Xuất phát từ thực tế nêu trên, Đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016” với mục tiêu đánh giá hiện trạng chất lượng nướ
Trang 1Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH SÁCH VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
4.1 Phương pháp thu thập thông tin tài liệu 2
4.2 Phương pháp quan trắc chất lượng nước 3
4.3 Phương pháp xử lý số liệu 4
4.4 Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) 4
4.5 Phương pháp GIS 4
4.6 Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia 5
4.7 Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo 5
5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 6
1.1.1 Định nghĩa nước mặt 6
1.1.2 Chỉ số chất lượng nước (WQI) 7
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC MẶT 11
1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới 11
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước 14
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN 18
2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 18
Trang 2Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016
2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 20
2.2.1 Khí hậu – khí tượng 20
2.2.2 Chế độ thủy văn và dòng mặt 21
2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI 22
2.4 GIỚI THIỆU VỀ SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG 24
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG TẠI HUYỆN BẾN LỨC 25
3.1.1 Vị trí quan trắc 25
3.1.2 Kết quả quan trắc các thông số năm 2016 28
3.2 ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG HUYỆN BẾN LỨC TỈNH LONG AN 38
3.2.1 Thông số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) 39
3.2.2 Thông số nhu cầu oxy hóa học (COD) 40
3.2.3 Thông số chất rắn lơ lửng (TSS) 41
3.2.4 Thông số kim loại nặng điển hình là sắt (Fe) 42
3.2.5 Kết quả tính WQI của năm 2016 43
3.3 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG HUYỆN BẾN LỨC 47
3.4 CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG TẠI HUYỆN BẾN LỨC 48
3.4.1 Nước thải sinh hoạt 48
3.4.2 Nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 48
3.4.3 Nước thải nông nghiệp 50
3.4.4 Nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp rác 51
3.4.5 Nước thải từ tàu thuyền trên sông 51
3.5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG TẠI HUYỆN BẾN LỨC 51
3.5.1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHUNG 51
Trang 3Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016
a Công cụ quản lý 51
b Các biện pháp kỹ thuật 52
c Biện pháp kinh tế 53
d Biện pháp giáo dục và truyền thông môi trường 54
3.5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ 55
a Hoạt động canh tác nông nghiệp 55
b Hoạt động chăn nuôi 56
c Hoạt động thủ công nghiệp 56
d Chất thải và nước thải sinh hoạt 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
1 KẾT LUẬN 58
2 KIẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 61
PHỤ LỤC 1 62
PHỤ LỤC 2 72
PHỤ LỤC 3 81
PHỤ LỤC 4 83
PHỤ LỤC 5 89
PHỤ LỤC 6 91
Trang 4Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016
DANH SÁCH VIẾT TẮT
TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường
Trang 5Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Phương pháp phân tích thông số 3
Bảng 1.1 Bảng quy định các giá trị qi, BPi 8
Bảng 1.2 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa 9
Bảng 1.3 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH 10
Bảng 1.4 Phân loại chỉ số chất lượng nước theo WQI 11
Bảng 3.1 Vị trí quan trắc sông VCĐ tại huyện Bến Lức năm 2016 25
Bảng 3.2 Giá trị của thông số BOD5 qua năm 2016, năm 2015 và năm 2014 39
Bảng 3.3 Giá trị của thông số COD qua năm 2016, năm 2015 và năm 2014 40
Bảng 3.4 Giá trị của thông số TSS qua năm 2016, năm 2015 và năm 2014 41
Bảng 3.5 Giá trị của thông số Fe qua năm 2016, năm 2015 và năm 2014 42
Bảng 3.6 Chỉ số WQI tại các vị trí sông Vàm Cỏ Đông khi không xét đến các thông số ô nhiễm đặc trưng 43
Bảng 3.7 Tải lượng ô nhiễm đối với nước thải sinh hoạt 48
Bảng 3.8 Tải lượng ô nhiễm từ các KCN/CCN/DN tác động lên lưu vực sông VCĐ 49
Bảng 3.9 Tải lượng ô nhiễm từ các hoạt động nông nghiệp 50
Trang 6Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Bến Lức 19
Hình 3.1 Vị trí lấy mẫu quan trắc dọc sông VCĐ huyện Bến Lức 27
Hình 3.2 Diễn biến nhiệt độ nước mặt trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016 28
Hình 3.3 Diễn biến pH nước mặt trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016 29
Hình 3.4 Diễn biến TSS nước mặt trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016 30
Hình 3.5 Diễn biến độ đục nước mặt trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016 31
Hình 3.6 Diễn biến thông số DO trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016 32
Hình 3.7 Diễn biến thông số BOD trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016 33
Hình 3.8 Diễn biến thông số COD trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016 34
Hình 3.9 Diễn biến hàm lượng Amoni trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016 34
Hình 3.10 Diễn biến hàm lượng Nitrat trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016 35
Hình 3.11 Diễn biến hàm lượng Phosphat trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016 36
Hình 3.12 Diễn biến hàm lượng sắt trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016 37
Hình 3.13 Diễn biến hàm lượng coliform trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016 38
Hình 3.14 Diễn biến hàm lượng BOD qua các năm 2014, 2015, 2016 39
Hình 3.15 Diễn biến hàm lượng COD qua các năm 2014, 2015, 2016 40
Hình 3.16 Diễn biến hàm lượng TSS qua các năm 2014, 2015, 2016 41
Hình 3.17 Diễn biến hàm lượng Fe qua các năm 2014, 2015, 2016 42
Hình 3.18 Bản đồ dự báo chất lượng nước sông VCĐ tháng 3 tại huyện Bến Lức 44
Hình 3.19 Bản đồ dự báo chất lượng nước sông VCĐ tháng 6 tại huyện Bến Lức 44
Hình 3.20 Bản đồ dự báo chất lượng nước sông VCĐ tháng 9 tại huyện Bến Lức 45
Trang 7MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt Nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã cố tình bỏ qua các tác động đến môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất Do đó cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước
Sông Vàm Cỏ Đông với diện tích lưu vực 6.000km2 bắt nguồn từ Campuchia đi qua Việt Nam tại Xamat và chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc rồi vào địa phận tỉnh Long An qua các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức theo hướng Đông Nam Sông VCĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Long An nói chung và huyện Bến Lức nói riêng Sông có nhiều nhánh sông nhỏ nên ngoài việc cung cấp nước phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, và nhu cầu cho người dân khu vực này nó còn rất thuận tiện cho việc lưu thông đường thủy Đặc biệt sông với chế độ bán nhật triều của sông đã giúp cho việc tiêu thoát nước, xả phèn rất thuận lợi, giúp cho năng suất cây trồng không ngừng được nâng lên nhưng mặt khác hệ thống sông dày đặc cản trở việc lưu thông đường bộ, do xây dựng nhiều cống, đê đập… Tuy nhiên công tác quản lý lưu vực sông còn nhiều hạn chế về nhân lực, phương tiện thiếu thốn, dữ liệu quản lý nghèo nàn và thiếu các giải pháp quản lý phù hợp
Nhận thức được tầm nước sông VCĐ chảy qua huyện Bến Lức tỉnh Long An là một vấn đề quan trọng, ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của
huyện Xuất phát từ thực tế nêu trên, Đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016” với mục tiêu
đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông VCĐ để biết hiện trạng chất lượng nước
và đề ra các hướng bảo vệ, quản lý chất lượng nước tốt hơn
Trang 82 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua khu vực huyện Bến Lức: Hạ lưu cảng Bourbon 500m; Cầu Bến Lức; Gần Công ty TNHH – SX – TM Tân Nghệ Nam; Cầu Xáng Lớn)
Tìm hiểu các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng nước
Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua khu vực huyện Bến Lức: Hạ lưu cảng Bourbon 500m; Cầu Bến Lức; Gần Công ty TNHH – SX – TM Tân Nghệ Nam; Cầu Xáng Lớn)
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tại vùng nghiên cứu (đoạn chảy qua khu vực huyện Bến Lức: Hạ lưu cảng Bourbon 500m; Cầu Bến Lức; Gần Công
ty TNHH – SX – TM Tân Nghệ Nam; Cầu Xáng Lớn)
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông VCĐ tại các điểm như Hạ lưu cảng Bourbon 500m; Cầu Bến Lức; Gần Công ty TNHH – SX – TM Tân Nghệ Nam; Cầu Xáng Lớn
