PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm (Trang 31 - 99)

Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho công tác tính giá thành sản phẩm được hợp lý đảm bảo cung cấp kịp thời các số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích đánh giá tình hình kế hoạch giá thành. Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý để xác định kỳ tính giá thành thích hợp cho mỗi đối tượng tính giá thành.

1.5.2 Phương pháp tính giá thành.

Tuỳ theo đặc điểm sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp mà kế toán có thể lựa chọn các phương pháp tính giá thành sau:

1.5.2.1 Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp):

Áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn, đối tượng tính giá thành là sản phẩm.

Tổng giá thành sản phẩm = CPSXDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - Các khoản làm giảm chi phí - CPSXDD cuối kỳ

Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành

1.5.2.2 Phương pháp tổng cộng chi phí:

Áp dụng cho các doanh nghiệp mà quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. Sản phẩm được sản xuất trên quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bướcc tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau. Giá thành sản phẩm được tính bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất hay chi tiết bộ phận sản phẩm theo công thức:

Trong đó: Z1, Z2, ... Zn là chi phí sản xuất của các chi tiết, bộ phận sản xuất hay các giai đoạn công nghệ.

1.5.2.3 Phương pháp hệ số:

Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, trong cùng quy trình tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, đối tượng tập hợp chi phí toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành từng loại sản phẩm trên quy trình công nghệ. Giá thành các loại sản phẩm khác nhau được tính trên cơ sở hệ số quy đổi các loại sản phẩm khác nhau về sản phẩm chuẩn theo công thức:

Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn

=

Tổng giá thành các loại sản phẩm

Số lượng sản phẩm chuẩn + số lượng sản phẩm chuẩn quy đổi

1.5.2.4 Phương pháp tỷ lệ:

Áp dụng trong cho doanh nghiệp có trong một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trên quy trình công nghệ đó.

 Z thực tế của từng loại sản phẩm trong kỳ

=  Z kế hoạch từng loại sản phẩm x Tỷ lệ giá

thành Tỷ lệ giá

thành =

 Z thực tế của các loại sản phẩm hoàn thành  Z kế hoạch của các loại sản phẩm

x 100%

1.5.2.5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:

Áp dụng khi doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, cùng quy trình công nghệ sản xuất vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ. Đối tượng tập hợp chi phí là quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính. Tổng giá thành sản phẩm chính = SPSXDD đầu kỳ + SPSX phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm phụ – CPSXDD cuối kỳ

1.5.2.6 Phương pháp liên hợp:

Được áp dụng trong các doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra rất phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng đồng thời nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau như phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, phương pháp tổng cộng chi phí với tỉ lệ...

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ XUẤT

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIA CẦM: VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIA CẦM:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:2.1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển: 2.1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển:

Công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ký quyết định thành lập số 3975/QĐ/BNN – TCCB ngày 10/11/2004, giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103006844 ngày 24/02/2005 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, với tên giao dịch là công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm viết tắt là PODIMEX.

Trụ sở chính tại nhà A1 ngõ 102 đường Trường chinh – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 043.8686851, Fax: 043.8689923. Công ty có một khu sản xuất chăn nuôi đặt tại xã Trung Thành – Huyện Phổ Yên – Tỉnh Thái Nguyên.

Từ khi thành lập đến nay công ty gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu nói chung và của ngành gia cầm nói riêng, luôn bị dịch bệnh thường xuyên đe doạ, phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu...Trong năm 2008 vừa qua ngành gia cầm đã phải đối mặt với những bất lợi nghiêm trọng. Thứ nhất là giá đầu ra bị thịt nhập khẩu ghìm lại không tăng được, giá đầu vào do các nhà sản xuất chăn nuôi nắm giữ, quyết định khiến giá thành chăn nuôi cao, tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế dẫn đến nhiều rủi ro trong chăn nuôi, nhu cầu của người dân giảm mạnh. Chính vì điều này nó đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm vừa qua làm cho nhu cầu về con giống cũng giảm xuống. Ngoài ra đợt dịch cúm gia cầm tái phát trong năm 2007 vừa qua xẩy ra khắp nơi đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, sản phẩm làm ra không bán được, cơ sở sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, chịu sự giám sát của cơ sở y tế, phải tốn kém chi phí cho việc tiêm phòng dịch bệnh, một số gia cầm bị thiêu huỷ theo chiến dịch thiêu huỷ của nhà nước làm mất đi một lượng vốn không nhỏ của công ty. Bên cạnh đó nhu cầu của người chăn nuôi về giống đòi hỏi

một loại giống tốt cho nên công ty phải đầu tư máy móc thiết bị tốt, tham gia nghiên cứu các chương trình khoa học và công nghệ về sản xuất chăn nuôi gia cầm nhằm tạo ra được những giống gà tốt. Chính vì vậy, tuy gặp khó khăn nhưng công ty vẫn luôn đạt được những thành quả nhất định.

Toàn bộ sản phẩm của công ty trong những năm vừa qua tiêu thụ trong nước. Do công ty chỉ mới đi vào hoạt động được mấy năm gần đây nên thị trường tiêu thụ còn hạn chế, trong những năm tới với xu hướng mở rộng quy mô sản xuất và thị trường kinh doanh công ty luôn cố gắng tạo uy tín đối với khách hàng nhằm đưa sản phẩm của mình có thể cạnh tranh ra thị trường thế giới.

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ:

a. Chức năng:

Chức năng cũng như hoạt động chính của công ty là:

 Nuôi giữ gà giống giòng thuần, gà giống ông bà (trong chương trình gà giống quốc gia).

 Tham gia nghiên cứu các chương trình khoa học và công nghệ về sản xuất chăn nuôi gia cầm.

 Sản xuất kinh doanh con giống bố mẹ, con giống thương phẩm.  Kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

 Nhập khẩu các mặt hàng phục vụ chăn nuôi gia cầm.

b. Nhiệm vụ:

 Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.

 Thực hiện phân phối lao động một cách hợp lý và theo đúng luật lao động của nhà nước ban hành.

 Phát triển kinh doanh, bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh,trật tự xã hội, luôn cố gắng phấn đấu nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

 Luôn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

 Luôn luôn không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng nhằm tạo dựng uy tín trên thị trường.

 Báo cáo trung thực đúng thời hạn quy định cho cơ quan nhà nước, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty.

2.1.2 Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm: nhập khẩu gia cầm:

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy công ty

Quan hệ phụ thuộc Quan hệ chức năng

b. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:

Đứng đầu công ty là tổng giám đốc, bên dưới là phó tổng giám đốc và các phòng ban.

 Tổng Giám đốc:

Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty, thay mặt công ty ký kết và giao dịch với các cơ quan nhà nước và các đơn vị kinh tế khác, là người chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về tính pháp lý trong mọi hoạt động của công ty.

Tổng Giám Đốc Phòng tổ chức hành chính Phó Tổng Giám Đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng kỹ thuật

 Phó tổng giám đốc:

Có trách nhiệm tổ chức nhân sự cho công ty, đảm bảo các chế độ chính sách cho người lao động, hỗ trợ cho giám đốc về tình hình sản xuất, các hoạt động trực tiếp cũng như gián tiếp và các hoạt động đoàn thể trong công ty.

 Phòng tổ chức hành chính:

Chịu trách nhiệm trước giám đốc về khâu quản lý hành chính, lên lịch công tác, hội họp cho cán bộ công nhân viên trong công ty, giám sát việc thực hiện nội quy của các cán bộ công nhân viên trong công ty, lưu trữ tài liệu công văn, bảo quản con dấu.

 Phòng kinh doanh:

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm, đề xuất với giám đốc việc tuyển dụng lao động và tiến hành việc tuyển dụng lao động.

 Phòng kế toán:

Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, tiến hành lập các báo cáo kế toán thống kê theo quy định của nhà nước, cung cấp thông tin và số liệu cần thiết về hoạt động sản xuất kinh doanh cho giám đốc đồng thời tham mưu với giám đốc trong việc đưa ra các quyết về tài chính kế toán, lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu, cung cấp các thông tin kế toán cho các bộ phận liên quan trong công ty và các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.

 Phòng kỹ thuật:

Chịu trách nhiệm về kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật ấp trứng, giám sát việc chăn nuôi của công nhân nhằm đảm bảo chăn nuôi có kỹ thuật. Tham gia nghiên cứu các chương trình khoa học và công nghệ về sản xuất chăn nuôi gia cầm, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

 Khu sản xuất chăn nuôi:

Thực hiện tốt công tác chăn nuôi gia cầm, đảm bảo an toàn về tài sản, bảo dưỡng và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị.

2.1.2.1 Tổ chức sản xuất:

a. Cơ cấu tổ chức sản xuất: Trong cơ cấu tổ chức sản xuất bao gồm hai bộ phận: Bộ phận chăn nuôi con giống bố mẹ và bộ phận ấp trứng.

 Bộ phận chăn nuôi con giống bố mẹ:

Thực hiện công tác chăn nuôi con giống bố mẹ đảm bảo chất lượng nhằm thu được những bán thành phẩm trứng gà tốt nhất có thể có để thực hiện khâu ấp trứng có hiệu quả.

 Bộ phận ấp trứng:

Tiến hành công việc ấp trứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, theo dõi tình trạng kỹ thuật máy móc và hệ thống điện tại khu ấp trứng.

b. Sơ đồ quy trình sản xuất:

Quy trình sản xuất của công ty trải qua hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất tạo ra bán thành phẩm trứng gà và giai đoạn thứ hai tạo ra thành phẩm gà con giống bố mẹ.

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua: trong thời gian qua:

2.1.3.1 Các nhân tố bên trong:

 Vốn:

Là công ty cổ phần nhưng mới đi vào hoạt động nên lượng vốn huy động chưa được nhiều, mà vốn là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến sự sống còn của công ty. Chính vì vậy ngoài vốn nhà nước và vốn góp của các cổ đông công ty đã huy động thêm từ nguồn vốn vay nhằm có thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên lượng vốn của công ty những năm qua

Gà giống bố mẹ Trứng gà Máy ấp trứng Gà con giống Nguyên vật liệu

vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất, công ty vẫn trong tình trạng thiếu vốn.

 Lao động:

Cán bộ nhân viên trong công ty đa phần đều là những người có năng lực, có tinh thần đoàn kết, hăng say, năng động và sáng tạo trong công việc và góp phần không nhỏ vào sự tồn tại và phát triển của công ty, với nhu cầu ngày càng khắt khe như hiện nay đòi hỏi lao động phải có trình độ cao chính vì vậy công ty cần chú trọng trong khâu tuyển dụng lao động và nâng cao trình độ lao động.

 Trình độ quản lý:

Trình độ các cán bộ quản lý trong công ty đáp ứng được yêu cầu quản lý mọi hoạt động của công ty, tuy nhiên cơ cấu bộ máy quản lý còn đơn giản chưa chặt chẽ bởi vì đây là một công ty cổ phần đòi hỏi cơ cấu quản lý phải chặt chẽ hơn và theo đúng quy định của luật kinh tế,chính vì vậy trong những năm tới công ty cần xây dựng bộ máy quản lý hoàn thiện giúp cho việc điều hành sản xuất kinh doanh được tốt hơn.

2.1.3.2 Các nhân tố bên ngoài:

 Vị trí địa lý:

Công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm có trụ sở chính đặt tại trung tâm thành phố Hà Nội, vì vậy việc tiếp nhận những thông tin kinh tế, giao lưu buôn bán diễn ra nhanh chóng, linh hoạt, thuận tiện cho việc liên lạc, nhưng khu chăn nuôi của công ty đặt tại Thái Nguyên do đó khó giám sát việc sản xuất, tốn kém chi phí cho việc đi lại, mặt khác đây lại là một khu vực có diện tích lớn cho nên việc mở rộng quy mô sản xuất cũng dễ dàng hơn.

 Đối thủ cạnh tranh:

Trên thị trường trong những năm vừa qua khi mở cửa cho nhập khẩu gia cầm ngay lập tức ngành gia cầm của chúng ta nói chung hay công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do phải cạnh tranh gay gắt, trong đó vấn đề cạnh tranh về giá là lớn nhất, tuy nhiên với phương

châm chất lượng sản phẩm và uy tín đối với khách hàng công ty luôn cố gắng tạo uy tín đối với khách hàng để có thể cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.

 Môi trường kinh tế:

Với cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các tổ chức cũng như cá nhân sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư chính vì vậy việc huy động vốn trong công ty sẽ gặp khó khăn, nhu cầu người tiêu dùng giảm mạnh làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giảm xuống.

2.1.4 Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua:

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm (Trang 31 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)