1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai

64 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 721,5 KB

Nội dung

HỒ HỮU THANHTên đề tài: SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA HAI LOẠI THỨC ĂN OXY VÀ DABACO ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ MÍA × LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI XÃ QUYẾT THẮNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN

Trang 1

HỒ HỮU THANH

Tên đề tài:

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA HAI LOẠI THỨC ĂN OXY VÀ DABACO ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ ( MÍA × LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI TẠI XÃ QUYẾT THẮNG THÀNH PHỐ THÁI

NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y

Khóa học : 2010 - 2014

Thái Nguyên 06/2014

Trang 2

HỒ HỮU THANH

Tên đề tài:

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA HAI LOẠI THỨC ĂN OXY VÀ DABACO ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ ( MÍA × LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI TẠI XÃ QUYẾT THẮNG THÀNH PHỐ THÁI

NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y

Khóa học : 2010 - 2014 Gi¶ng viªn híng dÉn: TS NguyÔn ThÞ Thóy Mþ

Khoa Ch¨n nu«i - Thó y - Trêng §¹i h ä c N«ng L©m Th¸i Nguyªn

Thái Nguyên, 06/2014

Trang 3

nghiên cứu và thực hiện đề tài thực tập.

Có được kết quả như ngày hôm nay, em xin bảy tỏ lòng biết ơn, sự kínhtrọng sâu sắc tới: Ban giám hiệu, khoa Chăn nuôi - Thú y, UBND xã QuyếtThắng cùng tập thể các thầy cô giáo trường ĐHNL Thái Nguyên đã tạo mọi điềukiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận đúng thời gian quy định

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình củatoàn thể gia đình thầy giáo PGS TS Trần Thanh Vân, và cô giáo TS NguyễnThị Thúy Mỵ Sự động viên và tạo điều kiện tốt nhất của gia đình giúp em hoànthành bản khóa luận được tốt

Môt lần nữa em kính chúc toàn thể thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc vàthành đạt trong công tác giảng dậy, nghiên cứu

Thái Nguyên, ngày 31 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Hồ Hữu Thanh

Trang 4

kỹ thuật vững về lý thuyết, giỏi tay nghề Trong khoảng thời gian thức tập tốtnghiệp này sinh viên phải đem kiến thức đã được học ứng dụng vào thực tế sảnxuất, để củng cố thêm những kiến thức đã được học trong ghế nhà trường, nâng caotrình độ kiến thức chuyên môn và học tập phương pháp nghiên cứu khoa học.

Nhằm đạt được kết quả đó dựa trên phương châm của Đảng và Nhà nước

là “học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải đi đôi với thực tế, nhà trường gắnliền với xã hội” Thực hiên phương châm này trường Đại Học Nông Lâm TháiNguyên đã đưa sinh viên đi thực tập tại các cơ sở sản xuất

Được sự nhất trí của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chỉ nhiệmkhoa Chăn nuôi Thú y, sự đồng ý của UBND xã Quyết Thắng thành phố TháiNguyên, sự giúp đỡ của thầy giáo PGS TS Trần Thanh Vân và cô giáo TS NguyễnThị Thúy Mỵ, tôi được về thực tập tại xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên

Trong thời gian thực hiện đề tài tôi gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng khôngtránh khỏi những khó khan nhất định Được sự hướng dẫn tận tình của thầy côgiáo hướng dẫn, cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi đã hoàn thành đợt thực tậptốt nghiệp với những nội dung sau

1 Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ vào đời sống sản xuất

2 Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “So sánh ảnh hưởng của hai loại

thức ăn Oxy và Dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên”.

Trang 5

Bảng 1.1 Một số thông số về thời tiết khí hậu trong năm của xã Quyết

Thắng - thành phố Thái Nguyên 2

Bảng 1.2 Lịch dùng vắc-xin cho đàn gà 10

Bảng 1.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 30

Bảng 2.2 Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà lô 1 31

Bảng 2.3 Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà lô 2 31

Bảng 2.4 Lịch sử dụng vắc-xin cho gà thí nghiệm 32

Bảng 2.5 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 35

Bảng 2.6 Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g/con) 37

Bảng 2.7 Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 39

Bảng 2.8 Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm 42

Bảng 2.9 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) 43

Bảng 2.10 Tiêu tốn năng lượng trao đổi của gà thí nghiệm (Kcal/ kg) 44

Bảng 2.11 Tiêu tốn protein thô của gà thí nghiệm (g/kg) 45

Bảng 2.12 Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 46

Bảng 2.13 Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán 47

Trang 6

Hình 2.1 Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g/con) 38

Hình 2.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 40 Hình 2.3 Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 40

Trang 7

Cs : Cộng sự

Ctv : Cộng tác viên

CRD : Bệnh hô hấp mãn tính ở gàĐVT : Đơn vị tính

ĐHNL : Đại học Nông Lâm

TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 8

Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1 ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ QUYẾT THẮNG 1

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1

1.1.1.1 Vị trí địa lý 1

1.1.1.2 Đặc điểm khí hậu 1

1.1.1.3 Điều kiện đất đai 2

1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của xã Quyết Thắng 3

1.1.2.1 Tình hình xã hội 3

1.1.2.2 Tình hình kinh tế 4

1.1.3 Tình hình phát triển sản xuất 4

1.1.3.1 Về chăn nuôi 5

1.1.3.2 Về trồng trọt 7

1.1.4 Nhận định chung 7

1.1.4.1 Thuận lợi 7

1.1.4.2 Khó khăn 8

1.2 CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT 8

1.2.1 Nội dung công tác phục vụ sản xuất 8

1.2.2 Phương hướng 8

1.2.3 Kết quả thực hiện 9

1.2.3.1 Công tác chăn nuôi 9

1.2.3.2 Chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia cầm 10

1.2.3.3 Các công tác khác 12

1.2.4 Kết luận 12

Phần 2: CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC 13

2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 13

2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài 13

2.1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 14

2.1.2.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 14

Trang 9

2.2.1.1 Sức sống và khả năng chống đỡ bệnh của gia cầm 15

2.2.1.2 Khái niệm sinh trưởng và các phương pháp đánh giá sinh trưởng .15 2.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng 17

2.2.1.4 Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn của gia cầm 23

2.2.2 Vài nét về đối tượng thí nghiệm 24

2.2.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 27

2.2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 27

2.2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 27

2.3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29

2.3.2 Đối tượng nghiên cứu 29

2.3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 29

2.3.3.1 Nội dung nghiên cứu 29

2.3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 29

2.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 32

2.3.4.1 Tỉ lệ nuôi sống - tình hình bệnh tật 32

2.3.4.2 Khả năng sinh trưởng 32

2.3.4.3 Theo dõi khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn 33

2.3.4.5 Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 34

2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 34

2.4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35

2.4.1 Tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 35

2.4.2 Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 36

2.4.2.1 Sinh trưởng tích lũy 36

2.4.2.2 Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà thí nghiệm 38

2.4.3 Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm 41

2.4.3.1 Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm qua các giai đoạn 41

2.4.3.2 Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng 42

2.4.4 Chỉ số sản xuất 46

Trang 10

2.5.2 Tồn tại và đề nghị 49

2.5.2.1 Tồn tại 49

2.5.2.2 Đề nghị 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

I Tài liệu tiếng Việt 50

II Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài 53

III Tài liệu nước ngoài 53

Trang 11

Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1 ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ QUYẾT THẮNG

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý

Quyết Thắng là xã miền Tây trực thuộc thành phố Thái Nguyên, cáchtrung tâm thành phố khoảng 6 km

- Phía tây nam giáp với xã Phúc Trìu

- Phía tây giáp với xã Phúc Xuân

- Phía bắc giáp với xã Phúc Hà

- Phía đông giáp với phường Thịnh Đán - thành phố Thái Nguyên

1.1.1.2 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu: - Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn TháiNguyên cho thấy xã Quyết Thắng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thờitiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùamưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đếntháng 3 năm sau, cụ thể:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C Chênh lệchnhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37oC, nhiệt

độ thấp tuyệt đối là 3oC

- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ Tháng 5 - 6 có số giờ nắng

nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ)

- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ yếu

vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7

có số ngày mưa nhiều nhất

- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82% Độ ẩm không khí nhìn

chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa

mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70% Sự chênh lệch độ

ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông

Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc Do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nóiriêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão

Trang 12

Theo tài liệu của Trạm khí tượng thủy văn thành phố thì tiểu khí hậu của

xã Quyết Thắng có những diễn biến về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa trung bìnhqua các tháng trong năm được trình bày ở bảng 1.1

Bảng 1.1 Một số thông số về thời tiết khí hậu trong năm của xã

Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên Yếu tố khí hậu

Tháng

Nhiệt độ trung bình ( 0 C)

Lượng mưa trung bình (mm)

Ẩm độ trung bình (%)

số tháng trong năm cao, đó là điều kiện thuận lợi cho các sinh vật gây bệnh pháttriển ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gia súc, gia cầm Ngoài ra việc chế biến, bảoquản nông sản, thức ăn chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn

1.1.1.3 Điều kiện đất đai

- Quyết Thắng có tổng diện tích tự nhiên là 1.155,52 ha, trong đó nhóm đấtnông nghiệp 793,31 ha, chiếm 68,65%, nhóm đất phi nông nghiệp 347,47 ha,chiếm 30,06%, đất chưa sử dụng là 14,74 ha, chiếm 1,28% Đất đai của xã Quyết

Trang 13

Thắng được hình thành do hai nguồn gốc: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá

mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ

- Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi

đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gianđược chia thành Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thànhphần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa,rau màu

- Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giớicát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng sốnghèo Phân bố ở địa hình vàn cao nên khá tơi xốp, thoát nước tốt, thích hợp vớicây khoai tây, rau, ngô, đậu

Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic

trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn,rửa trôi

Nhóm đất Feralitic: phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển

trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn thích hợpvới cây công nghiệp lâu năm là cây Chè

1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của xã Quyết Thắng

1.1.2.1 Tình hình xã hội

Xã Quyết Thắng có tổng dân số là 10250 người với 2750 hộ trong đó có80% số hộ sản xuất nông nghiệp, số còn lại là ở thành thị sản xuất công nghiệp,dịch vụ

Cơ cấu kinh tế hiện nay đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang cácngành công nghiệp và dịch vụ Trong địa bàn xã có một số nhà máy như: nhàmáy Z115, nhà máy chế biến xuất khẩu chè Hoàng Bình… đã tạo công ăn việclàm và thu nhập cho nhiều lao động của xã

Việc dân cư phân bố không đều đã gây ra không ít khó khăn cho phát triểnkinh tế cũng như quản lý xã hội của xã.Khu vực nhà máy, trường học, trung tâmdân cư tập trung đông, dân từ nhiều nơi đến học, làm việc nên quản lý xã hội ởđây khá phức tạp Chính vì vậy đòi hỏi hoạt động của các ban ngành phải thườngxuyên, liên tục, tích cực và đồng bộ thống nhất từ trên xuống, đồng thời liên kếtphối hợp với các địa phương trong và ngoài tỉnh, đưa nếp sống văn hóa mới phổ

Trang 14

biến trong toàn xã tiến tới xây dựng con người văn hoá, gia đình văn hoá, thônxóm văn hoá và xã văn hoá Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dânđồng thời đẩy mạnh lao động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho những lao động

dư thừa, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội

1.1.2.2 Tình hình kinh tế

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã lần thứ VII, nền kinh

tế của xã đạt mức tăng trưởng khá, xã đã áp dụng những cơ chế, chính sáchnhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuấtkinh doanh Tốc độ tăng trưởng hàng năm lớn, năm sau tăng so với năm trước.Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầungười tăng qua các năm Thu ngân sách đều tăng vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đạihội: năm 2005 đạt 187,24%; năm 2007 đạt 179,7%; năm 2009 đạt 115% Năm

2010 đạt 154%, năm 2011 189,5% (so với kế hoạch)

Tỷ trọng cơ cấu kinh tế: tổng thu nhập đạt 130,2 tỷ đồng

+ Sản xuất nông nghiệp : giá trị 78,12 tỷ, chiếm 60%

+ Công nghiệp - XDCB : giá trị 45,57 tỷ; chiếm 5%

+ Dịch vụ : giá trị 6,61 tỷ; chiếm 35%

(nguồn: do UBND xã cung cấp - năm 2010)

- Theo đánh giá chung, sản xuất nông nghiệp hàng năm vẫn chiếm tỷtrọng cao trong tăng trưởng kinh tế, trong đó được chia thành các khu vực kinh

tế nông nghiệp là trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp,tăng dần tỷ trọng TMDV - CN - TTCN là mục tiêu chủ yếu của xã

- Thu nhập bình quân/người/năm: 18 triệu đồng

- Tỉ lệ hộ nghèo còn 3,8% (84 hộ), không có hộ đói

(số liệu năm 2011)

1.1.3 Tình hình phát triển sản xuất

Kinh tế của xã trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, do vậy mứcsống của nhân dân dân đã được nâng lên từng bước rõ rệt.Có được điều đó lànhờ vào chính sách phát triển sản xuất, xã hội hợp lý Xã có chủ trương tăng thunhập bình quân trên đầu người thông qua việc tăng cường phát triển chăn nuôi,trồng trọt Nguồn lao động chủ yếu của xã vẫn tập trung vào sản xuất nông

Trang 15

nghiệp nên việc phát triển nông nghiệp vẫn là chính Xã đã thực hiện tốt công tácphục vụ sản xuất như cải tạo, tu bổ hệ thống thủy lợi, giao thông, cho vay vốnphát triển sản xuất, đưa ra cơ cấu vật nuôi cây trồng hợp lý, ứng dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi.

1.1.3.1 Về chăn nuôi

Ngành chăn nuôi cung cấp nhu cầu thực phẩm cho xã cũng như các vùnglân cận, ngành chăn nuôi sử dụng lực lượng lao động dư thừa, tăng thu nhập chonhân dân, đồng thời sử dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt vào chăn nuôi,làm tăng giá trị sản phẩm, biến các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt có giá trịthấp thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cho người lao động

* Chăn nuôi trâu bò

Tổng đàn trâu bò trong xã có trên 1725 con trong đó chủ yếu là bò, đàn trâu,

bò được chăm sóc khá tốt, song do mùa đông lượng thức ăn tự nhiên ít, việc sảnxuất và dự trữ thức ăn còn hạn chế, nên một số nơi trâu còn bị đói rét Công tác tiêmphòng đã được người dân chú trọng hơn trong vài năm trở lại đây nên không códịch bệnh xảy ra trong địa bàn xã Nhờ sự tư vấn của cán bộ thú y xã chuồng trại đãđược xây dựng tương đối khoa học, đồng thời công tác vệ sinh cũng đã đượctăng cường, giúp đàn trâu, bò của xã ít mắc bệnh ngay cả trong vụ Đông Xuân

Tuy nhiên, việc chăn nuôi trâu bò theo hướng công nghiệp của xã chưađược người dân chú ý Xã có khả năng nuôi được bò hướng sữa, hướng thịt song

do nhiều yếu tố khách quan nên vấn đề này chưa được quan tâm phát triển Côngtác chọn giống, lai tạo và mua các giống bò hướng sữa, hướng thịt chưa đượcchú ý, tầm vóc cũng như tính năng sản xuất của trâu bò còn nhiều hạn chế

* Chăn nuôi lợn

Tổng đàn lợn hiện có của xã là 1465 con Trong đó công tác giống lợn đãđược quan tâm, chất lượng con giống tốt, nhiều hộ gia đình nuôi lợn giống MóngCái, Yorkshire, Landrace, nhằm chủ động các con giống và cung cấp lợn giốngcho nhân dân xung quanh Một số hộ đầu tư nuôi lợn theo hướng thâm canh với

số lượng từ vài trăm đến hàng ngàn con/lứa

Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ dân chăn nuôi lợntheo phương thức tận dụng các phế phẩm phụ của ngành trồng trọt, tận dụngthức ăn thừa vì thế năng suất chăn nuôi không cao

Trang 16

Trong những năm tới mục tiêu của xã là đẩy mạnh chăn nuôi lợn theohướng công nghiệp, hiện đại.

* Chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gia cầm của xã có một vị trí quan trọng, trong đó gà chiếm chủyếu, trên 90%, sau đó là vịt Đa số các gia đình chăn nuôi theo hướng quảng canh,

do đó năng suất thấp, mặt khác lại không quản lý được dịch bệnh, tỷ lệ chết lớn chonên hiệu quả còn thấp Tuy nhiên vẫn có một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốnxây dựng các trang trại có quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vàosản xuất, thực hiện tốt quy trình phòng trừ dịch bệnh nên năng suất chăn nuôi giacầm tăng lên rõ rệt, tạo ra nhiều sản phẩm thịt, trứng và con giống

Đa số các hộ chăn nuôi gia cầm đã ý thức được tầm quan trọng của việctiêm phòng và chữa bệnh, nhất là sử dụng các loại vắc -xin tiêm chủng cho gànhư vắc -xin Newcastle, Gumboro, Đậu, cho ngan vịt như vắc -xin Dịch tả vịt Bên cạnh đó vẫn còn những gia đình áp dụng phương thức chăn thả tự do, lạikhông có ý thức phòng bệnh nên khi dịch bệnh xảy ra, bị thiệt hại kinh tế vàchính đây là nơi phát tán mầm bệnh rất nguy hiểm

Ngoài việc chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò nhiều hộ gia đình còn đào ao thả cá,trồng rừng kết hợp với nuôi ong lấy mật, nuôi hươu lấy nhung để tăng thunhập, cải thiện đời sống

* Công tác thú y

Công tác thú y và vệ sinh thú y là vấn đề rất quan trọng và không thể thiếuđược trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, nó quyết định sự thành bại củangười chăn nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi tập trung với quy mô lớn.Ngoài ra nó còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng.Nhận thức được điều đónên những năm gần đây lãnh đạo xã rất quan tâm đến công tác thú y

Căn cứ vào lịch tiêm phòng, hàng năm xã đã tổ chức tiêm phòng cho đàngia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho 100% chó nuôi trong xã

Ngoài việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng, cán bộ thú y xã còn chú trọngcông tác kiểm dịch do vậy không để xảy ra các dịch bệnh lớn trong xã Tuynhiên cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú ygiúp người dân hiểu và chấp hành tốt pháp lệnh thú y

Trang 17

1.1.3.2 Về trồng trọt

Xã có diện tích trồng lúa và hoa màu lớn, đó là điều kiện thuận lợi choviệc phát triển nông nghiệp với phương châm thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật, mạnh dạn đưa các giống lúa mới cho năng suất cao vào sảnxuất Bên cạnh đó còn trồng xen canh với các cây lương thực khác như ngô,khoai, sắn

Diện tích đất trồng cây ăn quả của xã khá lớn song còn thiếu tập trung,còn lẫn nhiều cây tạp, lại chưa được thâm canh nên năng suất thấp Sản xuất cònmang tính tự cung tự cấp là chủ yếu Vấn đề trước mắt là xã phải quy hoạch lạivườn cây ăn quả và có hướng phát triển hợp lý

Trong mấy năm gần đây trong xã còn phát triển nghề trồng cây cảnh Đây

là nghề đã và đang tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân của xã

Với cây lâm nghiệp, việc giao đất, giao rừng tới tay các hộ gia đình đãthực sự khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc trồng vàbảo vệ rừng, nên đất trống đồi trọc đã được phủ xanh cơ bản và diện tích rừngmới trồng này được chăm sóc, quản lý tốt

Xã có đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động thuận lợi cho việc áp dụngcác tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vậtnuôi đưa xã đi lên, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện

Trên địa bàn có nhiều trường học, nhà máy nên trình độ dân trí ngày càngđược nâng cao Đặc biệt trường Đại học Nông Lâm nằm trên địa bàn của xã giúpcho việc chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có nhiềuthuận lợi

Trang 18

Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã khá thuận lợi,chính trị ổn định từ đó tạo tiền đề cho kinh tế và xã hội của xã phát triển.

1.1.4.2 Khó khăn

Chăn nuôi gia cầm vẫn chủ yếu là theo phương thức chăn thả tự do nênhiệu quả kinh tế chưa cao, mặt khác còn gây khó khăn cho việc ngăn ngừa vàkiểm soát dịch bệnh

Công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y chưa thực sự hiệuquả, người dân chưa ý thức được vai trò quan trọng của công tác vệ sinh thú y

Hàng năm tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, gây khó khăn lớn cho cảchăn nuôi và trồng trọt Khí hậu khắc nghiệt hay thay đổi ở một số tháng gây ranhiều bệnh tật, làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của vật nuôi, cây trồng

Việc dân cư phân bố không đều gây khó khăn cho phát triển sản xuất cũngnhư việc quản lý xã hội Thói quen bảo thủ trong nếp sống sinh hoạt của một số

bộ phận dân cư cũng ảnh hưởng lớn tới sản xuất

1.2 CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT

1.2.1 Nội dung công tác phục vụ sản xuất

Được sự giúp đỡ của nhà trường, khoa chăn nuôi thú y, sự đồng ý của trại,

từ những thuận lợi, khó khăn ở cơ sở và nhiệm vụ của một sinh viên thực tập tốtnghiệp, chúng tôi xây dựng nội dung phục vụ sản xuất như sau:

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi

- Công tác thú y (phòng và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm)

1.2.2 Phương hướng

Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của xã, trên cơ sở đó đưa tiến bộ

kỹ thuật vào sản xuất nhằm rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tổchức, tác phong nghề nghiệp của bản thân trong quá trình thực tập tốt nghiệp

Công tác phục vụ sản xuất cụ thể như sau:

Tham gia vệ sinh phòng dịch, trồng và chăm sóc cây ăn quả

Phổ biến và áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt, gà đẻ, chữa một số bệnh

ở gà, lợn, trâu, nhằm rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết, tiếpcận và nắm vững khoa học

Trang 19

Tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học: “So sánh ảnh hưởng của hai

loại thức ăn Oxy và Dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên”.

1.2.3 Kết quả thực hiện

Trong suốt quá trình thực tập tại xã Quyết thắng, được sự giúp đỡ củathầy giáo, cô giáo, của UBND xã Quyết Thắng cùng sự nỗ lực của bản thân tôi

đã đạt được kết quả cụ thể như sau:

1.2.3.1 Công tác chăn nuôi

Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiếnhành nuôi gà theo quy trình cụ thể như sau:

 Ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi gà thịt

 Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà

Trước khi cho gà vào chuồng nuôi 5 ngày chúng tôi tiến hành công tác

vệ sinh, sát trung chuồng nuôi Chuồng nuôi được quét dọn sạch sẽ, cọ rửa bằngvòi cao áp và phun thuốc sát trùng Vinadine 30%, với nồng độ 50 ml/20 lít nước,

1 lít dung dịch phun cho 4m2 Sau khi vệ sinh sát trùng chuồng nuôi được khoákín lại, kéo bạt và hệ thống rèm kín

Tất cả các dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi như: Máng ăn, máng uống,chụp sưởi, quây úm, bình pha thuốc … đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốcsát trùng trước khi đưa vào chuồng nuôi

Đệm lót sử dụng là trấu khô, sạch được phun sát trùng trước khi đưa gàvào một ngày, độ dày của đệm lót tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết

Chuồng nuôi trước khi đem gà con vào quây úm phải đảm bảo các thông

số kỹ thuật sau: Sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.Toàn bộ chuồng nuôi phải có rèm che có thể di động được, có hệ thống đènchiếu sáng và đèn sưởi, có hệ thống quạt để chống nóng

 Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

giai đoạn úm gà: Từ 1 - 21 ngày tuổi

Khi nhập gà con về cho ngay vào quây úm đã có sẵn nước sạch đã phaBcomplex 2g, Tetracyline (400mg), glucose K-C (20g) Tuy nhiên khi nhập gà

về thì mất điện nên chúng tôi tiến hành cho gà uống thuốc mỗi con 3 giọt, saukhi có điện thì cho gà uống nước tự do ở máng uống, sau 1 giờ thì bắt đầu cho gà

Trang 20

ăn bằng khay ăn Giai đoạn này luôn phải đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định cho gàcon, nhiệt độ trong quây từ 32- 35oC sau đó nhiệt độ được giảm dần theo tuổicủa gà và đến tuần thứ 3 nhiệt độ trong quây úm còn khoảng 22oC.

Trong quá trình úm gà phải thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnhchụp sưởi kịp thời, đảm bảo nhiệt độ theo độ tuổi của gà, ánh sáng phải đảm bảocho gà ăn uống bình thường

Giai đoạn từ 21 - 70 ngày tuổi

Giai đoạn này gà sinh trưởng với tốc độ rất nhanh, ăn nhiều do vậy phảicung cấp cho gà đầy đủ thức ăn, nước uống, gà được ăn uống tự do Thức ănphải luôn sạch sẽ, mới để kích thích cho gà ăn nhiều, máng phải được cọ rửa vàthay nước ít nhất 2 lần/ ngày Trong quá trình chăn nuôi phải thường xuyên theodòi đàn gà, nắm rõ tình hình sức khoẻ của đàn gà để phát hiện kịp thời, có biệnpháp chữa trị những con ốm, áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch

Trong quá trình chăn nuôi, nuôi dưỡng đàn gà để phòng bệnh cho đàn gàchúng tôi sử dụng các loại vắc -xin sau:

Bảng 1.2 Lịch dùng vắc-xin cho đàn gà Ngày tuổi Loại vắc -xin Phương pháp dung

Gumboro B lần 1 Nhỏ mồm 4 giọt/con

Gumboro lần 2 Nhỏ mồm 4 giọt/con

1.2.3.2 Chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia cầm

Bệnh Cầu trùng ở gà

Trong quá trình chăn nuôi đàn gà con, gà thịt và gà đẻ tôi gặp phải trườnghợp như sau: Khi quan sát thấy trong đàn gà có một số con có biểu hiện kém ăn,lông xù, mào và niêm mạc nhợt nhạt, phân loãng hoặc sệt, phân có màu sôcôla,

có trường hợp phân gà có lẫn máu

Sau một vài ngày gà gầy dần rồi chết, mổ khám quan sát thấy có nhiềuđiểm trắng trên niêm mạc ruột, niêm mạc ruột dày lên, manh tràng bị sưng to.Những biểu hiện trên rất giống với triệu trứng và bệnh tích của bệnh Cầu trùng

Trang 21

nên tôi chẩn đoán đàn gà bị mắc bệnh Cầu trùng và tiến hành điều trị cho cả đàn.Liệu trình điều trị cụ thể như sau:

Bio- anticoc: liều 1g/1 lít nước

Becomplex : liều 1g/3 lít nước

Cho gà uống liên tục trong 3 - 5 ngày thì gà khỏi bệnh và trở lại dùng liềuphòng, sử dụng thuốc theo liệu trình 2 ngày dùng thuốc 3 ngày nghỉ

+ Ampi - coli 1g/1 lít nước uống, B - complex 1g / 3 lít nước cho gà uốngliên tục trong 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh 97,6%

Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD - hen gà)

Cũng trong quá trình nuôi gà con, gà thịt và gà đẻ tại trang trại tôi đã gặpphải trưởng hợp gà có các biểu hiện: thở khò khè, tiếng ran sâu, há mồm ra đểthở, gà hay cạo mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có con chảy nước mắt, nước mũi Mổkhám gà chết thấy khí quản đầy dịch keo nhầy, màng túi khí đục.Với những biểuhiện trên tôi chẩn đoán là gà bị mắc bệnh CRD Khi gặp những trường hợp nhưvậy tôi đã tiến hành điều trị theo phác đồ như sau:

+ Anti - CRD 2g/1 lít nước uống, B - comlex 1g/3l nước uống

+ Tylosin 98% 2g/ 1 lít nước uống, B - comlex 1g/3l nước uống

+ Phòng bệnh bằng vắc -xin cho đàn gà thịt 7, 14, 21 và 42 ngày tuổi

Trang 22

+ Chăm sóc nuôi dưỡng và điều trị bệnh cho đàn gà đẻ.

+ Phun thuốc sát trùng vệ sinh chuông trại chăn nuôi

Qua 5 tháng thực tập tại xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên được

sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chỉ bảo vàhướng dẫn tận tình của thầy giáo, cô giáo hướng dẫn, tôi đã bước đầu tiếp cậnthực tiễn sản xuất, vận dụng những kiến thức đã được học ở nhà trường để rènluyện chuyên môn củng cố những kiến thức đã được học của mình Ngoài ra,qua đợt thực tập này giúp tôi có nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất,kinh nghiệm cuộc sống Tôi thấy yêu ngành, yêu nghề, say mê với công việc,tích luỹ được rất nhiều kiến thức thực tiễn phục vụ cho công việc, cho nghềnghiệp sau này

Trang 23

Phần 2 CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC

Tên đề tài: “So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn Oxy và Dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên”

2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng

và Nhà nước, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển nhanh, đạtđược nhiều thành tựu đáng ghi nhận Từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu,

tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, chúng ta đã vươn lên để trở thành một nước cónền nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và có tỷ suấthàng hoá ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới Nước ta đãtrở thành một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu gạo, cà phê, điều, tiêu,thuỷ hải sản,… trên thị trường quốc tế

Đối với nông nghiệp nông thôn trong những năm tới vẫn phải coi trọngcông nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là một trọng điểm quantrọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước Theo đó, nền nông nghiệp đã và đang ngày một đi lên, sảnlượng lương thực ngày một tăng, số lượng vật nuôi cũng được gia tăng theo từngnăm Bằng việc đưa các mô hình về triển khai tại các địa phương khu vực nôngthôn trong cả nước đã đạt nhiều kết quả đáng kể Các mô hình như: các câygiống, giống vật nuôi đã được đưa về tận các thôn, xã,… tạo điều kiện thuận lợicho người dân phát triển sản xuất

Chăn nuôi gia cầm ở nước ta chiếm một vị trí rất quan trọng, cung cấpphần lớn thực phẩm cho người dân, ngoài ra còn cung cấp lượng phân bón đáng

kể cho cây trồng đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động.Đứng trước nhu cầu thực tiễn sản xuất trên, nước ta đã nhập một số giống gàlông màu có khả năng sinh trưởng tốt, thích nghi với khí hậu Việt Nam như:Kabir (Israel), Lương Phượng (Trung Quốc), Sasso và Isa color (Pháp) Để đáp

Trang 24

ứng thị hiếu của người tiêu dùng Các giống gà này đã và đang góp phần cải tạonăng suất chăn nuôi gà thả vườn ở nước ta

Gà Lương Phượng có đặc điểm dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật, năng suấtcao, thích nghi tốt với điều kiện ở Việt Nam, song chất lượng thịt chưa được ưachuộng, vì lớp mỡ dưới da nhiều

Tuy nhiên, giống gà địa phương vẫn được nhân dân ta quý trọng và ngàycàng phát triển gà Mía là một trong những giống gà nội có chất lượng thịt thơm,ngon, da dòn, mỡ dưới da ít, ngoại hình đẹp, sức khoẻ tốt, thích hợp trong điềukiện chăn thả ngoài vườn và được thuần hoá từ lâu ở vùng Đường Lâm (SơnTây - Hà Tây)

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc lai tạo giữa gà trống Mía và mái LươngPhượng tạo ra con lai có sức sản xuất thịt cao, chất lượng thịt thơm ngon, khắcphục nhược điểm của giống gốc Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sức sản xuấtthịt của con lai và đều khẳng định con lai có khả năng sinh trưởng tốt Vấn đề đặt

ra là: Khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau, liệu có ảnh hưởng tới khả năngsản xuất của giống gà này hay không? Để giải quyết vấn đề này chúng tôi thực

hiện đề tài: “So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn Oxy và Dabaco đến khả

năng sinh trưởng của gà lai (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên”.

2.1.2 Mục tiêu của đề tài

- Từng bước hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng để phát huy hếttiềm năng của con giống, góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà theo hướng

- Bản thân là sinh viên được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học

Trang 25

2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.2.1.1 Sức sống và khả năng chống đỡ bệnh của gia cầm

Sức sống của gia cầm là một tính trạng số lượng, nó đặc trưng cho từnggiống, từng dòng, từng cá thể Trong cùng một giống sức sống của cá thể khácnhau là khác nhau, các cá thể khác nhau trong cùng một dòng cũng có sự khácnhau nhưng nằm trong giới hạn nhất định của phẩm giống

Sức sống của vật nuôi được xác định thông qua khả năng chống đỡ bệnh,khả năng thích nghi với điều kiện môi trường Người ta thông qua tỷ lệ nuôisống để đánh giá sức sống của vật nuôi trong giai đoạn khảo nghiệm Tỷ lệ sốngcủa gia cầm non trong điều kiện bình thường đạt khoảng 90% nhưng cũng cónhững dòng gà tỷ lệ nuôi sống có thể lên tới 98 - 99% Theo kết quả nghiên cứucủa Trần Công Xuân và cs (1995) [28 ] Cho tỷ lệ nuôi sống từ 0 - 140 ngày tuổicủa các dòng gà chuyên thịt HE - Ross 208 đạt từ 95 - 98%

2.2.1.2 Khái niệm sinh trưởng và các phương pháp đánh giá sinh trưởng

* Khái niệm sinh trưởng

Ở vật nuôi từ khi hình thành phôi đến khi trưởng thành khối lượng và thểtích cơ thể tăng lên Điều này trước tiên là tế bào tăng lên về số lượng, các cơquan bộ phận trong cơ thể đều có sự tăng lên về khối lượng và kích thước Từ

đó, dẫn đến khối lượng và thể tích của cơ thể tăng lên Sự lớn lên của cơ thể là

do sự tích lũy các chất hữu cơ thông qua việc trao đổi chất Trần Đình Miên và

cs (1992) [14] đã khái quát “Sinh trưởng là một quá trình tích lũy chất hữu cơthông qua trao đổi chất, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khốilượng của từng cơ quan, bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính ditruyền từ đời trước”

Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy luậtnhất định Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [14] cho biết:Midedorpho A F (1867) là người đầu tiên phát hiện ra quy luật sinh trưởng theogiai đoạn của gia súc, cho rằng gia súc non phát triển mạnh nhất sau khi mớisinh, sau đó tăng khối lượng giảm dần theo từng tháng tuổi

Trang 26

Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hoá phứctạp, duy trì từ khi phôi được hình thành cho đến khi con vật đã trưởng thành Để

có được số đo chính xác về sinh trưởng ở từng thời kỳ không phải dễ dàng(Chambers J R, 1990) [32]

Sự sinh trưởng của con vật được tính từ khi trứng thụ tinh cho đến khi đãtrưởng thành và được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn trong thai và giai đoạnngoài thai Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành

Theo Johanson L (1972) [30] thì cường độ phát triển qua giai đoạn bàothai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật.Nhìn từ khía cạnh giải phẫu sinh lý, thì sự sinh trưởng của các mô diễn ra theotrình tự như sau:

+ Hệ thống tiêu hoá, nội tiết

70 ngày tuổi khối lượng tất cả các cơ của gà trống đạt 530g, của gà mái đạt 467g(Ngô Giản Luyện, 1994) [12]

Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trưởng gồm hai quá trình: Tế bàosinh sản và tế bào phát triển Tất cả các đặc tính của gia súc, gia cầm như ngoạihình, thể chất, sức sản xuất đều được hoàn chỉnh dần trong suốt quá trình sinhtrưởng, các đặc tính này tuy là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của

bố mẹ, nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trường

*Phương pháp đánh giá sinh trưởng.

Để đánh giá khả năng sinh trưởng các nhà chọn giống vật nuôi có khuynhhướng sử dụng các phương thức đơn giản và thực tế, đó là khả năng sinh trưởngtheo 3 phương hướng là: Chiều cao, thể tích và khối lượng

Sinh trưởng theo Trần Đình Miên và cs (1992) [14] là cường độ tăng cácchiều của cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định Trong chăn nuôi gia cầm

Trang 27

để đánh giá sinh trưởng người ta sử dụng 2 chỉ tiêu đó là: Sinh trưởng tuyệt đối

và sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của cơ thểtrong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (Tiêu chuẩn Việt Nam, 1997) [25]

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng của khối lượng, kích thướctrong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (Tiêu chuẩn Việt Nam, 1997) [24]

Trần Đình Miên và cs (1992) [14] cho biết mối quan hệ ở cơ thể gia cầmgiữa sinh trưởng và một số tính trạng liên quan Mối liên quan giữa sinh trưởng

và tốc độ mọc lông đã được xác định, cũng có mối liên quan giữa sinh trưởng vàhiệu quả sử dụng thức ăn

2.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm như: giống,giới tính, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng và các điều kiệnchăn nuôi, sức khoẻ…

+ Ảnh hưởng của dòng, giống:

Mỗi giống có khả năng sinh trưởng nhất định, sự khác nhau về sinhtrưởng đó là do bản chất di truyền quy định Đặc điểm di truyền của giống vàngoại cảnh do tác động qua lại với nhau, nghĩa là cùng một kiểu gen nhưng ởmôi trường khác nhau thì có sinh trưởng khác nhau Cho nên việc cần thiết làphải tạo ra môi trường phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối đa tiềm năng ditruyền của giống Jaap và cs (1937) [35] đã phát hiện ra những sai khác trongcùng một giống về cường độ sinh trưởng

Theo tài liệu của Chambers J R (1990) [32] có nhiều gen ảnh hưởng đếnsinh trưởng và phát triển của cơ thể gà Có gen ảnh hưởng đến sự phát triểnchung, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng theonhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ Godfrey E F

và Joap R g (1952) [37] và một số tác giả khác cho rằng các tính trạng số lượngnày được quy định bởi 15 cặp gen, trong đó ít nhất có một gen về sinh trưởngliên kết giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X), vì vậy có sự sai khác về khốilượng cơ thể giữa con trống và con mái trong cùng một giống, gà trống nặng hơn

gà mái 24 - 32%

Trang 28

Trần Thanh Vân (2002) [27] khi nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của

gà lông màu Kabir, Lương Phượng và Sasso cho biết: khối lượng cơ thể gà ở 10tuần tuổi đạt lần lượt là 1990,28 g/con, 1993,27 g/con và 2189,29 g/con

Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [6] cho biết, gà con ở

40 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 10 lần so với lúc 01 ngày tuổi, trong khi đó vịtcon chỉ cần có 20 ngày để tăng gấp 10 lần khối lượng so với lúc 01 ngày tuổi

Nguyễn Thị Thuý Mỵ (1997) [18] khi nghiên cứu 3 giống gà AA, Avian và

BE 88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy khối lượng cơ thể của 3 giống khác nhau ở 49ngày tuổi là khác nhau, cụ thể lần lượt là: 2501,09 g; 2423,28 g; 2305,14 g

Khảo sát khả năng sinh trưởng của 3 dòng gà Plymouth Rock thì dòngTĐ9 có khả năng sinh trưởng tốt nhất Đến tuần tuổi thứ 8, dòng TĐ9 có khốilượng sống vượt dòng TĐ8 12,90% và vượt dòng TĐ3 17,40%, (Lê Hồng Mận

và cs, 1996) [17]

Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [5] thì sự sai khác về khối lượng

cơ thể giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướngtrứng từ 500 - 700 g (13 - 30%)

Sự khác nhau về sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn chịu ảnh hưởng củatính biệt, thông thường con trống sinh trưởng nhanh hơn con mái: Ở gà hướngthịt giai đoạn 60-70 ngày tuổi con trống nặng hơn con mái 180-250 g (NguyễnDuy Hoan và cs,1999) [7]

+ Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô khác nhaugây nên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô nàyvới mô khác

Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003) [13] để phát huy được sinhtrưởng cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằnghợp lý giữa protein với năng lượng Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cho chúngcòn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm hóa sinh không mang theo nghĩa dinhdưỡng nhưng có kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt

Khi nghiên cứu đến độ tuổi và mức độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinhtrưởng của gà thì Chambers J R (1990) [30] cho biết: Sinh trưởng là tổng số của

sự phát triển các phần cơ thể như thịt, xương, da Tỷ lệ sinh trưởng các phần này

Trang 29

phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh trưởng và phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng.Mức độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển các bộ phận khác nhaucủa cơ thể mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô này đối với mô khác.

Theo Trần Công Xuân (1995) [28] cho biết cùng tổ hợp lai Broiler: Ross

208, Ross 208 - V35 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lượng và 3 mức protein, chokhối lượng ở 8 tuần tuổi khác nhau rõ rệt

Tác giả Trần Công Xuân (1995) [28] nghiên cứu trên gà Ross - 208 đãkết luận: ở giai đoạn 0-6, 7-17, 18-64 tuần tuổi nuôi bằng khẩu phần có các mứcprotein tương ứng là 18,5; 14 và 17%, cung với một mức năng lượng trao đổi

2750 kcal/kg thức ăn, đạt kết quả tốt nhất

Tác giả Epym R A và cs (1979) [33] cho biết: Dinh dưỡng không chỉ cầnthiết cho sinh trưởng mà còn cần thiết để thể hiện khả năng di truyền của sinhtrưởng gà Broiler phát triển mạnh nên đòi hỏi lượng thức ăn tương ứng để pháthuy tiềm năng di truyền của chúng

Lê Hồng Mận, và cs (1993) [16] cho biết nhu cầu protein thích hợp cho

gà Broiler cho năng suất cao đã được xác định Để phát huy được khả năng sinhtrưởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng với sự cân bằngnghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lượng

Lê Hồng Mận và cs (1993) [16] cho biết nhu cầu protein thích hợp cho gàBroiler cho năng suất cao đã được xác định Để phát huy được khả năng sinhtrưởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặtgiữa protein, axit amin với năng lượng

Trần Tố (2006) [26], cho biết khi nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ khácnhau giữa methionine và lysine trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng của gàBroiler giống Kabir cho biết đến 10 tuần tuổi lô có tỷ lệ methionine/ lysine40,5% cho sinh trưởng tốt hơn các lô có tỷ lệ này bằng 45,5% và 35,5%

Nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả (Waldroup và ctv, 1976 [45];Pesti Fletcher, 1983 [41]) cho biết: khi tăng mức năng lượng trong khẩu phần ăn

đã làm tăng tốc độ tăng trọng của gà Broiler

Kubena và cs, 1972 [38] cho rằng: việc tăng năng lượng và giảm một chút

tỷ lệ protein trong khẩu phần ăn ở giai đoạn kết thúc giúp cho thân thịt có nhiều mỡ

Trang 30

hơn, nhờ đó tăng độ ngon của sản phẩm và đề nghị dùng mức năng lượng 3300

-3400 kcal/kg thức ăn đối với giai đoạn xuất phát và giai đoạn kết thúc

Nguyễn Nghị, Bùi Thị Oanh và cs, 1992 [19] cho rằng: với mức nănglượng trao đổi 3100 - 3200 - 3300 kcal/kg trong khẩu phần ăn của gà Broiler

HV135 tương ứng với 3 giai đoạn, đã tăng khối lượng và tiêu tốn thức là tốt nhất.Mức năng lượng trong khẩu phần ăn của gà Tam Hoàng được tác giả Lê HôngSơn, 2000 đề nghị như sau: 3050- 3150- 3300 kcal/kg thức ăn tương ứng 3 giaiđoạn nuôi: 0 - 4; 5 - 8; 9 - 12 tuần tuổi Thức ăn của gà chăn thả theo khuyến cáocủa tác giả Trần Công Xuân và cs, 2006[29] là 2800 - 2850 - 3000 kcal/ kg thức

ăn, tương ứng 3 giai đoạn nuôi: 0 -4; 5 - 8; 9 - xuất bán

Wu, 1990 [46] khi nghiên cứu nhu cầu Methionine của gà Broiler trongmùa hè đã khuyến cáo tỷ lệ TSAA là 0,7% và nhu cầu tối thiểu của Methionine

là 0,26%

+ Ảnh hưởng của tính biệt, tốc độ mọc lông đến sinh trưởng của gà

- Tính biệt ảnh hưởng đến sinh trưởng:

Trần Đình Miên, 1994 [15] cho biết lúc gà mới nở gà trống nặng hơn gàmái 1%, tuổi càng tăng sự sai khác càng lớn, ở 8 tuần tuổi sự sai khác về khốilượng giữa gà trống và gà mái là: 27% North M O, Bell P D (1990) [40] cũngcho biết khối lượng gà con 1 ngày tuổi tương quan dương với khối lượng trứnggiống đưa vào ấp, song không ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể gà lúc thànhthục và cường độ sinh trưởng ở 4 tuần tuổi Lúc mới nở gà trống nặng hơn gàmái 1%, ở 2 tuần tuổi hơn 5%, 3 tuần tuổi 11% và 8 tuần tuổi hơn 27% NguyễnThị Hải và cs (2006)[9] cho biết gà TĐ nuôi vụ Xuân - Hè ở 10 tuần tuổi cókhối lượng cơ thể ở con trống 2616,33 g/con và ở con mái là 2214,48 g/con,khác nhau 18,15%

Tính biệt là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khối lượng cơthể của gà: gà trống nặng hơn gà mái từ 24 - 32% Những sai khác này cũngđược biểu hiện ở cường độ sinh trưởng, được quy định không phải do hoocmonsinh học mà do các gen liên kết với giới tính Tuy nhiên, sự sai khác về mặt sinhtrưởng còn thể hiện rõ hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòngphát triển chậm (Chambers J R.1990) [32]

Trang 31

- Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông tới sinh trưởng:

Những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học xác định trong cùngmột giống, cùng giới tính ở gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng,phát triển cao hơn gà mọc lông chậm Kushner K F (1974) [31] cho rằng tốc độmọc lông có quan hệ chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thìmọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm mọc lông Hayer J F và cs (1970) [35]

đã xác định trong cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tácgiả cho rằng ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng có tác dụng ngược chiều vớigiới tính quy định tốc độ mọc lông

Theo Siegel P B và Dumington E D (1978) [42] thì những alen quyđịnh tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng khối lượng cao

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc biệt

là giai đoạn gà con Với gà Broiler và gà hậu bị, nhiệt độ ngày thứ nhất cần đảmbảo 32 - 340C; ngày thứ 2 - 7 là 300C; tuần thứ hai là 260C; tuần thứ ba là 220C;tuần thứ tư là 200C Theo Lê Hồng Mận và cộng sự (1993) [16] thì nhiệt độ tối ưuchuồng nuôi với gà con sau 3 tuần tuổi là 18 - 200C Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớntới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà Broiler, do vậytiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối của nhiệt độ môi trường Trong điều kiệnnhiệt độ khác nhau thì mức tiêu thụ thức ăn của gà cũng khác nhau

Theo Herbert g J và cs (1983) [36] thì nhiệt độ chuồng nuôi có ảnhhưởng tới gà sau 3 tuần tuổi như sau: Thay đổi 10C tiêu thụ năng lượng của gàmái biến đổi tương đương 2 Kcal ME, mà nhu cầu về năng lượng và các chấtdinh dưỡng khác nhau cũng bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường Trong điềukiện khí hậu nước ta, theo Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (1993) [16] thì gàBroiler nuôi vụ hè cần phải tăng mức ME và CP cao hơn vụ xuân 10 - 15%

+ Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [6], với gà Broiler giết thịt sớm 38

- 42 ngày tuổi thì thời gian chiếu sáng như sau: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ,cường độ chiếu sáng 20lux/m2, ngày thứ 4 đến khi kết thúc thời gian chiếu sánggiảm xuống còn 23/24 giờ, cường độ chiếu sáng 5lux/m2

Trang 32

Ánh sáng ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và khả năng sản xuấtthịt của gà lai F2 Cần phải có một chế độ ánh sáng phù hợp để gà có thể sinhtrưởng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn và năng lượng điện lại giảm từ đó sẽ nâng caođược hiệu quả chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao+ Ảnh hưởng của mật độnuôi nhốt:

Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi gà đạt hiệuquả cao Mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức nuôi đều có quy định mật

độ nuôi nhất định (phương thức chăn thả tự do, bán nuôi nhốt, nuôi nhốt trênđệm lót dày, nuôi nhốt có sân chơi yêu cầu mật độ lần lượt: 0,1; 0,3; 0,35; 0,2m2/con…) Nếu nuôi quá thưa thì lãng phí diện tích, nhưng nếu nuôi quá dày thì ảnhhưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của gà Bởi lẽ, khi mật độ nuôi nhốt cao thìchuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao và quần thể vi sinh vậtphát triển ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ

bị cảm nhiễm bệnh tật, tỷ lệ đồng đều thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng làm giảmhiệu quả trong chăn nuôi Ngược lại, mật độ nuôi nhốt thấp thì chi phí chuồngtrại cao Do vậy, tuỳ theo mùa vụ, tuổi gà và mục đích sử dụng cần có mật độchăn nuôi thích hợp

- Mùa hè mật độ tối ưu là 8 con/m2, mùa đông mật độ tối ưu là 10 con/m2nền chuồng, đối với gà Broiler

+ Ảnh hưởng của phương thức nuôi

Phương thức nuôi cũng là yếu tố quan trọng tác động đến sinh trưởng vàkhả năng sản xuất của gia cầm Có 3 phương thức nuôi đó là: Phương thức nuôichăn thả, phương thức nuôi nhốt và phương thức bán nuôi nhốt Phương thứcnuôi khác nhau kéo theo nhiều yếu tố như: mật độ, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độthông thoáng, thậm chí cả thành phần thức ăn vào cơ thể gia cầm bị thay đổi.Mỗi phương thức nuôi đều có ưu nhược điểm riêng và thể hiện trong từng điềukiện chăn nuôi cụ thể với các giống gia cầm cụ thể Lựa chọn phương thức nuôiphù hợp sẽ góp phần làm tăng năng suất chăn nuôi

 Phương thức nuôi nhốt và bán nuôi nhốt

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [6] “Phương thức bán nuôi nhốt làphương thức nuôi mà gia cầm bị hạn chế trong một khu vực nhất định”

“ Phương thức nuôi nhốt là phương thức nuôi mà gia cầm bị nhốt hoàntoàn không được thả ra ngoài”

Ngày đăng: 17/08/2014, 16:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bạch Thị Thanh Dân Bạch Thị Thanh Dân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga, Nguyễn Thị Nga, Trương Thúy Hường, Nguyễn Thị Hồng Dung, Lê Tiến Dũng, Nguyễn Thị Quảng (2007), “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thả vườn tại vùng gò đồi Sóc Sơn - Hà Nội”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học ngành chăn nuôi 2007, Viện chăn nuôi Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thảvườn tại vùng gò đồi Sóc Sơn - Hà Nội”, "Tuyển tập các công trình nghiêncứu khoa học ngành chăn nuôi 2007
Tác giả: Bạch Thị Thanh Dân Bạch Thị Thanh Dân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga, Nguyễn Thị Nga, Trương Thúy Hường, Nguyễn Thị Hồng Dung, Lê Tiến Dũng, Nguyễn Thị Quảng
Năm: 2007
2. Phan Sỹ Điệt (1990),), “Một số nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm tại Pháp’’, Tạp chí thông tin gia cầm (số 2), trang 1-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm tạiPháp’’, "Tạp chí thông tin gia cầm
Tác giả: Phan Sỹ Điệt
Năm: 1990
3. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng (2001), “ Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà lông màu Lương Phượng hoa nuôi tại trại thực nghiệm Liên Ninh ’’, Báo cáo Khoa học chăn nuôi thú y 2001, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 62-70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinhhọc và tính năng sản xuất của giống gà lông màu Lương Phượng hoanuôi tại trại thực nghiệm Liên Ninh ’’, "Báo cáo Khoa học chăn nuôi thúy 2001
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng
Năm: 2001
4. Nguyễn Văn Đại, Trần Thanh Vân, Trần Long, Đặng Đình Hanh (2001), “Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng, cho thịt của gà lai F 1) nuôi nhốt và bán chăn thả tại Thái Nguyên”, Tạp chí chăn nuôi, số 5 - 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặcđiểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng, cho thịt của gà lai F1) nuôi nhốt vàbán chăn thả tại Thái Nguyên”
Tác giả: Nguyễn Văn Đại, Trần Thanh Vân, Trần Long, Đặng Đình Hanh
Năm: 2001
5. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn (1994), Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, trang 125-137, 148 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 1994
6. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
7. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1999), Giáo trình chăn nuôi gia cầm dùng cho Cao học và Nghiên cứu sinh ngành chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm dùng cho Cao học và Nghiên cứusinh ngành chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1999
8. Nguyễn Minh Hoàn (2003), “Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà Kabir và Lương Phượng nuôi tại một số hộ ở xã Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An’’, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, trang 3-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà Kabirvà Lương Phượng nuôi tại một số hộ ở xã Kim Liên - Nam Đàn - NghệAn’’, "Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tác giả: Nguyễn Minh Hoàn
Năm: 2003
9. Nguyễn Thị Hải, Trần Thanh Vân, Đoàn Xuân Trúc (2006),” Khảo nghiệm khả năng sản xuất của gà thương phẩm lông màu TĐ nuôi vụ hè thu tạo Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi (số 11/2006), trang 25-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi (số 11/2006)
Tác giả: Nguyễn Thị Hải, Trần Thanh Vân, Đoàn Xuân Trúc
Năm: 2006
10. Đào Văn Khanh (2004)), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, trang 88-90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận án tiến sĩkhoa học nông nghiệp
Tác giả: Đào Văn Khanh
Năm: 2004
11. Nguyễn Thị Khanh, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Vũ Quang Ninh, (2000), kết quả chọn lọc và nhân thuần gà Tam Hoàng dòng 882 và Jiangcun vàng tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, báo cáo khoa học chăn nuôi 1999 - 2000 - phần chăn nuôi gia cầm, trang 11 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáokhoa học chăn nuôi 1999 - 2000 - phần chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Thị Khanh, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Vũ Quang Ninh
Năm: 2000
12. Ngô giản Luyện (1994), Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của các dòng thuần chủng V1, V3, V5 giống gà thịt cao sản Hybro nuôi trong điều kiện Việt Nam, Luận án PTS, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, trang 8-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận án PTS, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Ngô giản Luyện
Năm: 1994
13. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003) Chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn, Nxb Nghệ An, trang 20-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gà công nghiệp và gà lôngmàu thả vườn
Nhà XB: Nxb Nghệ An
14. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn giống và nhân giốnggia súc
Tác giả: Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1992
15. Trần Đình Miên, 1994 Di truyền học quần thể, Di truyền chọn giống động vật, Nxb Nông Nghiệp, trang 60-101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học quần thể, Di truyền chọn giống độngvật
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
16. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán (1993) “Nghiên cứu yêu cầu protein trong thức ăn hỗn hợp nuôi tách trống mái giống gà HV85 từ 1-63 ngày tuổi’’, Thông tin gia cầm (số 13), trang 17-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu yêucầu protein trong thức ăn hỗn hợp nuôi tách trống mái giống gà HV85 từ1-63 ngày tuổi’’, "Thông tin gia cầm (số 13)
17. Lê Hồng Mận, Nguyễn Duy Nhị, Ngô giản Luyện, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thành Đồng (1996), “Chọn lọc và nhân thuần 10 đời các dòng gà thịt thuần chủng Plymouth Rock”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm (1896 - 1996), Liên hiệp xí nghiệp gia cầm Việt Nam, trang 85-90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn lọc và nhânthuần 10 đời các dòng gà thịt thuần chủng Plymouth Rock”, "Tuyển tậpcông trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm (1896 - 1996
Tác giả: Lê Hồng Mận, Nguyễn Duy Nhị, Ngô giản Luyện, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thành Đồng
Năm: 1996
18. Nguyễn Thị Thuý Mỵ (1997), Khảo sát so sánh khả năng sản xuất của gà Broiler 49 ngày tuổi thuộc giống AA, Avian, BE 88 nuôi vụ hè tại Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ KHNN, Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Thái Nguyên, trang 104, 107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn thạc sĩ KHNN
Tác giả: Nguyễn Thị Thuý Mỵ
Năm: 1997
20. Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Quang Tuyên, Hoàng Toàn Thắng, Ngô Nhật Thắng, Đào Văn Khanh, Nguyễn Thị Thuý Mỵ, Trần Thanh Vân, Vũ Kim Dung (1998), “Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 giống gà lông màu: Sasso, Kabir và Tam Hoàng nuôi chăn thả tại Thái Nguyên’’, báo cáo khoa học tỉnh Thái Nguyên, trang 6-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sản xuấtcủa 3 giống gà lông màu: Sasso, Kabir và Tam Hoàng nuôi chăn thả tạiThái Nguyên’’, "báo cáo khoa học tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Quang Tuyên, Hoàng Toàn Thắng, Ngô Nhật Thắng, Đào Văn Khanh, Nguyễn Thị Thuý Mỵ, Trần Thanh Vân, Vũ Kim Dung
Năm: 1998
21. Vũ Ngọc Sơn (2000), Khảo sát một số tính trạng gà Hoa Lương Phượng nuôi tại Hà Tây, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học 1998 - 1999, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học 1998 - 1999
Tác giả: Vũ Ngọc Sơn
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Một số thông số về thời tiết khí hậu trong năm của xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Bảng 1.1. Một số thông số về thời tiết khí hậu trong năm của xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên (Trang 13)
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất Diễn giải - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất Diễn giải (Trang 23)
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm (Trang 40)
Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà lô 1 - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà lô 1 (Trang 41)
Bảng 2.4. Lịch sử dụng vắc-xin cho gà thí nghiệm Ngày tuổi Loại vắc-xin Phương pháp dung - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Bảng 2.4. Lịch sử dụng vắc-xin cho gà thí nghiệm Ngày tuổi Loại vắc-xin Phương pháp dung (Trang 42)
Bảng 2.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Bảng 2.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) (Trang 45)
Bảng 2.6. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm  (g/con) - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Bảng 2.6. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g/con) (Trang 47)
Hình 2.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Hình 2.2 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (Trang 50)
Hình 2.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Hình 2.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (Trang 51)
Bảng 2.8. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Bảng 2.8. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm (Trang 53)
Bảng 2.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng  (kg) Tuần - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Bảng 2.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) Tuần (Trang 54)
Bảng 2.10. Tiêu tốn năng lượng trao đổi của gà thí nghiệm  (kcal/ - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Bảng 2.10. Tiêu tốn năng lượng trao đổi của gà thí nghiệm (kcal/ (Trang 55)
Bảng 2.11. Tiêu tốn protein thô của gà thí nghiệm  (g/kg) - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Bảng 2.11. Tiêu tốn protein thô của gà thí nghiệm (g/kg) (Trang 56)
Bảng 2.12. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Bảng 2.12. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm (Trang 57)
Bảng 2.13. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán Diễn giải - So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai
Bảng 2.13. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán Diễn giải (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w