Tìm hiểu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt lực enzym ACC oxydase trong bảo quản rau quả

25 1K 0
Tìm hiểu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt lực enzym ACC oxydase trong bảo quản rau quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hệ thực vật rất đa dạng và phong phú. Trong đó, cây ăn quả chiếm tỷ lệ lớn và đa dạng về chủng loại. Việc kéo dài thời gian bảo quản quả sau thu hoạch để nâng cao giá trị kinh tế, đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân, tạo thị trường vững mạnh và lâu dài cho đất nước luôn được chú trọng trong thời gian gần đây. Để kéo dài thời gian bảo quản quả sau thu hoạch đã có nhiều công trình nghiên cứu với những phương pháp khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là ngăn chặn sự tiếp xúc giữa ethylene với quả khi bảo quản, đồng thời kìm hãm sự sinh tổng hợp ethylene trong quả sau thu hoạch. Có nhiều phương pháp để kìm hãm quá trình sinh tổng hợp ethylene, trong đó có phương pháp kìm hãm hoạt lực enzym 1aminocyclopropane 1cacboxylate (ACC) oxydase để ngăn cản quá trình chuyển hóa ACC thành ethylene. Với mục đích như vậy, tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt lực enzym ACC oxydase trong bảo quản rau quả” mang tính tổng hợp lý thuyết các công trình nghiên cứu.

Đặt vấn đề Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hệ thực vật rất đa dạng và phong phú. Trong đó, cây ăn quả chiếm tỷ lệ lớn và đa dạng về chủng loại. Việc kéo dài thời gian bảo quản quả sau thu hoạch để nâng cao giá trị kinh tế, đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân, tạo thị trường vững mạnh và lâu dài cho đất nước luôn được chú trọng trong thời gian gần đây. Để kéo dài thời gian bảo quản quả sau thu hoạch đã có nhiều công trình nghiên cứu với những phương pháp khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là ngăn chặn sự tiếp xúc giữa ethylene với quả khi bảo quản, đồng thời kìm hãm sự sinh tổng hợp ethylene trong quả sau thu hoạch. Có nhiều phương pháp để kìm hãm quá trình sinh tổng hợp ethylene, trong đó có phương pháp kìm hãm hoạt lực enzym 1-aminocyclopropane -1- cacboxylate (ACC) oxydase để ngăn cản quá trình chuyển hóa ACC thành ethylene. Với mục đích như vậy, tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt lực enzym ACC oxydase trong bảo quản rau quả” mang tính tổng hợp lý thuyết các công trình nghiên cứu. 1. Giới thiệu chung về hợp chất etylene (C 2 H 4 ) và Chu trình sinh tổng hợp etylene. 1.1 Giới thiệu chung về hợp chất etylene (C 2 H 4 ). Ethylene là một khí hydrocacbon không no, có công thức hóa học là C 2 H 4 , trong cấu trúc phân tử có một liên kết đôi. Đây là chất khí không màu, không vị, không gây độc; có khả năng gây cháy nổ chỉ khi ở nồng độ cao hơn 2,7% Hình 2.1. Công thức cấu tạo ethylene [23] 1 Ethylene có đặc tích kích thích sinh trưởng của các tế bào thực vật do đó có tác dụng làm tăng trưởng về kích thước cây trồng, kích thích sự ra hoa ở các loại cây ăn quả. Một đặc tính quan trọng của khí ethylene là tác dụng kích thích quá trình chín của các loại quả có hô hấp đột biến (climacteric) hay còn gọi là các loại quả có quá trình chín sau thu hoạch, nghĩa là kể cả khi quả đã được thu hoạch thì quá trình chín của chúng vẫn được duy trì như chuối, xoài, đu đủ, hồng, cà chua Etylene được tổng hợp trong tất cả các tế bào, các mô trong mọi giai đoạn phát triển của cây nhưng nhiều nhất là các mô già và đặc biệt trong quả đang chín. Etylene là chất khí nên được vận chuyển trong cây bằng phương thức khuếch tán cho nên phạm vi phân tán của etylene trong mô là không xa, chủ yếu được tổng hợp và gây tác động sinh lý tại chỗ. Giai đoạn đầu, quả tạo ra ít ethylene, nhưng lượng ethylene tăng mạnh khi quả bắt đầu già và vẫn tiếp tục tăng sau khi quả đã cắt lìa cành. Sự tạo thành ethylen trong quá trình bảo quản là yếu tố bất lợi, làm giảm tuổi thọ bảo quản của quả ngay cả khi ở nhiệt độ an toàn nhất. GS.TS Nguyễn Quang Thạch, viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp cho biết, tùy vào mỗi loại cây và quả, lượng ethylene có nồng độ khác nhau nhưng nhìn chung nồng độ này rất thấp. 1.2 Vai trò sinh lý của Ethylene trong quá trình chín quả. Nó kích thích sự tổng hợp Enzyme gây biến đổi sinh hoá trong quá trình chín của quả. Quá trình chín của nhiều loại quả, xảy ra hiện tượng hô hấp đột biến, cường độ hô hấp tăng lên rất nhanh tạo nên một đỉnh hô hấp có tính bột phát. Sau đó cường độ hô hấp giảm đi rất nhanh, sự sản sinh ra Ethylene trong quả cũng tăng lên. Quá trình hô hấp bột phát được cảm ứng bởi: − Sự thuỷ phân các nguyên liệu dự trữ − Sự mềm của thịt quả nhờ hoạt động của các Enzim phân giải pectin. − Sự biến đổi sắc tố − Sự biến đổi các chất thơm 2 − Sự biến đổi các phản ứng sinh hoá khác. 3 Hình 2.2 Chu trình sinh tổng hợp Ethylen của Yang 1.3 Chu trình sinh tổng hợp etylen Yang và cộng sự đã phát hiện ra chu trình sinh tổng hợp etylene thường được gọi là chu trình Yang [8]. Quá trình sinh tổng hợp etylene bắt đầu từ methionine (MET), dưới xúc tác của enzyme SAM synthetase thì methionine sẽ được chuyển hóa thành S-adenosylmethionine (SAM) nhờ hoạt hóa của ATP. Sau đó, SAM lại được chuyển hóa thành 1- aminocyclopropane -1- carboxylate acid (ACC) dưới tác dụng của enzyme ACC synthase (ACS). Và 5’- methylthioadenosine (MTA) cũng được tạo ra trong phản ứng này và trở lại tổng hợp methionine theo chu trình Yang. Cho nên, ethylene luôn được tổng hợp liên tục mà không cần bổ sung thành phần methionine từ bên ngoài. Đối với các quả non thì quá trình tổng hợp lại methionine mạnh hơn so với sự hình thành ACC và hiện tượng này xảy ra ngược lại khi quả chín dần. Với sự có mặt của O 2 , ACC bị oxy hóa bởi ACC oxydase tạo thành ethylene, CO 2 , và xyanua. Trong điều kiện kị khí, quá trình tổng hợp ethylene không xảy ra được. Như vậy, 1-aminocyclopropane-1-carboxylate acid (ACC) là chất tiền thân trực tiếp của etylen. [5] Theo Yang và cộng sự, sự có mặt enzym ACC-N-malonyltransferase sẽ làm đổi hướng sinh tổng hợp từ ACC thành etylen mà tạo thành dẫn xuất malonyl ACC (MACC). MACC là chất không hoạt động và chỉ có thể tái chuyển hóa trở lại ACC trong những điều kiện phi sinh lý học [10] 1.4 Giới thiệu về ACC oxydase 1-Aminocyclopropane-1-carboxylate (ACC) oxidase (ACCO hoặc ACO) là enzyme cuối cùng trong sinh tổng hợp hoóc môn thực vật ethylene đã được xác định là một thành phần quan trọng trong điều khiển quá trình chín của trái cây và làm mềm thịt quả [8]. Hoạt lực của enzym này đòi hỏi phải có sự xúc tác Fe +2 và trong một số hệ thống thì nó lại được hoạt hóa bởi CO 2 [21] 4 Trong phản ứng này cần có sự tham gia của axit ascorbic, đồng thời nhận 2 electron và phải có Fe 2+ , ascorbat và CO 2 để hoạt hóa. Các sản phẩm là etylene, hai phân tử nước và cyanoformat (chất này sau đó phân hủy thành HCN và CO 2 ) [22]. Các nghiên cứu cũng cho biết không chỉ có enzyme ACC oxydase mà các enzyme khác như lypoxygenase và peroxidase cũng có tác dụng chuyển hóa ACC thành etylen với sự hiện diện của các nhân tố phụ khác. Tuy nhiên, chỉ enzym ACC oxydase là có tính đặc hiệu và đạt hiệu quả chuyển hóa cao [23]. Khi nghiên cứu sinh tổng hợp ethylene trên thực vật cho thấy ACC oxydase là một cấu trúc bậc cao và định vị ở màng tế bào cho nên sự phá vỡ của mô thực vật dẫn tới sự phá hủy màng và ức chế quá trình tổng hợp etylene [23]. Và cũng cho biết thêm hoạt lực của ACC oxydase trên màng nguyên sinh chất và màng không bào là như nhau [23]. Tuy nhiên, ACC oxydase trên màng nguyên sinh chất sẽ chuyển đổi ACC thành etylene nhanh hơn và nhạy hơn dẫn đến sự thẩm thấu cao hơn so với ACC oxydase trên màng không bào. Trong một vài loại cây trồng thì hàm lượng của ACC oxydase trên cả hai màng là như nhau trong khi đó ở các cây trồng khác có một loại cao hơn. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ACC oxydase trong bảo quản rau quả. ACC oxydase là enzyme có cấu trúc là protein nên cũng giống như các enzyme khác, nó chịu tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố như: nhiệt độ, pH môi trường, nồng độ ion, nồng độ CO 2 , thế oxy hóa – khử của môi trường, nồng độ cơ chất, sự có mặt các chất hoạt hóa hay chất ức chế trong môi trường. Enzyme sẽ đạt hoạt độ cao nhất dưới những điều kiện tối ưu. 2.1 Ảnh hưởng của pH và CO 2 đến hoạt lực của ACC oxydase Các enzyme đều được đặc trưng và phụ thuộc vào pH môi trường. Mỗi enzyme đều có giá trị pH thích hợp nhất định đối với hoạt lực của chúng. Khi pH tăng hoặc giảm ra ngoài giới hạn thích hợp thì hoạt lực của các enzyme sẽ 5 Hình 2.3 Phản ứng chuyển hóa ACC thành ethylen bị giảm xuống. Cho nên, trong tất cả mọi nghiên cứu về enzyme, trị số pH cần được duy trì bằng các dung dịch đệm thích hợp. Fusao Mizutani và cộng sự khi nghiên cứu ảnh hưởng của pH và CO 2 đến hoạt động của enzyme ACC oxydase trong quả Táo cho thấy khi tăng nồng độ CO 2 trong thí nghiệm kết quả là làm giảm mạnh pH của môi trường. Hoạt động enzyme khi sử dụng đệm KH 2 PO 4 -NaOH (pH 5,8-8,0) và bộ đệm Tris-HCl (pH 7,0-9,0) kết hợp với nồng độ CO 2 là khác nhau. Ví dụ, trong bộ đệm phosphate, pH từ 7,0-8,0 giảm xuống khoảng 6,5-6,7 khi nồng độ CO 2 ở 20%. Trong môi trường xung quanh CO 2 , pH tối ưu cho hoạt động enzyme là 7,4. Tuy nhiên, khi nồng độ CO 2 tăng lên, pH tối ưu dần dần giảm và hoạt lực của enzyme đạt cực đại tăng lên. PH tối ưu và hoạt lực cực đại của enzyme tại nhiều nồng độ CO 2 trong đệm Phos-phate là ở pH 7,0, mức 1% CO 2 hoạt lực thu được 190 nl/g-h; pH 6,9 ở 4% CO 2 hoạt lực là 270 nl/g-h và pH 6,7 ở 20% CO 2 hoạt lực là 350 nl/g-h. Mô hình tương tự đã được thu được khi 0,1 M đệm Tris-HC1 (pH 7,0-9,0), một bộ đệm có độ kiềm mạnh hơn [7]. 6 Hình 3.1 Ảnh hưởng của pH và CO 2 đến hoạt độ của enzyme ACC oxydase Nồng độ cơ chất tham gia hoạt hóa ACO khác nhau cũng ảnh hưởng đến hoạt độ ACO. Đối với CO 2 , hoạt độ ACO càng tăng khi CO 2 ở nồng độ cao và giảm khi nồng độ CO 2 hạ thấp và cũng tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu. CO 2 cần cho các hoạt động enzyme ACO trong thân quả Táo. Loại bỏ CO 2 từ hỗn hợp phản ứng hoàn toàn ức chế các hoạt động của enzyme này, trong khi 0,5% CO 2 trong khí quyển (0,15 mM trong môi trường) thì giảm hoạt động của ACO xuống một nửa [19]. Hoạt độ ACO đạt cực đại khi CO 2 đạt nồng độ 4%, giảm đi một nữa khi ở 0,5% CO 2 . Ở 0,03% CO 2 ACO hầu như không hoạt động (Hình 3.2) [19]. ACC oxidase cần CO 2 / HCO 3 − như là một hoạt hóa cần thiết cho hoạt động của nó. Tận dụng có sự cân bằng nồng độ của CO 2 và HCO 3 − thay đổi theo độ pH và sự chuyển đổi giữa khí CO 2 và HCO 3 − chậm lại ở nhiệt độ thấp, ta xác định được CO 2 tốt hơn là HCO 3 − sử dụng trong quá trình hoạt hóa enzyme này. Enzyme với nồng độ bão hòa CO 2 cho kết quả hoạt hóa tăng khi pH trước khi ủ được nâng lên, điều này cho thấy rằng CO 2 phản ứng với một nhóm enzyme khi ở môi trường kiềm [20]. 7 Hình 3.2 Hoạt độ ACO phụ thuộc vào nồng độ CO 2 2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt lực của ACC oxydase Nhiệt độ là yếu tố thường xuyên ảnh hưởng đối với tốc độ phản ứng, cường độ xúc tác các phản ứng. Trong sinh lý học, tốc độ phản ứng càng tăng khi nhiệt độ môi trường phản ứng tăng. Nhưng nếu vượt ra khoảng giới hạn nào đó, các phản ứng sẽ chậm lại và ngừng hẳn do sự biến tính của phân tử enzyme. ACC oxidase cũng phụ thuộc vào nhiệt độ và có khoảng nhiệt đô tối thích nhất định mà tại đó, tốc độ của phản ứng đạt cực đại. Nhiệt độ tối thích của enzyme này tùy thuộc vào nguồn gốc, phụ thuộc loài rau quả được sử dụng…. Theo Frederick B. Abeles và cộng sự thì các enzyme ở ranh giới màng như ACC oxydase thì có tính nhạy cảm với nhiệt độ cao. Khi mô cây đậu Ấn Độ và mô táo được làm nóng tới 35 0 C thì ACC vẫn được được tích lũy. Điều đó đưa đến kết luận rằng nhiệt độ cao chỉ làm bất hoạt ACC oxydase mà không làm bất hoạt ACC synthase [23]. ACC oxidase gần như không hoạt động sau thu hoạch nhưng tăng khi quả được xử lý bằng propylene ở nhiệt độ từ 30 đến 38°C. Hoạt động cao nhất ở 30°C thấp dần ở 34, 38 và 40°C. Ở 30 và 34°C, hoạt động ACC oxidase tăng cao nhất từ 48 và 96h và giảm đáng kể sau đó. Tại 38°C, có sự gia tăng liên tục hoạt động của ACC oxidase trong quả, nhưng giá trị hoạt lực thấp hơn đáng kể ở 34°C, ngoại trừ sau 120 h [9]. 3. Các phương pháp xác định hoạt lực ACC oxydase. 3.1 Giới thiệu các phương pháp xác định hoạt lực enzyme [4] Có thể phân chia thành hai loại phương pháp: liên tục và gián đoạn. - Phương pháp liên tục: sử dụng máy móc, thiết bị đặc biệt tự động hoạt động liên tục (chuẩn độ, so sánh, đo đạc) với cơ cấu tự động ghi lại liên tục sự biến đổi của chất và các thông số phản ứng (hiển thị bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, enzym đồ ) trong suốt thời gian tác dụng của enzym. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, hoàn toàn tự động, có kết quả ngay, cùng một lúc có thể có nhiều mẫu theo một chương trình định sẵn. Đây là xu hướng và thực tiễn hiện nay với công nghệ cao (high-tech). - Phương pháp gián đoạn: cho enzym tác dụng với cơ chất, sau những khoảng thời gian nhất định thì lấy mẫu phản ứng để phân tích kết quả. Có thể gọi phương pháp này là phương pháp cổ điển nhưng hiện nay vẫn còn được 8 sử dụng phổ biến trong nghiên cứu thăm dò sơ bộ, thí nghiệm đại cương, định tính. Chỉ có một số ít thao tác với enzym tinh khiết được xem là hiện đại. 3.1.1 Phương pháp đo độ nhớt Thường dùng cơ chất của enzym có độ nhớt lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) sản phẩm phân hủy của nó. Sự biến đổi độ nhớt này là thước đo hoạt lực của enzym.Phương pháp này thường dùng để xác định hoạt lực enzym thủy phân cho amylaza, proteinaza. 3.1.2 Phương pháp cực kế Thường dùng khi cơ chất của enzym hoặc sản phẩm phân giải của nó có khả năng làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực và góc quay riêng của chnúg có khác nhau. Người ta thường dùng phương pháp này để xác định hoạt lực của saccaraza. Cơ chất của enzym này là đường saccaroza có góc quay riêng là + 66,5 0 (phía phải). Sản phẩm thuỷ phân của nó là glucoza (góc quay riêng là +52,5 0 ) và fructoza (góc quay riêng là -92,4 0 – phía trái). Khi enzym tác dụng lên saccaroza theo mức độ thuỷ phân mà góc quay tổng cồng giảm dần và chuyển từ phải sang trái. Đây là phản ứng nghịch đảo đường rất kinh điển trong nghiên cứu động học phản ứng, đường tạo ra gọi là đường nghịch đảo (từ phải sang trái mặt phẳng ánh sáng phân cực). Tác nhân xúc tác thông thường (không phải enzym) là axit vô cơ (HCl, H 2 SO 4 ). 3.1.3 Phương pháp áp kế Được dùng khi phản ứng enzym tạo thành hay hấp thụ khí, chẳng hạn các loại phản ứng oxy hóa có sự tham gia của phân tử oxy (oxy hóa hiếu khí), decacboxy hóa, deamin hóa (loại CO 2 , NH 3 ). Ngoài ra, có thể dùng phương pháp này để xác định hoạt lực của enzym trong quá trình phản ứng không trực tiếp làm biến đổi thể tích nhưng khó thông qua các phản ứng trung gian tiếp theo (thể hiện gián tiếp hoạt lực của enzym và do đó thể hiện hoạt lực của nó) lại tạo thành hoặc hấp thụ khí. 3.1.4 Phương pháp quang phổ kế Thường dùng để xác định hoạt lực các enzym mà cơ chất coenzym hoặc sản phẩm phản ứng có khả năng hấp thụ ánh sáng khác nhau ở những bước sóng xác định. Sự biến đổi độ hấp thụ ở bước sóng ấy trong quá trình 9 phản ứng là đo hoạt lực enzym. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu các enzym thuộc nhóm oxy hoá khử oxydoreductaza, chẳng hạn: - Các dehydrogenaza với coenzym NAD + hoặc NADP + . Tốc độ phản ứng enzym được xác định theo mức độ khử hoặc oxy hóa coenzym của chúng. Dạng khử NADH, NADPH và dạng oxy hóa của các enzym này khác nhau rõ rệt về khả năng hấp thụ ở bước sóng 340nm, sự biến đổi này phản ánh mức độ chuyển hóa giữa 2 dạng và cũng chính là tốc độ và hoạt lực phản ứng enzym. - Enzym tyrosunaza xúc tác sự oxy hóa các hợp chất phenol thành các quinon. Phản ứng này làm tăng tốc độ hấp thụ ở bước sóng 280 nm. Đây là phương pháp xác định hoạt lực tyrosinaza (gọi là phương pháp A hay phương pháp tyrosin 280). Phương pháp này chỉ cần lượng nguyên liệu nghiên cứu rất ít, lại có độ nhạy cao, cho phép xác định nhanh chóng, chính xác hoạt lực của enzym. Vì vậy đây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để nghiên cứu enzym học. Thậm chí có trường hợp phản ứng enzym không làm biến đổi rõ rệt quang phổ hấp thụ thì một tác nhân khác (enzym hay một tác nhân khác) tác dụng làm sản phẩm phản ứng để thay đổi sự hấp phụ. 3.1.5 Phương pháp chuẩn độ liên tục Được dùng để nghiên cứu các phản ứng enzym mà kết quả của nó tạo thành axit hoặc bazơ. Lúc đó dùng thiết bị tự động thêm kiềm hoặc axit vào để giữ pH môi trường phản ứng cố định, đồng thời tự động ghi đường biểu diễn lượng kiềm hoặc axit đã tiêu tốn vào phản ứng trung hòa. Lưu lượng kiềm hoặc axit này phản ánh tốc độ phản ứng enzym. 3.1.6 Phương pháp sắc kí Đây là phương pháp hiện đại, hiện nay được sử dụng rất nhiều và trong nhiều trường hợp được dùng để tinh chế enzym. Tất cả các phương pháp sắc kí đều có thể áp dụng để xác định hoạt lực của enzym. Từ phương pháp lâu đời nhất như sắc kí giấy, sắc kí trao đổi ion cho đến các phương pháp hiện đại như sắc kí lỏng cao áp, sắc kí khí kết hợp với các phương phá phân tích hiện đại (phân tích axit amin tự động, cộng hưởng từ hạt nhân, cực phổ). Lượng 10 [...]... đến hoạt lực ACC oxydase trong bảo quản rau quả tươi Hiện nay ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu kéo dài thời gian bảo quản các loại rau quả đã và đang được thúc đẩy và ngày càng mang tính cấp thiết Tuy các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất khiêm tốn Vào năm 2008, tác giả Lê Thị Phượng [1] đã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Retain – AVG đến hoạt lực enzyme ACC - oxydase trong bảo quản tươi chuối... chế ACC synthase Cycloheximinde có thể được thêm vào để ngăn ngừa sự tạo thành ACC synthase hoặc ACC oxydase mới [23] 11 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới và Việt Nam liên quan đến hoạt lực ACC oxydase trong bảo quản rau quả tươi 4.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới liên quan đến hoạt lực ACC oxydase trong bảo quản rau quả tươi 4 4.1.1 Sử dụng tropolone và hinokitiol trong bảo. .. trước được sử dụng 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thị Phượng Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ Retain – AVG đến hoạt lực enzyme ACC – oxydase trong bảo quản tươi chuối tiêu sau thu hoạch Đại học Nông Lâm Huế, 2008 [2] Tống Thị Quỳnh Anh, Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt lực enzyme ACC - oxydase trong bảo quản tươi chuối tiêu (Musa AAA Cavendish), Đại học Nông Lâm Huế, 2009 [3] Nguyễn... hiện hoạt tính của các enzyme sinh tổng hợp etylen trong quá trình chín của chuối và ảnh hưởng của chất ức chế sinh trưởng 1 – MCP” Kết quả cho thấy 1 – MCP không chỉ có ảnh hưởng đến các cơ quan có khả năng hấp thụ etylen trong quả mà còn có ảnh hưởng đến hoạt tính và sự tích lũy enzyme ACC - synthase và ACC oxydase trong quả [27] 4.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam liên quan đến hoạt lực. .. - oxydase trong bảo quản tươi chuối tiêu sau thu hoạch, kết quả đã chỉ ra nồng độ Retain thích hợp để ức chế hoạt lực enzyme ACC - oxydase trong quá trình sinh tổng hợp etylen kéo dài thời gian bảo quản chuối là 0,9 g/l Năm 2009, Tống Thị Quỳnh Anh đã nghiên cứu: Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt lực enzyme ACC - oxydase trong bảo quản tươi chuối tiêu (Musa AAA Cavendish) cho thấy rằng Với... hợp ethylene, hoạt độ của mối tương quan với sự ACC synthase và ACC oxydase [A]; phân tích tích tụ của protein 38 Western blot đối với protein ACC oxydase [B] kDa tương ứng Các kháng nguyên ACC oxidase hầu như không phát hiện được trong quả không chịu lạnh 17 4.1.8 Hoạt độ ACO trong bảo quản quả Kiwi [20] Quả Kiwi khi được xử lý 100 µg/ml ethylene ở 20oC trong 24h sau đó theo dõi bảo quản trong 10 ngày... trong 10 ngày tiếp theo Kết quả cho thấy, trong hai ngày đầu hoạt độ ACO tăng rất cao hơn so với quả không được xử lý, đến ngày thứ 4 thì bắt đầu giảm mạnh và xuống thấp hơn Hình 5.6 Hoạt độ ACO chịu ảnh hưởng khi xử lý ethylene trên quả Kiwi 4.1.9 Ảnh hưởng của Fe2+ và NaHCO3 đến hoạt độ ACO Theo nghiên cứu của Jian trên táo, hoạt lực của enzyme ACC oxydase đạt cực đại khi trong môi trường có mặt của... correspondence, 2003 24 MỤC LỤC hợp etylene 1 4.1. 7Ảnh hưởng của việc làm lạnh đến sản sinh ethylene, hoạt động .17 của ACC synthase và ACC oxidase [17] 17 4.1. 8Hoạt độ ACO trong bảo quản quả Kiwi [20] .18 4.1.9 Ảnh hưởng của Fe2+ và NaHCO3 đến hoạt độ ACO .18 4.1.10 Ảnh hưởng của 1– MCP đến hoạt lực ACO 19 KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ... trọng trong việc đảm bảo chín sinh học tự nhiên của chuối tiêu sau khi thực hiện giải pháp công nghệ điều tiết nội enzym ACC oxydase 20 KẾT LUẬN Trong quá trình tìm hiểu về enzyme ACC oxydase tôi nhận thấy rằng enzyme này có tác động rất lớn đến quá trình sản sinh ethylene trong rau quả Nó chuyển hóa ACC (chất tiền ethylene) thành ethylene, phản ứng chuyển hóa này chịu tác động của rất nhiều yếu tố Nếu... xử lý bằng ethylene ngoại sinh, trong một thời gian ngắn, sự gia tăng mô có khả năng oxy hóa ACC thành ethylene đã được nghiên cứu bởi Liu và cộng sự năm 1985 [18] 4.1.3 Xử lý CA trong 4 tháng bảo quản lạnh đối với Táo Trong ống nghiệm hoạt lực ACO tăng lên đáng kể trong tất cả các phương pháp xử lý CA trong 4 tháng bảo quản lạnh đối với Táo Golden Delicious Môi trường không khí và phương pháp xử lý . hơn. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ACC oxydase trong bảo quản rau quả. ACC oxydase là enzyme có cấu trúc là protein nên cũng giống như các enzyme khác, nó chịu tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố như:. Việt Nam liên quan đến hoạt lực ACC oxydase trong bảo quản rau quả tươi. 4.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới liên quan đến hoạt lực ACC oxydase trong bảo quản rau quả tươi. 4.1.1. ảnh hưởng của nồng độ Retain – AVG đến hoạt lực enzyme ACC - oxydase trong bảo quản tươi chuối tiêu sau thu hoạch, kết quả đã chỉ ra nồng độ Retain thích hợp để ức chế hoạt lực enzyme ACC - oxydase

Ngày đăng: 16/08/2014, 07:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • hợp etylene.

    • 4.1.7 Ảnh hưởng của việc làm lạnh đến sản sinh ethylene, hoạt động

    • của ACC synthase và ACC oxidase [17].

    • 4.1.8 Hoạt độ ACO trong bảo quản quả Kiwi [20].

  • 4.1.9 Ảnh hưởng của Fe2+ và NaHCO3 đến hoạt độ ACO

  • 4.1.10 Ảnh hưởng của 1– MCP đến hoạt lực ACO

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan