ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Trang 39 - 65)

2.3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện tại: Xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: Từ 11/12/2013 đến 31/05/2014.

2.3.2. Đối tượng nghiên cứu

- Thí nghiệm được tiến hành trên gà thịt (Mía x Lương Phượng) nuôi bán chăn thả từ 1 - 10 tuần tuổi tại xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên.

- Hai loại thức ăn: Oxy và Dabaco.

2.3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu

Ảnh hưởng của thức ăn Dabaco và Oxy đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Mía × Lương Phượng).

2.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà thí nghiệm

+ Gà thí nghiệm một ngày tuổi được chọn đúng chủng loại giống và đúng gà loại I: gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị dị hình, dị tật hở rốn.

+ Tất cả gà thí nghiệm được nuôi bán chăn thả. gà được nuôi hỗn hợp chung trống mái, đều được ăn một loại thức ăn, tương ứng với từng độ tuổi cho gà nuôi bán chăn thả.

+ Đệm lót: Sử dụng trấu đã được phun sát trùng và phơi khô trước khi dùng. Dùng trấu trải lần đầu dày 8 - 10 cm, sau đó bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế để giữ luôn khô sạch

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Diễn giải Lô I Lô II

Gà thí nghiệm Gà thịt (Mía x Lương Phượng)

Số lượng gà/ lô (con) 200

1 - 3 tuần tuổi Nuôi nhốt Nuôi nhốt

4 - 10 tuần tuổi Bán nuôi nhốt Bán nuôi nhốt

Mùa vụ Xuân Hè

Thời gian TN

1 - 10 tuần

1 - 10 tuần Mật độ chuồng nuôi (con/m2) 7 - 9

Mật độ bãi chăn thả (m2/con) 2

Thức ăn Dabaco Oxy

+ Nhiệt độ: Các lô gà đều có chụp sưởi để đảm bảo nhiệt độ cho cơ thể gà vào mùa đông lạnh. Các lô thí nghiệm đều có hệ thống cung cấp nhiệt vào những thời gian nhiệt độ xuống thấp, đảm bảo nhiệt độ 1 - 10 ngày tuổi dưới chụp sưởi 30 - 330C. Các lô đều có hệ thống thông gió, quạt mát được sử dụng vào những ngày nhiệt độ cao.

+ Máng ăn, máng uống: Trong 3 tuần đầu sử dụng khay tròn tương ứng cho 50 gà/khay và cho uống nước bằng các uống galon 50 gà/máng. Các máng ăn, máng uống đặt xen kẽ nhau xung quanh chụp sưởi.

+ Trong 3 tuần đầu gà được nuôi nhốt hoàn toàn với điều kiện như nhau. Đến tuần thứ 4 gà nuôi theo phương thức bán chăn thả được thả ra ngoài khu vực bãi thả (mật độ 2 con/m2) vào ban ngày và nhốt vào chuồng vào buổi tối.

+ Thức ăn và cách cho ăn:

Lô 1: Thức ăn và cách cho ăn của gà thí nghiệm được chia làm 3 giai đoạn. giai đoạn từ 1 - 14 ngày tuổi sử dung thức ăn Dabaco D-1. giai đoạn từ 15 - 35 ngày tuổi sử dụng thức ăn Dabaco D-56. giai đoạn từ 36 - 70 ngày tuổi sử dụng thức ăn Dabaco D-57.

Lô 2: Thức ăn và cách cho ăn của gà thi nghiệm được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn từ 1-14 ngày tuổi sử dụng thức ăn OXY TODAY. Giai đoạn từ 15- 70 ngày sử dụng thức ăn OXY 868.

+ Nước uống tự do.

+ Phòng và sử dụng các loại vắc-xin: Tất cả gà thí nghiệm đều được tiêm các loại vắc-xin và phòng bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật.

Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà lô 1

Diễn giải Lô 1 (Dabaco)

Giai đoạn 1-14 15-35 36-70

Mã số thức ăn D1 D-56 D-57

Năng lượng (ME) 3000 3000 3000

Protein thô (CP%) 22,00 17,00 16,00

Xơ (%) 4 4,5 5

Canxi (%) 0,9 - 1,2 0,85 - 1.05 0.8 - 1,1

Photpho tối thiểu (%) 0,8 0,75 0,7

Muối (NaCl) 0,32 - 0,4 0,38- 0,40 0,38 - 0,42

Độ ẩm tối đa (%) 13 13 13

Bảng 2.3. Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà lô 2

Diễn giải Lô 1 (Oxy)

Giai đoạn 1-14 15-70

Mã số thức ăn TODAY 868

Năng lượng (ME) 3000 3000

Protein thô (CP%) 22 17,0

Xơ (%) 4 5

Canxi (%)

0,6 - 1,3

0,6-1,3

Photpho tối thiểu (%) 0,4-1,2 0,4-1,2

Methionine + Cystine 0,9 0,65

Độ ẩm tối đa (%) 13 13 Chương trình sử dụng vắc -xin được thực hiện đúng theo quy trình:

Bảng 2.4. Lịch sử dụng vắc-xin cho gà thí nghiệm Ngày tuổi Loại vắc-xin Phương pháp dung

7 ngày tuổi Lasota lần 1 Nhỏ mắt 1 giọt Gumboro lần 1 Nhỏ mồm 4 giọt 21 ngày tuổi Lasota lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt

Gumboro lần 2 Nhỏ mồm 4 giọt

45 ngày tuổi Newcastle H1 Tiêm dưới da màng cánh

2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

- Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

- Khả năng sinh trưởng

+ Sinh trưởng tích luỹ: hang tuần cố định cân gà vào buổi sáng thứ 6 khi chưa cho ăn ở cả hai lô. Gà được quay ngẫu nhiên với số lượng > 50 con. Tất cả số gà được cân để tính khối lượng trung bình.

+ Sinh trưởng tuyệt đối + Sinh trưởng tương đối

- Khả năng chuyển hoá thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng + Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

+ Tiêu tốn Protein thô (CP) g/kg tăng khối lượng

+ Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME) Kcal/kg tăng khối lượng + Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ/kg)

- Chỉ số sản xuất PI và chỉ số kinh tế EN

2.3.4.1. Tỉ lệ nuôi sống - tình hình bệnh tật

Hàng ngày theo dõi số gà chết và loại thải của mỗi lô và mức độ nhiễm bệnh, toàn bộ số gà chết đươc mổ khám và chẩn đoán bệnh.

Hàng ngày theo dõi số gà chết và loại thải của mỗi lô và mức độ nhiễm bệnh, toàn bộ số gà chết đươc mổ khám và chẩn đoán bệnh.

Tỷ lệ nuôi sống = ∑ số gà cuối kỳ (con) x 100 ∑ số gà đầu kỳ (con)

2.3.4.2. Khả năng sinh trưởng

* Sinh trưởng tuyệt đối

Tính theo (TCVN 2 -39) [28]

A = P2 - P1 t * Sinh trưởng tương đối (%)

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ% giữa khối lượng của gà tăng lên giữa hai lần khảo sát. Tính theo (TCVN 2 -40) [27] R = P2 - P1 x 100 P2 + P1 2 Trong đó:

A: Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) R: Sinh trưởng tương đối (%)

t: khoảng cách giữa hai lần cân (ngày) P1: Khối lượng gà đầu kỳ (gam)

P2: Khối lượng gà cuối kỳ (gam)

2.3.4.3. Theo dõi khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn

Hàng ngày cân thức ăn cho từng lô, ngày cuối tuần cân thức ăn thừa sau đó cộng dồn sẽ tính mức độ tiêu tốn thức ăn cho 1 kg khối lượng.

- Khối lượng thức ăn gà ăn được trong tuần được xác định bằng tổng khối lượng thức ăn cho gà ăn hàng ngày trong tuần đó trừ đi khối lượng thức ăn còn thừa trên máng.

- Khối lượng thức ăn tiêu thụ ở mỗi lô của cả giai đoạn được cộng lũy kế khối lượng thức ăn tiêu thụ của các tuần tuổi (từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần tuổi lũy kế).

*. Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng

- Tiêu tốn thức ăn (kg)/kg tăng khối lượng trong tuần (F.C.Rw). F.C.Rw = Khối lượng thức ăn tiêu thụ trong tuần (kg)

Khối lượng gà tăng trong tuần kg).

