1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm

99 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 807,82 KB

Nội dung

Khi đã tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhưng ẩn sâu bên trong nó thì mục đích chính là lợi nhuận,

Trang 1

Trải qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm, đã giúp em có chút kinh nghiệm và củng cố thêm kiến thức thực tế Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong công ty đã giúp

đỡ em trong quá trình thực tập đặc biệt là chị Đậu Nguyệt Hằng – Kế toán trưởng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian qua

Em xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, tháng 6 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Trần Diệu Hương

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 3

DANH M ỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Bảng đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 37 Bảng 2.2: Bảng phân tích khả năng thanh toán của công ty 40 Bảng 2.3: Bảng phân tích khả năng hoạt động của công ty 43

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy công ty 29

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm 31

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán 44

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức sổ 46

Sơ đồ 2.5: Lưu đồ luân chuyển chứng từ CPNVLTT 51

Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 53

Sơ đồ 2.7: Lưu đồ luân chuyển chứng từ CPNCTT 59

Sơ đồ 2.8: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 61

Sơ đồ 2.9: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí khấu hao TSCĐ 66

Sơ đồ 2.10: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí dịch vụ mua ngoài 68

Sơ đồ 2.11: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 70

Sơ đồ 2.12: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất 77

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

Lý do chọn đề tài 1

Mục tiêu nghiên cứu .1

Đối tượng và phậm vi nghiên cứu 2

Phương pháp nghiên cứu 2

Kết cấu đề tài 2

Những đóng góp khoa học của đề tài 2

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4

1.1.1 Chi phí 4

1.1.1.1 Khái niệm 4

1.1.1.2 Phân loại chi phí 4

1.1.2 Giá thành 6

1.1.2.1 Khái niệm 6

1.1.2.2 Phân loại giá thành 6

1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 7

1.2 TỔ CHỨC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 7

1.2.1 Yếu cầu cơ bản trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 7

1.2.2 Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành 8

1.2.2.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 8

1.2.2.2 Xác định đối tượng tính giá thành 8

1.2.3 Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 9

1.2.4 Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9

Trang 6

1.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 10

1.3.1 Kế toán chi phí nghuyên vật liệu trực tiếp 10

1.3.1.1 Nội dung 10

1.3.1.2 Tài khoản sử dụng 10

1.3.1.3 Định khoản kế toán .11

1.3.1.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp 12

1.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 12

1.3.2.1 Nội dung 12

1.3.2.2 Tài khoản sử dụng 12

1.3.2.3 Định khoản kế toán 13

1.3.2.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp 14

1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 14

1.3.3.1 Nội dung 14

1.3.3.2 Tài khoản sử dụng 15

1.3.3.3 Định khoản kế toán 15

1.3.3.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp 16

1.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 17

1.3.4.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp K.K.T.X 17

1.3.4.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp K.K.Đ.K 18

1.4 KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG 19

1.4.1 Khái niệm 19

1.4.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 20

1.4.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu 20

1.4.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 20

1.4.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến 21

1.4.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang theo giá thành kế hoạch 21

1.5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH 22

1.5.1 Kỳ tính giá thành 22

Trang 7

1.5.2 Phương pháp tính giá thành 22

1.5.2.1 Phương pháp giản đơn ( Phương pháp trực tiếp ) 22

1.5.2.2 Phương pháp tổng cộng chi phí 22

1.5.2.3 Phương pháp hệ số 23

1.5.2.4 Phương pháp tỷ lệ 23

1.5.2.5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 23

1.5.2.6 Phương pháp liên hợp 24

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIA CẦM 25

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIA CẦM 26

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26

2.1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển 26

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 27

2.1.2 Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm 28

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý 28

2.1.2.2 Tổ chức sản xuất 31

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 31

2.1.3.1 Các nhân tố bên trong 31

2.1.3.2 Các nhân tố bên ngoài 32

2.1.4 Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 33

2.1.5 Phân tích tài chính tại doanh nghiệp 38

2.5.1.1 Phân tích các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán 38

2.5.1.2 Phân tích các tỷ số phản ánh khả năng hoạt động 41

Trang 8

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN

XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 44

2.2.1 Tổ chức công tác kế toán trong công ty 44

2.2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán 44

2.2.1.2 Hình thức kế toán 46

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 47

2.2.2.1 Đặc điểm sản xuất 47

2.2.2.2 Phương tiện, máy móc thiết bị 47

2.2.2.3 Trang thiết bị phục vụ ở phòng kế toán 47

2.2.2.4 Nhân tố con người 48

2.2.3 Những vấn đề chung 48

2.2.3.1 Đặc điểm sản phẩm 48

2.2.3.2 Đối tương tập hợp chi phí sản xuất 48

2.2.3.3 Đối tương tính giá thành 48

2.2.3.4 Kỳ tính giá thành 48

2.2.4 Kế toán chi phí nguyên vât liệu trực tiếp 48

2.2.4.1 Nội dung 49

2.2.4.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 50

2.2.5 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 56

2.2.5.1 Nội dung 56

2.2.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 58

2.2.6 Kế toán chi phí sản xuất chung 64

2.2.6.1 Nội dung 65

2.2.6.2 Kế toán chi phí sản xuất chung 65

2.2.7 Đánh giá sản phẩm dở dang 75

2.2.8 Tổng hợp chi phí sản xuất 75

2.2.8.1 Tài khoản sử dụng 75

2.2.8.2 Định khoản kế toán 76

Trang 9

2.2.8.3 Sơ đồ chữ T 77 2.2.8.4 Nhận xét 78 2.2.9 Tính giá thành sản phẩm 78 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY 82 2.3.1 Những mặt đã đạt được trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm tại công ty 82 2.3.2 Những mặt còn hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm tại công ty 83

Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIA CẦM 85

3.1 NHÓM BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 86 3.1.1 Biện pháp 1: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí NCTT 86 3.1.2 Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 87 3.1.3 Biện pháp 3: Về phương pháp tính khấu hao 88 3.2 NHÓM BIỆN PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ HẠ THẤP GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 88 3.2.1 Biện pháp: Biện pháp nhằm giảm các khoản thiệt hại trong quá trình vận chuyển 88 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, đối với một doanh nghiệp bất kỳ trước khi tham gia vào một lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với lĩnh vực mà mình sẽ tham gia hoạt động Khi

đã tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhưng ẩn sâu bên trong nó thì mục đích chính là lợi nhuận, do đó để có được lợi nhuận cao bên cạnh các công tác nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm thông qua các chiến lược trong kinh doanh như: chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm mới, chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, thông qua các giải pháp như khuyến mãi, xúc tiến bán hàng, quảng cáo, tham gia hội chợ, thì doanh nghiệp cần kiểm soát tốt chi phí để nâng cao lợi nhuận, để xác định lợi nhuận một cách chính xác thì công tác hạch toán chi phí phải đảm bảo được tính chính xác, chính vì vậy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm là một khâu rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc xác định giá thành sản phẩm chính xác từ đó xây dựng giá bán hợp lý để

có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trong cùng một nghành là điều hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp này

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với sự hướng dẫn của thầy cô và các cô chú, anh chị trong công ty, cộng thêm một phần sự yêu thích của

mình nên em đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm” làm đề tài cho mình

Mục tiêu nghiên cứu:

– Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm Xác định những mặt còn tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

Trang 11

– Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, cũng như các biện pháp nhằm thực hiện chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho gà con giống và trứng giống Số liệu minh hoạ cho việc nghiên cứu thuộc tháng 10/2008

Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá các số liệu và thông tin trong phòng kế toán bằng việc xin số liệu, quan sát thực tế, phỏng vấn các nhân viên trong phòng kế toán của công ty

Kêt cấu đề tài: Ngoài lời nói đầu, kết luận, đề tài bao gồm 3 chương

– Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm

– Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm

– Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm

Những đóng góp khoa học của đề tài:

– Về mặt lý luận: Đề tài đã tổng hợp cơ sở lý luận về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp chăn nuôi

– Về mặt thực tiễn: Đề tài đánh giá được những mặt đã đạt được và những mặt hạn chế trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Qua đó đã đưa ra được những đề xuất cần thiết để khắc phục những hạn chế giúp doanh nghiệp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

Trang 12

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Trang 13

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.1.1 Chi phí

1.1.1.1 Khái niệm:

Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

1.1.1.2 Phân loại chi phí:

 Phân loại theo phương pháp tính nhập chi phí vào chỉ tiêu giá thành sản phẩm

 Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có thể tính trực tiếp vào chỉ tiêu giá thành của từng loại sản phẩm

 Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều loaị sản phẩm khác nhau và được tính vào chỉ tiêu giá thành của từng loại sản phẩm thông qua phương pháp phân bổ gián tiếp thích hợp

 Phân loại theo yếu tố chi phí (Nội dung kinh tế của chi phí)

 Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo trừ: Nguyên liệu, vật liệu xuất bán hoặc xuất cho xây dựng cơ bản Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản

lý, chỉ tiêu này có thể báo cáo chi tiết theo từng loại: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu

 Chi phí nhân công: Bao gồm các khoản phải trả cho người lao động (thường xuyên, tạm thời) như tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp, phụ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này bao gồm cả chi phí về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) được tính theo lương Tuỳ theo yêu cầu, chỉ tiêu này

có thể báo cáo chi tiết theo các khoản như: tiền lương, bảo hiểm xã hội

Trang 14

 Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là chi phí khấu hao của tất cả các loại tài sản cố định của doanh nghiệp dùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo

 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản phải trả cho người cung cấp điện, nước, điện thoại, vệ sinh, các dịch vụ phát sinh trong kỳ báo cáo

 Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như: tiếp khách, hội nghị, lệ phí cầu phà

 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: Theo quy định hiện hành giá thành sản xuất bao gồm 3 khoản mục chi phí

 Chi phí vật tư trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm

 Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản chi phí được trích theo tỷ lệ tiền lương của bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm

 Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí sản xuất còn lại trong phạm vi phân xưởng sản xuất (Ngoài chi phí vật tư trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp)

 Phân loại theo quan hệ giữa chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành

 Biến phí: Là những chi phí có thể thay đổi theo tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành

 Định phí: Là những chi phí về nguyên tắc không thay đổi theo tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành

 Phân loại theo cách thức kết chuyển:

 Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với giá trị của các loại sản phẩm được sản xuất ra hay được mua vào Đây là các loại tài sản của

Trang 15

doanh nghiệp, khi doanh nghiệp bán những tài sản này thì các chi phí sản phẩm gắn liền với giá trị của tài sản mới được trừ ra khỏi doanh thu

để tính lãi dưới chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”

 Chi phí thời kỳ: Là những chi phí không được tính vào giá trị của các loại sản phẩm được sản xuất hay mua vào nên dược xem là chi phí hoạt động của từng kỳ kế toán và sẽ được khấu trừ hết vào doanh thu của kỳ

mà nó phát sinh để tính lãi (lỗ) trong kỳ như: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

1.1.2.2 Phân loại giá thành:

 Căn cứ vào thời điểm tính giá thành: giá thành được chia làm 3 loại

 Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch, dựa trên định mức và dự toán của kỳ kế hoạch Giá thành kế hoạch được xem là mục tiêu mà các doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn thành nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp

 Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch Giá thành định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất

 Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế phát sinh trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm

Trang 16

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định các nguyên nhân hao hụt hoặc vượt định mức chi phí trong kỳ hạch toán Từ

đó điều chỉnh chi phí cho phù hợp

 Căn cứ vào nội dung cấu thành nên giá thành: Giá thành được chia làm 2 loại

 Giá thành sản xuất: Là giá thành được tính trên cơ sở toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

 Giá thành toàn bộ: Là giá thành được tính trên cơ sở toàn bộ các khoản chi phí có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh

1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Chi phí sản xuất được tính trong phạm vi giới hạn của từng kỳ nhất định (tháng, quý, năm) và chi phí sản xuất trong kỳ kế toán thường có liên quan đến 2 bộ phận khác nhau: Sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ

Giá thành sản phẩm chỉ tính cho sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ và chỉ tiêu này thường bao gồm 2 bộ phận: chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này và một phần chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ này (sau khi đã trừ đi giá trị sản phẩm

Trang 17

Muốn quản lý tốt giá thành sản phẩm cần phải tổ chức tính đúng, đủ giá thành các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Muốn vậy phải xác định đúng đối tượng, vận dụng đúng phương pháp tính giá thành thích hợp và phải dựa trên cơ

sở số liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác

Sản phẩm dở dang và thành phẩm cũng là một bộ phận của hàng tồn kho trong doanh nghiệp cho nên việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng phải được tiến hành theo đúng phương pháp kế toán hàng tồn kho nói chung mà doanh nghiệp đã tiến hành lựa chọn và áp dụng

1.2.2 Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành

1.2.2.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

a Khái niệm: Là xác định giới hạn về mặt phạm vi mà chi phí cần được tập

hợp Để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm Tuỳ theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là theo nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, quy trình công nghệ ) hoặc từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm hay chi tiết sản phẩm

b Căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

 Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp

 Đặc điểm tổ chức sản xuất

 Yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp

 Kết hợp tạo điều kiên thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm

1.2.2.2 Xác đinh đối tượng tính giá thành:

a Khái niệm: Là xác định kết quả sản xuất nhất định để tính tổng giá thành và

giá thành đơn vị Tuỳ theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành

có thể là sản phẩm, bán thành phẩm, lao vụ hay công việc hoàn thành

b Căn cứ xác định đối tượng tính giá thành:

 Nhiệm vụ mặt hàng sản xuất được giao

 Tính chất quy trình công nghệ và phương pháp sản xuất sản phẩm

 Đặc điểm sản xuất

Trang 18

 Yêu cầu quản lý và trình độ kế toán

1.2.3 Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo các khoản mục giá thành trong phạm vi giới hạn của từng đối tượng tập hợp chi phí Phạm vi này chính là tên gọi của phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Đối với những chi phí cơ bản có quan hệ trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng tập hợp chi phí đó, gọi là phương pháp tập hợp trực tiếp

Đối với chi phí cơ bản có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau mà công tác ghi chép ban đầu không thể chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí riêng thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp

Phương pháp phân bổ

 Xác định hệ số phân bổ:

Tổng chi phí thực tế cần phân bổ

Hệ số phân bổ =

Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng hạch toán

 Tính số chi phí thực tế cần phân bổ cho mỗi đối tượng hạch toán

Chi phí thực tế phân bổ

cho đối tượng i =

Tiêu thức phân bổ cho đối tượng i x Hệ số phân bổ

1.2.4 Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Bước 1: Tập hợp các yếu tố chi phí đầu vào theo nơi phát sinh chi phí, theo nội dung kinh tế của chi phí, theo các khoản mục giá thành và theo từng đối tượng phải chịu chi phí

Bước 2: Tập hợp chi phí và tính giá thành của sản xuất kinh doanh phụ, phân

bổ giá trị của sản xuất phụ cho sản xuất chính và các bộ phận khác trong doanh nghiệp

Trang 19

Bước 3: Kết chuyển hoặc tính toán phân bổ các chi phí sản xuất đã tập hợp được ở bước 1 cho các đối tượng tập hợp chi phí có liên quan để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng phải chịu chi phí

Bước 4: Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản xuất thực tế các loại sản phẩm hoàn thành

1.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.3.1.2 Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để theo dõi các khoản CPNVLTT Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí và tài khoản này không có số dư cuối kỳ

TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

- Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất

dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay

thực hiện lao vụ, dịch vụ

- Kết chuyển CPNVLTT sang TK 154 và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

- Kết chuyển CPNVLTT vượt mức bình thường vào TK 632

- Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho

Trang 20

1.3.1.3 Định khoản kế toán:

 Khi xuất kho vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ

Nợ 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có 152 – Nguyên liệu, vật liệu

 Khi vật liệu mua về không nhập kho đưa ngay vào sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ

Nợ 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nợ 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có 111, 112, 331, 311

 Khi vật liệu mua về không nhập kho đưa ngay vào sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp

Nợ 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có 111, 112, 331, 311

 Trường hợp vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho

Nợ 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Trường hợp vật liệu sử dụng không hết để tại phân xưởng

Nợ 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Ghi đỏ)

Có 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Ghi đỏ)

 Đầu kỳ sau kế toán ghi bút toán bình thường

Nợ 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có 152 – Nguyên liệu, vật liệu

 Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT vượt định mức không được tính vào giá thành

Nợ 632 – Giá vốn hàng bán

Có 621 – Chi phí nguyên vật liểựtc tiếp

Trang 21

 Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT theo từng đối tượng để tính giá thành

Nợ 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.3.1.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp

152 621 152 Xuất kho cho sản xuất sản Giá trị vật liệu dùng không phẩm, thực hiện dịch vụ hết nhập lại kho

Chi phí nhân công trực tiếp được tổ chức theo dõi riêng cho từng đối tượng hạch toán chi phí Những trường hợp CPNCTT có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí, không thể tổ chức theo dõi riêng được, thì kế toán tập hợp chung, cuối kỳ phân bổ theo tiêu thức phù hợp Tiêu thức phân bổ có thể là theo định mức chi phí tiền lương, định mức giờ công hoặc theo ngày, giờ công thực tế

1.3.2.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản này không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí

Trang 22

TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”

- CPNCTT sản xuất sản phẩm hay

thực hiện lao vụ, dịch vụ

- Kết chuyển CPNCTT vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

- Kết chuyển CPNCTT vượt mức vào

TK 632

1.3.2.3 Định khoản kế toán

 Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ

Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có 334 – Phải trả cho người lao động

 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất

Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có 338 (3382, 3383, 3384)

 Trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất

Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Trang 23

1.3.2.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp

334 622 154

Tiền lương, phụ cấp phải Kết chuyển CPNCTT để

trả cho CNTT sản xuất tính giá thành

Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTT sản xuất 632

338 Kết chuyển CPNCTT vượt

Trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên mức bình thường

1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

1.3.3.1 Nội dung

Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng sản xuất

gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ dùng ở phân xưởng,

chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí

khác bằng tiền dùng ở phân xưởng sản xuất

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng và cuối kỳ tiến

hành phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức phù hợp

Nếu phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên, và chi phí sản xuất trực

tiếp được tổ chức theo dõi riêng cho từng loại sản phẩm, thì CPSXC tập hợp được ở

phân xưởng phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí

x

Khối lượng tiêu thức phân bổ cho từng đối

tượng

Trang 24

1.3.3.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” để theo dõi chi phí sản xuất chung, tài khoản này không có số dư và được mở chi tiết theo nơi phát sinh chi phí

TK 627 “Chi phí sản xuất chung”

- Chi phí sản xuất chung thực tế

phát sinh

- Các khoản ghi giảm CPSXC

- Kết chuyển CPSXC vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm

1.3.3.3 Định khoản kế toán

 Khi tính tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý và công nhân phục vụ

ở phân xưởng sản xuất

Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung

Có 334 – Phải trả người lao động

 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ tiền lương của nhân viên phân xưởng

Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung

Có 338 (3382, 3383, 3384)

 Chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng

Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung

Có 152 – Nguyên liệu, vật liệu

 Chi phí công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng sản xuất

Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung

Có 153 – Công cụ, dụng cụ (loại phân bổ 1 lần)

Có 142, 242 (loại phân bổ nhiều lần)

 Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng

Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung

Có 214 – Hao mòn TSCĐ

 Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng

Trang 25

Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có 111, 112, 331,

 Xác định CPSXC cố định không được tính vào giá thành sản phẩm

Nợ 632 – Giá vốn hàng bán

Có 627 – Chi phí sản xuất chung

 Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC cho các đối tượng liên quan để tính giá thành

Nợ 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có 627 – Chi phí sản xuất chung

Giá trị vật liệu xuất dùng phục giá thành

vụ phân xưởng sản xuất

153, 142, 242

Giá trị công cụ, dụng cụ xuất

632

214

Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng Chi phí sản xuất chung vượt

định mức không tính vào giá

111, 112, 331 thành

Chi phí dịch vụ mua ngoài và

chi phí khác bằng tiền

Trang 26

1.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

1.3.4.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp K.K.T.X

a Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí và có số dư cuối kỳ bên nợ, phản ánh chi phí dở dang cuối kỳ của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ chưa hoàn thành

b Định khoản kế toán:

 Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC để tính giá thành

Nợ 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có 627 – Chi phí sản xuất chung

Kế toán làm giảm chi phí

 Phế liệu thu hồi

Nợ 152 (8) – Nguyên vật liệu

Có 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

 Sản phẩm hỏng không sửa chữa được

Nợ 138 (8) – Phải thu khác

Có 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

 Giá trị sản phẩm vật tư thiếu hụt bắt bồi thường

Nợ 1388, 334

Có 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

 Tổng giá thành của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ

Nợ 155 – Thành phẩm (sản phẩm hoàn thành nhập kho)

Nợ 157 – Hàng gửi bán ( sản phẩm hoàn thành gửi bán)

Nợ 632 – Giá vốn àng bán (sản phẩm hoàn thành bán trực tiếp)

Có 154 – Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành

Trang 27

c Sơ đồ kế toán tổng hợp:

621 154 155 Kết chuyển CPNVLTT Giá thành sản phẩm hoàn

thành nhập kho

622 157 Kết chuyển CPNCTT Giá thành sản phẩm hoàn

thành gửi bán

627 632 Kết chuyển CPSXC Giá thành sản phẩm hoàn

thành bán trực tiếp

138, 334,152 Các khoản làm giảm chi phí

1.3.4.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp K.K.Đ.K

Có 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

 Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC vào giá thành sản xuất

Nợ 631 – Giá thành sản xuất

Có 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có 627– Chi phí sản xuất chung

 Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất dở dang sang TK 154

Trang 28

Nợ 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trang 29

1.4.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà chi phí sản xuất đánh giá cho sản phẩm dở dang có thể sử dụng 1 trong các phương pháp sau:

1.4.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu

Sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính các chi phí chế biến khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành

Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, khối lượng sản phẩm dở dang ít

và tương đối ổn định

CPSXDD

cuối kỳ =

CPSXDD + Chi phí NVLC/NVLTT đầu kỳ phát sinh trong kỳ

Số lượng SPHT + Số lượng SPDD

x Số lượng SPDD

1.4.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm

hoàn thành tương đương

Phương pháp này căn cứ vào mức độ hoàn thành thực tế và khối lượng sản phẩm dở dang

Khối lượng SPDD được quy đổi thành SPHT tương đương

Số lượng SPHT tương đương =Số lượng SPDD x Mức độ hoàn thành%

 Chi phí nguyên vật liệu tính cho SPDD được chia làm 2 trương hợp

Trường hợp 1: Chi phí nguyên vật liệu được bỏ ngay từ đầu quy trình sản xuất

Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nguyên vật

dở dang đầu kỳ liệu phát sinh trong kỳ

Số lượng sản phẩm + Số lượng sản phẩm hoàn thành dở dang

x

Số lượng SPDD cuối kỳ

Trang 30

Trường hợp 2: Chi phí nguyên vật liệu bỏ từ từ trong quá trình sản xuất

x

Số lượng SPDD cuối

kỳ tương đương

Chi phí chế biến + Chi phí chế biến phát

dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ

Số lượng SPHT + Số lượng SPHT tương đương

x

Số lượng SPDD cuối

kỳ tương đương Trị giá SPDD = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí chế biến tính

cuối kỳ tính cho SPDD cho SPDD

1.4.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50 % chi phí chế biến

Phương pháp này giả định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở

dang tính bình quân chung là 50% Tương tự như trường hợp 1 của đánh giá sản

phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương, nhưng đối với chi phí khác thì

Riêng khi tính chi phí NVLTT cho sản phẩm dở dang thì tỉ lệ hoàn thành là

100% nếu chi phí NVLTT bỏ một lần trong quá trình sản xuất

1.4.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang theo giá thành kế hoạch

Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có xây dựng giá thành kế

hoạch Ngoài giá thành định mức, chi phí sản xuất của sản phẩm của sản phẩm dở

dang được xác định theo giá thành kế hoạch – trường hợp doanh nghiệp không xây

dựng giá thành định mức

Chi phí sản xuất = khối lượng SPDD x Tỷ lệ hoàn thành x chi phí sản

dở dang xuất định mức

Trang 31

1.5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH

1.5.1 Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho công tác tính giá thành sản phẩm được hợp lý đảm bảo cung cấp kịp thời các số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích đánh giá tình hình

kế hoạch giá thành Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý để xác định kỳ tính giá thành thích hợp cho mỗi đối tượng tính giá thành

1.5.2 Phương pháp tính giá thành

Tuỳ theo đặc điểm sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp mà kế toán có thể lựa chọn các phương pháp tính giá thành sau:

1.5.2.1 Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp):

Áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn, đối tượng tính giá thành là sản phẩm

Tổng giá

thành sản

phẩm

= CPSXDD đầu kỳ +

CPSX phát sinh trong

kỳ

-

Các khoản làm giảm chi phí

- CPSXDD cuối kỳ

Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm

Số lượng sản phẩm hoàn thành

1.5.2.2 Phương pháp tổng cộng chi phí:

Áp dụng cho các doanh nghiệp mà quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục Sản phẩm được sản xuất trên quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bướcc tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau Giá thành sản phẩm được tính bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất hay chi tiết bộ phận sản phẩm theo công thức:

Zsp = Z1 + Z2 + + Zn

Trang 32

Trong đó: Z1, Z2, Zn là chi phí sản xuất của các chi tiết, bộ phận sản xuất hay các giai đoạn công nghệ

1.5.2.3 Phương pháp hệ số:

Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, trong cùng quy trình tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, đối tượng tập hợp chi phí toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành từng loại sản phẩm trên quy trình công nghệ Giá thành các loại sản phẩm khác nhau được tính trên cơ sở hệ số quy đổi các loại sản phẩm khác nhau về sản phẩm chuẩn theo công thức:

Giá thành

đơn vị sản

phẩm chuẩn

= Tổng giá thành các loại sản phẩm

Số lượng sản phẩm chuẩn + số lượng sản phẩm chuẩn quy đổi

1.5.2.4 Phương pháp tỷ lệ:

Áp dụng trong cho doanh nghiệp có trong một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trên quy trình công nghệ

 Z thực tế của các loại sản phẩm hoàn thành

 Z kế hoạch của các loại sản phẩm

1.5.2.5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:

Áp dụng khi doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, cùng quy trình công nghệ sản xuất vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ Đối tượng tập hợp chi phí là quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính

Tổng giá

thành sản

phẩm chính

= SPSXDD đầu kỳ +

SPSX phát sinh trong kỳ –

Giá trị sản phẩm phụ –

CPSXDD cuối kỳ

Trang 34

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ XUẤT

NHẬP KHẨU GIA CẦM

Trang 35

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIA CẦM:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

2.1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển:

Công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ký quyết định thành lập số 3975/QĐ/BNN – TCCB ngày 10/11/2004, giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103006844 ngày 24/02/2005

do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, với tên giao dịch là công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm viết tắt là PODIMEX

Trụ sở chính tại nhà A1 ngõ 102 đường Trường chinh – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 043.8686851, Fax: 043.8689923 Công ty có một khu sản xuất chăn nuôi đặt tại xã Trung Thành – Huyện Phổ Yên – Tỉnh Thái Nguyên

Từ khi thành lập đến nay công ty gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu nói chung và của ngành gia cầm nói riêng, luôn bị dịch bệnh thường xuyên đe doạ, phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu Trong năm 2008 vừa qua ngành gia cầm đã phải đối mặt với những bất lợi nghiêm trọng Thứ nhất là giá đầu ra bị thịt nhập khẩu ghìm lại không tăng được, giá đầu vào do các nhà sản xuất chăn nuôi nắm giữ, quyết định khiến giá thành chăn nuôi cao, tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế dẫn đến nhiều rủi ro trong chăn nuôi, nhu cầu của người dân giảm mạnh Chính vì điều này nó đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty trong năm vừa qua làm cho nhu cầu về con giống cũng giảm xuống Ngoài ra đợt dịch cúm gia cầm tái phát trong năm 2007 vừa qua xẩy ra khắp nơi đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, sản phẩm làm ra không bán được, cơ sở sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, chịu sự giám sát của cơ sở y tế, phải tốn kém chi phí cho việc tiêm phòng dịch bệnh, một số gia cầm bị thiêu huỷ theo chiến dịch thiêu huỷ của nhà nước làm mất đi một lượng vốn không nhỏ của công ty Bên cạnh đó nhu cầu của người chăn nuôi về giống đòi hỏi

Trang 36

một loại giống tốt cho nên công ty phải đầu tư máy móc thiết bị tốt, tham gia nghiên cứu các chương trình khoa học và công nghệ về sản xuất chăn nuôi gia cầm nhằm tạo ra được những giống gà tốt Chính vì vậy, tuy gặp khó khăn nhưng công ty vẫn luôn đạt được những thành quả nhất định

Toàn bộ sản phẩm của công ty trong những năm vừa qua tiêu thụ trong nước

Do công ty chỉ mới đi vào hoạt động được mấy năm gần đây nên thị trường tiêu thụ còn hạn chế, trong những năm tới với xu hướng mở rộng quy mô sản xuất và thị trường kinh doanh công ty luôn cố gắng tạo uy tín đối với khách hàng nhằm đưa sản phẩm của mình có thể cạnh tranh ra thị trường thế giới

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ:

a Chức năng:

Chức năng cũng như hoạt động chính của công ty là:

 Nuôi giữ gà giống giòng thuần, gà giống ông bà (trong chương trình gà giống quốc gia)

 Tham gia nghiên cứu các chương trình khoa học và công nghệ về sản xuất chăn nuôi gia cầm

 Sản xuất kinh doanh con giống bố mẹ, con giống thương phẩm

 Kinh doanh thức ăn chăn nuôi

 Nhập khẩu các mặt hàng phục vụ chăn nuôi gia cầm

b Nhiệm vụ:

 Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký

 Thực hiện phân phối lao động một cách hợp lý và theo đúng luật lao động của nhà nước ban hành

 Phát triển kinh doanh, bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh,trật tự xã hội, luôn cố gắng phấn đấu nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty

 Luôn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

 Giữ vững và phát triến nguồn vốn của công ty

Trang 37

 Luôn luôn không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng nhằm tạo dựng uy tín trên thị trường

 Báo cáo trung thực đúng thời hạn quy định cho cơ quan nhà nước, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty

2.1.2 Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm:

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý:

a Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty:

Trang 38

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy công ty

Quan hệ phụ thuộc Quan hệ chức năng

b Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:

Đứng đầu công ty là tổng giám đốc, bên dưới là phó tổng giám đốc và các phòng ban

 Tổng Giám đốc:

Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty, thay mặt công ty ký kết và giao dịch với các cơ quan nhà nước và các đơn vị kinh tế khác, là người chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về tính pháp lý trong mọi hoạt động của công ty

Phòng kế toán

Phòng kỹ thuật

Khu sản xuất chăn nuôi

Trang 39

 Phó tổng giám đốc:

Có trách nhiệm tổ chức nhân sự cho công ty, đảm bảo các chế độ chính sách cho người lao động, hỗ trợ cho giám đốc về tình hình sản xuất, các hoạt động trực tiếp cũng như gián tiếp và các hoạt động đoàn thể trong công ty

 Phòng tổ chức hành chính:

Chịu trách nhiệm trước giám đốc về khâu quản lý hành chính, lên lịch công tác, hội họp cho cán bộ công nhân viên trong công ty, giám sát việc thực hiện nội quy của các cán bộ công nhân viên trong công ty, lưu trữ tài liệu công văn, bảo quản con dấu

 Phòng kinh doanh:

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm, đề xuất với giám đốc việc tuyển dụng lao động và tiến hành việc tuyển dụng lao động

 Phòng kế toán:

Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, tiến hành lập các báo cáo kế toán thống kê theo quy định của nhà nước, cung cấp thông tin và số liệu cần thiết về hoạt động sản xuất kinh doanh cho giám đốc đồng thời tham mưu với giám đốc trong việc đưa ra các quyết về tài chính kế toán, lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu, cung cấp các thông tin kế toán cho các bộ phận liên quan trong công ty và các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định

 Phòng kỹ thuật:

Chịu trách nhiệm về kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật ấp trứng, giám sát việc chăn nuôi của công nhân nhằm đảm bảo chăn nuôi có kỹ thuật Tham gia nghiên cứu các chương trình khoa học và công nghệ về sản xuất chăn nuôi gia cầm, kiểm tra chất lượng sản phẩm

 Khu sản xuất chăn nuôi:

Thực hiện tốt công tác chăn nuôi gia cầm, đảm bảo an toàn về tài sản, bảo dưỡng và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị

Trang 40

2.1.2.1 Tổ chức sản xuất:

a Cơ cấu tổ chức sản xuất: Trong cơ cấu tổ chức sản xuất bao gồm hai bộ

phận: Bộ phận chăn nuôi con giống bố mẹ và bộ phận ấp trứng

 Bộ phận chăn nuôi con giống bố mẹ:

Thực hiện công tác chăn nuôi con giống bố mẹ đảm bảo chất lượng nhằm thu được những bán thành phẩm trứng gà tốt nhất có thể có để thực hiện khâu ấp trứng

có hiệu quả

 Bộ phận ấp trứng:

Tiến hành công việc ấp trứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, theo dõi tình trạng kỹ thuật máy móc và hệ thống điện tại khu ấp trứng

b Sơ đồ quy trình sản xuất:

Quy trình sản xuất của công ty trải qua hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất tạo ra bán thành phẩm trứng gà và giai đoạn thứ hai tạo ra thành phẩm gà con giống bố

mẹ

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm 2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua:

2.1.3.1 Các nhân tố bên trong:

 Vốn:

Là công ty cổ phần nhưng mới đi vào hoạt động nên lượng vốn huy động chưa được nhiều, mà vốn là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến sự sống còn của công ty Chính vì vậy ngoài vốn nhà nước và vốn góp của các cổ đông công ty đã huy động thêm từ nguồn vốn vay nhằm có thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên lượng vốn của công ty những năm qua

vật liệu

Ngày đăng: 31/08/2014, 17:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.3.1.4  Sơ đồ kế toán tổng hợp - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
1.3.1.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp (Trang 21)
1.3.2.4  Sơ đồ kế toán tổng hợp - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
1.3.2.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp (Trang 23)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy công ty - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy công ty (Trang 38)
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất sản phẩm (Trang 40)
Bảng 2.2: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
Bảng 2.2 BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY (Trang 49)
Bảng 2.3: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
Bảng 2.3 BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY (Trang 52)
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ bộ máy kế toán (Trang 53)
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty hiện nay là hình thức nhật ký chung. - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
Hình th ức kế toán áp dụng tại công ty hiện nay là hình thức nhật ký chung (Trang 55)
Sơ đồ 2.5: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
Sơ đồ 2.5 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 60)
Sơ đồ 2.7: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp. - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
Sơ đồ 2.7 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp (Trang 68)
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
Sơ đồ 2.8 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (Trang 70)
Bảng tính và phân  bổ KH TSCĐ đã - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
Bảng t ính và phân bổ KH TSCĐ đã (Trang 75)
Sơ đồ 2.8: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí dịch vụ mua ngoài. - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
Sơ đồ 2.8 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí dịch vụ mua ngoài (Trang 77)
Sơ đồ 2.11: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung. - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
Sơ đồ 2.11 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung (Trang 79)
Sơ đồ 2.12: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
Sơ đồ 2.12 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất (Trang 85)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ. - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ (Trang 88)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ .  Tháng 10 năm 2008. - thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm
h áng 10 năm 2008 (Trang 89)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w