1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước sông vàm cỏ đông (đoạn chảy qua huyện bến lức)

63 820 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Trên cơ sở phân tích xác định các nguồn có khả năng tác đông đến chất lượng nước sông VCĐ đoạn chảy qua huyện Bến Lức, đề xuất các biện pháp tổng hợp như: Thực hiện đồng bộ và thống nhất

Trang 1

TÓM TẮT

Sông Vàm Cỏ Đông (VCĐ) bắt nguồn từ Campuchia chảy qua tỉnh Tây Ninh rồi

đổ vào địa phận tỉnh Long An Ngoài vai trò đóng góp vào hệ thống giao thông thủy để vận chuyển hàng hóa, sông VCĐ còn cung cấp nguồn nước cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, như cấp nước cho sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, thủy sản và sản xuất nông nghiệp

Theo kết quả quan trắc từ những năm gần đây cho thấy, chất lượng nước sông VCĐ có chiều hướng gia tăng ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ, các giá trị trung bình năm sau nhìn chung cao hơn những năm trước đó

Kết quả phân tích cho thấy, ngoài các thông số nằm trong giới hạn cho phép như: Nitrat, Phosphat, TSS, Clorua, coliform thì còn nhiều thông số vượt quá giới hạn cho phép như: COD, BOD5, amoni, Fe Giá trị hàm lượng Fe dao đông trong khoảng từ 1,6 mg/l – 2,29 mg/l trong khi đó giới hạn cho phép là dưới 1 mg/l Hàm lượng Amoni tại các điểm quan trắc đa số đều vượt giới hạn (≤0.2 mg/l), dao động từ 0,143 mg/l – 0,576 mg/l COD và BOD5 ở cáo điểm quan trắc có sự chênh lệch khá lớn, nhiều vị trí vượt quá giới hạn cho phép Thông số DO có giá trị rất thấp và dao động từ 2,13 mg/l – 3,86 mg/l, tất cả các vị trí đều có giá trị DO thấp hơn giới hạn của QC 08 – A2 (giới hạn QC ≥ 5mg/l) Sông Vàm Cỏ Đông thể hiện rõ rệt sự thiếu hụt hàm lượng Oxy hòa tan một cách nghiêm trọng

Từ kết quả phân tích ta có thể tính được chỉ số WQI của từng điểm thu mẫu Kết quả chỉ số WQI cho thấy nước sông VCĐ đã bị ô nhiễm, một số vị trí có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp, còn lại chỉ có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu, giao thông thủy và các mục đích tương đương khác

Nguyên nhân chủ yếu từ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư và chợ ven sông, nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp, hoạt động xã thải của các khu cụm,

Trang 2

công nghiệp, cơ sở sản xuất,

Dựa vào giá trị của chỉ số WQI đã tính toán để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước bằng phần mềm Mapinfo Từ đó, có thể dễ dàng quản lý chất lượng nước một cách tổng quan, và đề xuất các biện pháp bảo vệ chất lương nước sông VCĐ

Trên cơ sở phân tích xác định các nguồn có khả năng tác đông đến chất lượng nước sông VCĐ đoạn chảy qua huyện Bến Lức, đề xuất các biện pháp tổng hợp như: Thực hiện đồng bộ và thống nhất việc phân vùng xả thải nước thải công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ và du lịch Kết hợp tốt giữa các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, xử phạt vi phạm, cưỡng chế thi hành pháp luật, nhằm phục vụ cho công tác bảo

vệ chất lượng nước sông VCĐ được tốt hơn

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM TẮT i

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BẾN LỨC- TỈNH LONG AN 5

1.1.1 Vị trí địa lý 5

1.1.2 Đặc điểm khí hậu 6

1.1.2.1 Nhiêt độ 7

1.1.2.2 Độ ẩm 7

1.1.2.3 Nắng 7

1.1.2.4 Gió 7

1.1.2.5 Mưa 8

1.1.2.6 Bốc hơi 8

1.1.3 Chế độ thủy văn và dòng chảy mặt 8

1.1.3.1 Mực nước và thủy triều 8

1.1.3.2 Lưu lượng 9

1.1.3.3 Chế độ mặn 9

1.1.3.4 Chế độ chua 9

1.1.3.5 Tình hình lũ 10

1.1.3.6 Vấn đề tưới tiêu 10

1.1.4 Mạng lưới sông ngòi 10

1.1.5 Đặc điểm địa hình – địa chất 11

1.1.6 Hiện trạng dân số - lao động 11

1.1.7 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 12

1.2 TỔNG QUAN VỀ SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG 14

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN TÀI LIỆU 17

Trang 4

2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC ĐỊA 17

2.3 PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC 18

2.3.1. Phương pháp lựa chọn vị trí quan trắc 18

2.3.2 Phương pháp thu mẫu nước 20

2.3.3 Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu 20

2.3.4 Phương pháp đo đạc và phân tích mẫu 21

2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 22

2.5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC (WQI) 23

2.6 PHƯƠNG PHÁP GIS 24

2.7 PHƯƠNG PHÁP THAM VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA 24

2.8 PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP, VIẾT BÁO CÁO 25

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN BẾN LỨC 26

3.1.1 Kết quả quan trắc các thông số 26

3.1.1.1 Thông số pH 26

3.1.1.2 Thông số DO 27

3.1.1.3 Thông số độ đục 29

3.1.1.4 Nhiệt độ ( 0 C ) 30

3.1.1.5 Thông số BOD5 31

3.1.1.6 Thông số COD 32

3.1.1.7 Thông số TSS 33

3.1.1.8 Thông số Amoni 34

3.1.1.9 Thông số sắt 35

3.1.1.10 Thông số Nitrat 37

3.1.1.11 Thông số Phosphat 38

3.1.1.12 Thông số Clorua 39

3.1.1.13 Chỉ tiêu Coliform 40

3.1.2 Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) 41

Trang 5

3.2 CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG VÀM CỎ

ĐÔNG (đoạn chảy qua huyện Bến Lức) 43

3.2.1 Nguồn tác động đối với nước thải sinh hoạt 43

3.2.2 Nguồn tác động đối với nước thải công nghiệp 44

3.2.3 Nguồn tác động đối với nước thải nông nghiệp 44

3.2.4 Nguồn tác động đối với thượng nguồn 44

3.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG ( đoạn chảy qua huyện Bến Lức) 44

3.3.1.2 Các biện pháp kỹ thuật 45

3.3.1.3 Biện pháp kinh tế 46

3.3.1.3 Biện pháp giáo dục và truyền thông môi trường 46

3.3.2 Một số biện pháp quản lý cho từng đối tượng cụ thể 47

3.3.2.1 Hoạt động canh tác nông nghiệp 47

3.3.2.2 Hoạt động chăn nuôi 48

3.3.2.3 Hoạt động thủ công nghiệp 48

3.3.2.4 Chất thải và nước thải sinh hoạt 49

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN 51

4.2 KIẾN NGHỊ 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC

Trang 6

4 Bảng 2.3 Phương pháp phân tích các thông số 22

5 Bảng 2.4 Phân loại chỉ số chất lượng nước theo WQI 24

8 Bảng 3.3 Giá trị của thông số độ đục đo được 30

9 Bảng 3.4 Giá trị của thông số nhiệt độ đo được 31

10 Bảng 3.5 Giá trị của thông số BOD5 đo được 32

11 Bảng 3.6 Giá trị của thông số COD đo được 33

12 Bảng 3.7 Giá trị của thông số TSS đo được 34

13

Bảng 3.8 Giá trị của thống số Amoni đo được trên sông VCĐ

15 Bảng 3.10 Giá trị của thông số Nitrat đo được 37

16 Bảng 3.11 Giá trị của thông số Phosphat đo được 38

17 Bảng 3.12 Giá trị của thông số clorua đo được 39

18 Bảng 3.13 Giá trị thông số coliform đếm được 40

19 Bảng 3.15 Bảng giá trị WQI tại các điểm quan trắc 41

20

Bảng 3.15 Chỉ số WQI sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

1 Hình 1.1 Bản đồ huyện Bến Lức và các khu vực lân cận 6

2

Hình 1.2 Sơ đồ phân chia từng đoạn sông VCĐ trên địa bàn

Trang 8

Stt Tên hình Trang

qua huyện Bến Lức

14

Hình 3.11 Diễn biến hàm lƣợng Phosphat trên sông VCĐ đoạn

15

Hình 3.12 Diễn biến hàm lƣợng Clorua trên sông VCĐ đoạn chảy

16

Hình 3.13 Diễn biến hàm lƣợng Coliform trên sông VCĐ đoạn

chảy qua huyện Bến Lức

40

17 Hình 3.14 Diễn biến giá trị WQI tại các điểm quan trắc 43

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm

và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt Nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã cố tình bỏ qua các tác động đến môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt

là nước ngọt và nước sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước

Bến Lức là một trong 14 huyện, thành phố của tỉnh Long An Bến Lức nằm sát nách trung tâm kinh tế lớn nhất nước thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), thị trấn Bến Lức chỉ cách trung tâm TPHCM hơn 20km, lại là cửa ngõ từ TPHCM đi về vùng đồng bằng trù phú miền Tây Quốc lộ 1A, đường cao tốc TPHCM – Trung Lương và tuyến đường quốc gia N2 chạy ngang qua, sông Vàm Cỏ Đông (VCĐ) chảy dọc suốt chiều dài của huyện, tuyến đường Bến Lức – Long Thành nối miền Đông với miền Tây mà Bến Lức là điểm nút Đất đai ở Bến Lức thuộc loại màu mỡ, có thể trồng nhiều loại nông sản như lúa, thơm, mía, hoa màu Với những thuận lợi trên, huyện Bến Lức đang chuyển mình mạnh mẽ để phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa Bên cạnh những lợi ích của sự phát triển đó, huyện Bến Lức nói riêng và tỉnh Long An nói chung phải đối mặt với các thách thức mới, trong đó có sự ô nhiễm môi trường, điển hình là môi trường nước mặt sông VCĐ đang trong quá trình diễn biến theo chiều hướng xấu

Sông VCĐ với diện tích lưu vực 6.000km2

bắt nguồn từ Campuchia đi qua Việt Nam tại Xamat và chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc rồi vào địa phận tỉnh Long An qua các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức theo hướng Đông

Trang 10

Nam Sông VCĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Long An và huyện Bến Lức, cần được bảo vệ an toàn cho mục tiêu phát triển lâu bền Song, việc bảo vệ dòng sông VCĐ chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý lưu vực sông còn nhiều hạn chế, nhân lực, phương tiện thiếu thốn, dữ liệu quản lý

nghèo nàn và thiếu các giải pháp quản lý phù hợp Do đó, Đề tài: “Nghiên cứu phân

vùng chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua khu vực huyện Bến Lức)”

rất cần thiết để giải quyết những vấn đề bức xúc nêu trên

3 TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI

Hiện nay chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông ngày cáng suy giảm cùng với

độ đục tăng cao, ô nhiễm hóa chất nông nghiệp, ô nhiễm vi sinh gây nhiều khó

Trang 11

khăn cho người dân dùng cho ăn uống và sinh hoạt, trong nông nghiệp, công nghiệp, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng

Để đảm bảo nguồn nước trong sạch cung cấp cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, sức khỏe cộng đồng hướng tới sự phát triển bền vững, vấn đề chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông cần phải được quan tâm và nghiên cứu mang tính cấp thiết hiện nay

5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Phương pháp thu thập thông tin tài liệu: Thu thập thông tin và tài liệu liên

quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường tại khu vực huyên Bến Lức

Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng: Thu thập các ý kiến đóng góp từ

cộng đồng dân cư địa phương

Phương pháp lấy mẫu, đo đạc và phân tích mẫu: Thực hiện theo phương pháp

chuẩn của Bộ Tài nguyên & Môi trường

Phương pháp thống kê: Ứng dụng để xử lý, phân tích các số liệu liên quan đến

điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại khu vực thực hiện nhiệm vụ

Phương pháp dự báo: Dựa vào các tài liệu, số liệu sẵn có, phân tích số liệu,

sẽ dự báo xu thế biến đổi chất lượng nước trên địa bàn

Trang 12

6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại vùng nghiên cứu (đoạn sông VCĐ chảy qua huyện Bến Lức)

 Khảo sát các nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường nước mặt tại địa bàn nghiên cứu

 Thu thập các số liệu quan trắc, tổng quan về hiện trạng chất lượng nước của khu vực trong những năm gần đây

 Lấy mẫu, phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng nước mặt ở các điểm lựa chọn

 Dựng đồ thị minh họa các chỉ tiêu đo được qua các lần quan trắc để nhận xét

sự biến đổi chất lượng nước mặt theo thời gian

 Đánh giá nhanh chất lượng nước, báo cáo sử dụng kết hợp việc tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI )

 Tìm hiểu và giải thích nguyên nhân của sự biến đổi đề ra phương hướng giải quyết Đề xuất các giải pháp quản lý thống nhất và tổng hợp bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ

Trang 13

Là một địa bàn chiến lược về kinh tế và quân sự của thành phố Hồ Chí Minh,

là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ Huyện Bến Lức phía Bắc giáp huyện Đức Hoà, huyện Đức Huệ; phía Đông giáp huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước, huyện Tân Trụ; phía Tây giáp huyện Thủ Thừa

