muốn thực hiện tự do hoá dòng vốn FPI, theo IMF, một quốc gia cầnđảm bảo hai điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất gồm: (1) các định chế tàichính; (2) thị trường vốn Lúc đó việc tự do hoá dòng vốn mới mang lại nhiềuhiệu ứng tích cực Ngoài ra, các điều kiện khác cho việc tự do hoá dòngvốn FPI còn là:

(3) Trình độ quản trị công ty

(4) Điều hành kinh tế vĩ mô

(5) Chính sách tỷ giá

(6) Mức độ mở cửa thương mại

(7) Diễn biến của tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước(Áp dụng đối với những nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi nhưnước ta)

Tự do hoá dòng vốn FPI mang lại những lợi ích hữu hình cho nền kinh

tế thông qua việc đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng và làm thay đổi cáchthức phân bổ vốn Ngoài ra, vốn FPI còn mang lại những lợi ích gián tiếp vôcùng to lớn như tác động đến cải cách kinh tế của một quốc gia (thông quaquá trình tự do hoá dòng vốn)

2.3.3 Các nguồn vốn vay và viện trợ phát triển khác

Đây là nguồn vốn do chính phủ đi vay các tổ chức nước ngoài hoặc từcác khoản viện trợ không hoàn lại Để quá trình tự do hóa dòng vốn trongnước được dễ dàng và an toàn thì Chính phủ các nước nhận nguồn vốn vay và

Trang 30

viện trợ phát triển phải cam kết sẽ trả hết các khoản nợ Điều này thể hiện qua

hệ số tín nhiệm quốc gia sẽ được xét đến ở phần sau Nếu một quốc gia khôngđảm bảo trả được hết nợ hay sử dụng nguồn vốn vay và viện trợ phát triểnkhác một cách không có hiệu quả, tăng gánh nặng nợ nần cho quốc gia đó thìquá trình tự do hóa dòng vốn đã đem lại sự thất bại cho nền kinh tế

2.4 Tự do hóa các công cụ tài chính phái sinh

Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hànhtrên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêukhác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận Cácchứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đốitượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu,trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ đượcduy trì ở mức ban đầu Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trườngphát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu,chứng quyền, hợp đồng quyền chọn

Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhìn chung có bốncông cụ chính là: Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures),Quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps) Ngoài ra trên thế giới,cùng với sự phát triển của thị trường tài chính còn phát triển và hình thànhthêm rất nhiều công cụ tài chính phái sinh khác

Để có thể thực hiện quá trình tự do hoá dòng vốn, các nước cần xâydựng cơ chế chính sách hợp lý cho phép áp dụng rộng rãi các công cụ pháisinh nhằm tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển và các kênh huyđộng vốn được sử dụng một cách hiệu quả Từ đó các giao dịch về vốn đượcđảm bảo an toàn do được phòng tránh các rủi ro

3. Những bước cơ bản để thực hiện tự do hoá dòng vốn

• Khả năng chuyển đổi tài khoản hiện tại

• Tự do hoá dòng vốn FDI vào và ra

Trang 31

• Tự do hoá tín dụng thương mại

• Tự do hoá dòng vốn trong dài hạn

• Sự thả nổi tỷ giá ngoại tệ hay đặt trong phạm vi dao động lớn

• Tự do hoá dòng vốn trong ngắn hạn

• Sự thi hành đầy đủ các luật mới

- Nguồn luật về ngoại tệ

- Ngân hàng và pháp chế giám sát ngân hàng

- Pháp chế giám sát các định chế tài chính

- Hệ thống quản lý và giám sát tốt

• Sự tạo thành của thể chế giám sát định chế tài chính mới

• Tổ chức quốc tế giám sát các định chế tài chính

II TỔNG QUAN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA

1. Tổng quan về an ninh tài chính quốc gia

1.1. Khái niệm về an ninh tài chính quốc gia

1.1.1 Tài chính quốc gia

Tài chính quốc gia, theo nghĩa rộng, bao hàm toàn bộ nền tài chính vĩ

mô của một nước có chủ quyền và Nhà nước đóng vai trò là chủ thể quản lý

nền tài chính vĩ mô Theo nghĩa hẹp, tài chính quốc gia là bộ phận của nền tài

chính vĩ mô thuộc quyền quản lý và điều tiết trực tiếp của Nhà nước, bao gồmngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (Nguồn:IMF)

Tài chính quốc gia có liên quan trực tiếp đến tài chính công (thông quacác khoản thu và chi), tài chính doanh nghiệp (thông qua các khoản thuế màdoanh nghiệp nộp hay chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp), tài chính hộ gia đình(ví dụ như các thuế thu nhập hay hộ gia đình mua trái phiếu chính phủ khichính phủ cần huy động vốn trong nhân dân) Mối quan hệ đó được biểu hiệnnhư hình vẽ dưới đây

Trang 32

Bảng 1.5 Sơ đồ mối quan hệ giữa các tổ chức tài chính

Nguồn: Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ, NXB Thống kê

1.1.2 An ninh tài chính quốc gia

An ninh tài chính trước hết là sử dụng hiệu quả, không thất thoát, pháthuy tác dụng thực sự các nguồn vốn cả trong nước và nước ngoài Nhằm vừatăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế để xây dựng, phát triển, vừa đảm bảo mứctăng quỹ tiêu dùng xã hội để cải thiện đời sống nhân dân

Từ góc độ chính trị, theo Sây-la R Rô-nít, an ninh tài chính là an ninh quốc gia3 Vì một khi nền tài chính bị khủng hoảng, tiềm lực tài chính quốcgia không đủ để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển

sẽ kéo theo sự bất ổn về chính trị (tiêu biểu là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997)

ASEAN và chênh lệch phát triển nội bộ khối, Tạp chí cộng sản số 17(Ra ngày 1-9-2004)

Tài chính công (NSNN)

Trang 33

Tóm lại, an ninh tài chính quốc gia là một khái niệm chỉ tình trạng tài chính quốc gia ổn định, an toàn, vững mạnh và không bị khủng hoảng4.

Trong đó, ổn định được hiểu là duy trì được hoạt động bình thường,

không có những biến động đột ngột, thất thường Tuy nhiên, cần hiểu sự ổnđịnh trong sự vận động và phát triển Ổn định không có nghĩa là cố gắng giữnguyên mọi thứ như cũ mà là giữ được ổn định trong tiến trình phát triển đilên, không ngừng cải tiến và hoàn thiện Ổn định tài chính là rất quan trọngđối với tăng trưởng kinh tế và không thể có ổn định kinh tế nếu thiếu hệ thốngtài chính lành mạnh

An toàn được hiểu là trạng thái không bị nguy hiểm từ phía các tác

động bên trong và bên ngoài Giữ được an toàn đồng nghĩa với không tự mìnhgây hại cho mình, đồng thời ngăn chặn và chống lại được sự phá hoại từ bênngoài Nếu ổn định là tiền đề có tính chất nền tảng thì an toàn là cốt lõi, chiphối toàn bộ quá trình vận động của tình trạng tài chính

Vững mạnh là cơ sở cho sự ổn định và bảo đảm an toàn.

Khủng hoảng tài chính là kết quả nặng nề nhất và phản ánh mức cao

nhất của sự mất an ninh tài chính hay là mặt trái của an ninh tài chính, tránhđược khủng hoảng tài chính là mục tiêu tối thượng của mọi giải pháp bảo đảm

an ninh tài chính

1.2 Phân loại

Theo khái niệm về tài chính quốc gia và an ninh tài chính quốc gia ởtrên, ta có thể rút ra: an ninh tài chính quốc gia sẽ bao hàm an ninh trên balĩnh vực: tài chính công, tài chính doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình (haycòn gọi là tài chính dân cư)

a An ninh tài chính công là duy trì sự ổn định, an toàn và vững mạnh

của thu chi ngân sách nhà nước, giữ thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức hợp

4 Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội X của Đảng, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2006

Trang 34

lý, bảo đảm cân đối tài chính cho các quỹ ngoài ngân sách, kiềm chế nợ chínhphủ ở mức độ an toàn và duy trì khả năng trả nợ, không lâm vào tình trạng vỡnợ.

b An ninh tài chính doanh nghiệp (bao gồm cả tài chính ngân hàng và

các trung gian tài chính phi ngân hàng như bảo hiểm, tín dụng thuê mua, công

ty chứng khoán, công ty môi giới, quỹ chứng khoán,…) là cốt lõi của an ninhtài chính vì tài chính doanh nghiệp là cơ sở của tài chính quốc gia

