1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

nghiên cứu thánh phần sâu hại khoai lang

8 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 348,01 KB

Nội dung

Bài viết dưới đây đề cập tới thành phần sâu bệnh hại khoai lang và 02 kỹ thuật mới trong phòng chống bọ hà, loài gây hại chủ yếu trên cây khoai lang.. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thu thập t

Trang 1

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU HẠI KHOAI LANG VÀ KỸ THUẬT MỚI

PHÒNG NGỪA BỌ HÀ HẠI KHOAI LANG (CYLAS FORMICARIUS F.)

INSECT PEST COMPOSITION ON SWEET POTATO AND NEW TECHNOLOGY

PREVENTING SWEET POTATO WEEVIL (CYLAS FORMICARIUS F.)

Nguyễn Văn Đĩnh

Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

Abstract

During 1997-1998 and 2002 observation on insect pest composition on sweet potato and experiment for development new technologies in prevention of sweet potato weevil

Cylas formicarius, the most important pest was conducted in Thanhhoa, Hanoi, Hatay

and Bacgiang provinces

In the study region, there were 29 insect and mite pest species attacking sweet potato

Among them Cylas formicarius, Omphisia anastomasalis, Agrius convolvuli and Serica orientalis were common species

Males of the sweet potato weevil were strongly trapped by sex pheromone Tula absoluta traps in the fields The result showed that the damage percentage of roots were less in the distance lower than 100 m from the trap

The results demonstrated that the cover materials such as dry powder of soil and sand

at 3 - 5 cm thick could very well prevent sweet potato weevil attack

Key word: insect pest, sweet potato weevil, sex pheromone, dry soil powder, sand, IPM

Trang 2

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Khoai lang là cây lương thực quan trọng đối với một số vùng ở nước ta, diện tích chung của cả nước là 254,3 nghìn ha và năng suất trung bình 63,4 tạ/ha (Tổng Cục thống kê, 2002) Với ưu thế tạo ra sinh khối lớn trong thời gian ngắn và các bộ phận của cây đều được sử dụng, cây khoai lang

đã và đang được chú ý thâm canh Cũng như các cây trồng khác khi thâm canh quá mức, tình hình sâu bệnh hại trở nên ngày một quan trọng và quản lý được chúng là chìa khóa thúc đẩy sản xuất phát triển và có sản phẩm an toàn Trong sản xuất khoai lang nhìn chung vấn đề sâu bệnh không lớn Mặc dù vây, ở một số nơi như Thăng Bình (Quảng Nam) người dân đã phải tiến hành phun thuốc trừ sâu 2 - 4 lần trong 1 vụ khoai lang

Nhiều nơi, đặc biệt ở các vùng khô hạn miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

củ khoai lang bị bọ hà gây hại rất nặng, nhất là trong các vụ hè thu tỷ lệ củ bị hại có thể lên đến 30 – 50%, thậm chí 100% Các nghiên cứu chỉ ra rằng bọ hà có thể phòng trừ được bằng các biện pháp như trồng dây ngọn, giữ nước đủ ẩm, vun luống tránh để luống bị nứt nẻ khi củ phình to, luân canh, dọn sạch tàn dư cây vụ trước và rắc thuốc basudin vào cổ dây sau trồng 40 ngày (Nguyễn Văn Toản và CTV, 1997) Nguyễn Văn Đĩnh và Nguyễn Thị Kim Oanh, 2001) chứng minh rằng có thể

sử dụng nấm Beauveria bassiana nhân theo qui trình thủ công lây nhiễm trên bọ hà trưởng thành

đực thả chúng ra ngoài tự nhiên, chúng là nguồn lây nhiễm tự nhiên đối với quần thể bọ hà

Bài viết dưới đây đề cập tới thành phần sâu bệnh hại khoai lang và 02 kỹ thuật mới trong phòng chống bọ hà, loài gây hại chủ yếu trên cây khoai lang

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thu thập thành phần sâu và nhện hại khoai lang được tiến hành theo phương pháp điều tra tự

do tại các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Tây và Bắc Giang

- Nghiên cứu về 2 kỹ thuật mới trong phòng chống bọ hà là sử dụng pheromone và vật liệu che phủ khoai lang tươi trong bảo quản:

