Bài học từ Trung Quốc

Một phần của tài liệu tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam (Trang 97 - 101)

III. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DÒNG

2. Bài học từ một số quốc gia kiểm soát an ninh tài chính thất bại trong bối cảnh

3.3. Bài học từ Trung Quốc

Với những phân tích ở trên, có thể rút ra bài học từ Trung Quốc ở một số điểm sau:

Thứ nhất, kiểm soát tăng trưởng tiền tệ và tín dụng là phương tiện căn bản, quan trọng và hữu hiệu hàng đầu giúp kiểm soát lạm phát.

Thứ hai, sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách vĩ mô có ý nghĩa quan trọng. Cụ thể trong trường hợp này, khi cơ quan tiền tệ đã xác định có kế hoạch mua vào một lượng ngoại tệ lớn, thì cũng đồng thời phải thắt chặt cung tiền một cách hài hoà từ trước đó.

Thứ ba, về kiểm soát luồng vốn ra, kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy:

- Để đảm bảo hiệu quả, các kiểm soát phải toàn diện và cần được tiến hành một cách bắt buộc đồng thời với cải cách và điều chỉnh chính sách cần thiết.

- Bên cạnh những tác động tích cực, các biện pháp kiểm soát có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực từ thị trường tài chính quốc tế và làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế.

- Khả năng kiểm soát hoạt động thị trường nước ngoài có thể là phương tiện để hạn chế luồng vốn vào và ngăn chặn áp lực đầu cơ.

- Các biện pháp hạn chế rủi ro do các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại có thể làm tăng chi phí khi tiếp cận thị trường vốn quốc tế.

Tóm lại, Trung Quốc đang thực hiện một tiến trình cải cách tỷ giá hối đoái và tự do hóa tài chính một cách chủ động. Thành công của Trung Quốc có được là do nước này đã định giá đồng tiền ở mức thấp tạo ra lợi thế cạnh tranh ngoại thương cộng với một tiến trình cải cách thương mại và cải cách tài chính hợp lý. Với một số điều kiện thể chế vĩ mô tương đồng nhau, Việt Nam có thể học hỏi được từ Trung Quốc nhiều bài học về quá trình tự do hoá dòng vốn nói riêng và tự do hoá tài chính nói chung.

II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỚI VIỆC THỰC HIỆN TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA

TẠI VIỆT NAM

1. Một số ý kiến về việc tự do hoá dòng vốn tại Việt Nam với vấn đề kiểm soát an ninh tài chính quốc gia

1.1. Quan điểm kìm hãm quá trình tự do hoá dòng vốn

Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là một trong những tổ chức tiên phong ủng hộ việc tự do hoá dòng vốn đầu tư gián tiếp (Foreign portfolio investment, FPI). Thế nhưng, sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, họ đã thay đổi quan điểm và cho rằng tự do hoá nhưng phải là tự do hoá có kiểm soát. Khái niệm “kiểm soát vốn” bắt đầu thịnh hành hơn kể từ thời điểm này.

Cụ thể, trong những năm cuối của thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, một số nước công nghiệp mới (NIC) như Hàn Quốc, Singapore, đảo Đài Loan và cả các nước đang phát triển thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế như Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã áp dụng cơ chế tự do hoá tài chính, và thu được nhiều ích lợi nhưng đồng thời cũng đã phải đối mặt với những mặt trái của nó. Các luồng vốn, chủ yếu là vốn ngắn hạn, chảy vào mạnh mẽ và biến động lớn đã gây khó khăn cho NHTƯ trong việc kiểm soát tiền cung ứng; tranh thủ lãi suất trên thị trường quốc tế thấp và điều kiện vay vốn dễ dàng trong thời kỳ đó, các doanh nghiệp và NHTM vay vốn nước ngoài với khối lượng lớn làm cho gánh nặng nợ quốc gia tăng vượt khả năng chịu đựng của nền kinh tế trong khi nguồn vốn vay từ nước ngoài chủ yếu được đầu tư vào các dự án kém hiệu quả, trong đó có kinh doanh bất động sản, tạo nên một nền kinh tế bong bóng và hậu quả của nó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á năm 1997.

toàn cầu. Do đó, một quốc gia cần phải kìm hãm quá trình tự do hoá dòng vốn khi mà cơ sở hạ tầng cũng như các biện pháp kiểm soát vốn của quốc gia đó chưa theo kịp với mức độ mở cửa của thị trường.

1.2. Quan điểm ủng hộ quá trình tự do hoá dòng vốn

Quan điểm ủng hộ quá trình tự do hoá dòng vốn được thịnh hành tại các nước công nghiệp phát triển tiên tiến như Mỹ, Italia, Canada, CHLB Đức, Anh… đều áp dụng cơ chế “mở”. Tại các nước này, Nhà nước không kiểm soát hoạt động liên quan các giao dịch tài chính quốc tế, mọi giao dịch chu chuyển vốn vào và ra khỏi đất nước dưới mọi hình thức đều được tự do hoá. Tỷ giá hối đoái cũng được thả nổi. Đồng bản tệ của các nước này đều là các đồng tiền tự do chuyển đổi. Trên lãnh thổ của các nước này, người dân cũng như khách vãng lai chỉ sử dụng đồng bản tệ. Khi cần, họ có thể đổi tiền tại NHTM hoặc các đại lý được uỷ quyền của các NHTM. Tuy nhiên, tại một số nước, khi mang ngoại tệ theo người ra khỏi đất nước, người mang tiền phải khai báo hải quan và đối với các NHTM thực hiện những dịch vụ chuyển tiền với giá trị lớn (hạn mức thay đổi tuỳ từng nước) cho khách hàng thì phải báo cáo NHTƯ và Cơ quan chống rửa tiền quốc gia để đề phòng việc rửa tiền phi pháp.

Với việc áp dụng cơ chế này, các nước công nghiệp phát triển tiên tiến đã thu hút được một khối lượng vốn lớn phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế và hiện đại hoá đất nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và doanh nhân có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn do việc phân bổ nguồn vốn được thực hiện một cách hiệu quả hơn.

Như vậy, kinh nghiệm thực tế ở các nước trên cho thấy quan điểm ủng hộ tự do hoá dòng vốn chỉ thực sự nên được xem xét khi các nước tạo lập được một cách đầy đủ và đồng bộ các điều kiện cần thiết về cơ sở kinh tế, tài chính, pháp lý. Việc tự do hoá các giao dịch vốn trước khi củng cố và tăng

cường hệ thống tài chính của một quốc gia sẽ góp phần làm trầm trọng hơn các vấn đề vốn có của đất nước.

1.3. Ý kiến cá nhân đối với quá trình tự do hoá dòng vốn tại Việt Nam

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Harvard (Hoa Kỳ), trong số 10 triệu chứng dẫn đến khủng hoảng 1997, các chuyên gia thống kê được Việt Nam có 8 triệu chứng gồm:

1. Thâm hụt tài khoản vãng lai 2. Bong bóng tài sản

3. Vay ngoại tệ không phòng vệ

4. Hệ số ICOR cao (ICOR = tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tốc độ tăng trưởng GDP).

5. Đầu tư công kém hiệu quả

6. Kiểm soát bất cẩn đối với ngân hàng 7. Nợ xấu cao

8. Vay nợ chéo trong tập đoàn

Và chỉ có 2 triệu chứng là Việt Nam không có, gồm: nợ nước ngoài ngắn hạn và tự do hóa tài khoản vốn13.

Như vậy, nhờ quá trình tự do hoá dòng vốn chưa hoàn thiện nên Việt Nam vẫn còn nằm ngoài tầm ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.

Nhìn vào sự đánh giá trên ta thấy, tự do hoá tài khoản vốn tại Việt Nam nếu triển khai tốt sẽ mang lại rất nhiều cơ hội như đã phân tích nhưng đổi lại, nền kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro khó lường, mà hậu quả xấu nhất là khủng hoảng an ninh tài chính quốc gia. Vì vậy, tiến trình tự do hoá dòng vốn sớm muộn gì cũng phải thực hiện nhưng cần có những bước đi thận trọng và để có thể thực hiện quá trình tự do hoá dòng vốn, Việt nam cần thực hiện theo những định hướng cơ bản sau:

- Tự do hóa tài chính phải được tiến hành theo lộ trình thích hợp, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững.

- Tự do hóa phải được coi là phương tiện, là khâu đột phá và được tiến hành trước một bước trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

- Tự do hóa tài chính phải chịu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia.

- Tự do hóa tài chính phải được tiến hành cùng với việc tự do hóa kinh tế và thương mại.

Một phần của tài liệu tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w