Có thể phân chia an ninh tài chính khu vực này làm hai loại: an ninh tàichính trong doanh nghiệp tài chính và trong doanh nghiệp phi tài chính Anninh tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính có tầm ảnh hưởng phụ thuộcvào quy mô của nó Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì việc bảo đảm anninh tài chính của doanh nghiệp càng có tầm quan trọng đối với bảo đảm anninh tài chính quốc gia Còn các doanh nghiệp tài chính, kể cả ngân hàng vàphi ngân hàng, hoạt động trên thị trường tài chính – tiền tệ có mối liên hệrộng lớn với nhiều khách hàng nên mức độ rủi ro cao Vì vậy, an ninh tàichính của khu vực doanh nghiệp tài chính cần được chú ý đặc biệt

c An ninh tài chính hộ gia đình (còn gọi là an ninh tài chính dân cư)

biểu hiện ở ba khía cạnh:

- khả năng tiết kiệm và tích lũy của các hộ gia đình

- biểu hiện ở quan hệ tài chính trong cộng đồng (ví dụ như các quan hệvay mượn, liên kết kinh tế, thanh toán, ký kết và thực hiện hợp đồng kinhtế…)

- ngoài ra còn biểu hiện ở hoạt động của tài chính "ngầm", thị trườngtài chính "đen”

Tài chính dân cư không an ninh khi:

Thứ nhất, thu nhập không đủ cho các nhu cầu thiết yếu và không có

khoản để dành dự phòng cho các trường hợp bất trắc

Trang 35

Thứ hai, sự bất bình đẳng trong thu nhập, trong phân phối và phân phối

lại thu nhập cho các tầng lớp dân cư và mức độ phân hóa giàu nghèo cũng lànguyên nhân làm xấu đi tình trạng tài chính dân cư Khoảng cách ngày cànglớn giữa thu nhập danh nghĩa với thu nhập chính thức của một bộ phận dân

cư, cũng như việc sử dụng tiền mặt phổ biến trong các hoạt động thanh toánlàm cho tài chính dân cư càng khó kiểm soát là có an ninh hay không

Thứ ba, các mối quan hệ tài chính như việc chiếm dụng vốn của nhau,

cho vay nặng lãi… ảnh hưởng xấu tới khả năng bảo đảm an ninh tài chính dâncư

Tóm lại, an ninh tài chính quốc gia được đảm bảo khi các bộ phận của

nó gồm tài chính công, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình đượcđảm bảo

1.3 Các mức độ của an ninh tài chính quốc gia

1.3.1 Sự ổn định an ninh tài chính quốc gia

Sự ổn định tài chính thể hiện ở sự ổn định của thị trường tiền tệ và thịtrường tài chính Ổn định thị trường tiền tệ dẫn đến giá cả ổn định Ổn địnhthị trường tài chính dẫn đến sự ổn định công cụ tài chính và do đó thị trường

có thể lập nên hệ thống tài chính đa dạng và ổn định để hỗ trợ, bao gồm hai hệthống chính sách: chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá

1.3.2 Sự bất ổn định an ninh tài chính quốc gia

Bất ổn định tài chính gồm những nguy cơ thiệt hại và thiệt hại trong thịtrường tài chính Sự bất ổn định tài chính không đơn thuần là những thay đổibất thường trong hệ thống tài chính mà còn tác động đến khả năng sản xuấthàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế Đặc tính của bất ổn định tài chính là các

cú sốc ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính và làm suy yếu đáng kể đến năngsuất sản xuất của nền kinh tế Sự bất ổn định thị trường tài chính thể hiện trêncác thị trường sau:

Trang 36

Bảng 1.6 Sự bất ổn định tài chính và các thị trường liên quan

Nguồn: IMF

Một số nguyên nhân gây ra bất ổn tài chính bao gồm:

- Các chính sách kinh tế vĩ mô không bền vững

- Các chính sách về tỷ giá thiếu tính tin cậy

- Đáp ứng tính minh bạch tài chính không đầy đủ

- Kỷ luật thị trường trong khu vực ngân hàng vàdoanh nghiệp lỏng lẻo

Như vậy, muốn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, phải tìm hiểu vàphân tích, nắm bắt được các nguyên nhân sâu xa gây ra bất ổn tài chính, từ đó

áp dụng các giải pháp một cách có hệ thống và liên tục

1.3.3 Sự khủng hoảng an ninh tài chính quốc gia

Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố củanền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình.Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính là:

- Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửitiền

- Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũngkhông thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng

BẤT ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH

Tài sản thực (BĐS dùng làm tài sản đảm bảo)