+ Pheromone Tula absoluta được Trung tâm khoai tây quốc tế cung cấp là những viên cao su hình trụ được đặt cách nhau 50 m trên ruộng khoai lang sau trồng 30 ngày cho đến khi thu hoạch Chỉ tiêu theo dõi tại thời điểm thu hoạch: tỷ lệ hại trung bình của dây gốc, của củ và chỉ số hại của củ tại các điểm: Trung tâm 3 bẫy, trung điểm 2 bẫy, tại chân bẫy, cách bẫy 25 m, 50 m và 100 m về phía ngoài

+ 6 loại vật liệu che phủ khoai lang tươi khi bảo quản là 75% bột đất vàng và 25% cát (A), cát khô (B), bột đất phù sa (C), bột đất vàng (D), lá xoan khô và đối chứng để trần Các loại vật liệu như cát và bột đất được phủ theo các độ dầy từ 1 cm – 5 cm Riêng lá xoan khô chỉ phủ dầy 5 cm Mỗi công thức 3 lần nhắc lại Mỗi 1 ô là 3 kg khoai lang mới thu hoạch Tổng số là

75 ô được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) trong 1 phòng rộng 28 m2 Sau khi phủ vật liệu thì thả 3000 bọ hà trưởng thành vào phòng Thí nghiệm kết thúc sau 60 ngày thả

bọ hà

Trang 3

- Điều tra theo dõi và các thí nghiệm được tiến hành vào các năm 1997-1998 và 2002

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1 Thành phần sâu hại khoai lang

Kết quả điều tra thu thập sâu hại khoai lang tại các điểm nghiên cứu ở Đồng bằng Bắc Bộ được ghi trong bảng 1

Qua bảng 1 cho thấy thành phần côn trùng và nhện hại khoai lang là không nhiều Chúng gồm

29 loài Những loài sâu hại khá phổ biến gồm có bọ hà (Cylas formicarius), sâu đục dây (Omphisia

anastomasalis), sâu sa (Agrius convolvuli) và bọ hung Serica orientalis Bọ hà là loại gây hại quan

trọng nhất trên tất cả các vùng trồng khoai lang ở Việt Nam, đặc biệt ở những vùng đất thịt thường xuyên bị khô hạn Chúng không chỉ gây hại ngoài đồng mà quan trọng hơn còn tiếp tục gây hại củ

khoai lang trong thời gian bảo quản

Bọ hà Cylas formicarius, trưởng thành như con kiến vống dài 1,6-185 mm, màu xanh lục bóng

Râu con đực đốt thứ 10 hình ống còn con cái hình chùy Chúng gặm thủng củ và dây tạo thành các

lỗ đục to bằng đầu tăm, đẻ trứng vào trong đó Sâu non nở ra đục xuống củ rồi đục vào trong củ ăn thịt củ và thải phân trên đường đục Cắt chỗ bị bọ hà hại sau thời gian ngắn có màu xanh đen và mùi hắc rất khó chịu

Cùng với bọ hà, sâu đục dây Omphisia anastomasalis cũng là loài khá phổ biến trên các vùng

trồng khoai, nhất là các tỉnh miền Trung Tuy nhiên cho đến nay chưa ghi nhận tác hại của chúng

đến năng suất củ Các loài sâu hại khác như sâu sa Agrius convolvuli và bọ hung Serica orientalis ở

các tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đôi khi xuất hiện cục bộ với mật độ cao Nhóm côn trùng sống trong đất hại khoai lang gồm 8 loài, giống như kết quả của Nguyễn Đức Khiêm (1996)

Bảng 1 Thành phần sâu và nhện hại khoai lang thường gặp

Mức độ phổ biến

Trang 4

13 Dế dũi Gryllotalpa orientalis B Gryllotalpidae Orthoptera +

Ghi chú: +: rất ít gặp (số lần bắt gặp < 5%); ++: It gặp (số lần bắt gặp 5-20%)

++: Phổ biến (số lần bắt gặp >20%)

Nhóm nhện nhỏ hại khoai lang gồm 4 loài là Nhện hình củ cà rốt Eriophyes sp., nhện trắng

Polyphagotarsonemus latus B., nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus B và T mariane M Nhìn

chung tác hại của nhóm dịch hại mới ghi nhận này là không đáng kể

Về bệnh hại, theo Đỗ Tấn Dũng và Nguyễn Văn Đĩnh (1997) trên cây khoai lang có 10 loại

bệnh và bệnh ghẻ Sphaceloma batatas gây hại nặng trên thân lá, làm cho cây dị hình, thân dựng

đứng, thường gây hại khá nặng trong các tháng mùa hè nóng ẩm

Tóm lại, trên cây khoai lang bọ hà là dịch hại quan trong nhất

Kết quả thu thập mẫu vật trên ruộng khoai lang và nhân nuôi trong phòng thí nghiệm đã xác định thành phần thiên địch sâu hại khoai lang thường gặp gồm 15 loài côn trùng bắt mồi, 9 loài côn trùng ký sinh (Hà Quang Hùng, 1997) Theo dõi trên đồng ruộng của chúng tôi thấy các loài bắt

mồi phổ biến là Coccinella transversalis, Menochilus sexmaculatus, Ophinea indica, Paederus

fuseipes Hai loài ong ký sinh phổ biến là Trichogramma chilonis ký sinh trứng sâu sa, sâu khoang,

sâu cuốn lá , sâu đo hại khoai lang và Apanteles flavipes, ký sinh sâu non sâu cuốn lá và sâu khoang Nấm Beauveria bassiana ký sinh phổ biến trên bọ hà trưởng thành trong các tháng xuân hè

2 Kỹ thuật mới phòng ngừa bọ hà khoai lang

2.1 Bẫy dẫn dụ giới tính pheromone

Trang 5

Sử dụng bẫy pheromone là một trong những biện pháp quan trọng trong quản lý tổng hợp bọ hà

đã bước đầu được nông dân nhận xét là có hiệu quả

Bẫy có khả năng dẫn dụ bọ hà rất cao (trung bình 213 con/ngày/bẫy)

Hình 2 cho thấy vị trí càng xa nơi đặt bẫy, tỷ lệ dây gốc bị hại và tỷ lệ củ bị hại càng tăng Tâm của 3 bẫy và cách bẫy 25-50 m tỷ lệ hại là thấp nhất Bình quân chung, tỷ lệ hại trong khoảng cách dưới 100m so với vị trí đặt bẫy không khác nhau nhiều Nhưng trên 100 m tỉ lệ này cao hơn rõ rệt

Hình 2 Tỷ lệ hại (%) trung bình của dây (Fd), của củ (Fc) và chỉ số hại của củ (C)

tại các công thức thí nghiệm

Ghi chú:

Bẫy đặt trên cánh đồng; đặt 3 bẫy trên theo hình tam giác cân, bẫy nọ cách bẫy kia 50 m

CT1: Tại tâm điểm O của 3 bẫy; CT2: Tại mỗi trung điểm của 2 bẫy; CT3: Tại ngay chân bẫy; CT4: Cách bẫy 25 m về phía ngoài; CT5: Cách bẫy 50m về phía ngoài; CT6: Cách bẫy 100m về phía ngoài

2.2 Bảo quản khoai lang tươi bằng bột đất

Sau khi thu hoạch ngoài đồng về, củ khoai lang không được dùng hết ngay mà thường được cất giữ để sử dụng lâu dài hoặc để bán vào giai đoạn sau khi thu hoạch rộ 1,5 - 2 tháng sẽ được giá hơn nhiều so với thời điểm thu hoạch rộ Những củ khoai sau thu hoạch không còn được che chắn bởi tầng đất bao phủ nữa nên bọ hà trưởng thành tập trung bay đến phá hại và quan trọng hơn đẻ trứng trên đó, sâu non nở ra gây hại Khi nghiên cứu đặc tính sinh học của bọ hà, chúng tôi quan tâm đến tập tính di chuyển để ăn thêm và ghép đôi, sinh sản của bọ hà trưởng thành sau khi chui ra khỏi củ Nếu ngăn chặn được sự tiếp xúc trực tiếp này thì sẽ hạn chế được sự xâm nhập và gây hại của bọ

hà vào củ khoai lang ở thời kỳ sau thu hoạch Nông dân ở một số vùng Nghệ An, Hà Tĩnh có kinh nghiệm phủ lá xoan phơi tái lên đống khoai sẽ giảm được tỷ lệ củ bị hại Nguyễn Văn Toản và CTV (1997) đã thử nghiệm 5 loại vật liệu che phủ khoai lang tươi là cát khô, lá xoan khô, lá xoan tươi, lá bạch đàn khô, lá cúc tần khô trong bảo quản khoai lang tươi nhằm ngăn ngừa sự tấn công gây hại của bọ hà và cho rằng cát khô có tác dụng tốt

Trang 6

Thí nghiệm của chúng tôi với 6 công thức đã chứng minh cát khô, đất bột, đất bột đỏ vàng và 75% đất bột vàng với 25% cát là những loại vật liệu dễ kiếm ở các địa phương đều cho kết quả ngăn ngừa

bọ hà hại rất tốt, nếu so với lá xoan khô và đối chứng (bảng 2) Ngoài ra bảng 2 cũng chỉ ra rằng độ dầy của các vật liệu trên còn ảnh hưởng tới tỷ lệ củ bị hại chẳng hạn khi phủ dầy 3 - 5 cm tỷ lệ củ bị hại thấp hơn hẳn

Kết quả thí nghiệm cho thấy rõ ràng là khi đưa khoai vào bảo quản đã có một số củ bị nhiễm bọ

hà Ngoài ra nếu lớp đất phủ mỏng 1 - 3 cm và đất không thật mịn, trưởng thành bọ hà vẫn có thể chui xuống đẻ trứng lên củ khoai được

Bảng 2 Tỷ lệ củ bị hại (%) sau 60 ngày bảo quản

Vật liệu che phủ

Độ dày che phủ

Ghi chú:

A - 75% đất bột vàng và 25% cát; B Cát

C Bột đất phù sa C Bột đất đỏ vàng

+ Trong cột cùng chữ là không khác nhau đáng kể tại mức ≤ 5%

+ Tại các công thức lá xoan khô phủ dày 5 cm và đối chứng để khoai trần tỷ lệ củ bị hại tương ứng là 45,4 % và 100%

Kết quả chứng minh che phủ bằng đất bột hoặc cát tỷ lệ củ bị hại trong 60 ngày bảo quản là không đáng kể trong khi khoai để trần bị hại tới 100% Ngoài ra, tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên nếu được che phủ cũng giảm 1 - 2% so với đối chứng

Thực nghiệm chuyển giao đối với 5 hộ nông dân tại Chương Mỹ (Hà Tây) được trình bày tại bảng 3

Bảng 3 cho thấy tại tất cả các công thức thí nghiệm (TN) phủ đất bột đỏ vàng tỷ lệ củ bị bọ hại hại bằng 0 Chỉ có 1 hộ có tỷ lệ 13,52 % do khi đưa củ khoai vào chưa lựa chọn kỹ củ Khi thảo luận với các hộ những vấn đề cần quan tâm là cần thu hoạch trong những ngày nắng ráo để tránh khoai bị thối, loại trừ được một nguyên nhân quan trọng cũng như dễ lựa chọn củ khoai sạch không

bị bọ hà gặm hại và chuẩn bị đất bột khô trước khi thu hoạch

Việc bảo quản khoai lang tươi chỉ có thể thực hiện khi có lãi Muốn vậy ngoài việc ngăn ngừa

Trang 7

không để bọ hà gây hại (phủ bằng đất bột đỏ vàng chẳng hạn) nhưng giá bán tại chợ có vai trò quyết định đến việc kéo dài hay rút ngắn thời gian bảo quản

Bảng 3 Kết quả bảo quản khoai lang tươi tại 5 hộ ở Chương Mỹ, Hà Tây năm 1999

Tỷ lệ hao hụt (%) do Chủ hộ Công

thức

Khối lượng khi bảo quản (kg)

Khối lượng sau bảo quản (kg)

Khối lượng hao hụt (kg) Bọ hà Thối Khác

Ô Nùng Đ/C

TN

50

50

37,4 38,2

12,6 11,8

100

0

0 29,58

0 70,42

Tại một số vùng trồng khoai lang như Chương Mỹ (Hà Tây), Hiệp hòa (Bắc Giang) trong một

số năm, lãi cao nhất là giai đoạn sau thu hoạch rộ 45 ngày Nếu chọn lựa củ kỹ, phủ bằng đất bột sau 45 ngày tỷ lệ lãi đạt cao nhất (hơn đối chứng 61,3%), sau đó tỷ lệ lãi giảm dần Ngoài ra, sau bảo quản 60 ngày có hiện tượng khoai lên mầm

4 KẾT LUẬN

- Thành phần sâu hại và nhện hại khoai lang gồm 29 loài, trong đó bọ hà Cylas formicarius là

loài gây hại quan trọng nhất

- Để phòng chống bọ hà cần áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) Các kỹ thuật mới như phủ bằng bột đất và cát khô là những vật liệu dễ kiếm ở địa phương với độ dầy 3 - 5 cm

có thể ngăn ngừa hoàn toàn bọ hà xâm nhập gây hại khoai lang tươi trong bảo quản

- Pheromone có tác dụng thu hút mạnh bọ hà đực Bẫy pheromone phát huy hiệu quả tốt trong bán kính dưới 100 m

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đỗ Tấn Dũng, Nguyễn Văn Đĩnh 1998 Thành phần bệnh hại khoai lang ở miền Bắc Việt Nam Tạp chí BVTV: 42-44

2 Nguyen Van Dinh and Nguyen Thi Kim Oanh 2001 Preliminary results of using Beauveria

Trang 8

bassiana for control of Sweet Potato Weevil (Cylas formicarius) in Vietnam In: Development of

New Bio-Agents for alternative Farming Systems Tokyo University of Agriculture March, 2001: 76-84

3 Hà Quang Hùng, 1997 Kẻ thù tự nhiên (côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi) sâu hại khoai lang và khả năng sử dụng chúng Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp

1995-1996:68-70

4 Nguyễn Đức Khiêm 1996 Côn trùng sống trong đất hại khoai lang Tạp chí BVTV 6/1996:15-17

5 Nguyễn Văn Toản, Nguyễn Văn Đĩnh và Nguyễn Bích Thuỷ 1997 Kết quả bước đầu sử

dụng vật liệu ngăn ngừa bọ hà (Cylas farmicarius) trong bảo quản khoai lang tươi Tạp chí BVTV

1/1997: 26-28

6 Tổng cục thống kê 2002 Niên giám thống kê NXB Thống kê

Ngày đăng: 11/08/2014, 18:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Thành phần sâu và nhện hại khoai lang thường gặp. - nghiên cứu thánh phần sâu hại khoai lang
Bảng 1. Thành phần sâu và nhện hại khoai lang thường gặp (Trang 3)
Hình 2 cho thấy vị trí càng xa nơi đặt bẫy, tỷ lệ dây gốc bị hại và tỷ lệ củ bị hại càng tăng - nghiên cứu thánh phần sâu hại khoai lang
Hình 2 cho thấy vị trí càng xa nơi đặt bẫy, tỷ lệ dây gốc bị hại và tỷ lệ củ bị hại càng tăng (Trang 5)
Bảng 2. Tỷ lệ củ bị hại  (%) sau 60 ngày bảo quản. - nghiên cứu thánh phần sâu hại khoai lang
Bảng 2. Tỷ lệ củ bị hại (%) sau 60 ngày bảo quản (Trang 6)
Bảng 3. Kết quả bảo quản khoai lang tươi tại 5 hộ ở Chương Mỹ, Hà Tây năm 1999. - nghiên cứu thánh phần sâu hại khoai lang
Bảng 3. Kết quả bảo quản khoai lang tươi tại 5 hộ ở Chương Mỹ, Hà Tây năm 1999 (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w