1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông vàm cỏ đông – đoạn chảy qua huyện bến lức, tỉnh long an

24 1,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 830 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án - Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp quản lý thống nhất và tổng hợp bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ, trên cơ sở đánh giáhiện trạng, xác định nguyên

Trang 1

MỞ ĐẦU 1.Tính cần thiết của Luận án

Sông Vàm Cỏ Đông (VCĐ) có ý nghĩa rất quan trọng đối vớiphát triển KT-XH của tỉnh Long An và huyện Bến Lức, cần được bảo

vệ an toàn cho mục tiêu phát triển lâu bền Song, việc bảo vệ dòngsông VCĐ chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý LVS cònnhiều hạn chế, nhân lực, phương tiện thiếu thốn, dữ liệu quản lýnghèo nàn và thiếu các giải pháp quản lý phù hợp Do đó, Đề tài luận

án tiến sỹ: “Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – đoạn chảy qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An“ rất cần thiết để giải quyết những

vấn đề bức xúc nêu trên

2 Mục tiêu nghiên cứu của Luận án

- Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp quản lý thống nhất

và tổng hợp bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ, trên cơ sở đánh giáhiện trạng, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, dự báo tải lượng ônhiễm, diễn biến chất lượng, khả năng chịu tải của đoạn sông VCĐchảy qua huyện Bến Lức đến năm 2020

- Mục tiêu cụ thể: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông

VCĐ; Xác định nguồn thải và tải lượng ô nhiễm của nguồn thảichính; Đánh giá, dự báo khả năng chịu tải của sông VCĐ đến năm2020; Xác định tồn tại, yếu kém và rút ra bài học kinh nghiệm từquản lý chất lượng nước sông; Đề xuất mô hình quản lý thống nhất vàtổng hợp bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ đến năm 2020 và xa hơnnữa

3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu của Luận án

Nội dung nghiên cứu: (1) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế

- xã hội và môi trường tại vùng nghiên cứu - đoạn sông VCĐ chảyqua huyện Bến Lức; (2) Tổng quan các nghiên cứu và mô hình quản

Trang 2

lý lưu vực sông trong nước và trên thế giới; (3) Cơ sở lý thuyết về tảilượng ô nhiễm các nguồn thải và khả năng chịu tải của dòng sông; (4)Tính toán tải lượng ô nhiễm và khả năng chịu tải của sông VCĐ-đoạn chảy qua huyện Bến Lức; (5) Đề xuất các giải pháp quản lýthống nhất và tổng hợp bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ.

Phạm vi nghiên cứu: Sông Vàm Cỏ Đông- Đoạn chảy qua huyệnBến Lức, tỉnh Long An

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Cách tiếp cận: Tiếp cận toàn diện, hệ thống, thực tiễn và

tổng hợp; Tiếp cận hệ thống kinh tế – sinh thái – môi trường gắn với mục tiêu phát triển bền vững; Tiếp cận tích hợp thông tin (kỹ thuật viễn thám, bản đồ số và công nghệ GIS); Tiếp cận

kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm, tri thức, cơ sở dữ liệu đã có liên quan đến luận án và tiếp thu ứng dụng công nghệ mới, phù hợp

- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổ hợp các phương pháp

nghiên cứu chính sau đây: (1) Thu thập, kế thừa và tổng hợp tài liệu;(2) Điều tra, khảo sát thực địa: (3) Giải tích và phân tích thống kê; (4)

Mô hình hoá và công nghệ GIS; (5) Xây kịch bản dự báo và phân tích

xu hướng; và (6) Kỹ thuật Delphi

5 Ý nghĩa khoa học, tính mới và tính thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học: (1) Việc tính toán tải lượng ô nhiễm một số

nguồn thải chính, dự báo diễn biến chất lượng nước, khả năng tiếpnhận các nguồn thải của sông, tính toán tải lượng tối đa được phép xảthải, lần đầu tiên được thực hiện bài bản trên LVS VCĐ và là cơ sởkhoa học – quản lý quan trọng để các cấp lãnh đạo hoạch định chủtrương, chính sách phát triển KT-XH gắn với bảo vệ môi trường, đặcbiệt để kiểm soát tải lượng ô nhiễm cho phép của các nguồn thải từcác nhà máy, K/CCN,… thải ra nguồn nước sông VCĐ; (2) Luận án

