1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013

76 3,1K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN : LỚP : TRỊNH THỊ THUỲ LINH LÊ VŨ KHÁNH LINH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG A K11 Hải Phòng, năm 2014 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3 1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3 1.1.1 Khái niệm 3 1.1.2 Đặc điểm 4 1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 1.1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang phát triển 7 1.2 Tổng quan về thu hút FDI 8 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI 8 1.2.3 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước ASEAN 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2013 13 2.1 Sơ lược thực trạng thu hút vốn FDI tại Việt Nam 13 2.2 Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2011-2013 15 2.2.1 Theo quy mô đầu tư 15 2.2.2 Theo hình thức FDI thực hiện ở Việt Nam 19 2.2.3 Theo ngành kinh tế 24 2.2.4 Theo cơ cấu vùng 32 2.2.5 Theo cơ cấu đối tác đầu tư 44 2.3 Đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2011-2013 52 2.3.1 Ưu điểm 52 2.3.2 Hạn chế, nguyên nhân 53 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG THU HÚT VỐN FDI TẠI VIỆT NAM. 55 3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển 55 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020 55 3.1.2 Định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI đến năm 2020 62 3.2 Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 62 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 DANH MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT FDI: SX: DN: DV: NN: XH: KHCN: WTO: GDP: GNP: ĐTNN: Đầu tư trực tiếp nước ngoài Sản xuất Doanh nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp Xã hội Khoa học công nghệ Tổ chức thương mại thế giới Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm quốc dân Đầu tư nước ngoài LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong nhiều thập kỉ qua, thế giới đang diễn ra sự bùng nổ mạnh mẽ qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cả về quy mô và chất lượng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những xu hướng nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện nay, đưa nền kinh tế của các quốc gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hoá. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã xuất hiện ở Việt Nam, như một tất yếu của sự phát triển, đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế từ 7%-10% hằng năm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao trình độ cán bộ quản lí cũng như chất lượng đội ngũ lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật, … Những thành tựu về kinh tế Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt từ gian đoạn 2006-2010 khẳng định sự đóng góp không nhỏ của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như sự cần thiết phải phân tích, nghiên cứu, dự báo tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong những năm tiếp theo. Với kế hoạch kinh tế 5 năm 2011- 2015 của Đảng và Nhà nước, những thuận lợi bước đầu và kết quả khả quan của tình hình FDI trong giai đoạn 2011-2013 là một trong những yếu tố đánh giá chính xác và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế cũng như hoàn thành mức chỉ tiêu đã đề ra trong nửa cuối của giai đoạn 2014-2015. Do đó, để giúp có cái nhìn trực quan hơn về hiệu quả của FDI với nền kinh tế, chúng em đã chọn đề tài :"Thực trạng hoạt động thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2011-2013" cho nghiên cứu khoa học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). - Làm rõ thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2013 để chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của hoạt động này. - Đề xuất các biện pháp tăng thu hút nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2014-2015, tầm nhìn đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam từ năm 2011 đến 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh - Phương pháp biểu đồ 5. Kết cấu bài nghiên cứu khoa học Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài nghiên cứu khoa học bao gồm: Chương 1: Tổng quan về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2013 Chương 3: Một số biện pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2014-2015, tầm nhìn đến năm 2020. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1.1.1 Khái niệm • Nguyên nhân hình thành: Đầu tư nước ngoài xuất hiện từ thời tiền tư bản, khi đó các công ty của Anh, Pháp, Hà Lan… đầu tư vào châu Á để khai thác tài nguyên thiên nhiên cho các công ty của chính quốc. Đến thể kỷ 19, khi nền công nghiệp phát triển, quá trình tích tụ tập trung tư bản phát triển nhanh chóng, việc đầu tư trong nước không còn mang lại nhiều lợi nhuận vì lợi thế so sánh không có nữa, để tăng lợi nhuận các nước tư bản đầu tư vào các nước lạc hậu hơn vì yếu tố sản xuất rẻ nên lợi nhuận cao. Do vậy, sự dư thừa tích tụ tư bản trong nước và sự chênh lệch tích tụ tư bản trên thế giới dẫn đến tất yếu có một luồng vốn chảy từ các nước dư thừa tư bản sang các nước thiếu tư bản. Luồng vốn tư bản này có lợi cho cả nước xuất khẩu tư bản và nước nhập khẩu tư bản. Các công ty tư bản lớn cần nguồn nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên ổn định, giá rẻ cho sản xuất. Điều đó giúp cho họ vừa có lợi nhuận cao vừa giữ được vị trí độc quyền. Bên cạnh đó, các nước cần vốn đầu tư cũng rất cần vốn để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các nước tư bản phát triển lại muốn đầu tư vào nước nào đó phải có điều kiện như cơ sở hạ tầng đủ để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất và một số ngành phụ trợ để phục vụ cho sản xuất đời sống. Còn những nước lạc hậu thì khi đầu tư vào đó họ phải dành một phần cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ để phục vụ yêu cầu sản xuất và đời sống. Vì vậy mà vào đầu thế kỷ 19, luồng vốn đầu tư có xu hướng chảy vào các nước phát triển. Do nền kinh tế tư bản phát triển có tình chu kỳ, sau mỗi chu kỳ kinh tế nền kinh tế các nước công nghiệp lại rơi vào khung hoảng, khi vượt qua vào giai đoạn này và tiếp tục phát triển thì họ phải đổi mới tư bản cố định. Đầu tư ra nước ngoài là giải pháp tốt nhất để các nước công nghiệp phát triển có thể chuyển may móc và thiết bị cần thay thế sang các nước kém phát triển và thu hối chi phí không nhỏ bù đăp cho mua sắm may móc mới. Ngày này khi khoa học phát triển mạnh, chu kỳ kinh doanh ngày càng ngắn thì yêu cầu đổi mới càng cấp bạch, vì thế các nước phát triển phải luôn tìm cho mình một thị trường để tiêu thụ công nghệ lạc hậu đó. Bên cạnh đó, các nước tiếp 3 nhận đầu tư, đặc biệt là những nước mới giành độc lập, bắt tay vào phát triển kinh tế rất cần một lượng tư bản lớn để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Do đó, đầu tư ra nước ngoài là lựa chọn tốt nhất cho cả nước phát triển và nước đang phát triển. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa khiến các nước trên thế giới có những thay đổi: các nước công nghiệp có xu hướng tăng thuế gia trị gia tăng, thuế thu nhập…, các nước đang phát triển thì dùng các hàng rào bảo hộ chặt để bảo vệ hàng hóa trong nước, nhưng để tranh thủ nguồn vốn nước ngoài, họ phải có những ưu đãi lớn cho những nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ra đời, giúp các doanh nghiệp nước ngoài tránh được hàng rào thuế quan và bảo hộ của các nước đang phát triển. • Khái niệm: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau về FDI: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Ngoài ra, còn có cách hiểu khác về FDI như sau: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại." 1.1.2 Đặc điểm - Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ mà theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. - Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia theo tỉ lệ này. 4 - Thu nhập mà chủ đầu tư thu được thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. - Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế, hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư. - FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. 1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài a) Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Enterprise with 100% foreign capital) - Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập ở Việt Nam được hợp tác với nhau và/hoặc nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới tại Việt Nam. - Vốn pháp định: tối thiểu 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% và phải được cơ quan Nhà Nước cấp giấy phép đầu tư chấp thuận. b) Doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (Join venture enterprise) - Là hình thức đầu tư mà một doanh nghiệp mới được thành lập trên cơ sở góp vốn của 2 bên hoặc nhiều bên Việt Nam và nước ngoài. - Vốn pháp định: tối thiểu 30% vốn đầu tư, bên nước ngoài đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định. Đối với các dự án xây dựng, công trình kết cấu hạ tầng tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, các dự án đầu tư vào vùng núi, vùng sâu vùng xa, 5 [...]... biến tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2013 được biểu diễn trong các biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1: Tình hình thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài) Biểu đồ 2.2: Tình hình dự án FDI tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài) Nhìn chung giai đoạn 2011 - 2013 đã có nhiều sự thay đổi trong việc thu hút nguồn vốn FDI Trong bối... đã mở con đường lớn cho FDI, góp phần tạo nên làn sóng mới cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trở thành nguồn động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế nước ta 2.2 Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 201 1- 2013 2.2.1 Theo quy mô đầu tư 16 Năm 2010, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nguồn vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh, tuy nhiên, trong giai đoạn 201 1- 2013 lại có những biến chuyển... trường chính trị ổn định 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 201 1- 2013 2.1 Sơ lược thực trạng thu hút vốn FDI tại Việt Nam Hơn 20 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh tế nước ta có nhiều đổi mới Sản phẩm của các doanh nghiệp FDI với nhiều mẫu mã và chất lượng cao, phần đưa về chính quốc để hoàn chỉnh, phần xuất khẩu, phần bổ sung vào quỹ hàng hóa xã hội của nước ta... khăn, lượng vốn FDI vẫn có những bước tiến ấn tượng Điều đó cho thấy các nhà đầu tư đặt niềm tin lớn vào nền kinh tế Việt Nam 2.2.2 Theo hình thức FDI thực hiện ở Việt Nam Năm 2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế mà lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam giảm mạnh Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ các hình thức đầu tư FDI, ta có thể thấy một số điểm nổi bật Bảng 2.2: Tình hình thu hút FDI năm 2011 theo hình... của bệnh nhân, nhưng sự đầu tư nước ngoài vào ngành này cũng không mấy khả quan Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ đầu tư FDI cấp mới vào Việt Nam năm 2012 30 Đến năm 2013, cùng với xu thế dòng vốn FDI hướng vào các nước Đông Nam Á, sự thay đổi của lượng vốn FDI vào Việt Nam cũng thay đổi trên cơ cấu của các ngành Bảng 2.7: Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam theo ngành năm 2013 T T Ngành 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12... quy mô nhỏ Có thể nói vào thời điểm mà bong bóng bất động sản chưa vỡ, lượng vốn FDI rất dồi dào ở ngành kinh doanh bất động sản Năm 2011, đã có 22 dự án kinh doanh bất động sản cấp mới ở Việt Nam với số vốn FDI đăng ký cấp mới là 741,63 triệu USD, chiếm 6% tổng lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam Điều đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài cũng tìm thấy nhiều cơ hội ở thị trường Việt Nam, một đất nước sắp... không đánh thu số lợi nhuận gửi về nước của các công ty này; lại thêm những bất cập như hiện tượng chuyển giá, có thể sẽ khiến Việt Nam thất thoát một lượng GNP rất lớn Biểu đồ 2.3: Tình hình vốn FDI đầu tư vào doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài giai đoạn 2011 - 2013 (Đơn vị: Triệu USD) 22 Biểu đồ 2.4: Tình hình đầu tư vốn FDI bình quân cấp mới và vốn FDI tăng thêm vào doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài... tin vào việc đầu tư tại Việt Nam Khắc phục được những hạn chế đó, năm 2013 có thể gọi là một dấu ấn thành công đáng kể về việc thu hút FDI vào ngành này Trái lại, dù được xếp thứ 3, nhưng lượng vốn FDI đầu tư vào Kinh doanh bất động sản lại cho thấy sự trì trệ Năm 2013, lượng vốn cấp mới chỉ đạt 756, 53 triệu USD, tức là giảm 44,19% so với năm 2012 Tổng lượng vốn FDI đầu tư vào kinh doanh bất động. .. Thành tích thu hút FDI của Việt Nam trong năm 2013 chính là việc hoàn thành chỉ tiêu thu hút 11 tỷ USD chỉ trong 9 tháng đầu năm Bước sang năm 2014, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam đạt ngưỡng 14 tỷ USD Số dự án cấp mới trong năm 2013 tăng thêm 9 dự án, mức tăng vẫn đều đặn so với năm 2012 Tuy nhiên, số lượt dự án tăng vốn lại có xu hướng giảm, từ 548 lượt dự án năm 2012 xuống chỉ còn 472 dự án năm 2013, giảm... sách, tạo điều kiện thu n lợi cũng như quảng bá để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mạnh dạn hơn vào Việt Nam Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ thu hút FDI theo ngành vào Việt Nam năm 2011 27 Đến năm 2012, tỷ trọng vốn FDI đầu tư vào các ngành tiếp tục có những chuyện dịch cơ cấu mạnh mẽ Bảng 2.6: Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam theo ngành năm 2012 (Tính từ 01/01/2012 đến 15/12/2012) TT Số dự án cấp mới Ngành KD bất ðộng . 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 201 1- 2013 13 2.1 Sơ lược thực trạng thu hút vốn FDI tại Việt Nam 13 2.2 Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 201 1- 2013 15 2.2.1. của Việt Nam trong giai đoạn 201 1- 2013 để chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của hoạt động này. - Đề xuất các biện pháp tăng thu hút nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 201 4-2 015,. PHÒNG KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN : LỚP : TRỊNH THỊ THU LINH LÊ

Ngày đăng: 13/08/2014, 07:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tình hình tăng trưởng FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2013 - thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.1 Tình hình tăng trưởng FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2013 (Trang 21)
Bảng 2.3: Tình hình thu hút FDI năm 2012 theo hình thức đầu tư - thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.3 Tình hình thu hút FDI năm 2012 theo hình thức đầu tư (Trang 24)
Bảng 2.4: Tình hình thu hút FDI năm 2013 theo hình thức đầu tư - thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.4 Tình hình thu hút FDI năm 2013 theo hình thức đầu tư (Trang 25)
Nhìn chung trong giai đoạn 2011 - 2013, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài  vào Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên  doanh. - thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013
h ìn chung trong giai đoạn 2011 - 2013, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh (Trang 25)
Bảng 2.6: Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam theo ngành năm 2012 (Tính từ 01/01/2012 đến 15/12/2012) - thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.6 Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam theo ngành năm 2012 (Tính từ 01/01/2012 đến 15/12/2012) (Trang 32)
Bảng 2.7: Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam theo ngành năm 2013 - thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.7 Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam theo ngành năm 2013 (Trang 35)
Bảng 2.8: Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam theo vùng năm 2011 - thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.8 Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam theo vùng năm 2011 (Trang 39)
Bảng 2.9: Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam theo vùng năm 2012 - thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.9 Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam theo vùng năm 2012 (Trang 41)
Bảng 2.10: Tình hình thu hút FDI theo vùng năm 2013 - thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.10 Tình hình thu hút FDI theo vùng năm 2013 (Trang 42)
Bảng 2.11: Top 10 địa phương thu hút vốn FDI nhiều nhất năm 2011 - thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.11 Top 10 địa phương thu hút vốn FDI nhiều nhất năm 2011 (Trang 44)
Bảng 2.12: Top 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất năm 2012 - thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.12 Top 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất năm 2012 (Trang 47)
Bảng 2.13: Top 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất năm 2013 - thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.13 Top 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất năm 2013 (Trang 48)
Bảng 2.14: Danh sách các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2011 - thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.14 Danh sách các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2011 (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w