Đánh giá hiện trạng khai thác thủy sản và tiềm năng nguồn lợi thủy sản ở lưu vực sông vàm cỏ đông đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
- -
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THỦY SẢN VÀ
TIỀM NĂNG NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở LƯU VỰC
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ HỒNG THẮNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
8/2005
Trang 2ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THỦY SẢN VÀ
TIỀM NĂNG NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH
Thực hiện bởi
Lê Hồng Thắng
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản
Giáo viên hướng dẫn: TS Vũ Cẩm Lương
Thành phố Hồ Chí Minh
8 – 2005
Trang 3ii
TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiện trạng khai thác thủy sản và tiềm năng nguồn lợi thủy sản ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh” được thực hiện từ ngày 17/04/2005 đến ngày 08/08/2005 tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh với 37 hộ khai thác thủy sản được điều tra theo biểu mẫu chuẩn bị sẵn
Kết quả điều tra cho thấy những hộ khai thác thủy sản đa số là người dân địa phương với trình độ học vấn thấp Mặt dù mức độ đầu tư vào khai thác thủy sản cao nhưng lợi nhuận đem lại từ khai thác thủy sản khá thấp
Những hộ khai thác thủy sản thường sử dụng các loại ngư cụ như: lưới bén, đăng mé, lưới kéo … để khai thác thủy sản Các hình thức khai thác bị cấm vẫn còn được sử dụng như: chất nổ, chích điện Các loài cá đánh bắt phổ biến là cá lăng, thát lát, rô đồng, lóc đen, trê vàng, chốt, lòng tong … Có sự suy giảm nhiều về mặt sản lượng và thành phần loài cá khai thác ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông … Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm do nhà máy mì, nhà máy mía đường và lục bình quá dày trên sông đã và đang làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản
Bản đồ hiện trạng khai thác thủy sản và tiềm năng nguồn lợi thủy sản ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh được thiết lập, cho thấy tiềm năng phát triển về khai thác thủy sản của các vùng nhất định ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đọan chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Trang 4iii
ABSTRACT
This thesis was carried out from 17 April to 31 August 2005 in Chau Thanh Dist, Tay Ninh Provinces and in Nong Lam University 37 fishing house holds were investigated through a prepared questionnaire
The main results are as follows:
Most of fisherman were in low education level Although their investment was rather high, the returns from fisheries were rather low
Common fishing gears such as drag net, weir, drift net, etc were used for fishing in Vam Co Dong River For bidden fishing gears are still being used, such as explosive, electric fishing, etc the common catching species were wala catfish, feather black, climbing perch, snake head, walking catfish, mystusfish, etc there was
a reduction, of catching yield and the number of fish species to be catched Besides, pollution from factonies as well as high density of water hyacinth affected fishing activities in Vam Co Dong River
Maps of the current state of fishing activity and potential of fisheries resources were established, indicating a development potential to exploit fishery resources in the surveyed areas in the basin of Vam Co Dong River belongs to Chau Thanh District, Tay Ninh Provinces
Trang 5iv
CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản đã quan tâm hổ trợ trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài tốt nghiệp
Quí Thầy, Cô Khoa Thủy Sản và các Khoa khác đã tận tình dạy bảo trong suốt thời gian học tập tại trường
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Vũ Cẩm Lương
Đồng thời gửi lời cám ơn chân thành đến:
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được nhiều sự quan tâm sâu sắc và giúp đỡ nhiệt tình từ các cấp chính quyền địa phương Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản, Cục Thống Kê, Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh Tây Ninh Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Tây Ninh, các Phòng Kinh Tế – Hạ Tầng Nông Thôn, Phòng Thống Kê, Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Châu Thành, các hộ khai thác thủy sản dọc theo sông Vàm Cỏ Đông … Nhân đây chúng tôi chân thành cảm ơn!
Các anh chị, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài
Do thời gian và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên quá trình thực hiện và hoàn tất luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót, kính mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn
Trang 6v
MỤC LỤC
2.1 Khái Quát Về Nguồn Lợi Và Hiện Trạng Khai Thác Thủy Sản Ở Việt Nam 3
2.1.3 Sự suy giảm của nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam 4
2.2 Khái Quát Về Nguồn Lợi Và Hiện Trạng Khai Thác Thủy Sản Ở Tây Ninh 6
2.2.3 Hiện trạng khai thác thủy sản ở huyện Châu Thành 7
2.3 Vấn Đề Quản Lý Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Việt Nam Và
2.3.1 Vấn đề quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam 7 2.3.2 Vấn đề quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở huyện Châu Thành,
Trang 7vi
3.3.1 Phương pháp phân tích xử lý số liệu điều tra 21
3.4.1 Xếp hạng các yếu tố tiềm năng cho khai thác thủy sản 22
4.2 Thông Tin Chung Về Điều Kiện Kinh Tế – Xã Hội Của Nông Hộ 24
4.2.1 Độ tuổi của chủ hộ khai thác thủy sản 24
4.2.2 Trình độ học vấn của chủ hộ khai thác thủy sản 25
4.2.3 Số nhân khẩu và số lao động trong gia đình của các hộ khai thác thủy sản 26 4.2.4 Nguồn gốc lực lượng lao động và địa bàn cư trú của các hộ
4.2.5 Cơ hội nghề nghiệp phụ của các hộ khai thác thủy sản 31
4.2.8 Nguồn vốn đầu tư vào khai thác thủy sản 33
4.2.9 Vấn đề tổ chức quản lý khai thác thủy sản 34
4.3.3 Trình độ các loại ngư cụ khai thác thủy sản phổ biến 37
Trang 8vii
4.3.7 Yếu tố ảnh hưởng đến khai thác thủy sản 50
4.3.8 Dự định trong tương lai về khai thác thủy sản 51
4.4.2 Giá trị các loài cá được khai thác phổ biến 53
4.4.4 Biến động thành phần loài cá được khai thác 54
4.4.5 Nguyên nhân chính làm suy giảm thành loài cá được khai thác phổ biến 55
4.5 Hiệu Quả Kinh Tế Của Các Hộ Khai Thác Thủy Sản 56
4.6 Bản Đồ Hiện Trạng Khai Thác Và Tiềm Năng Nguồn Lợi Thủy Sản 59
4.6.1 Bản đồ điều kiện kinh tế – xã hội của các hộ khai thác thủy sản 60
4.6.2 Bản đồ hiện trạng khai thác thủy sản của các hộ khai thác thủy sản 62
4.6.4 Bản đồ hiệu quả kinh tế của các hộ khai thác thủy sản 66
4.6.5 Bản đồ quy hoạch phát triển vùng khai thác thủy sản và tiềm năng
PHỤ LỤC
Trang 9viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
2.2 Diện tích – đơn vị hành chính của các xã, thị trấn năm 2004 9
2.3 Các yếu tố thời tiết ở các trạm khí tượng quanh huyện Châu Thành 12
2.4 Phân bố và đặc điểm các địa hình huyện Châu Thành 14
2.7 Phân bố số dân, số hộ, diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2004 17
4.1 Phân vùng bốn khu vực khảo sát của lưu vực sông Vàm Cỏ Đông
đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 23
4.2 Độ tuổi của các chủ hộ khai thác thủy sản được điều tra ở huyện
4.3 Trình độ học vấn của các chủ hộ khai thác thủy sản được điều tra
4.4 Số nhân khẩu trong gia đình của các hộ khai thác thủy sản được điều tra
4.5 Số lao động trong gia đình của các hộ khai thác thủy sản được điều tra
4.6 Nguồn gốc lực lựơng lao động của các hộ khai thác thủy sản được điều tra
4.7 Địa bàn cư trú của các hộ khai thác thủy sản được điều tra ở huyện
4.8 Cơ hội nghề nghiệp phụ của các hộ khai thác thủy sản được điều tra ở
4.9 Kinh nghiệm khai thác của các hộ khai thác thủy sản được điều tra
4.10 Tình hình hoạt động khuyến ngư cho các hộ khai thác thủy sản
được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 33
4.11 Nguồn vốn đầu tư vào khai thác thủy sản của các hộ khai thác
thuỷ sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 33
4.13 Địa bàn khai thác thủy sản của các hộ khai thác thủy sản được điều tra
4.14 Loại ngư cụ khai thác thủy sản của các hộ khai thác thủy sản được
Trang 10ix
4.15 Trình độ các loại ngư cụ khai thác thủy sản phổ biến của các hộ khai thác
thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 37 4.16 Phương tiện khai thác thủy sản của các hộ khai thác thủy sản được
4.17 Thời gian khai thác thủy sản trong năm của các hộ khai thác thủy sản
được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 47 4.18 Thời gian khai thác thủy sản trong tháng của các hộ khai thác
thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 48 4.19 Tiêu thụ sản phẩm thủy sản của các hộ khai thác thủy sản được điều tra
4.20 Yếu tố ảnh hưởng đến khai thác thủy sản của các hộ khai thác
thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 49 4.21 Dự định trong tương lai về khai thác thủy sản của các hộ khai thác
thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 51 4.22 Số loài cá được khai thác của các hộ khai thác thủy sản được điều tra
4.23 Giá trị các loài cá được khai thác phổ biến của các hộ khai thác thủy sản
được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 53 4.24 Biến động sản lượng khai thác của các hộ khai thác thủy sản được
4.25 Biến động thành phần loài cá được khai thác của các hộ khai thác
thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 54 4.26 Nguyên nhân chính làm suy giảm thành phần loài cá được khai thác
phổ biến của các hộ khai thác thủy sản được điều tra ở huyện
4.27 Hiệu qủa kinh tế của các hộ khai thác thủy sản được điều tra ở
4.28 Bảng xếp hạng yếu tố tiềm năng về điều kiện kinh tế – xã hội của
các hộ khai thác thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành,
4.29 Bảng xếp hạng yếu tố tiềm năng về hiện trạng khai thác thủy sản
của các hộ khai thác thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành,
4.30 Bảng xếp hạng yếu tố tiềm năng về nguồn lợi thủy sản của các hộ
khai thác thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 64 4.31 Bảng xếp hạng yếu tố tiềm năng về hiệu quả kinh tế của các hộ
khai thác thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 66 4.32 Bảng xếp hạng tổng hợp các yếu tố tiềm năng của các hộ khai thác
thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 68
Trang 11x
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
4.1 Độ tuổi của các chủ hộ khai thác thủy sản được điều tra ở huyện
4.2 Trình độ học vấn của các chủ hộ khai thác thủy sản được điều tra ở
4.3 Số nhân khẩu trong gia đình của các hộ khai thác thủy sản được
4.4 Số lao động trong gia đình của các hộ khai thác thủy sản được điều tra
4.5 Nguồn gốc lực lượng lao động của các hộ khai thác thủy sản được
4.6 Địa bàn cư trú của các hộ khai thác thủy sản được điều tra ở huyện
4.7 Cơ hội nghề nghiệp phụ của các hộ khai thác thủy sản được điều tra ở
4.8 Kinh nghiệm khai thác của các hộ khai thác thủy sản được điều tra
4.9 Nguồn vốn đầu tư vào khai thác thủy sản của các hộ khai thác
thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 34 4.10 Địa bàn khai thác thủy sản của các hộ khai thác thủy sản được điều tra
4.11 Loại ngư cụ khai thác thủy sản của các hộ khai thác thủy sản được
4.12 Phương tiện khai thác thủy sản của các hộ khai thác thủy sản được điều tra
4.13 Thời gian khai thác thủy sản trong năm của các hộ khai thác thủy sản
được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 47 4.14 Thời gian khai thác thủy sản trong tháng của các hộ khai thác
thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 48 4.15 Dự định trong tương lai về khai thác thủy sản của các hộ khai thác
thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 51 4.16 Số loài cá được khai thác của các hộ khai thác thủy sản được điều tra
4.17 Biến động thành phần loài cá được khai thác của các hộ khai thác
thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 55 4.18 Nguyên nhân chính làm suy giảm thành phần loài cá khai thác
Trang 12xi
4.19 Tổng chi phí, tổng doanh thu, lợi nhuận ròng ở các vùng của các hộ
4.20 Hiệu quả đồng vốn ở các vùng của các hộ khai thác thủy sản 59
2.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Thành và hệ thống sông
4.1 Các hộ khai thác thủy sản sinh sống trên ghe thuyền lớn 30 4.2 Các hộ khai thác thủy sản sinh sống trên ghe thuyền nhỏ 30
4.16 Bản đồ tiềm năng về điều kiện kinh tế – xã hội của các hộ khai thác
thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 61 4.17 Bản đồ hiện trạng khai thác thủy sản ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông
đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 63 4.18 Bản đồ tiềm năng về nguồn lợi thủy sản của các hộ khai thác thủy sản
được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 65 4.19 Bản đồ tiềm năng về hiệu quả kinh tế của các hộ khai thác thủy sản
được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 67 4.20 Bản đồ tổng hợp các yếu tố tiềm năng của các hộ khai thác thủy sản
được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 69
Trang 13I GIỚI THIỆU
1.3 Đặt Vấn Đề
Đối với nước ta, nguồn lợi thủy sản có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân và khai thác nguồn lợi thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam Tương tự, nguồn lợi thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Tây Ninh Cùng với lúa gạo, nguồn lợi thủy sản là một trong những yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân vùng nông thôn Việc khai thác nguồn lợi thủy sản đã trở thành một kế mưu sinh của các hộ dân nghèo vùng nông thôn
Ngày nay, việc khai thác thủy sản nội địa ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự ô nhiễm từ các chất thải sinh hoạt, các chất thải của các nhà máy công nghiệp; thuốc trừ sâu, phân bón nông nghiệp; sự lạm thác với phương pháp khai thác hủy diệt như: sử dụng chích điện, chất nổ, ngư cụ khai thác không hợp lý … Việc khai thác này đã tác động đến cả cá bố mẹ lẫn cá con, khiến nguồn lợi tự nhiên không còn khả năng phát triển, dẫn đến việc suy giảm sản lượng là điều không thể tránh khỏi
Ở Tây Ninh, hiện nay các hộ khai thác thủy sản sống ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Châu Thành đang đứng trước nguy cơ phải chuyển nghề khác để đảm bảo đời sống của họ, do tình trạng ô nhiễm nguồn nước từ các nhà máy
mì, nhà máy mía đường và lục bình quá dày trên sông Trong những năm gần đây, sự
ô nhiễm được đặt trong tình trạng báo động, các loài cá đã bị chết rất nhiều, sản lượng khai thác thủy sản suy giảm rất nhiều Ngoài ra, việc khai thác thủy sản bằng chất nổ, chích điện và các loại ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ đã làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản Trên phương diện kỹ thuật khai thác, việc khai thác thủy sản của huyện vẫn còn ở qui mô nhỏ, hình thức khai thác cá nhân, tự phát, phương tiện khai thác tùy thuộc theo vùng
Xuất phát từ tình hình trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản – Trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá hiện trạng khai thác thủy sản và tiềm năng nguồn lợi thủy sản ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh”
Trang 141.4 Mục Tiêu Đề Tài
Mục tiêu chung là đánh giá hiện trạng khai thác thủy sản và tiềm năng nguồn lợi thủy sản ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Khảo sát tình hình kinh tế - xã hội của những hộ khai thác thủy sản sống ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh;
- Đánh giá hiện trạng khai thác thủy sản của những hộ khai thác thủy sản sống ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh;
- Đánh giá tiềm năng nguồn lợi thủy sản của lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh;
- Lập bản đồ hiện trạng khai thác thủy sản và tiềm năng nguồn lợi thủy sản ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Trang 15II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.5 Khái Quát Về Nguồn Lợi Và Hiện Trạng Khai Thác Thủy Sản Ở
Việt Nam
2.5.1 Nguồn lợi biển ở Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài 3.200 km với 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, đặt nền kinh tế biển vào một vị trí quan trọng (Bộ Thủy Sản, 1996)
Biển Việt Nam có khoảng 2.038 loài cá với 4 nhóm sinh thái chủ yếu: nhóm cá nổi 260 loài, nhóm cá gần tầng đáy 930 loài, nhóm cá đáy 502 loài và nhóm cá san hô 304 loài Giáp xác khoảng 1.640 loài trong đó có 70 loài tôm biển Nhuyễn thể khoảng trên 2.500 loài, quan trọng nhất là mực, sò, điệp, nghêu … Rong biển khoảng trên 650 loài, bên cạnh đó còn nhiều đặc sản quý như bào ngư, đồi mồi, ngọc trai … (Nguyễn Văn Tư, 2002)
Những đặc điểm quan trọng của các loài thủy sản Việt Nam: (Bộ Thủy Sản, 1996)
- Số loài nhiều, số lượng loài ít Do đó nếu tập trung khai thác cường độ cao trong một thời gian sẽ làm giảm sút năng suất khai thác đáng kể
- Trừ các loài cá nổi đại dương: cá thu, cá ngừ, cá chuồn … di cư xa, hầu hết các loài có giá trị kinh tế đều là đàn cá địa phương, ít di cư chủ yếu tập trung sống ở các vùng nước dưới 20m nước sâu, nhất là các khu vực biển chịu ảnh hưởng của cửa sông lớn, các vùng vịnh ven biển
- Nhiều loài cá kinh tế có mùa đẻ kéo dài, nhiều đợt Bãi đẻ chủ yếu ở các vùng nước nông ven bờ …
2.5.2 Nguồn lợi nội địa ở Việt Nam
Theo thống kê, diện tích có thể nuôi trồng thủy sản trong toàn quốc khoảng 1.379.038ha Trong đó: diện tích ao là 58.088ha, diện tích mặt nước lớn là 397.500ha, diện tích ruộng là 548.050ha, diện tích vùng triều là 290.700ha, diện tích vùng vịnh, đầm phá là 84.700ha (Bộ Thủy Sản, 1996)
Từ thống kê trên, dạng thủy vực nước ao chiếm tỉ lệ khá nhỏ, lại phân bố ở vùng đồng bằng, nơi đất chật người đông Vì vậy nên phát triển nuôi tăng sản ở thủy vực này hoặc những đối tượng có giá trị kinh tế cao
Trang 16Nguồn thủy sản vùng triều, đầm phá rất phong phú, đa dạng vì ở vùng bãi triều, cửa sông và rừng ngập mặn là nguồn dinh dưỡng và sinh sản của phần lớn các giống thủy sản của hai nguồn gốc nước ngọt và nước mặn Đặc biệt là tôm biển và rong câu
Thủy vực eo, vịnh hiện là nơi khai thác, nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá song, cá cam, cá tráp, tôm hùm, ngọc trai, đồi mồi, hải sâm, bào ngư, san hô màu …
Có khoảng 544 loài cá nước ngọt trong đó có 70 loài cá có giá trị kinh tế Có
186 loài cá nước lợ mặn và 700 loài giáp xác, nhuyễn thể (Nguyễn văn Tư, 2002)
2.5.3 Sự suy giảm của nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam
Ở một số vùng biển nước ta, nhất là các vùng ven bờ cũng như các vùng nước nội địa, nguồn lợi thủy sản đã giảm rất nghiêm trọng Nguyên nhân chính là do hoạt động của con người (Bộ Thủy Sản, 1996)
- Khai thác qúa mức với cường độ cao và sử dụng các loại ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ mang tính chất hủy diệt các loài thủy sản
- Việc sử dụng chất nổ, chích điện để đánh bắt thủy sản đã làm hủy diệt môi trường sống của các loài thủy sản và các đối tượng khai thác thủy sản
- Phá rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn để nuôi tôm, làm nông nghiệp, lấy gỗ, củi đun, than đã làm cho môi trường sống của nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng
- Phá hủy san hô để làm vôi, khai thác du lịch, làm đồ mỹ nghệ cũng làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sản
- Vấn đề ô nhiễm do nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt không được xử lý của khu công nghiệp và thành phố là đáng kể Việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu, trừ cỏ, phân bón hóa học không hợp lý đã tạo ra ngày càng nhiều độc tố gây
ô nhiễm các vùng nước
2.5.4 Hiện trạng khai thác thủy sản ở Việt Nam
Biển Việt Nam có khoảng 130 loài có giá trị thương mại, 30 loài thường xuyên được đánh bắt với trữ lượng 4,2 triệu tấn, sản lượng khai thác bền vững tối đa 1,7 triệu tấn/năm Sự phân bố trữ lượng cá ở các vùng biển được trình bày như sau: (Nguyễn Văn Tư, 2002)
Trang 17Bảng 2.1 Sự phân bố trữ lượng cá ở các vùng biển
Vùng biển Trữ lượng (tấn) Cho phép khai thác (tấn/năm)
Ngoài ra, khả năng khai thác của các loài giáp xác khoảng 50.000 – 60.000 tấn/năm, các loài nhuyễn thể khoảng 60.000 – 70.000 tấn/năm, các loài rong biển khỏang 45.000 – 50.000 tấn/năm
Nhìn chung nguồn lợi thủy sản ven bờ bị lạm thác trong khi nguồn lợi thủy sản
xa bờ còn lớn nhưng chưa khai thác hết Tổng sản lượng khai thác hải sản năm 2000 là 1.280.590 tấn
Theo Nguyễn Văn Tư, 2002 có khoảng 1,7 triệu ha thủy vực nội địa, trong đó:
- Khoảng 230 hồ tự nhiên và đầm phá với diện tích 34.600 ha, năng suất của hồ 250 kg/ha.năm
- Khoảng 2.470 hồ chứa nhân tạo với diện tích trên 300.000 ha, năng suất của hồ 17 kg/ha.năm (phía bắc) và 30 – 65 kg/ha.năm (phía nam)
- Khoảng 2.360 sông, trong đó có 100 sông lớn Năng suất của sông 8 – 10 kg/ha.năm (phía bắc) và 135 – 150 kg/ha.năm (phía nam)
- Khoảng 580.000 ha ruộng lúa trong đó có 12% thuộc đồng bằng sông Hồng và 88% thuộc đồng bằng sông Cửu Long
Có khoảng 72.000 chiếc tàu thuyền với tổng công suất 2,5 triệu CV và 29.000 thuyền thủ công Phần lớn tàu thuyền thiếu phương tiện thông tin liên lạc, phao cứu sinh, phương tiện an toàn hàng hải nên chỉ có khả năng đánh bắt vùng gần bờ
Nghề khai thác ở nước ta rất đa dạng và phong phú với qui mô cũng như tên gọi Theo thống kê chưa đầy đủ, có trên 20 loại nghề khác nhau được xếp vào 6 họ nghề chủ yếu: nghề lưới kéo, nghề lưới vây, nghề lưới rê, nghề mành vó, nghề câu, nghề khác
Việc sử dụng các loại ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ, chất nổ, chích điện, chất độc để khai thác thủy sản vẫn phổ biến ở nhiều nơi
Trang 182.6 Khái Quát Về Nguồn Lợi Và Hiện Trạng Khai Thác Thủy Sản Ở
Tây Ninh
2.6.1 Nguồn lợi thủy sản ở Tây Ninh
Tổng diện tích mặt nước trong toàn tỉnh Tây Ninh bao gồm hệ thống sông, suối, kênh, rạch và hồ chứa ước tính là khoảng 29.033ha, chiếm tỉ lệ gần 8% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (Sở Tài Nguyên & Môi Trường) Đây là nguồn tài nguyên đáng quan tâm trong lĩnh vực khai thác thủy sản cũng như nuôi trồng thủy sản
Nguồn lợi cá tự nhiên của tỉnh rất phong phú về thành phần giống loài: có hơn
52 loài cá phổ biến trong đó có 10 loài có giá trị kinh tế cao như cá thát lát, lươn đồng, cá lăng ( 3 loài), cá lóc, cá rô đồng, cá chạch (2 loài), cá cơm Ngoài ra có 9 loài cá có giá trị làm cảnh như cá thái hổ, cá hồng vện, lòng tong sọc, cá ngựa nam, cá ngũ vân, cá chốt cờ, cá sơn xiêm, cá bãi trầu, cá chạch bông
Những loài cá còn lại, tuy không có giá trị kinh tế nhưng một số loài cá vẫn được ưu chuộng trong bữa cơm gia đình của người dân thuộc tầng lớp trung bình và nghèo trong tỉnh như cá mè lúi, cá hố, cá linh, rô biển
Nhìn chung, nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở tỉnh Tây Ninh có chiều hướng suy giảm đáng kể Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác bừa bãi, thiếu ý thức bảo vệ nguồn cá giống (Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn tỉnh Tây Ninh, 1998)
2.6.2 Hiện trạng khai thác thủy sản ở Tây Ninh
Sản lượng đánh bắt thủy sản năm 2003 đạt 2.744 tấn tăng 1,12% so với năm
2002, trong đó sản lượng cá đạt 2.675 tấn tăng 1,29% so với năm 2002 Số hộ khai thác thủy sản tăng 54,11%, số lao động tham gia đánh bắt tăng 55%, bình quân sản lượng một hộ đánh bắt năm 2003 chỉ đạt 904 kg giảm so với năm 2002 (năm 2002 đạt 1,3 tấn) (Cục Thống Kê Tây Ninh, 2004)
Sản lượng đánh bắt thủy sản năm 2004 đạt 2.734 tấn giảm 0,35% so với năm
2003 Số hộ tham gia đánh bắt thủy sản là 4.914 hộ (Cục Thống Kê Tây Ninh, 2005)
Hiện nay, việc khai thác thủy sản của tỉnh vẫn còn ở qui mô nhỏ, hình thức khai thác cá nhân, tự phát, phương tiện khai thác tùy thuộc theo vùng Tuy nhiên, việc khai thác thủy sản bằng chất nổ, chích điện và các loại ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ đã làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản Vùng khai thác chủ yếu là ở trên sông Vàm Cỏ Đông, hồ Dầu Tiếng Mùa vụ khai thác chủ yếu là vào mùa mưa Các loài cá khai thác được là cá lăng, thát lát, rô đồng, cá lóc, cá cơm, cá ba kỳ, cá chạch, cá dảnh, tép … (Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn tỉnh Tây Ninh, 1998)
Trang 192.6.3 Hiện trạng khai thác thủy sản ở huyện Châu Thành
Sản lượng đánh bắt thủy sản năm 2003 đạt 442.418 kg tăng 8,22% so với năm
2002, trong đó sản lượng cá đạt 417.456 kg tăng 10,2% so với năm 2002 Số hộ đánh bắt thủy sản tăng 19,92%, số lao động tham gia đánh bắt tăng 32,52% so với năm
2002 (Phòng Thống Kê Châu Thành)
Sản lượng đánh bắt thủy sản năm 2004 đạt 589.272,8 kg tăng 33,19% so với năm 2003, trong đó sản lượng cá đạt 537.780,3 kg tăng 28,82% so với năm 2003 Số hộ đánh bắt thủy sản tăng so với năm 2003 Năm 2004 số hộ đánh bắt, số phương tiện đánh bắt, sản lượng đánh bắt tăng là do năm nay tính cả những hộ không chuyên nghiệp (những hộ thu nhặt thủy sản)
Khai thác thủy sản của huyện Châu Thành vẫn còn ở qui mô nhỏ, hình thức khai thác cá nhân, tự phát Địa bàn khai thác của các hộ khai thác thủy sản là ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, các rạch, ruộng lúa, bàu trũng Mùa vụ khai thác chủ yếu là vào mùa mưa Các loài cá khai thác được là cá lăng, thát lát, rô đồng, cá lóc, cá cơm, cá ba kỳ, cá chạch, cá dảnh, tép … (Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn tỉnh Tây Ninh, 1998)
2.7 Vấn Đề Quản Lý Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Việt Nam Và
Tây Ninh
2.7.1 Vấn đề quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam
Quản lý nguồn lợi thủy sản không chỉ đảm bảo việc tái sản xuất của các đối tượng khai thác, bảo vệ sự trong lành của môi trương sinh sống, bảo vệ các hệ sinh thái liên quan đến đời sống của sinh vật mà còn bao gồm cả việc nuôi trồng thủy sản
ở các vùng nước để bổ sung, tái tạo, làm giàu, phong phú nguồn lợi thủy sản Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước mắt và lâu dài bao gồm những vấn đề chủ yếu sau:
- Bảo vệ tốt môi trường, hệ sinh thái liên quan đến sinh sản, sinh trưởng và nơi tập trung của các đối tượng có giá trị kinh tế
- Vùng ven bờ vẫn là nơi chiếm sản lượng chủ yếu, vì vậy vấn đề tổ chức khai thác hợp lý, điều chỉnh nghề nghiệp vùng ven bờ và các sông, hồ chứa thiên nhiên là nhiệm vụ cần được quan tâm đầy đủ và đúng mức Đồng thời phải đẩy mạnh việc nâng cao sản lượng vùng khơi, phát triển nuôi trồng thủy sản
- Xây dựng, quản lý các khu vực can được bảo vệ, các nghề cấm, hạn chế khai thác Quy định sản lượng đánh bắt theo nghề và các vùng nước là yêu cầu cần thiết trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Trang 20- Phòng trừ dịch bệnh cho các đối tượng thủy sản và đảm bảo thức ăn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
- Phối hợp với các nước trong khu vực về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ các đối tượng di cư xa (Bộ Thủy Sản, 1996)
Ngày 16/07/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 131/2004/ QĐ – TTg phê duyệt chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010 (Nguyễn Văn Chiêm, 2004) Chương trình nhằm các mục tiêu sau đây:
- Bảo vệ, bảo tồn đa dạng thủy sinh vật, đặt biệt là các loài thủy sản quý, hiếm, có giá trị khoa học, kinh tế; giữ gìn tính đa dạng, độc đáo của hệ sinh thái thủy sinh vật Việt Nam hiện tại và tương lai
- Phục hồi nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ, các sông, hồ chứa và các vùng đất ngập nước nhằm phát triển bền vững
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, đồng thời xác định rỏ vai trò, trách nhiệm của ngư dân trong việc tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp
2.7.2 Vấn đề quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở huyện Châu Thành, tỉnh
Tây Ninh
Hiện nay, do Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Tây Ninh mới được thành lập nên việc quản lý khai thác thủy sản hồ Dầu Tiếng vẫn do Trạm thủy sản thuộc Công ty khai thác thủy lợi Dầu Tiếng đảm nhiệm và trên sông Vàm Cỏ Đông chưa có
cơ quan chức năng chuyên nghành thủy sản quản lý
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước do nhà máy mì, nhà máy mía đường thải ra ngày càng trầm trọng khi hàng loạt các loài cá bị chết nổi trên sông và gây hôi thối Đặt biệt là từ cầu Bến Sỏi trở xuống xã Long Vĩnh Bên cạnh đó, người khai thác thủy sản vẫn còn sử dụng các loại ngư cụ cấm như: chích điện, chất nổ và ngư cụ không phù hợp để khai thác cá ngoài tự nhiên
Theo Nguyễn Đình Thạnh, Phòng Kinh Tế Châu Thành cho biết thì trong những năm gần đây Phòng Kinh Tế kết hợp với Công An huyện hàng năm tổ chức 2 đợt truy quét trên sông, Công An địa phương kiểm tra thường xuyên nên chích điện, ghe cào điện chỉ hoạt động lén Riêng xã Hòa Thạnh có thành lập tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản và hiện nay tổ này hoạt động rất có hiệu quả
Trang 212.8 Khái Quát Về Huyện Châu Thành, Tỉnh Tây Ninh
2.8.1 Điều kiện tự nhiên
2.8.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành nằm về phía Tây thị xã Tây Ninh được giới hạn bởi ranh giới hành chính như sau: phía Đông giáp với thị xã Tây Ninh và huyện Hoà Thành, phía Tây giáp với Campuchia, phía Nam giáp với huyện Bến Cầu, phía Bắc giáp với huyện Tân Biên
Tổng diện tích tự nhiên 57.125,3 ha chiếm 14,2% so với diện tích tự nhiên toàn Tỉnh Huyện có 14 xã và 1 thị trấn: xã Hảo Đước, Phước Vinh, Đồng Khởi, Thái Bình, An Cơ, Biên Giới, Hòa Thạnh, Trí Bình, Hòa Hội, An Bình, Thanh Điền, Thành Long, Ninh Điền, Long Vĩnh và Thị Trấn Châu Thành Tọa độ địa lý:
11o09’11“ đến 11o27’30“ vĩ độ bắc; 05o52’30“ đến 106o09’40“ kinh độ đông
Đường biên giới dài 47 km Cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km về phía Nam, cách thị xã Tây Ninh 08 km về phía Đông
Bảng 2.2 Diện tích – đơn vị hành chính của các xã, thị trấn năm 2004
1 Thị Trấn Châu Thành 755 1,32
2 Xã Hảo Đước 3.460 6,06
3 Xã Phước Vinh 7.423 12,99
4 Xã Đồng Khởi 3.471,1 6,08
5 Xã Thái Bình 2.898,5 5,07
7 Xã Biên Giới 3.292 5,76
8 Xã Hòa Thạnh 3.445,7 6,03
10 Xã Hòa Hội 3.717 6,51
12 Xã Thanh Điền 2.364 4,14
13 Xã Thành Long 6.708 11,74
14 Xã Ninh Điền 8.317 14,56
15 Xã Long Vĩnh 3.279 5,74
(Nguồn: Phòng Thống Kê Châu Thành, 2004)
Trang 22Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh
Trang 23Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Thành và hệ thống sông Vàm Cỏ Đông chảy qua huyện Châu Thành
Trang 24Huyện Châu Thành có vị trí hết sức quan trọng về kinh tế xã hội, An ninh Quốc phòng không chỉ đối với riêng Tây Ninh mà còn cả của miền Đông Nam Bộ và của cả nước
-2.8.1.2 Khí hậu thời tiết
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 – 5 đến tháng 10 – 11, tập trung 90% lượng mưa, lượng mưa trung bình năm đạt 1650 mm
Bảng 2.3 Các yếu tố thời tiết ở các trạm khí tượng quanh huyện Châu Thành
Tiếng
Gò Dầu Hạ
Hiệp Hoà Lộc
Ninh
1 Nhiệt Độ
2 Mưa
4 Số giờ nắng trung bình Giờ 2880.0 2920.0 2664.0 2401.0
(Nguồn: Nguyễn Văn Hồng, 2001)
Huyện Châu Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Nắng nhiều (bình quân 2.920 giờ/năm), nhiệt độ cao đều trong năm (bình quân 27,70C), biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch lớn (8 - 90C), là đều kiện thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất cây trồng, tăng vụ và đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất
So với một số khu vực trong tỉnh và miền Đông Nam Bộ, huyện Châu Thành nằm trong khu vực có lượng mưa và số ngày mưa tương đối thấp (bình quân 1.655
mm và 120 ngày mưa), lại phân bố không đều giữa các tháng và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, trong đó có hai tháng mưa lớn và tập trung (tháng 9,10) đã gây ra tình trạng rửa trôi đất ở các khu vực có địa hình cao và ngập mùn ở các khu vực đất có địa hình thấp trũng Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa không đáng kể (10% lượng mưa cả năm), nhiệt độ không khí và nhiệt độ của đất đều cao, lượng bốc hơi lớn gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt Tuy nhiên, khi giải quyết được nước tưới thì sản xuất trong mùa khô khá ổn định
Trang 252.8.1.3 Chế độ thủy văn
Sông rạch tự nhiên trong huyện chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật không đều Biển Đông, mỗi ngày có 2 lần triều lên xuống
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ độ cao +150 m thuộc lãnh thổ Campuchia, đoạn chảy qua huyện Châu Thành dài 63 km chiều rộng trung bình 150 – 200 m, sâu
15 m, lưu lượng trung bình tại trạm Gò Dầu Hạ là 90 m3/s, trung bình trong mùa khô
15 m3/s Sông Vàm Cỏ Đông có khả năng cung cấp nước tưới cho một phần diện tích đất đai thuộc các xã cánh Tây của huyện
Sông Vàm Cỏ Đông có biên độ triều lớn nhất 150 mm Biên độ triều thấp nhất 110mm Thời gian triều lên trung bình 5,5h Thời gian triều xuống trung bình 6,5h
Do hệ số uốn khúc của sông Vàm Cỏ Đông tại đoạn chảy qua huyện Châu Thành khá cao (1,77), nên hàng năm vào tháng 9 tháng 10 khi mưa tập trung, cường độ lớn, cộng với lũ từ thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông đổ về và ảnh hưởng của thủy triều Biển Đông đã gây tình trạng ngập úng ở các khu vực có địa hình thấp (cao độ
< 2.0 m) với diện tích khoảng 7.413 ha và thời gian ngập trung bình kéo dài khoảng 30-60 ngày Việc đầu tư cho hệ thống tiêu nước cho khu vực này có vai trò quan trọng cho tăng vòng quay sử dụng đất
2.8.1.4 Địa hình
Địa hình của huyện Châu Thành có xu hướng thấp lần về phía sông Vàm Cỏ Đông và thoái dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo dạng lượn sóng nhẹ, có thể chia thành 3 dạng địa hình chính với những đặc điểm riêng biệt như sau:
- Dạng địa hình thấp trũng: diện tích 7.413 ha, chiếm 12.9 % diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ven sông Vàm Cỏ Đông và ven các con rạch Hầu hết diện tích bị ngập vùng vào các tháng mưa lớn (tháng 9 – 10), đặc biệt là ở những nơi khó tiêu thoát nước đất thường bị chua phèn
- Dạng địa hình trung bình (lượn sóng nhẹ): diện tích 45.602,34 ha chiếm 79.9% diện tích tự nhiên toàn huyện Dạng địa hình này có ưu điểm là tương đối bằng phẳng, tiêu thoát nước tốt, thuận lợi cho cơ giới hóa và xây dựng hệ thống tưới tiêu, nhưng có hạn chế là đất đai bị xói mòn rửa trôi Do có mức chênh lệch lớn giữa cao trình mặt ruộng với cao trình mực nước sông vào mùa khô nên chi phí cho bơm tưới khá cao (các xã cánh Tây)
