Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm (Trang 35 - 99)

2.1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển:

Công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ký quyết định thành lập số 3975/QĐ/BNN – TCCB ngày 10/11/2004, giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103006844 ngày 24/02/2005 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, với tên giao dịch là công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm viết tắt là PODIMEX.

Trụ sở chính tại nhà A1 ngõ 102 đường Trường chinh – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 043.8686851, Fax: 043.8689923. Công ty có một khu sản xuất chăn nuôi đặt tại xã Trung Thành – Huyện Phổ Yên – Tỉnh Thái Nguyên.

Từ khi thành lập đến nay công ty gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu nói chung và của ngành gia cầm nói riêng, luôn bị dịch bệnh thường xuyên đe doạ, phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu...Trong năm 2008 vừa qua ngành gia cầm đã phải đối mặt với những bất lợi nghiêm trọng. Thứ nhất là giá đầu ra bị thịt nhập khẩu ghìm lại không tăng được, giá đầu vào do các nhà sản xuất chăn nuôi nắm giữ, quyết định khiến giá thành chăn nuôi cao, tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế dẫn đến nhiều rủi ro trong chăn nuôi, nhu cầu của người dân giảm mạnh. Chính vì điều này nó đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm vừa qua làm cho nhu cầu về con giống cũng giảm xuống. Ngoài ra đợt dịch cúm gia cầm tái phát trong năm 2007 vừa qua xẩy ra khắp nơi đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, sản phẩm làm ra không bán được, cơ sở sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, chịu sự giám sát của cơ sở y tế, phải tốn kém chi phí cho việc tiêm phòng dịch bệnh, một số gia cầm bị thiêu huỷ theo chiến dịch thiêu huỷ của nhà nước làm mất đi một lượng vốn không nhỏ của công ty. Bên cạnh đó nhu cầu của người chăn nuôi về giống đòi hỏi

một loại giống tốt cho nên công ty phải đầu tư máy móc thiết bị tốt, tham gia nghiên cứu các chương trình khoa học và công nghệ về sản xuất chăn nuôi gia cầm nhằm tạo ra được những giống gà tốt. Chính vì vậy, tuy gặp khó khăn nhưng công ty vẫn luôn đạt được những thành quả nhất định.

Toàn bộ sản phẩm của công ty trong những năm vừa qua tiêu thụ trong nước. Do công ty chỉ mới đi vào hoạt động được mấy năm gần đây nên thị trường tiêu thụ còn hạn chế, trong những năm tới với xu hướng mở rộng quy mô sản xuất và thị trường kinh doanh công ty luôn cố gắng tạo uy tín đối với khách hàng nhằm đưa sản phẩm của mình có thể cạnh tranh ra thị trường thế giới.

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ:

a. Chức năng:

Chức năng cũng như hoạt động chính của công ty là:

 Nuôi giữ gà giống giòng thuần, gà giống ông bà (trong chương trình gà giống quốc gia).

 Tham gia nghiên cứu các chương trình khoa học và công nghệ về sản xuất chăn nuôi gia cầm.

 Sản xuất kinh doanh con giống bố mẹ, con giống thương phẩm.  Kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

 Nhập khẩu các mặt hàng phục vụ chăn nuôi gia cầm.

b. Nhiệm vụ:

 Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.

 Thực hiện phân phối lao động một cách hợp lý và theo đúng luật lao động của nhà nước ban hành.

 Phát triển kinh doanh, bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh,trật tự xã hội, luôn cố gắng phấn đấu nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

 Luôn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

 Luôn luôn không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng nhằm tạo dựng uy tín trên thị trường.

 Báo cáo trung thực đúng thời hạn quy định cho cơ quan nhà nước, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty.

2.1.2 Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm: nhập khẩu gia cầm:

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy công ty

Quan hệ phụ thuộc Quan hệ chức năng

b. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:

Đứng đầu công ty là tổng giám đốc, bên dưới là phó tổng giám đốc và các phòng ban.

 Tổng Giám đốc:

Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty, thay mặt công ty ký kết và giao dịch với các cơ quan nhà nước và các đơn vị kinh tế khác, là người chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về tính pháp lý trong mọi hoạt động của công ty.

Tổng Giám Đốc Phòng tổ chức hành chính Phó Tổng Giám Đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng kỹ thuật

 Phó tổng giám đốc:

Có trách nhiệm tổ chức nhân sự cho công ty, đảm bảo các chế độ chính sách cho người lao động, hỗ trợ cho giám đốc về tình hình sản xuất, các hoạt động trực tiếp cũng như gián tiếp và các hoạt động đoàn thể trong công ty.

 Phòng tổ chức hành chính:

Chịu trách nhiệm trước giám đốc về khâu quản lý hành chính, lên lịch công tác, hội họp cho cán bộ công nhân viên trong công ty, giám sát việc thực hiện nội quy của các cán bộ công nhân viên trong công ty, lưu trữ tài liệu công văn, bảo quản con dấu.

 Phòng kinh doanh:

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm, đề xuất với giám đốc việc tuyển dụng lao động và tiến hành việc tuyển dụng lao động.

 Phòng kế toán:

Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, tiến hành lập các báo cáo kế toán thống kê theo quy định của nhà nước, cung cấp thông tin và số liệu cần thiết về hoạt động sản xuất kinh doanh cho giám đốc đồng thời tham mưu với giám đốc trong việc đưa ra các quyết về tài chính kế toán, lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu, cung cấp các thông tin kế toán cho các bộ phận liên quan trong công ty và các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.

 Phòng kỹ thuật:

Chịu trách nhiệm về kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật ấp trứng, giám sát việc chăn nuôi của công nhân nhằm đảm bảo chăn nuôi có kỹ thuật. Tham gia nghiên cứu các chương trình khoa học và công nghệ về sản xuất chăn nuôi gia cầm, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

 Khu sản xuất chăn nuôi:

Thực hiện tốt công tác chăn nuôi gia cầm, đảm bảo an toàn về tài sản, bảo dưỡng và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị.

2.1.2.1 Tổ chức sản xuất:

a. Cơ cấu tổ chức sản xuất: Trong cơ cấu tổ chức sản xuất bao gồm hai bộ phận: Bộ phận chăn nuôi con giống bố mẹ và bộ phận ấp trứng.

 Bộ phận chăn nuôi con giống bố mẹ:

Thực hiện công tác chăn nuôi con giống bố mẹ đảm bảo chất lượng nhằm thu được những bán thành phẩm trứng gà tốt nhất có thể có để thực hiện khâu ấp trứng có hiệu quả.

 Bộ phận ấp trứng:

Tiến hành công việc ấp trứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, theo dõi tình trạng kỹ thuật máy móc và hệ thống điện tại khu ấp trứng.

b. Sơ đồ quy trình sản xuất:

Quy trình sản xuất của công ty trải qua hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất tạo ra bán thành phẩm trứng gà và giai đoạn thứ hai tạo ra thành phẩm gà con giống bố mẹ.

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua: trong thời gian qua:

2.1.3.1 Các nhân tố bên trong:

 Vốn:

Là công ty cổ phần nhưng mới đi vào hoạt động nên lượng vốn huy động chưa được nhiều, mà vốn là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến sự sống còn của công ty. Chính vì vậy ngoài vốn nhà nước và vốn góp của các cổ đông công ty đã huy động thêm từ nguồn vốn vay nhằm có thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên lượng vốn của công ty những năm qua

Gà giống bố mẹ Trứng gà Máy ấp trứng Gà con giống Nguyên vật liệu

vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất, công ty vẫn trong tình trạng thiếu vốn.

 Lao động:

Cán bộ nhân viên trong công ty đa phần đều là những người có năng lực, có tinh thần đoàn kết, hăng say, năng động và sáng tạo trong công việc và góp phần không nhỏ vào sự tồn tại và phát triển của công ty, với nhu cầu ngày càng khắt khe như hiện nay đòi hỏi lao động phải có trình độ cao chính vì vậy công ty cần chú trọng trong khâu tuyển dụng lao động và nâng cao trình độ lao động.

 Trình độ quản lý:

Trình độ các cán bộ quản lý trong công ty đáp ứng được yêu cầu quản lý mọi hoạt động của công ty, tuy nhiên cơ cấu bộ máy quản lý còn đơn giản chưa chặt chẽ bởi vì đây là một công ty cổ phần đòi hỏi cơ cấu quản lý phải chặt chẽ hơn và theo đúng quy định của luật kinh tế,chính vì vậy trong những năm tới công ty cần xây dựng bộ máy quản lý hoàn thiện giúp cho việc điều hành sản xuất kinh doanh được tốt hơn.

2.1.3.2 Các nhân tố bên ngoài:

 Vị trí địa lý:

Công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm có trụ sở chính đặt tại trung tâm thành phố Hà Nội, vì vậy việc tiếp nhận những thông tin kinh tế, giao lưu buôn bán diễn ra nhanh chóng, linh hoạt, thuận tiện cho việc liên lạc, nhưng khu chăn nuôi của công ty đặt tại Thái Nguyên do đó khó giám sát việc sản xuất, tốn kém chi phí cho việc đi lại, mặt khác đây lại là một khu vực có diện tích lớn cho nên việc mở rộng quy mô sản xuất cũng dễ dàng hơn.

 Đối thủ cạnh tranh:

Trên thị trường trong những năm vừa qua khi mở cửa cho nhập khẩu gia cầm ngay lập tức ngành gia cầm của chúng ta nói chung hay công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do phải cạnh tranh gay gắt, trong đó vấn đề cạnh tranh về giá là lớn nhất, tuy nhiên với phương

châm chất lượng sản phẩm và uy tín đối với khách hàng công ty luôn cố gắng tạo uy tín đối với khách hàng để có thể cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.

 Môi trường kinh tế:

Với cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các tổ chức cũng như cá nhân sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư chính vì vậy việc huy động vốn trong công ty sẽ gặp khó khăn, nhu cầu người tiêu dùng giảm mạnh làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giảm xuống.

2.1.4 Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua: gian qua:

Nhận xét: Qua bảng phân tích 2.1 ta nhận thấy:

Doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 9.431.580.210 đ tương ứng với mức tăng 58%, doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.283.771.380 đ tương ứng với mức tăng 5%, như vậy tốc độ tăng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn tốc độ tăng doanh thu năm 2007 so với năm 2006, là do năm 2007 dịch cúm gia cầm tái phát và xẩy ra tràn lan khắp nơi chính vì điều này ảnh hưởng đến doanh thu năm 2008, người tiêu dùng sẽ cảnh giác hơn với việc tiêu dùng gia cầm. Tốc độ tăng doanh thu bình quân là 15,4% với tốc độ tăng doanh thu bình quân như vậy là tương đối tốt, công ty cần duy trì một tốc độ tăng doanh thu ở mức ổn định, trong những năm qua nền kinh tế bị khủng hoảng, ngành gia cầm bị ảnh hưởng nghiêm trọng tuy nhiên doanh thu của công ty vẫn tăng, điều này có nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang có hiệu quả.

Lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.402.588.140 đ tương ứng với mức tăng 39,7%, lợi nhuận trước thuế năm 2008 tăng so với năm 2007 là 896.803.809 đ tương ứng với mức tăng 20%, tốc độ tăng bình quân của lợi nhuận trước thuế là 23,5 %. Ta thấy rằng lợi nhuận qua các năm đều tăng lên, điều này có nghĩa là công ty đang hoạt động có hiệu quả.

Lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng so với năm 2006 là 954.186.236đ tương ứng 27%, lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng so với năm 2007 là 188,488,610đ

tương ứng 4,2%, tốc độ tăng bình quân của lợi nhuận sau thuế là 15,05%. Điều này là do trong năm 2008 trở đi công ty bắt đầu phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp chính vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế năm 2008 so với năm 2007 giảm đi và tốc độ tăng bình quân của lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của lợi nhuận trước thuế.

Tổng vốn kinh doanh bình quân năm 2007 giảm so với năm 2006 là 135.236.140đ tương ứng 0,8%, tổng vốn kinh doanh năm 2008 giảm so với năm 2007 là 672.785.160đ tương ứng 5,7%, tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân là 0,5%, như vậy nguồn vốn kinh doanh của công ty qua các năm là giảm xuống, nguồn vốn kinh doanh giảm xuống là do khoản vay ngắn hạn giảm, điều này chứng tỏ công ty đang hoạt động có hiệu quả trả được nợ vay nâng cao tính tự chủ của mình, bên cạnh đó trong năm 2007 công ty tiến hành thanh lý một số máy móc thiết bị mà không tiến hành đầu tư thêm máy móc thiết bị mới, ngoài ra hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn của công ty trong năm 2008 giảm đi so với năm 2007, chính vì điều này nó đã làm cho nguồn vốn kinh doanh qua các năm đều giảm đi.

Tổng vốn chủ sở hữu bình quân năm 2007 giảm so với năm 2006 là 590.818.980 tương ứng 4,7%, tổng vốn chủ sở hữu năm 2008 giảm so với năm 2007 là 672.785.160đ tương ứng 6%, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân là 5,2%. Như vậy vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm giảm đi. Vốn chủ sở hữu giảm đi là do trong năm 2007 dịch cúm gia cầm tái phát và xẩy ra tràn lan khắp mọi nơi chính vì vậy một số cổ đông trong công ty cảm thấy lo ngại cho nên đã tiến hành rút vốn ra khỏi công ty, tuy nhiên mức giảm này không đáng lo ngại lắm vì ngành gia cầm đang dần được phục hồi trở lại.

Tổng số lao động tăng bình quân 7,5%, số lao động của công ty tăng lên có nghĩa là nhu cầu về lao động của công ty tăng vì vậy công ty đã tiến hành tuyển thêm lao động, cụ thể tổng số lao động năm 2007 tăng so với năm 2006 là 9 người. Bên cạnh đó thu nhập bình quân tăng 8,4%, ta nhận thấy công ty quan tâm đến cán bộ công nhân viên nhiều hơn làm cho đời sống của họ ngày càng được cải thiện, cụ

thể năm 2007 thu nhập bình quân tăng 107.781đ so với năm 2006, năm 2008 thu nhập bình quân tăng 169.039đ so với năm 2007.

Bên cạnh việc cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên, công ty còn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, cụ thể nộp ngân sách nhà nước năm 2007 tăng

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm (Trang 35 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)