Khảo sát các nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường nước mặt tại địa bàn nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp thu thập thông tin tài liệu
Là một trong những phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhằm thu thập thông tin thông qua các loại sách báo, tài liệu, báo cáo, đánh giá chất lượng nước mặt nhằm mục đích tìm kiếm, chọn lọc những khái niệm và các yếu tố có liên quan trong việc xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu
Các tài liệu thu thập có liên quan đế khu vực nghiên cứu là:
- Các tài liệu và số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực khảo sát
- Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh các năm trước
- Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước sông VCĐ năm 2015
- Các số liệu đo đạc, khảo sát về môi trường nước sông VCĐ năm 2016
- Các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo khoa học, các báo cáo chuyên đề liên quan đến nội dung luận văn nghiên cứu
Trang 94.2 Phương pháp quan trắc chất lượng nước
Là phương pháp đo đạc tại hiện trường, thu mẫu nước mặt, bảo quản, phân tích một số chỉ tiêu cơ bản như: nhiệt độ, pH, TSS, độ đục, DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-,
PO43-, sắt, coliform để đánh giá chất lượng nước
- Phương pháp đo đạc tại hiện trường
Các chỉ tiêu hóa lý (to, độ đục, pH, DO) được xác định ngay tại hiện trường bằng thiết bị đo nhanh HORIBA
Tọa độ tại các vị trí được xác định tại hiện trường bằng thiết bị định vị GPS
- Phương pháp thu mẫu
Căn cứ theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kiểm tra quốc gia về môi trường
về phương pháp thu mẫu phục vụ cho việc phân tích hóa lý theo phương pháp thu mẫu nước sông (TCVN 6663-6:2008) và thủy sinh (theo Standard Method For The xamination Of Water and Wastewater-2005)
- Phương pháp bảo quản
Tại hiện trường thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo TCVN 6663-3:2008 về hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
- Phương pháp phân tích
Mẫu được phân tích trực tiếp tại PTN Trung tâm Quan Trắc và Dịch vụ kỹ thuật Môi trường tỉnh Long An
Bảng 1 Phương pháp phân tích thông số
Đo tại hiện trường
Phân tích tại PTN
6 Nhu cầu oxy hóa sinh sau 5 ngày
Trang 10Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dùng phần mềm Microsoft Excel 2010 để
xử lý số liệu và biểu diễn kết quả thông qua các biểu đồ, bảng biểu
Ngoài ra, đối với các số liệu phân tích chất lượng nước sử dụng phương pháp chuẩn độ còn được xử lý thô bằng cách sử dụng các công thức tính toán để đưa ra kết quả phù hợp
4.4 Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI)
Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước nhằm đánh giá nhanh chất lượng nước mặt sông VCĐ đoạn chảy qua huyện Bến Lức
Để có thể đánh giá nhanh chất lượng nước, báo cáo sử dụng kết hợp việc tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) được ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01 tháng 07 năm 2011 của Tổng Cục Môi Trường
4.5 Phương pháp GIS
Sử dụng phần mềm về hệ thống thông tin địa lý (Mapinfo, Acrgis) để thể hiện kết quả quan trắc và dự báo chất lượng nước tại các khu vực khảo sát theo chỉ số WQI
Trang 114.6 Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, tham khảo những kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến việc xây dựng đề cương, xác định các chỉ tiêu và phương pháp phân tích, tiến hành thực hiện đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông VCĐ đoạn chảy qua huyện Bến Lức Cũng như đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Bến Lức
4.7 Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo
Sau khi hoàn thành những phương pháp trên, có được đầy đủ tài liệu, số liệu đã được xử lý thì việc cuối cùng là tổng hợp và tiến hành viết báo cáo Hình thức báo cáo tuân thủ theo quy chuẩn khóa luận tốt nghiệp
5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Do hạn chế về thời gian thực hiện nên em chỉ lựa chọn nghiên cứu, đánh giá tình trạng nước mặt hiện tại ở một số nơi trên sông VCĐ đoạn chảy qua khu vực huyện Bến Lức: Hạ lưu cảng Bourbon 500m; Cầu Bến Lức; Gần Công ty TNHH-SX-TM Tân Nghệ Nam; Cầu Xáng Lớn
Đề tài chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu như pH, nhiệt độ, DO, BOD, COD, TSS, Độ đục, Nitrat, Amoni, Phosphat, Sắt tổng, Tổng coliforms
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Nước là một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người cũng như mọi cơ thể sinh vật, nếu không có nước thì không thể tồn tại sự sống Ngày nay với mức độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển rầm rộ cùng với
sự tăng dân số đã làm cho nhu cầu về nước tăng lên nhanh chóng đồng thời cũng làm nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt dần và mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng Vì vậy các nước nỗ lực nghiên cứu giải quyết vấn đề ô nhiễm theo điều kiện thực tế của từng nơi Các nhà khoa học các nước đang hướng đến cách tiếp cận phát triển bền vững, quy hoạch luôn liên kết chặt chẽ với con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1.1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
a Các dạng tồn tại của nước mặt
Nước băng trên các vùng núi cao và địa cực: diện tích băng che phủ trên toàn thế giới vào khoảng 16 triệu km2, trong đó Nam Cực chiếm khoảng 4/5 Tổng thể tích nước băng ở Nam Cực khoảng 28 triệu km3, ở Bắc Cực chỉ gần bằng 1/10
Nước hồ: trên toàn thế giới có khoảng 2,8 triệu hồ tự nhiên, trong đó 145 hồ có diện tích mặt nước trên 100 km2, chiếm 95% tổng khối lượng nước, trong đó có 56%
độ cao hơn Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển; nơi tiếp giáp với biển được gọi
là cửa sông Trong một vài trường hợp, sông chảy ngầm xuống đất hoặc khô hoàn toàn
Trang 13trước khi chúng chảy đến m
bằng nhiều tên khác nhau như
b Chất lượng nước sông
Độ khoáng hóa của sông Vi
Nước thuộc loại mềm và r
nghiệp đi kèm quá trình
nhiễm cao một số sông ngòi
Một số sông có hi
nghiệp, chế biến lâm sản và ch
tượng axit hóa rất phổ bi
trên sông Sài Gòn và sông
lớn như Hải Phòng, Huế
loại A Các sông nội thành Hà N
nhưKim Ngưu, Tô Lịch Các sông này không còn kh
nước không đạt tiêu chuẩ
1.1.2 Chỉ số chất lượng n
a Tính toán WQI thông s
WQI thông số (WQI
PO 4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform
n một vực nước khác Các con sông nhỏ c
u tên khác nhau như suối, sông nhánh hay rạch
c sông ở Việt Nam
t của chất lượng nước sông ở Việt Nam là đ
a trôi, 80 -90% tổng lượng cát bùn trong năm t
ăm biến đổi từ 100g/m3 đến 500g/m3 Hệ
t, có khi lên đến 1000g/m3 Hàng năm, các sông ng
ấn cát bùn, riêng sông Hồng khoảng 120 tri
a sông Việt Nam vào loại trung bình, kho
m và rất mềm Nhiều vùng bị nhiễm mặn, đặc bi
ng sông Cửu Long
t lượng nước mặt ở nước ta khá tốt, ít bị ô nhi
c Việc rửa trôi, pha loãng nước sông vào mùa l
i trạng thái, chất lượng nước được đảm bảo Song không vì thống ô nhiễm Sự tăng trưởng các ngành công nghi
ình đô thị hóa đã gây ô nhiễm một số đoạn sông và nguy cơ ô sông ngòi đi qua thành phố lớn và các khu công nghi
sông có hiện tượng ô nhiễm cục bộ do sản xuất công nghi
n và chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý Ô nhibiến và mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng dtrên sông Sài Gòn và sông Đồng Nai Ô nhiễm trên các sông chả
ế, Hạ Long mức độ ô nhiễm đều vượt tiêu chu
i thành Hà Nội đã bị ô nhiễm, đặc biệt là các sông thoát nưch Các sông này không còn khả năng tự làm s
ẩn cho phép loại B
ợng nước (WQI)
Tính toán WQI thông số
ố (WQISI ) được tính toán cho các thông số BOD
ộ đục, Tổng Coliform theo công thức 1 như sau:
cũng có thể được gọi
t Nam là độ đục khá lớn do
ng cát bùn trong năm tập trung vào mùa
thống sông Hồng có Hàng năm, các sông ngòi Việt Nam chuyển
ng các ngành công nghiệp, nông
n sông và nguy cơ ô
n và các khu công nghiệp
t công nghiệp, nông lý Ô nhiễm dầu, hiện
ng tăng dần về phía hạ lưu
ảy qua một số đô thị
t tiêu chuẩn cho phép
t là các sông thoát nước thải
làm sạch, chất lượng
BOD 5 , COD, N-NH 4 ,
Trang 14qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng t
Cp: Giá trị của thông s
Ghi chú: Trường hợp giá trị C
thì xác định được WQI của thông số chính bằng giá trị q
Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQI
ị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị
ị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BP
ị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán
ợc WQI của thông số chính bằng giá trị q i tương ứng.
ị WQI đối với thông số DO (WQI DO ): tính toán thông qua giá tr
ợc quy định trong
ủa giá trị thông số quan trắc được quy định trong
ứng với giá trị BPi
ứng với giá trị BPi+1
ịnh đối với từng thông số
TSS
(mg/l)
Coliform
(MPN/100ml)
Trang 15 Bước 1: Tính toán giá trị DO % b
- Tính giá trị DO b
T: nhiệt độ môi tr
- Tính giá trị DO
DO hòa tan : Giá trị DO quan trắc đ
Bước 2: Tính giá trị WQI
Công thức 2
Trong đó:
Cp: giá trị DO % bão hòa
BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá tr
Nếu giá trị DO% bão hòa
ớc 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa:
ị DO bão hòa:
ộ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn v
ị DO % bão hòa:
DO %bão hòa = DO hòa tan / DO bão hòa*100
ị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)
ớc 2: Tính giá trị WQI DO :
ão hòa
là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 1.2
ng quy định các giá trị BP i và qi đối với DO
(Nguồn: QĐ 879/QĐ
% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1
ếu 20< giá trị DO% bão hòa< 88 thì WQIDO được tính theo công th
% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100
ếu 112< giá trị DO% bão hòa< 200 thì WQIDO được tính theo công th
% bão hòa ≥200 thì WQIDO bằng 1
Trang 16Tính giá trị WQI đối với thông số pH
Bảng 1.3 Bảng quy định các giá trị BP i và q i đối với thông số pH
(Nguồn: QĐ 879/QĐ-TCMT,2011)
Nếu giá trị pH≤5.5 thì WQIpH bằng 1
Nếu 5,5< giá trị pH<6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 1.3
Nếu 6≤ giá trị pH≤8,5 thì WQIpH bằng 100
Nếu 8.5< giá trị pH< 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 1.3
Nếu giá trị pH≥9 thì WQIpH bằng 1
b Tính toán WQI
Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được
áp dụng theo công thức sau:
= 100
WQIb : giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số : TSS, độ đục
WQIc : giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform
WQIpH : giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH
Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
Trang 17Bảng 1.4 Phân loại chỉ số chất lượng nước theo WQI
91 – 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước
biển
76 – 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng
51 – 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích
26 – 50 Sử dụng cho mục đích giao thông thủy và các mục
0 – 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong
(Nguồn: QĐ 879/QĐ-TCMT,2011)
Do chất lượng nước mặt bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau nên việc sử dụng chỉ số WQI chỉ mang tính tham khảo
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC MẶT
1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Đề tài “Đánh giá chất lượng nước và xác định nguồn gây ô nhiễm dọc sông
Axios-Vardar, Đông Nam Âu” do Mimoza Milovanovic (2007) Đây là nghiên cứu đánh giá
chất lượng nước và xác định các nguồn ô nhiễm dọc sông Axios – Vardar ở khu vực Đông Nam Châu Âu Nghiên cứu này dựa trên việc thu thập và phân tích các số liệu
quan trắc nguồn nước mặt và nước thải đổ vào sông trong nhiều năm Nghiên cứu này dựa trên những dữ liệu dài hạn (1979 – 2003) với các chỉ tiêu như nitrat, nitrit, amoni, tổng phốt pho, BOD 5 , Cd, Cr, Zn, Pb và lấy mẫu nước từ 22 trạm dọc theo Sông Axios/Vardar được thu thập hàng tháng Nồng độ BOD dọc theo lưu vực của các sông Axios / Sông Vardar, nói chung, có một xu hướng tăng nhẹ trong một thời gian một của lưu vực nằm trong Cộng Hòa Nam Tử Mecedonia (FYROM) Trong giai đoạn 1979-1983, đỉnh cao đầu tiên xuất hiện trong trạm V3 (7.82mg / L) và lần thứ hai trong trạm V8 (9,6 mg / L) Mức tối thiểu (2,92 mg / L) được quan sát thấy trong các suối nước sông tại trạm V1 trong giai đoạn 1979-1983 và 1984-1988 Trong giai đoạn 1979-1983, nồng độ của nitrat có thay đổi không gian thấp, đỉnh cao đầu tiên xuất hiện tại trạm V3 (0,088 mg / L), đỉnh cao thứ hai trong trạm V5 (0,108 mg / L), đỉnh cao thứ ba trong trạm V9 (0,111 mg / L) và thứ tư trong trạm V14 (0,066 mg / L) So sánh
Trang 18cao đầu tiên (0,328 mg / L) trong cùng một trạm V3, thứ hai trong trạm V8 (0,349 mg / L) Nồng độ tăng của nitrat trong 1984-1989 trong mối tương quan với thời kỳ khô xảy ra trong thập niên 80 gây ra các nguồn ô nhiễm từ việc Nogaevci (V12), nơi giá trị tối đa xảy ra do hoạt động của một ngành công nghiệp phân bón; Veles và Trubarevo
bị ảnh hưởng bởi các khu vực canh tác của Ovce cực và Sarikanci (V3), nơi sông Pena gia nhập sông Vardar, sông Axios Mức độ cao của nitrat trong việc kết hợp với việc
xả thấp trong 1990-1995 cho thấy ô nhiễm không điểm gây ra bởi các khu vực ở Polikastro và Aksioupoli Trong Chalastra (A7), việc sử dụng kéo dài của thuốc trừ sâu và phân bón cho kết quả trồng lúa ở gia tăng mạnh mẽ của nitrit Các biến đổi theo thời gian của nitrit được biểu diễn qua một xu hướng ngày càng tăng 1979-83 đến 1990-95 Trong giai đoạn 1979-1983, có một sự gia tăng thấp thông qua các trạm Tăng giá trị xuất hiện trong trạm A5 (3,98 mg / L) trong giai đoạn 1984-1989 Mức tối
đa xuất hiện trong giai đoạn 1990-1995 tại trạm A1 (9,57 mg / L), A4 (7.92 mg / L) và A6 (7,7 mg / L) Có sự gia tăng đáng kể trong 1996-2003 từ V15 (1,8 mg / L) để A1 (5,5 mg / L) trong đó giảm nhẹ vào A7 (3,8 mg / L) Một đỉnh trong nitrit cũng được quan sát thấy ở Ellis Dam, có thể là do tích tụ một lượng lớn nước thải nông nghiệp Cuối cùng, mức độ cao được phát hiện trong Anatoliko do dòng chảy nông nghiệp ở khu vực thấp hơn của đồng bằng châu thổ sông Axios Về tổng phốt pho, các nồng độ tăng xác định trong Chalastra trong giai đoạn 1979-1989 có lẽ liên quan đến xả nước cao hơn Nồng độ tổng photpho tương đối cao được quan sát thấy trong nước sông Axios, Sông Vardar cho thấy ô nhiễm chủ yếu từ chất tẩy rửa phốt pho trong FYROM
và phân bón tại Hy Lạp Hơn nữa, trong thời gian gần đây (1996-2003), có sự giảm nồng độ Tổng Photpho trong Chalastra là kết quả của việc giảm 40% tải chất dinh dưỡng trong sông Axios, Sông Vardar Trong giai đoạn 1979-1983, giá trị cao của Pb được quan sát thấy trong các trạm V10 (141,3 mg / L), V11 (149,3 mg / L), V12 (140,46 mg / L) và V15 (137,96 mg / L) Trong giai đoạn tiếp theo (1983-1988), nồng
độ cao được xác định trong V10 (80,28 mg / L) và V12 (82,2 mg / L) Tỷ lệ này còn,
có một xu hướng giảm dần theo thời gian ở nồng độ Pb trong nước của sông Axios , sông Vardar Chất lượng nước sông bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm kim loại nặng từ các nhà máy luyện kim và thuốc BVTV trong Veles, nhà máy Ferro-hợp kim trong Jegunovce, xử lý chất thải rắn của họ gần đáy sông và cũng do xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý phát sinh từ các ngành công nghiệp nằm trong lưu vực Các dòng chảy nông nghiệp từ các khu vực canh tác của Tetovo, Veles và Koufalia là một nguồn gây ô nhiễm chất dinh dưỡng Các nước thải chưa qua xử lý thải trực tiếp ra sông Axios/Vardar là nguồn điểm ô nhiễm, cũng như các bãi rác bất hợp pháp làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm
Trang 19Đề tài “Đánh giá chất lượng nước mặt tại Bắc Hy Lạp” do V Simeonov, J.A
Stratis, C Samara, G Zachariadis, D Voutsa, A Anthemidis, M Sofoniou, Th Kouimtzis (2003) đã nghiên cứu bằng cách áp dụng các phương pháp thống kê đa biến
khác nhau cho việc giải thích của một ma trận dữ liệu lớn và phức tạp thu được trong một chương trình giám sát của bề mặt nước biển ở miền Bắc Hy Lạp được trình bày trong nghiên cứu này.Bộ dữ liệu bao gồm các kết quả phân tích từ một cuộc khảo sát
3 năm tiến hành trong các hệ thống sông lớn (Aliakmon, Axios, Gallikos, Loudias và Strymon) cũng như dòng suối, nhánh sông, rạch.Hai mươi bảy thông số đã được theo dõi trên 25 trạm lấy mẫu chủ yếu trên cơ sở hàng tháng (tổng cộng 22.350 quan sát).Các bộ dữ liệu đã được điều trị bằng các phân tích cụm (CA), phân tích thành phần chính và phân tích hồi quy nhiều vào các thành phần chính.CA cho thấy bốn nhóm khác nhau của sự tương tự giữa các điểm lấy mẫu phản ánh các đặc điểm hóa lý khác nhau và mức độ ô nhiễm của hệ thống nước nghiên cứu.Sáu yếu tố tiềm ẩn được xác định là chịu trách nhiệm cho các cấu trúc dữ liệu giải thích 90% của tổng phương sai của các số liệu và đang có điều kiện tên là hữu cơ, chất dinh dưỡng, hóa lý, thời tiết, đất được chiết và các yếu tố độc hại con người.Một mô hình thụ đa biến cũng đã được áp dụng cho nguồn phân bổ dự toán sự đóng góp của các nguồn xác định với nồng độ của các thông số hóa lý Sông có nguồn gốc từ Bulgari và chảy vào các phía bắc và ra biển Aegean Con sông này chảy qua Hy Lạp, các lưu lượng trung bình là 28
m3 bao gồm độ pH, độ dẫn điện (EC), oxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nitrat Sông Gallikos được đặc trưng bởi lưu lượng rất thấp (dưới 10 m3) do đó thường nước không bao giờ đạt đến cửa sông Sau khi xác định số lượng BOD, Tổng Nito, tổng Photpho, các yếu tố hữu cơ, có thể nhận dạng được nguồn ảnh hưởng đến nước mặt bằng phương pháp giải thích như là đại diện cho những ảnh hưởng từ thời điểm sử dụng PCA, đóng góp nguồn đã được tính toán tiếp theo bằng các nguồn như nước thải
đô thị và công nghiệp Việc sử dụng nhiều hồi quy mẫu nồng độ khối lượng máy tính thứ hai, chiếm 19,8% của tổng phương sai trên điểm số thành phần chính tuyệt đối (APCS) Máy tính thứ ba về độ pH, giả định rằng tổng nồng độ của từng phần tử là
DO và EC và đại diện cho '' hóa lý '' tạo thành tổng nồng độ các nguyên tố từ nguồn gốc của sự thay đổi Các máy tính thứ tư đã được nạp vào mỗi ô nhiễm được xác định hoặc thành phần nguồn gốc tự nhiên Kết quả cho thấy điểm (nước thải đô thị và công nghiệp) và các nguồn không đáng kể (dòng chảy nông nghiệp) là những đóng góp chính vào các thông số hữu cơ và chất dinh dưỡng Đất lọc xuất hiện là nguồn chính của hầu hết các yếu tố trong khi các hoạt động con người đóng góp cao với nồng độ
Pb, Zn và Cd Người ta tin rằng những kết quả phân bổ có thể sẽ rất hữu ích cho các nhà chức trách địa phương cho kiểm soát ô nhiễm / quản lý kiểm tra các vùng nước bề mặt Nghiên cứu này trình bày sự cần thiết và hữu ích của đánh giá thống kê đa biến của cơ sở dữ liệu lớn và phức tạp để có được thông tin tốt hơn về chất lượng nước mặt,
Trang 20thiết kế của mẫu và các giao thức phân tích và ô nhiễm hiệu quả kiểm soát/quản lý các vùng nước bề mặt
Đề tài “Đánh giá chất lượng nước và trầm tích của sông Axios và môi trường
ven biển” do A.P Karageorgis, N.P Nikolaidis, H Karamanos, N Skoulikidis(2003) đã
nghiên cứu và cho thấy sông Axios (Axios R.) nhận tải trọng đáng kể các chất dinh dưỡng, kim loại nặng và các hợp chất khác, do hoạt động con người gây ra trong lưu vực của nó Nồng độ cao của giải Pb và As đã được quan sát trong sông Axios, và tiêu chuẩn chất lượng nước ngọt cho Pb cũng vượt quá Biến thiên trung bình hàng tháng của nitrat, nitrit trong khoảng 1.5-4.6mg / l (trung bình 7.2mg / l) và 0.3- 1.1mg / l (trung bình 0.64mg / l) tương ứng và tổng phốtpho (phạm vi lệch chuẩn: 0.1-1.6mg / l) liên quan đến xả, đo tại Thessa- loniki- Eidomeni đường sắt ga Cầu, cho thấy mức độ nitơ tối đa xảy ra trong mùa thu-đông, trong khi đó, tổng nồng độ phốt pho xảy ra trong những tháng của dòng chảy thấp Trầm tích dòng suối thể hiện nồng độ cao cho
Zn, Cr, Pb, As, chủ yếu có nguồn gốc trong chất thải và nước thải công nghiệp, quặng đang được xử lý trong các đơn vị công nghiệp như nhà máy luyện chì và kẽm 'MHK Zletovo' nằm trong Veles (UNEP, 2000) Ngoài ra, hình thành mắc-ma và núi lửa có nhiều ở lưu vực và có thể là những nguồn tiềm năng của các dấu vết kim loại Tiêu chuẩn chất lượng cho cả sông và trầm tích biển đã bị vi phạm đối với As và Cr Quá giàu dinh dưỡng, đặc trưng của vịnh Thermaikos một phần là do dinh dưỡng cao của sông Axios việc sử dụng phân bón (Friligos và Satsmadjis, 1977; Samanidou và Fytianos, 1987; Gotsis-Skretas và Friligos, 1990; Nikolaidis và Moustaka - Gouni, 1992; Balopoulos và Friligos năm 1993; Friligos et al, 1997) Tuy nhiên, chất dinh dưỡng cao nhất và chất diệp lục-một nồng độ đã quan sát được gần Thessaloniki, do việc xả không được xử lý hoặc xử lý một phần nước thải sinh hoạt Nhìn chung, chất lượng nước và trầm tích của Axios R và Vịnh Thermaikos đã bị ảnh hưởng bởi các hoạt động con người trong nội địa.Các vùng nước ven biển và trầm tích không ảnh hưởng để đe dọa đến sức khỏe con người và đời sống thủy sinh, tuy nhiên, sự cần thiết phải giám sát thường xuyên là rất khuyến khích
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Dự án “ Đánh giá khả năng chịu tải các hệ sinh thái để làm cơ sở cho quy hoạch
phát triển, bảo vệ môi trường lưu vực sông Vàm Cỏ” thuộc Chương trình KHCN cấp
nhà nước KC 08/06-10, với việc đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các hệ sinh thái trên LVS Vàm Cỏ, chưa đi sâu nghiên cứu xác định nguồn thải, chưa dự báo tải lượng ô nhiễm, khả năng chịu tải, diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ và các khu vực liên quan Định kỳ hàng năm, Sở TN&MT Long An thực hiện quan trắc đánh giá chất lượng nước sông VCĐ, song chưa đề xuất được các giải pháp quản lý thống nhất,
Trang 21tổng hợp nguồn nước sông, cũng như dữ liệu thu thập còn rời rạc, chưa cập nhật, do đó hiệu quả sử dụng còn thấp
Dự án “Đánh giá chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu ở một số vùng dân cư
tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long” do Trịnh Thị Hương, Trần Bích Ngọc, Nguyễn Trần Bảo
Thanh và cộng sự thực hiện năm 2006, với mục đích mô tả và đánh giá chất lượng nước của các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh nước sông Tiền, sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long Kết quả đạt được cho thấy COD lúc triều thấp vượt qua giới hạn cho phép
từ 1,1 – 6 lần, BOD5 vượt mức cho phép từ 1,5 – 10 lần Mật độ coliform của nhánh sông Hậu ở huyện Thốt Nốt, Cờ Đỏ và Quân Bình Thủy vượt mức cho phép từ 4,6 –
92 lần (Theo TCVN 5942-1995, loại A) Kết quả ô nhiễm trên phần lớn là do chất thải sinh hoạt và chất thải của nuôi trông thủy sản
Báo cáo tổng hợp “Chất lượng môi trường nước sông VCĐ trên địa bàn tỉnh
Long An năm 2015” vào tháng 01 năm 2016 do Trung tâm quan trắc và dịch vụ kỹ
thuật môi trường tỉnh Long An thực hiện, kết quả đạt được là giá trị pH thấp hơn giới hạn A của QCVN 08/2008/BTNMT cho thấy nước có tính phèn, hàm lượng DO thấp hơn giới hạn A của QCVN 08/2008cho thấy nguồn nước ô nhiễm nhẹ, BOD – COD hầu hết các vị trí đều vượt QCVN 08/2008 là do nước thải từ các nhà máy của KCN nằm dọc theo con sông VCĐ Nhưng ô nhiễm mang tính cục bộ, những điểm nằm gần nguồn thải thì có chất lượng nước thấp hơn chỗ ở xa, cho thấy khả năng tự làm sạch của sông tương đối tốt
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh
Nghệ An” do Dương Thanh Nga thực hiện năm 2012 kết quả đạt được là chất lượng
nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An khá thấp với 44% mẫu nước ô nhiễm nặng và 30% mẫu chất lượng nước thấp Chỉ có 26% mẫu có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt Chất lượng môi trường nước có sự phân hóa giữa các lưu vực, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi; Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2012 có nhiều diễn biến phức tạp Xu hướng chung tăng dần tỉ lệ nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng, cần có biện pháp xử lý trong tương lai và giảm dần
tỉ lệ nước mặt có thể phục vụ cho mục đích sinh hoạt tức mức độ nhiễm bẩn nước mặt ngày càng cao Tỉ lệ nước mặt bị ô nhiễm nặng tăng từ 23% lên 44% Số lượng các điểm ô nhiễm nghiêm trọng tăng từ 10 điểm lên 19 điểm Tỉ lệ nước có thể phục vụ cho giao thông thủy giảm từ 5% xuống còn 2%.Tỉ lệ nước có thể phục vụ cho mục đích sinh hoạt giảm từ 40% xuống26%
Trang 22Dự án “Điều tra đánh giá tài nguyên nước lưu vực các sông biên giới Việt – Lào
thuộc lưu vực sông Mã, sông Cả” do Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước
quốc gia thực hiện năm 2014 với kết quả đã đạt được sau 4 năm thực hiện (2010 – 2014), sản phẩm của dự án là tài liệu đầu tiên đánh giá tài nguyên nước mặt một cách đầy đủ và chi tiết Kết quả của dự án là cơ sở cho các cấp quản lý, các ngành trong việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước Không những vậy, các kết quả điều tra đánh giá tài nguyên nước đó còn là cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, là căn cứ trong việc xây dựng kế hoạch phát triển của các ngành và xa hơn nữa là căn cứ quan trọng để Việt Nam phối hợp với nước bạn CHDCND Lào trong việc khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên nước
Đề tài “Ứng dụng chỉ số WQI đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước
mặt Tp Đà Lạt” do Phạm Thế Anh và Nguyễn Văn Huy đã đạt kết luận sau Kết quả
phân tích, khảo sát và đánh giá chỉ số chất lượng nước mặt tại một số hồ và suối lớn của thành phố Đà Lạt, nhìn chung các hồ và suối chứa nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt đều bị ô nhiễm, nặng nhất là nước Hồ Xuân Hương Chính vì vậy nếu không có biện pháp quản lý ngay từ bây giờ, thì chất lượng nước mặt của thành phố Đà Lạt sẽ ngày càng suy giảm và hình ảnh của một thành phố du lịch nổi tiếng được tạo nên từ bầu không khí trong lành, khí hậu mát mẽ, có các hồ đẹp và trong xanh như thành phố
Đà Lạt sẽ không còn đẹp nữa, khi mà các hồ làm nên tên tuổi của thành phố Đà Lạt mà nguồn nước mặt thì đen ngòm, bốc lên mùi hôi thối nồng nặc, xác cá tôm nổi lềnh bềnh
Đề tài “Nghiên cứu chỉ số chất lượng nước để đánh giá và phân vùng chất
lượng nước sông Hậu” của Tôn Thất Lãng và cộng tác viên (2008) Nước sông Hậu đã
có dấu hiệu ô nhiễm hầu hết các chỉ tiêu Nồng độ các chất dinh dưỡng tương đối cao Nồng độ NO2- dao động từ 0,016 đến 0,136 mg/l, vượt vượt tiêu chuẩn nước mặt TCVN 5942-1995, loại A (0,01 mg/l) Nồng độ NH3 dao động trong khoảng 0,13 – 2,42 mg/l, vượt tiêu chuẩn nước mặt TCVN 5942-1995, loại A (0,05 mg/l) Các chỉ tiêu SS, chất hữu cơ và vi sinh đều xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép 5942-1995, loại A Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp gây
ra Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cần Thơ đã có 6 khu công nghiệp Trong đó, khu công nghiệp Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2 đã hoạt động nhưng chưa có khu công nghiệp nào có
hệ thống xử lý tập trung Hầu như nước thải công nghiệp chưa qua xử lý mà xả thẳng vào sông Hậu Năm 2007, chất lượng nước sông Hậu khu vực Cần Thơ và Đồng Tháp giảm rõ rệt so với năm 2006, nằm trong vùng từ màu vàng đến màu lục Tại các kênh rạch trong nội thành thành phố Cần Thơ, nồng độ các chất ô nhiễm tăng cao
Trang 23Theo Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam sự chuyển đổi nhanh đất
nông nghiệp sang công nghiệp, đô thị sẽ là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng môi trường đất và nước trên địa bàn Tỉnh Long An Vấn đề môi trường hàng đầu cần quan tâm trong phát triển là môi trường nước Ô nhiễm và thiếu nước sạch cho kinh tế và sinh hoạt, kèm theo lũ và hạn là những thách thức Nước là một ngưỡng phát triển của Long An Ưu tiên các ngành kinh tế ít sử dụng nước, xử lý và tái sử dụng nước sau phát xả là hướng đi ưu tiên và lâu dài cho Long An Nếu không đầu tư cho lĩnh vực này, vấn đề nước sớm hay muộn cũng là vấn đề an ninh môi trường của tỉnh Long An
Trang 24CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN BẾN LỨC,
TỈNH LONG AN
2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Bến Lức nằm phía Đông của tỉnh Long An là một địa bàn chiến lược về kinh tế
và quân sự của thành phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ Huyện Bến Lức có diện tích 285,97 km2 chiếm 6,59% về diện tích so toàn tỉnh, tổng
số dân là 151.896 người (năm 2015)
Quốc lộ 1A là trục giao thông chính của Quốc gia nối liền địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đồng bằng sông Cửu Long đi qua huyện Bến Lức, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, tiếp cận nhanh chóng những thông tin mới nhất trong nước, hoà nhập với kinh tế thị trường, phát triển nhiều loại hình dịch
vụ, hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá giữa miền Tây lên Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại
Bến Lức là vùng có địa hình bằng phẳng, nếu xét theo tiểu địa hình thì địa hình huyện Bến Lức cao ở các xã phía Nam và thấp ở các xã phía Bắc, địa hình thấp dần từ Nam sang Bắc và được chia làm 2 vùng địa hình khác nhau, lấy sông Bến Lức, kênh Nước Mục – kênh Ngang – kênh Bà Vụ – kênh số 11 – kênh số 10 và kênh Thủ Đoàn (Thủ Thừa) làm ranh giới
Các xã phía Nam sông Bến Lức và kênh Thủ Thừa (gọi là vùng phía Nam huyện) gồm thị trấn Bến Lức và các xã An Thạnh, Thanh Phú, Tân Bửu, Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, Nhựt Chánh, Thạnh Đức có độ cao trung bình từ 0,75 – 1,5m so với mực nước biển; trong đó diện tích có độ cao trên 0,5 – 1m chiếm tới 87,5% diện tích toàn vùng Đây là vùng sản xuất lúa chủ yếu của huyện Bến Lức Đất đai khu vực phía nam của huyện bằng phẳng và tương đối cao thuận tiện trong xây dựng đô thị, các khu công nghiệp vàsản xuất nông nghiệp Các xã phía Bắc sông Bến Lức và kênh Thủ Thừa (gọi
là vùng phía Bắc huyện) gồm các xã Thạnh Lợi, Thạnh Hoà, Bình Đức, Lương Bình, Lương Hoà, Tân Hoà có độ cao trung bình 0,4 – 0,76m ; trong đó có độ cao từ 0,4 – 0,5m chiếm khoảng 49%; độ cao từ 0,5 – 0,76m chiếm 49% và độ cao thấp hơn 0,4m chiếm khoảng 2% so với mực nước biển
Từ những thuận lợi về nhiều mặt kể trên, đã tạo điều kiện cho huyện Bến Lức phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ, trong đó phát triển công nghiệp là một mũi nhọn đột phá trong các ngành của địa phương
Trang 25Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Bến Lức
Trang 262.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.2.1 Khí hậu – khí tượng
Huyện Bến Lức chịu tác động của hai vùng khí hậu có các yếu tố đặc trung khác nhau: miền Đông nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, được chia thành hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
a Nhiệt độ
Nhiệt độ bình quân năm 27,7 o C
Nhiệt độ bình quân cao nhất 38 o C
Nhiệt độ bình quân thấp nhất tuyệt đối 14 o C
b Gió
Hướng gió thịnh hành trong năm theo các hướng Tây, Tây Nam, Nam Hướng gió thay đổi theo mùa:
Từ tháng 1 đến tháng 4 hướng gió Đông và Đông Nam
Từ tháng 5 đến tháng 10 hướng gió Tây và Tây Nam
Từ tháng 12 đến tháng 3 là mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm từ 10 – 15% tổng lượng mưa cả năm (khoảng 150 – 200 mm)
Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa chiếm tới 85 – 90% lượng mưa cả năm (khoảng 1.450 –1600 mm)
Trang 27 Tháng 4 và tháng 11 là 2 tháng chuyển tiếp
Tháng 7 và tháng 8 tuy là các tháng trong mùa mưa, nhưng có xuất hiện thời gian không mưa, kéo dài từ 7 đến 15 ngày, có khi dài hơn, gây hạn cho cây trồng, nhân dân gọi là hạn Bà Chằng
Các tháng 8, 9, 10 là các tháng mưa lớn chiếm tới 49% tổng lượng mưa cả năm lại trùng vào mùa lũ nên vấn đề tiêu thoát nước rất quan trọng để đảm bảo sản xuất
d Bốc hơi
Lượng bốc hơi bình quân năm 1.054 mm Những tháng trong mùa khô cũng là những tháng có lượng bốc hơi cao nhất, chiếm tới 57,12% lượng bốc hơi cả năm Lượng bốc hơi tháng lớn nhất vào tháng 3: 127 mm/tháng
Lượng bốc hơi tháng nhỏ nhất vào tháng 10: 65 mm/tháng
2.2.2 Chế độ thủy văn và dòng mặt
a Mực nước và thuỷ triều
Chế độ mực nước khu vực chủ yếu chịu ảnh hưởng thuỷ triều Biển Đông theo chế độ bán nhật triều, biên độ dao động > 2m và < 2m vào mùa lũ và giữ nguyên chế
độ dòng chảy thuỷ triều theo hướng chảy ngược thượng nguồn theo chu kỳ triều Chế độ mực nước toàn năm trên sông Vàm Cỏ Đông có cao hơn chút ít do nhận nước của các công trình thuỷ lợi thượng nguồn, khả năng truyền triều, mặn nhanh khoảng 0,09g/km
Do bình quân đỉnh triều biến đổi từ 0,66 – 0,95m nên khả năng tưới tự chảy bị hạn chế, chỉ có các vùng ven sông; trong mùa mưa chân triều thấp nên việc tiêu nước
dễ dàng Đến tháng 9, tháng 10 có nước lũ về, đỉnh triều cao nên cần có đê để bảo vệ
Đê cao từ +1,9 đến +2,2m
b Lưu lượng
Sau khi có hồ Dầu Tiếng lưu lượng nước mùa kiệt của sông Vàm Cỏ Đông được
bổ sung 1,8 lần cải thiện được chất lượng nước và chế độ mặn cho khu vực Đức Hoà, Đức Huệ và Bến Lức
c Tình hình lũ
Huyện Bến Lức ít bị ảnh hưởng của lũ, những năm lũ lớn, bão và triều cường gây
ra ngập lụt ở các xã có độ cao thấp ven sông Để giải quyết vấn đề này cần xây dựng
hệ thống đê bao và cống dưới đê
Trang 28d Vấn đề tưới tiêu
Về tưới: Nguồn nước tưới cung cấp cho huyện Bến Lức là sông Vàm Cỏ Đông được bổ sung từ nước xả hồ Dầu Tiếng qua kênh Tây Việc chuyển nước ngọt từ sông Vàm Cỏ Đông vào kênh rạch nhờ hệ thống cống điều tiết, cống qua đê và nước được trữ tại đó để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt
Về tiêu: Ngập úng trong khu vực do mưa lụt và triều cường do đó cần phải xây dựng hệ thống đê bao, cống tiêu qua đê và lợi dụng chênh lệch triều để tiêu theo hướng
tự chảy qua các cống điều tiết dưới đê là chính
2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI
Quốc lộ 1A là trục giao thông đường bộ chính của Quốc gia nối liền địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đồng bằng sông Cửu Long đi qua huyện Bến Lức; ngoài ra, còn có các tuyến đường bộ Quốc gia đi qua huyện Bến Lức như: đường Quốc lộ N2, đường Quốc lộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, đường Quốc lộ cao tốc Bến Lức – Long Thành, tạo điều kiện cho huyện Bến Lức phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, tiếp cận nhanh chóng những thông tin mới nhất trong nước, hoà nhập với kinh tế thị trường, phát triển nhiều loại hình dịch vụ, hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá giữa miền Tây lên Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại
Về cơ bản, kinh tế huyện được chia thành 2 vùng:
Vùng phía Nam của huyện với hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện, có tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ, dân cư tập trung đông đúc,
có nhiều khu đô thị và khu – cụm công nghiệp nên có thể xem đây là địa bàn động lực phát triển của huyện
Vùng phía Bắc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực
là mía, chanh, thơm Gần đây, với sự phát triển chung của tỉnh, nhiều khu – cụm công nghiệp mới được hình thành theo trục tỉnh lộ 830, làm cho diện mạo kinh tế này có nhiều thay đổi
Huyện Bến Lức được quy hoạch 12 khu công nghiệp, nhiều nhất tỉnh, tổng diện tích khoảng 1.540 ha Ngày 29 tháng 04 năm 2010 huyện đã tiếp nhận được hơn 16 dự
án khu, cụm công nghiệp, đã tiến hành bồi thường và san lấp mặt bằng 1.022 ha, trong
đó có 6/9 khu công nghiệp đã triển khai và đi vào hoạt động với hơn 833 ha Huyện có các KCN đang hoạt động như KCN Thuận Đạo, KCN Vĩnh Lộc 2, KCN Nhựt Chánh, KCN Phú An Thạnh, KCN Thịnh Phát, KCN Phúc Long
Trang 29Huyện ủy Bến Lức tổ chức Hội nghị lần thứ 23 (khóa X) nhằm đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Huyện ủy trong 6 tháng đầu năm và bàn các giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 Phó Bí thư Huyện ủy – Nguyễn Trí Thức cho biết,
“Hầu hết các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đều đạt và vượt kế hoạch Trên lĩnh vực kinh
tế, tổng giá trị sản xuất (GO) đạt trên 29.000 tỉ đồng (giá so sánh năm 2010), đạt 58,8% kế hoạch, tăng 38,4% so với cùng kỳ Trên từng lĩnh vực đều có mức tăng trưởng khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của huyện.”
Theo đó, trong nông nghiệp, tổng giá trị sản xuất đạt 742 tỉ đồng (tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2014) Huyện đang tập trung triển khai kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng cường công tác chuyển giao khoa học – kỹ thuật và phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi theo mô hình mới, bảo đảm an toàn sinh học Kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, nhất là các xã điểm năm 2015 của tỉnh và huyện như Thanh Phú, Nhựt Chánh,
An Thạnh, Thạnh Đức Sản xuất công nghiệp, có dấu hiệu phục hồi, duy trì ổn định, tổng giá trị sản xuất đạt 25.962 tỉ đồng (đạt 58% kế hoạch), tăng 40% so với cùng kỳ Hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất đạt 2.348 tỉ đồng, đạt 52% kế hoạch (tăng 28,6% so cùng kỳ)
Chương trình đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X về khai thác có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và quản lý, phát triển đô thị được tập trung thực hiện Huyện tiếp tục xúc tiến hoàn thành các quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành, gắn với hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại IV thị trấn Bến Lức để tập trung nâng cấp, chỉnh trang, hoàn thiện, phấn đấu xây dựng Bến Lức đạt tiêu chí đô thị loại III Các lĩnh vực văn hóa – xã hội được tập trung, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội
Trong kỳ quy hoạch 2010 – 2020, phát triển tổng thể KT – XH huyện Bến Lức đặt cơ sở trên quan điểm phát triển KT – XH của tỉnh Long An:
Tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp hướng đến phát triển ổn định và bền vững trong tầm nhìn dài hạn
Đẩy mạnh thương mại – dịch vụ kết hợp với đô thị hóa tương xứng và đồng bộ hóa quá trình công nghiệp hóa
Nâng cao hiệu quả của ngành nông nghiệp nhằm tạo nền tảng phát triển ổn định
Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế – đối ngoại, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn nhân lực bên ngoài và chuyển thành nội lực Khai
Trang 30thác tối đa lợi thế vị trí địa lý, kinh tế huyện Bến Lức trong mối quan hệ tổng thể tỉnh Long An, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đặc biệt với TPHCM
Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành từng lĩnh vực gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế
Phát triển nguồn nhân lực, coi trọng nhân tố con người
Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu công bằng xã hội
Phát triển KT – XH kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái
Kết hợp phát triển kinh tế với an ninh – quốc phòng
Đến năm 2020, huyện Bến Lức hướng đến phát triển thành huyện công nghiệp hóa, phát triển đô thị và là trung tâm giao lưu phát triển thương mại – dịch vụ của khu vực Tây Bắc Long An
2.4 GIỚI THIỆU VỀ SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG
Sông Vàm Cỏ Đông dài hơn 200km, bắt nguồn từ biên giới Việt Nam – Campuchia, chảy qua tỉnh Tây Ninh, rồi Long An, kết thúc tại sông Soài Rạp, cách biển Đông hơn 10km Sông Vàm Cỏ Đông là sông lớn chảy qua địa bàn huyện Bến Lức Sông với diện tích lưu vực 6.000km2 bắt nguồn từ vùng núi thấp của Campuchia
và một phần phía Bắc của tỉnh Tây Ninh chảy qua tỉnh Long An và vào huyện Bến Lức Tại Tân Trụ nhập lại với sông Vàm Cỏ Tây thành sông Vàm Cỏ lớn đổ ra sông Soài Rạp Chiều dài sông là 168km, đoạn qua tỉnh Long An là 128km và đoạn qua huyện Bến Lức dài 24km, độ dốc mặt nước và đáy sông nhỏ, độ rộng sông lớn dần, tại Bến Lức độ rộng trung bình 135m, sâu bình quân 15m
Sông VCĐ nối với VCT bằng các kênh ngang, sông VCĐ nối với sông Sài Gòn, sông Đồng Nai qua kênh Thầy Cai, An Hạ, sông Bến Lức Vì có nhiều nhánh sông nhỏ, nên VCĐ rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác (chủ yếu là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long) Sông VCĐ là nguồn nước tưới tiêu cho các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức với diện tích trồng lúa khoảng 84.000ha
Mực nước năm trên sông VCĐ chịu ảnh hưởng của bán nhật triều biển Đông, với
Mmax: +1,48m; Mmin: -1,96m; Qkiệt:57,3m3/s; Qtb: 107,4m3/s; Qlũ: 467m3/s Bến Lức ít
bị ảnh hưởng của lũ Ngoài vai trò là tuyến giao thông thủy quan trọng để vận chuyển hàng hóa, sông VCĐ còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp (nhất là huyện Bến Lức và Đức Hòa), xả phèn, tiếp nhận, pha loãng nước thải công nghiệp và sinh hoạt dân cư
Trang 31CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, qua sông Vàm Cỏ Lớn và đổ ra sông Soài Rạp Ngoại trừ phía thượng lưu trong địa phận tỉnh Tây Ninh, đoạn sông VCĐ đi qua tỉnh Long An nói chung và Bến Lức nói riêng là nơi tiếp nhận nước thải của các nhà máy từ các KCN của huyện, cũng như nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp dọc theo hai bên sông và chi lưu của nó, đây cũng là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu vực chợ và chất thải rắn sinh hoạt của các khu vực dân cư ven sông…
3.1 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG VÀM
CỎ ĐÔNG TẠI HUYỆN BẾN LỨC
Huyện Bến Lức có 14 xã và 1 thị trấn, khu vực này hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với các ngành nghề như: tái chế nhựa, nước chấm, cá hộp, chế biến thức ăn gia súc… Do đó chất thải có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu là nước thải công nghiệp và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Để giám sát chặt chẽ các nguồn thải và tìm hiểu về các nguyên nhân gây ô nhiễm nước, cơ quan nhà nước
có tổ chức các đợt quan trắc nhằm tìm hiểu về chất lượng nước sông VCĐ Từ đó đưa
ra những giải pháp quản lý, xử lý các chất ô nhiễm ra gây hại sông và cuộc sống sinh
hoạt của người dân ven sông
3.1.1 Vị trí quan trắc
Dựa vào kết quả điều tra, khảo sát thực địa khu vực, các vị trí đặc trưng ở sông VCĐ đoạn chảy qua huyện Bến Lức là các khu vực gần nơi trồng trọt, nơi thoát nước sinh hoạt của người dân và các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước
Bảng 3.1 Vị trí quan trắc sông VCĐ tại huyện Bến Lức năm 2016
quan trắc Ký hiệu
Nguồn tác động đến môi trường nước Mục đích quan trắc
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải
Trang 32 Lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông VCĐ theo triều
Đánh giá mức độ ảnh hưởng nước thải của công ty TNHH Tân Nghệ Nam, DNTN
Lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông VCĐ theo triều
Tác động tích hợp của các hoạt động kinh tế-
xã hội trên lưu vực đến môi trường nước
Theo dõi diễn biến môi trường nước theo dòng chính VCĐ
Hoạt động giao thông vận tải thủy
Lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông VCĐ theo triều
Tác động tích hợp của các hoạt động kinh tế-
xã hội trên lưu vực đến môi trường nước
Theo dõi diễn biến môi trường nước theo dòng chính VCĐ
(Nguồn: TT Quan Trắc và DVKT Môi Trường)
Trang 343.1.2 Kết quả quan trắc các thông số năm 2016
Để đánh giá chất lượng môi trường nước tại các điểm khu vực dân cư tập trung
và các nguồn thải từ các ống xả của các nhà máy trên sông đoạn chảy qua huyện Bến Lức qua các đợt quan trắc được kết quả như sau
a Nhiệt độ ( 0 C)
Nhiệt độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sinh học và đời sống của hệ thủy sinh trong môi trường nước Sự tăng hay giảm nhiệt độ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước Nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong nước
Hình 3.2 Diễn biến nhiệt độ nước mặt trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016
Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trong năm 2016 cho thấy nhiệt độ dao động khoảng 30,6 – 32,90C, giá trị nhiệt độ trung bình là 31,620C, không có sự chênh lệch nhiều so với năm 2015 (31,32 0C)
Nhìn chung, nhiệt độ nước mặt sông VCĐ tại huyện không có sự biến động lớn theo thời gian mà tương đối ổn định nằm trong khoảng an toàn cho đời sống của các loài thủy sinh trong môi trường nước cũng như quá trình sử dụng nước của con người
b Giá trị pH
pH có ý nghĩa rất quan trọng về mặt môi sinh, trong tự nhiên pH ảnh hưởng đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như ăn mòn, hòa tan… Chi phối quá trình xử lý nước chẳng hạn như khả năng tạo bông, làm mềm nước, khử sắt, diệt vi khuẩn Vì thế pH là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước trên lưu vực sông và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước sử dụng trong sinh hoạt của người dân hai bên ven sông VCĐ Do đó, pH là một trong những chỉ tiêu môi trường quan
29 29,5
30 30,5
31 31,5
32 32,5
33 33,5
T3/2016 T6/2016 T9/2016
Trang 35trọng được quan trắc và đánh giá mức độ axid trong môi trường nước mặt Việc quan trắc và đánh giá trị số pH qua các đợt quan trắc tại những vị trí khác nhau trên lưu vực sông
Hình 3.3 Diễn biến pH nước mặt trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016
Kết quả đo đạc thông số pH dao động từ 6,11 – 6,86 ; trung bình pH = 6,41 Điều này cho thấy nước mặt sông VCĐ tại huyện mang tính axit, vấn đề axit hóa sông VCĐ
sẽ ảnh hưởng rất lớn đễn việc cung cấp nước sinh hoạt, thủy lợi và quá trình nuôi trồng thủy sản trong vùng pH phụ thuộc rất lớn quá trình quang hợp và hô hấp pH thấp tảo kém phát triển, tăng tính hòa tan của CO2 trong nước làm axit hóa nước Tuy nhiên, nếu so sánh với QCVN 08:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt – cột A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp thì tất cả vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép
Trang 36Hình 3.4 Diễn biến TSS nước mặt trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016
Kết quả giá trị TSS tại các vị trí qua các đợt của năm dao động từ 17 – 57 mg/L Trong đó, hàm lượng TSS cao nhất tại vị trí VCĐ-04 tháng 6(57 mg/L); thấp nhất tại
VCĐ-03 tháng 19(17 mg/L)
Nhìn chung đa số đều nằm trong giới hạn Quy chuẩn cho phép Các vị trí vượt chuẩn thuộc đợt tháng 6 vì thời điểm này là mùa mưa hàm lượng phù sa trên sông tương đối cao kéo theo hàm lượng TSS gia tăng
d Độ đục
Độ đục của nước sông đặc trưng cho lượng chất hữu cơ, phù sa, các hạt lơ lửng,…và có tỷ lệ tuyến tính với chất rắn lơ lửng có trong nước Độ đục cao sẽ làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng khả năng quang hợp của các sinh vật tự dưỡng trong nước và làm giảm chất lượng của nước khi sử dụng Tuy nhiên
độ đục càng phụ thuộc vào độ sâu dòng chảy và độ sâu của mẫu khảo sát Độ đục càng cao thì mức ô nhiễm bẩn càng lớn
Trang 37Hình 3.5 Diễn biến độ đục nước mặt trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016
Kết quả đo đạc đọ đục trên sông VCĐ qua huyện Bến Lức trong năm 2016 có sự chênh lệch khá lớn, dao động từ 15 – 41 NTU Giá trị thấp nhất tại vị trí VCĐ-04 (15NTU), giá trị cao nhất tại vị trí VCĐ-02 (41NTU) Giá trị trung bình năm là 29,83 NTU, giảm so với năm 2015 (31, 56NTU) Nhìn chung thì giá trị độ đục của tháng 3 cao hơn so với các tháng còn lại là do tháng 3 là mùa khô, mực nước trên sông thấp Ngoài ra, nguyên nhân làm cho tăng độ đục trong nguồn nước mặt là do chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ không được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường
e Thông số DO
Là lượng oxy hòa tan trong nước, tùy thuộc vào điều kiện hóa lý và hoạt động của các loài vi sinh vật (kỵ khí và hiếu khí) trong nước Đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến việc kiểm soát dòng chảy Ngoài ra DO còn là cơ sở kiểm tra BOD nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp
DO tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản của các vi sinh vật nước Hàm lượng DO trong nước thay đổi theo mùa, nhiệt độ, các hoạt động quang hợp của thực vật nước và sự phân hủy sinh học của các chất hữu cơ trong nước làm tiêu thụ Oxy
Trang 38Hình 3.6 Diễn biến thông số DO trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016
Kết quả quan trắc cho thấy thông số DO dao động từ 2,34 – 4,32mg/L, giá trị trung bình DO bằng 3,44 mg/Lvà đều thấp hơn giới hạn QCVN 08 – A2 DO có giá trị rất thấp sẽ đe dọa đến đời sống thủy sinh vật trong khu vực vì không đủ oxy để cung cấp cho nhiều loài sinh vật hô hấp và sinh trưởng
Thông thường trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam thì nồng
độ oxy hòa tan có thể chấp nhận được để duy trì hô hấp cho thủy sinh khoảng 4mg/l Oxy hòa tan dưới 3 mg/l là không đủ duy trì hô hấp cho sinh vật cơ lớn như cá
Oxy hòa tan thấp là hậu quả của hàm lượng chất hữu cơ phân hủy sinh học cao
và hàm lượng chất dinh dưỡng cao vì trong quá trình phân hủy, vi sinh vật đã tiêu thụ rất nhiều oxy hòa tan của nước
f Thông số BOD 5
Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu
cơ trong một khoảng thời gian xác định và được ký hiệu bằng BOD được tính bằng mg/L BOD được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật môi trường Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải BOD càng lớn thì nước thải (hoặc nước nguồn)
bị ô nhiễm càng cao và ngược lại
Trang 39Hình 3.7 Diễn biến thông số BOD trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016
Kết quả quan trắc BOD có sự chênh lệch khá lớn giữa các vị trí trong từng đợt, dao động từ 6 – 13 mg/L Nồng độ BOD cao vào tháng 6 và tháng 9 Ngoài các yếu tố
bị ảnh hưởng như nước thải từ khu dân cư ven sông, hoạt động công nghiệp và hoạt động giao thông thủy và lưu lượng nước trên sông thấp do đó khả năng tự làm sạch của nước sông giảm dẫn đến nồng độ BOD cao
Nhìn chung các vị trí trong các đợt quan trắc đều vượt giới hạn quy chuẩn (QCVN 08 – A2) Cao nhất tại VCĐ-01 tháng 9 (13mg/l – kênh Xáng Lớn), thấp nhất tại VCĐ-01 tháng 3 (6 mg/L – kênh Xáng Lớn)
Trang 40Hình 3.8 Diễn biến thông số COD trên sông VCĐ theo thời gian năm 2016
Cũng như BOD5, giá trị COD ở các vị trí quan trắc có sự chênh lệch khá lớn, dao động từ 15 – 39 mg/l, giá trị cao nhất và thấp nhất tại vị trí VCĐ-01 ( kênh Xáng Lớn)
là 39mg/l và 15mg/l
Nhìn chung nhiều vị trí trong các đợt quan trắc đều vượt giới hạn quy chuẩn (QCVN 08 – A2) Nồng độ COD tại tất cả các vị trí cao hơn các vị trí còn lại là do bị ảnh hưởng bởi nước thải từ các khu dân cư và từ công ty NIVL
h Thông số Amoni
Amoni thường tồn tại trong nước dưới cả 2 dạng ion và phân tử Cân bằng giữa hai dạng này phụ thuộc vào pH của môi trường nước Amoni có độc tính với hệ thực vật và động vật nước
0 0,05