Trang 37

- Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

Khủng hoảng an ninh tài chính quốc gia thể hiện ở khủng hoảng tiền tệ,khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ5 (đã được phân tích rõ trong phụlục 7)

1.4 An ninh tài chính quốc gia với hội nhập kinh tế quốc tế

An ninh tài chính và an ninh kinh tế có mối liên hệ với nhau Dưới ảnhhưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước phải hội nhập tàichính tức phải tự do hoá tài chính Cùng với những mặt tích cực: tăng nguồnvốn nhàn rỗi bằng cách huy động tích luỹ trong nước và đầu tư nước ngoài,quá trình này bộc lộ những khía cạnh tiêu cực: tăng tính phụ thuộc giữa cácquốc gia, khu vực phát triển không đồng đều Điều này dẫn đến các nướcphải đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng lớn và khủng hoảng tài chính trởthành mối đe doạ đối với an ninh kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và anninh kinh tế thế giới nói chung

Có thể xem xét cụ thể tác động tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tếquốc tế ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là tác động của

tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính để từ đó thấy được tầm quantrọng, sự cần thiết của việc kiểm soát an ninh tài chính nói riêng và an ninhkinh tế nói chung trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

1.4.1 Tác động của tự do hoá thương mại

Trong điều kiện các quốc gia như Việt Nam có mức lạm phát cao, vậnhành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tự do hóa thươngmại sẽ tác động đến an ninh tài chính và tăng trưởng kinh tế trên một số mặtsau:

a Đối với nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN)

Nhìn chung trong ngắn hạn, tự do hóa thương mại có những tác độngtiêu cực lên thu ngân sách như sau:

5 Phan Thị Bích Nguyệt, Kiểm soát an ninh tài chính Quốc gia, ĐH Kinh tế TPHCM, 2006

Trang 38

- Trong thời gian đầu việc cắt giảm thuế quan xuất nhập khẩu sẽ làmgiảm đáng kể nguồn thu ngân sách, đặc biệt từ thuế nhập khẩu Tự do hóa

thương mại thường gây ra chệch hướng thương mại (là việc thay đổi chuyển

hướng luồng thương mại sau khi mở cửa thương mại, từ chỗ các quốc gia khichưa hội nhập thường mua sản phẩm từ các nước ngoài khu vực với giá rẻ,sau khi mở cửa thương mại, do hàng rào thuế quan giữa các nước trong khuvực đã được cắt giảm, hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên trở nên rẻhơn so với hàng ngoài khu vực nên các quốc gia thành viên lại chủ yếu muahàng hóa của nhau, gây ra hiện tượng chệch hướng thương mại) cũng làmgiảm nguồn thu ngân sách Mức thất thu từ thuế nhập khẩu do chệch hướngthương mại có xu hướng giảm dần theo quá trình gia nhập vào các khối, cácliên minh kinh tế lớn hơn với số thành viên ngày càng nhiều

- Nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp làm ăn có lãi từ khu vực côngnghiệp thay thế nhập khẩu sẽ giảm sút và sự thâm hụt này chưa được bù đắptức thời từ các doanh nghiệp xuất khẩu mới làm ăn hiệu quả

b Đối với cán cân vãng lai (thu chi ngoại tệ)

Các hoạt động của quá trình tự do hóa thương mại hầu hết được phảnánh trong các hạng mục của cán cân vãng lai, đặc biệt là cán cân thương mại.Một khi hàng rào phi thuế quan bị dỡ bỏ, khả năng chịu đựng thâm hụt củacán cân vãng lai sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng cán cân thương mại, đặtbiệt đối với các nước đang phát triển Cán cân thương mại một quốc gia sẽthâm hụt hay thặng dư phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cạnh tranh của hànghóa xuất nhập khẩu hay là giá quốc tế của hàng hóa xuất nhập khẩu, chínhsách tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất, chính sách thương mại của chính phủ.Khi cán cân thương mại gây ra thâm hụt cán cân vãng lai một cách trầmtrọng, triền miên thì hậu quả làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài, dễ bùngphát khủng hoảng cán cân vãng lai

Trang 39

Như vậy tự do hóa thương mại có tác động đáng kể lên cán cân thươngmại và cán cân vãng lai, có thể gây nên thâm hụt hay thặng dư qua đó gây ra

sự lên giá của đồng nội tệ và tăng gánh nặng nợ nước ngoài và gây ra thiệt hạikhác nhau cho ngân sách Mức thâm hụt lâu dài với mức độ lớn dễ gây rakhủng hoảng cán cân vãng lai, nguy hại tới an ninh tài chính quốc gia

1.4.2 Tác động của tự do hoá tài chính

Quá trình tự do hoá tài chính có thể làm tăng tính bất ổn của an ninh tàichính quốc gia theo hai cách:

- Khuếch đại và làm trầm trọng thêm những cú sốc trong nước

- Mở toang nền kinh tế của các nước đang phát triển, làm cho nền kinh

tế tiếp cận trực diện với các cú sốc tài chính trong kinh tế quốc tế

Tự do hóa tài chính chứa đựng những nguy cơ bất ổn như: nó sẽ thu hútvốn, nếu như lãi suất quốc gia cao hơn lãi suất quốc tế Điều này sẽ tăngcường tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng và hỗ trợ mở rộng tín dụng.Nhưng thu hút vốn cũng đặt ra nhiều vấn đề như thất thoát vốn, và nó cũngđặt ra nhiều khó khăn về chính sách kinh tế bởi vì các cơ quan quản lý buộcphải lựa chọn giữa việc tăng tỷ giá hối đoái, sẽ gây bất lợi cho khu vực xuấtkhẩu, với việc tăng tổng lượng tiền mặt một cách thái quá dẫn đến lạm phát

Sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á, các nước ngày càng coitrọng vấn đề rủi ro tiền tệ, và vấn đề an ninh tiền tệ trong chiến lược an ninhquốc gia, đồng thời đưa ra hàng loạt các biện pháp chính sách và cơ chế nhằmphòng ngừa rủi ro tiền tệ Chúng ta thường hay bắt gặp những rủi ro tài chínhđiển hình sau:

Thứ nhất, rủi ro tài chính đối với các khoản nợ nước ngoài không kiểm

soát: Nền kinh tế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam hầu như

không có tích lũy rất cần một lượng vốn lớn, đặc biệt là vốn bên ngoài để làmđộng lực phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, nợ nước ngoài lại tiềm ẩnnhiều rủi ro tác động tiêu cực đến an ninh tài chính quốc gia: nguy cơ không

Trang 40

trả được nợ kéo theo mất ổn định kinh tế, chính trị - xã hội, chưa kể đến việccác nước chủ nợ gây ảnh hưởng làm chệch hướng phát triển kinh tế, thậm chíthông qua kinh tế để áp đặt chính sách chuyển hóa chính trị nước đi vay.Ngoài ra, cơ chế kiểm soát vốn thiếu hiệu quả sẽ làm tăng nguy cơ khủnghoảng tài chính tiền tệ khi các nhà đầu tư đột ngột rút vốn, luồng vốn đổichiều và hậu quả có thể xảy ra như ở Indonesia, Thái Lan trong cuộc khủnghoảng tài chính năm 1997 Vì vậy, vay nợ nước ngoài cần phải tính đến nhucầu thực tiễn, khả năng hấp thụ vốn, khả năng trả nợ, cũng như cần phải quản

lý chặt chẽ, chính sách vay nợ hợp lý nhằm tránh thất thoát, tham nhũng

Thứ hai, quá trình tự do hóa dòng vốn và mở cửa thị trường vốn

khuyến khích quá trình vay nợ của tư nhân bằng ngoại tệ vì lãi suất và mức độrủi ro thấp hơn Tuy nhiên do thiếu thông tin nên chính phủ không thể kiểmsoát nổi nợ nước ngoài của tư nhân, do đó cũng có thể xảy ra các rủi ro tàichính

Tóm lại, an ninh tài chính quốc gia chịu ảnh hưởng rõ rệt từ quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế thông qua quá trình tự do hoá tài chính và tự do hoáthương mại

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia

Do tài chính quốc gia gồm ba bộ phận: tài chính công, tài chính doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình nên các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia là các yếu tố ảnh hưởng đến từng bộ phận riêng biệt

2.1 Yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính công

Tài chính công do Chính phủ ra các quyết định thu và chi Vì vậy, cácchính sách của chính phủ tác động lớn đến an ninh tài chính công Việc đưa racác chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, hệ thống luật pháp,…ảnh hưởngchặt chẽ đến an ninh tài chính công nói riêng và an ninh tài chính quốc gia nóichung

Bên cạnh chính sách quản lý của Chính phủ là hiệu quả sử dụng nguồn

Ngày đăng: 18/08/2014, 12:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Sự lưu chuyển vốn tài chính trong nền kinh tế - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 1.1. Sự lưu chuyển vốn tài chính trong nền kinh tế (Trang 15)
Bảng 1.2. Sơ đồ bộ ba bất khả thi về tự do hoá dòng vốn - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 1.2. Sơ đồ bộ ba bất khả thi về tự do hoá dòng vốn (Trang 19)
Bảng 1.3. Những lựa chọn chính sách đối với bộ ba bất khả thi - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 1.3. Những lựa chọn chính sách đối với bộ ba bất khả thi (Trang 20)
Bảng 1.5. Sơ đồ mối quan hệ giữa các tổ chức tài chính - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 1.5. Sơ đồ mối quan hệ giữa các tổ chức tài chính (Trang 31)
Bảng 1.6. Sự bất ổn định tài chính và các thị trường liên quan - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 1.6. Sự bất ổn định tài chính và các thị trường liên quan (Trang 35)
Bảng 1.7. Các hạng mức của hệ số tín nhiệm đối với công cụ nợ dài  hạn - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 1.7. Các hạng mức của hệ số tín nhiệm đối với công cụ nợ dài hạn (Trang 45)
Bảng 2.3. Sự thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền của 8 nền  kinh tế - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 2.3. Sự thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền của 8 nền kinh tế (Trang 61)
Bảng 2.4.  Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm và các đồng tiền  khác - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 2.4. Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm và các đồng tiền khác (Trang 62)
Bảng 2.5. Vốn đầu tư trực tiếp ròng vào các nước đang phát triển  và thị trường mới nổi (tỷ USD) - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 2.5. Vốn đầu tư trực tiếp ròng vào các nước đang phát triển và thị trường mới nổi (tỷ USD) (Trang 66)
Bảng 2.7. So sánh tốc độ mở cửa dòng vốn ngoại gián tiếp(Đơn vị: tỷ USD) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 2.7. So sánh tốc độ mở cửa dòng vốn ngoại gián tiếp(Đơn vị: tỷ USD) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 (Trang 67)
Bảng 2.8. So sánh mức độ mở cửa thương mại (Đơn vị: tỷ USD) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 2.8. So sánh mức độ mở cửa thương mại (Đơn vị: tỷ USD) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 (Trang 68)
Bảng 2.9. Trạng thái ngoại hối và biến động tỷ giá trong các NHTM - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 2.9. Trạng thái ngoại hối và biến động tỷ giá trong các NHTM (Trang 74)
Bảng 2.11. Bảng đánh giá tổng kết của S&P với hệ số tín nhiệm quốc gia  của Việt Nam - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 2.11. Bảng đánh giá tổng kết của S&P với hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (Trang 77)
Bảng 2.12. Bảng hệ số tín nhiệm của 13 nước châu Á do S&P đánh giá năm  2007 - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 2.12. Bảng hệ số tín nhiệm của 13 nước châu Á do S&P đánh giá năm 2007 (Trang 78)
Bảng 2.14. Mức tăng cung tiền của Việt Nam so với Trung Quốc và  Thái Lan - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 2.14. Mức tăng cung tiền của Việt Nam so với Trung Quốc và Thái Lan (Trang 81)
Bảng 2.15. So sánh tỷ lệ tăng cung tiền, lạm phát kỳ vọng lạm phát  danh nghĩa của Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 2.15. So sánh tỷ lệ tăng cung tiền, lạm phát kỳ vọng lạm phát danh nghĩa của Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan (Trang 81)
Bảng 2.16. Chỉ số giá tiêu dùng của một số nước khu vực Đông Nam Á - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 2.16. Chỉ số giá tiêu dùng của một số nước khu vực Đông Nam Á (Trang 82)
Bảng 3.3. So sánh năng lực cạnh tranh giữa Hồng Kông và Singapore - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 3.3. So sánh năng lực cạnh tranh giữa Hồng Kông và Singapore (Trang 91)
Bảng 3.4. Dòng vốn ròng đổ vào 13 nước châu Á - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng 3.4. Dòng vốn ròng đổ vào 13 nước châu Á (Trang 93)
Bảng tương quan giữa mức vốn cần có với mức thu nhập của từng lĩnh  vực kinh doanh - tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam
Bảng t ương quan giữa mức vốn cần có với mức thu nhập của từng lĩnh vực kinh doanh (Trang 130)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w