Những vấn đề chung

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm (Trang 57 - 99)

2.2.3.1 Đặc điểm sản phẩm:

Do đây là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh con giống nên sản phẩm của công ty mang những đặc thù riêng biệt, sản phẩm là những con giống cho nên sau khi sản xuất không thể để lâu được, công tác bảo quản cũng khó khăn, khâu vận chuyển đem tiêu thụ cũng rất phức tạp chính vì vậy sau khi sản xuất sản phẩm cần được tiêu thụ nhanh, tránh tình trạng để lâu sẽ làm tăng chi phí sản xuất, cụ thể là làm tăng giá thành sản xuất.

2.2.3.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Trong công ty, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là tập hợp chi phí sản xuất riêng cho bán thành phẩm trứng gà và thành phẩm gà con giống.

2.2.3.3 Đối tượng tính giá thành:

Đối tượng tính giá thành tại công ty được xác định chính là từng bán thành phẩm riêng biệt (trứng gà) và thành phẩm (gà con giống) vì để có được một gà con giống thì công ty cần phải có trứng gà, giá thành của một gà con giống bằng giá thành của một quả trứng cộng thêm chi phí cho việc ấp trứng.

2.2.3.4 Kỳ tính giá thành:

Kỳ tính giá thành tại công ty là theo tháng. Cuối mỗi tháng sau khi tổng hợp được chi phí phát sinh trong kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành của sản phẩm hoàn thành.

2.2.4 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.2.4.1 Nội dung:

a. Phân loại nguyên vật liệu:

Công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh gà con giống nên nguyên vật liệu sử dụng tại công ty chỉ bao gồm:

 Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành thực thể chính của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính tại công ty là thức ăn chăn nuôi.

 Nguyên vật liệu phụ: là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm, mà nó có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật. Nguyên vật liệu phụ tại công ty là thuốc thú y.

b. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp K.K.T.X, giúp cho việc theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu trên sổ kế toán.

c. Phương pháp tính giá nhập kho, xuất kho:

Đối với khâu nhập kho, công ty áp dụng phương pháp tính giá nhập kho theo nguyên tắc giá gốc.

Giá nhập

kho

= Giá mua chưa có thuế GTGT +

Thuế không được hoàn lại +

Chi phí liên quan đến quá trình

Đối với xuất kho, giá xuất kho áp dụng theo phương pháp bình quân cố định được tính vào cuối tháng.

Đơn giá bình quân =

Giá trị NVL đầu tháng + Giá trị NVL nhập trong tháng

Số lượng NVL đầu tháng + Số lượng NVL nhập trong tháng Giá trị

NVL xuất kho

= Số lượng NVL xuất trong tháng x Đơn giá bình quân

2.2.4.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

a.Chứng từ, sổ sách sử dụng:

 Phiếu yêu cầu cấp vật tư:

Do các bộ phận có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, thiết bị dụng cụ hoặc mua mới dụng cụ, tài sản hoặc bổ sung nguyên vật liệu thì bộ phận có nhu cầu viết phiếu yêu cầu cấp vật tư.

 Phiếu xuất kho:

Do kế toán vật tư viết phiếu xuất kho, kế toán vật tư theo dõi số lượng và giá trị vật tư, công cụ dụng cụ xuất dùng, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

 Sổ nhật ký chung.

 Sổ chi tiết các tài khoản liên quan.  Sổ cái các tài khoản liên quan.

b. Tài khoản sử dụng:

Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty được theo dõi trên tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

TK 621 “Trứng”: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho bán thành phẩm trứng.

– Giải thích lưu đồ:

Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, bộ phận chăn nuôi con giống bố mẹ tiến hành viết phiếu yêu cầu cấp vật tư trình lên giám đốc phê duyệt. Phiếu yêu cầu cấp vật tư sau khi đã được giám đốc phê duyệt, chuyển sang cho kế toán vật tư và thủ kho xem xét đối chiếu với lượng vật tư tồn trong kho.

Sau khi đối chiếu thấy lượng vật tư trong kho đáp ứng đủ yêu cầu, kế toán vật tư tiến hành viết phiếu xuất kho gồm 3 liên căn cứ vào số lượng thực tế trên phiếu yêu cầu cấp vật tư và kiểm tra ký người lập, trình giám đốc và kế toán trưởng phê duyệt, sau khi giám đốc và kế toán trưởng phê duyệt chuyển đến cho thủ kho. Thủ kho tiến hành giao vật tư cho người nhận vật tư cùng liên thứ 3 của phiếu xuất kho, liên thứ nhất phiếu xuất kho lưu tại cuốn, căn cứ vào liên thứ 2 thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho theo dõi về mặt số lượng.

Định kỳ thủ kho giao lại liên 2 cho kế toán vật tư, kế toán vật tư ghi số tiền lên phiếu xuất kho, căn cứ vào đó vào sổ chi tiết vật tư theo dõi cả về số lượng và giá trị, ghi vào sổ chi tiết chi phí để tiến hành công việc tính giá thành sản phẩm, rồi giao lại liên 2 cho kế toán tổng hợp, kế toán tổng hợp căn cứ vào phiếu xuất kho ghi vào sổ nhật ký chung. Và cuối cùng dựa vào sổ nhật ký chung kế toán tổng hợp lên sổ cái tài khoản vật tư, 621. Phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan được lưu tại phòng kế toán theo thứ tự ngày trong vòng 10 năm.

d. Định khoản kế toán:

Căn cứ vào phiếu xuất kho 125 ngày 1/10/2008 xuất thức ăn chăn nuôi cho bộ phận chăn nuôi con giống bố mẹ kế toán định khoản:

Nợ 621 “Trứng” 58.015.200 Có 1521 58.015.200

Căn cứ vào phiếu xuất kho 127 ngày 5/10/2008 xuất thuốc thú y tiêm cho con giống bố mẹ kế toán định khoản:

Nợ 621 “Trứng” 2.400.000 Có 1522 2.400.000

Căn cứ vào phiếu xuất kho 130 ngày 6/10/2008 xuất thức ăn chăn nuôi cho bộ phận chăn nuôi con giống bố mẹ kế toán định khoản:

Nợ 621 “Trứng” 46.412.160 Có 1521 46.412.160

Căn cứ vào phiếu xuất kho số 137 ngày 10/10/2008 xuất thức ăn chăn nuôi cho bộ phận chăn nuôi con giống bố mẹ.

Nợ 621 “Trứng” 46.412.160 Có 1521 46.412.160

Căn cứ vào phiếu xuất kho số 138 ngày 14/10/2008 xuất thức ăn chăn nuôi cho bộ phận chăn nuôi con giống bố mẹ.

Nợ 621 “Trứng” 69.618.240 Có 1521 69.618.240

Căn cứ vào phiếu xuất kho số 143 ngày 20/10/2008 xuất thức ăn chăn nuôi con giống bố mẹ kế toán định khoản:

Nợ 621 “Trứng” 127.633.440 Có 1521 127.633.440 e. Sơ đồ chữ T: 1521 621 “Trứng” 348.091.200 1522 2.400.000

Sơđồ 2.6: Sơđồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

f. Chứng từ, sổ sách minh hoạ:

Công ty CP đầu tư phát triển và XNK gia cầm

Nhà A1, ngõ 102 đường Trường Chinh – Đống Đa Hà Nội.

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 14 tháng 10 năm 2008

Số 138 Nợ 621: 69.618.240

Có 152: 69.618.240 Họ và tên người nhận: Lê Văn Thọ

Đơn vị : Bộ phận chăn nuôi con giống bố mẹ. Lý do xuất: Xuất thức ăn để chăn nuôi con giống.

Số lượng STT Tên vật tư, hàng hoá Đơn vị

Yêu cầu Thực xuất

Đơn giá Thành tiền

1 Thức ăn cho gà Kg 8.280 8.280 8.408 69.618.240

Tổng cộng Kg 8.280 8.280 8.408 69.618.240 Bằng chữ: Sáu mươi chín triệu sáu trăm mười tám nghìn hai trăm bốn mươi đồng chẵn.

Người nhận Thủ kho Kế toán vật tư Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Công ty CP đầu tư phát triển và XNK gia cầm

Nhà A1, ngõ 102 đường Trường Chinh – Đống Đa Hà Nội.

SỔ CÁI – TK 621

“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

Tháng 10/2008

Chứng từ Số phát sinh

Số Ngày Diễn giải TK đối

ứng Nợ Có SDĐK 125 1/10 Xuất NVL chính 152 58.015.200 127 5/10 Xuất NVL phụ 152 2.400.000 130 6/10 Xuất NVL chính 152 46.412.160 137 10/10 Xuất NVL chính 152 46.412.160 138 14/10 Xuất NVL chính 152 69.618.240 143 20/10 Xuất NVL chính 152 127.633.440 Kết chuyển CPNVLTT 154 350.491.200 Cộng phát sinh 350.491.200 350.491.200 SDCK

Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

g. Nhận xét:

Công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty được quản lý chặt chẽ ngay từ khâu ban đầu, cụ thể khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu thì bộ phận có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu viết giấy yêu cầu cấp vật tư trình giám đốc phê duyệt, sau đó phải có sự đối chiếu giữa thủ kho và kế toán vật tư xem lượng nguyên vật liệu trong kho có đáp ứng được yêu cầu hay không mới tiến hành xuất nguyên vật liệu. Trên phiếu xuất kho ghi rõ người nhận hàng là ai,thuộc bộ phận nào, lý do xuất kho là gì, chính vì vậy sẽ kiểm soát được chi phí chặt chẽ hơn, và hạch toán chi phí nguyên vật liệu được dễ dàng hơn. Phương pháp tính giá xuất kho của công ty áp dụng theo phương pháp bình quân gia quyền thực hiện một lần vào cuối tháng như vậy sẽ dễ dàng hơn cho kế toán, chủng loại nguyên vật liệu trong kho cũng ít, giá nguyên vật liệu cũng ít biến động do vậy áp dụng phương pháp tính giá xuất kho như vậy đỡ mất nhiều thời gian, tuy nhiên nó lại không phù hợp đối với loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hệ thống sổ sách, chứng từ sử dụng tại công ty theo mẫu và phù hợp với hình thức kế toán mà công ty đã áp dụng.

2.2.5 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:2.2.5.1 Nội dung: 2.2.5.1 Nội dung:

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ ở doanh nghiệp và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ do công ty chịu và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, bên cạnh đó còn bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ quản lý tại khu sản xuất chăn nuôi.

Tổng quỹ lương của công ty được tính theo công thức sau:  Quỹ lương = ( DT –  CP) x Tỷ lệ chia lương.

Trong đó:

 DT : Tổng doanh thu.

 CP : Tổng chi phí không lương.

Tỉ lệ chia lương hàng năm do công ty quy định. Ví dụ như năm 2008 vừa qua tỷ lệ chia lương của công ty là: 26%.

Chi phí không lương bao gồm:  Chi phí nguyên vật liệu chính.  Chi phí nguyên vật liệu phụ.  Chi phí dụng cụ sản xuất.

 Chi phí khấu hao tài sản cố định.  Chi phí dịch vụ mua ngoài.  Giá vốn của hàng hoá mua ngoài.

Do đặc điểm sản xuất của công ty nên hiện nay công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho cán bộ công nhân viên.

Cách tính lương như sau:

850.000 x (HSLi +  HSPCi ) x ngày công i

TLi =

26 Trong đó:

850.000 : Mức lương tối thiểu của công ty. TLi : Tiền lương của người thứ i. HSLi : Hệ số lương của người thứ i.  HSPCi : Tổng hệ số phụ cấp người thứ i. Ngày công i : Ngày công của người thứ i.

Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.

Các khoản trích theo lương

Công ty tính vào chi phí Trừ vào lương công nhân viên

BHXH 15% x Lương cơ bản 5% x Lương cơ bản BHYT 2% x Lương cơ bản 1% x Lương cơ bản

KPCĐ 2% x Lương thực tế

Sau đây em xin trình bày cách tính lương của công nhân Đặng Văn Chiến – Trưởng bộ phận chăn nuôi con giống bố mẹ.

TL = 850.000 x ( HSL + PCCV ) * 26/26 PCCV : phụ cấp chức vụ. TL = 850.000 x ( 2,67 + 0,2) x 26/26 = 2.439.500 đ

2.2.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

a. Chứng từ, sổ sách sử dụng:

 Bảng chấm công: Do bộ phận trực tiếp sử dụng lao động lập.  Bảng thanh toán lương: Do kế toán tiền lương lập căn cứ vào bảng

chấm công của bộ phận trực tiếp sử dụng lao động gửi lên.

 Bảng phân bổ lương: Do kế toán tiền lương lập căn cứ vào bảng thanh toán lương.

 Bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ.  Nhật ký chung.

 Sổ chi tiết các tài khoản.  Sổ cái các tài khoản liên quan.

b. Tài khoản sử dụng:

Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.

TK 622 “Trứng” CPNCTT cho bán thành phẩm trứng. TK 622 “GG” CPNCTT cho gà con giống bố mẹ.

–Giải thích lưu đồ:

Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công do bộ phận chăn nuôi con giống bố mẹ và bộ phận ấp trứng cung cấp, kế toán tiền lương tiến hành tính lương, tính BHXH, BHYT, KPCĐ căn cứ trên danh sách cán bộ công nhân viên tham gia đóng BHXH, BHYT, sau đó lập các bảng thanh toán lương ký người lập trình giám đốc và kế toán trưởng phê duyệt, sau khi giám đốc và kế toán trưởng phê duyệt, bảng thanh toán lương được chuyển lại cho kế toán tiền lương, kế toán tiền lương căn cứ vào đó lập bảng phân bổ lương, bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ và ký người lập rồi chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt.

Bảng phân bổ lương, phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ sau khi kế toán trưởng ký duyêt được chuyển đến cho kế toán thành phẩm tiến hành vào sổ chi tiết chi phí để thực hiện công tác tính giá thành sản phẩm, cuối cùng chuyển bảng phân bổ lương, phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho kế toán tổng hợp, kế toán tổng hợp ghi vào sổ nhật ký chung, từ sổ nhật ký chung kế toán tổng hợp ghi sổ cái tài khoản 622, 334, 338. Các chứng từ liên quan đến kế toán tiền lương được lưu tại phòng kế toán theo thứ tự ngày trong vòng 10 năm.

d. Định khoản kế toán:

Khi tính ra tiền lương phải trả và các khoản phụ cấp có tính chất lương cho công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng 10/2008 kế toán định khoản:

Nợ 622 “Trứng” 42.116.463. Nợ 622 “GG” 38.846.734

Có 334 80.963.197

Khi tính BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, kế toán định khoản: Nợ 622 “Trứng” 842.329 Nợ 622 “GG” 776.935 Có 3382 1.619.264 Nợ 622 “Trứng” 4.950.412 Nợ 622 “GG” 4.830.918 Có 3383 9.781.330

Nợ 622 “Trứng” 662.321 Nợ 622 “GG” 641.919 Có 3384 1.304.240 e. Sơ đồ chữ T: 334 622 “Trứng” 80.963.197 42.116.463 842.329 4.950.412 662.321 3382 1.619.264 622 “GG” 3383 38.846.734 9.781.330 776.935 4.830.918 3384 1.304.240 641.919

f. Chứng từ, sổ sách minh hoạ:

Công ty CP đầu tư phát triển và XBK gia cầm

Nhà A1, ngõ 102 đường Trường Chinh – Đống Đa Hà Nội.

SỔ CHI TIẾT – TK 622

“Chi phí nhân công trực tiếp cho Trứng gà”

Tháng 10/2008 Ghi nợ TK 622 Diễn giải TK đối ứng Số tiền Lương BHXH BHYT KPCĐ SDĐK Lương công

nhân chăn nuôi 334 42.116.463 42.116.463 BHXH tính vào giá thành 3383 4.950.412 4.950.412 BHYT tính vào giá thành 3384 662.321 662.321

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xuất nhập khẩu gia cầm (Trang 57 - 99)