Quốc lộ 1A là trục giao thông chính của Quốc gia nối liền địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đồng bằng sông Cửu Long đi qua huyện Bến Lức, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, tiếp cận nhanh chóng những thông tin mới nhất trong nước, hoà nhập với kinh tế thị trường, phát triển nhiều loại hình dịch

vụ, hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá giữa miền Tây lên Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại

Từ những thuận lợi về nhiều mặt kể trên, đã tạo điều kiện cho huyện Bến Lức phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ, trong đó phát triển công nghiệp là một mũi nhọn đột phá trong các ngành của địa phương

Trang 14

Hình 1.1 Bản đồ huyện Bến Lức và các khu vực lân cận 1.1.2 Đặc điểm khí hậu

Huyện Bến Lức có khí hậu nhiệt đời gió mùa với nền nhiệt độ cao đều quanh năm Lƣợng mƣa khá lớn và phân bổ theo mùa Lƣợng mƣa trung bình hàng năm của huyện là 1.625 mm nhƣng phân bổ không đều theo năm Mƣa tập trung từ tháng 5 tới tháng 10 chiếm 85% tổng lƣợng mƣa trong năm Những tháng còn lại là mùa khô, mƣa ít, lƣợng mƣa chiếm 15% tổng lƣợng mƣa cả năm Chế độ mƣa tác động mạnh

mẽ đến sản xuất nông nghiệp của huyện Phần lớn huyện Bến Lức sản xuất hai vụ lúa/năm; vụ hè thu sử dụng giống ngắn ngày năng suất cao, vụ đông xuân sản xuất lúa đặc sản

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.630 giờ, trung bình ngày 7,2 giờ nắng Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3, khoảng 267 giờ, tháng 8 có

số giờ nắng ít nhất khoảng 189 giờ Nhiệt độ trung bình hàng năm 270C Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 82,79%

Trang 15

Huyện Bến Lức chịu tác động của hai vùng khí hậu có các yếu tố đặc trưng khác nhau: miền Đông nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, được chia thành hai mùa rõ rệt:

 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11

 Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

1.1.2.1 Nhiêt độ

 Nhiệt độ bình quân năm 27,7oC

 Nhiệt độ bình quân cao nhất 38 o

 Từ tháng 1 đên tháng 4 hướng gió Đông và Đông Nam

 Từ tháng 5 đến tháng 10 hướng gió Tây và Tây Nam

 Tù tháng 11 đến tháng 12 là gió Bắc

Tốc độ gió bình quân là 2,8 m/s

Tốc độ gió bình quân tháng lớn nhất: tháng 8 là 3,4 m/s

Trang 16

Tốc độ gió bình quân tháng nhỏ nhất: tháng 11, 12 là 2,3 m/s

Hằng năm Bến Lức có khoảng 140 ngày mưa giông, tập trung từ tháng 4 đến tháng 11, mỗi tháng có từ 12 – 22 ngày giông Giông thường kèm theo gió mạnh và mưa lớn

1.1.2.5 Mưa

Lượng mưa bình quân năm là 1.886,2 mm, lượng mưa giảm dần về phía Tây

Số ngày mưa cả năm là 199 ngày và chia theo mùa

Từ tháng 12 đến tháng 3 là mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm từ 10 – 15% tổng lượng mưa cả năm (khoảng 150 – 200 mm)

Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa chiếm tới 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm (khoảng 1.450 – 1.600 mm)

Tháng 4 và tháng 11 là 2 tháng chuyển tiếp

Tháng 7 và tháng 8 tuy là các tháng trong mùa mưa nhưng có xuất hiện thời gian không mưa, kéo dài từ 7 – 15 ngày, có khi dài hơn, gây hạn cho cây trồng, nhân dân gọi là hạn Bà Chằng

Các tháng 8, 9, 10 là các tháng mưa lớn chiếm tới 49% tổng lượng mưa cả năm lại trùng vào mùa lũ nên vấn đề tiêu thoát nước rất quan trọng để đảm bảo sản xuất

1.1.3 Chế độ thủy văn và dòng chảy mặt

1.1.3.1 Mực nước và thủy triều

Chế độ mực nước khu vực chủ yếu bị ảnh hưởng thủy triều Biển Đông theo

Trang 17

chế độ bán nhật triều, biên độ dao động > 2m và < 2m vào mùa lũ và giữ nguyên chế

độ dòng chảy thủy triều theo hướng chảy ngược thượng nguồn theo chu kỳ triều

Chế độ mực nước toàn năm trên sông VCĐ có cao hơn chút ít do nhận nước của các công trình thủy lợi thượng nguồn, khả năng truyền triều, mặn nhanh khoảng 0,09g/l-km

Do bình quân đỉnh triều biến đổi từ 0,66 – 0,95m nên khả năng tưới tự chảy bị hạn chế, chỉ có các vùng ven sông trong mùa mưa chân triều thấp nên việc tiêu nước

dễ dàng Đến tháng 9, tháng 10 có nước lũ về, đỉnh triều cao nên cần có đê để bảo vệ

đê cao từ +1,9 đến +2,2m

1.1.3.2 Lưu lượng

Sau khi có hồ Dầu Tiếng lưu lượng nước mùa kiệt của sông VCĐ được bổ sung 1,8 lần cải thiện được chất lượng nước và chế độ mặn cho khu vực Đức Hòa, Đức Huệ và Bến Lức

Nước sông VCĐ bị chua, pH < 5 vào các tháng 5,6,7,8

Nguyên nhân chua trên sông VCĐ do sông chảy qua vùng đất phèn, khi mưa phèn được rửa và đổ ra sông gây chua

Trang 18

1.1.3.5 Tình hình lũ

Huyện Bến Lức ít bị ảnh hưởng của lũ, những năm lũ lớn, bão và triều cường gây ra ngập lụt ở các xã có độ cao thấp ven sông Để giải quyết ván đề này cần xây dựng hệ thống đê bao và cống dưới đê

1.1.3.6 Vấn đề tưới tiêu

Về tưới: nguồn nước tưới cung cấp cho huyện Bến Lức là sông VCĐ được bổ sung từ nước xả hồ Dầu Tiếng qua kênh Tây Việc chuyển nước ngọt từ sông VCĐ vào kênh rạch nhờ hệ thống cống điều tưới, cống qua đê và nước được trữ tại đó để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt

Về tiêu: ngập úng trong khu vực do mưa lụt và triều cường do đó cần phải xây dựng hệ thống đê bao, cống tiêu qua đê và lợi dụng chênh lệch triều cường để tiêu theo hướng tự chảy qua các cống điều tiết dưới đê là chính

1.1.4 Mạng lưới sông ngòi

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia chảy ra biển Đông qua địa phận Bến Lức với chiều dài 21 km, với chiều rộng trung bình 200- 235 m, sâu 11- 12 m Vào mùa cạn lượng nước trên sông không đáng kể, lưu lượng trung bình chỉ có 11

m3/s, hạ lưu chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều

Sông Bến Lức chảy từ Đông sang Tây nối sông Sài Gòn tại chợ Đệm với sông VCĐ tại Bến Lức, có chiều dài 33 km, sông rộng trung bình 40m đến 60m, độ sâu khoảng 5m, đây là trục tiêu cho khu vực Bến Lức, Bình Chánh, Nhà Bè và nội thành thành phố Hồ Chí Minh Là trục giao thông thủy quan trọng nối liền các tỉnh Miền Tây với thành phố Hồ Chí Minh, có giáp nước tại cầu Bình Điền, là ranh giới giữa nước chua

và nước ngọt đầu mùa mưa Phần chảy qua huyện Bến Lức dài 7,8km chia huyện Bến Lức thành 2 vùng Bắc và Nam

Trang 19

Kênh Thủ Đoàn nối liền sông Vàm Cỏ Đông với sông Vàm Cỏ Tây cùng với mạng lưới kênh rạch khá dày đặc tạo thành hệ thống thuỷ lợi và giao thông quan trọng trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

1.1.5 Đặc điểm địa hình – địa chất

Bến Lức là vùng có địa hình bằng phẳng, nếu xét theo kiểu địa hình thì địa hình huyện Bến Lức cao ở các xã phía Nam và thấp ở các xã phía Bắc, địa hình thấp dần từ Nam sang Bắc và được chia làm 2 vùng địa hình khác nhau, lấy sông Bến Lức, kênh Nước Mục – kênh Ngang – kênh bà Vụ - kênh số 11 – kênh số 10 và kênh Thủ Đoàn (Thủ Thừa) làm ranh giới

Các xã phía Nam sông Bến Lức và kênh Thủ Thừa (gọi là vùng phía Nam huyện) gồm thị trấn Bến Lức và các xã An Thạnh, Thanh Phú, Tân Bửu, Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, Nhựt Chánh, Thạnh Đức có độ cao trung bình từ 0,75 – 1,5m

so với mực nước biển trong đó diện tích có độ cao trên 0,5 – 1m chiếm 87,5% diện tích toàn vùng Đây là vùng sản xuất lúa chủ yếu của huyện Bến Lức

Đất đai khu vực phía nam của huyện bằng phẳng và tương đối cao thuận tiện trong xây dựng đô thị, các khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp

Các xã phía Bắc sông Bến Lức và kênh Thủ Thừa (gọi là vùng phía Bắc huyện) gồm các xac Thạnh Lợi, Thạnh Hòa, Bình Đức, Lương Bình, Lương Hòa, Tân Hòa có độ cao trung bình 0,4 – 0,76m Trong đó có độ cao 0,4 – 0,5m chiếm khoảng 49% Độ cao từ 0,5 – 0,76 chiếm khoảng 49% và độ cao thấp hơn 0,4m chiếm khoảng 2% so với mực nước biển

1.1.6 Hiện trạng dân số - lao động

Dân số huyện Bến Lức có 152,794 người (theo số liệu dân số tính đến tháng 5 năm 2013), tốc độ tăng dân số 1,16% Mật độ dân số là 433 người/km2, lớn gấp 1,93 lần so với mật độ toàn tỉnh

Trang 20

Bảng 1.1 Thống kê dân số huyện Bến Lức Tên đơn vị hành chính Diện tích

(km 2)

Dân số (Người)

Mật độ dân số (Người/km 2 )

1.1.7 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

Quốc lộ 1A là trục giao thông đường bộ chính của Quốc gia nối liền địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đồng bằng sông Cửu Long đi qua huyện Bến Lức; ngoài ra, còn có các tuyến đường bộ Quốc gia đi qua huyện Bến Lức như: đường Quốc lộ N2, đường Quốc lộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, đường Quốc lộ cao tốc Bến Lức – Long Thành, tạo điều kiện cho huyện Bến Lức phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, tiếp cận nhanh chóng những thông tin mới nhất trong nước, hoà nhập với kinh tế thị trường, phát triển nhiều loại hình dịch vụ, hình

Trang 21

thành các điểm trung chuyển hàng hoá giữa miền Tây lên Thành phố Hồ Chí Minh và

ngược lại

Về cơ bản, kinh tế huyện được chia thành 2 vùng:

 Vùng phía Nam của huyện với hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện, có tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, dân cư tập trung đông đúc, có nhiều khu đô thị và khu - cụm công nghiệp nên có thể xem đây là địa bàn

―động lực‖ phát triển của huyện

 Vùng phía Bắc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực

là mía, chanh, thơm Gần đây, với sự phát triển chung của tỉnh, nhiều khu - cụm công nghiệp mới được hình thành theo trục tỉnh lộ 830, làm cho diện mạo kinh

tế vùng này có nhiều thay đổi

Huyện Bến Lức được quy hoạch 12 khu công nghiệp, nhiều nhất tỉnh, tổng diện tích khoảng 1.540 ha Ngày 29 tháng 04 năm 2010, huyện đã tiếp nhận được hơn

16 dự án khu, cụm công nghiệp, đã tiến hành bồi thường và san lấp mặt bằng 1.022

ha, trong đó có 6/9 khu công nghiệp đã triển khai và đi vào động với hơn 833 ha Huyện Bến Lức có các KCN đang hoạt động như KCN Thuận Đạo, KCN Vĩnh Lộc

Trang 22

100% trường học, trạm y tế, bệnh viện, cơ quan có hố xí hợp vệ sinh; 100% hộ chăn nuôi xử lý chất thải Đến năm 2020: 100% K/CCN có hệ thống xử lý nước thải; Hoàn thành hệ thống tách nước thải tại các đô thị cũ,

1.2 TỔNG QUAN VỀ SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG

Sông VCĐ với diện tích lưu vực 6.000km2 thôn Suông, tỉnh Compong Chàm – Campuchia ở độ cao 150 m so mực nước biển, đi qua Việt Nam tại Xamat và chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc rồi vào địa phận tỉnh Long An qua các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức theo hướng Đông Nam và nối với sông Vàm

Cỏ Tây (VCT) tại huyện Tân Trụ thành sông Vàm Cỏ Lớn đổ ra cửa Soài Rạp

Đoạn sông Vàm Cỏ Đông đi qua Long An dài 145km, rộng trung bình 400m,

độ sâu đáy sông ở cầu Đức Huệ là -17m, ở cầu Bến Lức là -21m Sông Vàm Cỏ là phụ lưu cấp 1 của sông Đồng Nai, hợp thành do hai nhánh: sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây Sông VCĐ nối với VCT bằng các kênh ngang, sông VCĐ nối với sông Sài Gòn, sông Đồng Nai qua kênh Thầy Cai, An Hạ, sông Bến Lức Vì có nhiều nhánh sông nhỏ, nên VCĐ rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác (chủ yếu là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long) Sông VCĐ là nguồn nước tưới tiêu cho các huyện Đức Hoà, Đức Huệ, Bến Lức với diện tích trồng lúa khoảng 84.000ha

Mực nước năm trên sông VCĐ chịu ảnh hưởng của bán nhật triều biển Đông, với Mmax: +1,48m; Mmin: -1,96m; Qkiệt: 57,3 m3/s; QTB: 107,4 m3/s; Qlũ: 467 m3/s Bến Lức ít bị ảnh hưởng của lũ

Ngoài vai trò là tuyến giao thông thủy quan trọng để vận chuyển hàng hóa, sông VCĐ còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp (nhất là cho huyện Đức Hòa, Bến Lức), tiêu thoát nước, xả phèn, tiếp nhận, pha loãng nước thải công nghiệp và sinh hoạt dân cư

Trang 23

Hình 1.2 Sơ đồ phân chia từng đoạn sông VCĐ trên địa bàn huyện Bến Lức, gắn với

Trang 24

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tiến hành thực hiện tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thu thập thông tin tài liệu, phương pháp tham vấn ý kiến, phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu, phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia Các bước thực hiện sẽ được mô tả như trong hình 2.1

Hình 2.1 Các bước thực hiện nghiên cứu

Lựa chọn vị trí, phương pháp lấy mẫu, phân tích

Tham vấn ý kiến chuyên gia

Trang 25

2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phương pháp thu thập thông tin tài liệu là một trong những phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhằm thu thập thông tin thông qua các loại sách báo, tài liệu, báo cáo, đánh giá chất lượng nước mặt nhằm mục đích tìm kiếm, chọn lọc những khái niệm và tư tưởng cơ bản trong việc xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu

Phương pháp này đánh giá được hầu hết các yếu tố có liên quan, và hiện trạng môi trường Đó là các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân sinh Do đó, việc thu thập các tài liệu liên quan đến khu vưc nghiên cứu là cần thiết Các tài liệu đó là:

- Các tài liệu và số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực thuộc sông Vàm Cỏ Đông

- Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Long An các năm trước

- Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông các năm trước

- Các số liệu đo đạc, khảo sát về môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông năm

2013

- Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt sông VCĐ, các nguồn xả thải vào nguồn nước, tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn, hiện trạng môi trường không khí

- Các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên đề liên quan đến nội dung luận văn nghiên cứu

- Phương pháp thu mẫu nước mặt, phương pháp phân tích một số chỉ tiêu cơ bản

để đánh giá chất lượng nước

2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

Phương pháp này bao gồm quá trình điều tra, quan sát thực địa nhằm mục đích

so sánh, xác thực với tài liệu đã được thu thập, để có cái nhìn thực tế, hiểu rõ hơn về tình hình của địa phương

Trang 26

Tiến hành khảo sát trên địa bàn huyện Bến Lức, xung quanh sông VCĐ đoạn chảy qua huyện Bến Lức về tập quán sinh hoạt của người dân, các cơ sở sản xuất có nguồn thải vào môi trường nước Đồng thời xác định một cách trực tiếp màu sắc, mùi

và hiện trạng vệ sinh môi trường tại khu vực nghiên cứu Kết quả của quá trình khảo sát là cơ sở xác định vị trí lấy mẫu đại diện sao cho phù hợp để đánh giá chất lượng nước mặt sông VCĐ đoạn chảy qua huyện Bến Lức cũng như xác định các tác động đến chất lượng nước

2.3.1 Phương pháp lựa chọn vị trí quan trắc

Dựa vào kết quả điều tra, khảo sát thực địa khu vực, các vị trí đặc trưng ở sông VCĐ đoạn chảy qua huyện Bến Lức là các khu vực gần nơi trồng trọt, nơi thoát nước

sinh hoạt của người dân và các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước

Bảng 2.1 Vị trí quan trắc chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện

Bến Lức

Stt Vị trí thu

mẫu

Ký hiệu

Tọa độ địa lý Các nguồn tiềm ẩn tác động đến

môi trường nước sông Kinh độ Vĩ độ

1 Gần chợ

Hựu Thạnh M01

106o25’39,84‖E

10o47’38,37‖N

+ Nước thải từ khu dân cư, chợ Hựu Thạnh ven sông

+ Lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông Vàm Cỏ Đông theo triều

10o47’27,18‖N

Các chất thải và ô nhiễm theo kênh Thầy Cai – An Hạ (nơi tập trung nhiều KCN, các cơ sở công nghiệp phân tán, các cơ sở chăn nuôi, bãi rác, ) đổ ra sông Vàm Cỏ Đông lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông Vàm Cỏ Đông theo triều

Trang 27

Stt Vị trí thu

mẫu

Ký hiệu

Tọa độ địa lý Các nguồn tiềm ẩn tác động đến

môi trường nước sông Kinh độ Vĩ độ

Nước thải từ các khu dân cư, KCN

và các cơ sở công nghiệp phân tán

ở khu vực xã Lương Bình huyện Bến Lức

+ Lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông Vàm Cỏ Đông theo triều

7

Cầu Bến

Lức

VCĐ-02

Trang 28

Stt Vị trí thu

mẫu

Ký hiệu

Tọa độ địa lý Các nguồn tiềm ẩn tác động đến

môi trường nước sông Kinh độ Vĩ độ

2.3.2 Phương pháp thu mẫu nước

Căn cứ theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường về phương pháp thu mẫu phục vụ cho việc phân tích hóa lý theo phương pháp thu mẫu nước sông: TCVN 6663-6:2008 Cụ thể là mẫu được lấy ở giữa dòng và hai bên bờ

Việc lấy mẫu được thực hiện vào 2 ngày 15 – 16/01/2014 Tráng chai mẫu từ 1-2 lần trước khi lấy với thể tích là 02 lít

2.3.3 Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu

Phương pháp bảo quản mẫu tại hiện trường thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, theo TCVN 6663-3:2008 về hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu

Nội dung thực hiện:

- Bảo quản lạnh từ 1°C – 5°C: áp dụng đối với một số thông số theo TCVN 6663-3:2008 nêu tại bảng 2.2

Trang 29

- Bảo quản mẫu bằng hóa chất: axit hóa bằng H2SO4 1:1và HNO3 1:1 đối với một số thông số nêu tại bảng 2.2

Dụng cụ chứa mẫu: sử dụng bình nhựa (polyvinyl etylen) hoặc chai thủy tinh tùy theo thông số

Bảng 2.2 Phương pháp bảo quản mẫu theo TCVN đối với từng loại thông số

mẫu yêu cầu (ml)

Yêu cầu bình chứa

Phương pháp bảo quản

2.3.4 Phương pháp đo đạc và phân tích mẫu

Mẫu được phân tích trực tiếp tại PTN Trung tâm Quan trắc và Dịch vụ kỹ thuật Môi trường tỉnh Long An

Trang 30

Bảng 2.3 Phương pháp phân tích các thông số

Đo tại hiện trường

5 Nhu cầu oxy hóa học (COD) TCVN 6491-1999

Phân tích tại PTN

6 Nhu cầu oxy hóa sinh sau 5

Trang 31

nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thuỷ sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2 (gọi tắt là QCVN: 08)

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dùng phần mềm Microsoft Excel 2010

để xử lý số liệu và biểu diễn kết quả thông qua các biểu đồ, bảng biểu

- Ngoài ra, đối với các số liệu phân tích chất lượng nước sử dụng phương pháp chuẩn độ còn được xử lý thô bằng cách sử dụng các công thức tính toán để đưa ra kết quả phù hợp

2.5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC (WQI)

Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước nhằm đánh giá nhanh chất lượng nước mặt sông VCĐ đoạn chảy qua huyện Bến Lức

Để có thể đánh giá nhanh chất lượng nước, báo cáo sử dụng kết hợp việc tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI ) được ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục Môi trường

Chỉ số WQI được tính toán dựa vào công thức:

3 / 1 2

1

5

1 5

a

pH

WQI WQI

WQI

WQI WQI

[1] Trong đó:

WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD,

N-NH4+, P-PO4

3-WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục

WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform

WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH

Bảng 2.4 Phân loại chỉ số chất lượng nước theo WQI

Ngày đăng: 16/12/2015, 12:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Long An năm 2006-2012 Khác
2. Báo cáo chuyên đề: Quy hoạch môi trường tỉnh Long An đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020 Khác
3. Báo cáo quan trắc chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông năm 2013 Khác
4. Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể phát triển Kinh tế -xã hội tỉnh Long An đến năm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Khác
5. Nguyễn Minh Lâm. Thực trang ô nhiễm và định hướng các giải pháp quản lý chất lương nước sông Vàm Cỏ Đông.II. Tài liệu trực tuyến Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w