2

Trang 3

đã nghiên cứu thực nghiệm về hiện trạng, dự báo diễn biến chấtlượng nước, tính toán tải lượng ô nhiễm, chỉ số WQI, khả năng chịutải của nước sông VCĐ đến năm 2020, là bức tranh tổng thể để đánhgiá hiệu quả quản lý nước sông VCĐ trong thời gian qua và trongtương lai.

- Tính mới của luận án: (1) Luận án đã dự báo chất lượng nước

sông VCĐ qua việc tính toán chỉ số WQI, khả năng chịu tải của nướcsông, làm cơ sở phân vùng và dự báo chất lượng nước, từ đó xác địnhcác nguồn thải chính vào nước sông cần kiểm soát chặt chẽ, và đềxuất các giải pháp quản lý nguồn nước cho từng đoạn sông VCĐ phùhợp với điều kiện thực tế của LVS VCĐ và điều kiện phát triển KT-

XH các khu vực có liên quan; (2) Từ thực trạng quản lý tài nguyênnước trên địa bàn tỉnh Long An và huyện Bến Lức trong thời gianqua, kết hợp dựa vào tính đặc thù của sông VCĐ - đoạn chảy quahuyện Bến Lức là những yếu tố và nhân tố cần thiết để nghiên cứu đềxuất mô hình quản lý phù hợp với tính đặc thù của sông VCĐ và điềukiện phát triển kinh tế- xã hội của huyện Bến Lức; (3) Luận án đềxuất mô hình quản lý thống nhất, tổng hợp LVS phù hợp thực tế củađịa phương, với một tổ chức điều phối thích hợp, khả thi, với đề xuấtquy hoạch bố trí ngành nghề tiếp nhận vào địa bàn huyện Bến Lức,quy hoạch di dời các CSSX gây ô nhiễm nghiêm trọng, áp dụng cácgiải pháp công trình và phi công trình cần thiết, giúp chính quyền địaphương, cơ quan quản lý xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằmbảo vệ các dòng sông cho mục tiêu phát triển KT-XH bền vững

- Tính thực tiễn: (1) Kết quả nghiên cứu của Luận án trước hết

góp phần giải quyết một vấn đề bức xúc trong thực tế - là tìm ra cáchthức, giải pháp, tổ chức hợp lý để triển khai hiệu quả việc bảo vệ môitrường nước sông VCĐ, kế đến là đáp ứng chủ trương của Trungương và địa phương trong quản lý và bảo vệ môi trường LVS; (2)

Trang 4

Luận án cung cấp thông tin về hiện trạng, mức độ ô nhiễm của từngngành, thông tin liên quan đến khả năng chịu tải của sông VCĐ, giúpcho cơ quan quản lý có cơ sở để thực thi nhiệm vụ kiểm tra giám sátcủa mình và các cơ sở công nghiệp thực hiện các biện pháp xử lý cầnthiết tại chỗ; (3) Luận án đưa ra mô hình quản lý LVS phù hợp và khảthi, có thể nhân rộng trong thực tiễn, giúp cho các cấp chính quyềnđịa phương, cơ quan quản lý xây dựng kế hoạch hành động cụ thể bảo

vệ chất lượng nước dòng sông VCĐ

Chương 1 CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU

VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG

1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

Bến Lức nằm ở phía Đông Long An Phía Bắc giáp Đức Hòa, ĐứcHuệ; Phía Đông giáp Bình Chánh - TP HCM; Phía Nam giáp CầnGiuộc, Cần Đước, Tân Trụ; Phía Tây giáp Thủ Thừa;Bến Lức có địahình khá bằng phẳng, cao độ thấp dần từ Nam sang Bắc

Bến Lức chịu tác động của hai vùng khí hậu khác nhau: miền ĐôngNam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, chia thành mùa mưa từ tháng

5 - 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ bình quânnăm 27,7oC; Lượng mưa bình quân năm 1.886,2 mm; Lượng bốc hơibình quân năm 1.054 mm; Độ ẩm bình quân năm 80,5%; Tổng số giờnắng trong năm 2.700 giờ, ;

Mực nước năm trên sông VCĐ chịu ảnh hưởng của bán nhật triềubiển Đông, với Mmax: +1,48m; Mmin: -1,96m; Qkiệt: 57,3 m3/s; QTB:107,4 m3/s; Qlũ: 467 m3/s Bến Lức ít bị ảnh hưởng của lũ

Cơ cấu kinh tế huyện Bến Lức đến năm 2010: nông lâm nghiệp:6%, công nghiệp xây dựng: 76,5%, thương mại dịch vụ: 17,5%; Dân

4

Trang 5

số huyện Bến Lức có 146.868 người (tháng 04/2009), tốc độ tăng dân

số 1,16% Giáo dục - đào tạo tiếp tục được xã hội hoá, ngành Y tếthực hiện tốt phòng chống dịch bệnh, chương trình mục tiêu quốc gia.Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội huyện Bến Lức đến năm2020: GDP năm 2011-2015 tăng bình quân 19,6%/năm và17,4%/năm/2016-2020 Diện tích lúa 8.000 ha (2020) Diện tích cácK/CCN lấp đầy 60% Dân số tăng bình quân 1,36%/năm /2011-2015

và 1,62%/năm/2016-2020 Đến năm 2015: 90% CSSX xử lý chất thảiđạt quy định; Xây dựng hệ thống tách tràn nước thải tại Bến Lức, GòĐen; 100% số hộ thành thị, 80% số hộ nông thôn, 100% trường học,trạm y tế, bệnh viện, cơ quan có hố xí hợp vệ sinh; 100% hộ chănnuôi xử lý chất thải Đến năm 2020: 100% K/CCN có hệ thốngXLNT; Hoàn thành hệ thống tách nước thải tại các đô thị cũ, ;

Sông VCĐ bắt nguồn từ thôn Suông, tỉnh Compong Chàm –Campuchia ở độ cao 150 m so mực nước biển, chảy qua địa bàn tỉnhTây Ninh, sau đó chảy qua tỉnh Long An, đến ngã ba Bần Quỳ (CầnĐước – Long An) và hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây, rồi theo sôngVàm Cỏ đổ ra cửa Soài Rạp Sông VCĐ có diện tích lưu vực 6.200

km2, chiều dài 168 km, đoạn qua tỉnh Long An là 145 km, độ rộngtrung bình 400 m, độ sâu đáy sông ở cầu Bến Lức -21m, nối với sôngSài Gòn, Đồng Nai qua kênh Thầy Cai, An Hạ, sông Bến Lức…Đoạn chảy qua huyện Bến Lức dài 36,5 km, tính từ điểm đầu ở ĐứcHuệ đến điểm cuối ở Cần Đước

Ngoài vai trò là tuyến giao thông thủy quan trọng để vậnchuyển hàng hóa, sông VCĐ còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt,nông nghiệp, công nghiệp (nhất là cho huyện Đức Hòa, Bến Lức),tiêu thoát nước, xả phèn, tiếp nhận, pha loãng nước thải công nghiệp

và sinh hoạt dân cư

Trang 6

Hình 1.1: Sơ đồ phân chia từng đoạn sông VCĐ trên địa bàn huyện

Bến Lức, gắn với mạng lưới kênh rạch

1.2 Chất lượng môi trường nước sông Vàm cỏ Đông tại khu vực nghiên cứu

1.2.1 Đánh giá thực trạng chất lượng nước sông Vàm cỏ Đông

Trong giai đoạn 2006 – 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường

Long An thực hiện quan trắc nước sông VCĐ theo 04 đợt/năm:

Tháng 11, 3 (đầu và cuối mùa khô); Tháng 5, 8 (đầu và cuối mùa

mưa) với tổng là 44 mẫu/năm tại 11 vị trí trên sông VCĐ (vùng

nghiên cứu) Kết quả phân tích có thể đánh giá, đối với nguồn nướcsông VCĐ – đoạn chảy qua huyện Bến Lức, đã phát hiện thấy hiệntrạng ô nhiễm theo các chỉ tiêu: pH, DO, SS, BOD5, COD, NH3, tổngsắt, Mn, dầu mỡ và vi sinh, không đạt QCVN 08:2008/BTNMT, cộtA2 và không bảo đảm chất lượng nước cấp sinh hoạt Nguyên nhânchính là do sông VCĐ vừa tiếp nhận trực tiếp các nguồn thải chưaqua xử lý từ các khu vực lân cận dọc theo bờ sông, đồng thời vừachịu ảnh hưởng tồn tích các nguồn thải từ phía thượng nguồn và trênđịa bàn khác nhau xả ra các sông rạch khác của huyện, có liên hệ mậtthiết về thuỷ lực và đều đổ vào sông VCĐ Điểm đặc thù nhất về chất

Trang 7

lượng nước sông VCĐ là có pH thấp (trung bình 4-6) có ảnh hưỡngrất lớn đến quá trình tự làm sạch của sông

1.2.2 Những nhân tố tác động đến chất lượng nước sông Vàm cỏ Đông

Nguồn tự nhiên: Yếu tố địa hình, địa chất, thổ nhưỡng; thảm phủ

thực vật; các thủy sinh vật; khí hậu, thủy văn và biến đổi khí hậu;nước mưa chảy tràn; lũ lụt; rủi ro môi trường trên sông

Nguồn nhân tạo: Sử dụng đất; sản xuất nông nghiệp (nguồn diện)

và nước thải CN-TTCN, các K/CCN; nước thải sinh hoạt; nước thảibệnh viện; nước thải chăn nuôi; nước rỉ rác (nguồn điểm)

Thực trạng công tác quản lý LVS VCĐ: Luận án phân tích sâu về

thực trạng quản lý LVS VCĐ và rút ra bài học kinh nghiệm là cầnquản lý thống nhất và tổng hợp LVS dựa trên quy hoạch lưu vực

Thực trạng triển khai các đề án BVMT tại các lưu vực sông lớn:

Luận án phân tích sâu về thực trạng triển khai các đề án BVMT LVSCầu, sông Đồng Nai, sông Nhuệ - sông Đáy, và rút ra bài học kinh

nghiệm là cần đề xuất mô hình và các giải pháp quản lý thống nhất và

tổng hợp để bảo vệ chất lượng nước sông trên cơ sở ứng dụng môhình WPA, cụ thể hóa Nghị định số 120/2008/NĐ-CP và, xác định rõnhững vấn đề cần ưu tiên thực hiện

1.3 Các nghiên cứu liên quan đến quản lý tổng hợp lưu vực sông

ở trên thế giới và trong nước

1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới: (1) Từ lâu trên thế giới, đã áp

dụng hệ thống quản lý tổng hợp LVS cho phát triển lâu bền trên lưuvực, với bốn thành phần: quy hoạch lưu vực; quản lý hoạt động pháttriển trên lưu vực; xây dựng khung thể chế, chính sách và, công cụphân tích, trợ giúp xây dựng quy hoạch và ra quyết định quản lý (2)Quản lý tổng hợp TNN LVS nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước,

