Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
95,95 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ LỚP QUẢN TRỊ - LUẬT K35 BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Đề tài: PHÂN BIỆT THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VÀ VIỆN KIỂM SÁT TRONG CÁC CẤP XÉT XỬ Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thùy Dương Danh sách thành viên nhóm: Niên khóa : 2012 – 2013 1 MỤC LỤC Lời mở đầu Trang 3 A. Phân biệt thẩm quyền của Viện kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn trước khi xét xử 1. Giai đoạn khởi tố Trang 4 2. Giai đoạn điều tra Trang 8 3. Giai đoạn truy tố Trang 11 B. Phân biệt thẩm quyền của Viện kiểm sát và Tòa án trong các cấp xét xử 4. Giai đoạn xét xử sơ thẩm Trang 15 5. Giai đoạn xét xử phúc thẩm Trang 24 6. 2 LỜI MỞ ĐẦU Tòa án, một danh từ được hầu như mọi người biết đến trong đời sống hiện nay. Nó là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại. Là biểu tượng của sự công bằng hiện hữu… Rất nhiều mỹ từ được dùng để mô tả về Tòa án hiện nay. Về nguyên tắc, Tòa án là một trong ba nhánh của của chế độ “Tam quyền phân lập” theo tư tưởng của Roussel. Đây chính là một trong những thành tựu lớn nhất của Phương Tây mà Việt Nam đã học hỏi được trong quá trình xây dựng và đi lên. Tương ứng với ba nhánh quyền được phân lập theo học học thuyết, Tòa án đảm nhiệm nhánh quyền lực tư pháp. Có nghĩ là nơi hiện thực hóa Pháp luật của giai cấp thống trị và giữ cho mọi thứ nằm dưới luật pháp. Một vấn đề được đặt ra là liệu rằng có trường hợp người canh giữ Luật pháp có thể bằng cách nào đó lạm dụng nó chăng? Dùng nó vào mục đích sai trái, hay đạp lên những nguyên tắc mà nó bảo vệ? Câu trả lời là có thể có. Vì những quyền hạn mà Tòa án nắm giữ cho phép nó chi phối được cán cân công lý, đổi trắng thay đen. Cho nên, cần phải có một cơ quan khác ra đời, tồn tại song song với nó để kiểm tra và giám sát hoạt động của nó, nhằm đảm bảo rằng Tòa án luôn thực thi đúng chức năng của mình. Đó chính là nguyên nhân mà Viện Kiểm Sát ra đời. Ở các nước phương Tây, cũng có một cơ quan đóng vai trò là quyền công tố của nhà nước, được gọi là viện Công tố. Hai tên gọi khác nhau nhưng gần như thực hiện cùng một chức năng, đó là thay mặt nhà nước thực hiện quyền công tố. Trong bộ máy của các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay, Viện kiểm sát được xây dựng bắt nguồn từ nguyên tắc “quyền lực thuộc về nhân dân”. Khi đó, Viện Kiểm sát được giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung (Hiến pháp 1960,1980). Sau khi đất nước thực hiện cải cách thắng lợi và đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt, năm 1992 hiến pháp mới được ban hành, trong đó quy định rõ hơn quyền hạn và chức năng của Viện kiểm sát là kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hiện quyền công tố. Và từ đó thẩm quyền, nhiệm vụ của Viện kiểm sát và tòa án cũng thay đổi cho phù hợp với chức năng của mình trong từng giai đoạn giải quyết vụ án hình sự khác nhau. Trong phần trình bày dưới đây, nhóm chúng em xin giới thiệu và phân biệt thẩm quyền của hai cơ quan trên trong giai đoạn tiền xét xử và trong các cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. 3 A. Giai đoạn khởi tố vụ án Định nghĩa: khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Giai đoạn khởi tố bắt đầu từ việc tiếp nhận thông tin về tội phạm hoặc phát hiện dấu hiệu tội phạm và kết thúc bằng một quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Trình tự khởi tố vụ án hình sự có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu, là giai đoạn tiếp nhận tố giác hoặc tin báo về tội phạm. Tất cả các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội đều phải có trách nhiệm tiếp nhận sự tố giác hoặc tin báo về tội phạm và có những việc biện pháp cần thiết để ngăn chặn hành vi phạm tội và dấu vết của tội phạm. Sau khi nhận được tố giác hoặc tin báo về tội phạm, cơ quan nhà nước không có thẩm quyền khởi tố và các tổ chức xã hội phải báo ngay cho Cơ quan điều tra. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn kiểm tra xác minh các tin tức về tội phạm được quy định trong điều 103 BLTTHS. Giai đoạn cuối cùng là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố khi có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự hay không khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự Căn cứ vào Bộ luật Tố tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, thì các cơ quan có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm và quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự bao gồm những cơ quan sau đây: - Cơ quan điều tra - Viện kiểm sát - Tòa án - Bộ đội biên phòng - Hải quan - Kiểm lâm - Lực lượng cảnh sát biển 4 - Các cơ quan Công an nhân nhân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm. Vì đề tài của nhóm em giới hạn trong thẩm quyền của Tòa án và Viện kiểm sát, cho nên em xin trình bày chi tiết hơn về thẩm quyền của Tòa án và Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố. 1. Về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Căn cứ theo điều 109 thì trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có quyền hạn và trách nhiêm như sau: Trong mọi hoạt động tố tụng hình sự, Viện kiểm sát đều giữ vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo việc thực hiện đúng đắn trình tự, thủ tục, các quy định của BLTTHS của các cơ quan tiến hành tố tụng. Ở giai đoạn khởi tố cũng vậy, Viện kiểm sát có trách nhiệm cũng là quyền hạn phải thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự để lọt tội phạm cũng như làm oan người vô tội. Căn cứ vào đó, Việc kiểm sát có quyền và trách nhiệm kiểm sát việc đăng ký và giải quyết các tố giác và tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra. Việc kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra thông báo về tình hình tội phạm, kiểm tra, đối chiếu sổ sách với Cơ quan điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra giải quyết các tố giác và tin báo đúng thời hạn luật định. Khi Viện kiểm sát tiến hành hủy bỏ quyết định không khởi tố của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan và Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra và ra quyết định khởi tố vụ án; vì Viện kiểm sát có lý do cho rằng quyết định trên là không có căn cứ. Khi Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án vì qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. 2. Về thẩm quyền của Tòa án trong giai đoạn khởi tố: 5 Căn cứ theo khoản 1 điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Tòa án có thẩm quyền khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án qua việc xét xử tại phiên tòa thuộc về Hội đồng xét xử. Trước khi tiến hành xét xử nếu Tòa án phát hiện tội phạm mới hoặc người phạm tội mới thì Tòa án sẽ trả hồ sơ để điều tra bổ sung, căn cứ theo khoản 1 điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự. 3. Phân biệt thẩm quyền của Tòa án và Viện kiểm sát - Theo điều 136 hiến pháp 1992 quy định: “Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tộn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Tòa án là cơ quan xét xử duy nhất ở nước ta và các bản án và quyết định khi xét xử vụ án có hiệu lực của Tòa án phải được thi hành. Vì vậy, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không được khởi tố lại vụ án đó nữa. Trong trường hợp có cơ sở xác định bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án không đúng thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. - Về mặt pháp lý, pháp luật quy định Viện kiểm sát có quyền công tố và kiểm sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền khác trong giai đoạn khởi tố. Do đó, Tòa án cũng chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, trong khoản 1 điều 104 BLTTHS quy định cho Tòa án có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. Nếu việc yêu cầu của Tòa án là có căn cứ pháp luật, thì Viện kiểm sát phải khởi tố vụ án hình sự, nếu việc yêu cầu là không có căn cứ thì Viện kiểm sát có thể kháng nghị lên Tòa án cấp trên (theo khoản 3 điều 109 BLTTHS). Tuy nhiên, trên thực tế quy định này còn rất nhiều bất cập về thẩm quyền của Tòa án và Viện kiểm sát. 6 Đối với thẩm quyền của Tòa án trong giai đoạn khởi tố, nhiều quan điểm cho rằng luật quy định thẩm quyền khởi tố là trái với chức năng và nhiệm vụ của Tòa án. Và quy định này trên cũng không thể thực hiện được trên thực tế. “Theo LS Đỗ Ngọc Quang, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, việc luật trao cho Tòa án có quyền khởi tố vụ án là hết sức vô lý vì Tòa án là cơ quan xét xử. Tòa xét xử trên cơ sở quyết định truy tố của VKS. Do đó nếu Tòa khởi tố, rồi sau đó lại xét xử chính quyết định khởi tố của mình thì "nghe chừng" khó khách quan và "lấn sân" phần việc của CQĐT. Qui định này cũng cho thấy đang có sự thiếu rõ ràng, "nhập nhằng" giữa chức năng điều tra, truy tố và xét xử vì chức năng của Tòa án chỉ là xét xử, là trọng tài để đưa ra phán quyết dựa trên hồ sơ vụ án và sau khi nghe các bên buộc tội, gỡ tội trình bày quan điểm, chứng cứ. Một thẩm phán TAND TC đã có thâm niên 30 năm trong nghề cho biết, tuy chưa có thống kê trong toàn ngành Tòa án, nhưng quyền khởi tố của Tòa án dường như chưa hề được áp dụng kể từ ngày Bộ luật TTHS có hiệu lực thi hành, còn bản thân ông qua xét xử, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm, hoặc người phạm tội mới thì thường ra quyết định trả hồ sơ cho VKS để yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ các dấu hiệu, hành vi phạm tội. Hơn nữa, qua xét hỏi tại Tòa, việc xác định các hành vi có dấu hiệu tội phạm "phát sinh", hoặc phát hiện ra người phạm tội mới và khẳng định đủ cơ sở để khởi tố vụ án không hề đơn giản, bởi để ra quyết định khởi tố vụ án, các điều tra viên phải mất một thời gian nhất định để tìm hiểu về vụ việc mới có thể quyết định khởi tố vụ án. Bởi vậy, không ít vụ việc HĐXX thấy có dấu hiệu tội phạm, nhưng để "an toàn" thì không sử dụng quyền khởi tố mà trả hồ sơ và yêu cầu khởi tố.” 1 Đối với thẩm quyền của Viện kiểm sát Về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, hiện nay cũng có vài quan điểm của những người làm công tác nghiên cứu hay những người làm công việc thực tế đưa ra cần xem xét như sau: Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án. Sau đó, quyết định khởi tố vụ án sẽ được chuyển qua để Viện kiểm sát kiểm tra, giám 1 Trích từ http://www.baomoi.com/Ky-6-Quyen-khoi-to-chua-Toa-cap-nao-dung-den/58/9192013.epi 7 sát. Quy định này được nêu ra nhằm thực hiện chức năng kiểm sát trong quá trình tố tụng của Viện kiểm sát. Về phần khởi tố bị can, thì quyết định khởi tố phải do Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Về mặt lý luận, quy định này dường như rất chặt chẽ vì quá trình khởi tố được tiến hành và giám sát cẩn thận bởi hai cơ quan riêng biệt. Nhưng trên thực tế, quy định này lại khó thực hiện vì Viện kiểm sát không thể nắm được thực chất việc khởi tố được thực hiện bởi cơ quan điều tra, bởi vì còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin. Còn về thẩm quyền ra quyết định thay đổi hay bổ sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát cũng có khá nhiều điều đáng suy nghĩ. Tại khoản 1 điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tội khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can”. Về điều luật này, tiến sĩ Đỗ Ngọc Quang trong bài viết “Hoàn thiện thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong tố tụng hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp” đã đưa ra nhận định sau: “Việc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đã dẫn đến sự tùy tiện của Cơ quan điều tra trong việc truy đến cùng, người có quyết định khởi tố bị can phải phạm vào một tội nào đó (bằng việc chuyển hết tội danh này sang tội danh khác)”. Âu cũng là một điều đáng suy ngẫm ! B. Giai đoạn điều tra vụ án I. Quyền Công Tố: Khái niệm “quyền công tố” lần đầu tiên được ghi nhận chính thức là trong các văn bản luật pháp là trong hiến pháp 1980 (điều 138) và trong hiến pháp năm 1992 (điều 137). Đây là một trong những căn cứ để xác lập vai trò của Viện kiểm sát trong hệ thống pháp lý của Việt Nam. Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì “công tố” có nghĩa là các hoạt động điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm tội trước tòa. Như vậy, về mặt ngữ nghĩa, ta có thể hiểu rằng quyền công tố chính là quyền tạo nên đặc trưng của Viện kiểm sát. Không có quyền công tố, Viện kiểm sát chỉ đóng vai trò như một cơ quan giám sát bình thường. Đây chính là điểm làm nên sự khác biệt giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong quá trình điều tra vụ án. Lật lại toàn bộ các văn bản luật, ta không hề thấy 8 hoặc khó có thể thấy được vai trò rõ rệt của Tòa án trong giai đoạn này. Hãy nhìn nhận lại