- Tiêu tốn thức ăn (kg)/kg tăng khối lượng cộng dồn (F.C.Rcum). F.C.Rcum = Khối lượng thức ăn tiêu tốn cộng dồn đến thời điểm tính (kg)

Khối lượng gà tăng cộng dồn đến thời điểm tính (kg)

- Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME)/kg tăng khối lượng (kcal/kg tăng khối lượng)

Tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng trong =

Tổng số năng lượng tiêu thụ (kcal ME) Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ (kg) - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (trong tuần và cộng dồn): TTTĂ/kg tăng khối lượng

trong kỳ =

Tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg) Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ (kg) - Tiêu tốn Protein thô (CP) g/kg tăng khối lượng:

Tiêu tốn Protein thô/kg tăng khối lượng trong kỳ =

Tổng số protein tiêu thụ trong kỳ (g) Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ (kg)

2.3.4.5.Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm

+ Chỉ số sản xuất PI (Performance - Index) được tính theo công thức của Ing J. M. E. Whyte, 1995.

PI = = Tỷ lệ nuôi sống (%) x Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn x 10 + Chỉ số kinh tế EN (Economic Number)

EN = Chỉ số sản xuất (PI) x 1000 Chi phí thức ăn (đ)/ kg tăng khối lượng - Chi phí thức ăn (đ)/kg tăng kối lượng

Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ/kg) =

Tổng thức ăn tiêu thụ (kg) x giá thành 1 kg thức ăn (đ/kg) Khối lượng gà tăng (kg)

+ Chi phí trực tiếp/ kg gà thịt

Chi phí trực tiếp = Tổng chi phí trực tiếp (đ) Khối lượng gà xuất bán (kg)

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu điều tra và khảo sát sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học theo phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002) [24]) với các tham số thống kê được tính trên phần mềm Excel như sau:

X : Số trung bình X

S : Độ lệch tiêu chuẩn

2.4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sức sống, tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm, nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh thú y. Trong chăn nuôi tỷ lệ nuôi sống ảnh hưởng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và giá thành sản phẩm. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao cần phải có giống tốt, thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cho con giống phát huy hết được tiềm năng di truyền.

Bảng 2.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%)

T. Tuổi

Lô TN1 Lô TN2

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 100 100 100 100 2 99,00 99,00 99,00 99,00 3 98,99 98,00 98.48 97,50 4 98,98 97,00 98,97 96,50 5 99,48 96,50 100 96,50 6 100 96,50 99,48 96,00 7 100 96,50 100 96,00 8 100 96,50 100 96,00 9 100 96,50 99,48 95,50 10 100 96,50 100 95,50

Qua số liệu bảng 2.5 cho ta thấy gà Mía × Lương Phượng ở hai lô thí nghiệm có sức sống tốt, tỷ lệ gà thí nghiệm của 2 lô ở 1 tuần tuổi đều đạt 100%. Do trước khi đưa gà vào chuồng nuôi, gà được chọn lọc kỹ lưỡng, chuồng trại chuẩn bị chu đáo, tạo điều kiện tốt nhất để gà con thích nghi với môi trường sống mới, trong những tuân tiếp theo tỷ lệ nuôi sống có biến động nhỏ, biến động này là do ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh như: thời tiết

thay đổi nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi có ảnh hưởng tới đàn gà nên đã có một số con mắc bệnh và chết.

Qua 10 tuần tuổi theo dõi thấy tỷ lệ nuôi sống của gà ở hai lô thí nghiệm đạt khá cao từ 95,5% - 96,5%. Tỷ lệ này đạt so với tiêu chuẩn liên hiệp gia cầm Việt Nam.

Khi so sánh kết quả về tỷ lệ nuôi sống của gà Mía × Lương Phượng thí nghiệm cho thấy tỷ lệ nuôi sống ở lô thí nghiệm 1 cao hơn lô thí nghiệm 2 là 1%.

Theo Trần Thanh Vân, và cs (2002) [27], tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi của các giống gà: Kabir, Lương Phượng, Sasso, gà lai F1 mái Kabir với trống Sasso và gà lai F1 mái Lương Phượng với trống Sasso nuôi tại Thái Nguyên có tỷ lệ nuôi sống dao động 97-99%. Như vậy tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm dao động từ 95,50 - 96,50%. Qua đây ta có thể khẳng định giống gà lai (Mía x Lương Phượng) thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng ở Việt Nam nói chung và xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên nói riêng, điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai giống gà vào các nông hộ để nuôi đại trà. Đặc biệt là phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nước ta hiện nay chủ yếu là nuôi bán chăn thả.

