Một số sâu hại mía I. Bọ hung hại gốc mía 1. Phát sinh và gây hại : Sâu phát sinh 1 đợt trong năm, thường phát sinh gây hại nặng vào mùa xuân, hè (tháng 4-5). Vòng đời sâu: trưởng thành 315 ngày, trứng 14 ngày, sâu non 112 ngày, nhộng 18 ngày. Mỗi con cái đẻ 25 trứng. Sâu non và trưởng thành phá hại gốc và mầm mía phần dưới đốt; đặc biệt mía lưu gốc, làm cây khô héo, chết. 2. Phòng trừ : - Trước khi trồng dùng Kayazinon 10G (Basudin 10H, Diazinon 10H) 20-30kg/ha hoặc Padan4G: 30kg/ha sau đó đặt hom lấp đất. Nơi có nhiều bọ hung: trước khi vun gốc lần 1 rải thêm thuốc vào gốc mía rồi vun đất. Hiệu lực của thuốc giữ được thời gian dài có tác dụng kiêm trừ bọ trĩ. - Luân canh với cây trồng khác hay cho nước vào ngâm 2-3 ngày. - Dùng thuốc : Diaphos; Pyrinex; Sherzol; Padan. II.Bọ trĩ 1- Phát sinh và gây hại : Bọ trĩ ẩn nấp bên trong lá ngọn để hút chất dịch. Lá bị hại nặng có màu vàng hoặc đỏ và không xòe ra được rổi khô chết. Bọ trĩ phát sinh mạnh vào thời kỳ khô hạn và do khô hạn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của mía như lá ngọn tỏa ra chậm thì càng lợi cho bọ trĩ gây hại. 2- Phòng trừ : Tăng cường chăm sóc để cây phát triển tốt. 3- Tên thuốc : Dùng thuốc Ofatox 400EC, Sumithion 50EC, Supracid 40ND hoặc Bassa 50 EC pha với nước nồng độ 0,1- 0,15% để phun, mỗi hecta dùng 1-1,5 lít. III. Rệp bông trắng 1. Phát sinh và gây hại Rệp phát sinh và gây hại suốt cả năm, nhưng mạnh nhất vào tháng 9- 11. Rệp trưởng thành có cánh sống 7-10 ngày, rệp con 30-40 ngày; rệp trưởng thành không cánh sống được 30-60 ngày, rệp con 15-30 ngày. Rệp con mới đẻ ra đã có thể bò đi và tụ tập dọc hai bên lá mía và chích hút chất dịch trong lá mía. Rệp thải ra những giọt mật, tạo điều kiện cho bệnh muội đen phát triển. Cây mía bị rệp bông trắng gây hại sinh trưởng kém, độ đường giảm, bị hại nặng trữ đường không còn đáng kể. Hom giống lấy từ ruộng mía bị rệp bông trắng mầm mọc kém và yếu, mía gốc mọc chậm, mất khoáng nhiều. 2. Phòng trừ Thường xuyên kiểm tra, nếu thấy có rệp tổ chức trừ diệt dứt điểm ngay không để lây lan. Bón đạm sớm, cân đối N, P, K. Làm sạch cỏ, bóc và cắt lá già để ruộng mía thông thoáng. • Tên thuốc : Dùng thuốc : Trebon 10EC, Supracid 40EC, Bi58 40%, Ofatox 400EC pha với nước nồng độ 0,1- 015%, mỗi hecta 1- 1,5 lít thuốc. Do mình rệp phủ lớp xơ trắng và chạm thuốc rệp rơi xuống đất mà chưa chết hẳn, vì thế phải phun thuốc ướt đẫm khắp mặt lá, phun thật kỹ, tập trung những nơi có ổ rệp. IV. Rệp sáp 1. Phát sinh và gây hại : Trong một năm phát sinh 6-7 đợt, sản sinh đơn tính. Vòng đời sâu: trứng 2-3 ngày, sâu non 20-30 ngày, trưởng thành 1-2 tháng. Mỗi con cái đẻ 200 trứng. Rệp trưởng thành ít di động. Rệp non bám vào đốt mía phía trong bẹ lá để hút chất dinh dưỡng. Rệp bài tiết ra chất đường nên tạo điều kiện cho bệnh muội và nhiều loại kiến ăn mật cùng cộng sinh với rệp và giúp rệp phát tán. 2. Phòng trừ : Chọn hom sạch rệp, bóc bẹ lá và ngâm nước vôi trước khi trồng. Tránh trồng xen kẽ các vụ mía. Rệp phát sinh nhiều thì bóc lá và dùng tay xoa để giết rệp 3. Tên thuốc : Dùng thuốc Supracid 40ND pha với nước, nồng độ 0,1- 0,15% phun ướt đẫm đều khắp thân, lá. V. Sâu đục thân mình vàng Phát sinh và gây hại Phòng trừ Tên thuốc Trong một năm sâu phát sinh 7-8 đợt. Vòng đời : trứng 4-6 ngày, sâu non 20-22 ngày, nhộng 9-10 ngày. Bướm cái đẻ bình quân 173 trứng/con. Sâu non hoạt bát, gây hại chủ yếu trong thời kỳ mía mầm, sâu non đục vào mầm ở dưới mặt đất, làm nõn bị héo và chết. Trồng giống mía nhiễm sâu nhẹ. Cắt bỏ cây mầm bị sâu. Dùng thuốc: Kayazinon 10G (Basudin 10G, Diazinon10H) 20-30 kg/ha hoặc Padan hạt 4G: 30kg/ rải vào rãnh mía trước khi đặt hom hoặc rải vào luống sát gốc mía trước khi vun. Khi sâu non phát sinh, dùng thuốc pha với nước phun lên cây như: thuốc Padan 95SP với lượng 0,8 kg/ha, Supracid 40ND: 0,8 lít/ha, Ofatox 400EC hay Sumithion 50EC : 1-1,5 lít/ha. VI. Sâu đục thân 4 vạch Phát sinh và gây hại Phòng trừ Tên thuốc Mỗi năm phát sinh 6 đợt. Vòng đời sâu: trứng 5-7 ngày, sâu non 20-26 ngày, nhộng 7-12 ngày, trưởng thành 3-7 ngày. Một bướm cái đẻ từ 8- 11 ổ trứng, mỗi ổ khoảng 200 quả. Sâu non cũng hại mầm nhưng hại mía cây là chính. Sâu chui vào nách lá rồi đục vào thân tạo thành hang ngách ảnh hưởng đến sự vận chuyển nhựa và làm mía dễ gẫy ngang thân khi có gió. Đường đục cũng tạo cho nấm bệnh thối đỏ xâm nhập. Trồng giống mía nhiễm sâu nhẹ. Thả ong mắt đỏ ký sinh trứng. Dùng thuốc : Padan 95SP : 0,8kg/ha, Ofatox400EC: 1- 1,2 lít/ha Sumithion50EC : 1- 1,2 lít/ha hoặc Supracid40ND : 0,8 lít/ha pha với nước để phun. VII. Sâu đục thân mình trắng (bướm trắng) Phát sinh và gây hại Phòng trừ Tên thuốc Mỗi năm phát sinh 6 đợt. Vòng đời sâu: trứng 7-15 ngày, sâu non 31-61 ngày, nhộng 12-18 ngày, trưởng thành 3-13 ngày. Sâu phá hoại mía cây, đặc biệt là ở đốt ngọn. Sâu non đục từ ngọn mía xuống dưới ăn, điểm sinh trưởng làm cho ngọn mía bị héo, lá xung quanh ngọn mía xòa ra không bình thường, các mầm nhánh đâm ra thành hình ngọn chồi. Trồng các giống mía nhiễm sâu nhẹ. Khu ruộng bị sâu hại nặng thì chú ý làm sạch cỏ. Ngắt ổ trứng sâu và cắt những ngọn bị hại. Dùng thuốc Basudin 50ND : 1-1,5 lít/ha, Supracid 40ND : 0,8- 1 lít/ha. Padan 95SP.Ofatox 400EC và Sumithion : 1-1,5 lít/ha pha với nước để phun trừ sâu, bướm(mình) trắng kiêm trừ rệp xơ trắng. VII. Sâu đục thân mình hồng (cú mèo) Phát sinh và gây hại Phòng trừ Tên thuốc Trong năm sâu phát sinh 5-6 đợt. Vòng đời sâu : trứng 5-6 ngày, sâu non 20-30 ngày, nhộng 8-10 ngày, trưởng thành 5-6 ngày; mùa đông: vòng đời sâu dài hơn. Mỗi bướm cái đẻ khoảng 300 trứng. Sâu non phá hoại mía mầm là chính. Khi mới nở, sâu tập trung và gặm bên trong lá, tuổi 2-3 thì phân tán, từ bẹ lá đục vào ngọn và phá hại điểm sinh trưởng làm cho nõn mía bị héo. Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành. Cắt bỏ ngọn héo. Những cánh đồng mía gần ruộng lúa( khi lúa đã trỗ bông) dùng thuốc: Padan 95SP: 0,8kg/ha. Ofatox 400EC hay Sumithion50EC: 1-1,2lít/ha pha với nước để phun. IX. Sâu đục thân 5 vạch Phát sinh và gây hại Phòng trừ Tên thuốc Sâu phát sinh 5-6 đợt trong năm. Vòng đời sâu: mùa hè: trứng 2-5 ngày, sâu non 18-35 ngày, nhộng từ 7-8 ngày, trưởng thành 4-6 ngày; mùa đông: vòng đời sâu dài hơn, trứng đẻ thành ổ, mỗi ổ có 250- 300 trứng. Sâu non nở ra là phân tán, thường nhả tơ đu đưa rồi nhờ gió chuyển sang những cây mía lân cận. Sâu phá hoại ở thời kỳ vươn dóng cây bị rỗng ruột, ảnh hưởng đến năng suất và hàm lượng đường. Sâu phá hoại nặng trên mía trồng vụ thu đông. Trồng giống mía nhiễm sâu nhẹ. Thả ong mắt đỏ ký sinh trứng sâu non. Cắt bỏ cây mía mầm bị sâu hại. Dùng thuốc phòng trừ như loại sâu đục thân nêu trên. Theo agriviet.com . Trước khi trồng dùng Kayazinon 10G (Basudin 10H, Diazinon 10H) 20-30kg/ha hoặc Padan4G: 30kg/ha sau đó đặt hom lấp đất. Nơi có nhiều bọ hung: trước khi vun gốc lần 1 rải thêm thuốc vào gốc mía. cánh sống được 30-60 ngày, rệp con 15-30 ngày. Rệp con mới đẻ ra đã có thể bò đi và tụ tập dọc hai bên lá mía và chích hút chất dịch trong lá mía. Rệp thải ra những giọt mật, tạo điều kiện cho