vai trò của hai cơ quan này và đối chiếu với chức năng được quy định trong luật, ta sẽ thấy được điều cần làm rõ. Điều tra, như đã nói là một hoạt động cần thiết trong xét xử ở Tòa án. Bất cứ một vụ án hình sự nào xảy ra, yếu tố được quan tâm nhất chính là bằng chứng, chứng cứ. Bởi sau khi thực hiện tội phạm, kẻ phạm tội thường có xu hướng che giấu nó, hoặc biến đổi hình thái pham tội nhằm mục đích thoát tội hoặc làm nhẹ tội danh đã phạm phải… Lúc này đây, chứng cứ trở thành thứ duy nhất mà cơ quan chức năng còn có thể sử dụng để tìm ra sự thật. Hoạt động thu thập chứng cứ được thực hiện suốt trong quá trình điều tra vụ việc bởi những cơ quan điều tra khác nhau tùy vào tính chất của vụ việc đang diễn ra. Viện kiểm sát với chức năng kiểm sát tính hợp pháp của công tác giải quyết vụ án nên nó có quyền giám sát các cơ quan điều tra trong quá trình làm việc. Chính điều này giúp loại trừ những hành vi phạm pháp trong quá trình tiến hành tố tụng. Về cơ bản, việc thực hiện quyền công tố nhằm đạt được mục đích bảo vệ các nguyên tắc luật định, tránh phạm sai lầm do các yếu tố chủ quan, duy ý chí từ phía cơ quan Tòa án. Do tòa án là một cơ quan đặc thù chuyên về xét xử, nên mọi thứ được sử dụng làm công cụ phá án đối với tòa án mà nói, phải mang tính khách quan. Nói cách khác, trong xét xử, Tòa án chỉ được sử dụng những gì được xem là độc lập, là xuất phát từ khách quan đã qua kiểm chứng mà không được tùy tiên đưa ra bất kì một nội dung nào khác ngoài những nội dung đã quy định, nghĩa là tránh việc xảy ra trường hợp “vừa đá bong, vừa thổi còi”. Nếu trong một vụ án được xét xử, Tòa án vừa xét xử, vừa kiêm luôn việc điều tra thì rất khó tránh khỏi việc kết quả của vụ án bị bẻ cong theo quan điểm của HĐXX. Cho dù hiện nay, về thực tế, công tác điều tra là thuộc về các cô quan điều tra do Luật TTHS quy định nhưng cũng không có một cơ sở nào lấy làm chắc chắn rằng kết quả đó là khách quan. II. Vai trò kiểm sát: 9 Đây chính là câu trả lời cho vấn đề được đặt ra ở trên. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra vụ việc, ta cần “kiểm tra” và “giám sát” quá trình đó. Nội tại chức năng “kiểm sát” của Viện kiểm sát đã bao hàm hai hoạt động đó. Để công bằng trong xét xử, đòi hỏi những người có trách nhiệm trong quá trình xét xử phải tuyệt đối chí công vô tư, quang minh chính trực, gạt bỏ mọi yếu tố làm ảnh hưởng có thể khiến tư duy không còn được khách quan, gây nên thiên lệch trong quá trình xét xử. Tuy nhiên, đã là con người thì không phải ai cũng có thể tránh được sai lầm, cám dỗ khi đang làm việc. Vậy nên, vấn đề kiểm tra và giám sát các hoạt động tố tụng đã hình thành từ rất sớm trong quá trình hình thành và phát triển của loài người. Trong thần thoại Hi Lạp cũng có để cập đến một phiên tòa mà chính các vị thần lần lượt đóng các vai trò như “người tố cáo”, “người bênh vực”, và “người phán xét”… Dù chỉ là một câu truyện thần thoại, nhưng nó đã phản ánh rõ nhận thức của người xưa về một cơ chế hoạt động hiệu quả cho Tòa án, và ngày nay, trong ngành tư pháp hiện đại, những điều đó đã trở thành cơ chế và nguyên tắc hoạt động. Nguyên tắc đó chính là có một cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ công tố và kiểm sát mọi hoạt động xét xử của Tòa án.Với quyền công tố, ta đã nêu ở trên nên không cần phải nhắc lại. Đối với vai trò kiểm sát, Viện kiểm sát luôn là bên chủ động thực hiện nhằm bảo đảm rằng các quy định của pháp luật được tuân thủ một cách nghiêm túc bởi các cơ quan thi hành. Trong hệ thống tư pháp các nước tiến bộ trên thế giới, cơ quan tiến hành thực thi quyền công tố và kiểm sát chính là viện công tố (VCT). VCT đầu tiên xuất hiện ở Pháp vào năm 1302 duới triều vua Philippe IV như là cơ quan đại diện cho lợi ích của nhà vua trong cuộc đấu tranh chống lại sự lạm quyền của các lãnh chúa phong kiến để củng cố quyền lực của mình. Thuật ngữ “công tố viên” chỉ được sử dụng vào đầu thế kỷ XVIII. Lúc đầu chức năng của VCT 10 [...]... dự và nhân phẩm của công dân I 1 Viện kiểm sát và Tòa án trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Khái niệm và ý nghĩa của phiên tòa hình sự sơ thẩm Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động Nhà nước do Tòa án thực hiện nhằm xem xét, đánh giá toàn diện các chứng cứ, các tài liệu của vụ án hình sự trên cơ sở đó ra bản án và quyết định Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là xét xử vụ án ở cấp đầu tiên, bản án và. .. phúc thẩm có quyền yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ mới Nếu trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm, người kháng cáo và Viện kiểm sát kháng nghị rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm III Phân biệt thẩm quyền của VKS và TA Khi đề cập đến vấn đề xét xử sẽ liên quan trực tiếp đến Tòa án Chức năng xét xử của Toà án là chức năng cơ bản và quan... này, VKS có quyền định tội danh cho người phạm tội được nêu trong bản cáo trạng, và đó sẽ là cơ sở xác định phạm vi xét xử của Tòa án Theo Điều 196 BLTTHS quy định Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử Do đó, chính trong bản cáo trạng của VKS đã quy định phần thẩm quyền của Tòa án sẽ xét xử vụ án - Tòa án mặc dù... công khai của phiên tòa xét xử sơ thẩm còn góp phần giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật và ý thức phòng chống tội phạm Đồng thời qua phiên tòa nhân dân có thể giám sát các hoạt động của cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và các cơ quan hữu quan 2 Thẩm quyền và phạm vi quyết định của Viện kiểm sát 15 Theo quy định của pháp luật, trong các phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Viện kiểm sát (VKS) thực hiện hai... phiên tòa xét xử Tuy nhiên 23 xuất phát từ tính chất phúc thẩm là xét xử lại bản án, quyết định sơ thẩm kháng cáo, kháng nghị nên giái đoạn xét xử phúc thẩm cũng có những điểm khác biệt so với xét xử sơ thẩm 1 Thẩm quyền và phạm vi quyết định của VKS Điều 232 BLTTHS quy định VKS cùng cấp và VKS cấp trên có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án hoặc quyết định sơ thẩm Phạm vi kháng nghị của. .. án cấp phúc thẩm Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị Về nguyên tắc chung Toà án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị Tuy nhiên qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu xét thấy cần thiết thì Toà án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác của. .. đầy đủ trong xét xử sơ thẩm Xét xử sơ thẩm là một giai đoạn độc lập của quá trình tố tụng nhưng lại không hề tách rời các giai đoạn trước và sau nó Trong tố tụng hình sự, giai đoạn xét xử sơ thẩm gồm phần chuẩn bị xét xử và phiên tòa sơ thẩm; trong đó phiên tòa sơ thẩm thể hiện rõ nét nhất đặc trưng của giai đoạn này a) Giai đoạn chuẩn bị xét xử Chuẩn bị xét xử là một phần của giai đoạn xét xử sơ thẩm. .. cùng cấp và VKS cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị một phần hoặc toàn bộ bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm VKS có quyền yêu cầu Tòa án cáp phúc thẩm giải quyết vụ án theo hướng có lợi hoặc bất lợi đối với bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật VKS cũng thực hiện chức năng kiểm sát của mình như ở phiên tòa sơ thẩm 2 Thẩm quyền và phạm vi quyết định của Tòa án. .. do Chánh án hoặc Phó chánh án quyết định b) Tại phiên tòa sơ thẩm Giới hạn của việc xét xử quy định tại Điều 196 BLTTHS và hướng dẫn tại mục 2 Phần II Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP Trong tố tụng hình sự Tòa án thực hiện chức năng xét xử chứ không có chức năng buộc tội nên Tòa án chỉ 22 xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử Cần... hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự Đây là một quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của VKS Trong hoạt động của mình, Kiểm Sát Viên (KSV) đại diện cho VKS phải tuân theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân và Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm . hiện dấu hiệu của tội phạm. Vì đề tài của nhóm em giới hạn trong thẩm quyền của Tòa án và Viện kiểm sát, cho nên em xin trình bày chi tiết hơn về thẩm quyền của Tòa án và Viện kiểm sát trong giai. hành, trong đó quy định rõ hơn quyền hạn và chức năng của Viện kiểm sát là kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hiện quyền công tố. Và từ đó thẩm quyền, nhiệm vụ của Viện kiểm sát và tòa án. 11 B. Phân biệt thẩm quyền của Viện kiểm sát và Tòa án trong các cấp xét xử 4. Giai đoạn xét xử sơ thẩm Trang 15 5. Giai đoạn xét xử phúc thẩm Trang 24 6. 2 LỜI MỞ ĐẦU Tòa án, một danh từ được