Quy trình lắp đặt cáp chôn trực tiếp

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) (Trang 28)

1) Việc đào rãnh cần được thực hiện theo quy định về rãnh chôn cáp và phù hợp với thiết kế.

2) Trước khi đặt cáp phải lót ở đáy rãnh một lớp cáp hoặc đất vụn dầy 10 cm.

3) Cần phải làm sạch rãnh cáp trước khi lấp đất, đặc biệt chú ý không để rác rưởi, gỗ và các thành phần là thức ăn của mối.

4) Trước khi lấp rãnh cáp rải tiếp lên trên một lớp cát hoặc đất vụn dầy 10 cm.

5) Băng báo hiệu phải được đặt ở vị trí ngay phía trên của cáp, phía trên cáp 30 cm trong các trường hợp bình thường. Trên băng báo hiệu phải in chữ “ BƯU ĐIỆN VIỆT NAM- CÁP QUANG Ở BÊN DƯỚI”.

6) Phải đặt mốc báo hiệu tại những điểm theo thiết kế trên tuyến cáp, ngoài ra chú ý đặt thêm biển báo hiệu tại nơi có nhiều phương tiện đi lại, qua sông, qua đê, qua đường.v.v…

4.1.4 Quy trình lắp đặt cáp trong cống cáp:

1) Chủng bị dụng cụ kéo cáp:

a. Dây tời kéo cáp:dây tời dung để kéo cáp hoặc ống cáp phụ đặt trong đường ống đã chon sẵn phải là dây tời kéo cáp thích hợp để tránh làm đứt vỡ ống cáp. Ngoài ra dây tời phải đảm bảo các yêu cầu sau:

-Mỗi một mét phải được đánh dấu để xác định chiều dài. -Phải có độ bền lớn hơn lực căng ước tính lớn nhất.

-Các điểm nối dây tời kéo cáp và cáp phải được khâu lại để tăng khả năng liên kết. -Phải có khới xoay giữa dây tời kéo cáp và cáp.

b. Ròng rọc: Ròng rọc sử dụng để giảm ma sát phải có đường kính lớn hơn bán kính cong cho phép của cáp.

c. Tời kéo cáp: Tời kéo cáp chính phải được trang bị cầu chì kéo cáp. Tời kéo cáp phụ được đặt tại bể cáp để trợ giúp kéo cho tời kéo cáp chính. Tời kéo cáp phụ phải có kích thước phù hợp với bể cáp. Rọ kéo cáp được đang bằng kim loại tạo thành rọ lưới. Rọ kéo cáp được gắn với một khớp xoay.

2) Lắp đặt hệ thống cống cáp: Kết cấu cống cáp khi thi công phải có độ rộng và độ sâu đúng với thiết kế, đất đá đào lên để trên gần miệng rãnh phải đảm bảo không xô xuống rãnh, khi đào xong phải đặt ngay ống để tránh bị lỡ đất. Khoảng cách giữa các ống, khoảng cách lớp ống gần đáy rãnh nhất phải tuân theo thiết kế.

a. Khi vận chuyển phải chú ý:

-Sàn xe không ngắn hơn chiều dài ống. -Không dùng xe ben tự đổ ống.

-Khi bốc xếp phải có hai người, mỗi người một đầu ống. b. Khi lưu kho phải chú ý:

-xếp ống theo chiều cao không quá 1,75m. -Gá để ống phải thẳng.

3) Lắp ráp ống nhựa:

a. Phải chủng bị đầy đủ các dụng cụ để lắp ống bao gồm: -Cưa tay hoặc kéo cắt ống.

-Giũa.

-Bút khắc kim loại. -Xăng công nghiệp. -Nhựa dán.

-Giẻ lau khô.

b.Cắt ống bằng cưa tay hoặc kéo cắt ống. c. Gọt sạch ba via, giũa sát mép ngoài.

d. Làm sạch bụi dầu mỡ bằng giẻ khô sạch ( với xăng công nghiệp ). e.Đánh dấu phần ống sẽ lắp vào phụ tùng.

4) Xây dựng bể cáp, hố nối:

Trước khi thi công bể cáp,hố nối tại nơi có người qua lại phải căng dây và lắp các biển báo.

Thi công xây dựng bể cáp, hố nối trên các địa hình khác nhau phải theo thiết kế và quy hoạch sau:

a. Đào hố theo độ sâu xác định tùy thuộc vào độ sâu của bể cáp, hố nối cần xây dựng.Đất đá đào lên phải vận chuyển đi ngay, nếu kết cấu đất đá ở đó cần đóng cọc thì phải đóng cọc với độ sâu so với đáy bể là 1,2m. Phải đổ một lớp mỏng gạch vỡ, cát trước khi đỗ bê tong.

b. Các tấm bê tong phải được đúc đúng kích cỡ vừa khít với các chi tiết lắp đặt.

c. Bể cáp, hố nối phải được xây dựng đúng quy cách, đủ kích thước theo quy định về cống bể do ngành quy định. Hố nối cáp phải đủ rộng để chứa cáp hư, phải có chổ để gá, đặt bảo vệ măng sông cáp.