- Dạng địa hình cao (đồi gò): diện tích 2956 ha chiếm 5,2% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố xen kẽ trong các khu vực có địa hình bằng lượn sóng ở các xã phía Bắc (Phước Vinh, Hảo Đước, Đồng Khởi và Thái Bình) Do địa hình nhỏ cao so
Trang 26với xung quanh nên đất dễ bị rửa trôi và gây tốn kém cho xây dựng hệ thống thủy lợi, cần chú ý tới các biện pháp bảo vệ và cải tạo đất trong quá trình sử dụng
Bảng 2.4 Phân bố và đặc điểm các địa hình huyện Châu Thành
Dạng địa hình Cao độ (m) Địa bàn phân bổ Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
1 Thấp trũng 0,8-1,8 Ven sông Vàm Cỏ 7.413 12,98
Bảng 2.5 Phân loại đất huyện Châu Thành
Đất xám Acrisols 48.558 85,00 Tất cả các xã
Nhóm đất phèn Thionic -Fluvisoil 6.794 11,89 Địa hình thầp ven sông, rạch Nhóm than bùn 354 0,62 Xã Trí Bình, Hảo Đước,
Hòa Hội Đất phù sa Fluvisoil 265 0,46 Ven sông Vàm Cỏ Đông,
Phước Vinh , Hảo Đước Đất Sông rạch 1.154 2,02
Tổng cộng 57.125 100,00 (Nguồn : Nguyễn Văn Hồng, 2001)
Trang 27Nhóm đất phù sa: nhóm đất phù sa có diện tích 265ha, chỉ chiếm 0,5% tổng diện tích toàn huyện, phân bổ tập trung ven sông Vàm Cỏ Đông thuộc phạm vi các xã Phước Vinh 195ha, xã Hảo Đước 70 ha Là nhóm đất tốt nhất của huyện, thích hợp với nhiều loại cây trồng
2.8.1.6 Nguồn nước
Nước mặt: nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào, bao gồm nguồn nước tự nhiên từ hệ thống sông Vàm Cỏ Đông và nguồn nước được dẫn về từ hệ thống thủy lợi hồ Dầu Tiếng, có thể khai thác nguồn nước này để tưới cho phần lớn diện tích đất đai của huyện Hệ thống sông Vàm Cỏ Đông bao gồm sông chính và các rạch nhỏ, đáng kể nhất là rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh, rạch Nàng Dinh
- Rạch Bến Đá bắt nguồn từ khu vực Chàng Riệc thuộc huyện Tân Biên đoạn chảy qua huyện dài 18,5km, rộng trung bình từ 20-25m, sâu 3-4m Rạch có nước ngọt quanh năm nhưng thường nghèo kiệt vào mùa khô, khả năng cung cấp nước tưới cho mùa này rất hạn chế
- Rạch Tây Ninh bắt nguồn từ khu vực phía Nam huyện Tân Châu, đoạn chảy qua huyện dài 8,5km, rộng trung bình 25 – 35m Có vai trò quan trọng cho việc tiêu thoát nước vào mùa mưa
- Rạch Nàng Dinh bắt nguồn từ Campuchia, đoạn chảy qua huyện dài 11,25km rộng trung bình 25 - 30m có vai trò quan trọng cho việu tiêu nước khu vực đất trũng thuộc 2 xã Biên Giới và Hoà Thạnh
Hệ thống kinh tưới (hồ Dâu Tiếng) chiều dài 277km, hiện cung cấp nước tưới cho các xã Hảo Đước, Thái Bình, Đồng Khởi, Trí Bình và Thanh Điền Trong tương lai có thể mở rộng phạm vi sang xã Phước Vinh, đảm bảo cung cấp nước tưới cho các xã phía Đông sông Vàm Cỏ Đông
Nước ngầm: hiện nay trong khu vực huyện chưa có tài liệu nghiên cứu đánh giá chi tiết về nước ngầm qua khảo sát nhiều giếng khoan và giếng đào trong toàn huyện cho thấy tiềm năng nước ngầm khá dồi dào chất lượng nước tốt, hiện nay được khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt với quy mô khá lớn, đạt chất lượng và cho hiệu quả cao
- Nước ngầm ở khu vực có địa hình trung bình và cao: phân bố tập trung ở các khu vực đất xám phía Bắc và phía Tây của huyện Độ sâu xuất hiện mực nước ngầm vào các tháng mùa khô trung bình 8 – 10m ở những nơi có địa hình trung bình và 12 – 13m ở những nơi có địa hình cao Lưu lượng nước khá dồi dào, tùy theo mức độ khai thác có thể tưới cho 0,5ha - 2,0ha giếng chất lượng nước tốt
Trang 28- Nước ngầm ở khu vực có địa hình thấp: phân bổ ở phía Đông – Nam và ven sông Vàm Cỏ Đông, trên các loại đất phèn, đất phù sa và đất xám gley Độ sâu ở tần nước ngầm rất nông (từ 1 – 2m) lưu lượng nước dồi dào, nhưng ở khu vực đất phèn chất lượng nước rất kém, không thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất Tuy nhiên khoan ở độ sâu 80 – 120m sẽ xuất hiện nước ngầm có chất lượng khá (pH: 6,5 - 7,0 và độ khoáng hóa: 0,1g/l), lưu lượng trung bình khoảng 0,5m3/s, một số giếng khoan đã được sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Văn Hồng, 2001)
2.8.1.7 Hiện trạng sử dụng đất
Huyện có tiềm năng lớn về tăng diện tích gieo trồng, đặc biệt là tăng vụ Tuy nhiên để khai thác tốt tiềm năng huyện cần phải chú trọng tăng vốn đầu tư để xây dựng các công trình thủy lợi, nhất là các xã cánh Tây sông Vàm Cỏ Đông
Ngành nông nghiệp là ngành sản xuất có vai trò quan trọng hàng đầu của huyện, chính vì vậy trong những năm qua huyện đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện nhiều chính sách kêu gọi vốn đầu tư nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển Dọc sông Vàm Cỏ Đông có điều kiện tư nhiên thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên do thiếu vốn đầu tư đã hạn chế đến khả năng khai thác đất nông nghiệp theo cả ba hướng mở rộng diện tích, tăng vụ và tăng hiệu quả kinh tế Bảng 2.6 Hiện trạng sử dụng đất năm 2004
1 Đất nông nghiệp 45.840,76 80,25
Tổng diện tích 57.125,34 100,00
(Nguồn: Phòng Thống Kê Châu Thành, 2004)
2.8.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.8.2.1 Dân số và lao động
Huyện Châu Thành có thể nói thế mạnh là tài nguyên con người là một trong những yếu tố quan trọng chi phối mạnh mẽ đến quá trình khai thác sử dụng đất trong giai đoạn trước mắt và lâu dài Tổng lao động xã hội toàn huyện năm 2004 là 81.165 người, trong đó lao động nông nghiệp 63085 người, chiếm 77,7% lao động xã hội Lao động nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ hơn so với các ngành khác Cơ cấu dân số tăng về nông nghiệp nông thôn vì phần lớn dân số sống về nông nghiệp là chủ yếu
Trang 29Thu nhập và mức sống dân cư: theo kết quả điều tra nông nghiệp và nông thôn trong những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm nhưng với tốc độ rất chậm Các xã cánh Tây có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn các xã cánh Đông nguyên nhân là do sản xuất không ổn định và hiệu quả thấp Nhìn chung thu thập bình quân của các nhóm hộ đều thấp hơn với mức bình quân chung toàn Tỉnh, hộ nghèo chỉ bằng 89,4%, hộ trung bình 95,2%, hộ khá 89,3%
Huyện cần tập trung vốn đầu tư chiều sâu nhất là các xã cánh Tây, để nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng đất góp phần nâng cao thu nhập và giảm dần khoảng cách về thu nhập giữa các hộ trong huyện và trong tỉnh
Bảng 2.7 Phân bố số dân, số hộ, diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2004
(hộ)
Diện tích (km2)
Dân số trung bình (người)
Mật độ dân số (người/km2)
Khối mẫu giáo có 60 lớp với 90 giáo viên và 1.789 học sinh Chât lượng dạy và học ngày càng tăng Huyện đã cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học cho nhân dân đồng thời tiên tới phổ cập cơ sở (Phòng Thống Kê Châu Thành, 2004)
Trang 30Trình độ dân trí có 585 người có trình độ Cao Đẳng, Đại Học bình quân 4,9 người/1000 dân (Nguyễn Văn Hồng, 2001)
2.8.2.3 Y tế
Mạng lưới các cơ sở y tế đã được xây dựng từ huyện đến xã bao gồm huyện và 12 trạm xá xã với 170 giường bệnh và 165 cán bộ y tế, nhằm đáp ứng phần quan trọng khám chửa bệnh cho nhân dân (Phòng Thống Kê Châu Thành, 2004)
2.8.2.4 Cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua huyện đã có nhiều nổ lực đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng do nguồn vốn đầu tư có hạn nên kết quả đầu tư chưa cao (Nguyễn Văn Hồng, 2001)
- Thủy lợi: Châu Thành là một trong những huyện có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho xây các công trình thủy lợi Xây dựng được hệ thống kinh tưới trong hệ thống thủy lợi hồ Dầu Tiếng với tổng chiều dài 277km Trong đó, kênh chính Tây 4,5km kênh cấp I (4 tuyến) dài 48 km, kênh cấp II (95 tuyến) dài 133,8 km, kênh cấp III, IV (218 tuyến) dài 76,2km, công suất tưới theo thiết kế 10.639ha thuộc phạm vi
5 xã: Hảo Đước, Thái Bình, Đồng Khởi, Trí Bình và Thanh Điền Xây dựng 10 tuyến kênh tiêu tưới với tổng chiều dài 93,98km Trong phạm vi các xã phía Đông có Lòng hồ Dầu Tiếng và 3 xã phía Tây là xã Biên Giới, Hoà Hội, Thành Long và Ninh Điền cho đến nay vẫn chưa khắc phục một cách có hiệu quả cao đối với tình trạng ngập lũ
- Giao thông đường bộ: hệ thống giao thông trong huyện khá phát triển và phân bố đồng đều Quốc lộ 22B hiện nay đang chuyển tuyến vòng qua huyện Châu Thành đi ngang qua xã Thanh Điền và Thái Bình Tổng chiều dài năm trong địa phận huyện dài 16km Đây là tuyến đường có vị trí quan trọng phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như của tỉnh Tỉnh lộ 781 là trục giao thông quan trọng, nối thị xã Tây Ninh với huyện và kéo dài đến biên giới (Cửa khẩu Phước Tân) chiều dài 20,3km nền rộng 8m, mặt đường rộng 6m Tỉnh lộ 786 là trục giao thông quan trọng nối thị xã Tây Ninh với huyện Châu Thành và huyện Bến Cầu (Đường xuyên Á) Đoạn qua huyện dài 9,5km nền đường rộng 9m mặt đường rộng 6m Tỉnh lộ 788 là trục giao thông quan trọng phía Bắc Huyện nối QL 22B với Hảo Đước – Phước Vinh và huyện Tân Biên Đoạn qua huyện dài 20,8km nền đường rộng 8 m mặt đường rộng 6m Tỉnh lộ 796: là trục giao thông quan trọng của khu vực phía Tây Nam huyện nối Tỉnh lộ
781 và 786 với chiều dài 15km, nền đường rộng 8 m, mặt đường rộng 6 m Đường vành đai biên giới: là trục giao thông quan trọng ở khu vực biên giới của Huyện và Tỉnh, kéo dài từ xã Biên Giới qua các xã Hoà Thạnh, Hòa Hội, Thành Long, Ninh Điền và nối với huyện Bến Cầu Các tuyến huyện quản lý: gồm có 30 tuyến giao thông chính nối liền các xã trong Huyện Tổng chiều dài 180km Trung bình nền đường rộng từ 6 – 10m, mặt đường rộng 4 – 6m mặt đường là cấp phối sỏi Hệ thống
Trang 31giao thông nông thôn bao gồm các tuyến đường nối các ấp trong xã với tổng chiều dài 71km, nền đường rộng từ 3 – 6m nền đường rộng 3m
- Giao thông đường thủy: sông Vàm Cỏ Đông là tuyến giao thông thủy quan trọng của huyện, sông này có thể lưu thông các loại tàu thuyền có trọng tải từ 400 –
600 tấn Ngoài ra, còn 1 số rạch và kênh cũng có thể lưu thông ghe, thuyền nhỏ chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển nông sản tại khu vực
- Điện: có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nông thôn Hiện nay các xã, ấp trong huyện đã có mạng lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện đạt tỷ lệ 85.57 %
- Trường học: toàn huyện có 15 trường mầm non mẫu giáo, 42 trường cấp I, 14 trường cấp II, 2 trường cấp III, các xã Biên Giới, Hòa Hội, Ninh Điền chưa có trường cấp II Số xã, thị trấn đã được công nhận xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học là 15/15 xã, thị trấn (Phòng Thống Kê Châu Thành, 2004)
- Mạng lưới y tế: mạng lưới các cơ sở y tế đã được xây dựng từ huyện đến các xã, hiện bệnh viện với 100 giường bệnh, 165 cán bộ y tế, 12/15 trạm xá các xã (Phòng Thống Kê Châu Thành, 2004)
- Các công trình thể thao, văn hóa khác: các xã đều có dành quỹ đất để xây dựng khu văn hóa, sân vận động
Trang 32III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5 Thời Gian Và Địa Điểm
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/04/2005 đến ngày 08/08/2005 trên cơ sở điều tra theo Bảng câu hỏi (phụ lục 1) được soạn sẵn
Địa điểm điều tra là các hộ có hoạt động khai thác thủy sản ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
3.6 Phương Pháp Điều Tra
3.6.1 Phân vùng điều tra
Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Châu Thành được chia thành bốn vùng để điều tra và khảo sát như sau:
- Vùng I là đoạn từ biên giới Campuchia đến rạch Bến Đá, đoạn này chảy qua biên giới các xã: Biên Giới, Phước Vinh, Hòa Thạnh Với số hộ điều tra đại diện cho vùng là 11 hộ
- Vùng II là đoạn từ rạch Bến Đá đến cầu Bến Sỏi, đoạn này chảy qua biên giới các xã: Hòa Hội, Hảo Đước, Trí Bình Với số hộ điều tra đại diện cho vùng là 9 hộ
- Vùng III là đoạn từ cầu Bến Sỏi đến cầu Gò Chai, đoạn này chảy qua biên giới các xã: Trí Bình, An Bình, Thanh Điền, Ninh Điền, Thành Long Với số hộ điều tra đại diện cho vùng là 8 hộ
- Vùng IV là đoạn từ cầu Gò Chai đến biên giới xã Long Chữ – huyện Bến Cầu, đoạn này chảy qua xã Long Vĩnh Với số hộ điều tra đại diện cho vùng là 9 hộ
3.6.2 Số liệu thứ cấp
Thu thập và tổng hợp các số liệu về khai thác thủy sản, điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội tại các Phòng Thống Kê, Phòng Kinh Tế, Phòng Tài Nguyên & Môi Trường, Trạm Khuyến Nông huyện Châu Thành; Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản, Sở Tài Nguyên & Môi Trường, Cục Thống Kê tỉnh Tây Ninh
Trang 333.6.3 Số liệu sơ cấp
Điều tra phỏng vấn trực tiếp 37 hộ khai thác thủy sản của 4 vùng dọc theo sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh Nội dung điều tra bao gồm:
- Thông tin chung về điều kiện kinh tế – xã hội của nông hộ: độ tuổi, trình độ học vấn, số nhân khẩu và số lao động, nguồn gốc lực lượng lao động và địa bàn cư trú, cơ hội nghề nghiệp phụ, kinh nghiệm khai thác, tình hình hoạt động khuyến ngư, nguồn vốn cho hoạt động khai thác, vấn đề tổ chức quản lý khai thác
- Hiện trạng khai thác thủy sản: địa bàn khai thác, loại ngư cụ khai thác, trình độ các loại ngư cụ khai thác phổ biến, phương tiện khai thác, thời gian khai thác, cách tiêu thụ sản phẩm, yếu tố ảnh hưởng đến khai thác, dự định về nghề nghiệp trong tương lai
- Hiện trạng về nguồn lợi thủy sản: số loài cá được khai thác, giá trị các loài cá được khai thác phổ biến, biến động sản lượng khai thác, biến động thành phần loài cá được khai thác, nguyên nhân chính làm suy giảm thành phần loài cá được khai thác
- Hiệu quả kinh tế: tổng chi phí, tổng doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả đồng vốn
3.7 Phương Pháp Phân Tích Xử Lý Số Liệu
3.7.1 Phương pháp phân tích xử lý số liệu điều tra
Sử dụng phần mềm ứng dụng Microsoft Excell để phân tích và xử lý số liệu, sử dụng phần mềm Corel để vẽ và xữ lý bản đồ
Tổng hợp các số liệu điều tra để phân tích, so sánh và đánh giá giữa các vùng về: thông tin chung về điều kiện kinh tế – xã hội của nông hộ, hiện trạng khai thác thủy sản, tiềm năng nguồn lợi thủy sản và hiệu quả kinh tế
3.7.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế
- Chi phí cố định bao gồm: chi phí phương tiện khai thác và ngư cụ khai thác
- Chi phí lưu động ở đây chỉ tính chi phí xăng dầu
- Chi phí cơ hội bao gồm: chi phí lao động gia đình và lãi suất của các chi phí trên
Trang 34- Tổng chi phí: là số tiền phải chi ra cho tổng chi phi cố định, chi phí lưu động và chi phí cơ hội (đã tính khấu hao)
- Tổng doanh thu: là tổng số tiền thu được sau khi bán sản phẩm
- Lợi nhuận ròng: là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí
Lợi nhuận ròng = Tổng thu – Tổng chi phí
- Tỷ suất lợi nhuận: là tỉ lệ giữa lợi nhuận ròng và tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận ròng / Tổng chi phí
- Hiệu quả đồng vốn: là tỉ lệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí
Hiệu quả đồng vốn = Tổng doanh thu / Tổng chi phí
3.8 Phương Pháp Quy Hoạch Vùng Khai Thác Thủy Sản
3.8.1 Xếp hạng các yếu tố tiềm năng cho khai thác thủy sản
Dựa vào kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp 37 hộ khai thác thủy sản ven sông Vàm Cỏ Đông và phối hợp với tài liệu thu thập được từ các Sở, Phòng, Cục, Chi Cục …chúng tôi tiến hành cho điểm và xếp hạng các yếu tố tiềm năng của từng vùng khác nhau, yếu tố thuận lợi cho khai thác thì điểm cao Các yếu tố được cho điểm và xếp hạng là:
- Thông tin chung vềø điều kiện kinh tế – xã hội của nông hộ
- Hiện trạng khai thác thủy sản
- Tiềm năng nguồn lợi thủy sản
- Hiệu quả kinh tế
3.8.2 Phương pháp lập bản đồ quy hoạch
Dựa vào số điểm của các yếu tố tiềm năng của bốn vùng đã cho ở trên chúng tôi tiến hành lập bản đồ quy hoạch cho các yếu tố tiềm năng khác nhau và một bản đồ chung cho huyện Châu Thành Số điểm của bốn vùng khác nhau nên màu sắc thể hiện trên bản đồ cũng có bốn màu khác nhau
Trang 35IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.7 Phân Vùng Các Thủy Vực Khảo Sát
Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh được chia thành bốn vùng để điều tra, khảo sát về hiện trạng khai thác thủy sản và tiềm năng nguồn lợi thủy sản như sau:
- Vùng I là đoạn từ biên giới Campuchia đến rạch Bến Đá, đoạn sông này chảy qua biên giới các xã: Biên Giới, Phước Vinh, Hoà Thạnh Đây là vùng bị ô nhiễm ít, các hộ khai thác thủy sản ở đoạn xã Phước Vinh thường sử dụng lưới mùng để khai thác cá hường con, lưới bén và đăng mé để khai thác các loài thủy sản
- Vùng II là đoạn từ rạch Bến Đá đến cầu Bến Sỏi, đoạn sông này chảy qua biên giới các xã: Hoà Hội, Hảo Đước, Trí Bình Đây là vùng bị ô nhiễm tương đối nặng, các hộ khai thác thủy sản thường sử dụng đăng mé, lưới mùng, lưới bén để khai thác các loài thủy sản
- Vùng III là đoạn từ cầu Bến Sỏi đến cầu Gò Chai, đoạn sông này chảy qua biên giới các xã: Trí Bình, An Bình, Thanh Điền, Ninh Điền, Thành Long Đây là vùng bị ô nhiễm nặng, lục bình dày trên sông, các hộ khai thác thủy sản thường sử dụng đăng mé, lưới bén, chày miệng để khai thác các loài thủy sản
- Vùng IV là đoạn từ cầu Gò Chai đến biên giới xã Long Chữ – huyện Bến Cầu, đoạn sông này chảy qua biên giới xã Long Vĩnh Đây là vùng bị ô nhiễm nặng, lục bình rất dày trên sông, các hộ khai thác thủy sản thường sử dụng lưới bén, lưới thưa, đăng mé và các ngư cụ khác để khai thác các loài thủy sản
Chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ hoạt động khai thác thủy sản là chính, với số mẫu điều tra đại diện cho vùng I là 11 hộ, vùng II là 9 hộ, vùng III là 8 hộ, vùng IV là 9 hộ tỉ lệ số mẫu điều tra của từng vùng so với tổng số mẫu điều tra được trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1 Phân vùng bốn khu vực khảo sát chính của lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Trang 364.8 Thông Tin Chung Về Điều Kiện Kinh Tế – Xã Hội Của Nông Hộ
4.8.1 Độ tuổi của chủ hộ khai thác thủy sản
Sự phân bố tuổi của các hộ khai thác thủy sản sinh sống ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn đi qua huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh được trình bày ở Bảng 4.1 Các hộ khai thác thủy sản có tuổi trung bình là 41 tuổi, đa số là nam giới
Bảng 4.2 Độ tuổi của các chủ hộ khai thác thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Tuổi
Số hộ
Trang 374.8.2 Trình độ học vấn của chủ hộ khai thác thủy sản
Trình độ học vấn của các hộ khai thác thủy sản rất thấp, chính vì điều này mà việc nhận thức về khai thác thủy sản rất thấp và sự sáng tạo trong đánh bắt rất thấp Trình độ học vấn của các hộ khai thác thuỷ sản được trình bày ở Bảng 4.3
Bảng 4.3 Trình độ học vấn của các chủ hộ khai thác thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Trang 384.8.3 Số nhân khẩu và số lao động trong gia đình của các hộ khai thác thủy sản
Số nhân khẩu trong một gia đình thông thường là vợ chồng và những đứa con, nhưng đôi khi còn bao gồm cả cha mẹ, người thân không còn khả năng lao động nên đôi khi số nhân khẩu trong một gia đình là rất cao Đây là vùng nông thôn và là nơi sinh sống của những người đánh bắt thủy sản địa phương nên việc sinh con cái để phụ giúp gia đình là điều đương nhiên ở đây và người dân không ý thức được về việc sinh con đông Số nhân khẩu trong gia đình được trình bày ở Bảng 4.4
Bảng 4.4 Số nhân khẩu trong gia đình của các hộ khai thác thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Số nhân khẩu
Trang 39Số lao động trong gia đình có tương quan chặt chẽ với số nhân khẩu trong gia đình nhưng đôi khi cũng không tương quan là do gia đình có nhiều người chưa tới tuổi lao động và nhiều người mất sức lao động Chính những người này là gánh nặng cho những lao động chính trong gia đình Số lao động trong gia đình được trình bày ở Bảng 4.5
Bảng 4.5 Số lao động trong gia đình của các hộ khai thác thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Số lao động
3 – 4 người
Trang 404.8.4 Nguồn gốc lực lượng lao động và địa bàn cư trú của các hộ khai thác thủy
sản
Lực lượng lao động chủ yếu là người dân nông thôn địa phương, đa số họ chú trọng vào công việc vì đây là nguồn thu nhập chính của họ Đây là lực lựơng lao động tự có của nông hộ, không phải thuê mướn Lực lượng lao đôïng địa phương hay nơi khác được thể hiện ở Bảng 4.6
Bảng 4.6 Nguồn gốc lực lượng lao động của các hộ khai thác thủy sản được điều tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Đồ thị 4.5 Nguồn gốc lực lượng lao động của các hộ khai thác thủy sản được điều tra
ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Qua Bảng 4.6 và Đồ thị 4.5 cho thấy đa số lực lượng lao động là người dân địa phương và số hộ này chiếm tỉ lệ rất cao ở tất cả các vùng như vùng I là 81,82%, vùng
II là 88,89%, vùng III là 75%, vùng IV là 88,89% Lực lượng lao động ở nơi khác chiếm tỉ lệ phần còn lại Như vậy lực lượng lao động chủ yếu là người dân địa phương