quy trình sản xuất vải thiều thanh hà theo hướng vietgap

32 1.6K 9
quy trình sản xuất vải thiều thanh hà theo hướng vietgap

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Khái quát Vải thiều hay còn có tên là quả Lệ Chi, có nguồn gốc từ Trung Quốc do ông Hoàng Văn Cơm ở thôn Thuý Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đem về trồng. Cây vải tổ do ông trồng hiện có độ tuổi khoảng 150 năm. Dân địa phương đã nhân giống từ cây này. Ngày nay, vải thiều được nhân giống sang một số nơi khác trên cả nước như Lục Ngạn - Bắc Giang, Chí Linh - Hải Dương và nhiều địa phương khác Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Quả thu hoạch từ các cây vải trồng trong khu vực này thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây). Hiện tại, ở Việt Nam thì chỉ có 2 huyện trồng nhiều vải nhất đó là Huyện Thanh Hà - Hải Dương (nguồn ngốc trồng cây vải thiều đầu tiên ở Việt Nam), và Huyện Lục Ngạn - Bắc Giang. Tuy sản lượng ở Lục Ngạn Bắc Giang nhiều hơn, nhưng vải ở Thanh Hà quả vẫn to, ngọt và giá bán tại gốc cao hơn 1.2 Đặc điểm thực vật học Giới (regnum) Plantae Bộ (ordo) Sapindales Họ (familia) Sapindaceae Chi (genus) Litchi Loài (species) L. chinensis Danh pháp Litchi chinensis 2 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Điều kiện tự nhiên Thanh Hà là một huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Hải Dương. Độ cao so với mực nước biển trung bình là 0,6 m, có nhiều sông lớn bao bọc, do vậy có nguồn nước dồi dào vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân cư. Khí hậu ở Thanh Hà mang rõ nét tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Đất ở Thanh Hà được hình thành do sự bồi lắng phù sa của sông Thái Bình, sông Rạng, sông Văn Úc, sông Gùa Đất đai màu mỡ phù hợp với sự sinh trưởng phát triển cây ăn quả, đặc biệt là đặc sản Vải thiều mà các nơi khác không thể có được, được Trung ương Hội làm vườn Việt Nam công nhận là nơi có cây vải thiều đầu tiên ở Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên là 15.892 ha, trong đó đất nông nghiệp 11.278 ha chiếm 71%. Trong đất nông nghiệp có 57% diện tích đất trồng cây ăn quả. 2.2 Giống vải thiều Thanh Hà Giống quả nhỏ, vỏ sần, chín màu đỏ, hạt màu đen tuyền hoặc không hạt, cùi trắng dày ăn rất ngọt, hương vị thơm đặc biệt. Vải ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6. Vải thiều Thanh Hà thường được vận chuyển vào tiêu thụ tại các vùng miền khác như Sài Gòn, Hà Nội Khoảng thời gian thu hoạch vải thiều thường ngắn, khoảng 2 tuần. Vì vậy nên với sản lượng lớn, người ta thường chế biến bằng cách sấy khô, sản phẩm sau đó gọi là vải khô. 2.3. Các giống vải tại Thanh Hà Theo phân loại về thời điểm chín và thu hoạch, vải trồng tại vùng Thanh Hà được phân thành 3 nhóm giống vải chính sau. - Nhóm giống vải chín sớm: 3 Nhóm này bao gồm 2 giống U trứng và Lãng Xuyên, chiếm khoảng 4% diện tích trồng vải: Thời gian quả chín và cho thu hoạch quả cuối tháng 3 đầu tháng 4 (âm lịch). - Nhóm giống vải chín trung bình: Gồm có các giống vải U hồng, U thâm, Tàu lai hoa trắng, Tàu lai hoa đen, Thiều Phú hộ, chiếm 16% diện tích trồng vải. Thơì gian chín và cho thu hoạch trong tháng 4 (âm lịch). - Nhóm giống vải chín muộn - Vải Thiều Nhóm này có duy nhất một giống mà ta vẫn thường được nghe đến: Vải Thiều. Đây là giống vải chính vụ, với diện tích chiếm khoảng 80% diện tích trồng vải toàn huyện. Thời gian chín và cho thu hoạch từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 6 (âm lịch). 2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều năm 2013 2.4.1 Tình hình trong nước Năm 2013, dự kiến với tổng diện tích khoảng 32.000 ha, sản lượng toàn tỉnh ước đạt 140.000 tấn quả tươi. Trong đó, vải sớm khoảng 27.000 tấn (chiếm 20%), vải muộn khoảng 113.000 tấn (chiếm 80%). Thời gian thu hoạch vải thiều dự kiến: vải sớm từ 15/5 đến 10/6, vải chính vụ từ 15/6 đến 15/7/2013. Thị trường tiêu thụ: Tiêu thụ vải thiều tươi tại thị trường lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chiếm khoảng 60% sản lượng. 2.4.2 Tình hình ngoài nước Thị trường xuất khẩu gồm Trung Quốc, Lào, Campuchia, (quả tươi và sấy khô), một số nước Châu Âu (vải thiều chế biến) chiếm khoảng 40% sản lượng. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu truyền thống quan trọng, chủ yếu của vải thiều Bắc Giang, chiếm khoảng 95% tổng sản lượng xuất khẩu, tương ứng khoảng 50.000 tấn; được xuất khẩu theo cả đường chính ngạch và tiểu ngạch (chủ yếu chính ngạch); tập trung qua các cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam, Nà Nưa (tỉnh Lạng Sơn); cửa khẩu Kim Thành và quốc tế Lào Cai (tỉnh Lào Cai) (chủ yếu); cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang), cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) (với số lượng ít). 4 2.4.3 Chế biến xuất khẩu Do giá vải thiều cao, nên chủ yếu bán tiêu thụ vải thiều tươi, lượng vải thiều được chế biến với số lượng nhỏ, khoảng 5 tấn mỗi ngày tại 1 số công ty: Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang, Tổng công ty rau quả và nông sản, Nhà máy chế biến NSTP Thị trường chủ yếu các nước EU. 2.5 Huyện Thanh Hà đưa ra phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất vải thiều năm 2014 Năm 2014, huyện Thanh Hà tiếp tục duy trì diện tích trồng vải khoảng 4.000 ha. Huyện chỉ đạo tập trung chăm sóc, áp dụng quy trình canh tác vải thiều mang chỉ dẫn địa lý Thanh Hà: − Tiếp tục thực hiện dự án sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP tại 2 xã Thanh Khê, Thanh Sơn với quy mô 40 ha; − Mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo VietGAP tại xã Thanh Xá và trên toàn bộ diện tích vải thiều sinh trưởng phát triển tốt trong vùng sản xuất tập trung, mục tiêu mở rộng diện tích vải thiều VietGAP lên 1.000 ha. Huyện cũng chỉ đạo các xã và các hộ nông dân chăm sóc vải theo quy trình canh tác mang chỉ dẫn địa lý Thanh Hà và quy trình VietGAP để nâng cao chất lượng quả vải, giá trị cây vải. Đồng thời tích cực xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ vải, đưa sản phẩm vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGAP ra quảng bá và tiêu thụ trên thị trường. 2.6 5 CHƯƠNG III: NHỮNG QUY ĐỊNH SẢN XUẤT VẢI THIỀU THANH HÀ THEO VIETGAP 3.1 Sơ lược về VietGAP VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Đó là việc áp dụng các biện pháp sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm sạch và an toàn, đặc biệt là các sản phẩm về rau quả tươi. • Quy định sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP phải tuân theo: 1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất 2. Giống và gốc ghép 3. Quản lý đất và giá thể 4. Phân bón và chất phụ gia 5. Nước tưới 6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật) 7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 8. Quản lý và xử lý chất thải 9. An toàn lao động 10. Ghi chép, lưu trử hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm 11. Kiểm tra nội bộ 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại • Lợi ích từ việc áp dụng VietGAP vào trong sản xuất nông nghiệp Trong quá trình tiến lên nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Việt Nam nói chung và của huyện Thanh Hà nói riêng, việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là tất yếu để tạo ra sản phẩm sạch, đáp ứng cho người tiêu dùng trong nước cũng như đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu. 6 VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là chuỗi kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt, bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ và các yếu tố liên quan như: môi trường, chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì, điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động. Việc áp dụng VietGAP vào trong sản xuất nông nghiệp sẽ mang lại những lợi ích sau đây: - Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm nông nghiệp ngon, bổ dưỡng, sạch sẽ và an toàn, đó cũng là mục tiêu chính và là lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP đã khơi dậy và khuyến khích quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng thông minh, đây cũng là động lực chính thúc đẩy nông dân và các nhà cung ứng phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp tốt cho xã hội. - Đối với nông dân và các chủ trang trại: Là những người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng. Áp dụng VietGAP trước tiên bảo vệ an toàn sức khỏe cho chính bản thân họ và tạo cơ hội, biện pháp để nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một khi sản phẩm của họ làm ra được nhiều người tiêu dùng chấp nhận thì lợi nhuận mang lại ngày càng nhiều hơn. Do đó lại càng khuyến khích họ hăng hái đầu tư vào công nghệ và cải tiến phương thức làm việc, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ chung của nền sản xuất. - Lợi ích của doanh nghiệp: Lợi ích của doanh nghiệp gắn liền và tương tự như lợi ích của người sản xuất. Khi đưa ra sản phẩm tốt được nhiều người tiêu dùng chấp nhận sẽ nâng cao uy tín thương hiệu và mang lại nhiều lợi nhuận. An toàn vệ sinh thực phực phẩm là yêu cầu của phát triển đất nước hiện nay cũng như xu thế hòa nhập toàn cầu, do đó mục đích của ngành nông nghiệp là 7 tuyên truyền, nhân rộng các mô hình VietGAP góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp đạt an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị kinh tế và đảm bảo sức khỏe cộng đồng. 3.2 Những quy định sản xuất vải thiều Thanh Hà theo VietGAP 3.2.1 Quy định đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất - Vị trí, vùng sản xuất vải thiều Thanh Hà theo VietGAP phải phù hợp với quy hoạch của tỉnh, huyện. - Vườn vải trồng cách khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện từ 500 m trở lên và đất không bị nhiễm kim loại nặng. Nếu vườn vài không nằm trong quy hoạch vùng sản xuất vải thiều an toàn của tỉnh thì cần phân tích đất, nước trước khi trồng. Toàn bộ hồ sơ về vị trí lô đất và kết quả phân tích đất được lưu giữ tại HTX, nhóm sản xuất hoặc tại hộ gia đình để có thể truy nguyên nguồn gốc theo yêu cầu. - Nếu vùng sản xuất vải thiều Thanh Hà có các nguy cơ ô nhiễm trên mà có thể khắc phục thì phải có cơ sở khoa học chứng minh sự khắc phục nguy cơ ô nhiễm và lưu trong hồ sơ. - Vùng sản xuất vải thiều Thanh Hà có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, Nitrate, thuốc BVTV), sinh học (vi khuẩn Salmonella, E.Coli, Coliform), vật lý (xói mòn đất, ngập úng) cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP. 3.2.2 Quy định về giống và gốc ghép Đối với tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý về giống và gốc ghép. Trong trường hợp phải mua, phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ nguồn gốc về giống và gốc ghép. 3.2.3 Quy định về thiết kế vườn Phải có sơ đồ bố trí lô, vườn và bảng hiệu để phân biệt các lô, vườn vải thiều của hộ, gia đình, HTX. Sơ đồ cần nêu rõ số lượng cây, tuổi cây, phương pháp nhân giống, hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu, hề thống điện, 8 nhà xưởng, kho để vật tư, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ làm vườn, nơi tập kết sản phẩm, phân loại, vệ sinh, đóng gói, bảo quản…. 3.2.4 Qui định về sử dụng hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) - Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động trong sản xuất vải thiều Thanh Hà phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc BVTV và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn. - Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc BVTV và chất điều hòa sinh trưởng cho phù hợp với cây vải thiều, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực BVTV. - Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV trên cây vải thiều. - Sử dụng hóa chất trên vườn vải thiều cần tuân theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách). - Các hỗn hợp hóa chất và thuốc BVTV dùng không hết cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường và đất canh tác vải thiều. - Sau mỗi lần phun, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường. - Kho chứa hóa chất dùng cho vải thiều phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi thoáng mát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn thận. Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào kho. - Không để thuốc BVTV dạng lỏng trên giá phía trên thuốc dạng bột. - Hóa chất dùng cho vải thiều cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi hóa chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc. - Các hóa chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ trong sổ sách theo dõi và lưu trữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của Nhà 9 nước. - Lưu trữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (biểu mẫu đính kèm). - Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hóa chất. Vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của Nhà nước. - Nếu phát hiện dư lượng hóa chất trong quả vải thiều vượt quá mức tối đa cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm, xác định nguyên nhân ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Phải ghi chép cụ thể trong hồ sơ lưu trữ. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong quả vải thiều theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc BVTV. 3.2.5 Quy định về sử dụng nước tưới - Nước tưới cho sản xuất vải thiều Thanh Hà theo VietGAP phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng. - Việc phân tích và đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng cho: tưới, phun thuốc BVTV, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ. - Trường hợp nước của vùng sản xuất vải thiều Thanh Hà không đạt tiêu chuẩn phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ. - Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước thải chưa qua xử lý trong sản xuất. 10 [...]... 3.2.12 Quy định về khiếu nại và giải quy t khiếu nại - Tổ chức và cá nhân sản xuất vải thiều theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu - Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất vải thiều theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quy t theo qui định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quy t vào hồ sơ 16 CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VẢI THIỀU... khách hàng hoặc cơ quan quản lý - Sản phẩm vải thiều sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ - Bao bì, thùng chứa sản phẩm vải thiều cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm vải thiều. .. SX vải thiều + Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động trên vườn vải thiều và nhà xưởng + Sử dụng an toàn các hóa chất, vệ sinh cá nhân - 3.2.10 Quy định ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm Tổ chức và cá nhân sản xuất vải thiều theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về thuốc BVTV, phân bón, bán sản phẩm … - Tổ chức và cá nhân SX vải thiều theo. .. hoạch 5/6 - 25/6 - Giống vải thiều Thanh Hà phải có nguồn gốc rõ ràng, cơ sở nhân giống và sản xuất giống phải được cơ quan nhà nước có thẩm quy n cấp phép - Giống vải thiều Thanh Hà tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý cây giống, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý 19 - Trong trường hợp giống vải thiều Thanh Hà không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ... gói vải thiều phải có lớp chống vỡ Trong trường hợp bóng đèn bị vỡ và rơi xuống sản phẩm vải thiều, phải loại bỏ sản phẩm và làm sạch khu vực đó - Các thiết bị đóng gói, xử lý sản phẩm phải có rào ngăn cách đảm bảo an toàn a Vệ sinh nhà xưởng - Nhà xưởng phải được vệ sinh bằng các loại hóa chất thích hợp theo qui định không gây ô nhiễm lên sản phẩm vải thiều và môi trường - Thường xuyên vệ sinh nhà... canh cây trồng này Mặc dù nhiều năm qua, vải thiều Thanh Hà thường có giá bán thấp nhưng đa số người dân vẫn lưu luyến với cây trồng đặc sản, mong muốn sản phẩm bán được giá, có chất lượng cao Vải thiều Thanh Hà đã có chỉ dẫn địa lý Những khó khăn khi thực hiện tiêu chuẩn VietGAP trên cây vải thiều cũng không ít Tiêu chuẩn VietGAP là một bộ quy trình canh tác nghiêm ngặt mới được áp dụng trong vài năm... năm một lần.Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá; sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất và định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quy n phải được lưu trong hồ sơ - Tổ chức và cá nhân sản xuất vải thiều theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra... dựng nhà xưởng và công trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử lý, đóng gói, bảo quản vải thiều - Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản quả vải thiều phải tách biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp để phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm - Phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nước nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn nước cho vườn vải thiều và nhà xưởng... vải thiều nên được vận chuyển lúc trời mát hoặc buổi tối, tốt nhất trong container lạnh dưới 100C, độ thông khí 20 – 25 m3/giờ - Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm - Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm vải thiều chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm - Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển vải thiều 3.2.8 Quy. .. phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô SP đó và ngừng phân phối Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay đến người tiêu dùng - Điều tra nguyên nhân ô nhiễm vải thiều và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý 3.2.11 Quy định kiểm tra nội bộ - Tổ chức và cá nhân sản xuất vải thiều theo VietGAP phải tiến hành kiểm . thiều đạt tiêu chuẩn VietGAP ra quảng bá và tiêu thụ trên thị trường. 2.6 5 CHƯƠNG III: NHỮNG QUY ĐỊNH SẢN XUẤT VẢI THIỀU THANH HÀ THEO VIETGAP 3.1 Sơ lược về VietGAP VietGAP là chữ viết tắt của. diện tích vải thiều VietGAP lên 1.000 ha. Huyện cũng chỉ đạo các xã và các hộ nông dân chăm sóc vải theo quy trình canh tác mang chỉ dẫn địa lý Thanh Hà và quy trình VietGAP để nâng cao chất lượng quả. hiện dự án sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP tại 2 xã Thanh Khê, Thanh Sơn với quy mô 40 ha; − Mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo VietGAP tại xã Thanh Xá và trên toàn bộ diện tích

