1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thực tiễn hoạt động ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư phát triển nhà kiên giang

47 308 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 13,8 MB

Nội dung

Các loại hình tông công ty nhà nước: Theo quy định tại Điều 47 Luật doanh nghiệp nhà nước 2003, tông công ty nhà nước có các loại hình sau đây: — _ Tống công ty nhà nước do Nhà nước quyế

Trang 1

BO MON LUAT THUONG MAI

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

ĐẦU TƯ PHÁT TRIÊN NHÀ KIÊN GIANG

MSSV: 5075231 Lớp: Luật thương mại 3 - khóa 33

Ø8

Cần Thơ, 04/2011

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

e Lý do chọn đề tài

Trong tiễn trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thì vẫn đề chuyên đổi công

ty nhà nước là một tất yêu khách quan, nhất là trong quá trình nước ta đang hội nhập

sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành

thành viên của tô chức thương mại thế giới (WTO) Chuyển đổi công ty nhà nước tạo điều kiện cho sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần

kinh tế và xây dựng một nên kinh tế đa thành phần theo cơ chế thị trường

Trong thời kỳ đôi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách, biện pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nhà nước

và bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước Trong đó, Điều 166 Luật doanh nghiệp 2005 phần điều khoản thi hành quy định việc chuyên đối doanh nghiệp nhà

nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005 (còn

gọi là công ty hóa) là một trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, và khả năng cạnh tranh của công ty nhà nước trong giai đoạn hiện nay Gân đây, chính

phủ ban hành Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 về chuyên đổi

công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tô chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu góp phần hoàn thiện hệ thông văn bản hướng dẫn luật doanh nghiệp về chuyển đổi công ty nhà nước, còn gọi là “công ty hóa” Mục tiêu của “công ty hóa” là tạo ra chủ thể kinh doanh độc lập hoàn toàn với Nhà nước, thông qua việc xác lập quyền và nghĩa vụ rõ ràng, tách bạch với Nhà nước, còn Nhà nước với tư cách là một tô chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý mọi hoạt động của xã hội Nhưng muốn đạt được mục tiêu đó, việc chuyển đôi phải tạo được sự chuyển biến thực sự trong quản lý, điều hành doanh nghiệp Vì thế, chất lượng của việc chuyên đôi phải đặt lên hàng đầu Trên thực tế, việc chuyển đổi công ty nhà nước chưa mang lại hiệu quả như mục tiêu đã đề ra, việc chuyển đổi công

ty nhà nước đã được thực hiện nhưng chưa có chuyền đổi thực sự trong quản lý, điều hành doanh nghiệp như: Nhà nước vẫn là chủ sở hữu, còn dấu ấn của cơ chế chủ quản, không biết quy trách nhiệm của ai khi công ty mất vốn Với những lý do trên nên

Trang 3

người viết chọn để tài “Chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thực tiễn hoạt động ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư phát triển nhà Kiên Giang” để làm đề tài luận văn của mình

e Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Đề tài tập trung tìm hiểu về quy định pháp luật về chuyên đôi và quản lý công ty nhà nước sau chuyên đôi, tìm hiểu thực tiễn hoạt động ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đâu tư phát triển nhà Kiên Giang và từ đó đưa ra một số giải pháp về quản

lý công ty nhà nước sau chuyển đổi

e Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Tìm hiểu về chuyên đối công ty nhà nước và quản lý công ty nhà nước sau chuyên đối gồm nhiều khía cạnh Trong khuôn khổ của đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu chuyên đôi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cơ cấu tô chức, quản lý về vốn của công ty nhà nước sau chuyên đổi và thực tiễn ở Công

ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư phát triển nhà Kiên Giang

e Phuong phap nghiên cứu của đề tài:

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là vận dụng các phương pháp thống kê, mô tả và phân tích các nguôn tư liệu từ luật, các nghị định của chính phủ, văn bản của các sở ban ngành và các nguôn tài liệu khác

e_ Kết cầu của đề tài

Bồ cục của đề tài ngoài lời nói đầu, danh mục tài liệu tham khảo Bố cục đề tài còn

có 3 chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về công ty nhà nước và quản lý công ty nhà nước sau

chuyển đổi và giới thiệu chung về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư

phát triển nhà Kiên Giang

Chương 2: Quy chế pháp lý về quản lý công ty nhà nước sau chuyền đôi và phương

án chuyên đôi của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư phát triển nhà

Kiên Giang

Chương 3: Thực tiễn hoạt đông ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phát triên nhà Kiên Giang và đề xuất một số giải pháp đôi mới quản lý công ty nhà nước sau chuyên đối

Trang 4

1.1 Công ty nhà nước

1.1.1 Khái niệm

Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước Công ty nhà nước được tố chức đưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước (Khoản 1 Điều 3 Luật doanh nghiệp nhà nước 2003)

Loại hình doanh nghiệp nhà nước này tương xứng với doanh nghiệp nhà nước độc lập và tổng công ty theo Luật doanh nghiệp nhà nước 1995 Về cơ bản, loại hình doanh nghiệp nhà nước này chỉ có sự thay đỗi về tên gọi, còn bản chất pháp lý của chúng thì giống như doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa trong Luật doanh nghiệp nhà nước

1995

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của công ty nhà nước

— _ Công ty nhà nước có tư cách pháp nhân do Nhà nước đâu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý

—_ Công ty nhà nước có thâm quyên kinh tế bình đẳng với các doanh nghiệp khác

và hạch toán kinh tế độc lập trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý

—_ Công ty nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nên kinh tế thị trường, được giao chức năng kinh doanh hoặc chức năng hoạt động công ích

1.1.3 Các hình thức tổ chức của công ty nhà nước

Công ty nhà nước được tô chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tông công

ty nhà nước

Trang 5

khác, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tẾ - kỹ thuật chính nhằm

tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và toàn tổng công ty (Điều 46 Luật doanh nghiệp nhà nước 2003)

Các loại hình tông công ty nhà nước:

Theo quy định tại Điều 47 Luật doanh nghiệp nhà nước 2003, tông công ty nhà nước

có các loại hình sau đây:

— _ Tống công ty nhà nước do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập là hình thức liên kết và tập hợp các công ty thành viên hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân,

hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tẾ - kỹ thuật chính, nhằm tăng

cường tích tụ, tập trung vốn và chuyên môn hóa kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn tổng công ty

—_ Tổng công ty nhà nước do các công ty tự đầu tư và thành lập là hình thức liên kết thông qua đầu tư, góp vốn của công ty nhà nước quy mô lớn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ với các doanh nghiệp khác, trong đó công ty nhà nước giữ quyên chi phối doanh nghiệp khác

—_ Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập có thê được chuyên đối theo mô hình tông công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập

— _ Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là tông công ty được thành lập

để thực hiện quyên, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên chuyên đổi từ các công ty nhà nước độc lập và các

công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do mình thành lập; thực hiện

chức năng đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước và quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với cô phân, vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyên đôi sở hữu hoặc hình thức pháp lý từ các công ty nhà nước độc lập

1.1.4 Vai trò của công ty nhà nước trong nền kinh tế

Trang 6

Trong bất kì quốc gia nào, nhất là trong điều kiện nước ta phát triển kinh tế nhiều thành phân theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì doanh nghiệp nhà nước nói chung và công ty nhà nước nói riêng đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế' Công ty nhà nước chi phối các ngành, lĩnh vực then chốt

và sản phâm thiết yếu của nền kinh tế; góp phần chủ yếu đề kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phân khác

phát triển, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ

nghĩa Công ty nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tông sản phẩm trong nước, trong tổng thu ngân sách, bảo đảm nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh, là lực lượng nòng cốt đây nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nên tảng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

— _ Vai trò chủ đạo của công ty nhà nước được thê hiện:

Trong nên kinh tế thị trường, các doanh nghiệp chủ yếu quan tâm đến tối đa hóa lợi nhuận, còn các ngành cần đầu tư vốn lớn, thu hồi vốn chậm, rủi ro cao thì không thu hút được các doanh nghiệp này Nên sẽ tạo ra sự mất cân đối giữa các ngành, lĩnh vực

và các vùng, nhất là các vùng xa, vùng sâu Và nước ta cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, nên công ty nhà nước di đầu trong phát triển các ngành, các lĩnh vực, các vùng trên, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đề thu hút được các doanh nghiệp khác đầu tư, và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác có thể hoạt động

Vai trò chủ đạo của công ty nhà nước còn thê hiện ở gương mẫu chấp hành pháp luật Trong nên kinh tế thị trường có nhiều thành phân kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh Trong nên kinh tế đó nhà nước ban hành hệ thống pháp luật điều chinh, để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh phát triên bình thường, tạo sân chơi bình đăng cho các loại hình doanh nghiệp Kinh doanh theo pháp luật của công ty nhà nước sẽ là tắm gương cho các doanh nghiệp khác noi theo

Vai trò của công ty nhà nước còn thê hiện qua sự đóng góp vào ngân sách nhà nước Trong quá trình phát triển kinh tế công ty nhà nước đã, đang và sẽ vẫn là lực lượng tạo

ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước

Dương Kim Thế Nguyên — Giáo trình luật thương mại phần 2 — Trường đại hoc Cần Thơ

Trang 7

Môi trường và bảo vệ môi trường là vẫn thu hút sự quan tâm không chỉ nước ta và toàn thế giới Công nhà ty nước cũng thê hiện vai trò chủ đạo trong vẫn đề này như việc nhập khâu công nghệ kỹ thuật phải đảm bảo giảm thiêu ô nhiễm môi trường và trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường

— Tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phan kinh té khac phat trién:

Đề tạo đà cho sự phát triển chung của nên kinh tế thì công ty nhà nước phải giữ vị tri then chốt trong một số ngành cũng như một số lĩnh vực quan trọng trong nên kinh

Công ty nhà nước đóng vai trò thúc đây chuyên giao và phát triển công nghệ và kỹ

thuật hiện đại

Công ty nhà nước cần đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, đặc biệt đối với địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, với các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa

—_ Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường chứa đựng những khuyết tật vốn có của nó như các doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận không quan tâm đến bảo vệ môi trường, cung cấp sản phẩm cộng cộng không hap dẫn các doanh nghiệp Để góp phần khắc phục những khuyết tật trên, trước hết công ty nhà nước cần đi đầu trong bảo vệ môi trường, cung cấp các sản pham công cộng một các có hiệu quả