Trang 8

đáp ứng nhu cầu hiện tại và phân phối cho các mục đích sử dụng khácnhau, với việc áp dụng ngày càng nhiều các giải pháp phi công trình(thể chế, cơ chế, chính sách, giải pháp, ) về quy hoạch LVS, cân đốihài hòa quan điểm và lợi ích của các ngành, địa phương trong việcquyết định, lưu tâm thích đáng đến quan hệ thượng lưu - hạ lưu (3)Quản lý và bảo vệ chất lượng nguồn nước LVS nhằm duy trì chấtlượng nước đạt quy chuẩn cho các mục đích sử dụng khác nhau Cơ

quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã phát triển cách tiếp cận “Bảo vệ LVS để quản lý chất lượng nước” (WPA – Watershed Protection

Approach), với các đặc trưng của mô hình quản lý chất lượng nước sônggồm: (a) xác định các vấn đề ưu tiên; (b) sự đồng thuận của các bên

có liên quan; (c) những giải pháp tổng hợp để giải quyết vấn đề và,(d) đo lường sự thành công qua quan trắc và thu thập dữ liệu

Luận án đã tổng quan về các mô hình điển hình: Mô hình

quản lý LVS thuộc Châu Mỹ La Tinh (El salvador, Ecuador, ); Hội đồng quản lý LVS Murray-Darling và LVS Delaware.

2.1.2 Các nghiên cứu trong nước: Định kỳ hàng năm, Sở

TN&MT Long An thực hiện quan trắc đánh giá chất lượng nước sôngVCĐ, song chưa đề xuất được các giải pháp quản lý thống nhất, tổnghợp nguồn nước sông, cũng như dữ liệu thu thập còn rời rạc, chưa

cập nhật, do đó hiệu quả sử dụng còn thấp Dự án Đánh giá khả năng chịu tải các hệ sinh thái để làm cơ sở cho quy hoạch phát triển, bảo

vệ môi trường lưu vực sông Vàm Cỏ thuộc Chương trình KHCN cấp

nhà nước KC 08/06-10, với việc đề xuất các giải pháp phát triển bềnvững các hệ sinh thái trên LVS Vàm Cỏ, chưa đi sâu nghiên cứu xácđịnh nguồn thải, chưa dự báo tải lượng ô nhiễm, khả năng chịu tải,diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ và các khu vực liên quan

8

Trang 9

Luận án đã tổng quan về các mô hình điển hình: LVS Đồng Nai;

LVS Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy;… theo hướng hình thành ban chỉđạo quản lý LVS, với nhiệm kỳ 5 năm

Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM CÁC NGUỒN THẢI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA DÒNG SÔNG 2.1 Cơ sở lý thuyết về tải lượng ô nhiễm

2.1.1 Cơ sở lý thuyết: Để quản lý TNN trên LVS cần ước tính tổng

tải lượng tối đa ngày (TMDLs) mà một đoạn sông còn khả năng tiếpnhận, nhưng vẫn đáp ứng được quy chuẩn về chất lượng

nước :TMDLs =∑ WLA + ∑LA + MOS, với TMDLs: Tổng tải

lượng tối đa ngày; WLA: Nguồn điểm; LA: Nguồn diện; MOS: Hệ số

an toàn Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 02/2009/TT-BTNMTngày 19/03/2009 Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải củanguồn nước đối với chất ô nhiễm theo phương trình dưới đây:

pháp tính toán thủ công; (2) Phương pháp tính tải lượng các chất ônhiễm theo các mốc thời gian;(3) Phương pháp mô hình hóa chấtlượng nước

2.1.3 Phương pháp dự báo diễn biến tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải

2.1.3.1 Nguồn điểm: (1) Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt dự báo đến năm 2020 theo công thức: Li = Ci x Q, với: Li: Tảilượng của thông số i (kg/ngày.đêm); Ci: Nồng độ trung bình củathông số i (kg/m3) và Q: Lưu lượng nước thải (m3/ngày.đêm) - tổng