2.4.2. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

2.4.2.1. Sinh trưởng tích lũy

Khối lượng cơ thể gia cầm nuôi thịt là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng và được các nhà chăn nuôi luôn quan tâm, vì thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của một giống, một dòng.

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể qua các tuần tuổi là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối với gà thịt thì đây là chỉ tiêu để xác định năng suất thịt của đàn gà, đồng thời cũng là biểu hiện khả năng sử dụng thức ăn của đàn gà qua các thời kỳ sinh trưởng của chúng. Độ sinh trưởng tích luỹ càng tăng thì càng rút ngắn được thời gian nuôi, giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của gà thí nghiệm với môi trường.

Để theo dõi khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi, mỗi tuần chúng tôi cân gà vào thứ 6 hàng tuần. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 2.6.

Qua bảng 2.6 cho thấy: Khối lượng cơ thể 2 lô gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi và độ đồng đều của các đàn gà luôn nằm trong phạm vi cho phép. Nhìn chung gà thí nghiệm ở các lô đều có tốc độ lớn khá nhanh chứng tỏ hai loại cám sử dụng trong thí nghiệm có ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng cả gà (Mía × Lương Phượng). Tuy nhiên vẫn có sự sai khác nhau về khả năng sinh trưởng giữa các lô thí nghiệm, sự sai khác đấy được thể hiện qua bảng 2.6 và hình 2.1.

Bảng 2.6. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g/con) Tuần tuổi Lô TN1 Lô TN2 n X ±mX Cv (%) n X ±mX Cv (%) SS 50 40,00 ± 0,49 8,75 50 40,00 ± 0,45 7,99 1 53 112,08 ± 1,43 9,32 53 94,91 ± 1,31 10,04 2 55 224,36 ±3,6 11,91 55 220,18 ± 3,55 11,97 3 52 388,46 ± 6,83 12,68 50 385,80 ± 7,47 13,69 4 56 549,92 ± 9,22 12,55 52 550,58 ±10,56 13,83 5 54 799,44 ± 13,8 12,68 54 793,33 ± 13,77 12,75 6 50 1072,00 ± 16,47 10,86 60 1008,00 ±15,15 11,64 7 54 1292,22 ± 20,22 11,5 56 1265,36 ±19.14 11,32 8 50 1502,20 ± 21,69 10,21 51 1440,78 ±25,4 12,59 9 53 1714,91 ± 30,83 13,09 53 1636,04±29,92 13,31 10 50 1941,00± 38,46 14,01 51 1800,98±36,94 14,65 So sánh (%) 107,77 100

Qua số liệu bảng 2.6 cho thấy gà ở các lô thí nghiệm đều có tốc độ lớn khá nhanh, khối lượng cơ thể 2 lô thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi và độ đồng đều của đàn gà luôn nằm trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên vẫn có sự sai khác về khả năng sinh trưởng giữa các lô thí nghiệm cụ thể là:

Gà thí nghiệm từ giai đoạn sơ sinh đến 35 ngày tuổi không có sự khác biệt rõ rệt. Đến 42 ngày tuổi thì ta thấy có sự sai khác cụ thể: lô TN1 (thức ăn Dabaco) 1072,00g, lô TN2 (thức ăn Oxy) 1008,00 g. Như vậy tốc độ sinh trưởng của lô TN1 cao hơn lô TN2 là 64g.

Tại thời điểm 63 ngày tuổi khối lượng của gà thí nghiệm ở lô TN1 là 1502,20, ở lô TN2 1440,78. Khối lượng trung bình của lô TN1 cao hơn lô TN2 là 61,42g

Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (ở 70 ngày tuổi), khối lượng gà thí nghiệm ở lô TN1 là 1941,00g (107,77%), lô TN2 là 1800,98g (100%). Kết quả trên cho thấy, lô gà TN1 (Dabaco) có xu hướng tăng nhanh hơn lô TN2 (Oxy). Kết quả này chứng tỏ gà ăn thức ăn Dabaco có chiều hướng sinh trưởng tốt hơn thức ăn Oxy.

Hệ số biến dị ở lô TN1 dao động từ 8,75 - 14,01%, lô TN2 dao động 7,99 - 14,65%. Kết quả cho thấy gà thí nghiệm có độ đông đều thấp.Điều này cho thấy có ảnh hưởng rõ rệt của nhiều yếu tố đến khả năng sinh trưởng của đàn gà.

Một phần của tài liệu So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn oxy và dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Trang 39 - 65)