1.1.5 Quá trình hình thành công ty nhà nước

Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước bắt đầu được phát triển từ năm 1948, theo sắc

lệnh 104-SL do chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 01/01/1948, doanh nghiệp nhà

nước được gọi là doanh nghiệp quốc gia Điều 2 của sắc lệnh này ghi nhận “doanh nghiệp quốc gia là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của quốc gia và do quốc gia điều khiến” Sau đó những đơn vị kinh tế của Nhà nước được gọi là xí nghiệp quốc doanh (trong công nghiệp), nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh (trong nông nghiệp), cửa hàng quốc doanh (trong thương nghiệp), các doanh nghiệp nhà nước ở

Việt Nam đã có từ lâu, nhưng nó được hình thành một cách mạnh mẽ từ năm 1954 đối

với miền Bắc và sau năm 1975 đối với miền Nam Sự thành lập doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn từ 1954 - 1960 ở miền Bắc có ảnh hưởng to lớn đến sự thành lập các doanh nghiệp quôc doanh sau này, trong g1a1 đoạn này nên kinh tê của miên Bắc có hai

Trang 8

hình thức chủ yếu là xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã Lúc đầu, trong 3 năm khôi phục kinh tế (1954 — 1957), các xí nghiệp được hình thành trên cơ sở tiếp quản của các

cơ sở cũ của Pháp, phát triển tiếp cơ sở sản xuất tư nhân từ căn cứ địa Việt Bắc và hợp doanh giữa Nhà nước với các cơ sở tư nhân Tiếp đó, từ năm 1959 trở đi, các xí nghiệp quốc doanh được hình thành chủ yếu từ sự đầu tư của Nhà nước, trước hết vào công nghiệp Các xí nghiệp quốc doanh do các hộ chủ quản lý, chúng được khôi phục, mở rộng hoặc xây dựng mới bằng các khoản đầu tư của Nhà nước và được thành lập trên

cơ sở để nghị của các bộ chủ quản, việc đăng ký thành lập kinh doanh trong thời kỳ này chưa được thực hiện Trong giai đoạn này các xí nghiệp quốc doanh đều do các cơ quan Trung ương (Bộ, Tổng cục, Cục ) quản lý, sự phân chia xí nghiệp quốc doanh Trung ương và xí nghiệp địa phương chưa được áp dụng

Trong những năm đầu của thời kỳ từ 1960 — 1975, các xí nghiệp quốc doanh của miền Bắc được thành lập khá nhiều, dựa trên sự đầu tư của Nhà nước và sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa lúc đó Từ năm 1964 cho đến năm 1975, miền Bắc đã trải qua hai cuộc chiến tranh phá hoại đã làm cho các xí nghiệp quốc doanh hạn chế sự phát triển và do yêu cầu hậu cần tại chỗ các địa phương đã đầu tư xây dựng các xi nghiệp quốc doanh địa phương quy mô nhỏ và rất nhỏ, với trang thiết bị phần lớn là cơ giới và nữa cơ giới Các cơ quan thành lập các xí nghiệp chủ yếu là cấp tỉnh, nhưng một số huyện cũng thành lập xí nghiệp của mình do nhận thức rằng đây là sự phân phối nguồn lực

Ở miền Nam trong giai đoạn từ 1954 — 1975 do phải tiến hành cuộc chiến tranh chống đề quốc Mỹ cho nên nên kinh tế phát triển dựa vào sự chi viện của miền Bắc và các nước xã hội chủ nghĩa trước đó Sau khi thống nhất đất nước nên kinh tế phát triển

chỉ bao gồm hai thành phần đó là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, trong đó kinh

tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo Trong giai đoạn từ 1975 — 1986 tư tưởng chủ đạo đối với doanh nghiệp nhà nước là cải tiễn cơ chế quản lý các xí nghiệp quốc doanh, cải tiễn cơ chế quản lý nhà nước đối với hợp tác xã Việc phát triển nên kinh tế chỉ dựa vào hai thành phần kinh tế đã làm cho kinh tế Việt Nam trong thời gian dài lâm vào tình trạng khủng hoảng, việc thành lập tràn lan các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian này không dựa vào nhu cầu sản phẩm của đất nước, không tính đến thị trường tiêu thụ dẫn đến việc sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ, vi thé làm cho nên kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng trầm trọng hơn

Trang 9

Từ những đồi hỏi khách quan đó mà đại hội Đảng lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có vẫn dé phat trién kinh tế nhiêu thành phần và đặc biệt sau Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VI (tháng 3 — 1989) đã xác định nền kinh tế đó vận dụng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đại hội lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam cũng tiếp tục khăng định: “kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng

và điều tiết vĩ mô nền kinh tế”

Kinh tế nhà nước bao gồm: các doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng nhà nước, các quỹ tín dụng quốc gia, quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, ngân sách, phần vốn nhà nước góp vào doanh nghiệp cổ phần hay liên doanh với các thành phân kinh tế khác

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá IX, Luật doanh nghiệp Nhà nước đã được Quốc hội thông qua ngày 20/4/1995 và có hiệu lực thi hành vào ngày công bố 30/4/1995 Đây là đạo luật đầu tiên quy định về việc thành lập và tổ chức hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam Qua gần 10 năm thực hiện, Luật doanh nghiệp Nhà nước 1995

và các văn bản hướng dẫn thi hành đã thể hiện sự đổi mới về quy chế pháp lý và có những tác động tích cực đối với việc thành lập, tô chức quản lý và đặc biệt là sắp xếp,

tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp nhà nước 1995 nhiều nội dung chưa cụ thê hóa hoặc quy định chưa phù hợp như:

“Những quy định về giao vốn cho doanh nghiệp Nhà nước chưa đủ điều kiện về tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm về tài sản để khẳng định doanh nghiệp Nhà nước có