Tải lượng ô nhiễm sẵn có trong nguồn nước của chất ON

Trang 10

-lưu lượng nước thải sinh hoạt và dịch vụ tối đa, tính theo số dân(người), tiêu chuẩn dùng nước bình quân (l/người/ngàyđêm) lấy theoTCXDVN 33:2006, hệ số dùng nước lớn nhất trong ngày (1,35), tỷ lệdùng nước cho các dịch vụ khác (15%) và hệ số hạo hụt của nguồnnước sử dụng (0,85) Nồng độ của thông số i lấy theo hệ số củaWHO cho kịch bản 1-nước thải chưa xử lý (KB1) và theo QCVN14:2008/BTNMT, cột B- xử lý đạt cột B (KB2), cột A- xử lý đạt cột

A (KB3);

(2) Tải lượng chất ô nhiễm i trong nước thải công nghiệp

được tính toán theo công thức: Li = 0,8 x QCN-cấp x Ci, với: 0,8 là

hệ số hạo hụt nguồn nước cấp; Ci là nồng độ trung bình của thông số

i được khảo sát thực tế; QCN-cấp (m3/ngày) là lưu lượng nước cấptối đa trên diện tích đất công nghiệp lấp đầy (ha), và tiêu chuẩn cấpnước tối đa (45m3/ngày/ha) cho các CSSX nằm trong K/CCN, hoặctheo lưu lượng nước cấp sinh hoạt và tỷ lệ cấp nước công nghiệp sovới nước cấp sinh hoạt (20%) cho các CSSX nằm ngoài K/CCN

2.1.3.2 Đối với nguồn diện: (1) Từ hoạt động sản xuất nông

nghiệp: Dư lượng phân bón và hóa chất BVTV đưa vào hệ thống

sông rạch được tính bằng công thức: T = T 1 x K với K: Hệ số rửa

trôi, có giá trị từ 0,1 – 0,25; T1: Tổng lượng chất ô nhiễm (phân bónhoặc hóa chất BVTV); Dựa trên số liệu thống kê về chăn nuôi ở cácđịa phương và vào hệ số của WHO để tính toán lưu lượng và tảilượng ô nhiễm của các loại hình chăn nuôi ở từng địa phương; (2)Nước mưa chảy tràn: Theo công thức:Li = Ki * Ai, với Li: Tảilượng chất ô nhiễm i (kg/ngày); Ki: Hệ số ô nhiễm của nước mưachảy tràn trên mặt đất (kg/km2/ngày)

2.2 Cơ sở lý thuyết về khả năng chịu tải của dòng sông

2.2.1 Khả năng chịu tải của dòng sông: “Khả năng chịu tải

của môi trường là khả năng tiếp nhận lớn nhất tổng các nguồn thải

10

Trang 11

mà vẫn nằm trong khả năng tự làm sạch của môi trường” (Williams 1996).

2.2.2 Quá trình tự làm sạch của sông

2.2.2.1 Khả năng tự làm sạch: Khả năng làm giảm nồng độ chất ô nhiễm đến mức độ nào đó của nguồn nước, gọi là khả năng "tự làm sạch" (self purification) của nguồn nước, thể hiện qua 2 quá trình: pha loãng lý học giữa nước thải với nguồn nước và, khoáng hoá các chất hữu cơ trong nước.

2.2.2.2 Quá trình pha loãng giữa nước thải và nước sông: Quá

trình pha loãng; Xáo trộn hoàn toàn

2.2.2.3 Quá trình khoáng hóa các chất trong dòng sông: Quá

trình chuyển hoá chất bẩn trong nguồn nước: Quá trình ôxi hoá sinhhoá chất hữu cơ; Quá trình hoà tan ôxy trong nước

2.2.2.4 Vai trò của thủy sinh vật trong quá trình tự làm sạch:

Quá trình quang hợp, hô hấp và lắng cặn; Hô hấp cặn đáy; Quá trình diệt khuẩn

2.2.3 Ứng dụng mô hình MIKE 11 trong tính toán khả năng chịu tải của dòng sông

Mô hình Mike 11 là mô hình tính toán khả năng chịu tải, dựbáo chất lượng nước khá toàn diện, áp dụng cho sông, hồ, kênhmương và trên lưu vực Mike 11 gồm 6 modul chính và nhiều modulphụ khác, trong đó 2 modul nổi bật là modul HD (tính toán thuỷ lực –lan truyền) và modul WQ (chất lượng nước)

2.2.4 Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI

Để đánh giá và dự báo chất lượng nước sông VCĐ, Luận án sử dụngchỉ số chất lượng nước theo hướng dẫn tại quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/07/2007 của Tổng cục Môi trường – Bộ TN & MT

Trang 12

Chương 3 TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM VÀ KHẢ NĂNG CHỊU

TẢI CỦA SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG

3.1 Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm các nguồn thải chính hiện tại và dự báo đến năm 2020 xả vào sông Vàm Cỏ Đông – vùng nghiên cứu

3.1.1 Kết quả tính toán, dự báo lưu lượng và tải lượng ô nhiễm từ

các nguồn điểm đến sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2009 đến năm 2020

3.1.1.1 Từ nước thải sinh hoạt

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả tính toán và dự báo tải lượng một số chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt tại huyện Bến Lức từ năm 2009 đến năm 2020 theo các kịch bản dự báo

Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

Bàn luận: Nếu không xử lý nước thải sinh hoạt (KB1), thì vào

năm 2015 tải lượng ô nhiễm từ nước thải sẽ tăng lên 1,6 lần và 2,4 lầnvào năm 2020 so với năm 2009 Song, nếu xử lý nước thải đạt được

12

Ngày đăng: 18/08/2014, 04:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ phân chia từng đoạn sông VCĐ trên địa bàn huyện - nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông vàm cỏ đông – đoạn chảy qua huyện bến lức, tỉnh long an
Hình 1.1 Sơ đồ phân chia từng đoạn sông VCĐ trên địa bàn huyện (Trang 6)
Bảng  3.1:  Tổng hợp kết quả tính toán và dự báo tải lượng một số - nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông vàm cỏ đông – đoạn chảy qua huyện bến lức, tỉnh long an
ng 3.1: Tổng hợp kết quả tính toán và dự báo tải lượng một số (Trang 12)
Bảng 3.2:  Tổng hợp kết quả tính toán và dự báo tải lượng chất ô - nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông vàm cỏ đông – đoạn chảy qua huyện bến lức, tỉnh long an
Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả tính toán và dự báo tải lượng chất ô (Trang 13)
Bảng 3.4: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn - nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông vàm cỏ đông – đoạn chảy qua huyện bến lức, tỉnh long an
Bảng 3.4 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn (Trang 14)
Hình 3.1: Chỉ số WQI VCĐ-2015  Hình 3.2: Chỉ số WQI sông VCĐ-2020      Bàn luận: Chất lượng nước mặt huyện Bến Lức năm 2015, 2020 - nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông vàm cỏ đông – đoạn chảy qua huyện bến lức, tỉnh long an
Hình 3.1 Chỉ số WQI VCĐ-2015 Hình 3.2: Chỉ số WQI sông VCĐ-2020 Bàn luận: Chất lượng nước mặt huyện Bến Lức năm 2015, 2020 (Trang 16)
Hình 3.3 -3.4: Khả năng tiếp nhận BOD sông VCĐ năm2009; 2020 - nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông vàm cỏ đông – đoạn chảy qua huyện bến lức, tỉnh long an
Hình 3.3 3.4: Khả năng tiếp nhận BOD sông VCĐ năm2009; 2020 (Trang 17)
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Tiểu ban BVMT lưu vực sông VCĐ - nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông vàm cỏ đông – đoạn chảy qua huyện bến lức, tỉnh long an
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức Tiểu ban BVMT lưu vực sông VCĐ (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w