5) Lắp đặt cáp:

a. Chất bôi trơn phải có ở các điểm đầu của ống, tất cả các vị trí để đưa cáp vào, những vị trí kéo cáp trung gian.

b. Các đặt tính của chất bôi trơn cáp quang phải đảm bảo là: -Thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.

-Chống cháy.

-Hệ số ma sát thấp ( < 0,25).

-Chất lượng không đổi trong quá trình lắp đặt. -Không ảnh hưởng đến vỏ cáp.

-Được kiểm tra trước khi sử dụng.

6) Trước khi lắp đặt, tất cả các bể cáp phải được kiểm tra đảm bảo rằng chúng hoàn toàn an toàn và sạch sẽ.

7) Chủng bị cáp, dây tời kéo cáp, rọ kéo cáp,cầu chì kéo cáp, tời ( máy kéo cáp ). 8) Xác định các ống cáp được sử dụng cho lắp đặt.

9) Phải đảm bảo các ống cáp đều sạch sẽ. Nếu cần thiết phải làm sạch ống cáp.

10) Nếu trong ống cáp đã có sẵn cáp cũ, khi đó cần xác định chủng loại cáp và chủ sở hữu của tuyến cáp này, phải báo cho chủ sở hữu biết về hoạt động lắp đặt cáp đang diễn ra và phải xác định các yêu cầu an toàn cần thiết.

11) Phải giám sát không để cáp bị uốn cong quá mức khi kéo cáp qua những khúc cong.

12) Phải đặt tất cả các thiết bị cần thiết ở vị trí thích hợp.

13) Nếu cáp được đặt vào trong ống cáp phụ thì phải lắp đặt ống cáp phụ trước, cụ thể là:

a.Định vị tời cho ống cáp phụ.

b.Gắn một rọ kéo cáp có khớp xoay vào bên trong và gắn dây tời kéo cáp vào rọ kéo cáp.

c.Phải đảm bảo tất cả các tời và ròng rọc sử dụng tốt.

d.Trong quá trình thao tác phải chú ý không để cho quần áo, tay chân hay một vật nào khác vướng vào bộ phận chuyển động của tời ( máy kéo ).Tất cả mọi người trong nhóm thực hiện công việc phải được liên lạc liên tục với nhau bằng các thiết bị thông tin.

e. Đặt ống phụ bên trong ống cáp chính trước khi kéo cáp.

f. Khi kéo ống cáp phụ phải sử dụng cáp bôi trơn trong trường hợp cần thiết. Sử dụng các đoạn ống có độ dài phù hợp trong trường hợp cần thiết và sau đó nối những đoạn này với nhau bằng các bộ nối ống cáp. Các dây tời kéo cáp cũng có thể được nối tương tự.

g.Ở những nơi không có khả năng khám bằng tay thì ta có thể dùng tời để kéo các ống cáp phụ, nhưng phải đảm bảo an toàn.

h)Toàn bộ chiều dài của ống cáp phụ và dây tời kéo cáp được nối với nhau để tạo ra một chiều dài liên tục phục vụ cho việc kéo cáp.

k) Phải cho ống cáp phụ dôi ra một đoạn để đảm bảo sự co dãn của ống.

14) Phải gắn rọ kéo cáp và khớp xoay một cách thích hợp vào với cáp. Phải đảm bảo rọ kéo cáp và khớp xoay có thể lắp đặt dễ dàng vào tất cả các loại ống chính và phụ.

15) Không sử dụng vải dệt thay cho rọ kéo cáp.

16) Nối dây tời kéo cáp vào khớp xoay phải đảm bảo chắc chắn. 17) Hiệu chỉnh ròng rọc và trục tời cho phù hợp.

18) Cho chất bôi trơn vào đầu ống dẫn cáp và vào tất cả các vị trí yêu cầu phải có chất bôi trơn.

19) Nếu quá khó khăn khi kéo cáp bằng tay có thể chuyển sang kéo cáp bằng tời nhưng với tốc độ chậm. Phải tránh giật cục khi kéo cáp. Phải luôn luôn giữ lực căng của cáp dưới lực căng tối đa cho phép. Khi tải cáp ra khỏi tời phải đảm bảo cáp không bị xoắn.

20) Quay trục tời bằng tay để duy trùy độ chùng giữa cuộn tời và ống dẫn cáp. 21) Phải tránh kéo giật cục, dừng đột ngột.

22) Trong quá trình kéo cáp nếu cầu chì đức phải kiểm tra tắt nghẽn trên tuyến cáp và có biện pháp xử lý kịp thời, cụ thể là:

a. Kiểm tra các đoạn cong để đảm bảo là không bị tắt nghẽn, gấp khúc quá lớn, các ròng rọc hoạt động trơn đều.

b .Phải đảm bảo tời cáp đã trơn.

c. Phải đưa chất bôi trơn vào trước mỗi chỗ uốn.

d. Làm ngắn tuyến cáp cần kéo. Chuyển vị trí kéo tới vị trí điểm giữa của tuyến và bắt đầu kéo lại. Kéo cáp ra khỏi bể cáp. Sử dụng cách cuộn cáp hình số tám nằm ngang để giảm độ xoắn của cáp.

e. Chọn vị trí bắt đầu kéo cáp thích hợp và kéo cáp qua phần còn lại của tuyến cáp. f. Có thể sử dụng một tời kéo thứ hai ở vị trí trung gian để hỗ trợ cho việc kéo cáp. g. Cần phải kéo đủ cáp để có thể cuốn khoảng từ một đến ba vòng xung quanh tời. h. Lắp thêm các ròng rọc ở bể cáp trung gian nếu cần thiết.

i. Phải đảm bảo liên lạc giữa các nhóm kéo tời.

j. Phải đảm bảo cáp dư trên trục tời khi kéo cáp vào trong bể cáp ít nhất là 3m.

k. Cuộn tời trung gian cần phải kéo cáp đồng thời với cuộn tời chính trong khi vẫn duy trì được độ võng cần thiết.

l. Khi cáp chuyển hướng thì thực hiện xếp cút cáp hình số tám nằm ngang.

23) Phần cáp qua bể phải luồn ống nhựa PVC hoặc ống cao su để bảo vệ cáp. Cáp qua bể không có mối nối thì không cần để dư.

24) Sau khi lắp đặt cáp xong phải dùng máy đo kiểm tra sợi để đảm bảo rằng cáp không bị hư hại trong quá trình kéo.

4.1.5 Quy trình lắp đặt cáp trong hầm cáp:

1) Trong hầm cáp đã có sẵn cáp cũ thì phải xác định chủng loại và chủ sở hữu của tuyến cáp này, phải báo cho chủ sở hữu biết về hoạt động lắp đặt cáp đang diễn ra và phải xác định yêu cầu an toàn cần thiết. Tại những hầm lớn khi thi công lắp đặt cáp phải có biện pháp cảnh giới và đăng ký giờ làm việc để đảm bảo an toàn cần thiết.

2) Phải đặt tất cả các thiết bị phục vụ lắp đặt ở vị trí phù hợp.

3) Giám sát chặt chẽ việc kéo cáp tại các đoạn cong, phải đảm bảo là cáp không bị nghẽn, không bị uốn cong quá bán kính cong nhỏ nhất cho phép của cáp, cáp không bị xoắn, các ròng rọc hoạt động trơn đều. Nếu bị tắt nghẽn thì thực hiện: Làm ngắn tuyến cáp cần kéo, chuyển vị trí kéo tới điểm giữa của tuyến và bắt đầu kéo lại.

4.1.6 Quy trình lắp đặt cáp trong nhà:4.1.6.1 yêu cầu kỹ thuật: 4.1.6.1 yêu cầu kỹ thuật:

a. Cáp quang lắp đặt trong nhà phải được đặt trong ống, các hệ thống cầu cáp.v.v… b. Trước khi lắp đặt, tất cả các điểm uốn phải đảm bảo nhẵn trơn.

c. Nếu cáp khác đặt chồng lên cáp quang thì phải dùng thêm ống bảo vệ cáp.

d. Khi lắp cáp dựng thẳng đứng phải đảm bảo trọng lượng của cáp không được vượt quá tải căng lớn nhất của cáp khi lắp đặt.

e. Cáp đi thẳng đứng được kẹp phụ trợ tại các điểm trung gian để giảm tải kéo căng của cáp. Lực căng của cáp phải đảm bảo nhỏ hơn trọng lượng 1 km cáp.

f. Không được để cáp biến dạng, bẹp trong bất cứ đoạn nào. Kẹp giữ cáp phải thẳng, nhẵn để tránh ảnh hưởng đến cáp. Dây nhảy cáp cần được luồn trong ống nhựa mềm tại những vị trí cần thiết.

g. Nếu không dùng kẹp cáp thì có thể sử dụng bộ treo cáp tại cuối cáp và đoạn trung gian dọc theo phương đi lên để treo cáp. Bộ treo cáp phải không được làm biến dạng cáp. Tại chỗ treo cáp có thể thít chặt cáp để tránh trường hợp cáp bị trượt ra ngoài. Trường hợp có bộ treo cáp được gắn lên xà, tường thì phải đảm bảo chắc chắn rằng độ uống cong của cáp không vượt quá quy định.

H. Tuyến cáp nằm ngang được treo lên trần nhà, ống dẫn cáp, cầu cáp.v.v… đều phải có dán nhãn “CAP QUANG”.

a. Cáp đi trong nhà luôn được lắp bằng tay. Khi cáp quang đi cùng với loại cáp khác hoặc khó kéo thì cần phải được bôi trơn.

b. Kiểm tra tất cả các hộp xử lý cáp, các ống chứa cáp, các cầu cáp .v.v…Đảm bảo và thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật đối với cáp và không có yêu cầu trở ngại trong quá trình thi công.

c. Phải đảm bảo bán kính cong của cáp lớn hơn bán kính cong cho phép tại tất cả các điểm.

d. Phải cuộn cáp trên sàn để tránh xoắn cáp. e. Phải có dự trữ cáp tại hộp xử lý cáp.

4.2 Hoạt động quản lý bảo dưỡng trong hệ thống FTTH

Để thõa mãn nhu cầu của khách hàng và đáp ứng dịch vụ chất lượng cao, mạng FTTH phải triển khai thủ tục hoạt động quản lí và bảo dưỡng đáng tin cậy. Thủ tục này hỗ trợ việc tính cước, bảo mật, bảo dưỡng, cung cấp và giám sát hiệu suất mạng. Nó có thể thực hiện việc sử dụng các chuẩn hay dụng cụ phần mềm hệ thống hỗ trợ hoạt động mở rộng trong hệ thống quản lí mạng. Có nhiều chương trình hỗ trợ hoạt động có thể cấp quyền thông qua trình duyệt web và việc chọn lựa các ứng dụng rộng rãi, nó cho phép quản lí mạng cấu hình và điều khiển hàng trăm phần tử trong đó. Việc cung cấp phân phối các mức dịch vụ cung cấp và cấu hình khác nhau cho các loại dịch vụ thoại, dữ liệu và video cho khách hàng. Nhà điều hành mạng cũng như cơ chế tự động cần xác định nếu thiết bị tại đầu cuối khách hàng có thể cung cấp các dịch vụ được yêu cầu. Ví dụ như việc cung cấp phải xác định nếu ONU có khả năng điều khiển tốc độ dữ liệu của mình dù có khả năng kết hợp với kiểm tra hay không thì nó cũng hỗ trợ hoạt động từ xa. Điều này thì quan trọng đối với nhà cung cấp dịch vụ, việc quản lí và xác định các vấn đề từ xa có thể ngăn ngừa việc yêu cầu các dịch vụ chi phí đắt đỏ. Chức năng bảo dưỡng hay quản lí lỗi để tránh các lỗi tiềm ẩn và sự giảm sút trong mạng FTTH. Nếu lỗi xảy ra, tiến trình bảo dưỡng cần xác định và làm rõ càng nhanh càng tốt để thõa mãn nhu cầu khách hàng. Khả năng kết hợp với kiểm tra để thay đổi thông tin trạng thái giữa ONU và OLT bao gồm chức năng loop-back điều khiển từ xa phát hiện lỗi trên mạch hay cáp, thống kê lỗi ở ONU và thoát khỏi nguồn trong trường hợp có sự cố tại ONU. Hình 3.34 mô tả tín hiệu

điều khiển trạng thái mạch vòng, nó được khởi tạo ở OLT và truyền đến ONU sau đó ONU báo cáo trạng thái và truyền ngược về OLT. Việc báo cáo này chỉ thị mọi thứ đã hoạt động tốt hay chúng có thể được dùng để xác định nguyên nhân tốc độ lỗi bit cao.

Nguồn: Gerd Keiser, FTTX Concepts and Applications,2006

Hình 10 : OLT khởi tạo loop-back điều khiển từ xa

PHẦN IV : TỔNG KẾT

Qua 8 tuần thực tập tại trung tâm điện thoại SPT ( STC), kết quả của đợt thực tập này chính là những kỹ năng làm việc thực tế cho em sau này, những kinh nghiệm mà em đã học hỏi được từ sự hướng dẫn chỉ bảo của các anh làm việc tại đây.Và những gì đã làm được, học được em đã ghi lại, soạn lại thành cuốn báo cáo thực tập này .Vì thời gian thực tập quá ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót cho quyển báo cáo thực tập.Em rất mong được sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô cũng như ban lãnh đạo trung tâm điện thoại SPT .

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.Tài liệu hướng dẫn FTTx của SPT

2.Broadband Optical Access Networks and Fiber-to-the-Home: Systems Technologies

and Deployment Strategies 2006-09 3.FTTx concept & Applications

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w