đủ tư cách pháp nhân như quy định trong Bộ luật dân sự Nói một cách khác, vẫn đề quyền của chủ sở hữu Nhà nước và quyền quản lý của doanh nghiệp đối với tài sản được Nhà nước giao cho doanh nghiệp còn nhiều nội dung không rõ ràng, khó xác định trách nhiệm trong những trường hợp thất thoát, lãng phí tài sản tại doanh nghiệp Nhà nước Định hướng thành lập và điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp Nhà nước chưa cụ thê, chi tiết nên việc thành lập rườm rà, không gan được trách nhiệm giữa người thực hiện đầu tư với người quản lý vận hành doanh nghiệp Từ đó tạo cơ sở cho

Trang 10

sự lãng phí, thất thoát nhiều tài sản của Nhà nước Ví dụ như những lãng phí, kém hiệu quả trong việc quyết định đầu tư thành lập mới doanh nghiệp được thể hiện trong quá trình vận hành, quản lý doanh nghiệp Nhà nước

Khái niệm dịch vụ, sản phẩm công ích, tiêu thức xác định doanh nghiệp công ích quy định chưa hợp lý, mang nặng tính độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước với những ưu đãi có tính đặc quyên Vì thế tình trạng chuyên doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sang loại doanh nghiệp hoạt động công ích và thành lập mới doanh nghiệp hoạt động công ích diễn ra một cách tuỳ tiện nhằm được hưởng những ưu đãi của Nhà nước đối với loại doanh nghiệp này

Luật Doanh nghiệp mới chỉ quy định một số nội dung mang tính nguyên tắc về Tổng

công ty Chưa có quy định cụ thê về việc thành lập, tô chức lại và giải thê Tổng công ty

và các đơn vị thành viên Vì thế Tổng công ty Nhà nước hiện tại thực chất là sự gán

ghép theo quyết định hành chính các doanh nghiệp Nhà nước có quan hệ ngang với mục đích giảm bớt đầu mối quản lý Việt Nam chưa có các tập đoàn kinh tế mạnh như chủ trương đã đề ra”Ẻ

Ngày 26/11/2003 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật doanh nghiệp Nhà nước (sửa đối) Luật này thay thế Luật doanh nghiệp Nhà nước đã được Quốc hội thông qua ngày 20/4/1995

Mục tiêu của Luật doanh nghiệp Nhà nước (sửa đôi) nhằm:

+ Khắc phục những tổn tại như đã nêu trên của Luật cũ

+ Quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về đối mới doanh nghiệp Nhà nước

+ Tạo lập khung pháp lý bình đăng cho hoạt động của doanh nghiệp với mọi loại hình doanh nghiệp khác

Trong xu hướng toàn cầu hóa và nhất là Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương

mại thế giới (WTO) như hiện nay, công ty nhà nước luôn phải đổi mới, tiễn tới hoàn thiện cơ

cầu tổ chức, quản lý và hoạt động để tăng tính cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về sắp xếp lại, đôi mới doanh nghiệp nhà nước như

cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách

3 Trang thông tin điện tử Bộ công thương:

http://www.moi gov vn/BForum/detail.asp ?Cat=10&id=502

Trang 11

nhiệm hữu hạn một thành viên để doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp

2005, tạo sân chơi bình đăng cho các loại hình doanh nghiệp trong nên kinh tế

1.2 Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty nhà nước sau khi chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ mang đây đủ đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005:

Một là, Công ty do một tô chức hay một cá nhân là chủ sở hữu (được gọi là chủ

sở hữu công ty), không có quyền phát hành cô phiếu, chủ sở hữu công ty không được rút một phân hoặc toàn bộ vốn đã góp và công ty mà chỉ có quyên rút vốn bằng cách chuyên nhượng một phân hay toàn bộ số vốn cho tô chức, cá nhân khác; chủ sở hữu không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa

vụ tài sản khác đến hạn phải trả; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

Hai là, Cơ câu tô chức của công ty được tổ chức theo một trong hai mô hình sau:

- Mô hình: Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên

- Mô hình: Chủ tịch công ty và Tông giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên

Quyển hạn của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám

đốc), Kiểm soát viên do điều lệ công ty quy định căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2005

và các quy định khác có liên quan

Ngoài ra nó còn tùy thuộc vào chủ sở hữu là tô chức hoặc là cá nhân:

—_ Nếu chủ sở hữu là tổ chức thì cơ cấu tổ chức của công ty phụ thuộc vào số lượng người được ủy quyên quản lý phần vốn góp của tổ chức đó Trường hop có ít nhất hai người được bỗ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyên thì cơ cấu tô chức quản lý

của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm

soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại điện theo uỷ quyên

—_ Trường hợp một người được bô nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyên thì người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ câu tô chức quản lý của công

ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiêm soát viên

Trang 12

—_ Nếu chủ sở hữu là cá nhân thì cơ câu tô chức gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty Chủ tịch công

ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty

Ba là, quyền và nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn tương tự như các loại

hình doanh nghiệp khác là đối tượng của Luật doanh nghiệp 2005 (công ty cỗ phân,

công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) Nhìn chung quyên của công ty được mở rộng hơn so với công ty nhà nước, nhất

là về quyền sử dụng, định đoạt tài sản của công ty, quyên quyết định các dự án đầu tư hay bán tài sản có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sô kế toán của công ty

Cuối cùng, đặc điêm quan trọng và là đặc điểm khác biệt về chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên so với công ty nhà nước là công ty chỉ có một tô chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu đối với nó, thay vì nhiều cơ quan tô chức cùng thực hiện chức năng đại điện chủ sở hữu

Chính vì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mang những đặc điểm như vậy nên việc chuyển đối công ty nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chính là thực hiện tông thể các biện pháp nhằm tạo môi trường và điều kiện

để các công ty nhà nước chuyển đôi có các đặc điểm đó

1.3 Quản lý công ty nhà nước sau chuyền doi

1.3.1 Khái niệm chuyền đổi công ty nhà nước

Chuyên đổi công ty nhà nước là việc chuyên công ty nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 sang mô hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 (được quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005) thông qua con đường chuyên thành công ty cỗ phân (cỗ phân hóa), công ty trách nhiệm hữu hạn (công

ty hóa) Đây là hình thức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyền đổi những doanh

nghiệp nhà nước mà Nhà nước nam gitt 100% von sang loại hình doanh nghiệp chịu sự

điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005 để phù hợp với cơ chế thị trường, tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu

quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước Trong khuôn khổ đề tài luận văn thì người viết chủ yếu tập trung nghiên cứu về công ty hóa

Trang 13

Công ty hóa trong khái niệm chuyên đôi công ty nhà nước là việc chuyến công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn, tuy mang tên công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng vẫn là công ty của nhà nước, mà thay đôi căn bản là hành lang pháp lý rộng hơn, tự chủ cao hơn, năng động hơn

1.3.2 Vai trò của quản lý công ty nhà nước sau chuyên doi

Chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước nói chung và công ty nhà nước nói riêng của Dang và Nhà nước trước hết là để sắp xếp, đôi mới lại các doanh nghiệp tồn tại trong cơ chế cũ (vốn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập) cho phù hợp với cơ chế thị trường Sau đó là để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đây, từng bước tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nhà nước nói riêng Nhưng để mục tiêu đó trở thành hiện thực, hay để nâng cao hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nhà nước sau chuyến đối, đồng thời tăng cường sức sáng tạo cho doanh nghiệp thì cần hoàn thiện chế độ quản lý, đây nhanh quá

trình hiện đại hóa doanh nghiệp nhà nước sau chuyên đôi cho phù hợp với yêu cầu xây

dựng nên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Đồng thời việc quản lý công ty nhà nước sau chuyên đôi là để tạo sự phát triển bền vững cho những doanh nghiệp này Công ty nhà nước hiện đang nắm giữ một tỷ trọng lớn trong nên kinh tế cả về giá trị trong GDP, số vốn, và những ngành kinh tế then chốt của quốc gia Do vậy, công ty nhà nước không thé phat triển nhanh trong nên kinh tế thị trường nếu các công ty nhà nước sau chuyên đôi không được quản lý, vận hành theo

cơ chế thị trường Nhà nước phải tiến hành đỗi mới tô chức, quản lý công ty nhà nước,

để hệ thống doanh nghiệp này sau chuyên đôi hoạt động trong một sân chơi chung với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong nên kinh tế thị trường Cải cách trong quản lý công ty nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển đồng bộ

các loại hình doanh nghiệp ở nước ta

1.3.3 Các nội dung công tác quản lý công ty nhà nước sau chuyền đổi

— _ Quản lý nội bộ các công ty nhà nước sau chuyên đổi

Khi còn là một trong các hình thức tô chức của doanh nghiệp nhà nước thì mọi hoạt

động của công ty nhà nước đều tuân thủ theo Luật doanh nghiệp nhà nước Sau khi tiễn hành chuyển đổi, công ty nhà nước phải hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty Như vậy sau chuyên đôi công ty nhà nước có sự thay đối về mặt pháp

lý Nhưng người lao động, người quản lý và mối quan hệ giữa các thành viên trong

Trang 14

công ty chưa chuyên biến kịp Do đó nảy sinh nhiều vấn đề như: chưa tổ chức, hoạt động đúng với loại hình doanh nghiệp sau chuyên đối, chưa sử dụng đúng và hết thâm quyền do luật và điều lệ quy định dẫn đến việc tranh chấp của các thành viên trong công ty, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty Nên cần phải quản lý và giải quyết hợp lý các vấn đề phát sinh trên

— _ Quản lý và chính sách đối với người lao động của công ty nhà nước sau chuyển đôi

Các công ty nhà nước tiến hành rà soát định mức lao động để xác định số lao động hợp lý theo nguyên tắc có việc, có người, đảm bảo giờ công, thu nhập theo luật Có chính sách tuyên dụng rõ ràng, tránh tuyên dụng một các tràn lan đến lúc dư thừa không bố trí được việc làm và Nhà nước phải chịu hậu quả

Có chính sách tạo môi trường thuận lợi cho người lao động đôi dư tìm được việc làm mới Tô chức dịch vụ việc làm cho thị trường lao động, tổ chức dạy nghề gắn với tìm việc làm, tô chức vay vốn giải quyết việc làm, đây mạnh xuất khẩu lao động

— _ Quản lý vốn của công ty nhà nước sau chuyền đổi

Ban hành thống nhất về tiêu chuẩn người đại diện sở hữu và quản lý vốn cho Nhà

nước để thực hiện quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ, vai trò của họ trong hoạt

động sản xuất — kinh doanh

Xác định rõ trách nhiệm đối với các khoản nợ phải thu mà chưa thể xử lý dứt điểm

trong quá trình chuyên đổi

Bên cạnh những tài sản hữu hình được xác định dựa trên giá cả thị trường tại thời điểm hiện hành, cần xác định rõ giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản vô hình khác như các giá trị thương hiệu và lao động kỹ thuật khác

Ngoài ra còn quản lý việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động

của công ty sau chuyên đôi đã đề ra

1.4 Giới thiệu chung về công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà Kiên Giang

Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư phát triển nhà Kiên Giang

được chuyên đổi từ Công ty Đầu tư và xây dựng Kiên Giang, thời điểm chuyên thành

Cty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển nhà Kiên Giang là ngày 01/7/2010 (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chuyển đôi thành Cty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển nhà Kiên Giang số 1700104750 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Kiên Giang

Trang 15

cấp ngày 01/10/2010), hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các văn pháp luật có liên

quan

Trước đây, tên của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư xây dựng Kiên Giang là Công ty Đầu tư và xây dựng Kiên Giang, loại hình công ty nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước và Luật doanh nghiệp, được hình thành

theo Quyết định số 602/QD-UB ngày 14/4/2005 của Ủy ban tỉnh Kiên Giang về việc áp

dụng mô hình Công ty mẹ — Công ty con Từ ngày 02/6/2008 Công ty Dau tư và xây dựng Kiên Giang là công ty con của Tổng công ty phát triển nhà và đô thị trực thuộc

Bộ xây dựng theo Quyết định số 312/HUD-HĐQT ngày 02/6/2008 của Hội đồng quản trị Tông công ty phát triển nhà và đô thị về việc tiếp nhận Công ty Đầu tư và xây dựng

nhà Kiên Giang

Thực hiện chuyên giao nguyên trạng Công ty Đâu tư và Xây dựng Kiên Giang về làm Công ty con của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị - Bộ Xây dựng

quản lý Đồng thời, giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị có

liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Công ty Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang hoàn thiện các thủ tục để chuyển giao Công ty về làm Công ty con của Tông Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị thuộc Bộ Xây dựng theo các quy định hiện hành của Nhà nước Cty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển nhà Kiên Giang có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động, được mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định pháp luật

Cty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển nhà Kiên Giang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, có bộ máy quản lý và điều hành, vốn và tài sản, chịu trách nhiệm nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản

Tên giao dịch tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH

VIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIÊN NHÀ KIÊN GIANG

Tên giao dịch tiếng Anh: KIENGIANG HOUSING DEVELOPMENT

INVESTMENT LIMITED COMPANY

Tên giao dịch viết tắt: HUDKIENGIANG

Địa chỉ trụ sở: số 501 đường Mạc Cửu, phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

Điện thoại: (077) 3873145; FAX: (077) 3871169

Trang 16

Ngành nghê kinh doanh:

Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét (0810); sản xuất sản phâm chịu lửa (2391); sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (2392); sản xuất bê tông và các sản phẩm tir xi mang va thạch cao (2395); xây dựng nhà các loại (4100); xây dựng công trình đường sắt và đường bộ (4210); xây dựng công trình công ích (4220); xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (4290); phá dỡ (4311); chuẩn bị mặt bằng (4312); lắp đặt hệ thống điện

(4321); lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi, và điều hòa không khí (4322); lắp đặt

hệ thống xây dựng khác (4329); hoàn thiện công trình xây dựng (4330); hoạt động xây dựng chuyên dụng khác (4390); vận tải hàng hóa bằng đường bộ (4933); hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ (5221); hoạt động dịch vụ

hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy (5222); bốc xếp hàng hóa (5224); dịch vụ lưu trú ngăn ngày (5510); cở sở lưu trú khác (5590); nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục

vụ lưu động (5610); cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới, .) (5621); dịch vụ ăn uống khác (5629); dịch vụ phục vụ đồ uống (5630); hoạt động công ty nắm giữ tài sản (6420); hoạt động quỹ tín thác, các quỹ và các tô chức tài chính khác (6430); hoạt động cho thuê tài chính (6491); kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê (6810); tư vẫn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất (6820); hoạt động kiến trúc và tư vẫn kỹ thuật có liên quan (7110); kiểm tra và phân tích kỹ thuật (7210); hoạt động thiết kế chuyên dụng (7410); cho thuê xe có động cơ

(7710); cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác (7730); đại lý du lịch

(7911); điều hành tua du lịch (7912); dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch (7920); dịch vụ hỗ trợ tổng hợp (8110); vệ sinh chung nhà cửa (8121); vệ sinh nhà cửa và các công trình khác (8129); dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan

(8130); giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú (9620); cắt tóc, làm đầu, gội đầu

(9631); hoạt động dịch vụ phục vụ hôn lễ (9633)

Các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã có những bước phát triển

vượt bậc, từ số vốn chủ sở hữu ban đầu khi thành lập công ty theo mô hình Công ty mẹ

- Công ty con năm 2005 là 183.639.000.000 đồng, đến ngày 31/12/2009 là

254.094.822.000 đồng

Trang 17

2

%* Kết luận:

Tóm lại, công ty nhà nước có vai trò quan trọng trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và việc chuyển đổi công ty nhà nước để sắp xếp lại, đối mới công ty nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp là một yêu cầu thiết yếu trong nên kinh tế thị trường hiện nay Với những đặc điểm trên, để chuyên đổi và quản lý công ty nhà nước sau chuyến đổi thì cần có quy chế pháp lý điều chỉnh

Trang 18

CHƯƠNG 2:

QUY CHE PHAP LY VE QUAN LY CONG TY NHA NUOC SAU CHUYEN DOI VA VIEC CHUYEN DOI CUA CONG TY TNHH MOT THANH VIEN

DAU TU PHAT TRIEN NHA KIEN GIANG

Chương này người viết giới thiệu quy chế pháp lý về quản lý công ty nhà nước sau chuyển đối Qua d6 thay được quy định về chủ sở hữu, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, tổ chức quản lý theo các mô hình Từ đó thấy được quy định của pháp luật về quản lý công ty nhà nước sau chuyên đôi

2.1 Các công ty nhà nước được chuyền đối”

— _ Công ty nhà nước độc lập

—_ Công ty nhà nước là công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong tông công ty thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con (gọi chung là công ty mẹ)

— _ Công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc đoanh

— _ Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh

2.2 Điều kiện công ty nhà nước được chuyền đổi”

Các công ty nhà nước được tô chức lại, chuyên đôi thành công ty trách nhiệm hữu

hạn một thành viên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

— _ Các doanh nghiệp mà thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước can nam giữ 100% vốn; được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

, Điều 7 nghị định của chính phủ 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010

° Điều 8 nghi dinh cua chinh phu 25/2010/ND-CP ngay 19 thang 3 nam 2010

Trang 19

— _ Các doanh nghiệp nhà nước được chuyên đổi còn vốn nhà nước sau khi đã được

xử lý tài chính Trường hợp không còn vốn nhà nước thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bô sung vốn nhà nước; nếu không được bố sung vốn thì chuyên sang thực hiện các hình thức chuyên đổi sở hữu doanh nghiệp

Đối với đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước ngoài các điều kiện nêu trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

— _ Có thể tách thành đơn vị hạch toán độc lập;

—_ Việc chuyên đôi đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của tông công ty nhà nước, công ty mẹ

Doanh nghiệp thuộc diện cô phân hóa nhưng chưa triển khai thực hiện cỗ phần hóa

hoặc đang thực hiện theo trình tự, thủ tục chuyên đối doanh nghiệp thành công ty cỗ phân nhưng dự kiến đến ngày 01 tháng 7 năm 2010 chưa có quyết định xác định giá trị doanh nghiệp của cấp có thấm quyên

2.3 Trình tự, thủ tục chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

* Thâm quyên quyết định chuyền đổi công ty nhà nước:

Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng quyết định lộ trình

và chuyên đổi doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Bộ trưởng,

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lộ trình và chuyên đổi doanh nghiệp do mình quyết định thành lập và các công ty thành viên tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ủy quyên Hội đồng quản trị công ty mẹ, tổng công ty nhà nước quyết định lộ trình và chuyền đôi đối với các công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước

‘+ Trach nhiệm của doanh nghiệp được chuyền đổi:

Kiểm kê, phân loại, xác định các loại vốn, tài sản, công nợ, lao động hiện có và diện tích do công ty đang quản lý; lập báo cáo tài chính tại thời điểm chuyên đôi; bao gồm

cả tình hình đầu tư, góp vốn của công ty ở các doanh nghiệp khác;

Trang 20

Lập phương án xử lý tài sản, tài chính, công nợ, sắp xếp lại lao động và diện tích đất sử dụng: phương án chuyên giao quyên lợi, nghĩa vụ, tài sản, vốn, công nợ, lao

động, diện tích đất sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; xác định số vốn

dự kiến đăng ký thành vốn điều lệ của công ty; phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan chủ động xử lý theo thâm quyền những tôn tại về vốn, tài chính, lao động và đất đai của công ty khi chuyên đôi

Xây dựng dự thảo điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

* Nguyên (ắc xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động khi chuyền đổi

Việc xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động của các đối tượng chuyên đổi được thực hiện theo nguyên tắc sau:

— _ Tất cả tài sản của công ty khi chuyến đôi đều được tính bằng giá trị;

— _ Tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của công ty: doanh nghiệp kiểm kê, phân

loại, xác định số lượng, đánh giá thực trạng để chuyên ø1ao sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đất rừng và các tài sản trên đất rừng được chuyên giao nguyên trạng sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

— _ Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận góp vốn liên doanh, liên

kết: doanh nghiệp chuyền đôi phải thống nhất với người có tài sản cho thuê, cho mượn, gửi giữ hộ, góp vốn liên doanh, liên kết để công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

tiếp tục kế thừa các hợp đồng đã ký hoặc thanh lý hợp đồng:

— _ Tài sản không có nhu câu sử dụng, ứ đọng, chờ thanh lý, hao hụt, mất mát, tốn

thất: doanh nghiệp nhượng bán, thanh lý, xử lý theo chế độ quản lý hiện hành;

—_ Tài sản dôi thừa: doanh nghiệp hạch toán tăng vốn của chủ sở hữu tại doanh

nghiệp;

—_ Các khoản nợ phải thu: các đơn vị thành viên tổng công ty dự kiến chuyển đổi

và hình thành công ty mẹ có trách nhiệm tiếp nhận các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp chuyên đổi và thu hồi những khoản nợ đến hạn trước khi chuyến đổi Đến thời

điểm chuyên đổi còn nợ tồn đọng phải thu khó đòi thì xử lý theo quy định hiện hành

Trang 21

nhân viên; thanh toán các khoản nợ đến hạn Các khoản nợ phải trả không có người đòi, giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu được tính vào vốn chủ sở hữu Trường hợp công ty có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn thì được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử ly ng tồn đọng;

— _ Doanh nghiệp có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động và sắp xếp lại công ty nhà nước; thực hiện chế độ đối với lao động dôi

dư theo nguyên tắc mỗi doanh nghiệp chỉ được Nhà nước cấp kinh phí một lần đề giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư; kế thừa mọi quyên, nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động

* Xác định vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyên đối từ công ty mẹ, công ty nhà nước độc lập hoặc công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty là số vốn chủ sở hữu thực có sau khi xử lý tài chính theo nguyên tắc xử lý vốn, ghi trong Điều lệ công ty và nguồn bố sung vốn điêu lệ theo hướng dẫn của Bộ tài

chính (nếu có)

* Quyết định chuyển đổi

Người có thâm quyền quyết định kế hoạch và danh sách doanh nghiệp chuyền đổi (đã nêu ở trên) là người ký quyết định chuyên đôi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Nội dung quyết định chuyên đổi gồm:

a) Tên, địa chỉ, số tài khoản của đoanh nghiệp được chuyển đổi; tên, địa chỉ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Vốn điều lệ của công ty;

d) Tên và địa chỉ tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyên, nghĩa vụ của chủ sở hữu và các cá nhân được bô nhiệm làm đại diện theo ủy quyên thực hiện các quyên và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty;

đ) Trách nhiệm của công ty đối với việc kế thừa các quyên, nghĩa vụ và xử lý những vẫn đề tôn tại và phát sinh của doanh nghiệp được chuyên đôi

s% Đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp chuyên đổi đăng ký kinh doanh và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp Hồ sơ đăng ký kinh

Trang 22

doanh phải bao gồm quyết định chuyên đối và các nội dung khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp

* Đăng ký lại quyền sở hữu tài sản

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu

hạn một thành viên phải làm thủ tục đăng ký lại quyền sở hữu tài sản đối với tài sản được chuyên từ doanh nghiệp chuyên đôi sang công ty tại cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp đăng ký Việc đăng ký lại quyên sở hữu tài sản không phải chịu lệ phí trước

bạ

2.4 Chủ sở hữu, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty nhà nước sau chuyền doi

2.4.1 Chủ sở hữu

Điều 3 NĐÐ25/2010/NĐ-CP quy định: “Nhà nước là chủ sở hữu đối với công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên do mình nắm ø1ữ toàn bộ vốn điều lệ Chính phủ thống

nhất tô chức thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên do Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ”

Theo quy định trên thì chưa phân tách rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng của đại diện chủ sở hữu nhà nước Như vậy, các quan chức trong bộ máy nhà nước liệu

họ có đủ thời gian để thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, trong khi họ phải tham dự bao nhiêu cuộc họp mỗi tháng và họ phải giải quyết bao nhiêu công việc, họ

có đủ năng lực để quản lý công ty một cách chuyên nghiệp không Đồng thời, họ có đưa ra những quyết định kịp thời bởi vì quản lý công ty liên quan đến nhiêu lĩnh vực như: kinh tế, kỹ thuật đến lao động, đất đai, pháp luật và tập quán quốc tế , và phải qua thủ tục xin ý kiến, đôi khi quyết định đó được đưa ra thì thời cơ kinh doanh đã qua

đi, nhất là trong nên kinh tế thị trường tình hình trong nước cũng như quốc tế biến đổi một cách nhanh chóng

2.4.2 Quyên và nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước sau chuyền đổi

* Các quyên của chủ sở hữu công ty nhà nước sau chuyên đổi:

Theo điều 3 Nghị định của chính phủ 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 thì mỗi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyến đổi từ công ty nhà nước

hoặc thành lập mới chỉ do một tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền

và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nên Nhà nước có quyên như tô chức là chủ sở hữu công

ty

Trang 23

Ngoài những quyền được quy định trong điều lệ công ty, chủ sở hữu công ty có quyền sau”:

— _ Quyên tô chức, quản lý công ty: là người đầu tư vốn cho công ty nên chủ sở hữu

có quyền quyết định nội dung, sửa đôi, bố sung Điêu lệ công ty; Quyết định cơ câu tô chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty; Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác; Quyết định tô chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty

— _ Quyên quyết định đầu tư và giám sát hoạt động kinh doanh: chủ sở hữu công ty

có quyên quyết định các vấn đề đầu tư quan trọng của công ty bao gồm: Quyết định chiến lược phát triên và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; Quyết định các dự

án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gan nhat cua công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị

băng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gân nhất

của công ty hoặc một tý lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gan nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty

— _ Quyên quyết định về vốn và lợi nhuận: Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi

công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản

Qua quy định trên cho ta thấy rằng, mặc dù quy định rõ ràng và khá đây về quyền của chủ sở hữu nhưng chủ sở hữu chủ yếu thực hiện các quyên trên thông qua cho ý kiến chấp thuận hay không chấp thuận đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch

Công ty tương tự như cơ chế chủ quản trước đây, vẫn còn cơ chế “xin cho”, dễ dẫn đến

tình trạng tham nhũng, gây thất thoát cho vốn Nhà nước

2

“* Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty nhà nước sau chuyên đối”:

6 Điều 64 luật doanh nghiệp 2005

Ngày đăng: 13/08/2014, 13:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w