Ngày đăng: 11/08/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

    • 1.1 Khái quát

    • 1.2 Đặc điểm thực vật học

    • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

      • 2.1 Điều kiện tự nhiên

      • 2.2 Giống vải thiều Thanh Hà

      • 2.3. Các giống vải tại Thanh Hà

      • 2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều năm 2013

        • 2.4.1 Tình hình trong nước

        • 2.4.2 Tình hình ngoài nước

        • 2.4.3 Chế biến xuất khẩu

        • 2.5 Huyện Thanh Hà đưa ra phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất vải thiều năm 2014

        • CHƯƠNG III: NHỮNG QUY ĐỊNH SẢN XUẤT VẢI THIỀU THANH HÀ THEO VIETGAP

          • 3.1 Sơ lược về VietGAP

          • 3.2 Những quy định sản xuất vải thiều Thanh Hà theo VietGAP

            • 3.2.1 Quy định đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

            • 3.2.2 Quy định về giống và gốc ghép

            • 3.2.3 Quy định về thiết kế vườn

            • 3.2.4 Qui định về sử dụng hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

            • 3.2.5 Quy định về sử dụng nước tưới

            • 3.2.6 Quy định về sử dụng phân bón và chất phụ gia

            • 3.2.7 Quy định về thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

              • 3.2.7.1 Thiết bị, vật tư và đồ chứa

              • 3.2.7.2 Thiết kế và nhà xưởng

              • 3.2.8 Quy định về quản lý và xử lý chất thải

              • 3.2.9 Quy định về người lao động

                • a. An toàn lao động.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan