Dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đem lại nhiều hiệu quả kinh tế, cho thấy nhiều mặt tắch cực của chắnh sách xã hội cũng như đường lối của Đảng, của Nhà nước, nhưng vẫn còn nhiều mặt trái còn tồn tại.
Thứ nhất, mặc dù lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam rất lớn, nhưng phần lớn lượng vốn FDI lại dùng để thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài xâm nhập thị trường Việt Nam để tận dụng nhân công giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Điều đó làm cho chi phắ sản xuất của họ khá thấp, nhưng Việt Nam lại quy định mức thuế thu nhập thấp và nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Cụ thể như:
- Các dự án đýợc áp dụng mức thuế suất 20% trong thời hạn 10 nãm kể từ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đýợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 1 nãm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 2 nãm tiếp theo.
- Các dự án đýợc áp dụng mức thuế suất 15% trong thời hạn 12 nãm kể từ khi hoạt động sản xuất kinh doanh, đýợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 nãm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và đýợc giảm 50% trong 3 nãm tiếp theo.
- Các dự án áp dụng mức thuế suất 10% trong thời hạn 15 nãm kể từ khi có hoạt động sản xuất kinh doanh, đýợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 nãm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 4 nãm tiếp theo.
- Các dự án trồng rừng, xây dựng kết cấu hạ tầng tại miền núi, hải đảo và các dự án khác đặc biệt khuyến khắch đầu tý đýợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 8 nãm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
Bên cạnh đó, nhiều bất cập trong việc thu thuế như hiện tượng chuyển giá, gian lận, trốn thuế, và Nhà nước không đánh thuế phần thu nhập chuyển về nước của các nhà đầu tư nước ngoài, khiến Việt Nam thất thoát một lượng vốn lớn hàng năm.
Thứ hai, hầu hết các dự án đầu tư FDI vào Việt Nam là đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến. Một phần vốn FDI đầu tư vào các ngành dịch vụ như phân phối, bán
lẻ, kinh doanh bất động sản. Những ngành này sử dụng nhiều lao động, nhiều tài nguyên và cũng gây không ắt các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều quỹ đất cho ngành công nghiệp cũng là một yếu tố góp phần đẩy ngành nông nghiệp đi xuống. Ngành nông nghiệp hầu như không có vốn FDI hỗ trợ, khiến người nông dân càng khổ sở hơn. Các ngành như Y tế, Giáo dục vẫn chưa tìm được nguồn vốn FDI đủ để có thể phát triển theo kịp sự phát triển của xã hội.
Thứ ba, các nhà đầu tư thường tập trung đầu tư vào hai vùng kinh tế lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, ắt đầu tư đến các vùng như vùng Tây Nguyên, Duyên hải và miền Trung, vùng hải đảo. Sự phân bổ không đồng đều lượng vốn FDI giữa các ngành, giữa các vùng tạo nên một làn sóng di cư, gây ra mất cân bằng về cơ sở hạ tầng, kinh tế - văn hóa và an ninh. Bên cạnh đó, sự đầu tư không đồng đều cho thấy Nhà Nước chưa có chắnh sách để thúc đẩy thu hút FDI tại các vùng kinh tế khác.
Thứ tư, trong giai đoạn 2011 - 2013, rất nhiều nhà đầu tư đã tìm thấy cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đến từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, lượng vốn đến từ các nước châu Âu tuy nhiều nhưng lượng vốn của mỗi nước đầu tư vào Việt Nam nhỏ. Việc thành lập quá nhiều công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam khiến tình trạng cạnh tranh rất khốc liệt, điều này khiến các doanh nghiệp trong nước rất khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.
Thứ năm, việc thu hút vốn FDI, thành lập các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2013 đã nảy sinh ra nhiều bất cập. Đằng sau sự tăng trưởng GDP là ô nhiễm môi trường, là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài với các doanh nghiệp nội, là sự khai thác tài nguyên quá mức, sự vắng bóng công nghệ xanh, sau đó là đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách không bền vững, là sự phân hóa giàu nghèo đang gia tăng, là sự phân bố dân cư không đồng đều, dẫn đến những vấn đề về cơ sở hạ tầng, về chăm sóc sức khỏe,Ầ Để tăng trưởng, Việt Nam có đang mất nhiều hơn được?
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG THU HÚT VỐN FDI TẠI VIỆT NAM
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển